1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta đến 2010 và 2020

166 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 34,17 MB

Nội dung

Trang 1

CHUYEN Dé BAO CAO TONG HOP

CO Sd KHOA HOG GUA MOT SO VAN DE

TRONG CHIEN LUOG PHAT TRIEN KINH TE - XÃ Hội ¡

CUA NU@eC TA DEN 2010 VA 2020

Hà Nôi, tháng 8 năm 2000

Fơn

Trang 2

DE TAI NGHIEN CCU KHOA HOC CẤP NHÀ NƯỚC

CHUYEN DE BAO CAO TONG HOP

tứ Sử KHOA HOG CUA MOT SO VAN BE

TRONG CHIEN LUUG PHAT TRIEN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA BEN 2010 VA 2020

Chủ nhiệm: TS LƯU BÍCH HỒ

Thu ky: TS NGUYEN XUAN THU

Tham gia nghiên cứu: Chủ nhiệm các chuyên đề nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước

và một số nhà khoa học có liên quan

Trang 3

; nee uy (

MỤC LỤC - ok wht clay wy oat hy _ 0l42lka, ví 4A lạ sáo Hil

Trang

Lời nói đầu 1

Phan I: Một số vấn để lý luận về chiến lược phát triển kinh

tế, xã hội 3

L Quan niệm về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 3

I Tính đa dạng của chiến lược và các loại hình chiến lược

- yêu cầu đối với chiến lược lt

IL Vị trí của chiến lược trong kế hoạch hoá kinh tế vĩ mờ a 1V _ Tác dụng của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 18

Phan II: Cơ sử khoa học của một ấn đề trong chiến lược

phát triển kính tế - xà hội của nước ta đến 2010 và

2020 31

L Cơ sở khoa học xây dung hệ thống quan điểm cơ bản

của chiến lược thời kỳ đến 2010 và 2020 3

A — Phân tích, đánh giá dự bảo các yếu tố bên trong

nén kinh tế và xã hội 3

B — Các yếu tố bên ngoài: Dự báo bối cảnh quốc tế

và khu vực

C _ Quan điểm phát triển và tư tưởng chỉ đạo

II — Cơ sở khoa học hình thành mục tiêu tăng trưởng và

chuyển dịch cơ cấu trong chiến lược đến 2010 và 2020 69 4 Xác định những quan hệ kinh tế cơ bản đã hình

thành làm căn cứ xác định tốc độ táng trưởng cho

giai đoạn sau 76 Xác định tác động của khủng hoảng kinh tế khu

vực, điểm xuất phát năm 2000 của nước tà T6

Đánh giá mội số tác động quốc tế đến táng

trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2010 “3

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Đề tài cấp nhà nước "“Cø sở khoa học của một số vấn để trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta đến năm 2010 và 2020” do V

Chiến lược phát triển chủ trì, đã được triển khai từ cuối năm 1998 Để xây

dựng toàn bộ báo cáo về cơ sở khoa học xây dựng chiến lược, Ban chủ nhiệm Dé tài đã hình thành các chuyên đề nhánh và giao cho các Ban trong Viện

chủ trì nghiên cứu Báo cáo rổng hợp này là một chuyên để của để tài cấp nhà

TƯỚC

Trong báo cáo tổng hợp này, một mật xử lý tổng hợp các nội dưng

chính của các chuyên để đã nghiên cứu, mặt khác nghiên cứu làm rõ một số

vấn dé lý luận và thực tiễn về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội mà

cấp nhà nước yêu cầu như: khái niệm về chiến lược, các loại hình chiến lược

và yêu cầu đối với chiến lược, vị trí chiến lược trong kế hoạch hoá kinh tế vĩ

mó và tác dụng của chiến lược qua xem xét ở một số nước

Báo cáo tổng hợp này không phải là nội dung của một bản chiến lược

phát triển kinh tế, xã hội đến 2010 và 2020 mà chỉ trình bày những căn cứ hoặc cơ sở khoa học của một số vấn để quan trọng trong chiến lược Những

nội dung chiến lược nêu ra trong báo cáo chỉ là để minh hoạ cho việc vận dụng các căn cứ khoa học cho hoạch định chiến lược

Việc nghiên cứu để tài này đúng vào lúc Đảng và Nhà nước ta dang tiến hành xây dựng “Chiến lược phát triển kinh :ổ: xử hội 2001 - 2010 của cả nước trình Đại hội [X Đây là một cơ hội tốt Trong quá trình này, nhiều kết quả nghiên cứu của đề tài được vận dụng để đóng góp vào việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ 2001 - 2010; đồng thời các nghiên cứu của các cơ quan khoa học, của Tiểu ban kinh tế xã hội cũng đã

gợi mở cho việc nghiên cứu Để tài

Báo cáo rồng hợp tập trung vào các nội dung chủ vêu sau đây:

- Cơ sở khoa học xây hệ thống quan điểm cơ bản của chiến lược thời ¥ dén 2010 va 2020

- Cơ sở khoa học hình thành mục tiêu tăng trường và chuyển dịch cơ sấu trong chiến lược đến 3010 và 2020

- Cơ sơ khoa học xác định khả năng phát triển các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế nhắm đạt mục tiêu dễ ra đến 2010 và 2020,

Trang 5

Xây dựng căn cứ khoa học cho hoạch định chiến lược là một công việc khé và mới, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN,

còn rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này Chính vì vậy, Báo cáo không

tránh khỏi có những khiếm khuyết

Trong quá trình nghiên cứu đẻ tài đã có sự đóng góp của tất cả các Ban trong Viện Chiến lược phát triển và sự cộng tác, góp ý của nhiều cán bộ nghiên cứu khoa học của các cơ quan và các trường đại học có liên quan

Chúng tôi xin chân thành cắm ơn

Ban chủ nhiệm chuyên đề

Trang 6

Phản I

| MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

I QUAN NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ

HỘI

1 Khái niệm chiến lược phát triển kinh tế, xã h

1.1 Khái niệm:

Khái niệm “chiến lược” được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quản sư,

sau đó trong lĩnh vực chính trị, Từ những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, khái

niệm chiến lược được sử dụng sang lĩnh vực kinh tế, xã hội “Chiến lược”

thường được hiều là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục tổng thể và trong thời gian dài: đi cùng với khái niệm chiến lược là chiến

thuật được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ mang tính từng mắt

từng thời điểm, từng khu vực nhằm thực hiện chiến lược đã đề ra

Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội (dưới đây gọi tắt là chiến lược)

được xem như là một công cụ nhằm tác động đến bản chất của quá trình phát

triển của một hệ thống kinh tế, xã hội Chiến lược phải có tác dụng làm thay

đổi hệ thống kinh tế - xã hội, từ những thay đổi về lượng đưa đến thay

quan trọng về chất của hệ thống Đó là sự thay đổi về mục tiêu cơ cấu g:

liên với cơ chế hoạt động của hệ thống kinh tế - xã hội Những thay đổi n¡ tạo cho hệ thống kinh tế - xã hội có được những tính chất mới Sự thay đổi

của hệ thống kinh tế - xã hội quốc gia nói chung không thể diễn ra trong một

thời gian ngắn mà đời hồi phải có một thời gian tương đối dài khoảng một vài thập kỹ tuỳ theo những điều kiện và hoàn cảnh cụ thẻ Một hệ thống kinh tế nhỏ hơn như một ngành một vùng lãnh thổ cũng có những biến đổi tương tự, nhưng ở một phạm vi hep hon, thời gian có thẻ ngắn hơn.Trong điều kiện phat triển mạnh mẽ của t ¡ ngày nay, rất khó dự báo đẩy đủ và chính

xác những biến động phức tạp về bối cảnh quốc tế và trong nước nên những

cân cứ cho nghiên cứu chiến lược khó có thẻ "hoàn hảo” như mong nuối Theo cách hiểu của Trung tâm kinh tế Quốc tế của Úc (CIE), có chiến

xây dựng các thẻ chế va tan dụng yếu tố thị trường để đạt được các mục tiêu

phát triển trong đó nhấn mạnh chiến lược phải tính đến các khía cạnh vĩ mô

Trang 7

va vi mô cũng như các khía cạnh chính trị xã hội của các mục tiêu phát triển

và chỉ ra cần phải làm gì để đạt được các mục tiêu để ra

Tổ chức phát triển công nghiệp cuả Liên hợp quốc (UNIDO) cho rằng:

“Thông thường, một chiến lược phát triển có thế mô tả như bản phác thảo

quá trình phát triển nhằm đạt những mục tiêu đã định cho một thời kỳ từ 10 -

20 năm; nó hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách trong việc hay động

và phân bố các nguân lực Như vậy, có thể nói chiến lược cưng cấp một "tâm

nhìn"của một quả trình phát triển mong muốn và sự nhất quản trong các

biện pháp tiến hành Chiến lược có thể là cơ sở cha các kế hoạch phát triển

toàn điện ngắn hạn và trung hạn, hoặc là một nhận thắc tổng quát không bị

rằng buộc của những người trong cuộc trong thời kỳ đó về những triển vọng những thách thúc và những đáp ứng mong muốn”

Qua các điều nêu ở trên, có thể nhận thấy có ba đặc trưng của chiến

lược là:

~ Cho một tâm nhìn dài hạn nói chung là từ 10 năm trở lên, chứ không phải là những mục tiêu, giải pháp rất cụ thể, ngắn hạn

- Lam cơ sở cho những hoạch dịnh (bao gồm cả kế hoạch) phát triển

toàn điện, cụ thể trong tầm trung hạn và ngắn hạn

- Mang tính khách quan, có căn cứ khoa học chứ không chi dựa vào mong muốn chủ quan của những người trong cuộc

Xuất phát từ những đặc trưng trên, chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội được hiểu như là một bản luận cứ có cơ sở khoa học xác định dường hướng phát triển cơ bản của dất nước trong khoảng thời gian 10 năm hoặc dài hơn, nó là căn cứ để hoạch định các chính sách và kế hoạch phát

triển Chiến lược xác định tâm nhìn của mội quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quản về can đường và các giải pháp cơ bản để thực hiệ,

Chiến lược là cơ sở cho xdy dung qui hoạch và các kế hoạch phái triển trung hạn và ngắn hạn Trong qui trình kế hoạch hoá, chiến lược được coi như một định hướng của kế hoạch dài hạn

1.3 Lý do chủ yếu phải có chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội:

Không phải ngấu nhiên mà khái niệm “chiến lược” lại được chuyển nhanh từ quân sự, chính trị sang kinh tế xã hội Trong thực tiến phát triển

Trang 8

yên cầu cấp bách, phải có những nghiên cứu giải quyết một cách toàn diện,

bao quát, đó là:

- Quá trình cơng nghiệp hố của mỗi nước có những đặc thù khác nhau, tuy nhiên đối với nhiều nước trong nhiều thập ký gần đây, CNH không phải là một quá trình tự phát, mà là một quá trình có định hướng của Chính phủ của các quốc gia trong một tầm nhìn bao quát, lâu dài để hướng tới mục tiêu đã lựa chọn

~ Do trình độ phát triển khi bắt đầu CNH còn thấp các nguồn lực trong

nước khan hiếm, đời hỏi phải có sự huy động và phối hợp một cách tốt nhất

để tạo ra hiệu quả cao nhất

- Cơ chế thị trường có những hạn chế, nhất là mật định hướng mục tiêu

và bảo đảm sự cân đối trong hệ thống kinh tế và bảo đảm mục tiêu xã hội

cho nên các tổ chức hay cá nhân không thể chỉ lấy thị trường làm căn cứ ra

các quyết định cho mục tiêu và hướng phát kinh tế - xã hội trong một trién

vọng lâu đài Để khác phục những hạn chế đó, các công ty, các doanh nghiệp

và nhà nước phải xác định mục tiêu, con đường phát triển mong muốn và tạo ra môi trường và các điều kiện tương ứng dể thực hiện cũng tức là hoạch

định chiến lược

~ Cuối cùng, chiến lược cung cấp một tầm nhìn và khuôn khổ tổng quát

cho việc thiết lập các quan hệ hợp tác quốc rế và hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và có hiệu quả

Be Nội dung cơ bản của chiến lược

Qua thực tế nghiên cứu và theo quan niệm cửa số đông các chuyên gia,

các chiến lược gia cho thấy nội dung cơ bản của chiến lược là tổ hợp các yếu

tố sau đây:

4¡-— Cúc quan điểm cơ bản của chiến tác thệ quan điểm

Các quan diểm này vừa có ý nghĩa chỉ đạo xảy dựng chiến lược, vừa là những tư tưởng và “linh hồn” của bản chiến lược mà trong từng phản nội dung của chiến lược phải thể hiện và quán triệt Hệ thống quan điểm thể hiện những nét khái quát, đặc trưng nhất và có tính nguyên tác vẻ mò hình và con dường phát triển kinh tế, xã hội của đất nước hướng tới mục riêu lâu dai

bị-— Hệ thống mục tiêu chiến lược:

Đây là các mục tiêu gắn liền giải quyết các vấn dé cơ ban của kinh té

Trang 9

xoá đói giảm nghèo, hội nhập kinh tế và rút ngấn khoảng cách với các

nước, Những mục tiêu này phải thể hiện một cách tập trung những biến đổi

quan trọng nhất vẻ chất của nên kinh tế và đời sống xã hội, những mốc mới phải đạt tới trên con đường phát triển của đất nước Những mục tiêu tổng

quát bao trùm của chiến lược phải chứa đựng nhiều mục tiêu cụ thể, chẳng

hạn để thoát khỏi tình trạng một nước nghèo và kém phát triển như chiến lược nước ta đến năm 2000 đã xác định, cần phải đạt tới mục tiêu cụ thể như:

thoát ra khỏi khủng hoảng, khắc phục lạm phát, bảo đảm nhu cầu cơ bản của nhân dân, có mức tăng trưởng gấp đôi GDP so với năm 1990 Ngoài ra, phải

có mục tiền về phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.v.v

cì-_ Định hướng và giải pháp chiến lược:

Trong những định hướng và giải pháp chiến lược, bao gồm các loại chủ yếu:

- Định hướng và giải pháp về cơ cấu kinh tế Đây là cơ cấu ngành và Tĩnh vực chủ yếu, cơ cấu thành phần kính tế, cơ cấu lãnh thề của nền kinh tế,

cơ cấu công nghệ gi gắn liền với cơ cấu sản xuất của nền kinh tế Có ý kiến cho

rằng, cơ cấu kinh tế là một nội dung cơ bản của chiến lược vừa thể hiện mục

tiêu, vừa là giải pháp để đạt mục tiêu Cơ cấu kinh tế là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của hệ thống kinh tế - xã hội Mặc dù vậy, cơ cấu kính tế tự nó không nói lên cái đích cuối cùng của sự vận động của hệ thống kính tế - xã

hội Để đạt tới mục tiêu cuối cùng, một hệ thống kinh tế không chỉ cần đến

cơ cấu của nó mà còn cần những cơ chế vận động của nó Cùng một cơ cấu giống nhau hoặc gần giống nhau có thể đạt tới những mục tiêu kinh tế, xã hội khác nhau Điều này có thể thấy rõ sự khác nhau giữa con đường phát triển

kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đang theo „ „

đuổi khác với kinh tế thị trường các nước tư bản hiện nay Do đó cơ cấu kinh dere

tế chỉ nên xem là giải pháp của chiến lược

Trang 10

I

| “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước bao gồm những nội dung chủ yếu sau | ¡ đây:

- Phân tích và đánh giá In cứ để xây dựng chiến lược như: diều kiện tự!

nhiên, tài nguyên, nguồn nhân lực, nguồn vốn; thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; các ¡

kinh nghiệm và bài học rút ra từ quá trình phát 'riển kinh tế - xã hội trong nước và kinh nghiệm quốc tế, bối cành quốc tế, khu vực và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển đất |

nước ]

| - Cụ thể hoá và phát triển dường lối, chính sách của Đảng xác định các quan } điểm cơ bản của Chiến lược phát triển trong thời ky mới j |

- Dé ra mục tiêu tống quát và mục tiẻu chú yêu của thời kỳ Chiến lược

ers sị sử “ > 1

- Cơ cấu kinh tế và các phương hướng chủ yếu trong sự phát triển các ngành, |

tĩnh vực, khu vực của nến kinh tế và xã hội

| giải pháp về cư chế - chính sách bồi dường, khai thác, phát huy, phân hố | và sử dụng các nguền lực phát triển để đạt các mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược

- Các biện pháp tổ chức thực hiện, đưa chiến lược vào cuộc sống.” |

3 Những yếu tố hình thành chiến lược:

Có thể hình dung các mối quan hệ của các yếu tố hình thành chiến lược bao gồm: Hình!: Sơ đồ các yếu tố hình thành chiến lược: Hệ quan điểm Lay Cae cán efcủa Chiến lực P A Trong so dé: A Cée can cu cua chién lược:

- Những kinh nghiệm lịch sử trong phát triển kinh tế, xã hội thỏi cảnh

trong nước và quốc tế) Đây là những bài học kinh nghiệm trong quá trình

ời gian thực hiện chiến lược

10 năm liền kẻ với thời kỳ chiến lược mới M: „ kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới và khu vực, đặc biệt các nước đang phát triển có

điều kiện tương rự với nước ta và các sự kiện quốc tế (thí dụ sự sup dé phe

Trang 11

XHCN: khiing hodng tai chinh, tiên t@.v.v.) có giá trị lớn để nghiên cứu, tham

khảo, rút kinh nghiệm khí xây dựng chiến lược

- Xác định điểm xuất phát về kinh tế xã hội, tức là đánh giá thực trạng

thời điểm mở đầu chiến lược, trả lời các câu hỏi: nến kinh tế đang ở giai đoạn

nào và trình độ nào trong tiến trình phát triển và trong sự so sánh quốc tế

Đánh giá, dự báo các nguồn lực, các lợi thế so sánh và môi trường phát triển trong thời kỳ chiến lược, bao gồm các yếu tố như: vị trí địa lý, tài

nguyên thiên nhiên, đân số và lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn vốn

tài chính

- Đánh giá và dự báo các điều kiện bên ngoài như tác động cña quá trình tồn cầu hố, khu vực hố, nguồn vốn bên ngồi và khả năng mở rộng hợp tác quốc tế, khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ

Từ các điều kiện nêu trên, làm rõ các thuận lợi, thời cơ và khó khăn thách thức đối với sự phát triển trong thời gian tới

Trong sơ đồ: B Các giải pháp chiến lược:

- Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành và lĩnh vực, xã hội; cơ cấu thành phần kinh tế: cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu công nghệ

- Các chính sách và cơ chế quân lý kinh tế, xã hội

4 Đặc điểm của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội

Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội có những đặc điểm riêng, các đặc điểm này thể hiện trong các mối quan hệ và tính da đạng của chiến lược như

sau:

44 Môi quan hệ giữa các yêu tủ vại chải và phí vật chất rong chiến lược:

Có quan niệm nhấn mạnh yếu tố các nguồn lực vật chất là cơ sở quan

trọng nhất để lựa chọn mục tiêu và các giải pháp chiến lược Diéu nay mucn

khẳng định chiến lược không phải là những ý đồ và mong muốn chủ quan mà

phải xác định trên cơ sở xem xét đất nước có cái gì để thực hiện những mục

tiêu, những ý độ chiến lược đã nêu ra Vì vậy, mục tiêu chiến lược phải sát

với thức tiến, không chủ quan duy ý chí Ngay các nước có thời kỳ đạt được

mức răng trưởng kinh tế rất cao như Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan, Thái

Lan, người ta cũng không tự định ra mục tiêu cao ngay lúc ban đầu mà trong

Trang 12

đạt được thành tựu mới Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào yếu tố nguồn lực vat chất

như một cơ sở duy nhất thì không diy đủ và không xác đáng Chiến lược cũng cần thấy hết vai trò rất quan trọng của các yếu tố khác, bao gồm cả những yếu tố là những tác động phi vật chất trong quá trình phát triển như

kinh nghiệm thực tiễn, cơ cấu, cơ chế chính sách, các lợi thế so sánh, môi

trường và mối quan hệ quốc tế.v.v vẼ, vá, tu Pa tess, li a

KT «san 42 Mối quan hệ giữa dịnh hướng, định nh và định lượng của chiến

luge

Như đã nêu ở trên, việc xác định các mục tiêu chiến lược cẩn đạt trong

một thời gian nhất định tự nó đã đồi hỏi phải có sự kết hợp chặt chế giữa các mặt: định hướng, định tính và định lượng, Định tính của chiến lược thực chất là khái quát cao của định lượng Sự biến đổi về chất của một nền kinh tế, xã hội thể hiện rõ nét khía cạnh định tính của chiến lược, phải tạo ra bởi những

biến đổi nhất định về lượng; nếu khơng tính tốn và xác định được những yếu

tố định lượng này thì chiến lược chỉ còn là những quan điểm và tư tưởng phát triển Kinh nghiệm của nhiều nước đã khẳng định điều này, chẳng hạn như Malaysia khi hoạch định chiến lược phát triển đã rất coi trọng việc kiểm kê

các nguồn lực, tính toán khả năng khai thác và huy động các nguồn lực vào

phát triển kinh tế Việc tính toán định lượng của chiến lược /à tink todn 7

mufc độ tổng thể những yếu tố quan trọng nhất tác động đến quá trình phát

triển, trong đó đáng chú ý nhất là các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cân đới

vĩ mô như: tăng trưởng về dân số và lao động; tắng trưởng vẻ GDP và tăng

trưởng về giá trị gia tăng các khu vực nông nghiệp công nghiệp và dịch vụ;

nguồn vốn đầu tư xã hỏi, xuất - nhập khẩu, tỷ lệ tích luỹ; định hướng sự phản

bổ nguồn lực vào các lĩnh vực ưu tiên.v.v Chính nhờ sự tính toán định lượng

này mà chiến lược thể hiện được tính khả thi của nó, khác với các văn kiện

như cương lĩnh hoặc đường lối không cần đến những tính toán này Nhưng

với chiến lược, việc tính toán định lượng chưa đến mức chỉ tiết, đầy đủ, chính

xác như trong kế hoạch dù đó là kế hoạch địh hướng trong cơ chế thị

trường

Kháng định sự cần thiết và mức độ của những tính toán định lượng của

shiến lược, điều cẩn nhấn mạnh là chiến lược trước hết phải có những định J hey hướng đúng Định hướng đúng bao gồm việc chọn đúng vấn để cần giải quyết - và chọn đúng con đường và giải pháp để giải quyết Như vậy chiến lược

mang tính chọn lựa rất cao nên cán phải kết hợp tất cả các yếu tố vật chát và phi vật chất để lựa chọn mục tiêu và giải pháp Kinh tế - xã hội là một hệ thống phúc tạp, trong đó con người, bảo gồm cả công đồng và từng cả nhàn số vai trò quyết định Tìm những biện pháp khơi đậy và huy động lòng nhiệt tình và trí tuệ của con người như một động lực lớn nhất để khai thác, sử dụng tối tru các nguồn lực vật chất khác là một sự định hướng đúng và quan trọng

Trang 13

của chiến lược Điều này đã được chứng minh qua những thành tựu thu được trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ 1991 - 2000 vừa qua

Trong việc xây dựng chiến lược hiện nay, xoay quanh vấn để định hướng, định tính và định lượng vẫn có những ý kiến khác nhau Nhiều người đòi hỏi việc xây dựng chiến lược phải có đủ căn cứ tính toán định lượng chỉ tiết, cũng có nhiều người lại đòi hồi chiến lược có tầm khái quất cao hơn, bớt cụ thể hơn Đòi hỏi chiến lược phải tính toán rất cụ thể và có đủ căn cứ định lượng trong nhiều yếu tố về nguồn lực, nhất là đối với nguồn vốn bèn ngoài (có nhiều yếu tố tác động, rất phức tạp) là điều chưa thể làm ngay được Hơn nữa việc tính toán định lượng kỹ hơn sẽ được giải quyết trong khi xây dựng

kế hoạch 5 nám và hàng nám Đòi hỡi chiến lược có mức khái quát hơn nữa

sở thể dẫn đến sự trùng lặp nhiều hơn với cương lĩnh và (hiếu tính cụ thể cần thiết của chiến lược như một chương trình hành động

4.3 Mối quan hệ giữa giải quyết các vấn để trước mất và lâu đài

Thông thường, chiến lược chỉ đặt ra và giải quyết những vấn đề có tâm thời gian dài hoặc tương đối đài Đó là chiến lược được hoạch định trong tinh hình kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước én định và phát triển bình

thường Song, cũng có nhiều trường hợp không đơn giản như vậy Trong điều

kiện kinh tế xã hội chưa ồn định, còn có khủng hoảng nặng nề (như nước ta

khi bước vào chiến lược thời kỳ 1991 - 2000) thì việc hoạch định chiến lược phát triển phải ứng xử với tình thế phức tạp đó Tức là chiến lược trước hết phải định ra mục tiêu và giải pháp có tính “inñ :hế” để khắc phục tình trạng khủng hoảng, đưa đất nước đi vào quỹ đạo ôn định từ đó mới có điều kiện

phát triển lành mạnh, đạt hiệu quả cao Ở nước ta trước đây cũng đã có nhiều

ý kiến cho rằng, trong khi nền kinh tế, xã hội chưa ổn định, còn khủng hoảng

thì chưa thể xây dựng một chiến lược đài hạn Cũng lại có ý kiến cần xem việc tạo ra sự ổn định chỉ là một giai đoạn ngắn, có thể tách thành một bước riêng, độc lập không gắn vào chiến lược hoặc là một chiến lược tĩnh thế, còn chiến lược dài hạn được xây dựng với giả định đất nước đã ổn định Cả hai ý kiến này đều không phù hợp với cuộc sống thực tế Một cách tiếp cận đúng đã được chứng mình trong việc thực hiện chiến lược 10 nấm (1991 - 2000) là

