1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh trứng cá, chữa thế nào? potx

5 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 122,18 KB

Nội dung

Bệnh trứng cá, chữa thế nào? Bệnh trứng cá là bệnh viêm nhiễm mạn tính của tổ chức nang lông tuyến bã với biểu hiện lâm sàng là các sẩn chứa nhân cứng, mụn mủ, nang, u cục và thường để lại sẹo ở các cấp độ khác nhau (lõm, lồi). Vị trí của tổn thương trứng cá thường thấy ở mặt, ngực, lưng, phần trên cánh tay và mông. 90% các trường hợp phát bệnh vào tuổi teen (13-19) số còn lại xuất hiện vào lứa tuổi từ 20-30. Nếu không được điều trị và phòng bệnh đúng, bệnh sẽ dai dẳng trong nhiều năm. Nhất là trong điều kiện môi trường ô nhiễm như ngày nay thì bệnh trứng cá xuất hiện ngày càng nhiều và nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Căn nguyên sinh bệnh: Gồm một số yếu tố hợp thành như di truyền, do nội tiết tố androgen làm phát triển và tăng tiết chất bã, do sừng hóa cổ nang lông tuyến bã tạo nút bít lỗ chân lông, chất bã tiết ra không thoát được ra ngoài tích tụ lại thành nang, thành nhân trứng cá, cộng với vi khuẩn gây bệnh trứng cá (propioni bacterium acnes). Chất bã tiết ra nhiều tạo môi trường sinh sống và phát triển của vi khuẩn P.acnes. Bệnh trứng cá có các diện mạo lâm sàng như thế nào? Bệnh nhân bị trứng cá. Tùy theo tác động của các yếu tố mạnh yếu khác nhau mà hình thành nên diện mạo lâm sàng của bệnh trứng cá khác nhau như sẩn, nhân trứng cá (trứng cá đầu đen), mụn mủ (trứng cá đầu trắng), nang (trứng cá bọc), u tuyến bã. Trứng cá bạo phát (Acne fulminans) hay gặp ở nam thanh niên; diễn biến nhanh nặng, viêm nhiễm lan tỏa thành nang, mảng rộng hoại tử sâu tạo thành những ổ chứa nhiều máu lẫn mủ đau đớn. Khi lành để lại sẹo lõm tạo nên bộ mặt khó coi. Trứng cá sẹo lồi gặp ở cả nam lẫn nữ thanh niên, vị trí ở giữa ngực, sau cổ. Sau khi nặn trứng tạo thành sẹo lồi mà đỏ sẫm, nổi cao ngứa và to dần. Bệnh này rất khó điều trị. Khi bị trứng cá các bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa da liễu để diều trị đúng phác đồ và tư vấn phòng bệnh. Không tự ý mua thuốc điều trị vì tùy từng thể trứng cá mà có các phác đồ điều trị khác nhau. Điều trị trứng cá hiệu quả bằng cách nào? Điều trị trứng cá cần phải phối hợp thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống. Các thuốc uống gồm có kháng sinh, nội tiết, vitamin A acid và các chất làm sạch da. Những kháng sinh có tác dụng với P.acnes là: tetracyclin, doxycyclin, minocy clin, erytromycin, clindamycin, sulfon amides. Hiện nay có nhiều bệnh nhân đã bị kháng lại kháng sinh tetracyclin, doxycy clin. Nếu điều trị hơn một tháng không đáp ứng phải thay kháng sinh khác. Các thuốc nội tiết tố được dùng trong điều trị trứng cá gồm thuốc tránh thai (diane 35). Estrogen được áp dụng điều trị trứng cá từ năm 1951. Thuốc chỉ điều trị cho bệnh nhân nữ. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của androgen làm giảm tiết chất bã và teo tuyến bã. Liệu trình trên 3 tháng mới có hiệu quả. - Spirolacton cũng có tác dụng kháng lại androgen với liều 25mg - 30mg/ngày. - Dexamethasone liều 0,125-0,5mg/1 lần vào buổi tối làm giảm tiết androgen và kháng viêm rất mạnh, chỉ định ngắn ngày cho trứng cá nhiễm khuẩn nặng. - VitaminA acid (accutane; isotrex): Thuốc có tác dụng chống sừng hóa cổ nang lông, giảm tiết chất bã và chống phì đại tuyến bã. Thuốc được chỉ định cho tất cả các thể trứng cá với liều 0,5-1mg/kg/ngày trong 15-20 tuần. Khi điều trị thuốc này phải được chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Không dùng cho phụ nữ mang thai. Thuốc bôi tại chỗ: - Benzoyl peroxide: Thuốc có tác dụng kháng khuẩn và giảm tiết chất bã. Bôi 1-2 lần/ngày. - Isotretinoin, tretinoin; (isotrex, locacid): Bôi các buổi tối, tác dụng tốt trong các trường hợp trứng cá đầu đen, sẩn. Thuốc làm tiêu các nút sừng và giảm tiết chất bã. Thuốc có kích ứng nhẹ trên da. - Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: + Clindamycin (dalacin T, acneal). + Erytromycin (eryfluid, stiemycin). Bôi phối hợp với các thuốc trên có tác dụng kháng khuẩn và kìm khuẩn, chống bội nhiễm. - Chất làm sạch da: Acne aid, physiogel là những chất làm sạch chất nhờn trên da góp phần rất lớn vào liệu trình điều trị trứng cá. Chỉ định cho tất cả các thể trứng cá. - Triamcinolon acetonide tiêm trong thương tổn; 10mg/ml tiêm vào các nang trứng cá (trứng cá bọc), 3 tuần tiêm 1 lần tác dụng chống viêm rất tốt, tác dụng phụ teo da và mất sắc tố. Bệnh nhân phải được chính các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm theo dõi và điều trị. Hoa quả cung cấp vitamin cho cơ thể, tốt cho da. - Chế độ ăn: Kiêng chất cay nóng, đường, mỡ, bánh kẹo, đặc biệt là kẹo sô-cô-la là những chất làm bệnh nặng lên. Ăn nhiều rau và trái cây rất tốt cho da và tóc . Bệnh trứng cá, chữa thế nào? Bệnh trứng cá là bệnh viêm nhiễm mạn tính của tổ chức nang lông tuyến bã với biểu hiện. sàng như thế nào? Bệnh nhân bị trứng cá. Tùy theo tác động của các yếu tố mạnh yếu khác nhau mà hình thành nên diện mạo lâm sàng của bệnh trứng cá khác nhau như sẩn, nhân trứng cá (trứng cá. nang, thành nhân trứng cá, cộng với vi khuẩn gây bệnh trứng cá (propioni bacterium acnes). Chất bã tiết ra nhiều tạo môi trường sinh sống và phát triển của vi khuẩn P.acnes. Bệnh trứng cá có các

Ngày đăng: 18/06/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN