TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cơ sở khoa học của đề tài
Màu sắc của da và lông gia cầm là một trong những đặc điểm để nhận biết giống, giúp việc nhận dạng con giống Màu sắc da và lông được người chăn nuôi vận dụng như một chỉ tiêu dùng trong chọn lọc: nếu gia cầm là giống thuần thì thường có màu sắc đồng nhất, nếu gia cầm có bộ lông nhiều màu sắc là không thuần, bị pha tạp.
Tính trạng bên ngoài quan trọng nhất của gà được những nhà chăn nuôi chú ý là màu lông và da của gà Như vậy, sắc lông là một tính trạng của phẩm giống Hầu hết các giống đều có đặc điểm riêng về sắc lông Sắc tố da và lông của gà được xác định bằng hai loại là xantofin, melanin Xantofin là sắc tố màu vàng, chất này được gà lấy từ thức ăn, chỉ nằm ở da của những con có sắc vàng ở da, mỏ và cổ chân, hạn chế tích luỹ ở cơ, ở trong máu và mỡ Melanin xuất hiện không phụ thuộc vào lứa tuổi Ở những gà có màu, da thường có melanin Nếu lớp da cũng có chất xantofin thì da có màu óng ánh.
Di truyền màu sắc da của các loài gà được giải thích như trên, về màu sắc lông thì phức tạp hơn Màu sắc lông gà khác nhau là do màu sắc, hình thức và sự phân bố các hạt màu trong tế bào khác nhau Ngoài ra còn do số lượng các lớp tế bào cấu tạo nên lông và khả năng bắt ánh sáng của chúng Loại màu sắc này phụ thuộc vào cấu trúc tế bào Ví dụ: các màu đen, đỏ thường thấy ở gà trống nhiều cựa Người chăn nuôi thường phân biệt gà trống và gà mái qua bộ lông, qua lông gáy, vòng cung của cánh và lông đuôi Gà trống thì lông đươi thường cong, dài và nhọn Màu sắc và kiểu lông của gia cầm là đặc điểm mang yếu tố di truyền.
Mào là đặc điểm sinh dục thứ cấp nên có thể là căn cứ để phân biệt trống, mái.Các giống, dòng gà khác nhau có mào khác nhau về màu sắc, hình dáng, kích thước.Người ta có thể căn cứ vào hình dạng mào có thể phân biệt các loại: mào cờ (mào đơn), mào hạt đậu, mào hoa hồng, mào nụ
Cổ chân, bàn và ngón chân của gà thường có vẩy sừng bao kín, cơ ở chân tiêu giảm chỉ còn gân và da Chân thường có ngón, vuốt và cựa Cựa có vai trò trong quá trình sống, cạnh tranh sinh sản và đấu tranh sinh tồn Các giống gà chân thường có 4 ngón, khi chân gà có từ 5 ngón trở lên thì được coi là gà nhiều ngón (trong dân gian quen gọi là gà nhiều cựa).
2.1.2 Tập tính và sức đề kháng của gà
Gà tồn tại và phát triển được là do tính thích nghi với môi trường sống Những phản ứng trở lại của cơ thể với các yếu tố môi trường tạo nên tập tính của giống Gà có 2 nhóm tập tính chính:
Tập tính bẩm sinh (Inborn): là những hoạt động cơ bản của cơ thể gà có ngay từ khi được sinh ra, mang tính bản năng, được di truyền từ gà bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường Tập tính bẩm sinh được quyết định bởi yếu tố di truyền.
Tập tính thứ sinh (Acquired): là tập tính được hình thành trong quá trình sống do tiếp xúc giữa các cá thể gà với nhau.
Các giống gà khác nhau có sức sống và khả năng đề kháng với bệnh tật khác nhau Mỗi cá thể chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh. Yếu tố di truyền tạo ra cho giống, cá thể có được sức sống và sự đề kháng bẩm sinh. Còn các yếu tố thuộc môi trường ngoại cảnh như: dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, quản lý, vấn đề chuồng trại, thời tiết khí hậu, Nếu gà có sức sống tốt, khả năng thích nghi cao thì sinh trưởng, sinh sản tốt, tỷ lệ nuôi sống cao.
Ngoài yếu tố di truyền do gene, giai đoạn hậu phôi của gà còn chịu tác động của môi trường sống (Brandsch and cs, 1978) [29] Theo Trần Đình Miên và cs
(1994) [15], các giống gà ở khu vực nhiệt đới có khả năng đề kháng với bệnh truyền nhiễm và các bệnh ký sinh trùng tốt hơn so với các giống gà sống ở khu vực ôn đới.