đặt cả hai quá trình ổn định và phát triển vào một đồng hỗn hop dan xen

nhau Hai mát đó (ổn định và phát triển) tạo điều kiện và làm tiến để cho

nhau, để cùng hướng tới những mục tiêu trước mát và lau đài Sự lựa chọn

những giải pháp tính tới những yêu cầu và những điều kiện thực tế trong từng

¡ doạn ngán, từng bước đi để đạt tới mục liêu cụ thể trong mỏi bước; đống

thời vẫn có những giải pháp chung bao trùm toàn bộ quá trình thực hiện

chiến lược Từ thực tế vừa qua và với quan niệm tiếp cận hệ thống dị đến

kháng định tính thếng nhất khong thé chia cất của các quá trình các giai

Trang 14

từng giai đoạn, từng mảng cấu thành quá trình Đây là một vấn để rất quan

trọng trong phương pháp luận xây dựng chiến lược

II TINH DA DANG CUA CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC LOẠI HÌNH

CHIẾN LƯỢC - YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC

1 Tinh da dang và các loại hình chiến lược

“Theo quan niệm đã nêu trên, nội dung chiến lược rất phong phú và đa dạng, với các loại hình khác nhau Tính đa dạng và sự khác nhau của bản chiến lược do nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong dó chủ yếu căn cứ vào:

- Chế độ chính trị - xã hội và con đường phát triển được lựa chọn có

ảnh hưởng quyết định đến nôi dung của chiến lược Sự khác biệt trên các nét

cơ bản của nội dung chiến lược sẽ được thể hiện khi một quốc gia lựa chọn

cho mình một trong những con đường như: con đường tư bản chủ nghĩa; con

đường dân tộc chủ nghĩa; con đường xã hội chủ nghĩa; con đường xã hội dân

chủ.v.v

- Hoàn cảnh lịch sứ và trình độ phát mriển ở từng gia đoạn của đất nước, gắn với các yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn đó Ví dụ, chiến lược sau thời kỳ kết thúc chiến tranh, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế; chiến lược trong thời kỳ chuẩn bị các tiến để cho cơng nghiệp hố; chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, "tăng

tốc” phát triển kinh tế.v.v Ở các nước đã có trình độ phát triển cao, ứng với

những giai đoạn có những nấc thang khác nhau nữa trong tiến trình phát

triển, thí dụ Đài Loan từ năm 1995 trở lại đây đã để ra chiến lược thúc đẩy tự do hoá kinh tế quốc tế, thúc đẩy việc Đài Loan thành một trung tâm công,

nghiệp khu vực Châu Á Thái Bình Dương

- Gắn với những điều kiện và bối cảnh nêu trên là những mực tiểu chính cân đạt tới của chiến lược Do vậy đã xuất hiện các loại hình chiến

lược như chiến luge dap ứng nhu cảu cơ bản của dân cư; chiến lược vượt qua

tình trạng đói nghèo và kém phát triển: chiến lược giảm bớt tình trạng đói nghèo; chiến lược giảm bớt thất nghiệp tiến tới toàn g lao động; chiến

lược thực hiện còng nghiệp hoá, hiện đại hoá nên kinh tế; chiến lược đuổi kịp

các nước khác hoặc trở thành một cường quốc kinh tế.v.v

- Căn cử vào nguồn lực, có thể xây dựng các loại hình chiến lược với những nội dung khác nhau như: chiến lược dựa vào sức lực bên trong (nội tực); chiến lược dựa vào sức bên ngoài Ingoại iực); chiến lược kết hợp nọi lực và ngoại lực

Trang 15

- Căn cứ vào mô hình cơ cấu kinh tế, có thể xây dựng những loại hình

chiến lược như: chiến lược lựa chọn các ngành hen chốt (ngành mỗi nhọn);

chiến lược phát triển ngành mang lại hiệu quả nhanh nhất, nhiều nhất, chiến

lược thay thế nhập khẩu; chiến lược hướng về xuất khẩu; chiến lược phát

triển tổng hợp và cân đối (phát triển toàn diện), chiến lược hôn hợp

- Trên một giác độ khác, chủ yếu ¿heo chức năng, tác dụng có thể phân

chia thành ba loại chiến lược hoặc ba phản nội dung chính của một chiến

lược là chiến lược tăng irưởng, chiến lược quản Lý và chiến lược con ng¡ớ

Cách phân chia này chỉ có tính tương đổi vì thực tế chúng không thể tách biệt

mà gắn chặt với nhau trong một chỉnh thể Bởi vì thông thường, mọi chiến

lược đều nhằm làm cho đất nước tăng trưởng và phát triển nhanh hơn, đáp

ứng yêu cẩu con người tốt hơn, phát huy được nhân tố con người như một chủ

thể, một động lực cơ bản của chiến lược Và để như vậy, không thể không có

những lý thuyết, mô tình, phương pháp mới trong quản lý kính tế, xã hội Cần lưu ý là "tăng trưởng" và "phát triển" không đồng nhất vẻ khái niệm

"Tăng trưởng" chủ yếu nói đến tốc độ tăng về số lượng của nền kinh tế (tăng, GDP, xuất khẩu, sản lượng lương thực, tăng năng lực sản xuất của các , song không phải mọi "tăng trưởng" đều đưa đến phát triển kinh tế,

Muốn có "phát triển", không những phải có "tăng trưởng" mà còn

phải giải quyết dược những vấn để khác như tạo việc làm, thực hiện phân

phối thu nhập hợp lý, xoá đói giảm nghèo, giảm bớt chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ và các tầng lớp dân cứ, đảm bảo môi trường trong sạch, an sinh

xã hội.v.v Và lại, nếu tăng trưởng mà không đấm bảo những mối tương quan

cân thiết trong hệ thống kinh tế - xã hội sẽ là "tăng trưởng nóng”, sẽ dẫn tới

đổ vỡ - phá vỡ sự ổn định tương đối của hệ thống, do đó sẽ kim him phát

triển Như vậy, tăng trưởng phải nhằm đạt tới mục tiêu phát triển

ông nghiệp hoá, Tổ chúc! c loại hình chiến lược i Tổng kết kinh nghiệm của nhiều nước trong quá mình

{phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDC) đã đưa ra như sau, có thể có nhiễu giá trị để tham khảo vận dụng:

: 1, Tổng trưởng nhanh:

' Một chiến lược dựa trên cơ sở Iöe độ Lăng trưởng nhanh sẽ lập trưng vào việc puản bổ các mguồn đấu tự và nhân lực vào các ngành mà dặc biệt là các phún ngành công \ngiiệp, các hoạt dộng kính tế và các dự đn có mức hoàn vớn cao nhất Muôn dạt được:

(điều này phải hướng mạnn mè vào xuất khẩu ià chủ yếu Nói bật Ở các nước Nhat Ban,

Dai Loan, Han Quoc Singanore Chiến lược này dồi hỏi:

- Hiện quả cao về

Trang 16

~ Phải thu hút được nhiều đầu tư rực tiếp và công nghệ nước ngoài, đác biệt di

với nước đang phát triển,

- Phẩi tạo ra một thị trường trong và ngoài nước chủ động, r [ 1 i Ị

i - Phải nhập khẩu khá nhiều, đặc biệt các cấu kiện, thiết bị và sản phẩm trung gian

((Eăng nhầm mục êu xuất khẩn) i i

|

I

~ Phải nhận được bí quyết công nghệ của nước ngoài j

~ Nhanh chóng tạo ra kết cấu hạ tầng hiện đại (bao gồm cả kết cấu ha tầng kỹ thuật!

và kết cấu hạ tầng xã hội) để hỗ trợ :

| Chiến lược này có những hạn chế:

| - ĐỂ đạt tăng trưởng nhanh phải giảm tối da nhân lực trong các ngành sản xuất, | đặc biệt sản xuất công nghiệp, chịu dư thừa một số lượng lớn lao động không có việc làm

- Bố trí sản xuất, đặc biệt phát triển các xí nghiệp công nghiệp và cáu khu công

nghiệp chỉ có thể tập trung vào các vùng có kết cấu ha tầng phát triển, sẽ làm tăng sự khác,

biệt và chênh lệch giữa các vùng i ~ Tạo xa chênh lệch lớn về thu nhập giữa ede bd phan dan ngành, các lĩnh vực bệnh lệch giữa các

3 Nhằm vào các nhự cầu cơ bẩm:

Một chiến lược phát triển nhằm vào thoả mến các như cáu cơ bản câu nhân dân, sẽ được thực hiện trên cơ sở hướng các nguồn lực vào việc sản xuất và cung ứng cho thị trường trong nước vẻ những như câu hàng lương thực.- thực phẩm cơ bản may mặc thông

jthường, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, các sản phẩm công nghiệp nặng cho nhụ

[trong nước như sắt thép, hoá chất, phân bón.v.v Về cơ bản đây là chiến lược thay thế nhập [khẩn gặp nhiều ở các nước Ấn Độ, Malaysia Indonesia Mianma, Hàn Quốc trong thập | 40 và 60

Đặc điểm hoặc điều kiện tiên quyết để thực hiện loai chiến lược cơ cấu này là:

- Rất chú trọng đến cùng nghiệp dựa tròn nên tảng nong nghiệp Vu tiền phản 22 ' các nguồn đân tư cho những nhớm sản phẩm có liên bè mật thiết với nông nghiệp

i - Quá trình đầu tư thường nhấn mạnh đến những hệ thếng sẵn xuất và phản phối ,hiệu quả đối với việc đáp ứng nho cầu cơ bản trong nước

- Các chính sách vĩ mô phải cho phép tao ra nhu cẩu cao trong quảng đại nhàni cân,Trọng đó chinh sácn ngoại thương trước liết phải hưởng vào việc hồ trợ sân xuất trong ¡ nước, nhằm vào các như cầu trong nước

p nồng thôn có vai tro quan tone

- Cảng nghiệp vừa và nó, dặc biết cong

i Chiến lược này có những nhược điểm lớn:

- Hiệu quả không cao tính cạnh tranh kém

Trang 17

¬ 1

- Phát triển mạnh công nghiệp thoả mãn nh cầu trong nước cũng phải nhập khẩu

nhiều nguyền liệu, máy móc thiết bị 4 - Chỉ dựa vào thí trường nội địa nói chưng là không đủ lớn để kích thích sản xuấti qmạnh mẽ trong nước,

| i

| 3 Dựa trên cơ sở nguồn lực trang nước |

i

| Chiến lược này dựa vào thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên trong nước về: khống! Ìsản, nơng nghiệp, thuỷ hải sẵn, nghề rừng khai thác và chế biển các tài nguyên này cho] lcä thị trường trong nước và ngoài nước, Thường thấy ở các nước có tài nguyên du mở lớnj lyàng Trung Cận Đông Những đặc điểm chủ yếu của chiến lược cơ cấu này là: J ' } - Đẩy mạnh thám dò và khai thác mỏ đặc biệt là các mổ dấu lửa và khí thiền, inhiên :

~ Chú trọng sẵn xuất nơng sản hàng hố bao gồm cả rau quả ' ~ Điều tra chỉ tiết về nghề cá và xây dựng hệ thống các cơ sở đánh bất và nuôi cá

- Điều tra chỉ tiết vẻ rừng, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến về rừng và trồng rùng qui mô lớn va thích hợp - Ưu tiên đầu tư cho chết f i Ï én tài nguyên Irong nước

~ Tăng sường hợp tác quốc tế để có thiết bị hiện đại, qui mô lớn, các bí quyết sản

‡ xuất và các nguồn tài chính, cũng như tìm thị trường thể giới cho các mặt hàng chế biến ! ~ Định hướng xuất khẩu cho các ngành công nghiệp dựa lrên nguồn lực lài nguyên

- Có yêu cầu cao về trình độ chuyên môn lành nghề đối với cơng nghiệp chế biếni Ìtừ tài nguyên, đặc biệt từ tài nguyên khoáng sản Hình thành các dự án cơ bản lớn, đặc? [Piet wong công nghiệp khoáng sản (vốn đầu ự lớn, qui mộ sẵn xuất lớn, thời gian đài! !

