1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích quan điểm của đảng về công nghiệp hóa hiện đại hóa công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường

17 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 144 KB

Nội dung

- Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển của kinh tế tri thức đang làm thay đổi mạnh mẽ nội dung và bước đi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nư

Trang 1

BÀI TẬP THẢO LUẬN MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG

Quan điểm 1:

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CNH - HĐH:

"CNH GẮN VỚI HĐH VÀ CNH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRI THỨC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG"

ANH CHỊ HÃY NÊU NHẬN THỨC CỦA MÌNH KHI NGHIÊN CỨU

QUAN NIỆM TRÊN CỦA ĐẢNG

Trang 2

I Cơ sở của quan điểm

1 Cơ sở lý luận.

a) Theo Mác, Lênin: công cuộc xây dựng xã hội mới phải được tiến hành

toàn diện trên các mặt: quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền văn hoá và những con người của xã hội

Công nghiệp hóa chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất, kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một quy luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước

Khoa học công nghệ hiện đại giúp tăng năng suất và là nhân tố then chốt của hiện đại hóa Hiện đại hóa bao gốm các mặt kinh tế, chính trị và văn hóa Hiện đại hóa đóng vai trò quan trọng với tăng trưởng, phát triển kinh tế, chính trị cải cách, nâng cao văn hóa

b) Theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

Bác có quan điểm: Công nghiệp và Nông nghiệp như 2 chân của nền kinh

tế, công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển được, bác khẳng định: tất yếu phải công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa “muốn đảm bảo đời sống sung sướng mãi mãi phải công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa” Bác cho rằng đời sống nông dân thật dồi dào khi dùng máy móc sản xuất 1 cách rộng rãi, như vậy sẽ cải tiến được nông nghiệp, cải tiến nền kinh tế phân tán nhỏ lẻ, đảm bảo được thắng lợi cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa.Giai đoạn xây dựng XHCN ở miền Bắc, Bác có nói: hiện nay chúng ta sản xuất nông nghiệp là chính, muốn

mở mang công nghiệp phải có đủ nguyên liệu lương thực Nhưng mục tiêu công nghiệp hóa vẫn là mục tiêu chung, là con đường ấm no thực sự của dân ta

Bác luôn nhắc nhở phải biết trang bị thiết bị kỹ thuật mới, tận dụng công nghệ hiện có và sử dụng những công cụ cải tiến Cho nên phải nâng cấp ngay những công cụ hiện có, phải làm những loại máy mới giản đơn, thợ mộc cũng dùng được, nông dân cũng dùng được Khoa học kỹ thuật phải từ sản xuất mà ra

và quay trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân

Bác rất coi trọng phát triển công nghiệp nặng, quan tâm công nghiệp nhẹ

và tiểu thủ công nghiệp, đồng thời cũng rất chú ý xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí

và công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn

Trang 3

2 Cơ sở thực tiễn

a) Về thời đại

- Từ thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc

cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin,

công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu,…nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động Đây là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa đặc biệt: lực lượng sản xuất xã hội đang chuyển từ kinh tế tài nghuyên sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ

- Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển của kinh tế tri

thức đang làm thay đổi mạnh mẽ nội dung và bước đi của quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển Nó đòi hỏi công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở những nước đi sau phải đồng thời thực hiện hai quá trình: một là, xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại; hai là, phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

b) Về đất nước

Nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lực lượng sản xuất

kém phát triển Vì vậy phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với

phát triển kinh tế tri thức là tất yếu khách quan, bởi vì:

Trước xu thế có tính tất yếu của thời đại chuyển sang kinh tế tri thức, trước

đó đòi hỏi bức thiết của sản xuất và đời sống, nước ta không còn sự lựa chọn nào khác nếu không chịu tụt hậu, cách xa các nước trong sự phát triển là phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn công nghiệp hóa với phát triển kinh tế tri thức

Bên cạnh tính tất yếu về kinh tế, việc thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng sẽ có tác dụng cả về kinh tế, chính trị và xã hội Nó là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh, giữ được

ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng phát triển XHCN CNH, HĐH tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa Tạo điều kiện vật chất – kỹ thuật cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, nâng cao năng lực sản xuất, khả năng tích lũy và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do, toàn diện của con người trong

Trang 4

mọi hoạt động kinh tế, xã hội Tạo lực lượng kỹ thuật – vật chất cho việc đảm bảo quốc phòng – an ninh, đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội Tạo điều kiện vật chất - kỹ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập – tự chủ, tích cực tham gia phân công và hợp tác quốc tế

CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là một phương thức công nghiệp hóa mới trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của

xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ Chỉ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức mới có thể sớm

đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao

II Nội dung của quan điểm về công nghiệp hóa hiện đại hóa của Đảng.

1 Công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa

Đặc điểm nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn, kém phát triển

lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trước đây khiến nước ta tụt hậu tương đối so với các nước trên thế giới, điều đó đòi hỏi nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa

Bối cảnh thế giới: khoa học công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão,

ngày càng có nhiều máy móc, công nghệ hiện đại làm năng suất lao động không ngừng tăng Điều đó đòi hỏi nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đai hóa để không bị bỏ lại phía sau

Đồng thời nước ta tận dụng lợi thế của nước đi sau, tiếp thu công nghệ mà

không phải bỏ công sức ra để tìm tòi, phát minh

Kết quả:

Một là, cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao.Từ một nền kinh tế

chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, đến nay cả nước

đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu hoạt động có hiệu quả, tỉ lệ ngành công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hóa sản phẩm ngày càng tăng Ngành công nghiệp sản xuất tư liệu như luyện kim, cơ

Trang 5

khí, vật liệu xây dựng, hóa chất cơ bản, khai thác và hóa dầu đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước.Ngành xây dựng tăng trưởng nhanh, bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 16,7% /năm, năng lực xây dựng tăng nhanh

và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại Nhiều công trình quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng được xây dựng, sân bay, cảng biển, đường bộ, cầu, nhà máy điện, bưu chính - viễn thông….theo hướng hiện đại

Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả quan trọng: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng

tăng, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm (giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41% năm 2005; còn tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% năm 2000 xuống 20,9% năm 2005) Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản xuất, với thị trường

Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Từ năm 2000 - 2005, tỷ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% lên 17,9%; dịch vụ tăng từ 19,7% lên 25,3%, nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 68,2% xuống còn 56,8%; lao động qua đào tạo tăng

từ 20% lên 25%

Ba là, những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân từ năm

2000 đến nay đạt trên 7,5%/năm Điều đó đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo Thu nhập đầu người bình quân hàng năm tăng lên đáng kể Năm 2005, đạt 640 USD/người, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện

2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải kết hợp với kinh tế tri thức

2.1 Kinh tế tri thức

a) Khái niệm kinh tế tri thức

Khái niệm kinh tế tri thức manh nha xuất hiện từ đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, tiên phong bởi Fritz Machlup và Peter Drucker

Trong những năm qua kinh tế tri thức được chọn làm chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả những nước phát triển và đang phát triển

Trang 6

Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge -BasedEconomy) là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao

Các ý niệm về kinh tế tri thức dần được hình thành

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa:

“Kinh tế tri thức nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữu vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.”

APEC 2000 cũng có cách định nghĩa khác đối với kinh tế tri thức: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế.”

Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các quốc gia có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển đã đề ra những chương trình, chiến lược nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo những đặc trưng của kinh tế tri thức Có thể kể đến những ví dụ điển hình như: từ 1984 đến nay, mỗi năm chính phủ Mỹ chi hàng trăm tỷ USD cho hoạt động khoa học, công nghệ Từ những năm 80 của thế kỷ

XX, chính phủ Nhật đã dành cho chương trình vi điện tử hơn 100 tỷ USD Các nước Tây Âu cũng đẩy mạnh hoạt động vào lĩnh vực công nghệ cao, như: công nghệ sinh học , công nghệ thông tin , công nghệ vật liệu mới , điển hình là các nước Đức, Pháp, Italia, Anh, Ba Lan

Kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực, trong toàn bộ cơ cấu nền kinh

tế quốc dân.Ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành Hiện nay, ở những nước này riêng về kinh tế thông tin (những ngành kinh tế chủ yếu dựa vào công nghệ thông tin) trong đó nền kinh tế tri thức là chủ yếu, chiếm khoảng 40-50% GDP Trong các nước OECD kinh tế tri thức chiếm hơn 50% GDP, công nhân tri thức chiếm trên 60% lực lượng lao động nhiều người ước tính khoảng năm 2030 các nước phát triển đều trở thành nước có nền kinh tế tri thức

Để đo lường sự phát triển của kinh tế tri thức tại các quốc gia, hiện nay có chỉ số KEI (knowledge economy index) của Ngân hàng thế giới Năm

2012, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch là 3 quốc gia đạt hạng cao nhất thế giới về phát triển kinh tế tri thức với số điểm lần lượt là 9,43, 9,33 và 9,16 Trong bảng đánh giá này, Việt Nam xếp hạng 104 với số điểm 3,4, tăng 9 bậc so với năm 2000

b) Đặc trưng của kinh tế tri thức:

Tất cả những ngành tác động đến nền kinh tế là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào thành tựu mới của KHCN

Trang 7

Những ngành kinh tế truyền thống được ứng dụng KHCN cao

c) Đặc điểm của kinh tế tri thức:

LLSX – trí thức: trở thành yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tăng trưởng ktế

Công nghệ thông tin: thông tin là tài nguyên của quốc gia và nền kinh tế có

hệ thống mạng thông tin được phát triển rộng rãi

Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá, sáng tạo và học tập trở thành nhu cầu và đổi mới thường xuyên

Nhiều điều tưởng như nghịch lí: giá trị sử dụng của hàng hoá càng cao thì giá bán càng rẻ, cái đã biết không còn giá trị và tìm ra cái chưa biết sẽ làm mất giá trị của cái đã biết

2.2 Thực trạng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam

Trải qua gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa Từ sau đại hội IX (tháng 4- 2001), đại hội X (tháng 4- 2006) và đại hội XI (tháng 1- 2011) của Đảng, bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về mục tiêu: con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức; công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững và đi kèm với bảo vệ môi trường

Từ đó đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu và còn tồn tại nhiều hạn chế như sau:

a) Thành tựu

Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất quan trọng Nổi bật là trình độ công nghệ của một số lĩnh vực được nâng cao theo kịp trình độ của của các nước trong cùng khu vực

Về công nghiệp: Đã phát triển một số ngành công nghiệp chất lượng cao

(công nghệ thông tin và truyền thông, điện tử ) Trình độ công nghệ trong các ngành công nghiệp đã có những tiến bộ vượt bậc, điển hình như trong cơ khí chế tạo máy, đã làm chủ được các công nghệ CAD, CAM, CNC trong thiết kế chế tạo các loại máy công cụ như máy phay CNC, máy tiện… đa chức năng tiêu thụ trong nước và bước đầu xuất khẩu; ngành đóng tàu sau 15 năm đã rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với thế giới từ 70 – 80 năm còn 20 – 30 năm, hiện được đánh giá xếp thứ 5 thế giới về năng lực đóng mới Cả nước đã có 286 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập đóng vai trò quan trọng và có tác động lan tỏa trong phát triển công nghiệp của các vùng, miền, địa phương

Trong nông nghiệp, nhờ đưa vào áp dụng những thành tựu mới của khoa

học và công nghệ, năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi đã tăng lên

Trang 8

Đã hình thành các vùng chuyên canh lúa gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, thủy sản, rừng nguyên liệu.Từ một nước phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, đến nay Việt Nam đã có một số hàng nông sản xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới (xuất khẩu hạt điều xếp thứ nhất thế giới; xuất khẩu gạo, cà phê xếp thứ hai; hạt tiêu, chè xếp thứ năm; thủy sản xếp thứ mười)