Tỷ lệ nuôi sống của gà Ri từ 0 - 9 tuần 92,11% (Nguyễn Đăng Vang và cs,
1999) [27] Theo Trần Thị Mai Phương (2004) [18] tỷ lệ nuôi sống của gà Ác từ 0 -
2.1.2 Một số đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà
2.1.2.1 Khái niệm về sinh trưởng và phát triển
Sự sinh trưởng của động vật thực chất là quá trình tổng hợp protein của cơ thể. Người chăn nuôi thường căn cứ vào sự tăng khối lượng cơ thể của gia cầm để đánh giá khả năng sinh trưởng của chúng.
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hoá rất phức tạp, kéo dài từ khi phôi được hình thành trong trứng cho đến khi gà trưởng thành.
Theo Mozan (1977): Sinh trưởng là tổng hợp sự tăng lên về kích thước và khối lượng của các bộ phận như thịt, xương, da Những tổ chức này có tốc độ sinh trưởng khác nhau Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định quá trình sinh trưởng (dẫn theo Chamber, 1990) [29] ) Đối với gà, sinh trưởng là sự tăng về chiều dài, bề ngang, khối lượng của các tổ chức và toàn cơ thể, thông qua tính chất di truyền và quá trình nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn của con người Sinh trưởng là quá trình tổng hợp protein đặc trưng cho từng cá thể của từng giống, dòng, từ nguồn thức ăn thu nhận từ bên ngoài, nhờ đó mà cơ thể tăng lên về khối lượng và kích thước.
Midedorpho (1987) là người đầu tiên phát hiện ra quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của gà (dẫn theo Trần Đình Miên và cs, 1994) [15] Theo tác giả thì gà con sinh trưởng mạnh nhất trong giai đoạn đầu sau khi nở, sau đó tốc độ sinh trưởng giảm dần Theo Nguyễn Ân (1984) [1]: các giai đoạn sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau Ngoài ra, trong quá trình sinh trưởng còn có sự đột biến ở một số cá thể, dòng, giống Tốc độ sinh trưởng không đều còn thể hiện ở từng bộ phận của cơ thể như: mô, xương, cơ (ở thời kỳ gà còn nhỏ thì xương phát triển mạnh, nhưng ở thời kỳ gà dò và gà hậu bị thì cơ lại phát triển nhanh).
2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của gà
Tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể gà là tính trạng số lượng, chịu ảnh hưởng lớn của các tác động từ môi trường (E) (Environment) Theo Nguyễn VănThiện (1995) [20], Đặng Vũ Bình (2002) [2] thì quan hệ giữa 3 yếu tố: kiểu hình P
(Phenotype), kiểu gene G (Geneotype) và môi trường E (Environment) được biểu thị bằng công thức P = G + E.
Theo Nguyễn Văn Thiện và cs (1998) [21], Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [10], căn cứ vào mức độ, tính chất ảnh hưởng của môi trường đối với vật nuôi mà môi trường (E) được chia làm hai loại: môi trường chung Eg (Geneeral environment) và môi trường riêng E S (Special environment).
Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về khả năng sinh sản của các giống gà như sau:
Thời gian đẻ trứng kéo dài là yếu tố quyết định đến sản lượng trứng Tuy nhiên, mốc xác định thời gian đẻ để tính sản lượng trứng hiện còn nhiều ý kiến khác nhau và phụ thuộc vào nhiều nước trên thế giới.
Theo Barndsch and cs (1978) [29], sản lượng trứng được tính theo năm 365 ngày kể từ khi đẻ quả trứng đầu tiên.
Theo Wagner (1980) [31], một số gene gây chết ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở là do các gene lặn, ảnh hưởng này càng rõ ràng hơn trong giao phối cận huyết Hệ số di truyền về tỷ lệ ấp nở nói chung là thấp, từ 0,16 đến 0,2.
