1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp

110 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 3,76 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC DỰ THẦU CỦA DOANH NGHIỆP (14)
    • 1.1. Dự thầu (28)
      • 1.1.1. Khái niệm về dự thầu và hình thức chọn thầu (28)
      • 1.1.2. Phân loại hình thức chọn thầu (30)
      • 1.1.3. Phân loại đấu thầu (32)
      • 1.1.4. Vai trò của đấu thầu đối với các bên liên quan (34)
      • 1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu (35)
      • 1.1.6. Quy trình dự thầu của nhà thầu (39)
    • 1.2. Năng lực dự thầu (41)
      • 1.2.1. Khái niệm năng lực dự thầu (41)
      • 1.2.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực dự thầu của các doanh nghiệp xây lắp (42)
      • 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá đến năng lực dự thầu (42)
      • 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực dự thầu (50)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI TỔNG CÔNG (56)
    • 2.1. Giới thiệu về Tổng Công ty Xây dựng Hà nội – CTCP (56)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (56)
      • 2.1.2. Mảng kinh doanh chính (56)
      • 2.1.3. Thành tựu đạt được (57)
      • 2.1.4. Mô hình quản trị (58)
      • 2.1.5. Năng lực tài chính của Tổng công ty (60)
      • 2.1.6. Năng lực thiết bị của Tổng công ty (62)
      • 2.1.7. Nguồn nhân lực của Tổng công ty (62)
    • 2.2. Hiện trạng năng lực dự thầu của Tổng công ty (62)
      • 2.2.4. Hiện trạng công tác chuẩn bị hồ sơ pháp lý, năng lực (71)
      • 2.2.5. Kết quả dự thầu của Tổng Công ty trong các năm qua (giai đoạn 2011-2015) (72)
      • 2.2.6. Đánh giá tổng quan về công tác dự thầu (81)
      • 2.2.7. Nguyên nhân hạn chế về năng lực dự thầu của Công ty (82)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG DỰ THẦU CỦA (84)
    • 3.1. Phương hướng hoạt động của Tổng Công ty (84)
      • 3.1.1. Định hướng hoạt động chung (84)
      • 3.1.2. Định hướng cho Công tác dự thầu (85)
    • 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực dự thầu (85)
      • 3.2.1. Nhóm giải pháp về giá (85)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực kỹ thuật (lập HSDT) (87)
      • 3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực doanh nghiệp (92)
      • 3.2.4. Các giải pháp khác (95)
    • 3.3. Kiến nghị với Nhà nước (97)
      • 3.3.1. Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho nhà thầu (97)
      • 3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng (98)
      • 3.3.3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về dự thầu (99)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC DỰ THẦU CỦA DOANH NGHIỆP

Dự thầu

1.1.1 Khái niệm về dự thầu và hình thức chọn thầu

1.1.1.1 Khái niệm chung về dự thầu.

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, khi mà khả năng đáp ứng các yêu cầu của người có nhu cầu luôn được đảm bảo bởi nhiều nhà cung cấp, nhà sản xuất (ngoại trừ các trường hợp đặc biệt như đặc thù mà chỉ có một nhà cung cấp đáp ứng hay các công việc có tính chất khẩn trương ngay lập tức hoặc các công việc liên quan đến bí mật, an ninh quốc gia như quốc phòng, điện) trong cùng một thị trường và các nhà cung cấp, nhà sản xuất luôn cạnh tranh với nhau về tất cả các mặt như giá cả, chất lượng, bảo hành,… thì người có nhu cầu về hàng hóa có rất nhiều lựa chọn để ra quyết định là lựa chọn của minh. Ở góc độ người có nhu cầu thì luôn muốn sản phẩm mình sở hữu phải có chất lượng tốt nhất, hình thức đẹp nhất, chức năng nhiều nhất và giá cả hợp lý nhất Do đó mỗi khi người có nhu cầu mua sắm một loại hàng hóa dịch vụ náo đó họ thường tổ chức các cuộc đấu thầu (hoặc chào giá cạnh tranh) gửi đến các đơn vị có khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ đó và để cho các nhà cung cấp cạnh cạnh tranh với nhau về giá cả, công nghệ, kỹ thuật và chất lượng Dưới góc độ của người cung cấp hàng hóa (hay dịch vụ) thì để có thể được lựa chọn trong 1 cuộc tranh đấu thì phải chuẩn bị một đề xuất hợp lý nhất cho người mua dưới các góc độ giá cả, chất lượng, mẫu mã, bảo hành, Trong cuộc đấu thầu ấy nhà thầu nào đưa ra được mẫu hàng hóa và dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của người mua với giá cả hợp lý thì sẽ được chấp nhận trao hợp đồng.

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người mua sẽ đưa ra các yêu cầu, các thông tin cơ bản về chất lượng hành hóa, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và các yêu cầu khác của hợp đồng, yêu cầu của kỹ thuật cũng như các tiêu chí rõ ràng để đánh giá sản phẩm dịch vụ đó để các nhà cung cấp hiểu rõ nhu cầu, sự ưu tiên các chỉ tiêu của người có nhu cầu Và trên cơ sở các tiêu chí đánh giá đó, người cung cấp dịch vụ phải đưa ra đề xuất đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người mua Người có giá cạnh tranh nhất và đáp ứng đầy đủ yêu cầu sẽ được lựa chọn.

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.”

"Dự thầu là quá trình chuẩn bị hồ sơ đề xuất để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người mua trên các tiêu chí được đưa ra rõ ràng trên cơ sở công bằng, minh bạch"

Qua đây ta thấy được đấu thầu là quá trình lựa chọn, trong đó người mua (bên mời thầu) có quyền lựa chọn cho mình người bán (nhà thầu) tốt nhất theo một bộ tiêu chí nào đó một cách công khai Và ta cũng lưu ý đến sự khác nhau giữa “đấu thầu” và “đấu giá” Đấu thầu là khi người có nhu cầu ít hơn người cung cấp và đấu giá khi người mua nhiều hơn người bán.

1.1.1.2 Một số khái niệm liên quan.

Một số các khái niệm khác có liên quan đến đấu thầu và dự thầu và các khái niệm này được định nghĩa và giải thích trong luật đấu thầu ban hành năm 2013 bởi Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.

“Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu Có thể là Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn”.

“Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án".

“Nhà thầu là cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước có đủ điều kiện để tham gia đấu thầu và ký kết hợp đồng Nhà thầu phải đảm bảo về tính pháp lý đầy đủ, có sự độc lập về tài chính, không trong tình trạng giải thể hoặc phá sản Trong quá trình đấu thầu, nhà thầu có thể tham gia độc lập hay liên doanh với các nhà thầu khác nhưng không được phép tham gia 2 lần với 1 tư cách hoặc tham gia thầu cùng các đơn vị có liên quan." (để đảm bảo tính minh bạch – sẽ được đề cập ở sau).

“Nhà thầu phụ là những đơn vị được thuê để thực hiện từng phần công việc hoặc hạng mục công trình vì nhiều lý do trong đó thường là những công việc đòi hỏi các nghành chuyên môn hóa khá riêng biệt, đôi khi còn là yêu cầu kiến trúc đòi hỏi những kỹ năng, kỹ xảo đặc biệt nào đó Nhà thầu phụ có thể được chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính chọn nhưng cần được sự nhất trí giữa Chủ đầu tư và nhà thầu chính".

“Gói thầu là toàn bộ dự án hay một phần công việc của dự án được chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự được thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án Trong trường hợp mua sắm gói thầu cá thể là một hoặc một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiên Gói thầu được thực hiện theo một hoặc nhiều trường hợp." (khi gói thầu được chia thành nhiều phần).

“Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu".

“Hồ sơ dự thầu là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu".

“Giá gói thầu là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch dự thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt".

“Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ đi phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu".

“Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế".

“Yêu cầu kỹ thuật là hồ sơ kỹ thuật được đưa ra bởi bên mời thầu đối với các yêu cầu cụ thể của hàng hóa dịch vụ mà trên cơ sở đó nhà thầu có thể đề xuất vật liệu, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và giá thành cạnh tranh nhất để có cơ hội trúng thầu".

Năng lực dự thầu

1.2.1 Khái niệm năng lực dự thầu

Năng lực dự thầu là toàn bộ những năng lực về tài chính, máy móc thiết bị, công nghệ thi công công trình, tổ chức quản lý, trình độ lao động kết hợp với quá trình xử lý thông tin và chiến lược cạnh tranh trong công tác dự thầu của Công ty.

1.2.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực dự thầu của các doanh nghiệp xây lắp

Như đã mô tả ở trên, việc đấu thầu mang lại lợi ích cho tất cả các bên và thực tế được áp dụng phổ biến trong thực tế Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay việc dự thầu để nhận được hợp đồng đặc biệt là hợp đồng có giá trị cao để thi công có lợi nhuận đối với doanh nghiệp là hết sức khó khăn Do cạnh tranh nên doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thắng thầu mà nhân tố quyết định đến khả năng thắng thầu chính là năng lực dự thầu của doanh nghiệp Năng lực dự thầu của doanh nghiệp còn trở nên cấp bách hơn khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường đặc biệt là khi gia nhập WTO và ngày càng có nhiều công trình được thực hiện theo phương thức dự thầu quốc tế Năng lực dự thầu có thể coi là một nhân tố quyết định đến vận mệnh hay sự tồn vong của các Công ty xây dựng.

Khi doanh nghiệp tham gia dự thầu một gói thầu xây lắp mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều muốn vươn tới đó là giành được quyền thi công gói thầu đó với lợi nhuận cao nhất có thể Năng lực của doanh nghiệp thể hiện nội lực của doanh nghiệp, thể hiện khả năng thực tế của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp nào hiểu được khả năng của bản thân mình thì doanh nghiệp đó sẽ đưa ra được những quyết định mang tính khả thi khi đứng trước sự lựa chọn tham gia tranh thầu Ngoài ra, việc dự thầu còn là một công việc tốn kém khi phải có một bộ phận dự thầu hùng mạnh, doanh nghiệp còn phải chi cho các chi phí khác, chi phí mua hồ sơ, bảo đảm dự thầu, … Do đó, khi tham gia dự thầu doanh nghiệp sẽ có 2 khả năng:

- Tham gia tranh thầu: Nếu tham gia dự thầu thì doanh nghiệp sẽ phải bỏ một khoản chi phí để mua hồ sơ dự thầu, chi phí lập hồ sơ dự thầu, chi khảo sát, chi bảo lãnh, chi ngoại giao…nếu thắng thầu thì doanh nghiệp sẽ thu được khoản lợi nhuận còn ngược lại doanh nghiệp sẽ mất toàn bộ chi phí đó.

- Không tham gia tranh thầu: Khi đứng trước hai tình thế này doanh nghiệp phải tính toán để đưa ra được quyết định cuối cùng có tham gia hay không Nếu doanh nghiệp nào xác định đúng được năng lực bản thân thì sẽ quyết định đúng đắn để vừa giải quyết được việc làm vừa thu được lợi nhuận cao Như vậy doanh nghiệp muốn tồn tại, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên dự trường xây dựng buộc doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao năng lực dự thầu.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá đến năng lực dự thầu

Về mặt lý thuyết, chưa có lý thuyết chung về các yếu tố này hay các văn bản hướng dẫn có liên quan, các yếu tố này chỉ được đưa ra dựa trên các nghiên cứu về các hồ sơ mời thầu do các Chủ đầu tư đưa ra trong quá trình dự thầu và được tổng hợp thành các yếu tố như sau:

1.2.3.1 Quy mô doanh nghiệp Đối với Chủ đầu tư, khi đưa ra yêu cầu về mức độ mà doanh nghiệp cơ bản (yếu tố tiên quyết) mà một nhà thầu cần phải có thì yếu tố quy mô được đưa ra đầu tiên mà cụ thể ở đây là doanh thu xây lắp Nhà thầu tham gia phải có doanh thu đủ lớn tức là đã và đang thực hiện nhiều công trình lớn để có thể có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu đưa ra Chủ đầu tư sẽ không bao giờ giao thầu cho một công ty mà doanh thu cả năm không bằng giá gói thầu Do đó, trong dự thầu vấn đề quy mô là rất quan trọng và đó là ưu thế của các doanh nghiệp lớn.

1.2.3.2 Năng lực tài chính. Điều này là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, báo cáo tìa chính tốt nghĩa là doanh nghiệp đang kinh doanh ổn định và có lợi nhuận, chỉ tiêu tài chính của nhà thầu tham gia phải thể hiện được tình trạng tài chính tốt của doanh nghiệp vì hoạt động tài chính là sống còn của doanh nghiệp nhằm giải quyết Chỉ khi đảm bảo được yếu tố tài chính thì các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, lao động phát sinh trong quá trình kinh doanh mới có thể được giải quyết ổn thỏa Hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến tình hình tài chính, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hay cản trở quá trình sản xuất kinh doanh.

Năng lực tài chính thể hiện ở khả năng cân đối lỗ lãi, quy mô vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, các khoản nợ, tỉ lệ nợ trên vốn chủ, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó, Năng lực tài chính là chỉ tiêu cơ bản quan trọng để đánh giá năng lực của nhà thầu bởi đặc điểm của xây lắp, khi thi công các công trình cần lượng vốn rất lớn ngay từ ban đầu, thời gian thi công dài, quyết toán công trình khó khăn.

Do đó nếu các nhà thầu nào yếu kém về khả năng tài chính, khả năng huy động vốn không cao thì sẽ không đảm bảo được tiến độ thi công, chất lượng công trình, thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, và trong các trường hợp có sự cố xảy ra (nếu có) Doanh nghiệp nào có năng lực tài chính mạnh giúp cho doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ thi công, đảm bảo công trình có kỹ thuật, chất lượng tôt, tiến độ thi công đảm bảo tạo uy tín và niềm tin cho chủ đầu tư Năng lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:

- Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio) = Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio) = (Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/Tổng nợ ngắn hạn.

- Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = Số ngày trong năm x khoản phải thu/Doanh số tín dụng.

- Chu kỳ chuyển hóa tồn kho (ngày) = Số ngày trong năm x Tồn kho bình quân/Chi phí hàng bán.

- Tỷ lệ nợ trên vốn chủ = Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu

- Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (%) D/A = Tổng nợ/Tổng tài sản

- Thu nhập trên đầu tư ROA (%) = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản

- Thu nhập trên vốn chủ ROE (%) = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu.

Năng lực tài chính mang tác động tích cực đến quá trình dự thầu Trong dự thầu, khả năng tài chính là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá nhà thầu Điều quan trọng hơn là một doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, cho phép đưa ra quyết định giá bỏ thầu theo cách của nhà thầu, còn nếu không thì lựa chọn giá bỏ thầu sẽ là lựa chọn rất khó khăn cho nhà thầu.

Một doanh nghiệp xây dựng có khả năng tài chính cao, có thể tham gia dự thầu nhiều công trình trong một năm, có nhiều cơ hội để đầu tư tăng thiết bị, máy móc nhằm đáp ứng yêu cầu thi công và đòi hỏi của quy trình công nghệ hiện đại. Tuy nhiên thực tế công tác dự thầu thì các Chủ đầu tư thường không xem xét các tiêu chí này một cách quá nghiêm ngặt như việc đưa ra quá nhiều tiêu chí để giảm bớt sự tham gia của các nhà thầu mà thường chỉ đặt các tiêu chí như lợi nhuận không âm, tỉ lệ thanh toán ngắn hạn,

1.2.3.3 Năng lực nhà xưởng, máy móc thiết bị và công nghệ thi công.

Trong hoạt động xây dựng nói chung, máy móc thiết bị là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp, là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo việc thi công các công trình Trong hồ sơ dự thầu đây là yếu tố để bên mời thầu đánh giá về năng lực của công ty Việc sở hữu các trang thiết bị sẽ được đánh giá cao hơn, đó là việc chủ động máy móc để thực hiện bất kỳ yêu cầu nào của công việc chứ không cần phải đi thuê Để đánh giá về năng lực thiết bị, công nghệ của nhà thầu có thể dựa vào tiêu chí sau:

- Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ: Biểu hiện ở các thông số như hãng sản xuất, năm sản xuất, công suất, giá trị còn lại của thiết bị.

- Tính đồng bộ: Thiết bị đồng bộ là điều kiện để đảm bảo sự phù hợp giữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; giữa thiết bị chính và các phụ kiện đi kèm.

- Tính đổi mới: Lá sự đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là một trong những yếu tố tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh yếu tố này quyết định việc lựa chọn tính toán các giải pháp hợp lý trong tổ chức thi công Trong dự thầu, năng lực máy móc thiết bị là một trong những tiêu chuẩn đánh giá của chủ đầu tư Một nhà thầu có năng lực máy móc thiết bị mạnh mẽ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và đặc biệt là trong việc xây dựng giá bỏ thầu hợp lý.

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI TỔNG CÔNG

Giới thiệu về Tổng Công ty Xây dựng Hà nội – CTCP

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên công ty: Tổng Công ty Xây Dựng Hà Nội – CTCP

Tên tiếng Anh: Hanoi Construction Corporation – JSC Địa chỉ: 57 Quang Trung, p Nguyễn Du, q.Hai Bà Trưng, tp Hà Nội. Vốn điều lệ: 1.410.480.000.000 đồng.

Tổng”Công ty Xây Dựng Hà Nội – CTCP hiện nay (hay tiền thân là Công ty Kiến Trúc Hà Nội ngày thành lập) được thành lập năm 1958 căn cứ theo quyết định số 117/QĐ-BKT của Bộ Kiến”Trúc.

Năm”1982, Bộ Xây dựng quyết định thành lập Tổng Công ty Xây dựng Hà”Nội.

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng Công ty. Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất đã được tổ chức ngày 30.7.2014 thành lập Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP Đại hội là một dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển, mở ra một trang mới của Tổng Công ty, với niềm tin và hy vọng về một HANCORP lớn mạnh của Việt Nam" Trích trong hồ sơ năng lực Tổng công ty”.

Phần”giới thiệu này được thu thập từ hồ sơ năng lực và trang”web

- Xây”dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị và khu công”nghiệp.

- Tổng”thầu tư vấn và quản lý các dự án xây”dựng.

- Tư”vấn xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, thủy điện, đường dây và trạm biến thế điện và các công trình kỹ thuật hạ tầng bao gồm: Lập dự án đầu tư, tư vấn dự thầu, khảo sát xây dựng, thí nghiệm thiết kế Thẩm định dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, kiểm định chất lượng, quản lý dự án, giám sát thi công, chuyển giao công nghệ, xây dựng thực nghiệm, trang trí nội, ngoại thất và các dịch vụ tư vấn”khác.

- Đầu”tư kinh doanh, phát triển nhà và hạ”tầng.

- "Sản”xuất kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ, vật liệu xây dựng và các nghành khác.Đưa người lao dộng và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Kinh doanh dịch vụ các công trình thể dục thể thao và tổ chức vui chơi”giải trí." Trích trong hồ sơ năng lực Tổng công ty.

Từ khi thành lập đến nay những”công trình, những biểu tượng của Thủ đô đã được xây dựng, tôn tạo bởi cán bộ, công nhân HANCORP như: Nhà Quốc hội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà hát lớn, Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Nhà họp BCH Trung ương Đảng, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới), Trụ sở làm việc các cơ quan Quốc hội và Văn phòng”Quốc hội…

Năm 2007, Tổng Công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, mô hình quản trị mới cho phép các công ty thành viên chủ động trong việc bố trí và tái cơ cấu đầu tư, đưa Tổng Công ty vào giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhảy vọt.

Năm 2014 Tổng công ty chuyển đổi sang mô hình Công ty Cổ phần theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Và hiện tại, Tổng Công ty cũng đang thực hiện rất nhiều công trình trọng điểm của Thủ đô như dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, dự án bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bạch Mai mới, Việt Đức mới, …

Dưới góc độ xã hội, việc làm được tạo ra từ các công trình của Tổng công ty giúp đảm bảo cuộc sống cho hơn 200 cán bộ công nhân viên của văn phòng Tổng Công ty, 10.000 cán bộ công nhân viên (bao gồm các công ty con và công ty cổ phần mà Tổng công ty nắm quyền chi phối).