- Phải tạo ra nguồn năng lượng điện rất lớn,

- Đặc biệt lưu ý đến mức cao nhất vẻ báo vệ môi mrường sinh thái

Chie những mại han chế lớn:

in lược này

- Không phải bất cứ quốc gia nào cứng só thé 26 nguon thi nguyên dủ lớn đề phát, ‘ign dựa hẳn vào nguồn tồi nguyn trong nước Nước có tài nguyên rồi cũng nhanh chống ¡cạn kiệt,

- Công nghiệp vừa và nhỏ và tạo việc làm tăng mưởng chậm Phát triển nguồn nhản

4 Tap trung vào aio vie lam (toàn dung lao dâng)

Một chiến lược tập trung vào tạo tối da việc làm trong sản xuất thường không nhấn: manh dén hiệu dủa và hợp lác quốc tế, mà chủ yếu tập trung văo các quá tình sản xuấti

Trang 18

|dùng nhiều lao động Thường thấy ở các nước đông đản như ấn Độ, Indonesia, Trung”

Quốc trước thập kỷ 70 i

2 |

Những đặc điểm của chiến lược này là: :

- Các ngành công nghiệp qui mô nhỏ đồng vai trò chủ yếu

+ Hop tác quốc tế ở mức độ thấp, trừ mục dích thành lập một số cơ sở sản xuất lớn liên doanh với các cơng ty nước ngồi

i Ị

|

| ~ Các định hướng xuất khẩu có lựa chọn, với các qui trình sản xuất sử dụng nhiều|

]ao động và các dây chuyển lắp ráp với các linh kiện và vật liệu nhập khẩu, chẳng hạn như|

lap rap điện tử, may mac Ị - Các ngành sản xuất đặc biệt ị công nghệ thích hợp trừ các nhà máy ệ thấp hoặc Ì Ỉ - Công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn được phát triển Ị ¡ 1 Ị †

; Nhu vay, hạn chế cơ bản của chiến lược này là: ị

' - Công nghệ thấp, sản xuất kém hiệu quả, chỉ cạnh anh được ở những sản phẩm"

- Khả năng hợp tác quốc tế thấp

Qua phân tích tính đa dạng của chiến lược và qua tổng kết của ƯNIDO vẻ những ưu điểm, những đồi hỏi và nhược điểm co bản của các loại hình chiến lược, rỡ rằng là một quốc gia không thẻ theo đuổi một mục tiêu được thể hiện ở một loại bình chiến lược riêng biệt nào, bởi lẽ từng loại hình chiến lược nêu trên chỉ đáp ứng từng mặt trong tùng giai đoạn, không đáp

ứng được mục tiêu phát triển tổng thể, toàn điện Các quốc gia nói chung

và Việt Nam nói riêng không thể chỉ đạt tăng truởng nhanh mà lại tạo ra sự

phân hoá xã hội và chênh lệch qúa lớn về mức sống: không thể chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc toàn dụng lao động trong điều kiện nên kinh tế kém hiệu qủa, không có khả náng hội nhập với thế giới và cuối cùng cũng khỏng đáp ứng được nhu cầu: nguồn tài nguyên của nhiều nước đều không đủ lớn để chỉ dựa vào nó mà phát triển nhanh được Trong thực tiễn một chiến lược đúng phải là sự hồn hợp các loại hình trên, trên cơ sở xem xét nhiều chính

sách và phiêu mô hình phát triển khác nhau, để đạt tới sư phát triển đấp ứng, / được cả 3 yêu câu: nhanh hiệu quả bền vững (Ngày nay người ta đặc biệt

nhãn mạnh yêu cầu bẻn vững)

ee Để có chiến lược hỗn hợp cho quá trình CNH, HĐH đất nước như trình

bẩy trên, đồi hỏi phải phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội trong nước, bối cảnh quốc tế, tìm ra những ưu điểm và đặc điểm phù hợp của các khía cạnh cách tiếp cận chiến lược đã nêu ra

Trang 19

Mot chién lugc hon hợp được liểu là:

(1) - Phát triển nhanh, song phải đảm bảo ồn định xã hội, đảm bio bao

vệ môi trường, sình thái (tăng trưởng đi đôi phát triển)

(2) - Đồng thời với xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất thoả mãn nhụ cầu

trong nước một cách có hiệu quả, không sản xuất các sản phẩm tiêu dùng

trong nước với bất cứ giá nào mà phải có chọn lựa trên cơ sở thế mạnh về

nguồn nhân lực, tài nguyên trơng nước, sản xuất với giá sẻ Trong điều kiện

hội nhập, sản xuất hàng hoá thoả mãn nhu cầu trong nước cũng đồng thời

phải cạnh tranh được với hàng ngoại nhập

(3) - Tận dụng triệt để nguồn lực trong nước, song đồng thời tận dụng

tối đa nguồn lực bên ngoài về vốn và công nghệ

(4) - Tận dụng triệt để nguồn tài nguyên, đặc biệt tài nguyên có thế

mạnh để phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩn (như dầu khí, than apatft, đã vôi, cao lanh bô xít.v.v.) để tạo nguồn vốn cho công nghiệp hố, song khơng q đựa vào bán tài nguyên, khai thác cạn kiệt tài nguyên mà khai thác đi đôi với bảo vệ; khai khác, sử dụng và xuất khẩu tài nguyên trên cơ sở có hiệu quả cao Dân đân xuất khẩu thông qua chế biển là chủ yếu, không

xuất nguyên liệu thô

(5) - Tận dụng triệt để nguồn nhân lực, phát tuy thế mạnh nguồn nhân hic trong mọi lĩnh vực sản xuất, đặc biệt đối với nớng nghiệp, lâm nghiệp hải sản và công nghiệp nhỏ, song không chỉ phát huy nguồn nhân lực sẵn có, phải tập trung đào tạo nhằm vào nâng cao tỷ trọng lao động có trình độ kỹ

kỹ

thuật cao, đáp ứng yêu tiếp thu và phát triển khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh Trong từng lĩnh vực, từng

vùng lãnh thổ, từng thời điểm phát triển có thể chấp nhận việc lao động còn

dư thừa ở mức nhất định để phát triển sản xuất trên cơ sở công nghệ cao tạo nắng lực cạnh tranh mạnh với thị trường quốc tế và trong nước

3 Yêu cầu đối với chiến lược:

Chiến lược rất đa dang, với nhiều loại hình khác nhau nên khi xây

dựng chiến lược phải ty theo bởi cảnh và đặc điểm kính tê, xã hội của mỗi

mà chọn lựa cho phù hợp Chính vì vậy yêu cầu đối với chiến lược trước hết cần không đi theo những "lối mòn” trong tư duy và sự hoạch định

Đề chiến lược thật sự mới, sáng tạo, dot pad hực; thì từ hoạch đinh đến

hành động khòng còn tách rời phân cách cẩn cán cứ và xuất phát từ những

yếu tổ chủ yếu sau dây:

Trang 20

- Ta thực tiễn cuộc sống và phát triển của đất nước, tìm ra những vấn đề đang nổi bật và gay gắt, đồng thời cũng chứa đựng những mô hình, kinh nghiệm cho phép giải quyết những vấn đẻ đó

- Từ sự phát triển của thế giới, của thời đại, từ đó thấy được những

thành quả ván minh của nhân loại những xu thế tiến hoá và phát triển, những thách thức và cơ hội, những nguồn lực vật chất và tỉnh thần, những kích

thích, đồi hỏi và đe doa.v.v Tất cả đều tác động vào sự tổn tại và phát triển

của đất nước, cuộc sống của nhân dân Cẩn thích nghỉ, học hỏi, hội nhập, cạnh tranh, chống đỡ, lợi dụng, tìm ra những giải pháp phù hợp trong chiến

lược

- Đối với nước ta, yếu tố rất quan trọng là từ nền tảng tư tưởng của

Đảng, từ lý tưởng XHCN của nhân dân, giữ vững và phát triển định hướng

cho tư duy và hoạch định chiến lược

- Từ truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, cốt cách lối sống và tính cách của dân tộc để kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với thời đại mới, hình thành những nét riêng đặc sắc của chiến lược

Như vậy, chiếp lược ở nước ta là sản phẩm của trí tuệ và ý chí của

Đảng, của nhân dân, của bản sắc văn hoá dân tộc Việc chỉ đạo và tổ chức

tàm chiến lược đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu trên

II VỊ TRÍ CỦA CHIẾN LƯỢC TRONG KẾ HOẠCH HỐ KINH

TẾ VĨ MƠ

Trong qui trình kế hoạch hơá, có hai nội dưng nghiên cứu thích ứng với hai giai đoạn:

- Giai doạn trước khi lập kế hoạch: Bao gồm xáy dựng chiến lược và

qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo ngành lãnh thổ và cả

mước Giai đoạn này chủ yếu đưa ra các mục tiêu vĩ mỏ và quan điểm phát triển kinh tế - xã hội; dự báo những khả năng, định hướng phát triển và

chuyển địch cơ cấu kinh tế: dự kiến các mối quan hệ căn đổi lớn: đưa ra các phương án phát triển và giải pháp thực hiện cho giai đoạn viễn cảnh 10 - năm, có một số mục tiêu có dự báo tới 20 năm

- Giai đoạn lập kể, Trên cơ sở các rdục tiêu vĩ mô và quan điểm phát triển, định hướng p và chuyển địch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thé trong thời gian LÒ - 15 năm và có thể 20 nám, xây dựng thành kế hoạch, trong đó cụ thể hoá các nội dung của chiến lược và quy hoạch, bố trí các bước đi theo các thời kỳ trung hạn và ngắn hạn Trong đổi mới kế hoạch hoá sẽ chuyển dân sang kế hoạch trung hạn là chính có phân ra từng nám, trong

Trang 21

quá tình thực hiện có xem xét điểu chỉnh; giảm nhẹ việc xây dựng và xét

duyệt kế hoạch hàng năm Đặc biệt chú ý và nâng cao chất lượng xây dựng, thấm định kế hoạch và dự án đầu tử bằng nguồn vốn tập trung của Nhà nước dưới hình thức ngân sách cấp phát và tín dụng

Như vậy chiến lược, qui hoạch và kế hoạch có quan hệ mật thiết gắn bó với nhau:

- Chiến lược tạo căn cứ cho qui hoạch và kế hoạch Chất lượng qui hoạch và kế hoạch có được nâng cao, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN của Nhà nước hay không một phần quyết định là do chiến lược có làm được tốt hay không Qua thực tiễn của các nước và nước ta trước đây cho thấy kế hoạch của từng ngành, từng địa phương và cả nước chưa dựa trên

chiến lược nên đã có nhiều hạn chế và trong đầu tư xây dựng đã có không ít

tổn thất, đặc biệt là ở những khu vực tập trung công nghiệp

- Qui hoạch tổng thể kinh tế - xế hội là thể biện và cụ thể hoá chiến

lược phát triển của các ngành, các lĩnh vực và vùng lãnh thổ (gồm vùng, tỉnh,

khu vực ) Qui hoạch là cơ sở để xây dựng kế hoạch, qui hoạch mặt bằng

xây dựng

- Kế hoạch (kế hoạch 5 năm và hàng năm) là sự cụ thé hod chiến

lược và qui hoạch Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch cững là thể hiện và "khảo nghiệm" các kết quả nghiên cứu chiến lược và qui hoạch Trong

thực tế cuộc sống những mâu thuẫn mới, thách thức mới và cơ hội mới luôn

luôn xuất hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch, do đó cũng là

căn cư cho việc điều chỉnh các mục tiêu, bước đi, giải pháp của chiến lược và

qui hoạch

IV TÁC DỤNG CUA CHIEN LUGC PHAT TRIEN KINH TE, XA

HỘI (thông qua xém xét chiến lược ở một số nước Đông â và ASEAN):

Các nhà nghiên cứu về các nước Đông á và Đông Nam á, đều cho rằng những thành công tong qué trình cơng nghiệp hố vừa qua và cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các nước này là do kết quả của việc hoạch định và

thực hiện chiến lược đúng hay sai quyết định

Ở Hàn Quốc:

Hàn Quốc tiến hành cơng nghiệp hố từ năm 1960, trải qua hơn 30 nêm đã trở thành nước công nghiệp Từ tháng 7/1997 trở lại day, Han Quốc chịu tác động lớn của khủng hoảng tài chính - tiên tệ, đất nước gặp rất nhiều khó khăn Người ta không còn nói đến "sự thần kỳ" của "con rồng" Hàn Quốc nữa, mà bất đầu nói đến những sai lắm của cả một số giai đoạn công

Trang 22

nghiệp hoá điều này càng nói lên vai rất to lớn của chiến lược Các Chính Phủ của Hàn Quốc luôn luôn coi trọng việc xây dựng chiến lược, coi đó là đường hướng cơ bản cho các chính phủ dẫn dất đất nước tiến lên trong quá trình phát triển của quốc gia

Trong nền kình tế thị trường, Chính phủ không thể ra mệnh lệnh cho

các công ty tư nhan, vì vậy quá trình kế hoạch hoá mang tính chính sách và

chỉ dẫn là chủ yếu, trong đó tập trung vào chiến lược và các kế hoạch trung

hạn Chiến lược đưa ra các mục riêu và chính sách, thông qua đó khuyến

khích khu vực tư nhân đáng ký thực hiện các dự án phát triển

Đến nay, Hàn Quốc trải qua 3 giai đoạn chiến lược 10 năm và đang bắt đầu giai đoạn chiến lược mới, đó là:

a)- Chiến lược 10 năm (giai đoạn 1962 - 1971):

