Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
230,5 KB
Nội dung
Anten sử dụng trong các thiết bị Wi-Fi được thiết kế theo 2 dạng: Loại lắp cố định hoặc rời. Loại anten cố định thường thấy nhất là card mạng tích hợp trên các MTXT hay AP sử dụng anten cố định. Với những thiết bị có anten cố định này, bạn không có lựa chọn nào tốt hơn là dùng anten của hãng cung cấp. Đối với các thiết bị sử dụng anten rời thì việc thay thế bằng một anten khác để đạt được vùng phủ sóng như mong muốn khá dễ dàng. Việc thay anten phù hợp giúp tăng vùng phủ sóng và tốc độ, giảm số lượng AP và chi phí lắp đặt Anten có 2 loại chính được sử dụng trong WLAN: đẳng hướng hay vô hướng (Omni-directional) và định hướng hay có hướng (Directional). Anten sử dụng trong các thiết bị Wi-Fi được thiết kế theo 2 dạng: Loại lắp cố định hoặc rời. Loại anten cố định thường thấy nhất là card mạng tích hợp trên các MTXT hay AP sử dụng anten cố định. Với những thiết bị có anten cố định này, bạn không có lựa chọn nào tốt hơn là dùng anten của hãng cung cấp. Đối với các thiết bị sử dụng anten rời thì việc thay thế bằng một anten khác để đạt được vùng phủ sóng như mong muốn khá dễ dàng. Việc thay anten phù hợp giúp tăng vùng phủ sóng và tốc độ, giảm số lượng AP và chi phí lắp đặt Anten có 2 loại chính được sử dụng trong WLAN: đẳng hướng hay vô hướng (Omni-directional) và định hướng hay có hướng (Directional). Anten đẳng hướng truyền tín hiệu RF theo tất cả các hướng theo trục ngang (song song mặt đất) nhưng bị giới hạn ở trục dọc (vuông góc với mặt đất). Anten này thường được dùng trong các thiết bị tích hợp Wi-Fi thông dụng hiện nay: ADSL, Broadband router, access point. Anten đẳng hướng có độ lợi trong khoảng 6dB, thường được dùng trong các tòa nhà cao tầng. Anten đẳng hướng cung cấp vùng phủ sóng rộng nhất, tạo nên vùng phủ sóng hình tròn chồng chập của nhiều AP bao trùm cả một tòa nhà. Hầu hết các AP đều sử dụng anten đẳng hướng có độ lợi thấp. Việc sử dụng anten có độ lợi cao hơn sẽ tăng vùng phủ sóng, do đó có thể giảm số lượng AP để tiết kiệm chi phí. Loại anten này thường sử dụng trong mô hình điểm-điểm hay điểm-đa điểm hay có thể dùng để lắp trên xe. Anten định hướng sẽ là anten chính phát tín hiệu đến máy tính hay các thiết bị Wi-Fi khác, chẳng hạn máy in không dây, PDA Khi sử dụng ngoài trời, nên đặt antenna omni-directional giữa đỉnh của tòa nhà. Ví dụ, trong khuôn viên của một trường đại học thì anten có thể được đặt ở trung tâm của trường để có vùng bao phủ lớn nhất. Khi sử dụng trong nhà, antenna nên được đặt ở giữa nhà (ở trần nhà) hay giữa vùng bao phủ mong muốn để có vùng bao phủ tối ưu. Loại anten này có vùng bao phủ theo dạng hình tròn nên khá thích hợp cho môi trường như nhà kho, trung tâm triển lãm Các loại anten đẳng hướng: Rubber Duck, Omni-directional, Celing Dome, Small Desktop, Mobile Vertical, Ceiling Dome Anten Rubber Ducky (hay Rubber Duck hay Rubber Duckie) được sinh viên Richard B. Johnson chế tạo vào năm 1958. Hiện nay, anten này thường được sử dụng phổ biến trên các điểm truy cập (access point) hay các bộ định tuyến (router) do có cấu tạo đơn