Những thành tích của Tổng Công ty đã được ghi nhận qua các giải thưởng của Đảng và nhà nước:

- Năm 1985: Huân chương Lao động hạng nhất.

- Năm 1996: Huân chương Lao động hạng nhì.

- Năm 2000: Huân chương Độc lập hạng ba.

- Năm 2002: Huân chương Độc lập hạng nhì.

- Năm 2009: Huân chương Độc lập hạng nhất

Hiện tại, Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần trong đó cổ phần nhà nước vẫn chiếm 98.8%, cổ phần tư nhân chiếm 1.2% (chủ yếu thuộc cán bộ công nhân viên của Tổng công ty).

Mô hình của Tổng công ty hiện tại được mô tả trong hình dưới:

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp

Nguồn: Hồ sơ năng lực

Trong cơ cấu hiện tại của Tổng Công ty bao gồm:

Hội đồng quản trị: gồm 1 chủ tịch và 6 ủy viên

Ban giám đốc: 1 Tổng giám đốc vá 5 phó tổng giám đốc

Các phòng ban: 8 phòng ban chức năng như sau:

- Văn phòng: Chuyên phụ trách các vấn đề về hoạt động nội bộ, bố trí xe cộ, chỗ làm việc, trang thiết bị làm việc,

- Phòng pháp chế: Phụ trách tất cả các vấn đề liên quan đến Pháp lý, quy trình,

- Phòng Tổ chức lao động: Phụ trách các vấn đề về nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo,

- Phòng tài chính kế toán:

- Phòng Phát triển dự án: Chịu trách nhiệm thực hiện việc đầu tư các khu đô thị, nhà máy, thuộc Tổng công ty

- Phòng Kế hoạch đầu tư: Chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, xin, cấp chứng nhận đầu tư các khu đô thị, khu công nghiệp, thuộc Tổng công ty

- Phòng kinh tế thị trường: Chịu trách nhiệm dự thầu, quản lý kế hoạch xây dựng sau khi trúng thầu

- Phòng kỹ thuật thi công: Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến kỹ thuật thi công cả việc liên quan đến xây lắp cũng như đầu tư.

Và các ban điều hành thi công các dự án đã trúng thầu cùng 8 công ty con và 34 công ty liên kết khác như được nêu trong mô hình.

Mô hình tổ chức của Tổng công ty có thể thấy được quy mô của Tổng và bao hàm toàn bộ lĩnh vực xây dựng (ngoại trừ các lĩnh vực đặc thù mới xuất hiện tại Việt Nam).

2.1.5 Năng lực tài chính của Tổng công ty

Tình hình tài chính 5 năm qua của Tổng công ty đươc thể hiện qua các thông số cơ bản như sau:

Bảng 2.1: Thông số tài chính doanh nghiệp

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015

2 Lợi nhuân trước thuê Tỷ 146 198 197 127.5 190.5

3 Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu % 1.6% 2.1% 2.2% 1.5% 1.9%

4 Doanh thu trực tiếp từ hoạt động xây dựng Tỷ 1172 962 1292 1085 1388

5 Tổng tài sản / Tổng nợ Tỷ 15467 15643 16547 16876 15475

6 Tài sản ngắn hạn Tỷ 28452 26754 23457 29451 27842

Nguồn: Báo cáo tài chính

Như đã được đề cập trong phần cơ sở lý thuyết, mặc dù các chỉ tiêu tài chính là rất nhiều tuy nhiên trên thực tế các Chủ đầu tư lại không quá khắt khe trong việc thiết lập bộ chỉ tiêu tài chính cao để đánh giá năng lực nhà thầu mà chỉ đặt ra một số chỉ tiêu cơ bản như: Lợi nhuận, chỉ số thanh toán ngắn hạn,

Trên thực tế, các gói thầu chỉ là một phần việc của 1 doanh nghiệp xây dựng, các nhà thầu xây dựng đôi khi bị nợ đọng vì việc thanh quyết toán chậm chạp của Chủ đầu tư kết hợp với tỉ suất lợi nhuận của lĩnh vực xây dựng là không cao nên các chỉ số tài chính khắt khe được đưa ra chỉ làm giảm khả năng lựa chọn được nhà thầu có khả năng thực hiện mà thôi Đối với các gói thầu lớn thì việc các nhà thầu tham gia dự thầu là những sự nỗ lực lớn bởi nhà thầu phải chi phí các khoản tiền không nhỏ vào nhân sự, tổ chức dự thầu, nghiên cứu, tìm hiều dự án, khoản bảo lãnh dự thầu và các Chủ đầu tư không nên đặt thêm các điều kiện khắt khe về năng lực tài chính Nếu cố tình đặt các điều kiện tài chinh khắt khe thì nguy cơ bể thầu là rất cao khi không có nhiều nhà thầu tham gia, điều này có thể dẫn đến giá trúng thầu sẽ cao hơn dự kiến.

Việc kiểm soát dòng tiền dành cho dự án có thể được thực hiện tốt bằng các điều khoản thanh toán cho các nhà thầu trong trường hợp các nhà thầu trúng thầu bằng cách thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu phụ, tính toán dòng tiền hợp lý,đảm bảo các nguồn tiền của dự án chỉ được phục vụ cho các công việc có liên quan đến dự án. Đôi với các gói thầu thông thường thì qua các thông s tố nêu trên ta có thể nhận thấy tình hình tài chính của Tổng công ty đang ở mức tốt khi không có dự án nào bị đánh trượt về chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp.

2.1.6 Năng lực thiết bị của Tổng công ty

Bảng năng lực về thiết bị được mô tả đính kèm với bản luận văn này bên dưới thuộc tài sản của Tổng công ty, các công ty con và các công ty có vốn góp lớn hơn 50% Thiết bị thuộc các công ty liên kết (có vốn góp < 50%) không nằm trong danh mục này

Về năng lực thiết bị của Tổng công ty được đánh giá là rất tốt khi sở hữu rất nhiều trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của các công việc cơ bản liên quan đến xây dựng công trình Các công trình cũng chủ yếu nhắm đến thuộc lĩnh vực xây dựng nhà ở, văn phòng, đường xá, nhà máy chứ không hướng đến xây dựng các công trình mang tính đặc thù khác như cầu, cảng, thủy lợi.

2.1.7 Nguồn nhân lực của Tổng công ty

Các thông tin về nguồn nhân lực của Tổng công ty được lấy từ Tổng và có thông số như bảng dưới:

Bảng 2.2 : Thông số về nhân sự

STT Cán bộ CNV Số người

2 Kỹ sư xây dựng, kết cấu 2317

4 Kỹ sư cầu đường và nghành khác 512

5 Cử nhân và đại học các nghành khác 618

Nguồn: Hồ sơ năng lực

Hiện trạng năng lực dự thầu của Tổng công ty

2.2.1 Quy trình thực hiện và trách nhiệm của các bên liên quan

Phòng ban liên quan trong quy trình thực hiện của quá trình dự thầu tại Tổng công ty bao gồm Phòng kinh tế thị trường chủ trì và thực hiện, phòng kỹ thuật thực hiện và phòng tài chính kế toán phối hợp.