Trong những thập kỷ gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới nói chung, chăn nuôi gà nói riêng đã phát triển khá nhanh nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực chọn tạo giống, sản xuất thức ăn, thuốc thú y và kỹ thuật chăm sóc nuôidưỡng. Zhang Z và cs (2016) [33] cho biết: Nhiều ngón là một trong những dị tật bẩm sinh di truyền phổ biến nhất ở gà và được phát hiện ở Trung Quốc Dựa trên hình thái khác nhau giữa gà nhiều ngón của Trung Quốc và châu Âu, các tác giả cho rằng đặc điểm này có thể là do sự di truyền khác nhau Kết luận của tác giả đã chứng minh rằng đột biến nhiều ngón ở gà tại Trung Quốc và Châu Âu là do hai kiểu đột biến độc lập nằm gần nhau trong bộ gene của gà.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [5], chăn nuôi gà ở Việt Nam phát triển theo phương thức chăn thả tự nhiên, với các giống gà nội địa như: Gà Ri, gà Mía, gà
Hồ, Gà nhiều cựa…Đặc điểm chung của các giống gà này là thịt thơm ngon, khả năng chống chịu tốt với khí hậu Việt Nam, nhưng nhược điểm là có tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, khả năng sinh sản không cao.
Từ năm 1974, được sự giúp đỡ của Cu Ba, Việt Nam đã nhập nội hai bộ giống gà thuần chủng: Giống gà chuyên trứng Leghorn với hai dòng X và Y; giống chuyên thịt Plymouth Rock với 3 dòng 799, 488 và 433 Từ đó, ngành chăn nuôi gà của Việt Nam mới chính thức được tổ chức thực hiện theo phương thức chăn nuôi hướng công nghiệp. Để đạt được những kết quả trên, khoa học công nghệ đã có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu, bảo tồn các nguồn gene quý hiếm của các giống gà nội như giống gà Ri, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía , nghiên cứu thích nghi và đưa vào sản xuất các giống gà công nghiệp như: AA, Avian, Ross, ISA, Brownick, Goldline Gà trứng thương phẩm 4 dòng cho năng suất 270 - 280 quả/mái/năm. Bên cạnh việc nghiên cứu, đẩy mạnh chăn nuôi gà công nghiệp theo hướng chuyên dụng, từ năm 1995, nước ta đã tập trung nghiên cứu và phát triển các giống gà thả vườn có năng suất và chất lượng cao Các giống gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir, ISA, Sasso, Ai Cập cho chất lượng thịt, trứng ngon tương đương gà địa phương, nhưng năng suất thịt, trứng cao hơn 130 - 150%.
Gà nội của Việt Nam có nhiều giống Đặc điểm chung của các giống gà nội là chịu đựng tốt với khí hậu địa phương, dễ nuôi dưỡng, chăm sóc, sản phẩm thịt, trứng thơm ngon Tuy nhiên, nhược điểm của các giống gà này là khả năng sinh sản kém, năng suất thấp Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs (1999)
[27] cho thấy, khả năng sản xuất của gà Ri: khối lượng lúc 18 tuần tuổi: gà trống đạt1.675 gam, gà mái đạt 1.247 gam, sản lượng trứng 100 quả/mái/năm; ở gà ĐôngTảo lúc 22 tuần tuổi gà trống nặng 2.530 gam, gà mái 1.989 gam (Nguyễn ĐăngVang và cs 1999) [28] Gà Mía có khối lượng cơ thể lúc 14 - 15 tuần tuổi: gà trống nặng 2.175 gam, gà mái 1.740 gam (Nguyễn Văn Thiện và cs, 1999 [23] Trong mấy năm gần đây, nước ta đã nhập một số giống gà lông màu, gà công nghiệp hướng trứng và hướng thịt có năng suất và chất lượng cao từ nước ngoài về để đưa vào thực tiễn sản xuất Các giống gà nhập nội hiện nay đã và đang được thị trường trong nước chấp nhận.
Gà nhiều cựa là tên gọi một giống gà bản địa tại Việt Nam với đặc trưng là có nhiều cựa (thực ra là có nhiều ngón) Giống gà này có chân to và chắc, phần lớn gà chỉ có 6 - 8 cựa/2 chân Các cựa dài, ngắn khác nhau, mọc nối theo hàng Gà 9 cựa rất hiếm gặp Khi gà còn nhỏ đã thấy có đủ các cựa ở chân Trong cùng một lứa gà, có con có nhiều cựa, có con không có cựa nào.
Giống gà nhiều cựa có kích cỡ nhỏ, khi thành thục về tính dục thường nặng không quá 1,5kg Mào gà đỏ tươi , đuôi cong và rất mảnh Giống gà này có đôi mắt sáng, chúng có đặc điểm hiếu chiến và hung dữ Khi đủ lông đủ cánh gà có thể bay như chim, bởi chân ngắn và sải cánh rất rộng Gà trưởng thành thân hình rắn chắc, có năm màu: màu đỏ tươi của mào, màu vàng rơm của chân, màu đen, trắng, xen màu xanh cánh chả của lông Giống gà này có khả năng kháng bệnh tốt, chúng cũng ăn các loại thức ăn như các giống gà nội khác.