Nhiệm vụ cơ bản trong giai đoạn chiến lược này là cơng nghiệp hố

theo hướng xuất khẩu, mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng Nhiệm vụ chiến lược này được cụ thể hoá trong 2 kế hoạch 5 năm

- Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962- 1967) tập trung phát triển hạ

tầng như đường, cầu, thuỷ điện, đồng thời chuẩn bị các cơ sở cho quá trình

đẩy mạnh xuất khẩu Trong chiến lược xác định hướng về xuất khẩu và phát

triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhưng trong bước đi kế hoạch 5 năm lần thứ I

này không tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế tác mà chủ yếu lai

là các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu nhằm mục đích làm tiên để cho công nghiệp nhẹ phát triển, đó là các ngành: điện, phân bón sợi hoá học, sợi nylon, loc dau va xi mang

~ Trong bước đi 5 năm lần thứ 2(1967- £971), muc tiéu chủ yếu là thực hiện hiện đại hoá cơ cấu công nghiệp hướng ngoại Chiến lược trong giai

đoạn này là chuyền từ chính sách thay thế nhập khẩu của kế hoạch 5 năm đầu sang đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở công nghệ sử dụng nhiều lao động và có igi trong cạnh tranh với nước ngồi Các ngành cơng nghiệp nhẹ như: vải, cao

su, gỗ dán.v.v được phát triển thành những ngành xuất khẩu chủ yếu Trong

thời kỳ này, Chính phủ lấy mục tiêu tăng trưởng và tăng xuất khẩu làm thước do việc thực hiện chiến lược Tốc độ tăng GNP bình quân năm từ 1966 - 1971

là 9,7% trong đó tốc độ tăng của công nghiệp chế tác là 19,8%, tốc độ tăng

xuất khẩu đạt 40% năm Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ cho xuất

khẩu, giảm thuế, liên kết giữa xuất và nhập khẩu, quản lý chặt hàng nhập khẩu cho riêu dùng Trọng tâm giải pháp chiến lược là huy động vốn trong

đó tập rung huy động vốn trong nước 50%, Chính phủ khuyên khích tiết

kiêm và ý chí làm giàu của nhân dân, tạo ra động lực mạnh cho phát triển.Số vốn còn lại vay mước ngoài và khuyến khích đầu tư trực tiếp

Trang 23

b)- Chién luge 10 nam (giai đoạn 1972 - 1981):

San kế hoạch 5 nấm thứ 2, nên kinh tế trong nước dã tích luỹ được nguồn vốn nhất định nhờ chiến lược hướng ngoai Song nền kinh tế có những

trở ngại đòi hỏi phải thay đổi đường hướng chiến lược: nền kinh tế phụ thuộc

nhiều vào nước ngoài do vay nợ nhiều, xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu

nguyên liệu nên thiếu chủ động Môi trường quốc tế có nhiều thay đổi, chính

sách của Mỹ không còn nhiều ưu đãi cho Hàn Quốc nữa, thêm vào đó khủng hoàng dầu lửa (nấm 1973) tạo ra nguy cơ cho Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào

nguyên, nhiên liệu nước ngoài, đặc biệt đối với Nhật Bản Trước tình hình đó

đời hỏi phải thay đổi chiến lược phát triển, Chính phủ quyết định cải tổ cơ

cấu công nghiệp, tập ung phát triển công nghiệp nặng và hoá chất nhằm

cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị cho các ngành công nghiệp mới, loại dẫn

sự phụ thuộc của ngành công nghiệp mới vào nước ngoài Chiến lược này bao gồm các bước di:

- Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1972 - 1976): Tập trưng vào các ngành công nghiệp nặng cơ bản, tiến hành xây đựng nhà máy thép Pohang (năm 1973 sản xuất † triệu tấn, đến nay công suất 21 triệu tấn), các xí nghiệp hoá dầu, đóng tầu, thiết bị vận tải, đổ dùng điện vô tuyến và bán dẫn

- Kế hoạch 5 năm thứ ‡ (1976 - 1981), tiếp tục thực hiện mục tiêu

chiến lược tạo cơ cấu kinh tế tự lực, thiện công nghệ và táng cường hiệu

quả Chính phủ có các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ các ngành sản xuất máy óc, thiết bị điện tử đóng tầu, luyện kim màu coi đây là ngành công nghiện mới có công nghệ sử dụng nhiều lao động Tuy nhiên do Nhà nước có chủ trương hỗ trợ phát triển công nghiệp nặng mà không chú ý hiệu quả, nhiều

công ty tranh thủ đầu tư vào một số ngành công nghiệp nặng (như máy phát

điện máy xây dựng hạng nặng ) dẫn đến nhiều lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả

ch- Chién heoc I0 năm (giai doan 1982 - 1991):

Giai đoạn chiến lược 10 năm (1972 - 1981) tập trung phát triển công

nghiệp nặng và hoá chất còng nghiệp sử dụng nhiều lao động của Hàn Quốc

không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế :ý lệ lạm phát vào những nám

70 tăng cao đặc biệt là thâm hụt cần cân thanh toán quốc tế lớn Trước bối cảnh này, Chính phủ Hàn Quốc quyết định điều chính chiến lược, trong đó

điều chính cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển các ngớnh công nghiệp có hảm

tượng kỹ thuật cao Nội dựng điều chỉnh cơ cấu trên 4 khía cạnh:

Trang 24

- Tự do hoá và mở cửa nền kinh tế

- Từng bước tư nhàn hố nẻa cơng nghiệp và mở rộng cơ chế thị

trường

- Thúc đẩy cạnh tranh trong nước và quốc tế

Trong bước đi của chiến lược này, các kế hoạch 5 năm lần thứ 5 và thứ 6 tất chú trọng đến các vấn để xã hội, có các chính sách cụ thể về phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống, giảm mức chênh lệch các tầng lớp dân cư

Năm 1996, Hàn Quốc gia nhập khối các nước phát triển (OECD),

chính sau thời điểm này, Han Qué: nh hưởng rất năng của cuộc khủng

hoảng tài chính tiền tệ Nhiều chuyên gia cho rằng, cỉ lược phát triển công - nghiệp nặng của Hàn Quốc là một sai lầm, đây là một trong những

nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng tài - chính tiền tệ nghiêm trọng ở lẽ

Hàn Quốc vừa qua nam

Ở Đài Loan:

Sự phát triển của nền kinh tế Đài Loan đã đạt được những thành tựu to

lớn Tốc độ tăng trưởng trung bình suốt thời kỳ từ năm 1953 đến năm 1995 là 6,49/năm và GDP trên đầu người đã tăng từ 200 USD năm 1952 lên 12.439

USD năm 1995 và khoảng L4.000 USD năm 1996 (theo gid biện hành) Cu‹ khủng hoảng tài chính - tiền tệ vừa qua Đài Loan không bị ảnh hưởng nhiều vẫn giữ được ổn dịnh và răng trưởng khá

Quá trình phát triển kinh tế của Đài Loan gắn tiên với hoạch định đúng

đắn chiến lược của cơng cuộc cơng nghiệp hố với các giai đoạn chiến lược

khác nhan

Trong những nám 1950 (giai đoạn JÖ năm ¡950 - 1960), Dai Loan ap

dụng chiến lược thay thế nhập khẩu với việc phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Trong khi còng nghiệp chế biến thực phẩm đạt trình độ

xuất khẩu thì các xí nghiệp tư nhàn vừa và nhỏ được khuyến khích sản xuất hàng cho thị trường nội địa từ các nguyên liệu trong nước và các bán thành

phẩm nhập ngoại Tốc độ tảng trưởng công nghiệp giai đoạn này đạt trung

bình 11,7 % năm so với 7,6% của toàn bộ nẻn kinh tế

Trang 25

xuất khẩu đạt trung bình 27,4% nấm so với 16.4% táng trưởng của công

nghiệp và 10,2% của toàn nền kinh tế

Nhờ tăng nhanh xuất khẩu, Đài Loan đã có đủ dự trữ ngoại tệ để thực

hiện chiến lược phát triển công nghiệp nặng với hàm lượng công nghệ và vốn

đầu tr cao Vào cuối những năm 1970, Đài Loan thực hiện 10 dự án Quốc

gia lớn bao gồm sản xuất thép, đóng tẩu, hoá dâu, điện, viễn thông, giao

thông vận tải v.v Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thời kỳ này đạt trung bình

14,1% năm và đất nước đã vượt qua bai cuộc khủng hoảng nãng lượng toàn

cầu

“Từ đầu những năm 1980 (giai đoạn 10 năm 1980 - 1990), Đài Loan bá

lược phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp co gi:

gia tăng cao và công nghiệp tiết kiệm năng lượng Việc phát triển khu công

nghiệp - khoa học Hsinchu đã khuyến khích các nghiên cứu và phát triển

{R&D), do đó đã nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm

công nghiệp trên thị trường quốc tế Đến năm 1990 tỷ lệ các sản phẩm công

šm tới 40,2% tổng giá trị xuất khẩu, bao gồm các sản phẩm điện tử, tin học, và thiết bị.v.v đạt tiêu chuẩn quốc tế

Từ đầu những năm 1990 công nghiệp Đài Loan đứng trước các thách thức nghiêm trọng, trong đó có việc tăng giá của đồng Đỏ la Đài Loan, giá

nhân công cao, thiếu lao động, nhu cầu bảo vệ môi trường và sự cạnh tranh

của các nước đang phát triển khác Trong bối cảnh đó, Đài Loan đã áp dụng

chiến lược chuyển các công nghiệp truyền thống ra nước ngoài và phát triển

mạnh các công nghiệp có còng nghệ cao ở trong nước Đài Loan đặt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2000

Để đạt mục tiêu trên, ngày 27 tháng 1 năm 1995, Đài Loan đã tuyên bở các chính sách thúc đẩy phát triển như sau:

+ Chính sách thuế:

Các thuế suất được ấn đính lại nhằm thúc đẩy phát triển Thuế thu nhập công ty cao nhất là 25%, thuế thu nhập cả nhân không quá 40%, thuê nhập khẩu rung bình là 8,89% trong đó dối ng cơng nghỉ ¢ và hàng nông sản là 21,63%,

+ Chink sdch khuyén khích đâu tực

Trang 26

nghiệp quan trọng, khuyến khích cải thiện môi trường, khuyến khích tiết

kiệm năng lượng, khuyến khích công nghệ tái chế, khuyến khích sử lý và tái

dụng nước công nghiệp v.v Các chính sách khuyến khích này được quy định

cụ thể thông qua các chế độ thuế, tín dụng, khen thưởng vật chất v.v

+ Chính sách mở rộng giáo dục và đào lao:

Nhà nước dành thêm tiền đầu tư cho giáo dục và đào tạo nguồn nhân

lực

+ Chính sách cải tiến các khu công nghiệp:

Nhằm sử dụng tốt nhất đất dai khan hiếm và cơ sở hạ tầng các khu

công nghiệp

Để đảm bảo thực hiện tốt các chính sách phát triển kể trên, Chính phủ

đã đề ra 10 biện pháp thúc đẩy sau đây:

1- Thúc đẩy tự do hoá và quốc tế hoá mỏi trường phát triển còng

nghiệp:

Tích cực chuẩn bị các điều kiện gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế như WTO, OECD, APEC, tiếp tục tự do hoá thương mại, giảm nhiều các

biện pháp kiểm tra nhập khẩu v.v

2 Thúc đẩy việc biến Đài Loan thành một Trung tâm công nghiệp khu

vực Châu Á Thái Bình Dương:

Để đạt được mục tiêu này Đài Loan tăng cường hệ thống R&D, giúp đỡ các công ty thực hiện các dự án cỏng nghiệp công nghệ cao, lập kế hoạch xây dựng khu công nghiệp trí tuệ, điều chỉnh chức năng các khu chế xuất.v.v

3- Khuyến khích phát triển 10 ngành còng nghiệp lựa chọn:

Bao gồm: viễn thông, tin hoc, diện tử dân dụng, bán dẫn cơ khí chính xác, tự động hoá, vũ trụ, nguyên liệu, ý tế và kiểm tra thải bụi

4- Thúc đấy hiệp tác trong công nghiệp Š- Năng cac tiêu chuẩn còng nghiệp

6- Cải tiến các biện pháp kiểm tra ô nhiễm mỏi trường công nghiệp

Trang 27

8- Thiết lập mới trường thuận lợi cho đầu tư và khuyến khích đầu tư tư nhân vào công nghiệp chế tác

9- Quản lý thị trường lao động

10- Tang cường tính cạnh tranh còng nghiệp, đặc biệt với Trưng hoa

lục địa

Cũng giống như Hàn Quốc, Đài Loan có những thành tựu khả quan đo

có chiến lược phát triển phù hợp với từng bối cảnh, có mục tiêu tõ ràng và

các bước đi kế hoạch với các chính sách tất cụ thể, chỉ tiết để thực hiện các

mục tiêu Đài Loan còn được xem là thành công trong chiến lược phát triển bền vững