Thông thường đối với từng gói thầu khác nhau sẽ có khoảng thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu khác nhau, điều này phụ thuộc vào yêu cầu của Chủ đầu tư và mức độ phức tạp của dự án Thông thường Chủ đầu tư chỉ cho nhà thầu một khoảng thời gian vừa đủ và phải tập trung thực hiện mới có thể hoàn thành, khoảng thời gian đó phụ thuộc vào sự ước lượng của Chủ đầu tư theo kinh nghiệm Trong trường hợp nhà thầu cảm thấy không đủ thời gian để hoàn thành HSDT thì có thể gửi công văn đề nghị gia hạn thời gian nộp thầu, trong trường hợp này, Chủ đầu tư sẽ khảo sát ý kiến các nhà thầu mua HSMT và ra quyết định nếu cần thiết.

Phân công công việc giữa các Phòng ban được mô tả ở dưới.

Bảng 2.3: Phân công nhiệm vụ giữa các phòng ban

TT Tên công việc Phòng

1 Chủ trì và lập kế hoạch X

2.1 Vê yêu cầu chung, biểu mẫu, số lượng, đơn dự thầu, các bảo lãnh tài chính, biểu mẫu Hợp đồng,

2.2 Vật liệu yêu cầu, biện pháp thi công, kiểm tra tính đầy đủ của bảng tiên lượng X

3.1 Hồ sơ pháp lý gồm quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký kinh doanh, đơn dự thầu,

3.2 Hồ sơ kinh nghiệm, năng lực nhân sự, năng lực thiết bị, tài chính, mô hình tổ chức

3.3 Hồ sơ huy động cho gói thầu

3.3.2 Thiết bị cần thiết huy động, nhân sự cam kết huy động X

3.3.3 Thuyết minh biện pháp thi công X

3.3.4 Khảo sát và lập vẽ biện pháp thi công X

3.3.5 Thuyết minh về hồ sơ an toàn lao động, vệ sinh công trường X

3.4.1 Khảo sát giá thị trường X

3.4.2 Khảo sát nhà cung cấp X

3.4.3 Khảo sát và liên danh với nhà thầu khác

(nếu cần) cho 1 phần công việc mình không thể thực hiện hoặc thực hiện sẽ không cạnh tranh.

3.4.5 Xây dựng giá dựa trên khảo sát thị trường X

3.4.7 Lập bảo lãnh dự thầu (khi đã có giá đề xuất) X

4 Đóng gói HSDT nộp thầu đúng địa điểm, đúng thời gian X

5 Làm rõ HSDT (nếu có) và đợi kết quả dự thầu X

Quy trình thực hiện một bộ hồ sơ dự thầu như sau:

Hình 2.2: Quy trình dự thầu của Tổng Công ty

Nguồn: Quy trình nội bộ TCT

Sau khi đã mua HSMT và quyết định tham gia dự thầu, Phòng KTTT sẽ Chủ trì việc lập HSDT trong đó có một phần không nhỏ hồ sơ được lập bởi bộ phận kỹ thuật của Tổng Công ty Các phần việc đảm nhận của Phòng kỹ thuật TCT bao gồm: đề xuất vật liệu, lập biện pháp thi công, bản vẽ thi công, lập thuyết minh biện pháp thi công, tính toán khối lượng và chuyển sang Phòng kinh tế thị trường.

Mua hồ sơ mời thầu

Bước 5 Đệ trình phê duyệt, chốt giá

Thông thường việc này được thực hiện bởi Phòng Kinh tế thị trường

Việc nghiên cứu HSMT được thực hiện đông thời bởi Phòng kinh tế thị trường và Phòng kỹ thuật Phạm vi như được nêu ở trên

Lập HSDT được thực hiện bởi 2 phòng liên quan, mỗi phòng phụ trách một mảng như được nêu ở phần trách nhiệm bên trên

Báo cáo TGĐ về giá và phương án giảm giá nếu có, việc giảm giá là hoàn toàn bí mật để tránh lộ giá chào thầu.

Sau khi chốt giá trước khi giảm giá, chuyển sang Phòng Tài Chính để gửi ngân hàng lập bảo lãnh dự thầu.

Bước 7 Đóng gói và nộp

HSDT Đóng gói theo đúng quy cách được yêu cầu trong HSMT, nộp đúng hạn, đúng địa điểm và có niêm phong rõ ràng

Phòng kinh tế thị trường sẽ đảm nhận các công việc còn lại liên quan đến tính giá, lập các hồ sơ công trình tương tự, lập đơn dự thầu đệ trìnhTổng công ty phê duyệt và tham gia dự thầu.

Việc lập HSDT có thể được thực hiện bởi chính cán bộ công nhân viên hiện tại của Tổng Công ty ở 2 phòng Kinh tế thị trường hoặc Phòng kỹ thuật Tuy nhiên đối với các dự án quan trọng và lớn, nguồn nhân lực làm thầu có thể được huy động từ các cán bộ có kinh nghiệm ở các công ty con Các công ty con có thể góp người để thực hiện dự thầu sau đó tham gia một phần vào quá trình thực hiện (nếu trúng thầu).

2.2.2 Hiện trạng công tác tính giá dự thầu Đối với Tổng Công ty hiện nay, phương pháp tính giá dự thầu vẫn dựa hoàn toàn vào định mức xây dựng của nhà nước, đối với một số công tác nhỏ khác thì Tổng công ty đã có những điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế bằng cách điều chỉnh trực tiếp vào các hao phí, tuy nhiên nó vẫn bao gồm các thông số cơ bản như giá vật liệu, giá máy, nhà nhân công, chi phí khác, chi phí chịu thuế tính trước, chi phí chung và thuế giá trị gia tăng.

Nguyên nhân chính cho việc tại sao không chỉ Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội mà gần như tất cả các nhà thầu Việt Nam đều sử dụng định mức nhà nước làm cơ sở cho việc tính toán giá trị chào thầu đó là cách xác định giá dự toán của Chủ đầu tư Giá dự toán công trình tuyệt đối tuân thủ cách tính dự toán của nhà nước và giá dự toán được coi là giá trần của gói thầu, các nhà thầu phải xem xét để giá chào thầu không vượt qua giá dự toán

Giá được tính như sau:

- Qi: Khối lượng công việc thứ i do bên mời thầu cung cấp dựa trên các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công kèm theo hồ sơ mời thầu.

- Đgi: Đơn giá dự thầu công việc thứ i do nhà thầu lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình và giá thị trường.

- n: Số lượng công việc xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu và được lên danh sách (được gọi là tiên lượng mời thầu).

- LS: Các công việc được chào như là một phần trọn gói (nếu có).

Khối lượng Qi thông thường được đưa ra bởi các Chủ đầu tư thông qua bảng tiên lượng (BoQ), BoQ là danh mục các khối lượng công việc cần phải thực hiện để hoàn thành công việc.Tthông thường đối với cách làm hiện tại của Việt Nam thì CĐT (hay bên mời thầu) chỉ đưa ra các khối lượng Qi cấu thành từ các khối lượng trực tiếp hình thành nên công trình, các chi phí khác không nằm trong quá trình thực hiện trực tiếp (như chi lương, chi văn phòng, chi đường tạm, biện pháp thi công, ) của dự án thì được coi là chi phí chung và thuộc vào các tỉ lệ % đã được quy định trong luật, nghị định hay thông tư của chính phủ và bộ. Đối với các dự án có yếu tố nước ngoài thì có một chút khác biệt khi BoQ được đưa ra ngoài các khối lượng nêu trên thì họ bổ sung các dòng chi phí trọn gói mà bắt buộc nhà thầu khi thực hiện công trình phải trải qua các bước này hoặc các yêu cầu bổ sung để đảm bảo môi trường, an toàn sức khỏe như văn phòng tạm, nhà ở công nhân, huy động máy móc thiết bị, Điều này phù hợp hơn cách thực hiện theo cách Việt Nam vì phản ánh đúng bản chất của thứ tự công việc hơn và phản ánh đúng quy mô, sự phức tạp của dự án hơn cách làm của Việt Nam.

Tùy từng trường hợp dự án căn cứ vào mức độ gấp gáp của HSMT và nguồn lực thực hiện hiện tại thì nhà thầu có thể thực hiện 3 cách sau để ứng xử với bảng tiên lượng (hay phần khối lượng) trong HSMT:

- Nếu nguồn lực đủ và thời gian đủ thì nhà thầu có thể bóc lại toàn bộ khối lượng tron bảng tiên lượng do BMT đưa ra để kiểm tra tính chính xác và chào bổ sung các khối lượng thiếu.

- Nếu thời gian khá gấp và nguồn lực không đủ thì chỉ bóc bổ sung các đầu mục công việc còn thiếu và chào thầu tại thời điểm dự thầu

- Nếu thời gian cấp bách và không đủ nguồn lực để thực hiện thì có thể chào thầu bằng BoQ do bên mời thầu đưa ra Trong trường hợp này cần có bảng giải thích phạm vi công việc đi kèm để tránh việc các công việc còn thiếu sau này sẽ bị coi như là một phần của 1 công việc mà BoQ đưa ra -> nếu xảy ra thì nhà thầu rất khó để cân đối lỗ lãi cho dự án.

Các yếu tố đơn giá Di được tính như sau:

D = VL + NC + M + TT + C + TL + GTGT

VL: Được tính trên cơ sở hao phí vật liệu nhân với đơn giá vật liệu, hao phí vật liệu được quy định trong hệ thống định mức của nhà nước và đơn giá vật liệu là đơn giá được công bố trong các công bố giá các địa phương đối với vật liệu đó.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG DỰ THẦU CỦA

Phương hướng hoạt động của Tổng Công ty

3.1.1 Định hướng hoạt động chung

Trong một thị trường xây dựng ngày càng có tính cạnh tranh cao, giá trị Cổ phần hóa thực tế hơn bằng cách thoái vốn nhà nước và vốn nhà nước không còn nắm chi phối là chủ trương chung của Tổng công ty, việc này nếu được thực hiện phải có sự quyết liệt của Bộ chủ quản là Bộ Xây dựng và Chính phủ, việc cổ phần hóa sẽ giúp Tổng công ty có thêm nguồn vốn, có thêm động lực cho những thay đổi mang tính thực chất hơn.

Mục tiêu của Tổng công ty trong giai đoạn tiếp theo vẫn là giữ vững những thành quả đạt được trong sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, xây lắp công trình thuộc lĩnh vực nhà ở, nhà máy, nhà xưởng, khu đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng, văn phòng, công sở.

Giữ vững thương hiệu Hancorp đã có trong lòng khách hàng.

Mở rộng hơn nữa trong các lính vực liên quan đến vật liệu xây dựng như sản xuất gạch xây, gạch block, gạch lát, xi măng,

Tiếp tục triển khai các dự án đầu tư mang lại lợi nhuận cho Tổng công ty, hoàn thành đúng kế hoạch tất cả các dự án xây dựng.

Mục tiêu các chỉ số kinh doanh như sau:

- Phấn dự tăng doanh thu bình quân 5%/năm

- Giữ vững tỉ suất lợi nhuận/doanh thu như giai đoạn trước.

- Nộp thuê đầy đủ cho nhà nước.

- Cổ phần hóa và quy trình hóa tất cả các công đoạn

- Đảm bảo đời sống cho cán bộ CNV toàn thể TCT.

Ngoài ra, sẽ có mô hình phù hợp hơn cho các gói thầu quy mô nhỏ để vẫn có thể cạnh tranh về giá tốt hơn.

3.1.2 Định hướng cho Công tác dự thầu Đối với công tác dự thầu, Tổng công ty định hướng sẽ xây dựng Phòng kinh tế thị trường mạnh hơn bằng cách tuyển thêm nhân sự, tập trung vào việc giải quyết các rủi ro, xử lý các thông tin về giá cả, vật liệu, lập định mức riêng của Tổng công ty

Các giải pháp nâng cao năng lực dự thầu

3.2.1 Nhóm giải pháp về giá

Xuất phát từ việc các nhà thầu sử dụng chung một cách tính giá trong dự thầu và trên thực tế mỗi nhà thầu có những điều chỉnh dựa trên kinh nghiệm của minh về giá để đưa ra giá chào thầu, tuy nhiên cách chào thầu này chưa chính xác vì:

- Định mức xây dựng được xây dựng và sửa đổi liên tục nhưng vẫn không thể cập nhật được so với các thay đổi thực tế, theo xu thế thì các định mức sẽ trở nên cũ và không cập nhật được đúng Do vậy cách tính này không đưa ra giá chào thầu phù hợp Mặc dù mỗi nhà thầu cũng có những ước lượng của riêng mình trong việc tính giá nhưng việc tính chính xác sẽ tốt hơn những điều chỉnh mang tính ước lượng. Giải pháp đề xuất ở đây là:

3.2.1.1 Xây dựng Tổng giá thầu bằng cách tính chính xác các chi phí Đây thực chất là cách tính rất chính xác trên cơ sở các chi phí thực tế của doanh nghiệp cần phải trả mà không tính theo định mức nhà nước vì định mức nhà nước hiện tại đã không còn phù hợp với các công việc xây dựng vì những lí do như sau:

- Đơn giá nhà nước trong từng đơn giá là không còn chính xác nữa khi xã hội đã thay đổi rất nhiều, những công tác nào sử dụng hàm lượng máy móc cao thì đơn giá khá cao như công tác cọc, công tác lắp đặt máy móc nhưng các công tác sử dụng nhiều nhân công lao động thì có chiều hướng tăng lên nhưng định mức lại không thay đổi như công tác ván khuôn, hoàn thiện,… Do đó đưa về 1 mặt bằng chung là không sát giá thực hiện.