giản, hỗ trợ phân cực đẳng hướng (phân cực ngang góc 360 độ). Phân cực dọc 25 độ Phân cực ngang 360 độ Anten Rubber Duck Đồ thị bức xạ của anten Rubber Duck (độ lợi 9dBi, phân cực dọc, trở kháng 50Ohm, VSWR <1,5:1, công suất tối đa 100W) Anten Omni-directional Phân cực dọc 8 độ Phân cực ngang 360 độ Anten Omni- directional Đồ thị bức xạ của anten Vertical Omni- directional (độ lợi 12dBi, phân cực dọc, trở kháng 50Ohm, VSWR <1,5:1, công suất tối đa 100W) Antenna omni-directional có độ lợi cao thì vùng phủ sóng theo chiều ngang lớn và vùng phủ sóng theo chiều dọc nhỏ. Đặc điểm này có thể được xem như là một yếu tố quan trọng khi lắp đặt một anten có độ lợi cao ở trong nhà (trên trần nhà). Nếu như trần nhà quá cao thì vùng bao phủ có thể không thể phủ đến nền nhà, nơi mà người dùng thường hay làm việc. Anten định hướng Anten định hướng (directional) có hướng phát sóng rất hẹp, thiết bị thu sóng cần nằm chính xác trong phạm vi phát sóng hẹp này của anten định hướng mới có thể thu được sóng phát từ anten. Đồ thị bức xạ tương tự như ánh sáng của đèn pin, tức khi chúng ta chiếu sáng ở gần thì chùm sáng sẽ rộng còn khi chiếu sáng vật ở xa thì chùm sóng rất nhỏ, như là một tia sáng. Độ lợi anten càng cao thì búp sóng càng hẹp, giới hạn khu vực phủ sóng của anten. Anten định hướng có độ lợi lớn hơn anten đẳng hướng, từ 12dBi hoặc cao hơn. Việc thay đổi độ lợi chính là tạo ra các anten khác nhau, mục đích là tạo ra các búp sóng với góc phát khác nhau, góc phát theo chiều dọc (vertical beamwidth) hay chiều ngang (horizontal beamwidth) càng nhỏ thì búp sóng càng hội tụ và cự ly phát sẽ xa. Các loại anten định hướng này thường có góc phát theo chiều ngang khoảng 10 - 120 độ nên có độ lợi lớn hơn như 18dBi, 21dBi Anten định hướng có nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, điển hình có các loại anten: Yagi, Patch, Backfire, Dish Các loại anten định hướng này rất lý tưởng cho khoảng cách xa, kết nối không dây điểm-điểm. Anten Yagi Anten Yagi là loại anten định hướng rất phổ biến bởi vì chúng dễ chế tạo. Các anten định hướng như Yagi thường sử dụng trong những khu vực khó phủ sóng hay ở những nơi cần vùng bao phủ lớn hơn vùng bao phủ của anten omni-directional. Phân cực dọc 45 độ Phân cực ngang 45 độ Anten Yagi Đồ thị bức xạ của anten Yagi (độ lợi 12dBi, phân cực dọc, trở kháng 50Ohm, VSWR <1,5:1, công suất tối đa 50W) Anten Yagi hay còn gọi là anten Yagi-Uda (do 2 người Nhật là Hidetsugu Yagi và Shintaro Uda chế tạo vào năm 1926) được biết đến như là một anten định hướng cao được sử dụng trong truyền thông không dây. Loại anten này thường được sử dụng cho mô hình điểm- điểm và đôi khi cũng dùng trong mô hình điểm-đa điểm. Anten Yagi-Uda được xây dựng bằng cách hình thành một chuỗi tuyến tính các anten dipole song song nhau (xem hình). Anten Patch được hình thành bằng cách đặt 2 vật dẫn song song nhau và một miếng đệm ở giữa chúng. Vật dẫn phía trên là một miếng nối và có thể được in trên bảng mạch điện. Anten Patch thường rất hữu ích bởi vì chúng có hình dáng mỏng. Phân cực dọc 65 độ Phân cực ngang 75 độ Anten Patch Đồ thị bức xạ của anten Patch (độ lợi 8dBi, phân cực dọc/ngang, trở kháng 50Ohm, VSWR <1,5:1, công suất tối đa 25W) Vậy côngnghệ Wi – Fi là gì? Côngnghệ Wi-Fi (hay còn gọi là mạng 802.11) là hệ thống mạng Internet không dây sử dụng sóng vô tuyến có tần số truyền và phát tín hiệu ở dải tần 2.5 GHz hoặc 5 GHz, gần giống với sóng điện thoại di động, sóng truyền hình và sóng radio. Hiện nay, ở Hải Dương cũng như nhiều tỉnh thành trong cả nước, việc sử dụng côngnghệ Wi-Fi đã không ngừng phát triển, phổ biến rộng khắp ở mọi nơi, nhất là khu vực thành phố Hải Dương, các trung tâm huyện lỵ. Từ văn phòng của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp như các trường học, bệnh viện, đơn vị nghiên cứu khoa học đến các doanh nghiệp, các hộ gia đình cho đến khách sạn, nhà hàng đã lắp đặt nhiều thiết bị thu và phát sóng Wi-Fi như máy tính xách tay, máy tính để bàn sử dụng mạng không dây, chuông điện không dây, giàn âm thanh không dây, xạc pin không dây, Internet không dây. Mạng Internet không dây (Wi-Fi) đã đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, nó giúp cho việc truyền tải, tiếp nhận thông tin cực kỳ nhanh chóng và tiện lợi, giúp người sử dụng côngnghệ tiết kiệm thời gian nâng cao hiệu quả công việc, trong lúc ngồi uống cà phê chúng ta cũng có thể truy cập Internet để theo dõi tin tức bằng sử dụng điện thoại có kết nối Wi-Fi. Như vậy côngnghệ Wi-Fi cũng giúp cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách rõ rệt. Thế nhưng vẫn có không ít người còn hoài nghi, lo lắng với việc sử dụng côngnghệ Wi-Fi, họ cho rằng với hiện trạng sóng Wi-Fi đang sử dụng tràn ngập sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của con người. Thậm chí có trường hợp còn làm đơn phản ánh tới cơ quan chính quyền khi nhà hàng xóm và quán cà phê cạnh nhà sử dụng sóng Wi-Fi làm ảnh hưởng tới nhà mình. Lo lắng đó chỉ dựa trên cảm tính, hoàn toàn không có căn cứ vì từ hàng thế kỷ nay sóng radio và sóng bức xạ đã trở thành một phần trong cuộc sống của loài người. Nếu chúng có gây ra bất kỳ tác động xấu nào thì có lẽ nó sẽ bị kìm hãm không phát triển được. Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác động của công nghệ không dây Wi-Fi đến sức khoẻ và nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn loại hình côngnghệ này, mới đây các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về bức xạ điện từ trên thế giới đã lên tiếng khẳng định chưa có một bằng chứng thuyết phục nào cho thấy sóng Wi-Fi có tác động không tốt đến sức khoẻ của con người. Theo Giáo sư Malcolm Sperrin - Một chuyên gia trong lĩnh vực y tế - đã khẳng định không hề có tác động nào đến sức khoẻ con người: "Sóng Wi-Fi là sóng radio cường độ thấp có bước sóng tương tự như bước sóng radio sử dụng trong các lò vi sóng. Nhưng cường độ sóng Wi-Fi thấp hơn 100.000 so với cường độ sóng trong lò vi sóng". - Giám đốc cơ quan bảo vệ sức khỏe (HPA), nữ giáo sư Pat Troop cho biết trong bản kế hoạch phác họa, đến nay vẫn chưa có một bằng chứng nào chứng minh được sóng Wi-Fi hay mạng cục bộ không dây có ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của người dân. Tín hiệu sử dụng trên mạng Wi-Fi có năng lượng rất thấp và nằm trong giới hạn cho phép của Ủy ban Quốc tế về bức xạ và Ion hóa (ICNIRP). - Ông Lawrie Challis - giáo sư đang giảng dạy tại trường đại học Nottingham (Anh), kiêm Chủ tịch Ủy ban quản lý chương trình của tổ chức nghiên cứu sức khỏe viễn thông di động (MTHR) - khẳng định: "Sóng Wi-Fi hầu như không có bất kỳ tác động xấu nào đến sức khỏe. Các bộ phận phát sóng Wi-Fi thường không mạnh và ở cách xa người dùng. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo và giải thích rằng sóng Wi-Fi không hề ảnh hưởng nếu chúng ta sử dụng đúng tính chất là dùng ở khoảng cách xa thiết bị phát sóng, nó cũng có thể có rủi ro với sức khỏe nếu cho trẻ em sử dụng vì cơ thể các em nhạy cảm hơn so với người lớn khi tiếp xúc với một số tia bức xạ có hại. Như vậy chúng ta hãy yên tâm sử dụng và tận hưởng những tiện ích của côngnghệ Wi-Fi đem lại, nhưng cũng cần lưu ý một số khuyến cáo tương tự khuyến cáo về sử dụng điện thoại di động như: Không nên để máy tính xách tay có Wi-Fe lên đùi, không nên gắn bộ phát Wi-Fi vào đầu giường ngủ mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định sóng Wi-Fi có ảnh hưởng tới sức khoẻ. Việc kết nối mạng không dây tại gia đình rất đơn giản. Chúng ta cần chuẩn bị 01 bộ phát sóng không dây (còn gọi là Access point), 01 Modem kết nối dịch vụ Internet, 01 đoạn dây nhảy để đấu nối tín hiện mạng Internet từ modem sang bộ phát. Nếu chọn được mộ bộ phát Wi-Fi tốt, chỉ cần lắp đặt ở cầu thang tầng 2 là có thể thỏa sức truy cập Internet không dây ở cả 3 tầng trong nhà riêng. Wi-Fi không còn là lãnh địa riêng cho máy tính xách tay hay thiết bị trợ giúp cá nhân số (PDA) nữa, với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, giờ đây, người dùng tại Việt Nam có thể kết nối Internet miễn phí bằng ĐTDĐ thông qua Wi-Fi. Tin vui đã đến với người dùng điện thoại di động (ĐTDĐ) tại Việt Nam: đầu tháng 3/2005, công ty FPT Distribution - nhà phân phối chính thức ĐTDĐ Nokia đã hoàn tất việc lắp đặt hệ thống kết nối Internet không dây sử dụng côngnghệ Wi- Fi tại 14 quán cafe ở TP.HCM và Hà Nội, dọn đường cho hầu hết các thiết bị số hỗ trợ Wi-Fi được truy cập Internet không dây miễn phí khi người dùng đến các địa điểm có hot-spot do FPT lắp đặt. Tất nhiên cũng phải hiểu là động thái này của FPT Distribution nhằm hỗ trợ cho người dùng khi sở hữu ĐTDĐ Nokia 9500 truy cập Internet không dây bằng Wi-Fi. Mặc dù Nokia 9500 là model ĐTDĐ Nokia duy nhất được tích hợp sẵn côngnghệ Wi-Fi, nhưng bạn cũng có thể thưởng thức “hương vị” Wi-Fi nếu sử dụng các model có gắn thẻ hay tích hợp sẵn Wi-Fi như O2 XDA IIs/IIi, iPaq 6365, iPaq 6340 hay iPaq dòng 3800/3900 Theo nhiều chuyên gia dự báo, xu hướng côngnghệ cũng như đòi hỏi của người dùng, trong tương lai không xa sẽ có nhiều model ĐTDĐ được tích hợp sẵn côngnghệ Wi-Fi. Sẽ có một ngày Wi-Fi phổ biến trên ĐTDĐ như cổng hồng ngoại hay Bluetooth trên ĐTDĐ hiện nay. Trên thực tế, ở thời điểm này, với các model ĐTDĐ có tính năng duyệt web, gửi e-mail tại Việt Nam, người dùng có thể kết nối Internet thông qua dịch vụ GPRS do các nhà cung cập dịch vụ ĐTDĐ Vinaphone và Mobifone