1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tro_choi_giup_tre_5_-_6_tuoi_phat_trien_kha_nang_sang_tao pot

6 108 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 230,5 KB

Nội dung

Thành phố Hồ Chí Minh, 15/01/2007 21/07/2008 MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật là việc đòi hỏi ở mỗi người lao động phải có khả năng sáng tạo. Do đó nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục là phải giúp trẻ khơi dậy và phát triền khả năng sáng tạo của mình. Vì vậy giáo dục phải chú trọng đến vần đề này đối với trẻ ngay khi còn ở lứa tuổi mầm non. Lứa tuổi mầm non với hoạt động chủ đạo là vui chơi nên tôi xin giới thiệu một số trò chơi mà giáo viên có thể áp dụng trong việc dạy của mình nhằm gây hứng thú cho trẻ, đồng thời cũng giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo. Trong bài viết này tôi chỉ giới thiệu những trò chơi phù hợp với trẻ từ 5 – 6 tuổi 1. Xếp hình tiếp sức * Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị nhiều giấy carton được cắt thành nhiều hình dạng (hình vuông, hình tròn, hình thoi, tam giác, chữ nhật…) với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. * Cách chơi: Các đội thi nhau lựa chọn các mẫu hình dạng bằng carton để xếp thành những hình có ý nghĩa. Lê Thị Hạ Giang 2 21/07/2008 * Tiến hành: - Giáo viên chia lớp thành 3 – 4 đội để thi xếp hình tiếp sức. - Giáo viên phổ biến trò chơi, cách chơi: + Các đội thực hiện cùng 1 lúc. + Mỗi lần mỗi đội cử 1 trẻ lên chọn bất kì các hình dạng nào để xếp thành các hình có ý nghĩa. Mỗi trẻ thực hiện trong 2 phút. Khi nghe cô giáo nói “Thay người” là trẻ đó chạy về đội, trẻ khác trong đội chạy lên thay. Trẻ tiếp theo này có thể xếp tiếp hình của bạn hoặc xếp hình khác. - Cuối cùng giáo viên tổng kết xem mỗi đội có bao nhiều hình có ý nghĩa. * Lưu ý: Giáo viên nên cho trẻ giải thích thêm những hình lạ mắt để hiểu thêm ý trẻ, đồng thời cũng nên hỏi ý kiến của cả lớp xem hình đó có được công nhận không. Ví dụ: Bé có thể giải thích bé xếp ông mặt trờ màu xanh do ông mặt trời bị bệnh vì mấy ngày trước trời cứ mưa. 2. Đi tìm động vật * Chuẩn bị: Giáo viên giới thiệu cho trẻ biết về 3 môi trường sống của động vật: dưới nước, trên mặt đất, trên không. * Cách chơi: - Mỗi đội là 1 môi trường sống. Các đội thi nhau tìm những con vật ứng với môi trường sống mà đội mình đang đảm nhận. Cụ thể + Đội 1 là đội dưới nước. Lê Thị Hạ Giang 3 21/07/2008 + Đội 2 là đội trên bờ. + Đội 3 là đội trên trời. * Tiến hành: - Giáo viên chia lớp thành 3 đội ở 3 góc sao cho 3 đội nhìn thấy mặt nhau (hình tam giác). - Giáo viên phổ biến trò chơi, cách chơi - Mỗi đội không được lặp lại con vật đã nói. * Lưu ý: Để trò chơi thêm sinh động, giáo viên nên cho các trẻ cặp vai nhau. MỖi lần đến lượt của đội mình thì cả đội cùng nhau vừa lắc mông vừa đọc. Ví dụ: Đội 1: “Cá bơi, cá bơi – Dưới nước gọi trên bờ”  Đội 2: “Bò đi, bò đi – Trên bờ gọi trên trời”  Đội 3: “Cò bay, cò bay – Trên trời gọi dưới nước”. 3. Trăng sáng * Chuẩn bị: Giáo viên tập cho trẻ hát thuộc bài hát “Trăng sáng” “Trăng sáng nhà em Nhà em trăng sáng Nhà em trăng sáng Trăng sáng soi Sáng cả nhà em” * Cách chơi: Các đội luân phiên hát bài “Trăng sáng” nhưng sẽ thay thế từ “nhà” thành 1 bộ phận nào trên cơ thể nhưng bộ phận đó phải mang dấu huyền. * Tiến hành: Lê Thị Hạ Giang 4 21/07/2008 - Giáo viên chia trẻ thành 3 – 4. - Giáo viên phổ biến trò chơi, cách chơi. - Giáo viên hát qua 1 lần bằng cách thế từ nhà bằng 1 bộ phận trên cơ thể mang dấu huyền. * Lưu ý: Trò chơi thực hiện khi trẻ đã học về dấu huyền, trong giờ học ôn lại các lại dấu. 4. Hình nào vật ấy * Chuẩn bị: Giáo viên giới thiệu về hai hình dạng mà dự định cho trẻ chơi (chẳng hạn hình chữ nhật, hình tròn). * Cách chơi: Trẻ xếp thành vòng tròn và sẽ nói ra tên đồ vật ứng với hình dạng mà giáo viên nêu ra (mỗi lần chỉ có 1 trẻ nói do giáo viên chỉ định bất ngờ). * Tiến hành: - Giáo viên giới thiệu trò chơi, cách chơi. - Giáo viên ở giữa vòng tròn nói lớn “Chọn hình, chọn hình”  Trẻ vừa đi vòng tròn vừa đáp lại “Hình gì, hình gì?”  Giáo viên trả lời hình mà giáo viên muốn chọn và chỉ định bất ngờ 1 trẻ nào đó trong lớp, trẻ đó phải đáp lại bằng cách trả lời 1 đồ vật tương ứng. Lê Thị Hạ Giang 5 + Giáo viên: “Chọn hình, chọn hình” + Cả lớp: “Hình gì? Hình gì? + Giáo viên: Hình chữ nhật + Trẻ được chỉ định: Cái bàn 21/07/2008 5. Thi tài kể chuyện * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một câu chuyện ngắn gọn, có tình tiết hấp dẫn, càng lạ càng hay. * Cách chơi: Giáo viên kể đoạn đầu của 1 câu chuyện, sau đó nêu ra kết thúc của câu chuyện. Đoạn giữa câu chuyện là đoạn mà trẻ cần tự kể để làm sao để kết thúc câu chuyện như cô đã kể. * Tiến hành: - Giáo viên kể đoạn đầu và đoạn cuối của câu chuyện - Giáo viên chia trẻ thành các nhóm, phân ra các góc lớp để các nhóm hội ý tìm ra đoạn giữa của câu chuyện (khoảng 15 phút) - Sau hi hội ý, các nhóm sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện với đoạn giữa là sang tác của nhóm. Các nhóm vừa kể vừa diễn kịch theo ý của nhóm. * Lưu ý: Giáo viên nên tìm những câu chuyện mà có đoạn giữa là đoạn cần tìm cách giải quyết 1 vấn đề nào đó (Chẳng hạn: Làm sao để chàng trai cứu được mẹ? Làm sao để vịt con về được đến nhà? ) Lê Thị Hạ Giang 6 . dụng trong việc dạy của mình nhằm gây hứng thú cho trẻ, đồng thời cũng giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo. Trong bài viết này tôi chỉ giới thiệu những trò chơi phù hợp với trẻ từ 5 – 6 tuổi 1 Tiến hành: - Giáo viên kể đoạn đầu và đoạn cuối của câu chuyện - Giáo viên chia trẻ thành các nhóm, phân ra các góc lớp để các nhóm hội ý tìm ra đoạn giữa của câu chuyện (khoảng 15 phút) - Sau hi. thực hiện trong 2 phút. Khi nghe cô giáo nói “Thay người” là trẻ đó chạy về đội, trẻ khác trong đội chạy lên thay. Trẻ tiếp theo này có thể xếp tiếp hình của bạn hoặc xếp hình khác. - Cuối cùng

Ngày đăng: 19/06/2014, 17:20

w