- Đơn giá nhà nước dựa vào công bố giá vật liệu của nhà nước nên rất không sát với giá thị trường, chưa cập nhật các giá trị, chưa kể đến việc giá công bố chưa tính hết các yếu tố kỹ thuật của thiết bị máy móc (đặc biệt sai khi liên quan đến thiết bị,công nghệ).

- Chi phí chung theo định mức nhà nước là không chính xác, chi phí thực tế còn phụ thuộc vào các yếu tố của hồ sơ yêu cầu trong Hợp đồng, tính chất phức tạp của hợp đồng, thời gian thi công,…

- và nhiều lí do khác nữa.

Phương pháp tính giá theo thực tế triển khai là phương pháp tính đủ giá, đúng giá và thường được áp dụng trong các dự án có yếu tố nước ngoài, phương pháp đã được khẳng định là phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển. Ở phương pháp này nhà thầu cần phải tính chính xác giá vật tư đầu vào, nhân công lắp đặt, các chi phí phụ trội khác, biện pháp lắp đặt, vật liệu phụ, chi phí cho bộ máy quản lý như lương, nhà ở, phương tiện khác.

3.2.1.2 Xây dựng định mức riêng cho doanh nghiệp Đây là bước tiếp theo của việc tính toán chính xác giá của các công việc nêu trên, các kinh nghiệm của việc tính giá sẽ được đơn giản hóa trở thành định mức doanh nghiệp Định mức doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn tới việc tiết kiệm thời gian thực hiện công tác dự thầu và rút ngắn thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

3.2.1.3 Nghiên cứu kỹ hồ sơ mời thầu.

Nhóm này tập trung vào xử lý các vấn đề khác liên quan đến giá của Hồ sơ dự thầu, no có thể là phần:

Thông thường, các nhà thầu chỉ có 1 khoảng thời gian rất ngắn để làm dự thầu và việc làm giá chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn thế, tức là việc làm giá chỉ luôn bị giới hạn về mặt thời gian Do đó, nhà thầu đôi khi chỉ đủ thời gian để thực hiện được:

- Tính giá dựa trên bảng tiên lượng mời thầu của Bên mời thầu

- Bóc bổ sung các khối lượng còn thiếu để chào thêm.

- Lập biện pháp thi công thực tế đúng với trình tự mà mình muốn thực hiện trong trường hợp trúng thầu Điều này là vô cùng quan trọng vì những điểm này đều tập trung vào để đưa ra các giải pháp về giá chính xác.

- Các phương án tiếp cận công trường, vận chuyển trang thiết bị, vật tư, vật liệu.

Mà không có đủ thời gian để nghiên cứu toàn bộ hồ sơ mời thầu, đặc biệt với các hồ sơ mời thầu có đến hàng ngàn trang -> rủi ro là rất lớn.

Việc nghiên cứu hồ sơ mời thầu không chỉ là để thực hiện đúng các quy định về biểu mẫu, form biểu của HSMT mà còn biết được từng yêu cầu cụ thể của công việc, tính chất bao hàm của công việc, các yêu cầu bổ sung của HSMT để có thể tính giá đúng, đủ và sát với thực tế.

Thực tế đã có nhiều dự án mà Tổng công ty phải trả giá rất đắt về việc nghiên cứu không tốt hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư dẫn đến việc trúng thầu mà không đủ giá để thực hiện tất cả các yêu cầu đưa ra trong HSMT.

Việc nghiên cứu kỹ HSMT (đặc biệt phần vật liệu đầu vào) có ảnh hưởng rất lớn đến việc đề xuất vật liệu tương ứng (đủ đáp ứng yêu cầu của HSMT) nhưng có giá thành tốt nhất thị trường vì thông thường giá vật tư dự vào thường chiếm khoảng 50-70% giá thành công trình.

3.2.2 Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực kỹ thuật (lập HSDT)

Tất cả các hoạt động, năng lực, trình độ của Công ty đều tập trung và thể hiện ở trong hồ sơ dự thầu Do đó việc lập hồ sơ dự thầu cho đúng, đủ và đẹp cũng là một điều kiện tiên quyết cho việc dành thắng lợi trong dự thầu của Công ty.

Kiến nghị với Nhà nước

3.3.1 Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho nhà thầu

Năng lực tài chính là vấn đề nan giải nhất của các nhà thầu Nhà thầu là con nợ lớn của ngân hàng và là chủ nợ “bắt buộc” của Nhà nước như nợ khối lượng đã nghiệm thu chưa được thanh toán, kể cả những công trình đã đưa vào sử dụng nhiều năm Nhà nước cần thực hiện các giải pháp đồng bộ để đưa các nhà thầu xây lắp thoát khỏi tình trạng hiện nay.

- Giao các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương và các doanh nghiệp xây dựng tiến hành đợt ra soát tổng hợp việc thực hiện các hợp đồng kinh tế xây lắp, xác định chính xác số dư nợ và số nợ của nhà thầu để có kế hoạch trong một thời gian cụ thể:

 Giải quyết dứt điểm nợ đọng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đối với các nhà thầu xây dựng.

 Theo trách nhiệm của mình, các chủ đầu tư và các nhà thầu xây lắp tập trung phối hợp giải ngân dứt điểm các khối lượng công việc đã hoàn thành, tiến tới mục tiêu: làm đến đâu giải ngân đến đó.

 Trên cơ sở đánh giá, cân đối khả năng tài chính của các nhà thầu để có các quyết định phù hợp trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, kể các việc cho phá sản những doanh nghiệp hoàn toàn mất khả năng cân đối tài chính.

- Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch đầu tư nhanh chóng nghiên cứu ban hành chính sách, xây dựng định mức đơn giá phù hợp theo hướng xác định được “giá hợp lý” khi lựa chọn nhà thầu xây dưng Quy định cụ thể khái niệm “Giá hợp lý” để đảm bảo về pháp lý cho việc quyết định của cấp thẩm quyền khi lựa chọn nhà thầu.

3.3.2 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng

Chủ đầu tư và tư vấn là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia dự thầu bởi vậy việc hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian tới cần đặc biệt chú trọng tới hai khâu quan trọng này.