6 Singapore:

Singapore thực hiện công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu vào giữa

những năm 60 Xuất phát điểm của chiến lược này là phân tích đặc điểm của

Singapore cá vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nằm trên dường hàng lãi quốc tế,

có cảng nước sâu vào loại lớn nhất thế giới Vị trí này làm cho Singapore trở thành khu trung chuyển lớn cho Malaysia và Indonexia (70% xuất khẩu của Malaysia qua Singapore) Song điểm yếu là thiếu nguồn tài nguyên trong nước (nước ngọt cũng phải nhập từ Malaysia), thiếu tầng lớp doanh nghiệp trong nước và thị trường trong nước quá nhỏ (chỉ có 3 triệu dân) Thong

thường các nước đều dựa vào lợi thế so sánh của mình để phát triển Điểm

quan trọng trong chiến lược phát triển của Singapore là biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh Với lợi thế so sánh vị trí địa lý thuận lợi, trong giai đoạn đầu chỉ phát triển mạnh khu vực dịch vụ (dịch vụ cảng biển, sân bay, đóng tàu, thương mại, du lịch ), ngoài ra có tý lệ nhỏ nông nghiệp

Từ những năm 70 đến nay, Chính phủ Singapore nhận thấy rằng không

thể chỉ phát triển dựa vào lợi thế trực tiếp, cẩn thiết hoạch định một chiến

lược dựa trên phát triển cân đối giữa ngành dịch vụ và các ngành khác như

phát triển công nghiệp trong mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực Chính nhờ vào nguồn vốn tích luỹ khá trong các giai đoạn trước (tân dụng lợi thế so sánh) và xuất phát từ đặc điểm bối cảnh trong và ngoài nước lúc bấy giờ Chính phủ tập trung vào đào tạo tay nghề cao phát triển các ngành công nghiệp sử dụng ít lao động, công nghiệp sạch có công nghệ hiện

đại, trong đó đặc biệt là công nghiệp điện tử tia học Hình thành các khu

công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài,

Trang 28

phận lớn các ngành quan trong như bưu điện viễn thông, năng lượng, lực lượng khoa học và công nghệ

'Từ nửa cuối những năm 80, tình trạng trì trệ của nên kinh tế do quá tập

trung vào Nhà nước, chiến lược của Singapore được điền chính về mặt giải

pháp, thực hiện có phần hoá mạnh và bán cổ phân cho nhân dân Mặt khác

tiếp tục chú trọng khâu đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, tập trung phát triển khoa học và công nghệ Chính phủ Singapore chủ trương dựa vào các

Tập đoàn xuyên quốc gia để phát triển khoa học công nghệ bằng các biện

pháp: khuyến khích về thuế các sản phẩm công nghệ mới, đưa ra các giải thưởng lớn cho phát mình và các hoạt động nghiên cứu và triển khai, Chính

phủ hỗ trợ hạ tầng cho công nghệ cao, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Với một quốc gia đảo (quốc gia thành phố) nhỏ bé, song có một chiến lược phù hợp, khôn ngoan và năng động, phát triển dựa nhiều vào các cong ty xuyên quốc gìa, kịp thời điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển từ lợi thể so sánh sang lợi thế cạnh tranh nên không để ảnh hưởng của khủng hoảng

tài chính - tiền tệ làm cho chao đảo

Trong thời gian tới, bối cảnh mới đang đặt ra chơ Singapore phải điều chỉnh chiến lược, đó là Malaysia đang xây dựng cảng lớn, 70% số lượng hàng hơá của Malaysia lâu nay xuất qua Singapore sẽ mất đi Chính phủ lại phải tìm ra một lợi thế cạnh tranh mới để phát triển

Ờ Malaysia:

Malaysia là quốc gia có tài nguyên phong phú (thiếc, đâu mỏ, khí đốt

sất, đồng, bỏ xít, cao lanh, vàng), đất nông nghiệp nhiều, trong đó đất đỏ rất

thích hợp trồng cây công nghiệp Đặc điểm của chiến lược phát triển của

Malaysia khác với Hàn Quốc Đài Loan và Singapore (là những quốc gia hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, song tận đụng vị trí địa lý yến tố chính

trị và nguồn nhân lực, đã hoạch định cho mình một chiến lược đúng dẫn dẻ phát triển) là đã tân dung tối đa lợi thế trong nước, kết hợp với thu hút mạnh đầu tư nước ngoài

970: Chính phủ thực hiện chiến lược thay thể nhập khẩu, trong nông nghiệp đi đôi với hình thành các ngành còng nghiệp chế biến mới, tạo điều kiện tư bản nội địa phát triển ttư bản gốc Mã Lai), đồng thời khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tự vào các lĩnh vực công nghiệp

Trang 29

hoá cơ cấu:

mới: 'goài 2 ngành truyền thống là cao su và thiếc, đi vào các ngành

Về nông nghiệp:

+ Phát triển cây cọ dâu là thành công đáng chú ý Đến 1970, Malaysia trở thành nước xuất khẩu đầu cọ lớn nhất thế giới (1,2 triệu tến, bằng 60%

sản lượng của thế giới, chiếm lĩnh 70% thị trường thế giới, đạt 3.9 ty M$)

+ Đẩy mạnh sản xuất lương thực nhằm giảm nhập lương thực là hình thức thay thế nhập khẩu tốt nhất, cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt nông, dan

Về công nghiệp:

Khác phục nên công nghiệp què quất (chỉ có khai khoáng), phát triển

nhanh công nghiệp chế tác Các chính sách được thực hiện trong chiến lược phát triển công nghiệp gồm: ban hành luật các xí nghiệp đi tiên phong trong

cơng nghiệp hố, trong đó miễn thuế 2 - 5 nám cho các ngành sản xuất còn

dang kém phát triển nhưng là ngành rất cần để đáp ứng yêu cầu của đất nước các doanh nghiệp có triển vọng thuận lợi để phát triển các lĩnh vực đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội Đồng thời khuyến khích công nghiệp sử dụng

nguyên liệu trong nước

Tuy giai đoạn chiến lược này thu kết quả khá tốc độ tăng công nghiệp

khoảng 10,22/năm, song văn còn tổn tại: vẫn chủ yếu là thay thế nhập khẩu hàng tiêu dùng, công nghiệp khai khoáng và xuất nguyên liệu vấn là chủ yếu công nghiệp chế tác rất kém Thị trường trong nước nhỏ bé (chỉ khoảng 14 -

15 triệu dân) nên phát triển hạn chế

THời kỳ (376 - (980: Thay đôi mục tiêu chiến lược, từ thay thể nhạp khẩu sang hướng về xuất khẩu trong đó chứ ý chế biến nông sẵn và công nghiệp nhẹ Chiến lược đưa ra hai chính sách cơ bản để điều chỉnh cơ cẩn và được chỉ tiết hoá trong bước đi của 2 kế hoạch 5 năm là: mở cửa thu hút nguồn vốn bén ngoài, đồng thời kích thích tư bản trong nước hướng về xuất khẩu Thay đổi cơ cấu xuất khẩu, năm 1970 xuất cao su, gỗ tròn là chủ yếu đến 1980 chủ yếu xuất đầu mỏ và các sản phẩm cong nghiệp chế tác (4 tổng kim ngạch xuất khẩu) Hàng loạt các ngành công nghiệp được phát triển: ngành công nghiệp điện rữ nám 1980 tâng 192 lần so 1970, nhóm hàng

đệt may, giầy, dép tăng 21 lần, nhóm hàng thực phẩm tăng 4 lần Tạo thay

đổi nhanh trong cơ cấu ngành, công nghiệp từ 19,7% trong GDP nam 1970 lên 23 nam 1980

Trang 30

Thời kỳ từ 1280 đến 1997: Bước vào năm 1980, kết thúc một giai đoạn

chiến lược hướng về xuất khẩu, Malaysia vẫn gặp những khó khản lớn: sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập khấu hoặc gia công

cho tư bản nước ngoài (hàng may mặc, hoá chất, lấp ráp ô tò, hàng điện tử)

nên thực chất giá trị gia tăng rất nhỏ; Công nghiệp cơ bản sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chưa phát triển đúng mức; Cơ cấu công nghiệp rời rạc,

nên kinh tế trong nước thiếu gắn bó với nhau, sản xuất chỉ liên kết với chư

trình sản xuất của các công ty xuyên quốc gia khác nhau, nội lực vẻ khoa

học, công nghệ, nguồn nhân lực không nhiều Trước tình hình đó Chính phủ hoạch định một chiến lược dai hạn mới với mục tiêu:

+ Nhấn mạnh lại thay thế nhập khẩu một số loại tư liệu sản xuất chủ yếu

+ Xây dựng nên kinh tế hiện đạt dựa trên nền công nghiệp nặng sử

dụng nhiều vốn và kỹ thuật cao Về đối ngoại chính phủ Malaysia chủ trương

“nhìn vẻ phương Đông”, học kiểu mẫu Nhật Bản và Hàn Quốc để giảm phụ

thuộc phương Tây

Thực hiện chiến lược này, chính phủ thành lập công ty công nghiệp nặng, thực hiện hàng loạt các dự án phát triển công nghiệp nặng như xi măng, luyện kim, chế tạo máy, sản xuất ô tơ, lọc hố dầu trong đó sản xuất ô tô năm 1990 dat sản lượng 100.000 cái/nấm

Về nông nghiệp, do q trình cơng nghiệp hố nhanh, tình trạng nông dân bỏ ra thành thị rất lớn, năng suất lao động nông nghiệp thấp Trong chiến lược đã không lường hết được vấn để này, trong kế hoạch 5 năm từ 1985, thực hiện các biện pháp hợp nhất đất dai manh mún để kinh doanh trang trại, đâu tư thêm khoa học kỹ thuật và thuỷ lợi, mở rộng qui mô làng để thực hiện đơ thị hố

Đến nãm 1997, Malaysia bị ảnh hưởng nặng của cuộc khủng hoảng tài

ính tiền tệ và cả khủng hoảng chính tị do hàng loạt các nguyên nhàn: tài chính ngân hàng yếu kém, vay ngắn hạn làm hạ tầng, đâu tư vào hạ tổng và

bất động sản quá lớn so với khả năng tài chính của quốc gia, phụ thuộc quá lớn vào đồng đô la Mỹ và nạn tham những phổ biến đó là những sai lầm vừa thuộc về một chiến lược cơ cấu dài hạn, vừa thuộc các giải pháp cụ thẻ

cho các bước đi còn bất cập Chính phủ đang hoạch định và thực thi một

shiến lược mới cho bước tiếp theo

Ở Trung qước:

Chiến lược cơng nghiệp hố mới của Trung Quốc bắt đấu từ 1978 nhằm thực hiện bai sự chuyển đổi có tính chất lịch sử: một là chuyển từ một

Trang 31

xã hội nông nghiệp nông thôn sang xã hội công nghiệp và đô thị; hai là

chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường Những giải pháp cơ bản mang tính chiến lược của chính phủ Trung Quốc là:

phi tập trung hoá, nhân rộng và thực dụng - được nổi bật trong 4 lĩnh vực chủ

yếu, nơi mà công cuộc cải cách đã tác động rất nhiều tới tăng trưởng gồm:

nông nghiệp, công nghiện nông thôn, thương mại và các doanh nghiệp nhà

nước Với một chiến lược đúng đắn đã tạo ra nền kinh tế phát triển nhanh,

trong giai đoạn từ 1978 - 1995, phát triển gấp 4 lần so 15 năm trước, tốc độ

tăng trường GDP trong giai đoạn này đạt bình quân 8% năm Chiến lược mới đạt tăng trưởng nhanh và tiết kiệm cao đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng cơ

cấu, trong vòng 18 năm lực lượng lao động khu vực nông nghiệp đã giảm từ

71% xuống còn 50% (để đạt được sự chuyển địch cơ cấu tương tự như vậy,

Mỹ phải mất 50 năm, Nhật Bản 6D năm) Đồng thời có bước "đại nhảy vọt ra

bên ngoài", nền kinh tế Trung Quốc mở cửa ra bên ngoài theo 3 xu hướng:

- Cải cách hệ thống thương mại,

- Khuyến khích xuất khẩu,

- Chính phủ giảm bớt qui định về đầu tư trực tiếp, vào năm 1993 có tới 9.000 đặc khu kình tế hoặc loại hình tương tự được thành lập trong cả nước

Tuy nhiên, tiến trình thay đổi cơ cấu trong chiến lược có sự khác biệt

giữa các tỉnh, đặc biệt giữa vùng ven biển và vùng sâu trong lục địa và cũng làm trầm trọng hơn sự chênh lệch giữa qông thôn và thành thị, làm cho máu thuẫn mới nảy sinh, đòi hỏi phải có một chiến lược thích ứng

Sự phát triển của Trung Quốc trong hai thập ký qua đặt cơ sở cho

Trung Quốc tiếp tuc tang trưởng cao trong tương lai Song, qua kimh nghiệm của nhiều nước, tốc độ tăng trưởng trong quá khứ là một chỉ báo không mấy đúng về hoạt động trong tương lai Ngay cả những nước được mệnh danh là

“con hổ”, “con rồng" Châu Á, với tốc độ tăng trưởng "ngoạn mục" trong

những năm qua thì vừa qua khi nền kinh tế các nước này đã trưởng thành lại bị khủng hoàng và giảm dân tốc độ, thậm chí tốc độ âm Trung Quốc da lion luôn chú ý đến việc điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tình hình mới Với lợi thế về tỷ lệ tiết kiệm cao, sự ổn định tương đối, thị trường nội địa rộng lớn

và thành tựu cải cách của Trung Quốc là những bước đệm thuận lợi cho phát

triển tương lai, Kẻ hoạch 5 năm lần thứ 9 (1996 - 2000) và chiến lược ¡5 năm

của Trung Quốc để ra đường lối và ưu tiên cơ bản nhằm duy trì tăng trường cao và bên vững với hai nhiệm vụ: tiếp tục chuyển từ nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nẻn kinh trường XHCN có đặc sắc Trung Quốc và

chuyền từ tăng trưởng theo chiểu rộng (đựa vào tăng sản lượng) sang tăng

trưởng theo chiều sâu (nhờ vào tăng năng sĩ ốc độ tăng trưởng vấn phải dat 8%/nam trong 5 nãm tới, Chiến lược đựa ra một chương trình hành động

cho tương lai là:

Trang 32

- Duy tri động lực cho công cuộc cải cách Tập trung cải cách 1.000

doanh nghiệp nhà nước lớn nhất hướng tới tăng trưởng (heo chiều sâu

- Phát triển nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh nông nghiệp - Bảo vệ môi trường

“Thành công của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua gắn liên với việc hoạch định đúng đắn đường hướng chiến lược Theo các chuyên gia Ngân hàng Thế giới thì "hai thập kỷ qua đã chứng kiến quá trình hiện đại hoá

nhanh chóng và chắc chắn không giống bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử lâu đài của Trung Quốc Hai thập ký tới cũng hứa hẹn nhiều điều tương tự"

Xết trên khía cạnh tác dụng của chiến lược và sự thành công của chiến lược của các nước đã nêu trên cho thấy một đôi điều có giá trị tham khảo:

1- Muốn phát triển cần thiết phải có chiến lược rõ ràng, căn cứ khoa học cơ bản là phải phà hợp với đặc điển và trình độ phát triển của quốc gia tân dụng triệt để mọi cơ hội để đạt táng trưởng kinh tế cao Chẳng hạn một lộ

trình công nghiệp hoá 30 nám của Hàn Quốc rất cụ thể gốm: chiến lược 10

năm xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp nhẹ, 10 nam phát triển

công nghiệp nặng và hoá chất, 10 năm phát triển công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao (tuy không thành công hoàn toàn song văn là kinh nghiệm tối)

Đối với Malaysia có tài nguyên phong phú nên cơ sở của chiến lược là tận

dụng lợi thế trong nước, kết hợp thư hút đầu tư nước ngồi

2- Ln ln phải thích ứng với bối cảnh quốc tế và các yếu lố bên ngoài để có các phản ứng đúng dắn và thích hợp của bên trong Thí dụ Hàn

Quốc sau chiến lược 10 năm (1962 - 1971) nền kinh tế có những trở ngại,

phu thuộc nhiều vào bên ngoài, mỏi trường quốc tế có nhiều thay đổi Mỹ không còn tru dãi Hàn Quốc, khủng hoảng đấu lửa, phụ thuộc nhiều vào nguyên liêu, nhiên liệu nước ngoài, đặc biệt đối với Nhật Bản Chiến lược

giai đoạn 1972 - 19§1, đã được hoạch định trên cơ sở đập trưng phát triển cơng nghiệp nặng và hố chất Đến nay tình hình quốc tế thay đổi nhiều với

tiểm lực đã có Hàn Quốc tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao

Chiến lược phải thay đổi kịp thời, mềm dẻo, linh hoạt đồi hỏi phải có Chính phủ mạnh dể diều hành kinh tế, trong giai đoạn đầu Chính phủ phải dan dat lãnh đạo chật càng về sau Chính phủ càng hướng vào tạo môi trường cho thị trường và các lực lượng ngoài nhà nước phát triển

Trang 33

3- Nội dung của chiến lược phải bao gồm những mục tiêu và giải pháp

thích ứng của cả giai đoạn chiến lược (1O nam) và nhiệm vụ các bước đi 5

năm để thực hiện mục tiều chiến lược Qua kinh nghiệm Hàn Quốc,

Singapore, Đài Loan, Malaysia cũng cho thấy sự gắn kết tất yếu giữa chiến

lược với kẻ hoạch trung hạn và bàng năm ngay từ khi xây dựng chiến lược

4- Tất cả những thành công hay thất bại của các chiến lược phát triển

của các quốc gia trong những thập kỹ đã qua đều có thể có bài học kinh

nghiệm cho chúng ta; song, tình hình và cục diện thế giới ngày nay và đi vào thể ký 21 đã thay đổi rất nhiều Tuyệt đối không thể máy móc áp đụng các kinh nghiệm đó Chiến lược cần có sự đột phá mới, thậm chí không có tiễn lệ Đây là điều quan trọng bậc nhất cẩn chứ ý khi hoạch định chiến lược phát

triển của nước ta trong giai đoạn tới

Trang 34

Phan IT

CO SO KHOA HOC CUA MỘT SỐ VẤN ĐỂ

TRONG CHIẾN LUGC PHAT TRIEN KINH TẾ - XÃ HỘI

CUA NƯỚC TA ĐẾN 2010 VÀ 2020

Như đã trình bây phản trên, nội dung của chiến lược bao gồm nhiều vấn để phải nghiên cứu, giải đáp Trong phạm vi của Đề tài, chủ yếu tập

trung nghiên cứu cơ sở khoa học của một số vấn dé cơ bản trong chiến lược là:

-_ Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quan điểm cơ bản của chiến lược thời kỳ đến 2010 và 2020

~_ Cơ sở khoa học hình thành mục tiêu tăng trưởng và chuyển địch cơ cấu trong chiến lược đến 2010 và 2020

~_ Cơ sở khoa học xác định khả năng phát triển các ngành, lnh vực và vùng kinh tế nhằm đạt raục tiêu để ra đến 2010 và 2020 | -_ Cơ sở khoa học phân chia các giai đoạn chiến lược đến 2010 và

2020

1 CƠ SỐ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM CƠ

BAN CỦA CHIẾN LƯỢC THỜI KỲ ĐẾN 2010 VÀ 2020

Các vấn đề và các luận cứ nêu trong phần này nhằm phục vụ cho toàn bộ các nội dung chủ yếu của chiến lược, tuy nhiên vẫn tập trung và trước hết

là để phục vụ cho việc xác định hệ thống quan điểm cơ bản của chiến lược

A _ PHÂN TÍCH, DANH GIA, DU’ BAO CAC YEU TO BEN TRONG

NEN KINH TE VA XA HOL

1 Đánh giá tỉnh hình phát triển kinh tế - xã hoi 10 ndm qua và thực

trạng (điểm xuất phát) cửa nén kinh tế nước ta khi bước vào chiến lược mới

Trang 35

Nội dụng chủ yếu là:

LL Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 19 năm qua

Nhằm xác định các thành tựu và tồn tại của quá trình thực biện chiến lược đã để ra; rút ra những nhận định cơ bản về tình hình phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua; từ đó đánh giá mức độ chuyển biến, mức độ biến đổi trạng thái của nên kinh tế, làm nổi bật những khó khăn và vấn để chủ yếu cần tập trung giải quyết trong chiến lược thời kỳ tới

Có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau xung quanh vấn để

này; ở đây xin nêu ra một cách tiếp cận và đánh giá của những người làm

nghiên cứu tổng hợp về chiến lược

Đất nước ta bước vào thời kỳ chiến lược 1991- 2000 trong hoàn cảnh đầy khó khăn phức tạp: khúng hoảng kinh tế, xã hội trong thập ky 80 chưa

được khác phục; các nguồn lực rất khan hiếm, nên kinh tế hầu như chưa có

tích lũy nội bộ: Mỹ còn bao vây cấm vận; đặc biệt là Liên Xô và chế

XHCN ở Đông Âu tan vỡ Những nam gần đây, lại có khủng hoảng tài chí

tiền tệ khu vực và thiên tai nặng nể mấy nãm liền Cần đặt việc đánh giá

tình hình, thành tựu và yếu kém trong những điều kiện đặc biệt đó mới có thể

lý giải các văn đề một cách đúng đán, toàn điện, để có kết luận khoa học

1.1.1 Những thành nea cơ bản đã đại được qua 10 nắm (1991 - 2000) xảy

dung và phát triển kinh tế, xã hột Việt Nam

Công cuộc đổi mới bắt đầu từ năm 1986 qua mấy năm khởi động đã

thực sự khơi dây những nguồn lực tiểm ẩn và tạo ra những bước phát triển to

lớn Trên bình điện vĩ mô, nổi bật lên các thành tưu cơ bản:

a) - Kinh tế Việt Nam đã dạt được tốc độ tầng trưởng có mức cao nhất từ trước đến nay

Thời kỳ 1991 - 1995 tăng 8,2% (mục tiêu là 3 - 6,5%); thời kỳ 1996 -

2000 tang 6,7% Dự kiến trong 10 năm, tổng GDP tăng bình quân hàng nám

là 7,5% (mục tiêu chiến lược 6,9 - 7.5%, nhưng GĐP bình quân đầu người

chi đạt khoảng 1.8 Jin nam 1990",

- Vé aéng aghiép, trong 10 nim gid tri san xudt tang binh quan hang

năm 5.4% (mục tiêu chiến lược 4 - 4,2%), sản lượng lương thực bình quan

dấu người từ 330 kg nám 1990 lên 35 kg nam 2000, Cây công nghiệp, cây ăn quả tăng nhanh hơn cây lương thực, sản lượng cà phè năm 2000 tăng gấp

Trang 36

5,4 lần so năm 1990; cao su mủ khỏ gấp 4,5 lần; chè gấp 2 lần; mía gấp 3 lân Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp năm 1995 đạt

13,5 triệu đồng/ha, đến năm 2000 dự kiến đạt 17,5 triệu đồng/ha

Thuỷ sản chiếm 10 - 12% giá trị sản xuất nông nghiệp, sản lượng thuỷ

sản tăng bình quân 8,8%/năm, trong đó nuôi trồng tăng 135/năm Sản lượng

thoy sin nam 2000 dự kiến đạt 1,9 triệu tấn, gấp 2,1 lần sản lượng nám 1990

Thuỷ sản đã trở thành ngành xuất khẩu chủ lực, chiếm 25% kim ngạch xuất

khẩu ngành nông nghiệp và khoảng 8 - 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước

Độ che phủ rừng táng từ 28,2% năm 1995 lên khoảng 33% năm 2000 Nhiều nhân tố mới trong nông nghiệp đã xuất hiện, có 1,5 triệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, hơn L1 vạn hộ làm kinh tế trang trại

- Về công nghiệp: giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm thời kỳ

1991 - 2000 là 12,9% (mục tiêu chiến lược để ra 9,5- 12,5%), bước đầu nhiều

Tính vực đã vượt qua thử thách gay gất của cơ chế thị trường, đi dần vào phát

triển ổn định Những sản phẩm có tác động mạnh đến phát triển kinh tế qui mô được mở rộng Trong 10 năm sản lượng đầu thô gấp 6,! lần; điện gấp 3 lần; than sạch vượt ngưỡng 10 triệu tấn, rong đó xuất khẩn 3,5 triệu tấn; thép

cán gấp 13,9 lần; xi măng gấp 4,6 lần; vải các loại gấp 1,3 lần; giấy các loại

gấp 3,8 lần Xuất hiện một số ngành mới có công nghệ tiên tiến như điện tử,

lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất cấu kiện kim loại, tạo ra nhiều sản phẩm xuất

khẩu có giá trị Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng nhanh, năm 2000 ước đạt 9,6 tỷ USD, gấp 7,7 lần giá trị xuất khấu công

nghiệp nám 1990, chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước

~ Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, giá trị các ngành dịch vụ tron; 10 năm tầng 8,2%/năm (mục tiêu 12 - 13%), trơng 5 năm đầu tăng 10,1%,

năm sau tăng 6,4% Về cơ bản đáp ứng như cầu tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, bảo

hiểm phát triển nhanh và có tiến bộ, từng bước có thể hội nhập và cạnh tranh từng phần với các nước trong khu vực

g

- Kết cấu hạ tỉng được xây dựng thêm khá nhiều, nhất là đường giao

thông mang lưới bưu chính viên thông, nguẻn và mạng lưới điện, hệ thong

thuỷ lợi, đề diều; mạng lưới cấp nước cho một số đô thị, khu công nghiệp;

mạng lưới trường học, cơ sở v tế, trang thiết bị phát thanh truyền hình: nhà ở

của dân

bì - Cơ cấu kính tế đã có một bước chuyển dịch Cơ cấu ngành (tính

theo gia trị gia tăng) cố thay đổi đáng kể: nòng nghiệp tăng khá về giá trị

Trang 37

nấm 2000, tương ứng công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,7% lên khoảng 34,5% và dịch vụ từ 38,6% lên 40,5% trong GDP Biểu 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Don vi: %