cung cấp. Với GPRS người dùng có thể tự do kết nối Internet ở bất cứ nơi đâu nếu ở đó có dịch vụ GPRS, nhưng hiện nay tại Việt Nam dịch vụ này đang được cung cấp khá hạn chế về mặt địa lý. Đó là chưa kể tốc độ truyền tương đối thấp (trung bình khoảng 30 -40 kbps), cước phí cao (50 đồng/kb) và việc cài đặt các thông số kỹ thuật trên một vài model ĐTDĐ khá phức tạp, nên việc kết nối Internet bằng cách này vẫn bị hạn chế. Wi- Fi (Wireless Fidelity) bao gồm nhiều phiên bản khác nhau như 802.11, 802.11a/b, v.v đây là chuẩn công nghệ không dây tốc độ cao phổ biến gần đây, được sử dụng để kết nối các thiết bị số với nhau và với Internet. Với Wi-Fi, không khác gì một máy tính xách tay sử dụng Centrino, các loại ĐTDĐ được hỗ trợ côngnghệ này có thể kết nối Internet không dây trong bán kính 50m quanh cổng hot-spot được lắp đặt tại một địa điểm nào đó mà không cần bất cứ một sự cài đặt hay hỗ trợ nào khác. Những cổng hot-spot do FPT lắp đặt hỗ trợ chuẩn 802.11b. Theo lý thuyết, tốc độ cao nhất của chuẩn này là 11Mbps, khá lý tưởng vì tốc độ đường truyền ADSL là 2Mbps, trong khi tốc độ của côngnghệ GPRS trên ĐTDĐ là 171,2 kbps. Tất nhiên những thông tin trên đây chỉ là tốc độ lý thuyết còn thực tế thì không đạt mức như vậy. Nếu bạn có ĐTDĐ có hỗ trợ Wi-Fi, khi ở trong vùng có “sóng” Wi-Fi góc trên của màn hình ĐTDĐ sẽ hiện lên ký hiệu chữ W (thay vì chữ G của GPRS) và lúc này bạn hoàn toàn có thể kết nối Internet thông qua Wi-Fi. Chúng tôi đã kết nối thử Internet không dây bằng ĐTDĐ Nokia 9500 thông qua Wi-Fi tại nhiều địa điểm ở TP.HCM, và thấy rằng tốc độ đường truyền khá mỹ mãn, ngay cả trong việc duyệt các website có nhiều hình ảnh, download các chương trình, gửi e-mail có file đính kèm Các thông số kỹ thuật mà máy đo được như signal quality, connection quality đều đạt mức trung bình khá. Trở ngại lớn nhất là màn hình và bàn phím trên ĐTDĐ không tiện nghi như trên máy tính xách tay. Hạn chế của việc sử dụng Wi-Fi kết nối Internet bằng ĐTDĐ chính là hiện nay các model ĐTDĐ có hỗ trợ côngnghệ Wi-Fi còn quá ít (FPT Distribution cho biết họ đã bán được khoảng 2.000 máy ĐTDĐ Nokia 9500) và địa điểm có hot-spot chưa nhiều. Người dùng cũng đã bắt đầu quan tâm đến các vấn đề liên quan đến bảo mật và an toàn dữ liệu khi kết nối Wi- Fi bằng ĐTDĐ. Với Nokia 9500, nhà sản xuất đã tích hợp phần mềm diệt virus Symantec Client Security và nhiều giải pháp bảo mật khác như SSL/TSL, VPN, IP sec, WPA chuyên gia kỹ thuật của FPT Distribution cho biết, hiện nay việc xâm nhập vào ĐTDĐ ở Việt Nam thực tế chưa đáng báo động, nhưng chắc chắn đây sẽ là vấn đề rất quan trọng và sẽ luôn được các nhà sản xuất ĐTDĐ lưu tâm tới. Theo FPT Distribution, với xu hướng phát triển nhanh chóng của côngnghệ kết nối không dây, hệ thống truy cập (hot- spot) miễn phí sẽ đem đến một cơ hội chưa từng có với những ai quan tâm và yêu thích côngnghệ này. Trong tương lai gần, công ty sẽ lắp đặt thêm nhiều điểm hot-spot miễn phí tại các thành phố lớn, đây cũng sẽ là một trong những hoạt động hỗ trợ dịch vụ côngnghệ cao nhằm đem lại những tiện ích côngnghệ hiện đại nhất cho người sử dụng ĐTDĐ.