Chủ đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm toàn diện về công trình đối với xã hội, là tổ chức trực tiếp lựa chọn và quyết định hồ sơ thầu của nhà thầu, do vậy chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp tham gia dự thầu để xây dựng công trình Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, phương thức dự thầu trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản mới được đưa vào thực hiện trong những năm gần đây, các quy định của Nhà nước về dự thầu còn tồn tại nhiều vướng mắc đang phải từng bước hoàn thiện Điều đó đòi hỏi chủ đầu tư phải thực sự là một tổ chức có cơ chế hoạt động thích hợp để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao phó, theo đó:

- Chủ đầu tư phải được tăng cường năng lực để làm tốt công tác đầu thầu nói riêng.

- Nhà nước cần đưa hoạt động quản lý dự án đầu thầu thành một hoạt động chuyên nghiệp với trách nhiệm rõ ràng, cụ thể để giảm tiêu cực, giảm lãng phí xã hội, tăng hiệu quả đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.

- Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, quản lý dự án.

- Chủ đầu tư chưa có cơ chế đặc thù để ra quyết định bổ sung các công việc ngoài định mức nhà nước, các chi phí đền bù hợp lí theo Hợp đồng, các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện Hợp đồng.

Tư vấn đầu tư: Trong việc xây dựng và triển trai thực hiện dự án cần chú trọng cả ba bộ phận tư vấn đó là: Tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự toán; tư vấn dự thầu; tư vấn giám sát kỹ thuật thi công.

Chủ đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về dự án và làm công tác theo dõi kiểm tra các bộ phận tư vấn (có thể thuộc một tổ chức hoặc nhiều tổ chức), đóng vai trò là người giúp việc cho chủ đầu tư Do vậy, chất lượng tư vấn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn của dự án Khi cơ quan tư vấn thiết kế tính toán thiếu hoặc thừa khối lượng công trình hoặc tư vấn giám sát biết được khối lượng công trình thừa do khâu thiết kế nhưng không cắt bỏ gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá thành công trình và giảm hiệu quả sử dụng vốn Trong thực tế chưa có một chế tài nào quy định về việc các tổ chức tư vấn phải chịu như thế nào khi phạm những lỗi trên.

Trong thời gian tới cần nghiên cứu để sớm đưa ra được những cơ chế quy định rõ ràng hơn về quyền và mức trách nhiệm phải chịu của các tổ chức tư vấn liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản đó:

- Tăng thêm quyền hạn để các cơ quan tư vấn chủ động trong các khâu thiết kế, khách quan trong chấm thầu và nghiêm túc trong giám sát thi công.

- Gắn trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với các cơ quan tư vấn (kể cả bồi thường thiệt hại về chất) khi xảy ra sai sót trong khâu tư vấn xảy ra cho công trình.

3.3.3 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về dự thầu

Công tác quản lý xây dựng cơ bản nói chung và công tác quản lý đầu thầu nói riêng đang từng bước được hoàn thiện dựa trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh để lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án, tiến độ thi công và chất lượng đạt yêu cầu đặt ra.

Ngày đăng: 13/09/2023, 11:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình và thủ tục đấu thầu xây lắp - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình và thủ tục đấu thầu xây lắp (Trang 39)
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình dự thầu của nhà thầu - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình dự thầu của nhà thầu (Trang 40)
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp (Trang 59)
Bảng 2.1: Thông số tài chính doanh nghiệp - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng 2.1 Thông số tài chính doanh nghiệp (Trang 61)
Bảng năng lực về thiết bị được mô tả đính kèm với bản luận văn này bên dưới thuộc tài sản của Tổng công ty, các công ty con và các công ty có vốn góp lớn hơn 50% - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng n ăng lực về thiết bị được mô tả đính kèm với bản luận văn này bên dưới thuộc tài sản của Tổng công ty, các công ty con và các công ty có vốn góp lớn hơn 50% (Trang 62)
Bảng 2.3: Phân công nhiệm vụ giữa các phòng ban - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng 2.3 Phân công nhiệm vụ giữa các phòng ban (Trang 63)
Hình 2.2: Quy trình dự thầu của Tổng Công ty - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Hình 2.2 Quy trình dự thầu của Tổng Công ty (Trang 65)
Hình 2.3: Cơ cấu giá xây dựng - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Hình 2.3 Cơ cấu giá xây dựng (Trang 69)
Bảng 2.4: Biểu mẫu đơn giá tổng hợp - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng 2.4 Biểu mẫu đơn giá tổng hợp (Trang 69)
Bảng 2.5: Kết quả dự  thầu tại Tổng công ty - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng 2.5 Kết quả dự thầu tại Tổng công ty (Trang 73)
Bảng 2.6: Kết quả dự thầu do Tổng công ty  ST - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng 2.6 Kết quả dự thầu do Tổng công ty ST (Trang 75)
Bảng 2.7: Kết quả dự  thầu do Tổng công ty (Nguồn: - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng 2.7 Kết quả dự thầu do Tổng công ty (Nguồn: (Trang 75)
Bảng phân tích đánh giá công tác dự thầu của Tổng Công ty đối với 2 gói thầu mà Tổng công ty đã tham gia năm 2012 và 2013 tại dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn - ga Hà Nội như sau: Nguồn dữ liệu được sưu tầm từ phòng kỹ thuật Ban quản lý đường sắ - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng ph ân tích đánh giá công tác dự thầu của Tổng Công ty đối với 2 gói thầu mà Tổng công ty đã tham gia năm 2012 và 2013 tại dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn - ga Hà Nội như sau: Nguồn dữ liệu được sưu tầm từ phòng kỹ thuật Ban quản lý đường sắ (Trang 76)
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp năng lực, kinh nghiệm  ST - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng 2.9 Bảng tổng hợp năng lực, kinh nghiệm ST (Trang 77)
Bảng 2.10: Bảng đánh giá điểm kỹ thuật - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng 2.10 Bảng đánh giá điểm kỹ thuật (Trang 77)
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tiên quyết của HSMT của gói thầu CP02: - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng t ổng hợp các chỉ tiêu tiên quyết của HSMT của gói thầu CP02: (Trang 78)
Bảng 2.11: Bảng đánh giá giá chào thầu ST - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng 2.11 Bảng đánh giá giá chào thầu ST (Trang 78)
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tiên quyết của HSMT - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng 2.13 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tiên quyết của HSMT (Trang 79)
Bảng 2.14: Bảng đánh giá điểm kỹ thuật  ST - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng 2.14 Bảng đánh giá điểm kỹ thuật ST (Trang 79)
Bảng 2.15: Bảng đánh giá giá chào thầu ST - Nâng cao năng lực dự thầu của tổng công ty xây dựng hà nội – ctcp
Bảng 2.15 Bảng đánh giá giá chào thầu ST (Trang 80)
w