Cơ cấu ngành Năm | Năm | Năm2000 | Thay đổi

kinh tế 1995 | (mớctính) } sau lÐ năm Tổng số 1000 | 100,0 100,0 : - Nông lâm ngự 272 ~ Công nghiệp và xây dựng 288 | 345 +118 h vụ 40.5 +19 Nguồn: Tổng kết tình hình thực hiện chiến lược 1Ö nắm (1991- 2000}- B6 KU&DT

Cơ cấu theo thành phản kinh tế diễn biến theo chiều hướng phát huy đa

hình thức sở hữu, đa hình thức tổ chức kinh doanh Trong nông nghiệp, kinh tế nhà nước chiếm 3%, còn lại 97% là kình tế dân doanh; trong công nghiệp,

kinh tế nhà nước chiếm 2/3, còn lại là dân doanh; trong khu vực dịch vụ, kinh

tế nhà nước và dân doanh xấp xỉ bảng nhau Nhiều doanh nghiệp nhà nước

sau thời gian chao đảo khi chuyển sang cơ chế thị trường, dân dẫn đã thích ứng với cơ chế mới Kinh tế hợp tác xã một thời gian dài suy giảm, nay đang

tổ chức lại theo luật hợp tác xã Kinh tế hợp tác liên đoanh với nước ngoài

phát triển nhanh chiếm khoảng 32% trong công nghiệp và 10% trong toàn

nên kinh tế Các thành phần kinh tế khác được khuyến khích phát triển, góp

phần đáng kế vào các thành quả kinh tế xã hội

Cơ cấu dầu tư đã có chuyển hướng, chú trọng khai thác lợi thể từng

ngành, tùng vùng để phát triển Tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 1991 - 2000 Khoảng 632 nghìn tỷ đồng (theo mat bằng giá 1995, tương đương khoảng 5

tỷ USD; mục tiêu chiến lược 10 năm là 34 - 45 tỉ USD) Trong đó đầu tr cho

nông nghiệp và nòng thòn ước đạt 65.2 nghìn ¡ý đồng (tương đương §,9 ty

USD), chiếm 10,37% tổng vốn đâu tư toàn xã hội; đầu tư cho công nghiệp

khoảng 264 nghìn tỷ đồng (tương đương 23.3tỷ USD), chiếm 41

vốn; đần tu cho giao thông bưu diện khoảng 5,5 nghìn tỷ đồng (trong đương

ÿ USD), chiếm 15.14% rổng vốn Đầu tư hạ tầng xã hội đã được chú ý hơn “Da có chỉnh sách thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau tài trợ cho các

vùng chậm phát triển, vùng khó khăn Tính rừ 199] - 2000, đầu tư toàn xã

hoi vio ving núi phía Bắc chiếm 7,5%, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm

26%, Bắc Trung Bộ chiếm 8,1%, Duyên Hải miễn Trung chiếm 11.7%, Tay

Trang 38

Nguyên chiếm 4.7%, Đông Nam bộ chiếm 28.1%, Đồng bằng sông Cửu

Long chiếm 14.0% Hai vùng trọng điểm của cả nước (Đồng bằng sông

Hồng và Đông Nam bộ) chiếm 54,1% vốn đầu tư phất triển trong thời kỳ 10

tăm Xu hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã từng bước lan ra các vùng

khác ngoài các vùng phát triển trọng điểm Nếu trong những năm đầu khi có

Luat đầu tư nước ngoài, ở các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án với 20% tổng vốn đầu tư, thì đến hết năm 1999 các tỉnh phía Bắc tu hút trên 30% số

dự ấn với trên 35% vốn đầu tư Đến nay có 59 trong tổng số 61 tỉnh và thành

phố trực thuộc trung ương đã có dự án đầu tự nước ngoài Tốc độ tăng vốn

đầu tư bình quân hàng năm trong 10 năm qua, nhanh nhất là Miễn núi phía

Bic, khoảng 19%/năm, các vùng khác từ 15- 17%/năm

Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ bước đầu có sự chuyển biến theo hướng khai thác thế mạnh từng vùng, hình thành các vùng phát triển trọng điểm Năm 1999, ba vùng kinh tế trọng điểm sản xuất khoảng 48% GDP, 69.2% giá trị gia tăng công nghiệp

Các vùng khó khăn chậm phát triển cũng có những tiến bộ đáng khích lệ, mức sống của bộ phận đáng kể nhân dân được nâng lên Các chương trình

hỗ trợ đầu tư của Chính phủ đã có tác động tích cực, theo con số tổng hợp sơ

bộ, từ năm 1992 đến 1998, tổng vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho nhiệm

vụ phát triển miền núi ước vào khoảng 3000 - 3200 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho các chương trình quốc gia khoảng trên 2000 tỷ đồng và đâu tư cho định canh định cư khoảng 500 tỷ (cả thời kỳ 1986 - 1997 khoảng trên 800 tỷ) Nhiều mặt kinh tế - xã hội của miền núi đã có sự chuyển biến tốt khai hoang được khoảng 200 nghìn ha, trong đó đưa vào sử dựng để trồng cây lâu

năm khoảng 70 - 80% Điện tích rừng được khoanh nuôi khoảng trên 3 triệu

ha, trồng mới được khoảng 65 - 70 vạn ha Hình thành nhiều điểm dân cư

mới Hầu hết các xã miễn núi đã có cơ sở y tế và trường học (tuy nhiên nhà

tam còn nhiều)

Hình thành nhiều vùng sản xuất nông lâm, thuy sản hàng hoá quy mỏ lớn cả ở khu vực đổng bảng và trung du miễn núi như các vùi xuất

Tương thực tập trung ở ĐBSCL và ĐBSH, các ving nudi trang thuy san ở ven

biển, các trung tâm dich vụ nghề cá ở vùng ven biển, các vùng cay cong

nghiệp hàng hoá xuất khẩu cả phè, cao su điểu ở Tây Nguyễn Đông Nam

Bộ và chè, quế, hồi v.v ở Miền núi và Trung du Bắc Bộ Vùng cây ăn quả trước đây mới hình thành ở Đồng bằng ven biên và Đ8SCL nay đã phát triển cả ở TDMN,

Trang 39

Biểu 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thé | ý y ry | Ị | dich | dịch | địch | — | cơcấu | cơcấu | cơcấu vùng vùng vùng 10 năm | 5năm | 5năm | | 1961- | 1991- | 1996 - | 2000! 1995 | 2000 Cơ cấu vùng lãnh thổ GDP (%) 1990 | 1995 -Miểnnũi - Tnngdu | 122 ~ĐÐB Sông Hồng 18 6 [ 20 [= Bac Trung bo (Khu 4) - DH miền trung 7 - Tây nguyên ¡3 ¡ cơ cấu dâu tự TÔ nấm: (1997- 2000)- Vụ Tổng hợp KTQD tháng 4/2000

Đô thị đã được phát triển cả vẻ số lượng và chất lượng Năm 1990 có 461 đô thị đến năm 1998 có 575 đô thị (rong đó có 4 thành phố trực thuộc

"Trưng ương) và dân số đô thị đạt 15 triệu nguời, tỷ lệ đỏ thị hoá khoảng 20% Theo qui hoạch phát triển độ thị Việt nam của Bộ Xây dựng, dự kiến đến

nám 2000 dân số đô thị cả nước lên 19 triệu người, tý lệ đơ thị hố 22%

Tăng trưởng dân số đô thị bình quân 4,2%/nam, voi số tuyệt đối là 0,5 L

người mỗi năm Nhiều đô thị đang chuyển dần rừ chức năng hành chính thuần tuý sang cả chức năng kinh tế theo mức dé khác nhau Vai trò của đô

thị có sự lan toả cả phạm ví không gian và tác động nhất định đến biến đổi vẻ

chất trong phát triển kinh tế, xã hội, chẳng hạn: một số đô thị mang ý nghĩa

trung tâm cấp vùng, tỉnh đã có tác động làm động luc cho ca ving va ca nude

hoặc cho từng tỉnh: nhiều đô thị có tác động thúc đẩy sự phát triển vùng nông thôn xuog quanh; mật độ đô thị tăng lên, năm 1990 ở khu vực đồng bing ven

biển cứ 900 km? có 1 đô thị, đến năm 1998 chỉ khoảng 700 km có 1 đô thị,

Tương ứng ở Trung du Miễn núi nấm từ 1.200 km? có 1 đô thị còn 1000 km”

có | do thi

©) - Chính sách "mở của" và hội nhập thành công, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại, đã đem lại những kết quả rất quan trọng

gan đã mở rộng thương mại sang các thị trường mới, tốc độ

tăng trưởng : xuất khẩu tương đối cao bình quản 5 nám 1991 - 1995 đạt trên

20%, 1997 là 22,7% Do bị ảnh hưởng nặng nẻ của khủng hoảng tài

tệ, nám 1998 xuất khẩu chi tang 2.4% song tinh chung cả thời kỳ

1996 - 2000 vẫn tiếp tục táng trưởng khá Tính cả 10 nắm, giá trị xuất khẩu

Trang 40

tầng gấp 6 lần, gấp 3 lần tăng trưởng GDP Khối lượng các mặt hàng xuất

khẩu chủ lực đều táng khả Thị trường được củng cố thêm, thị trường khu vực

Châu Á chiếm 63% tổng kim ngạch xuất khẩu và gần 74% tổng kim ngạch

nhập khẩu; riêng ASEAN chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và 30%

kừm ngạch nhập khẩu Một số thị trường khác như EU, châu Mỹ, Trung

Đông, hàng xuất khẩu của ta bất đầu thâm nhập và đang được mở rộng dân

Đã thu hút một số lượng khá lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn đầu

tư nước ngoài đã thực hiện trong 5 năm (1996- 2000) khoảng 10 tỷ USD Đến

hết tháng 6 năm 2000 đã thu hút được trên 3.000 dự án với tỏng vốn đầu tư

đăng ký đạt 42,6 tỷ USD, vốn đã thực hiện đạt trên 16,3 tỷ USD (nếu tính cải

liên doanh dầu khí Việt - Xô, vốn thực hiện ước khoảng 17,8 ty USD) Khu

vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà

nước, năm 1995 đạt 195 triệu USD, năm 1999 đạt 271 triệu USD Thụ hút

trên 30 vạn lao động

Việc thu hút và giải ngân ODA ngày càng được cải thiện Trong 10 năm 1991 - 2000 nguồn vốn ODA cam kết khoảng 15 tỷ USD, đưa vào thực hiện gần 6,5 tỷ USD và đã sử dụng thực hiện các mục tiêu phát triển ưu tiên,

trước hết là kết cấu hạ tắng như điện, giao thông vận tải; phát triển nông

nghiệp và nông thơn, xố đói giảm nghèo; ÿ tế, giáo dục; tăng cường năng

lực và thể chế trong lĩnh vực cải cách hành chính, luật pháp, quản lý kinh

tế ; nghiên cứu cư bản (lập qui hoạch, báo cáo nghiên cứn khả thỉ ); hỗ trợ

một số lĩnh vực sản xuất nhự chế biến thuỷ sản, nông sản Nhiều dự án đầu

tư bằng nguồn vốn QDA đã được đưa vào sử dụng, góp phẩn tãng trưởng

kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân như một số đoạn trên quốc lộ LA

đường 5; nhà máy điện Phú Mỹ 2 - l; bệnh viện chợ Rẫy (thành phố Hồ Chỉ Minh); khoa nông nghiệp Đại học Cần Thơ; cảng cá Cát Lở: các cầu nhỏ ở

các tỉnh miễn núi phía Bắc

Từ một nên kinh tế chủ yếu có quan hệ với các nước trong Hội đồng

tương trợ kinh tế (SEV), vượt qua thách thức hiểm nghèo của sự tan vỡ hệ

thống XHCN và SEV, phá thế bị bao vay cấm vận mở rộng quan hệ với hậu

khắp các nước trên thế giới, tạo ra vị thể mới của nước ta trong quan hệ quỏc

tế và trên thị trường Thế giới

Xết về chỉ số xuất - nhập khẩu so với GDP, thể hiện độ mở của nền kinh tế, nước ta đã đạt mức khá cao khoảng trên 80%,

Ngày đăng: 05/10/2023, 21:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN