1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập hệ thống GSM

23 817 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Với mục đích làm quen và tiếp cận thực tế, nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực tập tại Trung tâm viễn thông Khu vực 2-MobiFone. Chúng em bày tỏ lòng biết ơn đến công ty MobiFone, cơ quan đã tiếp nhận và giúp đỡ chúng em tìm hiểu, tham quan thực tế. Giúp chúng em mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực rất hữu ích trong cuộc sống và phát triển rất mạnh ở hiện tại và trong tương lai. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong công ty – những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập, đặc biệt em gửi lời cảm ơn đến anh Lê Dũng đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tài liệu và trực tiếp chỉ dẫn em trong suốt quá trình thực tập quý báu tại công ty. Em xin chân thành cảm ơn ! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011 1 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP oOo Xác nhận của cơ quan Cán bộ hướng dẫn (Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và ghi họ tên) 2 MỤC LỤC Lời cảm ơn 1 I.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 4 II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GSM 6 1. Lịch sử phát triển của thông tin di động GSM 6 2. Một số tính năng đạt được ở thế hệ hai cộng (GSM) 6 III. CẤU TRÚC MẠNG GSM 7 1. Sơ đồ mạng GSM 7 2. Giới thiệu các thành phần của mạng di động GSM 8 2.1. Hệ thống chuyển mạch SS 8 2.2. Hệ thống trạm gốc BSC 10 2.3. Trạm di động MS 11 2.4.Hệ thống hổ trợ và khai thác OSS 12 IV.NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA GSM 13 V. THIẾT BỊ THỰC TẾ Ở CÔNG TY: BTS ERICSSON - RBS2206 15 1. Một số đặc điểm cơ bản 15 2. Cấu trúc tủ RBS 2206 16 2.1. Khối cấp nguồn PSU 17 2.2. Khối chuyển mạch phân phối DXU 17 2.3. Mô đun phân phối trong IDM 17 2.4. Khối thu phát kép dTRU 18 2.5. Khối chuyển mạch cấu hình CXU 18 2.6. Khối kết hợp và phân phối CDU 18 2.7. Đơn vị kết nối điện xoay chiều, một chiều ACCU/DCCU và bộ lọc điện một chiều DC Filter 19 2.8. Đơn vị điều khiển quạt 19 2.9. Khối khuếch đại TMA (Tower Mounted Amplifier) 19 2.10. Đơn vị phân tải anten (ASU - Antenna Sharing Unit) 19 3. Đặc điểm kỹ thuật của tủ RBS 2206 19 4. Đặc điểm kỹ thuật vô tuyến GSM 800 của tủ RBS 2206 20 5. Đặc điểm kỹ thuật vô tuyến GSM 900 của tủ RBS 2206 20 6. Đặc điểm kỹ thuật vô tuyến GSM 1800 của tủ RBS 2206 21 7. Đặc điểm kỹ thuật vô tuyến GSM 1900 của tủ RBS 2206 21 Kết luận 22 3 I.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: - Công ty thông tin di động (VMS) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của nghành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động - 1993: Thành lập Công ty Thông tin di động. Giám đốc công ty Ông Đinh Văn Phước. -1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I & II - 1995: Công ty Thông tin di động ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển) Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III - 2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik. - Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hoá Công ty Thông tin di động. - Ông Lê Ngọc Minh lên làm Giám đốc Công ty Thông tin di động thay Ông Đinh Văn Phước (về nghỉ hưu) - 2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV - 2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V. Kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty thông tin di động. Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng. - Tính đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần thuê bao di động tại Việt Nam. - 2009: Nhận giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng; VMS - MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G; Thành lập Trung tâm Tính cước và Thanh khoản. - 7/2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. - 12/2010: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực VI. 4 TĂNG TRƯỞNG THUÊ BAO QUA CÁC NĂM 1993-2010 - MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức. Đặc biệt trong năm 2009, MobiFone vinh dự nhận giải thưởng Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ thông tin và Truyền thông Việt nam trao tặng. 5 II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GSM 1. Lịch sử phát triển của thông tin di động GSM: Điện thoại di động ra đời ở những năm 1920 khi đó điện thoại di động chỉ dùng như những phương tiện thông tin liên lạc giữa các đơn vị cảnh sát Mỹ . Mãi đến năm 1980 người ta nhận thấy rằng các hệ thống tổ ong tương tự không loại bỏ được các hạn chế cố hữu của các hệ thống này. Giải pháp duy nhất để loại bỏ những hạn chế trên là phải chuyển sang sử dụng kỹ thuật thông tin số cho thông tin di động cùng với các kỹ thuật đa truy nhâp mới . Hệ thống thông tin di độnh số sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) đầu tiên trên thế giới được ra đời ở châu Âu và có tên giọi là GSM. Ban đầu hệ thông này gọi là “nhóm đặc trách di động “ (Group Special Mobile). Sau đó để tiện cho việc thương mại hoá GSM được gọi là “hệ thống di động toàn cầu” (GSM:Global System for Mobile communication ). Hệ thống thông tin di động GSM bắt đầu phát triễn từ năm 1982 khi các nước Bắc Âu gửi đề nghị đến CEPT (Conference of European Postal and Telecommunications - Hội nghị các cơ quan (quản lý viễn thông và bưu chính Châu Âu ) để quy định một dịch vụ viễn thông chung ở Châu Âu ở tần số 900MHZ. Năm 1985 người ta quyết định xây dựng hệ thống thông tin di động kỹ thuật số . Đến năm 1986 tại Pari mới hoàn thành việc đánh giá định hướng các giải pháp của các nước khác nhau để tiến tới lựa chọn phương án công nghệ TDMA băng hẹp. Để phát triễn, nghiên cứu và nhằm nâng cao mạng lưới dịch vụ thông tin di động GSM, đầu năm 1992 một số nước Châu Âu đã thành lập hiệp hội GSM MOU nhằm trao đỗi, hợp tác trong kinh doanh và bảo vệ quyền lợi cho các nhà khai thác GSM trên toàn thế giới. Tháng 5/1987, 13 nước Châu Âu đã ký GSM MOU để hứa hẹn lẫn nhau về về việc hoàn thiện các chỉ tiêu kỹ thuật, nhằn cùng nhau hợp tác mở rộng thị trường rộng lớn cho GSM và thoả thuận mỗi nước sẽ có một mạng GSM hoạt động 01/7/1991. Song vì một số nguyên nhân, cuối năm 1992 mới có 13 thành viên của mạng GSM của nước và đến nay đã có 253 thành viên mạng GSM của 109 nước Ở Việt Nam, GPC và VMS hiện nay đang khai thác hai mạng thông tin di động số VinaPhone và MobiFone theo tiêu chuẩn GSM. 2. Một số tính năng đạt được ở thế hệ hai cộng (GSM) : - Các dịch vụ mạng mới và cải thiện các dich vụ liên quan đến truyền số liệu như nén số liệu của ngườisử dụng, số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao, dịch vụ vô tuyến gói chung và số liệu 14,4kbps. - Các tính năng liên quan đến dịch vụ tiếng như: Codec đa tốc độ thích ứng và khai thác tự do đầu cuối các Codec tiếng. - Các dich vụ bổ sung như: chuyển hướng cuộc gọi, hiện tên chủ cuộc goi chuyển