Ngành dịch vụ được phát triển đa dạng, tăng khá nhanh về quy mô, ngành

nghề và thị trường với sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế

Nhờ đó, từ khi chuyển sang thực hiện CNH, HĐH đến nay, nước ta đã đạt tốc

độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các giai đoạn trước đó và được xếp vào nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao nhất thế giới Theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, năm 2009 Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nghèo để tham gia vào nhóm các nước thu nhập trung bình; thành tựu xóa đói, giảm nghèo được thế giới thừa nhận là ấn tượng

Nền kinh tế vẫn đi theo lối mòn với nhiều dấu ấn của mô hình công nghiệp hóa kiểu cũ Tuy đã tích cực phấn đấu để trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, thu hút được nhiều vốn đầu tư FDI… nhưng không

có nhiều thay đổi về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh Cụ thể:

- Chỉ số hiệu quả đầu tư ICOR cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực ước tính năm 2014 chỉ số ICOR của Việt Nam là 9.2 trong khi các nước trong khu vực chỉ trong tầm 3-5

- Năng suất các yếu tố tổng hợp TFP ngày càng giảm từ 22.62% từ năm

2000 xuống 6.44% đến nay Tiêu hao vật chất, năng lượng trên 1 đơn vị GDP tăng cao

- Các chỉ số về phát triển công nghệ, năng lực cạnh tranh còn kém xa các nước xung quanh Năm 2013, Việt Nam xếp thứ 70/144 về chỉ số cạnh tranh Thấp hơn nhiều so với Singapore (2), Malaysia (24), Thái Lan (37)

- Về năng lực công nghệ chưa xét đến sự ứng dụng của nó chokinh tế, Việt Nam chỉ đứng thứ 76 trên thế giới và thứ 5 trong khu vực ASEAN

- Theo WB, Việt Nam xếp hạng 104/146 về chỉ số KEI, thuộc nhóm trung bình thấp

- Nền kinh tế cơ bản vẫn là nền kinh tế gia công, bán tài nguyên và sức lao động, nhập công nghệ cũ về, chưa phát huy được năng lực khoa học công nghệ của quốc gia Thu hút được nhiều FDI nhưng không có tác dụng nâng cao hàm lượng tri thức trong sản phẩm: Tổng giá trị xuất khẩu: tỉ lệ sản phẩm công nghệ

Trang 9

cao chiếm chưa đến 5%, trong FDI chiếm khoảng 5% công nghệ mới Khác với phần đồng các nước trên thế giới, Việt Nam phải trả giá khá đắt cho sự thu hút đầu tư ồ ạt FDI Không những bị lợi dụng nhân công rẻ mạt và giá thuê mặt bằng thấp mà còn bị các công ty nước ngoài trốn thuế, làm ô nhiễm môi trường

và tạo sức ép được sử dụng nhiều dịch vụ ưu đãi

Nền kinh tế không dựa vào nguồn lực trí tuệ của quốc gia và không được định hướng, quản trị một cách hợp lí đã dẫn đến nhiều bất ổn và sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng

c) Cơ hội cho sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Các cơ hội cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của Việt Nam là rất lớn.Đó là những cơ hội khách quan, mang tính lịch sử - thời đại, đặt ra ngang nhau cho tất cả các nước Nhưng mặt khác, tùy theo trình độ và hoàn cảnh phát triển cụ thể của mỗi nước, các 20cơ hội lại không có giá trị khách quan (được hiểu là giá phải trả để hiện thực hóa cơ hội ngang nhau cho mọi nước)

Riêng đối với các nước đi sau, xuất hiện một loại cơ hội đặc thù: khả năng thực hiện những bước nhảy vọt cơ cấu mạnh mẽ (nhảy vọt công nghệ, nhảy vọt cấp độ sản phẩm)

Thực tiễn phát triển hiện đại ở nhiều nước đã chứng tỏ khả năng nhảy vọt này Việc Ấn Độtrở thành một thế lực lớn của nền kinh tế thông tin, Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất hàng điện tử hay Estonia, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, với 1,3 triệu dân, trởthành trung tâm phát triển công nghệ điện thoại miễn phí toàn cầu Skype và nhờ bệ phóng đó, đã nhanh chóng gia nhập vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu ở khâu có giá trị gia tăng cao nhất để nhanh chóng đuổi kịp các nước Tây Âu (trước hết là ở những lĩnh vực “nhảy vọt”) là những ví dụ điển hình

Những cơ hội to lớn như vậy cũng đang đặt ra trước Việt Nam

Trên thực tế, Việt Nam đang nỗ lực tận dụng loại cơ hội này Những kết quả bước đầu trong việc phát triển ngành viễn thông, tin học, một số ngành nông nghiệp dựa vào côngnghệ sinh học, tuy còn khiêm tốn, đã khẳng định xu hướng này và chứng tỏ khả năng pháttriển theo kiểu “nhảy vọt cơ cấu” nhờ tận dụng lợi thế đi sau

3 Tác động của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tới môi trường nước ta.

Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa tác động không nhỏ tới môi trường nước ta cả về mặt tích cực lẫn về mặt tiêu cực

3.1 Những tác động tiêu cực của CNH-HĐH đến môi trường

Trang 10

Quá trình CNH-HĐH có nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ tới các mặt đời sống, kinh tế, xã hội và môi trường của nước ta

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Đảng ta đã khẳng định nội dung tổng quát của quá trình CNH-HĐH :” CNH-HĐH là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học cộng nghệ trước hết là công nghệ sinh học, thiết bị kĩ thuật công nghệ hiện đại vào khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, sức cạnh cảu nông sản hàng hóa trên thị trường”,

Để thực hiện thành công nội dung CNH-HĐH trong những năm qua nông

dân Việt Nam đã sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và thải vào môi trường nhiều chất độc hại Nông dân đã sử dụng quá nhiều phân bón hóa học,

thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản nông sản, phát triển chăn nuôi tự phát, chặt phá rừng bừa bãi để lấy canh tác, làm thủy điện, nhập khẩu sinh vật ngoại lai về nước nuôi, khai thác khoáng sản không theo quy hoạch và sử dụng lãng phí tài nguyên, chuyển đổi đất nông nghiệp không hiệu quả, phát triển làng nghề

tự phát không theo quy hoạch, chất lượng đới sống nhân dân tăng đồng nghĩa với việc sinh hoạt tiêu dùng tăng, tăng lượng rác thải ra môi trường

Nước xả thải từ những hoạt động của các khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, từ quá trình đô thị hóa chưa được xử lý gây ô nhiễm nguồn

nước….có hơn 90% số cơ sơ sản xuất kinh doanh dịch vụ không xử lý chất thải

khi thải ra môi trường…

Việc đốt nhiên liệu, ô nhiễm các nhà máy hóa chất, luyện kim, khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí….Một số khu

công nghiệp ( Biên Hòa, Ninh Thuận…) sự ô nhiễm không khí là rất lớn, nồng

độ bụi cao gấp 4 lần, nồng độ CO2 cao gấp 3,7 lần cho phép

Hoạt động sản xuất công nghiệp nặng, nông nghiệp phân bón, thuốc trừ sâu

gây ô nhiễm nguồn đất…

Vì vậy môi trường nước ta trong những năm qua đã bị ô nhiễm suy thoái nghiêm trọng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, nhiều nơi đã xảy ra xung đột môi trường, theo số liệu năm 2012, ngân hàng thế giới đã đánh giá Việt Nam

có thể đã phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm

3.2 Những tác động tích cực của CNH - HĐH đến môi trường

Không chỉ tác động tiêu cực đến môi trường, CNH HĐH với khoa học kĩ thuật luôn không ngừng phát triển để khắc phục ảnh hường gây ra đến môi trường, cải thiện môi trường trong sạch hơn

Ngày đăng: 18/09/2023, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w