1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chuyên dùng giai đoạn 2011 2020 huyện khoái châu tỉnh hưng yên

65 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiện Trạng Và Định Hướng Sử Dụng Đất Chuyên Dùng Giai Đoạn 2011 2020 Huyện Khoái Châu Tỉnh Hưng Yên
Tác giả Vũ Ngọc Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Học
Trường học Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 591 KB

Cấu trúc

  • I. MỞ ĐẦU (7)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (7)
    • 1.2. Mục đích và yêu cầu (8)
      • 1.2.1. Mục đích (8)
      • 1.2.2. Yêu cầu (9)
  • II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (10)
    • 2.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất đai (10)
      • 2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai (10)
      • 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất đai (10)
    • 2.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất đai (11)
    • 2.3. Sự cần thiết và vai trò của đánh giá hiện trạng sử dụng đất đối với việc lập định hướng, quy hoạch sử dụng đất (12)
      • 2.3.1. Sự cần thiết của đánh giá hiên trạng sử dụng đất (12)
      • 2.3.2. Vai trò của đánh giá hiện trạng sử dụng đất đối với quy hoạch sử dụng đất:7 2.4. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai ở nước ta (13)
    • 2.5. Tầm quan trọng của công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất (16)
    • 2.6. Đất chuyên dùng và vấn đề sử dụng đất chuyên dùng (16)
      • 2.6.1. Khái niệm về đất và đất chuyên dùng (16)
      • 2.6.2. Vấn đề sử dụng đất chuyên dùng ở Việt Nam (18)
  • III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
    • 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (20)
      • 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu (20)
      • 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu (20)
    • 3.2. Nội dung nghiên cứu (20)
      • 3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội (20)
      • 3.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất chuyên dùng (21)
      • 3.2.4. Điều tra và đánh giá tình hình quản lý đất chuyên dùng qua các giai đoạn (21)
      • 3.2.5. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng năm 2010 của huyện Khoái Châu (21)
      • 3.2.6. Nghiên cứu, phân tích xu thế biến động của đất chuyên dùng trong giai đoạn 2000 – 2010 (21)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu (22)
    • 3.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu (22)
    • 3.2. Phương pháp xử lý số liệu (22)
    • 3.3. Phương pháp chuyên gia (22)
    • 3.4. Phương pháp minh họa bằng bản đồ (22)
    • 3.5. Phương pháp dự tính dự báo (22)
  • IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (23)
    • 4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (23)
      • 4.1.1. Vị trí địa lý (23)
      • 4.1.2. Địa hình, địa mạo (23)
      • 4.1.3. Khí hậu (24)
      • 4.1.4. Thuỷ văn (26)
    • 4.2. Các nguồn tài nguyên (26)
      • 4.2.1. Tài nguyên đất (26)
      • 4.2.2. Các nguồn tài nguyên khác (27)
    • 4.3. Thực trạng môi trường (28)
    • 4.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Khoái Châu (29)
      • 4.4.1. Tăng trưởng kinh tế (29)
      • 4.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (30)
      • 4.4.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế (31)
        • 4.4.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp (31)
        • 4.4.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (33)
        • 4.4.3.3. Khu vực kinh tế dịch vụ thương mại (34)
      • 4.4.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập (34)
        • 4.4.2.1. Dân số (34)
        • 4.4.2.2. Lao động và việc làm (35)
        • 4.4.2.3. Thu nhập và mức sống (36)
    • 4.5. Tình hình quản lý đất đai (37)
      • 4.5.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó (37)
      • 4.5.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính (38)
      • 4.5.3. Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất (38)
      • 4.5.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (39)
      • 4.5.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng (39)
      • 4.5.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (40)
      • 4.5.7. Thống kê, kiểm kê đất đai (40)
      • 4.5.8. Quản lý tài chính về đất đai (41)
      • 4.5.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản (41)
      • 4.5.10. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (41)
      • 4.5.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm Luật Đất đai (41)
      • 4.5.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết việc khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất (42)
      • 4.5.13. Quản lý các hoạt động công về đất đai (42)
      • 4.6.1. Mục đích (43)
      • 4.6.2. Kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng huyện Khoái Châu năm 2010 (44)
    • 4.7. Tình hình biến động đất đai của huyện Khoái Châu năm 2000 – 2010 (45)
      • 4.7.1. Biến động tổng diện tích đất tự nhiên (45)
      • 4.7.2. Tình hình biến động các loại đất (45)
        • 4.7.2.1. Tình hình biến động đất nông nghiệp (45)
        • 4.7.2.2. Tình hình biến động đất phi nông nghiệp (47)
    • 4.8. Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng năm 2010 (48)
    • 4.9. Định hướng sử dụng đất chuyên dùng của huyện Khoái Châu giai đoạn (52)
      • 4.9.1. Quan điểm sử dụng đất để xây dựng định hướng sử dụng đất chuyên dùng của huyện Khoái Châu giai đoạn 2011 – 2020 (53)
      • 4.9.2. Định hướng sử dụng đất chuyên dùng của huyện giai đoạn 2011 – 2020 (53)
        • 4.9.2.1. Định hướng sử dụng đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (53)
        • 4.9.2.2. Định hướng sử dụng đất quốc phòng an ninh (53)
        • 4.9.2.3. Định hướng sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (54)
        • 4.9.2.4. Định hướng sử dụng đất công cộng (56)
    • 4.10. Biện pháp thực hiện (60)
  • V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (62)
    • 1. Kết luận (62)
    • 2. Đề nghị (63)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................58 (64)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đất chuyên dùng và các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất chuyên dùng trên địa bàn huyện Khoái Châu – Tỉnh Hưng Yên.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiện trạng, tình hình sử dụng đất chuyên dùng và định hướng sử dụng đất chuyên dùng giai đoạn 2011 – 2020 của huyện Khoái Châu – Tỉnh Hưng Yên.

Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội

 Đánh giá điều kiện tự nhiên :

- Điều kiện tự nhiên : Xác định vị trí địa lý, địa hình vùng nghiên cứu, xem xét các điều kiện khí hậu, thời tiết, chế độ thủy văn.

- Tài nguyên thiên nhiên : Tài nguyên đất đai, thảm thực vật và cây trồng.

- Đánh giá điều kiện thuận lợi và hạn chế về điều kiện tự nhiên của huyện.

Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội :

- Dân số và lao động.

- Thực trạng phát triển nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng.

- Thực trạng phát triển nghành thương mại dịch - vụ - du lịch.

- Thực trạng phát triển nghành nông nghiệp và thủy sản.

- Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất chuyên dùng

Tình hình quản lý và sử dụng đất chuyên dùng :

- Đánh giá kết quả về tình hình quản lý và sử dụng đất chuyên dùng của huyện qua các thời kỳ.

- Các vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý và sử dụng đất chuyên dùng, những vướng mắc cần giải quyết.

Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất chuyên dùng trên địa bàn huyện thời gian qua.

3.2.3 Điều tra chỉnh lý xây dựng bản đồ sử dụng đất chuyên dùng huyện Khoái Châu – tỉnh Hưng Yên

- Mục đích xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng.

- Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng.

- Kết quả xây dựng bản đồ hiên trạng sử dụng đất chuyên dùng huyện Khoái Châu – tỉnh Hưng Yên.

3.2.4 Điều tra và đánh giá tình hình quản lý đất chuyên dùng qua các giai đoạn : Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất chuyên dùng ở địa phương qua các giai đoạn theo các nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

- Giai đoạn trước khi có luật đất đai 2003.

- Giai đoạn từ khi có luật đất đai 2003 đến nay.

3.2.5 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng năm 2010 của huyện Khoái Châu

3.2.6 Nghiên cứu, phân tích xu thế biến động của đất chuyên dùng trong giai đoạn 2000 – 2010 :

- Tình hình biến động sử dụng đất chuyên dùng qua các giai đoạn.

- Xu thế biến động của các loại đất chuyên dùng giai đoạn 2000 – 2010.

- Nguyên nhân biến động của các loại đất chuyên dùng giai đoạn 2000 –2010.

Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu

- Thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã có từ trước, đánh giá và lựa chọn các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

- Tiến hành điều tra ngoại nghiệp nhằm kiểm tra và bổ sung những thay đổi cần thiết.

Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê toàn bộ diện tích đất đai của huyện theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Tài nguyên & Môi trường, phân nhóm các số liệu điều tra để xử lí và tìm ra xu thế biến động đất đai.

- Số liệu về thống kê đất đai được xử lý bằng phần mềm EXCEL.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2009 của huyện Khoái Châu được xây dựng bằng phần mềm chuyên ngành.

Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi đưa ra quyết định dự kiến sử dụng đất.

Phương pháp minh họa bằng bản đồ

Dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật hiên hành quy định về việc hướng dẫn công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và qua nghiên cứu tôi tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Khoái Châu năm 2010 bằng phần mềm MicroStation.

Phương pháp dự tính dự báo

Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật biến động đất đai trong quá khứ, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai để đề xuất hướng sử dụng đất của các nghành một cách hợp lý.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Huyện Khoái Châu nằm phía Tây của tỉnh Hưng Yên, với tổng diện tích hành chính của huyện là 13091,55 ha.Có 25 đơn vị hành chính gồm 24 xã và 1 thị trấn Trung tâm huyện lỵ cách Hà Nội hơn 40 km và cách thị xã Hưng Yên (về phía Bắc) khoảng 30 km.

Toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 20 0 45 ’ đến 20 0 55 ’ vĩ độ Bắc và từ

105 0 53 ’ đến 106 0 03 ’ kinh độ Đông Được giới hạn bởi:

- Phía Bắc giáp huyện Văn Giang, Yên Mỹ

- Phía Nam giáp huyện Kim Động.

- Phía Đông giáp huyện huyện Ân Thi và Kim Động

- Phía Tây giáp huyện Phú Xuyên và Thường Tín (Hà Tây), được ngăn cách bởi sông Hồng.

Trên địa bàn huyện có trục đường quốc lộ 39A và đường Dân Tiến - Hà Nội chạy qua Với vị trí địa lý của Khoái Châu đã tạo nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với các địa bàn trong tỉnh, với thủ đô Hà Nội và cả nước, có nhiều cơ hội thu hút đầu tư để phát triển các ngành kinh tế - xã hội thực hiện nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông Độ dốc tương đối của địa hình trên địa bàn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phân 2 vùng:

- Vùng trong đê: Diện tích 9853,12 ha, địa hình bằng phẳng có độ cao từ 2– 4,5m so với mặt nước biển.

Khu vực có độ cao tuyệt đối trên +4m so với mặt nước biển tập trung ở các xã ven đê sông Hồng và phía bắc của huyện.

- Vùng ngoài đê: Diện tích 3233 ha, gồm các xã Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập và một phần diện tích ngoài đê của các xã Bình Minh, Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Kết, Liên Khê, Chí Tân, Nhuế Dương Địa hình phức tạp hơn vùng trong đê, nhiều gò cao, thùng sâu xen kẽ những bãi cao, thấp không đồng đều, bề mặt lượn sóng, dải giáp đê chính đất trũng, nhiều đoạn là nơi chứa nước mặt của khu vực, điều kiện địa hình đã ảnh hưởng nhất định tới khả năng khai thác diện tích đất chưa sử dụng.

Ngoài ra bề mặt đất đai của Khoái Châu còn bị chia cắt bởi 20km đê chính ngăn lũ sông Hồng, đê bao ngoài bãi sông và các thùng đào, thùng đấu xen kẽ do quá trình lấy đất đắp đê, làm giao thông, thuỷ lợi, sản xuất gạch ngói.

Huyện Khoái Châu nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đều nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.

- Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Hưng Yên, các yếu tố khí hậu được thể hiện:

Hàng năm có nhiệt độ trung bình là 23,2 0 C, mùa hè nhiệt độ trung bình là30- 32 0 C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là 36- 38 0 C Mùa đông nhiệt độ trung bình là 17- 20 0 C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2 là 8- 10 0 C.Tổng tích ôn hàng năm là 8503 0 C.

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1750 giờ, số ngày nắng trong tháng là

24 ngày, số giờ nắng trung bình của mùa hè từ 6- 7 giờ trong ngày, mùa đông có từ 3- 4 giờ nắng trong ngày.

Lượng mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn, gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện, mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế.

Khoái Châu chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió đông Bắc thổi vào mùa lạnh và gió đông Nam thổi vào mùa nóng Vào các tháng 6, tháng 7 có xuất hiện đợt gió khô nóng; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 có những đợt rét đậm kéo dài Hàng năm Khoái Châu còn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 3 đến 4 trận bão với sức gió và lượng mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản, làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư trong huyện.

* Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, tháng cao nhất là 92%, tháng thấp nhất là 74%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3, độ ẩm trung bình là 88,4%, tháng khô nhất là tháng 11, độ ẩm trung bình là 74%.

Như vậy, Khoái Châu có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè, lạnh, khô, hanh vào mùa đông Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng và phong phú về sản phẩm Tuy nhiên huyện cũng cần có các biện pháp để phòng chống lụt bão,cũng như hạn hán làm ảnh hưởng xấu để sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, có vậy sản xuất nông nghiệp mới đạt được hiệu quả cao.

Thuỷ văn Khoái Châu chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn, lưu lượng dòng chảy thượng nguồn sông Hồng (chạy dọc từ Bắc xuống Nam với chiều dài 23km là nguồn cung cấp và tiêu thoát nước cho địa bàn huyện và các khu vực nằm ven sông) và mạng lưới sông ngòi chằng chịt gồm sông Cửu Yên, sông Điện Biên, sông Kim Ngưu, sông Từ Hồ, sông Đồng Quê.

Cùng với hệ thống sông ngòi, lại nằm trong hệ thống đại thuỷ nông BắcHưng Hải với hệ thống thủy lợi đảm bảo tương đối chủ động cung cấp nước trong mùa khô hạn và tiêu úng trong mùa mưa lũ Tuy nhiên địa hình thấp, mùa mưa tập trung gặp nước sông Hồng dâng cao nên khả năng tiêu nước hạn chế,úng lụt cục bộ kéo dài, cần có biện pháp chủ động trong giai đoạn tới.

Các nguồn tài nguyên

Theo số liệu tổng kiểm kê năm 2010 thì tổng diện tích tự nhiên của huyện là 13091,55 ha Trong đó:

- Đất nông nghiệp là 8542,25 ha, chiếm 65,25% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp là 4536,63 ha, chiếm 34,65% diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng còn 12,67 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên.

Theo số liệu điều tra nông hóa thổ nhưỡng năm 2000 của Sở Địa chính Hải Hưng cho thấy đất đai của huyện Khoái Châu được chia làm 7 loại sau: a Đất phù sa được bồi, màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu là P h b ): Có diện tích là 133,27 ha, chiếm 1,96% so với diện tích đất trồng cây hàng năm Loại đất này được phân bố ở Đông Ninh, Đại Tập, Chí Tân, Tứ Dân. b Đất phù sa ít được bồi, màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu P h ib ): Với diện tích là 1129,22 ha, chiếm 16,61% diện tích đất trồng cây hàng năm Loại đất này được phân bố ở Đông Ninh, Đông Kết, Đại Tập,Bình Kiều, Chí Tân, Dạ Trạch, Hàm Tử, Nhuế Dương, Tân Châu, ThànhCông, Tứ Dân. c Đất phù sa không được bồi, màu nâu tươi, trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu P h ): Với diện tích 4209,98 ha, chiếm 61,94% so với diện tích đất trồng cây hàng năm Loại đất này được phân bố gần hết các xã trong huyện. đ Đất phù sa không được bồi g lây trung bình hoặc g lây mạnh, màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng (ký hiệu P h g ): với diện tích là

1019,08 ha, chiếm 14,99% so với diện tích đất trồng cây hàng năm Loại đất này được phân bố ở Đồng Tiến, Đại Hưng, Dân Tiến, Hồng Tiến, Liên Khê, Phùng Hưng, Thành Công, Thuần Hưng và Việt Hoà. g Đất phù sa không được bồi ngập nước mưa mùa hè, cấy 1 vụ chiêm (ký hiệu P h vt ): Với diện tích 189,26 ha, chiếm 2,79% so với diện tích đất trồng cây hàng năm Loại đất này được phân bố ở Đông Ninh, Đại Tập, Bình Minh và Liên Khê. e Đất phù sa không được bồi glây mạnh, úng nước mưa mùa hè (ký hiệu J):

Với diện tích là 116,24 ha, chiếm 1,71% so với diện tích đất trồng cây hàng năm. Loại đất này được phân bố ở thị trấn Khoái Châu, Đại Hưng, Phùng Hưng và Bình Kiều.

Nhìn chung đất đai của huyện Khoái Châu giàu dinh dưỡng, phù hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.

4.2.2 Các nguồn tài nguyên khác

Nguồn nước mặt: Nằm trong hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nên Khoái Châu nói riêng và Hưng Yên nói chung có nguồn nước mặt khá dồi dào Nguồn nước ngọt phong phú của hệ thống sông Hồng (sông Hồng có lưu lượng dòng chảy bình quân 6400 m 3 /s chiếm 15% tổng lượng nước sông của cả nước) và các sông khác trong hệ thống nội đồng là điều kiện thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho cả công nghiệp, sinh hoạt và giao thông thuỷ lợi.

Tuy nhiên do Khoái Châu ở vùng hạ lưu của sông Hồng do vậy về mùa cạn việc khai thác và sử dụng nước gặp nhiều khó khăn.

Nguồn nước ngầm: Cũng hết sức phong phú, theo kết quả điều tra nguồn nước ngầm và thực tiễn các giếng khoan tại địa phương cho thấy nguồn nước ngầm có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, cũng như nhu cầu phát triển công nghiệp.

Thực trạng môi trường

Khoái Châu có vị trí thuận lợi, giao thông tương đối thuận tiện Tính đến nay đã có 17 dự án đã được tỉnh phê duyệt, 5 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, dự án làng nghề Liên Khê đã được triển khai xây dựng, toàn huyện có 2323 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Trong quá trình phát triển sản xuất các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề.v.v thải chất thải ngày càng nhiều.

Hệ thống giao thông phát triển, các phương tiện giao thông cơ giới hoạt động tạo ra chất thải độc hại, gây bụi, tiếng ồn quá mức cho phép.

Trong sản xuất nông nghiệp dùng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại.v.v đã để lại tàn dư độc hại trên sản phẩm và đất đai.

Tất cả các vấn đề trên cần dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái trong khu vực.

 Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Khoái Châu cách Hà Nội hơn 40 km và cách thị xã Hưng Yên (về phía

Bắc) khoảng 30 km Có vị trí giao lưu thuận lợi về kinh tế - văn hoá - xã hội với các địa bàn trong tỉnh, với thủ đô Hà Nội và cả nước, có nhiều cơ hội thu hút đầu tư để phát triển các ngành kinh tế - xã hội thực hiện nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Khoái Châu cũng là một huyện có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ và du lịch sinh thái, cơ cấu cây trồng vật nuôi đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường với số lượng và chất lượng tốt.

Với cấu tạo địa hình, địa chất đã hình thành nhiều gò cao, thùng sâu xen kẽ những bãi cao, thấp không đồng đều, bề mặt lượn sóng, dải giáp đê chính đất trũng, nhiều đoạn là nơi chứa nước mặt của khu vực, điều kiện địa hình đã ảnh hưởng nhất định tới khả năng khai thác diện tích đất chưa sử dụng, gây tốn kém chi phí khi phải đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại khu vực thuộc các xã phía ngoài đê của huyện.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Khoái Châu

Trong mấy năm gần đây Khoái Châu đã nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nắm bắt thời cơ thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước sớm hoàn thành và hoàn thành vượt mức những mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đã đề ra từng bước đưa nền kinh tế của huyện đi vào ổn định và trên đà phát triển kết quả được thể hiện:

Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của huyện Khoái Châu.

TT Năm Đơn vị tính Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Qua biểu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong những năm qua có sự chuyển biến khá tốt Điều đó chứng tỏ kinh tế của huyện ngày càng phát triển không ngừng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

4.4.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện mấy năm qua đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ rõ rệt Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại tăng lên, ngành nông nghiệp giảm dần Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo các thành phần kinh tế cũng biến đổi theo Đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã đem lại hiệu quả cao giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành, cũng như tạo thêm công ăn việc làm. Trong những năm tới cần tiếp tục đầu tư phát triển các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại, tăng nhanh tỷ trọng của hai ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện, giảm dần và giữ ở mức ổn định tỷ trọng ngành nông nghiệp Có như vậy Khoái Châu mới nhanh chóng trở thành huyện có nền kinh tế phát triển và đời sống của nhân dân mới được nâng cao.

Qua số liệu thống kê cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện được thể hiện ở biểu sau:

Bảng 3: Hiện trạng cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm.

4.4.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

4.4.3.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp.

Trong những năm gần đây nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển biến rõ nét, trên cơ sở khai thác và phát huy các lợi thế về sinh thái nông nghiệp.

Trong quá trình sản xuất, nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng liên quan đến phần lớn lao động của huyện đã ổn định nhiều năm Đặc biệt là từ khi tái lập huyện, với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nhằm nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm Đất đai được khai thác theo hướng mở rộng thâm canh, phát huy hiệu quả lao động nông nghiệp được sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao hơn.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm đã đạt được:

Nhìn chung cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã chuyển đổi đúng hướng, trong những năm qua nhiều dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã được phê duyệt và đi vào thực hiện đã mang lại hiệu quả cao.

Ngành trồng trọt của huyện đã có sự chuyển biến rõ nét về cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo ra giá trị hàng hoá cao trên 1 đơn vị diện tích năm 2010 đã đạt:

- Đối với vùng nửa lúa, nửa màu dọc theo kênh Tây là 43 triệu đồng/ha đất canh tác, vùng chuyên màu đạt 50 triệu đồng/ha đất canh tác.

- Đối với vùng ngoài bãi sông Hồng đạt 39 triệu đồng/ha đất canh tác.

- Đối với vùng ven đường 39 và phía Nam huyện đạt 36 triệu đồng/ha đất canh tác.

Trong sản xuất nông nghiệp đã chú trọng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho giá trị kinh tế cao Tính đến nay toàn huyện đã sử dụng giống mới, có chất lượng cao và sản xuất năm 2010 năng suất lúa đạt 12,5 tấn/ha, đưa tổng sản lượng cây có hạt đạt 55555 tấn/năm Ngoài cây lúa ra một số xã trong huyện còn trồng một số cây rau màu đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xuất phát từ tình hình thực tế sau khi dồn thửa đổi ruộng, một số diện tích đất thấp, trũng sản xuất kém Huyện đã đưa mô hình trang vườn trại vào sản xuất trên địa bàn Tính đến năm 2010 toàn huyện đã có 560 trang trại được phê duyệt và đi vào sản xuất.

Nhìn chung số diện tích từ trồng lúa có năng suất thấp sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản bước đầu đã cho thu nhập cao.

 Ngành chăn nuôi thuỷ sản.

Cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản cũng được tiếp tục phát triển và đẩy nhanh theo hướng nâng cao chất lượng, số lượng đàn con giống, các chương trình sind hoá đàn bò, lạc hoá đàn lợn, nuôi gia cầm theo kiểu công nghiệp đã và đang được triển khai thực hiện, bước đầu đã đem lại kết quả Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong các khâu giống, thức ăn tổng hợp, phòng trừ dịch bệnh tạo ra năng suất cao đã góp phần nâng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi Phương pháp chăn nuôi công nghiệp bước đầu được áp dụng đối với lợn, gà, cá và các loại đặc sản như: Ba ba, ếch, rắn tạo ra sự phong phú trong sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

Với trên 20km đê sông Hồng và hàng chục km kênh mương đã tạo ra lợi thế trong việc phát triển đàn bò Đến năm 2003 huyện đã sind hoá xong đàn bò với số lượng tăng nhanh Năm 2005 mới chỉ có 3000 con thì đến năm 2010 toàn huyện đã có 5075 con, trong đó có gần 600 con bò sữa, chiếm 30% số bò sữa trong toàn tỉnh. Đàn lợn trên địa bàn huyện cũng cơ bản được nạc hoá, với 79.000 con lợn sữa, trong đó có 3/4 – 7/8 là máu ngoại, bình quân mỗi năm các trang trại đã xuất khỏi huyện từ 3500- 4000 tấn thịt lợn hơi. Đàn gia cầm trong năm qua có xu thế chững lại vì dịch cúm gia cầm Hiện trên địa bàn huyện có khoảng 880.000 con.

Diện tích mặt nước năm 2010 là 857,63 ha bao gồm diện tích các ao hồ trên địa bàn huyện và phần diện tích do chuyển đổi ruộng trũng sang mô hình VAC, việc chăn nuôi ngày càng tiến bộ, nên cho năng suất cao hơn với giá trị ước đạt từ 25-27 tỷ đồng.

Năm 2010 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đạt 540.225 tỷ đồng.

Tóm lại sản xuất nông nghiệp của huyện Khoái Châu mặc dù không ít khó khăn và hạn chế, nhưng đã có những tiến bộ nhất định về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị cao, đặc biệt là mô hình VAC đang được phát huy rất có hiệu quả.

Trong tương lai, khi quy mô diện tích đất sản xuất bị thu hẹp do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp, cần phải khoanh định, duy trì quỹ đất nông nghiệp nhất định kết hợp với việc bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng như tạo tiền đề phát triển cho các ngành kinh tế khác trên toàn huyện.

4.4.3.2 Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Tình hình quản lý đất đai

Từ khi có Luật Đất đai năm 1993 và 2003 ra đời, ngành Địa chính nay là ngành Tài nguyên và Môi trường ngày càng được phát triển và hoàn thiện hơn. Chính phủ đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của ngành từ Trung ương xuống đến các cơ sở.

Sau khi tái lập huyện, Khoái Châu là 1 trong 10 huyện, thị trong tỉnh Hưng Yên, với 25 đơn vị hành chính gồm 24 xã và một thị trấn Khoái Châu, với tổng diện tích tự nhiên là 13091,55 ha Hàng năm việc thực hiện những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả như sau:

4.5.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

UBND huyện thường xuyên tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện các văn bản của Nhà nước về công tác quản lý và sử dụng đất đai như: Công tác giao đất, quản lý đất đai theo quy hoạch.v.v nhằm đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp và đúng luật Vì vậy mà quản lý đất ngày càng chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả.

4.5.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp từ xã đến huyện Phòng Địa chính (nay là phòng Tài nguyên và Môi trường) đã giúp UBND huyện xác định rõ ranh giới, mốc giới, đến nay về ranh giới của huyện đã rõ ràng, ổn định không có gì vướng mắc với các huyện trong tỉnh và tỉnh bạn.

Bản đồ hành chính của huyện đã được xây dựng hoàn chỉnh theo đúng địa giới hành chính 364.

4.5.3 Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

* Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính Đến nay hệ thống bản đồ địa chính huyện Khoái Châu vẫn chưa được đo đạc chính quy Khu canh tác dùng hệ thống bản đồ địa chính cơ sở (bản đồ ảnh hàng không) ở tỷ lệ 1: 2000 Khu dân cư hiện vẫn sử dụng tài liệu đo đạc và chỉnh lý chỉ thị 299/TTG hoặc tài liệu đo đạc (không chính quy) ở tỷ lệ 1:

1000, không có toạ độ và chủ yếu thực hiện bằng phương pháp thủ công.

Nhìn chung hệ thống bản đồ khu canh tác phải được chỉnh lý, điều tra loại ruộng đất và hệ thống bản đồ khu dân cư phải được đo đạc chính quy, kịp thời trong thời gian tới mới đáp ứng được công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

* Đánh giá phân hạng đất

Việc đánh giá điều tra phân hạng đất của tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Khoái Châu nói riêng, hầu như không được sự quan tâm của các cấp, các ngành Vì vậy mà việc đánh giá phân hạng đất còn gặp rất nhiều khó khăn, bởi hiện nay muốn đánh giá huyện phải dùng số liệu, tài liệu đánh giá cũ của tỉnh Hải Hưng, do đó mà mức độ chính xác không được cao.

* Xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Hàng năm các xã, thị trấn tiến hành thống kê đất đai và cứ 5 năm một lần các xã, thị trấn lại tiến hành tổng kiểm kê đất đai Trong quá trình thống kê, kiểm kê các xã đều tiến hành kiểm tra khảo sát, chỉnh lý bản đồ sau đó xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng Trên cơ sở tài liệu hiện trạng các xã, thị trấn cùng huyện xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất của địa phương mình đúng với định hướng phát triển kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng các cấp đề ra.

4.5.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Luật Đất đai năm 2003 đã nêu rõ: “ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai”, thực hiện đúng Luật Đất đai và Thông tư 30 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Theo số liệu báo cáo đã có 3/25 xã, thị trấn đã tiến hành xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã thời kỳ 2011 – 2020, là( An Vĩ, Tân Dân, Hàm Tử), UBND huyện chỉ đạo điều chỉnh bổ sung theo đúng quy định của ngành.

Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của các xã, các ngành Uỷ ban huyện phối hợp với Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường cũng đang tiến hành xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện để trình UBND tỉnh phê duyệt.

4.5.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng

Việc giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho các đối tượng sử dụng đất là một chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai.

Thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ và Nghị quyết số 03 của ban thường vụ tỉnh uỷ Hưng Yên về việc giao đất nông nghiệp, ổn định lâu dài cho các hộ nông dân.

Việc giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất hàng năm được phòng Tài nguyên và Môi trường xem xét trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhìn chung công tác quản lý đất đai của huyện Khoái Châu trong thời gian qua làm khá nghiêm túc, nên việc giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất kịp thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của nhân dân và các tổ chức.

4.5.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Để làm tốt công việc quản lý đất đai thì việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cũng như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một việc làm cần thiết hiện nay.

Năm 2010 đất trong khu dân cư cấp được 376 hộ với diện tích là 9,4 ha ở

Tình hình biến động đất đai của huyện Khoái Châu năm 2000 – 2010

4.7.1 Biến động tổng diện tích đất tự nhiên:

Theo số liệu thống kê từ năm 2000 đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện tăng từ 13086.12 ha lên thành 13091.55 ha, còn lại cột mốc địa giới không có gì thay đổi.

4.7.2 Tình hình biến động các loại đất:

Sự phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số đã gây áp lực lớn đến đất đai và gây ra biến động cả về mục đích sử dụng, diện tích và chủ sử dụng đất. Tình hình biến động đất đai của huyện diễn ra ở tất cả các loại đất Xu hướng chung là giảm diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

4.7.2.1 Tình hình biến động đất nông nghiệp:

Tổng diện tích nông nghiệp của huyện Khoái Châu tính đến 01/01/2010 là8527,54 ha giảm so với năm 2000 là 271,45 ha Xu thế biến động diện tích đất nông nghiệp theo các giai đoạn là khác nhau, giai đoạn 2000 – 2005 diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh, giai đoạn 2005 – 2010 diện tích đất nông nghiệp lại tăng

Bảng 5 Tình hình biến động đất nông nghiệp huyện Khoái Châu giai đoạn

Tổng diện tích tự nhiên 13086.12 13086.12 13091.55

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8214.72 6640.23 7559.46

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7320.32 5795.41 5509.58

1.1.1.1.1 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1232.33 1131.92 1490.23 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 894.40 844.82 2049.88

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 584.27 568.95 968.08

 Đất sản xuất nông nghiệp:

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2000 – 2005 có xu hướng giảm mạnh từ 8214,72 ha, xuống còn 6640,23 ha năm 2005, nhưng đến năm 2010 diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại tăng thành 7559,46 ha Nguyên nhân là do tổng diện tích tự nhiên tăng.

 Đất nuôi trồng thủy sản:

Trong nhưng năm qua huyện đã khuyến khích các hộ gia đình phát triển mô hình kinh tế VAC, tận dụng đất kém hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nên diện tích đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng, trong giai đoạn 2000 –

4.7.2.2 Tình hình biến động đất phi nông nghiệp:

Giai đoạn 2000 đến năm 2010 kinh tế của huyện có nhiều thay đổi, nhất là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng làm cho diện tích đất chuyên dùng tăng lên qua các năm Từ năm 2000 đến năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện tăng 342.81 ha do xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng trường học, trạm y tế, đất vào mục đích xã hội, đất bãi rác…

Bảng 6: Tình hình biến động đất phi nông nghiệp huyện Khoái Châu giai đoạn 2000- 2010

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 4193.8

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1015.9

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 30.55 32.57 32.57

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 63.34 50.09 38.05

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 71.2 96.64 182.61

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2216.9

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 26.20 28.24 31.83 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 108.55 110.75 115.03

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 642.07 673.31 676.52

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 14.62 2.43 2.56

- Đất ở: Diện tích đất ở tăng trong các giai đoạn, giai đoạn 2000 – 2010 tăng 124,09 ha chủ yếu được lấy từ đất nông nghiệp.

- Đất chuyên dùng có xu hướng tăng qua các giai đoạn 2000 – 2010, từ năm 2000 đến năm 2010 tăng 184,22 ha Nguyên nhân chủ yếu là do mở đường giao thông, xây dựng các khu công nghiệp, các trường học, trạm y tế…

- Đất tôn giáo tín ngưỡng nhìn chung tăng nhẹ qua các giai đoạn do việc mở rộng, tu sửa một số đình chùa, miếu nhằm phục vụ nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng nhanh qua các giai đoạn nhằm mục đích đấp ứng nhu cầu tâm linh của người dân Trong những năm gần đây, nghĩa trang nghĩa địa được tôn tạo, quy hoạch hợp lý.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng trong giai đoạn 2000 – 2010 cũng tăng, phục vụ nhu cầu nước tưới cho nhân dân Nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp khác có xu hướng giảm qua các giai đoạn từ 14,62 ha năm 2000, xuống còn 2,56 ha năm 2010.

Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng năm 2010

Diện tích đất chuyên dùng toàn huyện có 250,08 ha, chiếm 56% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 19,4% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.Trong đó chủ yếu là đất có mục đích công cộng (2315,08 ha), đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ( 182,61 ha).

Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng huyện Khoái Châu năm 2010

Thứ tự Mục đích sử dụng Mã

Diện tích toàn huyện (ha)

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 38.05 1.50

2.2.1.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp NN TSC 38.05 100.00

2.2.1.2 Đất trụ sở khác TSK 0.00 0.00

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 182.61 7.19

2.2.4.1 Đất khu công nghiệp SKK 0.00 0.00

2.2.4.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 70.05 38.36

2.2.4.3 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0.47 0.66

2.2.4.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 112.09 61.38

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2315.08 91.14

2.2.5.3 Đất công trình năng lượng DNL 10.98 0.47

2.2.5.4 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 2.54 0.11

2.2.5.5 Đất cơ sở văn hóa DVH 16.09 0.70

2.2.5.6 Đất cơ sở y tế DYT 9.34 0.40

2.2.5.7 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 75.96 3.28

2.2.5.8 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 23.32 1.01

2.2.5.9 Đất cơ sở nghiên cứu khoa học DKH 0.00 0.00

2.2.5.10 Đất cơ sở dịch vụ về xã hội DXH 0.00 0.00

2.2.5.12 Đất có di tích danh thắng DDT 15.48 0.67

2.2.5.13 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 9.47 0.41

Phân tích hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng qua bảng 2 ta thấy như sau:

- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp là 38,05 ha Diện tích này chủ yếu sử dụng để xây dựng các công trình, trụ sở cơ quan Nhà nước của huyện, các đơn vị hành chính xã như: UBND huyện và xã, chi cục thú y, chi cục thuế, HĐND, kho bạc, ủy ban dân số gia đình và trẻ em…

- Đất quốc phòng có tổng diện tích là 4,09 ha, chiếm 0,16% tổng diện tích đất chuyên dùng, bao gồm các cơ quan quân đội, trường bắn… phân bố đều tại

24 xã, thị trấn trên toàn huyện Trong những năm qua, loại đất này phần lớn đã được khoanh định ổn định về ranh giới sử dụng với các loại đất.

- Đất an ninh có tổng diện tích là 0.25 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất chuyên dùng, bao gồm các cơ quan công an, phân bố đều tại 24 xã, thị trấn trên toàn huyện Trong những năm qua, loại đất này phần lớn đã được khoanh định ổn định về ranh giới sử dụng với các loại đất.

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích là 182.61 ha, chiếm 7,19 % tổng diện tích đất chuyên dùng toàn huyện Chủ yếu là đất cơ sở sản xuất kinh doanh (70.05 ha) và đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ (112,09 ha), phần nhỏ còn lại là đất cho hoạt động khoáng sản (0,47 ha) Loại đất này thuộc quỹ đất của các tổ chức kinh tế đang hoạt động trên địa bàn huyện.

- Đất có mục đích công cộng có tổng diện tích là 2315.08 ha, chiếm 91,14 % diện tích đất chuyên dùng của huyện.

+ Đất có mục đích công cộng chủ yếu phân bố tại đất giao thông 1085.86 ha ( được sử dụng và phân bố thuận lợi chiếm 46,90 % diện tích đất công cộng), và đất thủy lợi 1061.99 ha, chiếm 45,87% diện tích đất chuyên dùng Tuy diện tích đất thủy lợi là khá cao nhưng việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp vài năm trở lại đây vẫn không đạt yêu cầu của thực tế một phần do tời tiết thay đổi thất thường, mùa khô mực nước thấp hơn nhiều so với hệ thống trạm bơm Qua đó ta có thể dễ dàng nhận thấy đất giao thông và đất thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

+ Đất công trình năng lượng có diện tích là 10,98 ha Nguồn điện cung cấp chính cho sinh hoạt và sản xuất, lấy từ trạm giảm áp trung gian của huyện, cùng hệ thống đường dây và các trạm biến áp tiếp theo, 100% số xã, thị trấn có điện, trạm biến áp, 100% số hộ được dùng điện Nhìn chung hệ thống truyền dẫn công trình năng lượng tương đối đầy đủ và đang được hiện đại hóa, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

+ Đất công trình bưu chính viễn thông của toàn huyện có diện tích 2,54 ha, bao gồm các bưu điện trung tâm huyện và các bưu điện văn hóa xã, được phân bố trên tất cả các xã trong cả huyện.Đáp ứng tốt nhu cầu thông tin, liên lạc cho nhân dân trong huyện và ngày càng được hiện đại hóa.

+ Đất cơ sở văn hóa có diện tích 16,09 ha, chiếm 0,7% tổng diện tích đất công cộng của huyện, bình quân chung đất cơ sở văn hóa của huyện là 0,59 m 2 /người vừa đủ định mức cấp huyện của bộ Tài nguyên và Môi trường (0,59 – 0,75 m 2 /người ).

+ Đất cơ sở y tế có diện tích 9,34 ha, chiếm 0,4 % diện tích đất công cộng, bình quân chung của huyện là 0,34 m 2 /người, thấp hơn định mức cấp huyện của Bộ Tài nguyên và Môi trường (0,48 – 0,56 m 2 /người) Quy mô diện tích các bệnh viện và các trạm y tế cơ sở hầu như đã đảm bảo mặt bằng nhưng đối với các xã có quy mô diện tích lớn thì hệ thống các trạm y tế xã chưa đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe cảu người dân do chưa được đầu tư đúng mức. + Đất cơ sở giáo dục – đào tạo có diện tích 75,96 ha chiếm 3,28 % diện tích đất công cộng, bình quân chung của huyện là 2,38 m 2 /người thấp hơn nhiều so với định mức cấp huyện của Bộ Tài nguyên và Môi trường (4,54 – 6,09 m 2 /người) Do đó trong thời gian tới cần quan tâm mở rộng và xây dựng trường học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập trong nhân dân.

+ Đất cơ sở thể dục – thể thao có diện tích 23,32 ha chiếm 1,01 % tổng diện tích đất công cộng của huyện, bình quân chung của huyện là 1,5 m 2 /người, thấp hơn định mức cấp huyện của Bộ Tài nguyên và Môi trường (1,63 – 2,17 m 2 /người) Hiện tại một số xã đã xây dựng các trung tâm tập luyện và thi đấu thể dục thể thao đạt tiêu chuẩn cấp thành phố để phục vụ nhu cầu tập luyện của nhân dân trong địa phương và các địa phương lân cận.

+ Đất chợ có diện tích là 4,05 ha chiếm 0,17 % diện tích đất công cộng, bình quân chung của huyện là 0,8 m 2 /người, nằm trong định mức cấp huyện của

Bộ Tài nguyên và Môi trường (0,52 – 1,05 m 2 /người) Phần lớn các xã, thị trấn trong huyện đều có chợ Đặc biệt có một số chợ lớn ở trung tâm huyện hay chợ lớn ở cụm các xã Dân tiến, Đồng tiến, Hồng tiến…bày bán rất nhiều hàng điện tử, điện lạnh, bông vải sợi, hàng may mặc, dược phẩm, lương thực, thực phẩm… phục vụ tốt nhu cầu của người dân địa phương.

+ Đất có di tích, danh thắng có tổng diện tích 15,48 ha, chiếm 0,67 % tổng diện tích đất công cộng của huyện Nhìn chung, các di tích đang được giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo, đưa vào khai thác đem lại hậu quả kinh tế cao địa phương Tuy nhiên một số di tích đang bị xuống cấp cần được đầu tư, tôn tạo, nâng cấp để phục vụ tốt hơn.

+ Đất bãi thải, xử lý chất thải có diện tích 9,47 ha, chiếm 0,41 % diện tích đất công cộng Diện tích đất này được dùng để thu gom và thiêu hủy một phần rác thải trên địa bàn huyện trước khi dược chuyển tới bãi rác có quy mô lớn hơn.

Nhận xét chung về hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng của huyện Khoái Châu năm 2010:

Nói chung diện tích đất chuyên dùng trong những năm qua liên tục tăng nhanh do chuyển mục đích sử dụng từ các mục đích sử dụng khác sang Sự gia tăng diện tích loại đất này báo hiệu sự phát triển của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra những thách thức không nhỏ, đòi hỏi địa phương phải có những chính sách phù hợp, theo kịp sự phát triển của xã hội, đặc biệt chú ý đến việc hạn chế xâm lấn đất nông nghiệp, đảm bảo an toàn lương thực cho địa phương.

Định hướng sử dụng đất chuyên dùng của huyện Khoái Châu giai đoạn

4.9.1 Quan điểm sử dụng đất để xây dựng định hướng sử dụng đất chuyên dùng của huyện Khoái Châu giai đoạn 2011 – 2020

- Khai thác khoa học, hợp lý và tiết kiệm nhằm sử dụng quỹ đất có hiệu quả để phát triển bền vững.

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phải phù hợp với điều kiện tư nhiên, môi trường và kinh tế xã hội.

- Duy trì, bảo vệ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, dành quỹ đất đai hợp lý cho sự phát triển của các nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

- Khai thác và sử dụng đất phải đảm bảo phát triển bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường.

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với củng cố an ninh, quốc phòng.

4.9.2 Định hướng sử dụng đất chuyên dùng của huyện giai đoạn 2011 – 2020: Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội đã có sự biến đổi xong vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội lâu dài Vì vậy diện tích đất giành cho quy hoạch đất chuyên dùng được quy hoạch như sau:

4.9.2.1.Định hướng sử dụng đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của các xã, trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Huyện quy hoạch đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp như sau, do các trụ sở cơ quan cơ bản hoàn thiện, vì thế trong giai đoạn tới chỉ xây dựng quỹ tín dụng với diện tích 0.17 ha cho xã Hồng Tiến.

4.9.2.2.Định hướng sử dụng đất quốc phòng an ninh:

Chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế.

Hiện trạng đất an ninh quốc phòng năm 2010 của huyện là 4,34 ha, chiếm 0,03% so với diện tích đất tự nhiên Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2020 cần đầu tư nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có để đáp ứng tốt nhu cầu hiện tại.

4.9.2.3.Định hướng sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

 Định hướng đất phát triển công nghiệp

Quan điểm phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, công nghiệp và xây dựng đóng vai trò động lực, dẫn dắt toàn bộ nền kinh tế của huyện Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn quy mô lớn từ bên ngoài, bao gồm vốn FDI, ODA, các nhà đầu tư trong nước và của tỉnh để phát triển các khu công nghiệp Việc phát triển các khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch chung của cả vùng, hình thành các khu công nghiệp và đô thị mới làm thay đổi bộ mặt kinh tế và xã hội của tỉnh Phát triển công nghiệp tạo được nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp và tạo thị trường cho sự phát triển của khu vực dịch vụ Khuyến khích phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động như: chế biến nông sản, thực phẩm, nhằm giải quyết vấn đề lao động dư thừa, giá rẻ của huyện và của vùng, một vấn đề vừa là sức ép vừa là thế mạnh của huyện; phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, từng bước chuyển sang công nghiệp, đô thị; phù hợp với xu hướng phân công chuẩn hoá của cả vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ; phát huy được lợi thế của tỉnh nằm trên trục lộ giao thông nối với các đô thị lớn và thông thương quốc tế Để phấn đấu trở thành một huyện công nghiệp trước năm 2020, mục tiêu đến năm 2020 giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 65 % tổng giá trị sản xuất, thì định hướng quy hoạch đất khu công nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 như sau:

- Đất khu công nghiệp: xây dựng khu công nghiệp Lý Thường Kiệt ở xãHồng Tiến và xã Đồng Tiến, xây dựng khu công nghiệp Dân Tiến với tổng diện tích 250 ha, được phân bố trên các xã: Dân Tiến 126,82 ha, An Vĩ 18,15 ha, Phùng Hưng 52,31 ha, Tân Dân 6,92 ha, TT Khoái Châu 45,71 ha, xây dựng khu công nghiệp tại xã Thành Công 13.7 ha, khu công nghiệp Ấp Dâu tại xã An

Vĩ 24,5 ha, và một số khu công nghiêp nhỏ khác nữa.

 Định hướng đất cơ sở sản xuất, kinh doanh:

Xây dựng khách sạn Sông Hương ở Hồng Tiến với diện tích 1,2 ha, rồi các cửa hàng xăng dầu Thăng Long ở Hồng Tiến 0.36 ha, các nhà máy sản xuất gạch tuynel ở Tân Dân…

Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Khuyến khích các thành phần kinh tế dân doanh tham gia chế biến các loại thực phẩm tiêu dùng nội địa như: Khoai tây, khoai Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Khuyến khích các thành phần kinh tế dân doanh tham gia chế biến các loại thực phẩm tiêu dùng nội địa như: Khoai tây, khoai lang, miến dong, chế biến long nhãn

Phấn đấu xây dựng quảng bá một số thương hiệu sản phẩm đặc sản độc quyền của Hưng Yên, trên cơ sở ổn định công nghệ, chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và mẫu mã hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế Bước đầu giúp đỡ về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho các hộ giađình, các hợp tác xã để dệt vải, dệt khăn, kéo kén ở Khoái Châu với quy mô vừa và nhỏ; khuyến khích phát triển làng nghề thêu ren, dệt vải màn xô, dệt lưới đánh cá Đối với nghề cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sành sứ: Sản xuất và sửa chữa cơ khí nông dụng, gia công các sản phẩm từ kim loại Hàng thủ công mỹ nghệ: Đây là một mặt hàng cần hết sức khuyến khích phát triển trên địa bàn và có thể sẽ là một thế mạnh của Hưng Yên và nằm trong định hướng phát triển mạnh của công nghiệp nói chung Cần khuyến khích phát triển sản xuất đồ gỗ cao cấp, gỗ giả cổ, hàng thủ công mỹ nghệ từ đồ gỗ, hàng trang sức bằng vàng,bạc, đá quý.

- Xây dựng các bãi tập kết vật liệu xây dựng ở các xã chưa có trong huyện với tổng diện tích 26,96 ha.

 Như vậy tổng diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trong giai đoạn quy hoạch là 209,99 ha tăng 139,91 ha so với trước kỳ quy hoạch.

4.9.2.4 Định hướng sử dụng đất công cộng:

Hệ thống đường giao thông hiện tại có mật độ tương đối cao và phân bố khá hợp lý Với mục tiêu phát triển giao thông trong thời kỳ tới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vận tải, đi lại, giao lưu kinh tế trong huyện cũng như các vùng lân cận huyện đã xây dựng quy hoạch phát triển giao thông thời kỳ 2000 - 2010 tập trung chủ yếu vào mở rộng, cải tạo và nâng cấp các tuyến đường hiện có, làm mới một số tuyến đường đã được phê duyệt.

- Xây dựng QL39 mới với diện tích 25 ha, qua các xã Đông Ninh, Liên Khê, Bình Kiều, TT.Khoái Châu, Dân Tiến, Tân Dân.

- Xây dựng đường TL – 204 với 19,4 ha, qua các xã Đông Ninh, Đại Tập, Liên Khê, Phùng Hưng,Việt Hưng, Việt Hòa.

- Ngoài ra còn xây dựng mới, mở rộng, từng bước bê tông hóa hoặc lát gạch các tuyến đường trong xã, xóm, đường trong khu dân cư.

- Từng bước thực hiện kế hoạch nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, cứng hóa các tuyến mương dẫn nước chính.

- Làm mới một số tuyến mương nội đồng, các tuyến rãnh thoát nước trong khu dân cư.

- Mở rộng một số ao, hồ đảm bảo nhu cầu giữ nước vào mùa khô phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Xây mới một số tuyến mương cứng tại các xã, thị trấn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: An Vĩ, Đông Ninh, Đại Tập.

Xây dựng các trạm điện, trạm biến áp, trạm treo, xây mới, sửa chữa các đường dây điện tại các xã: Ông Đình, Dạ Trạch, Tân Dân, Chí Tân.

Hiện trạng sử dụng đất năng lượng năm 2010 là 10,98 ha, trong giai đoạn quy hoạch 2011 – 2020 là 12,21 ha, tăng 1,23 ha.

 Đất Bưu chính – viễn thông:

Diện tích hiện trạng năm 2010 là 2,54 ha, trong giai đoạn 2011 – 2020 sẽ là 3.94 ha, tăng 1,4 ha, là xây dựng bưu điện ở xã Thành Công.

Diện tích đất văn hóa bình quân chung của huyện cũng như của các xã, thị trấn vừa đủ định mức của Bộ Tài nguyên và Môi trường Cân xây dựng thêm các nhà văn hóa ở các thôn, các xã chưa có như: Xã Đại Tập, Ông Đình, Đại Hưng, Đông Kết…Do đó trong giai đoạn tới cần quản lý và khai thác tốt quỹ đất này nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.

Diện tích đất y tế bình quân chung của huyện là 0,33 m 2 /người, thấp hơn định mức cấp huyện của Bộ Tài nguyên và Môi trường Vì vậy trong giai đoạn tới cần mở rộng diện tích đất y tế cho các xã, thị trấn và đưa vào khai thác và quản lý cho hiệu quả.

Hiện tại, bình quân đất giáo dục trong huyện thấp hơn nhiều định mức cấp huyện của Bộ Tài nguyên và Môi trường Vì vậy trong giai đoạn tới cần không ngừng xây mới và mở rộng diện tích của các trường học trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng tốt nhu cầu được học tập trong môi trường đạt tiêu chuẩn quốc gia Đối với các xã, thị trấn có bình quân đất giáo dục nằm trong định mức hoặc cao hơn định mức thì khai thác quỹ đất hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu học tập tro ng nhân dân.

 Đất thể dục – thể thao:

Diện tích bình quân chung đất thể dục, thể thao của huyện thấp hơn định mức của Bộ Tài nguyên và Môi trường Do đó trong giai đoạn tới cần mở rộng diện tích đất thể dục – thể thao cho các xã có bình quân thấp hơn định mức, nhất là các xã chưa có sân vận động cần xây dựng thêm, cần quản lý và khai thác có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cảu nhân dân.

Biện pháp thực hiện

Để thực hiện định hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Khoái Châu giai đoạn (2011- 2020) đạt hiệu quả cao UBND huyện có các giải pháp thực hiện và kiến nghị UBND tỉnh và các ban ngành chức năng của tỉnh như sau:

1 Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đã được UNBD tỉnh phê duyệt, UBND huyện sẽ thông báo và chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện việc xây dựng, rà soát và điều chỉnh bổ sung phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp mình, ngành mình.

2 Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thường xuyên của các cấp uỷ Đảng - chính quyền trong những nội dung quản lý của Nhà nước về đất đai trong toàn huyện Theo phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện.

3 Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý sử dụng đất đai để toàn dân hiểu và áp dụng vào điều kiện của địa phương mình, đưa quy hoạch sử dụng đất vào thực hiện có hiệu quả.

4 Khuyến khích đầu tư thâm canh, tăng vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất, kiên cố hoá kênh mương, phát triển dịch vụ nông nghiệp v.v Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sử dụng đất, tạo điều kiện thu hút các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện theo nguyên tắc: Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.

5 Có cơ chế khuyến khích đầu tư cho các hoạt động tìm kiếm thị trường và tiếp thị quảng cáo hàng nông sản với thị trường trong và ngoài tỉnh Tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân.

6 Đề nghị UBND tỉnh có chính sách giải quyết lao động dư thừa trong nông nghiệp, nhất là những địa phương có đất quy hoạch chuyển sang phát triển công nghiệp, dịch vụ bằng cách: Mở rộng và hỗ trợ kinh phí dạy nghề, truyền nghề bằng các hình thức: đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các trường công nhân kỹ thuật, các trường dạy nghề v.v để cung cấp lao động có tay nghề kỹ thuật cao cho các dự án phát triển công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại để giải quyết lao động dư thừa quá tuổi (từ 35 tuổi trở lên) vào làm trong các doanh nghiệp.

7 Đối với các trường hợp vi phạm luật đất đai, sử dụng không đúng mục đích, không xây dựng đúng tiến độ dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề nghị xử lý nghiêm minh.

8 Tăng thêm biên chế cho phòng Tài nguyên và Môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn mới.

Ngày đăng: 19/09/2023, 15:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình biến động đất chuyên dùng ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 - Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chuyên dùng giai đoạn 2011 2020 huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 1 Tình hình biến động đất chuyên dùng ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 (Trang 19)
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của huyện Khoái Châu. - Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chuyên dùng giai đoạn 2011 2020 huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 2 Tốc độ tăng trưởng của huyện Khoái Châu (Trang 29)
Bảng 3: Hiện trạng cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm. - Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chuyên dùng giai đoạn 2011 2020 huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 3 Hiện trạng cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm (Trang 30)
Bảng 4: Một số chỉ tiêu về dân số và lao động của huyện Khoái Châu năm 2010. - Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chuyên dùng giai đoạn 2011 2020 huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 4 Một số chỉ tiêu về dân số và lao động của huyện Khoái Châu năm 2010 (Trang 35)
Bảng 5  Tình hình biến động đất nông nghiệp huyện Khoái Châu giai đoạn 2000  - 2010 - Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chuyên dùng giai đoạn 2011 2020 huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 5 Tình hình biến động đất nông nghiệp huyện Khoái Châu giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 46)
Bảng 6: Tình hình biến động đất phi nông nghiệp huyện Khoái Châu - Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chuyên dùng giai đoạn 2011 2020 huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 6 Tình hình biến động đất phi nông nghiệp huyện Khoái Châu (Trang 47)
Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng huyện Khoái Châu năm 2010 - Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất chuyên dùng giai đoạn 2011 2020 huyện khoái châu tỉnh hưng yên
Bảng 7 Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng huyện Khoái Châu năm 2010 (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w