giao cuộc gọi và các dịch vụ cấn gọi mới. - Cải thiện liên quan đến dịch vụ bản tin ngắn (SMS: Short Message Service) như: móc nốicác SMS, mở rộng bảng chữ cái, mở rộng tương tác giữa các SMS. 6 - Các công việc liên quan đến tính cước như: các dich vụ trả tiền thoại trước, tính cước nóng và hổ trợ cho ưu tiên vùng gia đình. - Tăng cường công nghệ SIM. - Dịch vụ mạng thông minh như CAMEL - Các cải thiện chung như: chuyển mạng GSM-ASMP, các dịch vụ định vị tương tác với các hệ thống thông tin di động vệ tinh và hổ trợ định tuyến tối ưu. III. CẤU TRÚC MẠNG GSM: 1. Sơ đồ mạng GSM: Hình 1.Sơ đồ giới thiệu chung hệ thống thông tin di động GSM Các ký hiệu chung : OSS : Hệ thống trạm khai thác NSS : Mạng và hệ thống chuyển mạch AUC : Trung tâm nhận thực VLR : Bộ ghi định vị tạm trú HLR : Bộ ghi định vị thường trú EIR : Thanh ghi nhận dạng thường trú MSC : Trung tâm chuyển mạch các nghiệp vụ di động (goi tắt là tổng đài vô tuyến ) BSS : Hệ thống trạm gốc BTS : Đài vô tuyến 7 BSC : Đài điều khiển trạm gốc MS : Máy di động 2. Giới thiệu các thành phần của mạng di động GSM: Hệ thống GSM được chia thành hệ thống chuyển mạch (NSS) và hệ thống trạm gốc (BSS). Mỗi hệ thống này chứa một số khối chức năng để thực tất cả các chức năng của hệ thống. Hệ thống được cấu trúc như là một mạng gồm nhiều ô vô tuyến kề cận nhau để cùng đảm bảo vùng phủ sóng miền phục vụ . Mỗi ô vô tuyến có một trạm vô tuyến gốc (BTS) làm việc với một tập hợp các kênh vô tuyến. Các kênh này được sử dụng ở các ô lân cận để tránh nhiễu giao thoa. Một bộ điều khiển trạm gốc (BSC) điều khiển một nhóm BTS, BSC điều khiển các chức năng như chuyển giao và điều khiển công suất . Một trung tâm chuyển mạch các nghiệp vụ di động MSC phục vụ một số bộ điều khiển trạm gốc. MSC điều khiển các cuộc gọi đến từ mạng chuyển mạch điện thoại công cộng PSTN mạng số liệu đa dịch vụ ISDN, mạng di động mặt dất công cộng PLMN, các mạng số liệu công cộng PSDN và có thể là các mạng riêng . 2.1. Hệ thống chuyển mạch NSS : Hệ thống chuyển mạch bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của GSM cũng như cơ sở dữ liệu thuê bao và quản lý di động của thuê bao, chức năng chính của NSS là quản lý thông tin giữa những ngưòi sử dụng mạng GSM với nhau và với các mạng khác . * Authentication Center (AuC) Là bộ phận trong phần cứng HLR, trong hệ thống RSM có nhiều biện pháp an toàn khác nhau được dùng để tránh sử dụng trái phép, cho phép bấm và ghi lại cuộc gọi. Đường vô tuyến cũng được AUC cung cấp mã bảo mật chống sự nghe trộm, mã này được thay đỗi riêng biệt cho từng thuê bao. Cơ sở dữ liệu của AUC còn ghi nhiều thông tin cần thiết khác về thuê bao và phải được bảo vệ chống trộm mọi thâm nhập trái phép. * Home Location Registers (HLR): Là cơ sở dữ liệu trung tâm, quan trọng nhất của hệ thống GSM, ở đó lưu dữ các dữ liệu về thuê bao đăng ký trong mạng của nó và thực hiện một số chức năng riêng của mạng thông tin di động. Trong đó cơ sở dữ liệu này lưu trữ những số liệu về trang thái thuê bao, quyền thâm nhập của thuê bao, các dịch vụ mà thuê bao đăng ký, số liệu động về vùng mà ở đó đang chứa thuê bao của nó (Roaming). Trong HLR còn tạo báo hiệu số 7 trên giao diện MSC. * Visiting Location Register (VLR): VLR là cơ sở dữ liệu chứa thông tin về thuê bao di động hiện tại, tạm thời nằm trong vùng phục vụ MSC/VLR được tham chiếu từ cơ sở dữ liệu HLR. VLR ngoài việc chứa các thông tin về thuê bao lấy từ HLR thì có chứa vị trí chính xác của thuê bao đang trong vùng phục vụ của nó. VLR chứa thông tin: • Các số nhận dạng: IMSI, MSISDN,TMSI. • Số hiệu nhận dạng vùng định vị đang phục vụ MS. • Danh sách dịch vụ MS được/hạn chế sử dụng. 8 • Trạng thái của MS (busy; idle). * Equipment Identity Register (EIR): Bảo vệ mạng PLMN khỏi sự thâm nhập của những thuê bao trái phép, bằng cách so sánh số IMEI(International Mobile Equipment Identity: nhận dạng thiết bị trạm di động quốc tế ) của thuê bao này gửi tới khi thiết lập thông tin với số IMEI lưu trữ trong EIR. Một thiết bị ME sẻ có số IMEI thuộc một trong ba danh sách sau: • Danh sách trắng (White Listed): ME được quyền truy cập và sử dụng các dịch vụ đã đăng kí. • Danh sách đen (Black Listed): nó bị cấm không cho phép truy cập mạng, thường là ME bị báo mất. • Danh sách xám (Grey Listed): ME có nghi vấn/có lổi và cần được kiểm tra. * Mobile Switching Center (MSC): Ở hệ thống thông tin di đông chức năng chuyển mạch chính được thực hiện bởi MSC, nhiệm vụ chính của MSC điều phối việc thiết lập cuộc gọi đến các người sử dụng mạng thông tin di động. Một mặt giao diện với BSC mặt khác nó giao diện với mạng ngoài được gọi là MSC cổng. Việc giao diện với mạng ngoài để đảm bảo thông tin cho người sử dụng mạng thông tin di động đòi hỏi cổng thích ứng IWE (IWE: Interworking Function- chức năng tương tác ). Mạng thông tin di động cũng cần giao diện với mạng ngoài để sử dụng các khả năng truyền tải của các mạng này cho việc truyền tải số liệu của người sử dụng hoặc báo hiệu giữa các phần tử của các mạng. Chẳng hạn mạng thông tin di động có thể sử dụng mạng báo hiệu kênh chung số 7 (CCS 7). MSC thường là một tổng đài lớn điều khiển và quản lý một số các bộ điều khiển trạm gốc (BSC). Để kết nối MSC với một số mạng khác, cần phải tương thích các đặc tính truyền dẫn của GSM với các mạng này. Các thích ứng này được gọi là các chức năng tương tác IWF (Interworking Function) bao gồm một thiết bị để thích ứng giao thức và truyền dẫn. Nó cho phép kết nối với các mạng: PSPDN (Packet Switched Public Data Network: mạng số liệu công cộng chuyển mạch gói), hay CSPDN (Circuit Switched Public Data Network: mạng số liệu công cộng chuyển mạch kênh), nó cũng tồn tại khi các mạng khác chỉ đơn thuần là PSTN hay ISDN. IWF là thiết bị tích hợp với MSC or thiết bị rời, ở trường hợp hai thì giao tiếp giữa MSC và IWF được để mở. Để thiết lập một cuộc gọi đến người sử dụng GSM, trước hết cuộc gọi phải được định tuyến đến một tổng đài cổng GMSC mà không cần biết đến hiện thời thuê bao đang ở đâu. Các tổng đài cổng có nhiệm vụ lấy thông tin về vị trí của thuê bao và định tuyến cuộc gọi đến tổng đài đang quản lý thuê bao ở thời điểm hiện thời (MSC tạm trú). Để vậy trước hêt các tổng đài cổng phải dựa trên số thoại danh bạ của thuê bao để tìm đúng HLR cần thiết và hỏi HLR này. Tổng đài cổng có một giao diện với các mạng bên ngoài với mạng GSM. Về phương diện kinh tế, không phải bao giờ tổng đài cổng cũng đứng riêng mà thường được kết hợp với MSC. 9 2.2. Hệ thống trạm gốc BSC Có thể nói BSS là một hệ thống các thiết bị đặc thù riêng cho các tính chất tổ ong vô tuyến của GSM. BSS giao diện trực tiếp với các trạm di động MS thông qua giao diện vô tuyến, vì thế nó bao gồm các thiết bị phát và thu đường vô tuyến và quản lý các chức năng này. Mặt khác BSS thực hiện giao diện với các tổng đài NSS. Tóm lại BSS thực hiện đầu nối MS với các người sử dung viễn thông khác. BSS cũng phải được điều khiển vì vậy nó phải được đấu nối với OSS các giao diện bên ngoài của BSS như hình phía trên.BSS bao gồm hai loại thiết bị : BTS giao diện với MS và BSC giao diện với MSC * Base Transceiver Station (BTS): Một BTS bao gồm các thiết bị phát và thu, anten xử lý tín hiệu đặc thù cho các giao diện vô tuyến, Có thể coi BTS là các modem vô tuyến phức tạp có thêm một số chức năng khác. Một bộ phận quan trọng của BTS là TRAU (Transcoder and rate adapterunit: Khối chuyển đổi mã và thích ứng tốc độ cao ).TRAU là thiết bị mà ở đó quá trình mã hoá và giải mã tiếng đặc thù riêng cho GSM được tiến hành. Ngoài ra TRAU còn thực hiện nhiệm vụ nén /giãn tốc độ các kênh thông tin sẽ làm cho mạng tiết kiệm được đường truyền dẫn thông tin từ MSC đến BSC và BTS . Bởi vì một MSC thường có vài BSC và nhiều BTS được phân bố ở những nơi cách xa nhau mà TRAU thì được đặt gần MSC cho nên khi truyền dẫn giữa MSC với BSC và BTS ta giản được 4 lần các luồng E1. Mặt khác do các yếu tố kênh thoại 16 bit/s nên dùng TRAU để nén giãn như vậy là hợp lý.TRAU giao tiếp với MSC qua giao diện A và BSC qua giao diện Abis. Hiện nay, ở MSC3/VLR thì bộ thích ứng và chuyển mã có tên là TRAU7 được đặt ở MSC3/VLR Đà Nẵng . * Base Station Controller (BSC): BSC có nhiệm vụ quản lý tất cả các giao diện vô tuyến thông qua lệnh điều khiển từ xa BSTvà MS. Các lệnh này là các lệnh chủ yếu ấn định, giải phóng kênh vô tuyến và quản lý chuyển giao (handover). Một phía BSC được nối với BTS còn phía khác được nối với MSC của NSS.Trong thực tế BSC là một tổng đài nhỏ và có khả năng thanh toán đáng kể. Vai trò chủ yếu của nó quản lý các kênh ở giao diện vô tuyến và chuyển giao (handover - là sự thay đổi đến một kênh thông tin mới trong quá trình MS thiết lập cuộc gọi ở trạng thái bận. Mạng sẽ quyết định sự thay đổi này. MS chỉ gửi các kênh thông tin liên quan đến cường độ tín hiệu và chất lượng truyền dẫn đến BTS). Một BSC trung bình có thể quản lý tới vài chục BTS phụ thuộc vào lưu lượng của các BTS này, 10 [...]... quan về hệ thống thông tin di động GSM được triển khai tại Trung tâm Viễn Thông khu vực 2 – MobiFone - Mặc dù đợt thực tập này chỉ kéo dài trong vòng 2 tháng, nhưng trong thời gian đó em đã tiếp thu được một số vấn đề:  Kiến thức về sơ đồ hệ thống thông tin di động GSM nhiệm vụ của từng thành phần, và đặc biệt tập trung vào BTS, thông số kỹ thuật của hệ thống GSM đang được sử dụng tại Việt Nam 22... cung cấp mạng GSM sẽ bán SIM cho thuê bao đăng ký, GSM thiết lập đường truyền và tính cước dựa vào ISMI ME là phần cứng để thuê bao truy cập mạng, ME có số nhận dạng là IMEI (International Mobile Equipment Indentity) Nhờ khiểm tra MIEI mà ME bị mất cắp sẽ không được phục vụ 2.4 .Hệ thống hổ trợ và khai thác OSS Hệ thống khai thác OS(Operation system) thực hiện khai thác và bảo dưỡng tập trung cho mạng... có thể giảm công suất phát đi tối đa là 30 dB (kể từ mức phát tối đa) với mỗi nấc giảm là 2dB 5 Đặc điểm kỹ thuật vô tuyến GSM 900 của tủ RBS 2206 * Các thông số hệ thống Dải tần thu 880 - 915 MHz (E -GSM) và 890 915 MHz (P -GSM) Dải tần phát 925 - 960 MHz (E -GSM) và 935 960 MHz (P -GSM) Độ rộng băng tần sóng mang 200 KHz Số kênh tương ứng với 1 sóng mang 8 kênh toàn tốc Phương pháp điều chế GMSK, EDGE... dạng thiết bị )thực hiện, EIR, lưu giữ các dữ liệu liên quan đến trạm di động MS EIR được nối đến MSC qua đường báo hiệu để kiểm tra sự được phép IV.NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA GSM: Hình 1 giới thiệu mô hình của hệ thống thông tin di động GSM Mô hình này bao gồm phân hệ chuyển mạch NSS và phân hệ trạm gốc BSS, trong mỗi BSS có một bộ 12 điều khiển trạm gốc BSC điều khiển một nhóm BTS về các chức năng... trạm gốc BSC có chức năng điều khiển và quản lý hệ thống cho một hoặc nhiều BTS Khối BSC nhằm trao đổi bản tin với cả BTS và MSC Một số đoạn tin báo hiệu có thể truyền thẳng đến các BSC khác nhau Tổng đài di động hoặc hệ thống tổng đài di động MSC có nhiệm vụ chuyển lưu từ mạng di động đến mạng cố định hoặc đến mạng di động khác Trên hình 1 còn có phân hệ khai thác và hổ trợ OSS, chức năng của nó cũng... đối với MS cũng khó hơn Khi chưa có cuộc gọi, MS lắng nghe thông báo tìm gọi nó nhờ một kênh đặc biệt, kênh này là kênh quảng bá (chung cho vùng định vị ) Mạng phải xác định được MS bị gọi đang là vùng định vị nào Một cuộc gọi liên quan tới MS yêu cầu hệ thống cho phép MS truy cập đến hệ thống để nhận được một kênh Thủ tục truy cập được thực hiện trên một kênh đặc biệt theo hướng từ MS đến trạm gốc Kênh... một số sự cố hay dự báo sự cố thông qua tự kiểm tra.Trong nhiều trường hợp người ta dự phòng cho thiết bị để thiết bị sự cố có thể thay thế bằng thiết bị dự phòng Sự thay thế này có thể thực hiện tự động Ngoài việc giảm nhẹ sự cố có thể được thực hiện bởi người khai thác bằng điều khiển từ xa Bảo dưỡng cũng bao gồm cả các hoạt động tại hiện trường nhằm thay thế thiết bị, bị sự cố *Hệ thống khai thác và... năng hỗ trợ EDGE (công nghệ di động thế hệ 2,5G tiếp theo của GPRS) đáp ứng giải pháp giao tiếp số liệu với tốc độ cao RBS 2206 có khả năng hỗ trợ EDGE trên cả 12 bộ thu phát - RBS 2206 sử dụng 2 loại bộ kết hợp mới (combiner) rất linh hoạt, do đó 1 tủ RBS 2206 thể hoạt động với cấu hình 1 sector, 2 sector hoặc 3 sector, có thể sử dụng kết hợp băng tần GSM9 00/1800, GSM8 00/1900 hay GSM8 00/1800 + Khi sử... của máy di động MS xét Tiếp theo là sự thông báo quảng bá tìm gọi máy di động MS xét được thực hiện Máy di động thực chất là thiết bị đầu cuối vô tuyến của thuê bao, nhờ có thiết bị này mà người sử dụng có thể truy cập vào mạng.Thành phần chính của một máy di động gồm có hai phần:Modulle nhận dạng thuê bao SIM và thiết bị thu, phát, báo hiệu ME Trong phân hệ chuyển mạch NSS còn có: Thanh ghi nhận dạng... đổi là 30 dB kể từ mức phát tối đa, trong đó hai mức phát liền kề cách nhau 2 dB Đối với băng tần 900 MHz có 2 loại CDU-G, một loại dùng cho băng P -GSM và một loại dùng cho băng E -GSM 6 Đặc điểm kỹ thuật vô tuyến GSM 1800 của tủ RBS 2206: * Thông số hệ thống Dải tần thu 1710 - 1785 MHz Dải tần phát 1805 - 1880 MHz Độ rộng băng tần sóng mang 200 KHz Số kênh tương ứng với 1 sóng mang 8 kênh toàn tốc . động GSM 8 2.1. Hệ thống chuyển mạch SS 8 2.2. Hệ thống trạm gốc BSC 10 2.3. Trạm di động MS 11 2.4 .Hệ thống hổ trợ và khai thác OSS 12 IV.NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA GSM 13 V. THIẾT BỊ THỰC. ưu. III. CẤU TRÚC MẠNG GSM: 1. Sơ đồ mạng GSM: Hình 1.Sơ đồ giới thiệu chung hệ thống thông tin di động GSM Các ký hiệu chung : OSS : Hệ thống trạm khai thác NSS : Mạng và hệ thống chuyển mạch AUC. chia thành hệ thống chuyển mạch (NSS) và hệ thống trạm gốc (BSS). Mỗi hệ thống này chứa một số khối chức năng để thực tất cả các chức năng của hệ thống. Hệ thống được cấu trúc như là một mạng gồm

Ngày đăng: 18/06/2014, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w