1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) tình hình mắc bệnh trên chó đến khám tại bệnh xá thú y cộng đồng, khoa chăn nuôi thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên và biện pháp phòng trị

80 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Mắc Bệnh Trên Chó Đến Khám Tại Bệnh Xá Thú Y Cộng Đồng Khoa Chăn Nuôi Thú Y- Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Tác giả Nguyễn Thu Hạnh
Người hướng dẫn TS. Hồ Thị Bích Ngọc
Trường học Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Chuyên ngành Thú y
Thể loại khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 7,57 MB

Cấu trúc

  • Phần 1 MỞ ĐẦU (9)
    • 1.1. Đặt vấn đề (9)
    • 1.2. Mục tiêu và những yêu cầu của đề tài (9)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu (9)
      • 1.2.2. Yêu cầu (10)
  • Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1. Điều kiện cơ sở ở nơi thực tập (11)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (11)
    • 2.2. Mô tả tổng quát về Bệnh xá Thú y cộng đồng (12)
    • 2.3. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu (13)
      • 2.3.1. Các giống chó nuôi phổ biến ở địa phương (13)
      • 2.3.2. Nhóm chó cảnh (14)
      • 2.3.3. Nhóm chó làm việc (16)
    • 2.4. Một số đặc điểm sinh lý của chó và ý nghĩa chẩn đoán (18)
    • 2.5. Một số bệnh phổ biến ở chó (23)
      • 2.5.1. Bệnh đường tiêu hóa (23)
      • 2.5.2. Bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục (29)
      • 2.5.3. Đẻ khó (29)
      • 2.5.4. Viêm bàng quang (30)
      • 2.5.5. Bệnh hệ hô hấp (30)
      • 2.5.6. Bệnh viêm khí quản, phế quản (31)
      • 2.5.7. Bệnh viêm phổi (32)
      • 2.5.8. Bệnh Ký sinh trùng (33)
      • 2.5.9. Bệnh về hệ thần kinh, vận động (34)
  • Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (39)
    • 3.1. Đối tượng (39)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành (39)
    • 3.3. Nội dung thực hiện (39)
    • 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu (39)
      • 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi (39)
      • 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu (39)
  • Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ (44)
    • 4.1. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác tại bệnh xá thú y (44)
    • 4.2. Tình hình tiêm phòng vắc xin cho chó tại bệnh xá thú y (46)
    • 4.3. Tình hình khám chữa bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y (48)
    • 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá (50)
      • 4.4.1. Tình hình chó mắc bệnh ngoài da được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá (50)
      • 4.4.2. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại bệnh xá Thú y (53)
    • 4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hoá ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y (55)
      • 4.5.1. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa (55)
      • 4.5.2. Kết quả điều trị bệnh đường tiêu hoá ở chó (59)
    • 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y (62)
      • 4.6.1. Tình hình mắc bệnh đường hô hấp ở chó được đưa đến bệnh xá thú y 50 4.6.2. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho chó (62)
  • Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (67)
    • 5.1. Kết luận (67)
    • 5.2. Đề nghị (68)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Điều kiện cơ sở ở nơi thực tập

Vị trí địa lý: Bệnh xá Thú y Cộng đồng khoa Chăn nuôi thú – Đai học Nông Lâmthuộc địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía Tây.

- Phía Nam giáp với khu Nuôi trồng thủy sản của Đại học Nông Lâm

- Phía Tây giáp với khoa Chăn nuôi Thú y của Đại học Nông Lâm.

- Phía Bắc giáp với Trại gia cầm của khoa Chăn nuôi Thú y của Đại học Nông Lâm

- Phía Đông giáp với khu hoa viên cây cảnh khoa Chăn nuôi Thú y của Đại học Nông Lâm. Điều kiện khí hậu:

Do cơ sở bệnh xá thú y nằm trong địa phận thành phố Thái Nguyên nên khí hậu đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa của tỉnh Thái Nguyên, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông Nhiệt độ trung bình từ tháng 4 đến tháng 10 là 23 đến 30°C, độ ẩm trung bình từ 76 đến 85%, mưa chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7 và 8, trung bình 160 đến 200mm/tháng Do đặc điểm khí hậu này nên việc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi phải được chú trọng.

Từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh và khô, với nhiệt độ từ 10 đến 25°C và độ ẩm 65 đến 82% Ngoài ra còn có gió mùa Đông Bắc vào mùa Đông mang theo sương giá lạnh ảnh hưởng đến sản xuất và chăn nuôi. Ở thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất là 41,5°C và thấp nhất là 6°C Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai. Điều kiện đất đai

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên là 18.970,48 ha.

- Phía Bắc TP Thái Nguyên giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương.

- Phía Đông TP Thái Nguyên giáp thành phố Sông Công.

- Phía Tây TP Thái Nguyên giáp huyện Đại Từ.

- Phía Nam TP Thái Nguyên giáp thành phố Phổ Yên và huyện Phú Bình Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú

Mô tả tổng quát về Bệnh xá Thú y cộng đồng

Bệnh xá Thú y cộng đồng thuộc khoa Chăn nuôi Thú y được khánh thành xây dựng từ năm 2014.

Từ năm 2014 đến 2015, Bệnh xá thú y chủ yếu hướng đến việc thực hành và thực tập với các sinh viên của khoa chăn nuôi thú y Từ năm 2016 đến nay, phòng khám đảm nhận thêm sứ mệnh mới là khám bệnh, kiểm tra sức khỏe và điều trị bệnh cho thú cưng trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh xung quanh, ngoài ra còn cung cấp thời gian đào tạo, thực tập cho các sinh viên của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Phục vụ giờ thực hành và thực tập cho sinh viên đại học, sau đại học.

- Tư vấn và điều trị bệnh, dịch vụthú y, spa làm đẹp cho thú cưng.

* Cơ cấu tổ chức của bệnh xá:

Bệnh xá là thuộc khoa Chăn nuôi Thú y, trực tiếp do trưởng khoa quản lý và điều hành Cán bộ của bệnh xá gồm 3 người: 1 bác sĩ và 2 nhân viên phục vụ Ngoài cán bộ của bệnh xá trực tiếp làm công tác chẩn đoán và điều trị thì còn có các sinh viên thực tập tốt nghiệp, sinh viên rèn nghề thường xuyên đến bệnh xá để học tập, rèn luyện kỹ năng.

* Cơ sở vật chất: Bệnh xá thú y códiện tích 300m 2 Gồm 9 phòng chức năng:

Phòng bệnh xá trưởng, phòng phục vụ, phòng họp chung, kho vật tư, phòng khám đa khoa, phòng khám và điều trị, phòng chẩn đoán và xét nghiệm, phòng mổ thú y, phòng cho động vật bị bệnh Bệnh xá có thiết bị siêu âm, xét nghiệm máu Có máy móc thiết bị đầy đủđể thực hiện công việc chẩn đoán và chăm sóc bệnh cho vật nuôi, bao gồm máy móc, thiết bị tạo khí dung, kính hiển và nhiều công cụ khác như tủ lạnh, máy sấy, nhiệt kế.

Từ năm 2016, bệnh xá đã cung cấp các dịch vụ spa làm đẹp cho thú cưng như cắt mí, tỉa tai, tắm, cắt tỉa lông, cắt móng, vệ sinh tai, vận chuyển thú cưng và dịch vụ kiểm tra sức khỏe.

Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu

2.3.1 Các giống chó nuôi phổ biến ở địa phương

Một số giống chó địa phương

Giống chó ta hay còn gọi là chó nội địa:

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh và cs (2011) [19] cho biết: Giống chó ta có lịch sử nuôi dưỡng sớm nhất tại Việt Nam, được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách đây 3.000 - 6.000 năm trước công nguyên Do tập quán chăn nuôi tự do của chó ở nước ta nên có những cuộc giao phối tự nhiên giữa các giống chó, và nhiều thế hệ giao phối giữa các giống chó với những đặc điểm ngoại hình rất khác nhau như màu lông.

Giống chó Vàng: Chó vàng là loài vật nuôi được con người thuần hóa và nhân giống cách đây khoảng 3.000 đến 4.000 năm Chúng có kích thước trung bình, nặng khoảng 10 - 18kg, cao 50 - 55cm, chó cái thường nhỏ hơn chó đực Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [21] cho biết: Là giống chó nhanh nhẹn, hoạt bát, thích nghi tốt với ngoại cảnh, ít bị bệnh tật, dễ ăn và bơi lội tốt, chó đực trưởng thành và phối giống lúc 15 - 18 tháng, chó cái đạt sinh sản tốt nhất ở tháng thứ 12 - 14, trung bình 5 con một lứa.

Chó Bắc Hà: Chúng có bộ lông xù và rối kèm theo chiếc bờm rất đẹp, chúng khác với lông trên cơ thể với nhiều màu sắc khác nhau như: màu đen, trắng, xám, hung đỏ, trong đó màu hung đỏ là màu hiếm nhất Do thân hình không cao, vừa phải nên nó được xếp vào loại chó trung bình và có bộ xương sạch sẽ, chắc khỏe Giống chó này mang một bộ lông dày, màu rối và có một chiếc tăm bông xoắn trên đuôi với phần lưng tròn trịa Con đực trưởng thành cao 57 - 65cm, con cái trưởng thành cao 52 - 60cm, nặng 25 – 35kg.

Chó Phú Quốc: Những loài này chúng có xuất xứ từ đảo Phú Quốc - Việt

Nam Chó Phú Quốc có kích thước khá lớn, cao 60 – 65 m, nặng 20 – 25kg, là một trong những giống chó thông minh và trung thành nhất Màu sắc lông như màu vàng, đen, vện, xám hoặc màu lá úa, đường lưng thẳng, trên lưng có một xoáy dài làđặc trưng của giống chó này Do sự thông minh, nhanh nhẹn của chúng, người dân ta thường sử dụng để làm chó đi săn, chó giữ nhà hoặc làm chó bảo vệ.

Các giống chó nhập ngoại

Trích theo Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1992) [8] cho biết: Chó Chihuahua có lông ngắn, đầu trông giống hình giống quả táo, tai lớn, mắt tròn và lồi, mõm ngắn, đuôi mọc ở phần cao, lưng bằng, bốn chân thẳng, chiều cao khoảng 15 - 25cm, nặng từ 1 - 3kg Chihuahua là một loài vật không có khả năng chịu được lạnh và hay bị run lên vì rét Loài này thích nghi với thời tiết ấm áp và thích hợp với việc nuôi ở căn hộ.

Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1992) [8] cho biết: Chó BắcKinh là một loài lâu đời thông minh và mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc Hiện nay giống chó này được lai tạo với nhiều giống chó khác nhau như vớiPoodlle, Phốc Sóc, chó Nhật tạo nên sự đa dạng của giống chó này.Chó Bắc

Kinh có kích thước tương đối nhỏ Chó cái lúc trưởng thành nặng khoảng 2,6kg, chó đực trưởng thành nặng khoảng 3,5kg Chó Bắc kinh có đầu to, mí mắt rộng, mũi ngắn, tẹt, có nhiều nếp nhăn ở trên mõm, khuôn mặt gẫy, đôi mắt đen tròn và sáng Tai thì hình quả tim cụp và buông thõng xuống hai bên, cổ ngắn và dầy, bờm nhiều lông dài và thẳng.

Còn được gọi là giống chó mặt sệ giống chó này có nguồn gốc từ Trung Quốc Loài vật này có thân hình chắc khỏe, phẳng và mảnh mai Thân hình của loài chó này rất cân đối Chó có đặc điểm hình thái là thân hình quả lê, vai rộng hơn hông Chúng có một bộ lông ngắn, mềm, dễ chăm sóc, có màu đen và vàng Đầu của loài này hình tròn, đặc điểm hình ảnh là loài này có mõm vuông và rất ngắn so với chiều dài của hộp sọ với những nếp nhăn sâu trên trán, hơn nữa, chúng có đôi mắt đen tròn và hàm hơi nhô ra phía dưới Đuôi của loài này thẳng hoặc xoắn, trọng lượng trưởng thành 12 tháng đạt 9 kg.

Giống Phốc hươu thuộc giống chó nhỏ, khối lượng khi trưởng thành xấp xỉ 1,5 - 2,05kg Chúng có bộ lông sáng bóng và thân hình cân đối, ngực rộng và bụng hình con chó Các chi trước của loài này thẳng và được đặc trưng bởi các móng guốc treo Bàn chân nhỏ và mềm Mặt của loài này có hình quả xoài giống như mặt của loài nai nên chúng được gọi là chó Phốc Phốc, đặc điểm của loài này là có mõm rất khỏe, hàm răng sắc và khỏe Đôi mắt của loài này có hình bầu dục sẫm màu Tai của loài này có đặc điểm là tai dựng đứng mỏng hoặc có lông tơ, đuôi của loài ngắn khi còn nhỏ Chó Phốc mang nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, màu đen hoặc socola.

Giống chó này có kích thước bằng đồ chơi, khi trưởng thành cao từ 18 -30cm, nặng khoảng 2-3 kg, đầu có hình nêm và rất cân đối Đối với cơ thể, một số có khuôn mặt cáo, một số khác có khuôn mặt búp bê Đôi mắt to màu sẫm, sáng, lanh lợi và thông minh.

Tai của loài này nhỏ, nhọn và dựng trên đầu, đặc trưng bởi những chiếc răng giống như cắt kéo và một chiếc mũi nhỏ để phù hợp với bộ lông của chúng Những chú chó Pom có phần đuôi bồng bềnh trông rất mềm mại và uốn cụp ở phía sau Giống chó này có bộ lông kép dày, lớp lông bên trong ngắn, mềm và dày Lớp lông ở cổ và ngực dài hơn lớp lông trên cơ thể Loài này có thân hình nhỏ nhắn với nhiều màu lông khác nhau như đỏ, cam, kem, trắng, xanh, nâu.

Chó Toy Poodle có đặc điểm là chiều dài cơ thể xấp xỉ chiều cao từ chân đến vai nên thân hình có hình vuông, tròn và đầu nhỏ đặc trưng Mõm, dài, thẳng và các hốc mắt có hình bầu dục, đặt xa nhau Tai dài, thường cụp xuống Chân của loài này thẳng, bàn chân có hình bầu dục khá nhỏ, các ngón chân hình vòng cung và móng thường bị cắt xén Chúng có bộ lông xoăn với những màu sắc rất đa dạng: đen, nâu, vàng, kem.

Chó Becgie xuất phát ở Đức và đến Nhật Bản từ năm 1960 Chó Becgie có ngoại hình tương đối to lớn Chiều dài từ 110 -112cm, Chiều cao 55 - 65cm (đực), dài 62 - 65cm (cái) Cân nặng 28 - 37kg.

Chúng có bộ lông ngắn và mềm, toàn thân và mõm có màu đen sẫm. Đầu, ngực và bốn chân của giống chó này có màu vàng sẫm Đầu hình nêm: mũi lá; tai dương, mắt đen Răng to và hẹp Giao phối khi chó được 24 tháng tuổi, 18 - 20 tháng là chó cái có thể phối giống Chó cái sinh hai con một năm, và mỗi con gồm 4 - 8 con.

Chúng có nguồn gốc từ thị trấn, Rottwell Đức Chúng tuyệt chủng vào năm 1800, và sau đó vào đầu thế kỷ 20, những nỗ lực của nhà lai tạo Stuttgart đã làm cho giống được phổ biến trở lại.

Một số đặc điểm sinh lý của chó và ý nghĩa chẩn đoán

Chó thường được kiểm tra thân nhiệt bằng cách đo thân nhiệt ở trực tràng Theo Vũ Như Quán (2011) [16] cho biết: Ở trạng thái sinh lý bình thường thì chó có thân nhiệt ổn định là khoảng 38 – 39 0 C Theo Hồ Văn Nam

(1997) [12] cho rằng: Trong tình trạng bệnh lý, thân nhiệt có sự thay đổi tùy vào tính chất, mức độ của bệnh và đặc trưng của một số bệnh.

Thân nhiệt còn thay đổi tùy thuộc bởi các yếu tố như tuổi, tính biệt, thân nhiệt sẽ tăng cao khi vận động hay có thai.

Thân nhiệt của chó trưởng thành là 38 - 38,5 0 C, chó con là 38,5 - 39 0 C, mùa Hè có thể tăng lên 0,2 0 C, mùa Đông có thể giảm 0,2 0 C Chó con sơ sinh không thể điều chỉnh nhiệt độ của chúng trong khoảng 35,6 - 36,1°C trong hai tuần đầu tiên Sau đó, trong vòng một tuần, nó sẽ tăng dần lên 37,8°C.

Các trường hợp hạ thân nhiệt ở chó thường bao gồm mất máu, nhiễm lạnh hoặc say một số hóa chất, giảm sinh nhiệt, sốc hoặc nhiễm trùng gây trụy tim mạch, hoặc trong một số trường hợp khác, não úng thủy là do trạng thái thần kinh bị ức chế đáng kể Nhiệt độ tăng cao thường xảy ra khi nhiệt độ môi trường quá cao và các bệnh nhiễm trùng do bức xạ nhiệt, cảm lạnh, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây sốt cao. Ý nghĩa chẩn đoán: Bằng cách kiểm tra nhiệt độ của con chó, bạn có thể xác định xem con vật có bị sốt hay không Nếu nhiệt độ của chó tăng lên đến 1- 2°C, đây được coi là sốt nhẹ Sốt cao xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 2-3°C. Điều này giúp chẩn đoán nguyên nhân, loại, mức độ tiên lượng và đánh giá chất lượng hiệu quả điều trị.

Tần số hô hấp (lần/phút)

Trong lúc con vật yên tĩnh là số lần thở ra, hít vào trong một phút. Phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất trong cơ thể, giống vật nuôi, tuổi, thời tiết, trạng thái sinh lý hoặc trạng thái bệnh lý. Ở điều kiện sinh lý bình thường, những chó con có tần số hô hấp từ 18

- 20 lần/ phút, những chó lớn có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/ phút, những chó nhỏ tần số hô hấp từ 20 - 30 lần/ phút.

Tần số hô hấp phụ thuộc vào:

Nhiệt độ môi trường: Nếu thời tiết quá nóng, chó sẽ thở nhanh để tản nhiệt làm tăng nhịp hô hấp.

Thời gian trong ngày: Chó thở vào ban đêm và buổi sáng hơn là giữa trưa và chiều.

Tuổi tác: Tần số hô hấp càng chậm đối với con vật càng lớn tuổi Ngoài ra những con vật khi có thai hoặc lúc lo lắng cũng làm tần số hô hấp tăng lên. Ý nghĩa chẩn đoán: Trong một tình trạng bệnh lý, những thay đổi về nhịp độ hô hấp được gọi là nhịp thở bệnh lý Nhịp thở tăng lên do các bệnh làm thu hẹp không gian hô hấp của phổi (viêm phổi, lao), mất tính đàn hồi của phổi (khí phế thũng) và các bệnh làm giảm chức năng phổi (căng tức dạ dày, chướng bụng) Sốt cao, thiếu máu trầm trọng, bệnh tim, tình trạng thần kinh hoặc tình trạng cực kỳ đau đớn Tốc độ hô hấp giảm trong các bệnh lý hẹp thanh quản và suy nhược thần kinh Do nhiễm độc, rối loạn chức năng thận, bệnh gan nặng, liệt sau đẻ.

Tần số nhịp tim (tim mạch).

Tần số nhịp tim là số lần tim co bóp trong một phút (lần/phút), vì vậy ta có thể dùng tay, dùng tai hoặc đặt tai nghe vào thành ngực của tim để nghe nhịp tim của mình Khi tim co bóp, máu sẽ được đẩy vào động mạch, làm cho thành động mạch giãn ra và cứng lại Nhờ tính đàn hồi này mà mạch máu tự co lại làm cho động mạch đập cho đến lần co thắt tiếp theo Dựa vào chức năng này, ta có thể tính được rằng nhịp tim bằng với mạch tim đập Các loại gia súc khác nhau có nhịp tim khác nhau, biểu hiện nhịp tim theo độ tuổi, thời gian nhưng nhịp tim của động vật chỉ dao động trong giới hạn nhất định.

Theo Nguyễn Văn Thanh và Đỗ Thị Kim Lành (2009) [18] cho biết: Ở trạng thái sinh lý bình thường: Chó nhỏ 100 - 130 lần/phút, chó lớn 70 - 100 lần/phút. Ở chó và mèo, vị trí tim động ở bên trái của xương sườn thứ 3 và thứ 4,tần số nhịp tim cho biết tốc độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như cơ thể Tần số nhịp tim phụ thuộc vào kích thước, khối lượng, tuổi và giống của con vật Chó con có nhịp tim cao hơn chó lớn tuổi, nhịp tim tăng lên khi chó hoạt động Các rối loạn về máu như thiếu máu, mất máu, suy tim cũng khiến nhịp tim tăng cao. Ý nghĩa chẩn đoán: Bằng cách bắt mạch có thể kiểm tra tình trạng tim và cơ thể Tần số mạch tim tăng bởi các bệnh truyền nhiễm cấp tính, viêm cấp tính, các trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp và các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng Các bệnh do tăng áp lực nội sọ, tăng huyết áp hoặc do nhiễm độc chất độc làm giảm nhịp mạch.

Tuổi thành thục sinh dục và chu kỳ lên giống vật nuôi.

Tuổi thành thục về tính còn phụ thuộc vào giống chó.

Thời gian thành thục của chó là:

Chó đực: 8 - 10 tháng tuổi làxuất tinh đầu tiên của chó đực Mặc dù, việc thụ tinh của chó đực có hiệu quả bắt đầu từ 10 - 15 tháng.

Chó cái: 9 - 15 tháng tuổi tùy theo giống và cá thể, có khi đến 24 tháng. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2015) [20] cho biết: Chu kỳ lên giống ở chó cái thường xảy ra 2 lần trong năm, trung bình 6 - 8 tháng Thời gian động dục từ 12 - 21 ngày, giai đoạn thích hợp giao phối là từ 9 - 13 ngày sau khi có biểu hiện động dục.

Niêm mạc là nơi có các mạch máu tương đối nhỏ hiện rõ trên niêm mạc. Khi bị kích thích, màu sắc của niêm mạc sinh lý hơi thay đổi Ở cơ thể khỏe mạnh, niêm mạc có màu hồng nhạt, không nhìn thấy các mao mạch lớn Khi bị nhiễm trùng thì màu sắc, hình dạng, và cấu trúc của màng nhầy thay đổi. Ý nghĩa chẩn đoán:

Xác định được tình trạng chung của cơ thể, tuần hoàn và thành phần máu, trao đổi khí CO2 ở phổi qua sự thay đổi của niêm mạc

Khi chó sốt cao, tim đập nhanh và mạnh thì sẽ bị sưng huyết và có máu đỏ Khi thiếu máu, niêm mạc có màu trắng nhợt.

Một số bệnh phổ biến ở chó

Bệnh viêm dạ dày - ruột

Viêm ruột là chỉ chứng viêm màng nhầy ruột thể cấp tính hay thể mãn tính Viêm ruột có thể xảy ra ở ruột non hay lan ra cả dạ dày và ruột già.

- Do chăn nuôi không đúng phương pháp, thức ăn không đúng phẩm chất ( thức ăn thối, mốc, lên men), cho uống nước bẩn.

- Do khí hậu thay đổi, chuồng trại không được đảm bảo vệ sinh.

- Do trúng độc các loại hóa chất như photpho, thủy ngân, chì, axit mạnh, kiềm mạnh dẫn đến gây viêm niêm mạc đường tiêu hóa.

- Do nhiễm các loại vi khuẩn: Salmonella, E.coli…Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các loài vi khuẩn này phát triển gây bệnh.

- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng đường ruột.

- Tiêu chảy kèm theo nôn mửa khi xảy ra ở dạ dày hoặc ruột non Đi tiêu đau đớn và tình trạng viêm nhiễm đã lan đến đại tràng và trực tràng.

- Nếu phân có màu xanh đậm, nâu hoặc đen là do xuất huyết dạ dày hoặc ruột non Nếu phân có màu hồng nhạt hoặc đỏ tươi chứng tỏ đang chảy máu ở ruột già.

- Sốt là biểu hiện của nhiễm trùng.

- Cần lưu ý rằng chó nằm sấp, dựa vào khuỷu tay của chân trước và ưỡn bụng, không yên do đau bụng.

- Tăng nhu động ruột và khí có thể tạo ra tiếng ồn ào.

- Mất nước, mất chất điện giải: Độ đàn hồi của da giảm và mắt bị chìm xuống Chảy máu làm mỏng niêm mạc mắt và miệng.

* Điều trị Điều trị dựa theo nguyên tắc: Thải trừ chất chứa trong dạ dày, ruột, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, ức chế sự lên men để đề phòng sự trúng độc, bổ sung nước và tăng cường trợ sức, trợ lực cho con vật.

Hộ lý: Bệnh súc nhịn ăn 1-2 ngày, sau đó cho thức ăn dễ tiêu.

Thải trừ chất chứa trong ruột bằng một trong các loại thuốc tẩy: magie sunfat, natri sunfat cho uống.

Bảo vệ niêm mạc ruột: uống nước cháo gạo nếp ngày 3-4 lần (sau khi uống thuốc rửa ruột). Ức chế lên men: dùng ichthyol cho uống 0,5 – 1 g.

Dùng kháng sinh để diệt khuẩn đường ruột: gentamycin, neomycin, kanamycin…

Bổ sung nước và chất điện giải: cho dùng orezol hòa với nước hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch mặn – ngọt đẳng trương.

Giảm đau: uống belladon, dùng nước ấm thụt rửa ruột, tiêm dưới da atropine.

Bệnh Parvo vi rút Đây là bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là hiện tượng viêm dạ dày - ruột có xuất huyết ở vật nuôi.

* Nguyên nhân gây ra bệnh

Gây ra bởi Canine parvo vi rút type 2 (CPV2) nó xâm nhập và tấn công các mạch bạch huyết của hầu họng, sau đó nhân lên và phát triển khắp cơ thể.

Vỉ rút có tính hướng tế bào niêm mạc ruột và các mô bạch huyết là mục tiêu cuối cùng.

Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [5]: Bệnh tiêu chảy do vi rút Parvo gây ra rất đa dạng nhưng có thể chia thành 3 loại:

Dạng đường ruột: thường gặp, thường thấy ở chó con từ 5 tuần tuổi đến

Dạng viêm cơ tim: gặp ở chó 4 - 8 tuổi, triệu chứng chính là suy tim, đột tử và khó chẩn đoán.

Dạng Kết hợp Tim mạch - Đường ruột: Ở chó 6 - 16 tuần tuổi, các triệu chứng như ỉa chảy nặng, thiếu máu, sốc tim và phù phổi, chết rất nhanh trong vòng 24 giờ.

* Phương pháp xác định, chẩn đoán

- Nhóm đối tượng có khả năng nhiễm Parvo vi rút cao: Đối với chó con: Nếu chó con từ 1,5 - 6 tháng tuổi, cần đặc biệt lưu ý. Đây là thời điểm chó con dễ bị nhiễm vi rút Parvo vi rút nhất Do giai đoạn này chó con phát triển nhanh, lượng tế bào ở ruột và dạ dày phân chia nhiều dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm bệnh rất cao Thống kê cho thấy có đến 85% trường hợp nhiễm Parvo vi rút xảy ra ở chó con dưới 12 tháng Chó trên 12 tháng tuổi ít có khả năng bị nhiễm vi rút Parvovi rút hơn nhiều Có thể nói, khi chó hơn một năm tuổi, nó sắp thoát khỏi “cửa tử”.

Chó sơ sinh do chó mẹ không tiêm phòng: Nếu định phối giống, chó mẹ nên tiêm phòng trước một tháng Nếu chó mẹ không được tiêm phòng, chó con rất có thể bị nhiễm vi rút Parvovi rút.

Một số giống chó là đối tượng bị nhiễm bệnh Parvo vi rút cao Có thể kể đến là: chó Doberman, chó Pitbull, chó Becgie – GSD, chó Akita inu, chó Shiba Inu…

- Hành vi khác thường ở chó:

Chó bị nhiễm Parvo vi rút sau quá trình ủ bệnh thường lờ đờ, chậm chạp, phiền muộn Chúng trở nên lười vận động, thờ ơ với mọi việc xung quanh và nằm liệt một chỗ không có ý định di chuyển Bước tiếp theo cún cưng của bạn sẽ bị đuối sức và ăn kém hoặc bỏ ăn và luôn tỏ ra mệt mỏi.

Bệnh Parvo vi rút cũng gây ra triệu chứng sốt cao ở chó Nếu thân nhiệt tăng lên 40 - 41 o C, có khả năng chó bị mắc Parvo vi rút.

Do bệnh Parvo vi rút sẽ làm sưng và tổn thương niêm mạc dạ dày Vi rútParvo vi rút sẽ tấn công các tế bào dạ dày đang phân chia và phá hủy chúng Những tác động này sẽ khiến chó bị nôn mửa.

- Kiểm tra niêm mạc miệng của chó để biết có có bị mất máu nhiều không:

Parvo vi rút làm cho chó bị xuất huyết dạ dày và toàn bộ ruột Điều này dẫn đến chó bị thiếu máu do bị đi ngoài ra máu Quan sát lợi chó nếu có màu nhợt nhạt hơn bình thường Dùng tay nhấn mạnh vào lợi chó Nếu màu lợi chó trở lại hồng hào sau vài giây Có nghĩa là chó đang ở trong ngưỡng an toàn Còn không, khả năng cao chó bị mất máu do Parvo.

Nếu chó con bị đi ngoài ra máu tươi, bị nôn ra bọt vàng kèm theo tiêu chảy ra máu Chó ỉa ra phân nhầy, nát có máu và hình dáng khác thường Đây là những triệu chứng rõ rệt nhất để người nuôi nhận biết chó bị bệnh Parvo vi rút.

Xét nghiệm bằng que thử CPV: đây là phương pháp thử nhanh chóng, dễ thực hiện Que thử được đưa vào hậu môn chó Sau vài phút nếu que thử hiện lên 2 vạch đồng nghĩa với việc chó đã mắc Parvo vi rút.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng

- Chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại bệnh xá Thú y Cộng đồng,trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Tại Bệnh xá Thú y Cộng đồng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Nội dung thực hiện

- Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác của bệnh xá thú y.

- Chẩn đoán và điều trị bệnh chó đã được đưa đến khám để khám và điều trị.

Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh và phòng bệnh cho đàn chó và công việc khác.

- Tỷ lệ chó đưa đến bệnh xá được tiêm phòng.

- Tỷ lệ chó ốm đưa đến trạm khám và điều trị.

- Kết quả chẩn đoán và điều trị các bệnh về da, đường hô hấp, tiêu hóa trên chó đến khám và điều trị tại bệnh xá thú y.

3.4.2.1 Phương pháp thu nhập thông tin

Hàng ngày, em tiến hành ghi chép số liệu vào nhật ký thực tập: Để theo dõi, đánh giá tình hình có được đưa đến khám, chữa bệnh tại bệnh xá và tiêm phòng vắc xin cho chó.

3.4.2.2 Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh ngoài da cho chó được đưa đến khám tại bệnh xá

Theo dõi hàng ngày với chẩn đoán lâm sàng: quan sát, sờ, nắnvà chẩn đoán phi lâm sàng: xét nghiệm da để xác định tình trạng của chó con Sau đó kê đơn thuốc, điều trị và lưu hồ sơ bệnh án của chó trong quá trình điều trị để đưa ra kết luận về bệnh. Đối với bệnh ngoài da ta thường sử dụng 2 phương pháp: Dùng mắt có thể nhìn thấy và sử dụng kính hiển vi.

Là do nấm Microsporum canis gây ra và thường gây ra ở đầu, tai và các bàn chân.

Sau khi quan sát và sờ ta thấy có viền quanh miệng vết thương, có vảy đục, không có mủ hay chảy nước, chó bị rụng lông hoặc trên da có những vết tràm thô ráp và chó bị ngứa ngáy gãi nhiều hơn.

Sử dụng phương pháp quan sát và sờ ta thấy có biểu hiện như: ở phần vùng đầu, chân, quanh mắt, mặt và hậu môn bị tổn thương do chó bị ngứa ngáy, gãi nhiều, cào cấu Chó bị rụng lông, lở loét ở những vùng viêm da, xuất hiện những mụn mủ.

Bệnh ghẻ thường bị dễ nhầm lẫn với nhau vì đều gây rụng lông, mẩn đỏ, có mủ và gây ngứa Nên chúng ta cần tiến hành soi da để tránh có sự nhầm lẫn các bệnh với nhau.

- Các bước lấy mẫu soi da:

+ Tìm vùng có dấu hiệu bệnh.

+ Cạo bỏ lớp vẩy bẩn ở bề mặt Cạo từ trong thương tổn ra ngoài da lành để lấy vẩy ở giữa da bệnh và da lành, cho các vẩy da rơi lên tiêu bản hoặc vào lam kính.

+ Nhỏ 1 – 2 giọt hoá chất soi tươi lên tiêu bản rồi đậy lamen Nếu muốn quan sát ngay thì hơ nóng trên ngọn đèn cồn.

+ Soi kính hiển vi vật kính 10x và 40x.

+ Ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm.

+ Xử lý vệ sinh dụng cụ, bệnh phẩm.

Sau khi soi da, để nhận biết đối với:

Cơ thể hình giun dài 0,1 – 0,39 mm, cơ thể dài không có lông, có màu sáng xám với các vân ngang và ở phần sau có dạng hình nón, thân dài

0,25mm Kí sinh ở tuyến nhờn bao lông Cấu tạo cơ thể chia làm 3 phần: Đầu: là đầu giả, ngắn, hình móng ngựa gồm một đôi xúc biện có 3 đốt, đốt cuối có 4 – 5 tơ hình que, một đôi kìm, một tấm dưới miệng.

Ngực: có 4 đôi chân rất ngắn, tiêu giảm giống như hình mấu.

Bụng: dài, có nhiều vân ngang ở mặt lưng và mặt bụng.

Ghẻ Sarcoptes Đầu giả ngắn, hình bầu dục, có một đôi xúc biện 3 đốt và một đôi kìm. Ghẻ Sarcoptes có kích thước con đực dài 0,2- 0,35 mm, con cái dài 0,35 - 0,5 mm ghẻ có màu xám bóng hoặc vàng nhạt Thân hình bầu dục hay tròn Mặt lưng có nhiều đường vân song song, khoảng cách giữa các vân có nhiều tơ, gai và vẩy hình tam giác với mũi nhọn hướng về phía sau Không có mắt Lỗ âm môn của con cái ở sau đôi chân III Lỗ sinh dục của con đực ở giữa đôi chânIII Lỗ hậu môn ở phía sau mặt lưng Có 4 đôi chân, mỗi đôi chân gồm 5 đốt Chân có nhiều tơ rất dài.

3.4.2.3 Phương pháp tiến hành chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa.

Theo dõi hằng ngày với chẩn đoán lâm sàng và sử dụng que thử Parvo vi rút để xét nghiệm test nhanh.

Cho mẫu (tăm bông lấy mẫu phân từ trực tràng của chó nghi nhiễm bệnh CPV) vào dung dịch đệm khuấy đều cho phân rã ra, chờ 10 giây Nhỏ dung dịch đã pha vào vùng thử (vị trí S), để yên và đọc kết quả sau 5-10 phút. Mẫu dương tính khi thấy có 2 vạch hồng xuất hiện ở vị trí C (Control) và T (Test) trên test kit, mẫu âm tính thì chỉ thấy có 1 vạch hồng xuất hiện ở vị trí

C (Control) trên test kit và mẫu dương tính giả thì chỉ thấy có 1 vạch hồng xuất hiện ở vị trí T nhưng vạch màu tại vị trí C không xuất hiện trên test kit.

3.4.2.4.Phương pháp nghiên cứu bệnh hô hấp * Hỏi bệnh:

Nhằm thu thập các thông tin về tình hình bệnh, thời gian mắc bệnh, các biểu hiện về triệu chứng lâm sàng, các đặc điểm dịch tễ để xác định nguyên nhân gây bệnh, tính chất của bệnh.

Bằng cách đặt câu hỏi với người chủ con vật các vấn đề có liên quan đến bệnh súc như:

- Đã tiêm phòng dịch bệnh gì chưa?

- Có thường xuyên tẩy giun sán không?

- Thời gian mắc bệnh được bao lâu?

- Hỏi về một số biểu hiện bệnh lý:

+ Tình trạng ăn uống, loại thức ăn cho vật nuôi?

+ Có bị nôn, trạng thái màu sắc phân như thế nào?

+ Tình trạng ho, chảy nước mắt, mũi và con vật thở thế nào?

+ Con vật mắc lần đầu hay đã mắc trước đây và lặp lại mấy lần?

- Khám chung dùng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt chó qua trực tràng.

- Quan sát thể trạng của vật nuôi.

- Kiểm tra niêm mạc miệng, mắt, đánh giá màu sắc của niêm mạc.

- Kiểm tra lông da, độ bóng mượt, độ đàn hồi để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sự mất nước của vật nuôi.

- Khám cơ quan hô hấp kiểm tra tần số hô hấp, thể thở, mũi (thở nhanh hay chậm, thở thể ngực hay thể hỗn hợp, tình trạng nước mũi, độ ẩm gương mũi).

- Kiểm tra xoang mũi xem có ngoại vật hay dị vật.

- Kiểm tra thanh quản (kiểm tra phản xạ ho): dùng tay ấn vừa phải vào thanh quản thú sẽ có phản xạ ho, nếu thú ho liên tục và nhiều thì cơ quan hô hấp bị bệnh.

+ Nếu thú ho to và khỏe, từng cơn hoặc kéo dài, tiếng ho vang, chó có biểu hiện muốn khạc: viêm thanh quản, khí quản.

+ Nếu thú ho nhỏ và yếu, thường kết hợp với thở thể bụng, thở khó, thú ngồi chồm, vươn vai vươn cổ ra phía trước cố gắng thở: thú bệnh đang ở giai đoạn nghiêm trọng.

+ Dùng ống nghe nghe vùng thanh quản, khí quản, nếu có tiếng rít, âm ran chứng tỏ thú bị bệnh.

- Kiểm tra phổi: dùng ống nghe để nghe vùng phổi nếu có âm ran khô, âm ran ướt, âm khác thường hay không nghe gì cả ở vùng phổi thì thú đang bị bệnh hô hấp Phản ứng của thú khi sờ nắn vùng bệnh Nếu chó có biểu hiện bệnh trên các cơ quan khác như tiêu hoá, thần kinh, mắt, da… có liên quan đến hô hấp thì tiến hành khám trên các cơ quan đó.

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được ta áp dụng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và phần mềm Excel 2016 [22].

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó và một số công việc khác tại bệnh xá thú y

số công việc khác tại bệnh xá thú y

Trong thời gian thực tập tại Bệnh xá Thú y em thấy: các chủ nuôi chó không chỉ mang chó đến với mục đích khám chữa bệnh mà còn mang chó đến để tiêm phòng và làm đẹp Để đánh giá số lượng chó được đưa đến Bệnh xá và cũng để có số liệu đánh giá ý thức của người dân trong việc nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng, khám chữa bệnh và spa vệ sinh cho chó Hàng ngày, em đã theo dõi số lượng và ghi chép vào nhật ký theo dõi. Kết quả thống kê đến bệnh xá thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1 Số liệu thống kê số chó được đưa đến làm các dịch vụ tại Bệnh xá thú y

Số chó đến Số chó đến Số chó

Tháng khám, chữa bệnh tiêm phòng đến spa

Trong thời gian thực tập bệnh xá em tham gia thực hiện các công việc chăm sóc cho chó như dịch vụ làm đẹp cho chó bao gồm cắt tỉa lông cơ bản, cắt móng, tắm chải, sấy, vắt tuyến hôi, vệ sinh tai, nhổ lông tai, tham gia chữa bệnh cho vật nuôi.

Ngoài ra trong quá trình thực tập hằng ngày vào buổi sáng em tiến hành dọn dẹp vệ sinh chung, bao gồm quét dọn và lau sạch các phòng điều trị, phòng tắm trải, phòng mổ, phòng khách, phòng họp Sau đó dọn dẹp các khay và chuồng nuôi nhốt chó bằng cách dùng nước xịt sạch, sử dùng xà phòng lau bàn điều trị, bàn tiếp khách, sau đó dùng cồn 70° để diệt khuẩn tránh các bệnh truyền nhiễm Dọn dẹp rác thải y tế (xi lanh, dây truyền, kim truyền, kim tiêm, vỏ thuốc, bông, cồn ), rác thải sinh hoạt và chất thải, dịch tiết của chó trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh Định kỳ tổng vệ sinh, quét trần loại bỏ mạng nhện, lau tủ đựng đồ, lau cửa kính, phun sát trùng để hạn chế tối đa việc mầm bệnh có thể cư trú tại bệnh xá.

Kết quả về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và một số công việc khác được trình bày qua bảng 4.2

Bảng 4.2 Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng và một số công việc khác tại bệnh xá thú y

Công việc Số ca thực hiện Số ca an toàn Tỷ lệ an toàn

Qua bảng 4.2 cho thấy ngoài chăm sóc sức khỏe cho chó người chăn nuôi còn quan tâm đến làm đẹp cho chó Vì vậy, để tránh lây nhiễm bệnh cho chó đến khám, bệnh xá đã bố trí các phòng làm việc riêng rẽ để tiện cho công tác chăm sóc, cắt tỉa cho chó được chủ đưa đến làm đẹp Ngoài ra, cần kết hợp với vệ sinh khử trùng hàng ngày, vì vậy các chủ nuôi chó hoàn toàn yên tâm khi đưa chó đến đây Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào các khâu trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như làm đẹp cho chó, tỷ lệ an toàn trong quá trình thực hiện là 100%.

Tình hình tiêm phòng vắc xin cho chó tại bệnh xá thú y

Trong thời gian thực tập tại phòng khám thú y, em đã tham gia tư vấn khách hàng đưa chó tiêm phòng, việc tiêm phòng cho chó, theo dõi số lượng chó mang đi tiêm được ghi chi tiết trong bảng.

Bảng 4.3 Số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin tại Bệnh xá Thú y

Tổng Vắc-xin Dại Vắc-xin 5 bệnh Vắc-xin 7 bệnh số chó

Tháng đến Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng lượng tiêm (%) (%) (%)

Kết quả bảng 4.3 cho thấy, chó được đưa đến bệnh xá tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc xin là vắc xin dại, vắc xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh Carre vi rút, bệnh viêm ruột do Parvo vi rút, bệnh viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm), vắc xin phòng 7 bệnh (gồm các bệnh như vắc xin 5 bệnh thêm bệnh do xoắn khuẩn Leptospira và bệnh viêm ruột do Corona vi rút) Tổng số chó đến tiêm phòng là 31 con Trong đó, số chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin

7 bệnh là cao nhất 12 con, vắc xin 5 bệnh 11 con và vắc xin dại 8 con.

Theo quy định của luật thú y (2016) cho biết: “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại một năm một lần” do đó người dân khi nuôi chó phải thực hiện theo Luật Theo Phạm Ngọc Quế (2002) [17] cho biết: Cho biết bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người và khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa.

Vì vậy, trong quá trình đến tiêm phòng, chủ nuôi chó thường kết hợp tiêm phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh để phòng tránh các bệnh khác cho chó, trong đó có bệnh dại.

Tình hình khám chữa bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y

Trong quá trình thực tập tại bệnh xá Thú y em đã tiến hành theo dõi tình hình khám chữa bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y Kết quả tổng hợp tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá Thú y từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2021 được trình bày qua bảng 4.4.

Kết quả bảng 4.4 cho thấy trong thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng12/2021 bệnh xá đã tiếp nhận 404 con chó được đưa đến khám và chữa bệnh.Trong đó bệnh về đường tiêu hóa chiếm số lượng cao nhất chiếm tỷ lệ(37,98%), tiếp đến bệnh về đường hô hấp chiếm (17,05%).

Bảng 4.4 Tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y

Tháng số chó Bệnh Bệnh Bệnh Bệnh Bệnh đến tiêu hóa hô hấp ngoài da ngoại khoa khác khám (con) (con) (con) (con) (con)

Quá trình thực tập tại bệnh xá em thấy, bệnh xá hoạt động rất tốt, tất cả bệnh súc đến khám chữa bệnh hoặc tiêm phòng vắc xin đều được lập bệnh án và có sổ theo dõi riêng từng cá thể Chủ bệnh súc rất hài lòng về thái độ phục vụ,tác phong làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ kỹ thuật làm việc tại bệnh xá Vì vậy, trong suốt quá trình hoạt động vừa qua nhưng bệnh xá đã tạo được thương hiệu, uy tín đối với người dân địa phương và các vùng lân cận.

Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá

4.4.1 Tình hình chó mắc bệnh ngoài da được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá

Bệnh ngoài da ở chó là căn bệnh phổ biến nhất đối với loài chó Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con chó mà còn có thể lây lan sang người tiếp xúc với chó khiến họ bị nhiễm bệnh Bệnh ngoài da ở chó là loại bệnh rất phức tạp và khó điều trị Bệnh tuy không nguy hiểm hay có tính chất tử vong cao như những loại bệnh khác, nhưng bệnh về da ở chó để lại nhiều di chứng không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng tới ngoại hình, tác động đến đời sống con vật và môi trường sống của con người.

Trong quá trình thực tập tại Bệnh xá Thú y em đã tiến hành theo dõi số lượng chó mắc bệnh ngoài da được đưa đến khám Kết quả tổng hợp tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó được đưa đến Bệnh xá khám từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2021 được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5 Số lượng và tỷ lệ chó mắc bệnh ngoài da được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y

Số chó bị mắc bệnh ngoài da (con)

Nấm Tỷ lệ Viêm Tỷ lệ Ghẻ Tỷ lệ Ghẻ Tỷ lệ con %) da (%) Demodex %) Sarcoptes %)

Kết quả bảng 4.5 cho thấy từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2021 bệnh xá đã tiếp nhận theo dõi và điều trị cho 59 con chó bị mắc các bệnh ngoài da.

Trong đó có 34 con chó bị mắc bệnh nấm chiếm tỷ lệ cao nhất (57,62%), con chó bị mắc bệnh viêm da dị ứng do bọ chét chiếm (35,62%) trong tổng số con mắc bệnh Nguyên nhân gây ra các bệnh về da ở chó có thể kể đến bao gồm:

Nấm Microsporum canis gây ra bệnh nấm, vảy nến ở chó Loại nấm này phát triển trên mô da thường ở vùng đầu, tai và các bàn chân.

Khi chó bị mắc bệnh nấm da, thường có biểu hiện ngứa ngáy, rụng lông, các phần cổ, kẽ móng, mũi, mặt, vùng đầu hoặc tai bị đỏ tấy, da sưng có mủ, da sần sùi đóng vảy khiến chó kêu rên hoặc hung dữ, bồn chồn.

Bệnh viêm da ở chó là do nhiễm khuẩn, viêm mủ da, bệnh xuất phát từ các chủng vi khuẩn, vi trùng như Staphylococcus, Streptococcus Bệnh viêm da ở chó thường có biểu hiện như sau: xuất hiện tổn thương ở các vùng đầu, chân, quanh mắt, mặt và hậu môn, chó có triệu chứng ngứa ngáy, gãi nhiều, cào cấu, cắn và gây tổn thương các vùng này Chó bị rụng lông, lở loét các vùng viêm da, xuất hiện mụn mủ.

Ghẻ Demodex canis: thường lan toàn thân, đỏ ửng, rụng lông Những vùng bị trụi lông thường lớn đến rất lớn hoặc trụi lông toàn thân Vùng bị trụi lông đầu tiên là vùng xung quanh mắt Bên cạnh những vùng trụi lông là những điểm dị ứng, lở loét Để lâu không chữa có thể xuất hiện mụn mủ, tràn dịch. + Ghẻ Sarcoptes: diện rộng, lan khắp người kèm mẩn cục có thể chảy nước Những con ghẻ cái Sarcoptes dùng bốn chi kép đào rãnh, đẻ trứng trên da chó gây ngứa ngáy Chó nhiễm ghẻ Sarcoptes có biểu hiện bồn chồn, khó chịu. Trên da xuất hiện những nốt phát ban mẩn đỏ, đóng vảy Chú chó bị nhiễm ghẻ sẽ liên tục lấy chân gãi hoặc chà xát vào những bề mặt của các đồ dùng nhám, nhọn khiến lông của chúng bị rụng thành từng mảng dày, mỏng không đều.

Các bệnh ngoài da ở chó thường xuất phát từ các yếu tố như môi trường sống và chế độ ăn uống Để phòng tránh bệnh ngoài da ở chó, chủ nuôi chó nên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của thú cưng, thường xuyên tắm cho chó bằng các loại dầu tắm chuyên dụng dành cho chó, và định kỳ diệt ve, bọ chét cho chó.

Chính vì vậy, để bảo vệ thú cưng và chính bản thân mình, chủ nuôi chó nên tìm hiểu về những bệnh ngoài ra để sớm phát hiện và mang cún đến cơ sở thú y gần nhất, có cách chữa bệnh về da cho chó.

4.4.2 Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại bệnh xá Thú y

Sau khi được chẩn đoán bệnh và lấy mẫu xét nghiệm 59 con chó đã được sử dụng phác đồ điều trị bệnh ngoài da Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6 Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại bệnh xá Thú y

Tên thuốc gian Khỏi Tỷ lệ cách dùng trị

Demodex Bravecto - 500 mg/ 10 – 40kg TT

- 1400 mg/ >40kg TT Cách dùng: uống Liều lượng :

- 0,4 ml/

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1. Số liệu thống kê số chó được đưa đến làm các dịch vụ tại Bệnh xá thú y - (Luận văn) tình hình mắc bệnh trên chó đến khám tại bệnh xá thú y cộng đồng, khoa chăn nuôi thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên và biện pháp phòng trị
Bảng 4.1. Số liệu thống kê số chó được đưa đến làm các dịch vụ tại Bệnh xá thú y (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w