Về nguồn gốc của gà nhiều ngón (gà nhiều cựa), hiện nay các ý kiến còn chưa thống nhất Có ý kiến cho rằng gà nhiều cựa có nguồn gốc là gà rừng, về sống với con người từ xa xưa Một số ý kiến khác lại cho rằng đây cũng là giống gà nhà, được đồng bào Dao nuôi dưỡng từ xa xưa, chủ yếu là nuôi bán chăn thả.
Gà nhiều cựa được người dân Mẫu Sơn (Lạng Sơn) nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, chủ yếu thả lên đồi cho gà tự đào bới tìm kiếm giun, dế, sâu bọ làm thức ăn Gà nuôi như vậy rất chậm lớn, trung bình phải từ 5 tháng trở lên mới được hơn 1 kg Khi nuôi từ 2 năm trở lên gà trống có thể lên tới 3 kg Thịt của gà nhiều cựa chắc và có mùi vị thơm, ngọt như thịt gà rừng.
Công ty TNHH một thành viên Gà giống DABACO thuộc Tập đoàn DABACO Việt Nam đóng ở thành phố Bắc Ninh đã đi sâu vào nghiên cứu, chọn tạo và nhân nhanh được giống gà nhiều cựa, đã đưa ra thị trường giống gà lai tạo nhiều cựa ra thị trường và đặt tên là gà Sơn Tinh, tuy nhiên giá thành khá cao. Ở giai đoạn mới nở đến 4 tuần tuổi, gà con có màu lông hơi vàng, sau chuyển sang màu xám với vệt xám đen chạy từ đầu đến hết thân, các ngón không chạm đất được phân bố giống gà bố mẹ Trong giai đoạn này không có sự khác biệt nhiều giữa gà trống và gà mái nên rất khó phân biệt trống mái.
Giai đoạn 4 - 8 tuần tuổi gà nhiều cựa đã có sự khác biệt về ngoại hình giữa gà trống và mái: gà trống thường lớn hơn gà mái, màu lông biến đổi với gốc lông màu đen, ngọn lông và mép lông xuất hiện màu đỏ, mào nhô cao và chia các thùy rõ rệt, cựa màu vàng Gà mái có màu lông vàng nâu hoặc xám, lông bụng màu nhạt hơn, cựa màu vàng.
Giai đoạn 20 - 24 tuần sự khác biệt về ngoại hình giữa gà trống và gà mái càng được thể hiện rõ nét Đó là những đặc điểm về hình thái, còn khi giải trình tự gene các cá thể gà 9 cựa cho thấy chúng có mức tương đồng cao về trình tự gene Gal với gà nhà phân nhánh E Việc giải trình tự gene mới chỉ dừng lại ở khâu giải trình tự gene ty thể, chưa phân tích được các gene quy định các tính trạng cụ thể như cựa, màu lông.
Mỗi lứa, gà nhiều cựa chỉ đẻ khoảng 12 - 13 trứng Tuy nhiên, số này chỉ nở ra được khoảng 5 con gà nhiều cựa, còn lại là gà bình thường.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, nội dung và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: giống gà nhiều cựa của đồng bào Dao thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ.
- Địa điểm: Trại Chăn nuôi gà khoa Chăn nuôi thú y - trường Đại học Nông
- Thời gian thực tập: từ 10/12/2021 đến 10/6/2022
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu sinh trưởng của gà nhiều cựa theo phương thức và mật độ nuôi tại Trại chăn nuôi gà Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Nội dung cụ thể gồm:
- Ấp trứng gà nhiều cựa để có đàn gà con 01 ngày tuổi bố trí thí nghiệm.
- Theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà nhiều cựa.
- Theo dõi sinh trưởng của gà nhiều cựa ở các thí nghiệm.
- Xác định lượng thức ăn thu nhận của gà nhiều cựa.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu trứng từ 04 mô hình tại chỗ ở thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ và 01 mô hình chuyển chỗ tại trại gà, Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để có đủ số trứng đưa vào các đợt ấp.
- Chọn những trứng đủ tiêu chuẩn trứng giống để ấp Trứng đủ tiêu chuẩn được chọn ở những gà nhiều cựa khỏe mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm Trứng có hình ô van, không quá tròn hoặc quá dài, có 1 đầu to và 1 đầu nhỏ Vỏ trứng phải sạch, không dính phân, vết máu,…Vỏ trứng dày, đều, không sử dụng trứng có vỏ quá dày hoặc quá mỏng, vỏ sần sùi.
- Vệ sinh máy ấp, khử trùng sau khi đã làm sạch máy ấp bằng cách xông Formalin 38% và KMn0 4
- Xếp trứng vào khay ấp theo hàng, nhẹ nhàng để tránh bị dập, bị vỡ, ảnh hưởng tới kết quả ấp nở.
- Điều chỉnh mức nhiệt và ẩm độ của máy ấp.
- Ghi lại ngày, tháng ấp và thời gian nở của mỗi đợt ấp.
- Soi trứng 3 lần và các ngày 6, 11 và 18 / đợt ấp
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Chuyên đề tiến hành 2 thí nghiệm: Thí nghiệm xác định phương thức nuôi thích hợp và xác định mật độ nuôi thích hợp với gà nhiều cựa giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi.
3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm xác định phương thức nuôi thích hợp
Thí nghiệm được bố trí với 3 phương thức chăn nuôi khác nhau:
- Nuôi nhốt: Gà được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng, được cung cấp thức ăn, nước uống theo nhu cầu.
- Nuôi bán chăn thả: Gà được nuôi nhốt kết hợp với thả vườn và được sử dụng thức ăn, nước uống theo nhu cầu.
- Nuôi thả vườn: Gà được nuôi thả vườn hoàn toàn, hằng ngày cho gà ăn thức ăn là các phế phụ phẩm nông nghiệp, đồng thời gà tự tìm kiếm thêm thức ăn ngoài tự nhiên.
Bố trí thí nghiệm trên gà nhiều cựa 01 ngày tuổi Giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi, gà thí nghiệm được nuôi nhốt trong cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh. Đến tuần thứ 5 gà được bố trí ngẫu nhiên vào 3 lô thí nghiệm với 3 phương thức nuôi khác nhau, số lượng: 30 con/lô x 3 lô x 3 lần lặp lại = 270 con; số gà trống, mái ở các lô tương đương nhau.
Các chỉ tiêu theo dõi gồm: tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi, khả năng thu nhận thức ăn.
Thí nghiệm xác định phương thức nuôi thích hợp đối với gà nhiều cựa được bố trí theo sơ đồ ở bảng 3.1:
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm phương thức nuôi gà nhiều cựa
TT Diễn giải Lô 1 Lô 2 Lô 3
1 Số gà thí nghiệm (con/lần) 30 30 30
2 Tỷ lệ trống, mái Tương đương giữa 3 lô
3 Số lần lặp lại (lần) 3 3 3
4 Tổng số gà thí nghiệm (con) 90 90 90
5 Phương thức nuôi Nhốt Bán chăn thả Thả vườn
6 Thời gian thí nghiệm (tuần) 20 20 20
3.3.2.2 Bố trí thí nghiệm xác định mật độ nuôi gà nhiều cựa thích hợp
Trong thí nghiệm này, gà nhiều cựa được nuôi theo phương thức bán chăn thả.
- Số lượng gà thí nghiệm 01 ngày tuổi: 30 con/lô x 3 lô x 3 lần lặp lại = 270 con
- Các chỉ tiêu theo dõi gồm: tỷ lệ nuôi sống, khối lượng gà qua các tuần tuổi, khả năng thu nhận thức ăn.
Thí nghiệm xác định mật độ nuôi gà nhiều cựa thích hợp được bố trí theo sơ đồ ở bảng 3.2:
Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm mật độ nuôi gà nhiều cựa
TT Diễn giải Lô 1 Lô 2 Lô 3
1 Số gà thí nghiệm (con/lần) 30 30 30
2 Số lần lặp lại (lần) 3 3 3
3 Tổng số gà thí nghiệm (con) 90 90 90
5 Thời gian thí nghiệm (tuần) 20 20 20
3.3.3 Phương pháp thực hiện các chỉ tiêu theo dõi
3.3.3.1 Xác định các chỉ tiêu ấp nở
Chỉ tiêu ấp nở gồm:
- Tỷ lệ trứng có phôi: là tỷ lệ phần trăm giữa số trứng có phôi, được xác định thông qua việc soi kiểm tra trứng ở thời điểm 6 ngày kể từ thời điểm đưa trứng vào ấp, với tổng số trứng đưa vào ấp.
Tỷ lệ trứng có phôi (%) = X/N x
X là số trứng có phôi
N là tổng số trứng đưa vào máy ấp
- Tỷ lệ nở: là tỷ lệ phần trăm giữa số gà nở ra với tổng số trứng có phôi (Tỷ lệ nở/ tổng trứng có phôi) hoặc với tổng số trứng đưa vào ấp (Tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp)
Tỷ lệ nở trên trứng có phôi (%) = Y/X x 100
Hoặc: Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (%) =Y/N x
Y là số gà nở ra
X là số trứng có phôi
N là số trứng đưa vào máy ấp
Tỷ lệ gà con loại I: là tỷ lệ phần trăm giữa số gà con nở ra đạt loại I với tổng số trứng đưa vào ấp, hoặc với tổng số trứng có phôi.
Hoặc: Tỷ lệ gà loại I (%) = Z/X x
X là tổng số trứng có phôi N: là tổng số trứng đưa vào ấp
Z là số gà con nở ra đạt loại I.
3.3.3.2 Tỷ lệ nuôi sống gà nhiều cựa
Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa số gà còn sống đến cuối kỳ trên số gà đầu kỳ trong một khoảng thời gian nhất định Trong thí nghiệm này, khoảng thời gian là tuần.
Trong đó: n là số con còn sống đến cuối kỳ;
N: là số con đầu kỳ
3.3.3.3 Khối lượng gà nhiều cựa qua các tuần tuổi (Sinh trưởng của gà)
Cân từng con vào buổi sáng, trước khi cho ăn và cho uống, vào một ngày cố định trong tuần Cân khối lượng cơ thể gà 1 - 8 tuần tuổi bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ± 1g Cân khối lượng cơ thể gà 9 - 20 tuần tuổi bằng cân kỹ thuật có độ hính xác ± 10g.
Khối lượng gà cân ở các tuần tuổi được ghi vào sổ ghi số liệu thô.
3.3.3.4 Xác định lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày (gam/con/ngày):
Hằng ngày, vào lúc 7 giờ sáng, cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng cho gà ăn Vào lúc 7 giờ sáng hôm sau vét sạch thức ăn còn thừa trong máng, cân lượng thức ăn còn thừa Lượng thức ăn tiêu thụ được tính bằng công thức:
Lượng thức ăn tiêu thụ (gam/con/ngày) = Lượng thức ăn cho ăn (g) - Lượng thức ăn thừa (g)/ tổng số gà (con).
3.3.4 Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gà thí nghiệm
Bảng 3.3 Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gà nhiều cựa
Chế độ ăn Tự do Hạn chế
Chế độ uống Tự do Tự do
(3 - 4 lần: gallon 2 lít) (2 - 3 lần: gallon 8 lít) Chế độ nuôi trống, mái Nuôi chung trống, mái Nuôi tách riêng trống, mái
Bảng 3.4 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gà thí nghiệm
Tuần tuổi 1 - 4 tuần >4 - 8 tuần >8 - 18 tuần >18 - 20 tuần Thành phần Loại TĂ
3.3.5 Biện pháp thú y phòng bệnh:
Trong quá trình thí nghiệm thực hiện đầy đủ quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho gà nhiều cựa.
Bảng 3.5 Lịch dùng vắc xin cho gà thí nghiệm
Bệnh Loại vắc-xin Phương pháp dùng gà vắc-xin
01 ngày Newcastle (NCD) Clone hoặc Lasota Nhỏ mắt, mũi, phun
Viêm phế quản (IB) H 120 Nhỏ hoặc phun
03 ngày Gumboro Nhược độc Cho uống Đậu Nhược độc Chủng máng cánh
Tuần 2 - 3 Newcastle (NCD) Clone hoặc Lasota Nhỏ hoặc phun
Tuần 3 Gumboro Nhược độc Pha nước/cho uống
Tuần 7 Newcastle (NCD) Hệ I Tiêm
Tuần 8 Viêm phế quản (IB) D 1466 Nhỏ mắt
Tuần 12-14 Đậu Nhược độc Màng cánh
Viêm thanh khí quản Nhược độc Nhỏ mắt (IB)
NCD+IB + EDS + Vắc-xin vô hoạt Tiêm cơ Tuần 16-18 Gumboro
(Newcastle + Hội chứng giảm đẻ + Viêm phế quản truyền nhiễm + Viêm khớp + Gumboro)