1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tổ chức công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vinahandcoop

74 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,35 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1...........: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM (DỊCH VỤ), TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN SX- TM& XKLĐ (8)
    • 1.1. Đặc điểm sản phẩm tại công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ (8)
    • 1.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất tại công ty VINAHANDCOOP (8)
      • 1.2.1 Quy trình công nghệ, chế biến sản phẩm tién hành như sau (9)
      • 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh (9)
        • 1.2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế của chi phí (9)
        • 1.2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (11)
    • 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty (11)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY VINAHANDCOOP (16)
    • 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Công ty TNHH 1 thành viên11 SX-TM& XKLĐ (16)
      • 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (16)
      • 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (25)
      • 2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung (38)
        • 2.1.3.1 Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng (38)
        • 2.1.3.2. Kế toán chi phí vật liệu (0)
        • 2.1.3.3. Kế toán chi phí công cụ dụng cụ (41)
        • 2.1.3.4 Kế toán chi phí KH TSCĐ (42)
        • 2.1.3.5. Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền41 2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ (46)
    • 2.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm (61)
      • 2.2.1. Đối tượng tính giá thành (61)
      • 2.2.2. Phương pháp tính giá thành (61)
  • CHƯƠNG 3 MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ XKLĐ (VINAHANDCOOP) (66)
    • 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ (66)
    • 3.2. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ (67)
      • 3.2.1. Ưu điểm (68)
      • 3.2.2. Nhược điểm (69)
    • 3.3. Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ (71)
  • KẾT LUẬN.......................................................................................................67 (73)
    • Biểu 1: Sổ chi tiết TK 621 (23)
    • Biểu 2: Chứng từ ghi sổ (24)
    • Biểu 3: Sổ cái TK 621 (25)
    • Biểu 4: Bảng thanh toán tiền lương tháng 4/2009 (29)
    • Biểu 5: Bảng chấm công tháng 04/2009 (0)
    • Biểu 6: Bảng các khoản giảm trừ qua lương và trích theo lương T4/2009 (31)
    • Biểu 7: Sổ chi tiết TK 622 (35)
    • Biểu 8: Chứng từ ghi sổ (36)
    • Biểu 9: Sổ cái TK 622 (37)
    • Biểu 10: Bảng thanh toán lương tháng 4/2009 (40)
    • Biểu 11: Bảng tính khấu hao TSCĐ tháng 4/2009 (44)
    • Biểu 12: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 4/2009 (45)
    • Biểu 13: Sổ chi tiết TK 627 (52)
    • Biểu 14: Chứng từ ghi sổ (53)
    • Biểu 15: Sổ cái TK 627 (0)
    • Biểu 16: Sổ chi tiết TK 154 (58)
    • Biểu 17: Chứng từ ghi sổ (59)
    • Biểu 18: Sổ cái TK 154 (60)
    • Biểu 19: Sổ cái TK 632 (64)
    • Biểu 20: Bảng tính giá thành sản phẩm đơn đặt hang MS4 (65)

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM (DỊCH VỤ), TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN SX- TM& XKLĐ

Đặc điểm sản phẩm tại công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ

- Công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ sản xuất những mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: tranh sơn mài, tranh khảm, các đồ lưu niệm mỹ nghệ Sản xuất mành rèm cao cấp để xuất khẩu ra thị trường quốc tế như châu Âu, châu Mỹ… Đặc biệt là sản xuất sản phẩm may mặc trong và ngoài nước.

Công ty chuyên sản xuất sản phẩm cao cấp, trung cấp theo đơn đặt hàng của đối tác trong và ngoài nước Một số sản phẩm được sản xuất đồng loạt, trong khi một số khác lại chỉ sản xuất số lượng giới hạn Nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung vào Bộ phận sản xuất sản phẩm may mặc trong và ngoài nước.

- Những sản phẩm may mặc đều có ký hiệu MS: 1,2….đơn vị tính: chiếc (c) Tiêu chuẩn ISO 9001.

Khi một sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa qua hết công đoạn thì đó là một sản phẩm dở dang.

Khi có đơn đạt hàng Công ty sẽ kết hợp với phân xưởng may lên kế hoặch sản xuất sao cho đúng tiến độ.

Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất tại công ty VINAHANDCOOP

+ Tổ cắt: chuyên cắt các loại sản phẩm theo đơn đặt hàng

+ Phân xưởng may: chuyên may các loại quần áo và hoàn thành sản phẩm đến mức cuối cùng để nhập kho.

+ Phân xưởng thêu: Với những mặt hàng có yêu cầu thêu thì trước khi là và đóng gói phải trải qua giai đoạn thêu.

Mặc dù bộ máy tổ chức hoạt động sản xuất như vậy nhưng công ty vẫn có một quy trình công nghệ hoàn hảo và hợp lý nhất Các loại sản phẩm sản xuất ra đều đạt chất lượng cao, đảm bảo các thông số kỹ thuật.

1.2.1 Quy trình công nghệ, chế biến sản phẩm tién hành như sau:

+ Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng hay phiếu may đo, tổ cắt tiến hành đo đếm khổ vải, chọn loại vải theo đúng yêu cầu ghi trong hợp đồng hay theo đúng thỏa thuận.

+ Bước 2: Theo đúng quy định về mẫu mã, hình thức của sản phẩm tổ cắt tiến hành giác mẫu và cắt theo mẫu mã, công đoạn này bao gồm các công đoạn nhỏ như: Cắt phá vải, cắt gọt vải

+ Bước 3: Tùy thuộc vào từng hợp đồng là may hàng loạt hay đơn lẻ mà tiến hành theo dây chuyền hay hoàn thiện trên máy Bước này bao gồm các công đoạn như vắt sổ, may sườn, may tay, may cổ áo, may thân

+Bước 4: Đây là quá trình hoàn thiện sản phẩm, bao gồm các công đoạn như: cắt chỉ thừa, thùa khuy, dán mác, dán nhãn, là, gấp

+ Bước 5: Sau khi hoàn thiện sản phẩm đưa qua bộ phận KCS để kiểm nghiệm chất lượng, nếu đạt yêu cầu chuyển sang công đoạn tiếp theo, nếu chưa đạt trả lại phân xưởng may để tiến hành sửa chữa

+ Bước 6: Thành phẩm đã được kiểm nghiệm qua bộ phận KCS được đóng gói và chuyển sang công đoạn tiếp theo

+ Bươc7: Nhập kho thành phẩm và chờ ngày xuất bán.

Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất

Vải 1 Phân khổ đo đếm

Nhập kho 7 Thành phẩm 6 KCS 5 Hoàn thiện

1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế của chi phí

Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp, căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí thì chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành:

1.2.2.1.1 Chi phí hoạt động kinh doanh thông thường

Căn cứ vào chức năng, công dụng của chi phí, các khoản chi phí này được chia thành chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí tài chính.

 Chi phí sản xuất kinh doanh : Gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đễn việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất.

+ Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất.

+ Chi phí dụng cụ: Bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất quản lý và sử dụng.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng, đội sản xuất.

+ Chi phí khác bằng tiền: Là khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất.

 Chi phí ngoài sản xuất

Chi phí ngoài sản xuất ở doanh nghiệp được xác định bao gồm:

- Chi phí bán hàng: Là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ Loại chi phí này có: Chi phí quảng cáo,giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng - khấu hao TSCĐ dùng chung toàn doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí khánh tiết, hội nghị.

 Chi phí hoạt động tài chính

Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí và các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động về vốn như: Chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên quan cho vay vốn, lỗ liên danh.

Chi phí khác là các chi phí và các khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ bất thường mà doanh nghiệp không thể dự kiến trước được, như: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, các khoản phạt, truy thu thuế.

1.2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Trong quá trình xây dựng và phát triển công ty, để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt, công ty đã từng bước kiện toàn bộ máy quản lý cho phù hợp.

Bộ máy quản lý là những người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của công ty thông qua các phương án chỉ đạo cụ thể và có biện pháp tối ưu để phù hợp với tình hình phát triển của công ty Để tổ chức và chỉ đạo tốt việc kinh doanh thì bộ máy tổ chức như nào cho gọn nhẹ nhưng tiện theo dõi toàn công ty được liên tục kịp thời, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay, để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt, công ty đã từng bước kiện toàn bộ máy quản lý cho phù hợp với điều kiện tình hình của công ty Hiện nay, bộ máy của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung (1 thủ trưởng) thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện cho các cổ đông để lãnh đạo công ty,

Hội đồng quản trị có toàn quyền quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty.

Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty

VINAHANDCOOP có quyền ra mọi quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng Quản trị về những quyết định của mình Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc của Tổng giám đốc quyết định công việc theo chế độ thủ trưởng.

Phó tổng giám đốc: Là người phụ giúp giám đốc cùng với các phòng ban đề xuất các ý kiến tham mưu cho Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc cũng thay mặt giám đốc giải quyết một số công việc khi giám đốc đi vắng.

- Phòng kế toán tài vụ : Có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty về công tác kế toán tài chính, đảm bảo phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

+ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ để đề xuất với Giám đốc Công ty các biện pháp giải pháp, chính sách nhằm cải thiện tình hình kinh doanh, tiết kiệm và chi phí nâng cao hiệu quả cho Công ty.

+ Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và các năm tiếp theo nằm trong kế hoặch sản xuất kinh doanh của đơn vị, trình Giám đốc công ty phê duyệt Đồng thời kiểm tra quá trình thực hiện tài chính của các đơn vị trực thuộc.

+ Căn cứ chế độ chính sách, pháp luật Nhà nước, phòng kế toán có chức năng tổ chức hướng dẫn chỉ đạo toàn bộ các hoạt động tài chính, kế toán của Công ty.

+ Chủ động lo vốn và ứng vốn kịp thời theo kế hoặch sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoặch tài chính đó đưa ra theo từng thời kỳ.

+ Phối hợp với các phòng ban chức năng của Công ty để xây dựng các hình thức kinh doanh.

+ Thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng năm, định kỳ tổng hợp báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của phòng cho các cấp lãnh đạo Lập báo cáo thu chi số dư tiền mặt và số dư tài khoản tiền gửi, tiền vay Ngân hàng theo hình thức Nhật ký định kỳ để báo cáo Giám đốc.

+ Kê khai nộp thuế và các khoản đóng góp khác của đơn vị cho Ngân sách Nhà nước.

+ Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Phòng kế hoạch : có 4 người, tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất theo kế hoạch được thông qua và hợp đồng đã ký Tiếp nhận và cung ứng vật tư, phục vụ cho sản xuất, kiểm tra đôn dốc và thực hiện kế hoạch

- Phòng kỹ thuật : có 7 người triển khai thực hiện các đơn đặt hàng, giác mẫu, lên bảng định mức mẫu mã cho từng mặt hàng tham mưu quy trình công nghệ bảo đảm yêu cầu kỹ thuật cho từng mã hàng cụ thể Đồng thời tham gia với phân xưởng thiết kế, bố trí sắp xếp dây chuyền sản xuất phù hợp với từng mã hàng

+ Tiếp nhận, phân phối, phát hành, theo dõi và lưu trữ, bảo quản tất cả các bản chính và bản sao, các hợp đồng do Ban lãnh đạo Công ty ký kết

+ Quản lý việc sử dụng con dấu của Công ty.

+ Lập lịch làm việc hàng tuần của Ban lãnh đạo Công ty.

+ Thư ký cho ban Giám đốc và các phiên họp giao ban của bộ máy điều hành.+ Phổ biến truyền đạt, theo dõi, phản ánh quy trình thực hiện và chỉ thị củaBan lãnh đạo Công ty.

+ Thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với các cơ quan khác.

+ Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội trong và ngoài công ty. + Phụ trách công tác lễ tân, hậu cần phục vụ các hội nghị.

+ Quản lý điều động xe, tổ chức các chuyến công tác.

+ Kiểm tra việc mua sắm, chuyển giao tài sản.

+ Quản lý các chi phí như: Điện thoại, điện nước và các chi phí hành chính khác.

 Bộ phận TC- LĐ- TL

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY VINAHANDCOOP

Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Công ty TNHH 1 thành viên11 SX-TM& XKLĐ

2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Nội dung: Chi phí NVL trực tiếp bao gồm chi phí NVL chính, phụ được dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm Việc quản lý NVL được tiến hành chặt chẽ trên nguyên tắc NVL xuất dùng hay căn cứ vào định mức tiêu hao vật liệu và kế hoạch sản xuất cho từng đơn đật hàng sản xuất cụ thể Chi phí NVL chính của công ty bao gồm các loại vải, bông, lót, mex NVL phụ bao gồm các loại chỉ, nhãn, mác Việc mua NVL của công ty thông qua hợp đồng mua bán, nhà cung cấp không ổn định.

+ Chứng từ sử dụng: Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán sử dụng các chứng từ sau:

- Biên bản kiểm kê vật tư

+ Tài khoản sử dụng: Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh, Công ty sử dụng Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đơn đặt hàng do đó nguyên vật liệu phát sinh cho đối tượng nào thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó theo giá đích danh Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ đều được tập hợp bên Nợ TK

+ Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: ở công ty áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp nghĩa là ngay từ phiếu xuất kho đã ghi rõ đối tượng sử dụng nguyên vật liệu chi tiết cho từng đơn đặt hàng.

Ví dụ: Trong tháng 3/2009 có phát sinh mua nguyên vật liệu như sau:

Hoá đơn giá trị gia tăng

Ký hiệu: DM/2009B Số: 0013028 Đơn vị bán hàng: Công ty Dệt 8-3 Địa chỉ: Số 45 - Minh Khai - Hà nội Mã số thuế: 0101437741

Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Dương Kim

Tên Đơn vị: Công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ Địa chỉ: Số 80 Hàng Gai- Hoàn Kiếm - Hà Nội

Hình thức thanh toán: CK Mã số thuế: 0100103714

STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

Vải kaki Mex Cúc Mác Chỉ vắt sổ Chỉ may Dây cottong m m túi cái kg kg m

Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 9.700.000

Số tiến viết bằng chữ: Một trăm linh sáu triệu bảy trăm ngàn đồng./.

(Ký, ghi rõ họ tên

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty VINAHANDCOOP)

Kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT, UNC, hợp đồng kinh tế và các chứng từ có liên quan, sau khi đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý để nhập liệu: Giá mua chưa có thuế là 97.000.000đ, thuế GTGT là 9.700.000đ, tổng giá thanh toán cho người bán là 106.700.000đ Kế toán sẽ nhập liệu theo định khoản sau:

Quy trình nhập liệu trên máy như sau:

Chọn cửa sổ "Các phân hệ nghiệp vụ" chọn ”Kế toán mua hàng và công nợ phải trả” chọn "Cập nhật số liệu" chọn “Phiếu ghi nợ, ghi có tài khoản công nợ”.Chọn “Mới”

Tại ô “Loại chứng từ” chọn “1” - Ghi tăng công nợ.

Tại ô “Mã khách” nhập : DET - Công ty Dệt 8-3

Tại ô “Địa chỉ” nhập: Số 45- Minh Khai – Hà Nội

Tại ô ”Mã số thuế” nhập: 0101437741

Tại ô “Người mua hàng” nhập: KIM – Nguyễn Dương Kim

Tại ô “Diễn giải “ nhập: Thanh toán tiền mua vật tư nhập kho

Tại ô “TK có” nhập: TK 1121 – Tiền VNĐ gửi người bán

Tại ô “Ngày lập ct” nhập: 06/03/2009.

Tại ô “Tài khoản nợ” nhập : TK 1521- Nguyên liệu, vật liệu chính

Tại ô “PS nợ VND” nhập: 97.000.000

Tại ô ”Diễn giải” Thanh toán tiền mua vật tư nhập kho.

Tại ô “Mã vv “ nhập: DDH- Đơn đặt hàng may quần soóc MS4

Tại ô “TK nợ” nhập: TK 1331- Thuế VAT được khấu trừ

Tại ô “PS nợ VND” nhập: 9.700.000

Tại ô ”Diễn giải” Thuế VAT được khấu trừ vật tư

Tại ô “ Mã vv” nhập: DDH - Đơn đặt hàng may quần soóc MS4

Cột tổng cộng dòng cuối cùng sẽ tự cộng khi các số liệu được nhập vào.

Kết thúc việc nhập liệu ta nhấn vào nút “Lưu” máy sẽ tự động chuyển số liệu vào các Sổ chi tiết TK 152, chứng từ ghi sổ TK 152, Sổ cái TK 152 và các sổ liên quan khác.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao vật tư trong tháng, thủ kho xuất vật tư cho các tổ sản xuất, Việc xuất kho nguyên vật liệu được tiến hành đúng thủ tục được cấp phát Các tổ sản xuất có nhiệm vụ quản lý và sử dụng đúng mục đích số lượng vật tư mà công ty đã cấp Tại kho thủ kho ghi thẻ kho và lập phiếu lĩnh vật tư Trên phiếu lĩnh vật tư không ghi giá trị mà chỉ ghi số lương vật tư xuất, Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:

Liên 1: Lưu lại nơi lập

Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, chuyển cho kế toán.

Liên 3: Người nhận vật tư giữ Đến cuối tháng, thủ kho mới chuyển toàn bộ phiếu lĩnh vật tư, thẻ kho, bảng nhập xuất tồn lên phòng kế toán Tại phòng kế toán: kế toán tiến hành đối chiếu kiểm tra nhập xuất tồn vật tư trong tháng xem số lương nguyên vật liệu thực xuất là bao nhiêu, kế toán hoàn chỉnh lại phiếu lĩnh vật tư và tiến hành cập nhật vào máy theo định khoản sau:

Ngày 01/04/2009 xuất 13.000m vải kaki để may quần soóc xuất sang Đức theo đơn đặt hàng MS4.

Quy trình nhập liệu trên máy như sau:

Chọn cửa sổ "Các phân hệ nghiệp vụ" chọn ”Kế toán hàng tồn kho” chọn

"Cập nhật số liệu" chọn “Phiếu xuất kho” Chọn “Mới”

Tại ô “Mã khách” nhập : SX - Xuất kho phục vụ sản xuất

Tại ô “Địa chỉ” nhập: Tổ cắt

Tại ô “ Người nhận hàng” nhập: TAN- Nguyễn Văn Tân

Tại ô “ Diễn giải “ nhập: Xuất vật tư thực hiện đơn đặt hàng MS4

Tại ô “ Ngày lập ct” nhập: 01/04/2009.

Tại ô “ Mã hàng “ nhập: VAI - Vải kaki

Tại ô “ Mã kho “ nhập : KVT - Kho vật tư

Tại ô “ Mã vv “ nhập: DDH - Đơn đặt hàng may quần soóc MS4

Tại ô “ TK nợ” nhập : TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tại ô “ TK có” nhập: TK 1521 - Nguyễn liệu vật liệu chính Ấn "lưu": Sau khi cập nhật xong kế toán lưu lại để từ đó in ra phiếu xuất, sổ chi tiết và lên sổ cái TK 152, TK 621

Như vậy, kế toán công ty hạch toán toàn bộ chí phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 621"chí phí NVL trực tiếp" chi tiết cho từng đối tượng sử dụng, đối ứng với TK 152 chi tiết cho từng nhóm vật liệu

Quy trình in các sổ có liên quan đến tài khoản 621 : Muốn xem sổ chi tiết TK

621 vào “Kế toán tổng hợp”, vào “Sổ kế toán theo hình thức CTGS” sau đó vào “Sổ chi tiết TK 621”( Biểu 1), muốn xem chứng từ ghi sổ (Biểu 2), Sổ cái TK 621( Biểu

3) tương tự như xem “Sổ chi tiết” Sau đó chọn “ In”

Cuối kỳ toàn bộ chí phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán tập hợp thực hiện lệnh kết chuyển sang TK 154 trên giao diện màn hình kết chuyển

Giao diện 2: Màn hình mua nguyên vật liệu nhập kho

Giao diện 3: Màn hình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đối tượng tập hợp: Đơn đặt hàng MS4

Từ ngày 01/04/2009 đến 30/04/2009 Đơn vị tính: VNĐ

Diễn giải TK đối ứng

Số phát sinh Số dư

Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Nợ Có

- Số phát sinh trong tháng

Xuất vải kaki cho SX quần soóc 152 621

XK 8/4 Xuất NVL cho SX quần soóc 152 621 14.400.000

KC 29/4 K/C chi phí NVL trực tiếp đơn đặt hàng MS4 154 621 282.700.000

(Ký, họ tên) Kế toán trưởng

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty VIN AHANDCOOP)

Biểu 1: Sổ chi tiết TK 621

Công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ Địa chỉ: Số 80 Hàng Gai- Hoàn Kiếm - Hà Nội

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Biểu 2: Chứng từ ghi sổ

Công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ Địa chỉ: Số 80 Hàng Gai- Hoàn Kiếm - Hà Nội

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Từ ngày 01/04/2009 đến 30/04/2009 Đơn vị tính: 1.000 VNĐ

Trích yếu Số hiệu tài khoản

Xuất vải kaki cho SX quần soóc 621 152 208.000.000

Xuất mex cho SX quần soóc 621 152 14.400.000

Xuất chỉ may cho SX quần soóc 621 152 4.510.000

Xuất mác cho SX quần soóc 621 152 10.000.000

K/C chi phí NVL trực tiếp đơn đặt hàng MS4 154 621 282.700.000

K/C chi phí NVL trực tiếp đơn đặt hàng JQ 154 621 198.906.077

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty VINAHANDCOOP)

Công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ Địa chỉ: Số 80 Hàng Gai- Hoàn Kiếm - Hà Nội

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Từ ngày 01/04/2009 đến 30/04/2009 n v tính: VN Đơn vị tính: VNĐ ị tính: VNĐ Đ

- Số phát sinh trong tháng

XK 1/4 Xuất vải kaki cho SX quần soóc 152 208.000.000

XK 5/4 Xuất mex cho SX quần soóc 152 14.400.000

XK 7/4 Xuất chỉ may cho SX quần soóc 152 4.510.000

KC 29/4 K/C chi phí NVL trực tiếp đơn đặt hàng MS4

KC 29/4 K/C chi phí NVL trực tiếp đơn đặt hàng JQ

- Cộng số phát sinh tháng 593.752.962 593.752.962

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty VINAHANDCOOP)

2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Công nhân viên trong công ty bao gồm 73 người chia làm hai bộ phận:

- Bộ phận sản xuất trực tiếp: 56 người

- Bộ phân gián tiếp sản xuất: 17 người

Công ty trả lương theo hình thức:

+ Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng cho bộ phận gián tiếp sản xuất

+ Hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng cho bộ phân trực tiếp sản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp được kế toán Công ty ghi nhận toàn bộ số lương của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương của công nhân một phần do Công ty chi trả và tính vào giá thành sản xuất trong kỳ, một phần do người lao động tự trả Công ty sẽ tiến hành trích các khoản này cho công nhân trong biên chế và được khấu trừ qua lương Tỷ lệ được trích theo quy định của chế độ kế toán của Bộ tài chính Công ty chi trả (Kinh phí công đoàn: 2%LTT, Bảo hiểm xã hội: 15% LCB, Bảo hiểm y tế: 2% LCB), Người lao động chi trả (Bảo hiểm xã hội: 5% LCB, Bảo hiểm y tế: 1% LCB).

- Tính theo lương thời gian: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản trích nộp BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỉ lệ quy định của công nhân trực tiếp.

- Tính theo lương sản phẩm: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương cho từng tổ sản xuất.

+ Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng, Công ty sử dụng Tài khoản 622 "Chi phí nhân công trực tiếp".

Căn cứ vào hợp đồng sản xuất sản phẩm để bố trí, điều động nhân công cho thích hợp Cụ thể ở đây là bộ phận nhân công trực tiếp sản xuất cho đơn đặt hàng MS4 Tiền lương thực trả được tính trên tổng số tiền lương được hưởng từ sản phẩm hoàn thành Hàng ngày các tổ trưởng chấm công trên bảng chấm công Cuối tháng nhân viên chia lương cho công nhân dựa trên số sản lượng hoàn thành trong tháng và đơn giá lương sản phẩm Đơn giá lương sản phẩm do bộ phận lao động tiền lương xây dựng dựa trên độ phức tạp của sản phẩm và thời gian hao phí lao động cho một sản phẩm, trong đó hệ số của mỗi công nhân sản xuất cũng được xây dựng riêng để tính lương sản phẩm.

Kế toán tính giá thành sản phẩm

2.2.1 Đối tượng tính giá thành

Xác định đúng đối tượng tính giá thành là công tác đầu tiên kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để có thể tính được giá thành sản phẩm.

Tại công ty, đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành, đảm bảo chất lượng và yêu cầu theo như hợp đồng đã ký kết.

Kỳ tính giá thành là tháng cho những sản phẩm hoàn thành trong kỳ

2.2.2 Phương pháp tính giá thành

Công ty sản xuất theo đơn dặt hàng nên số lượng nhiều và chủng loại cũng phong phú do đó mà công tác tính giá thành cũng phức tạp Hiện tại ở công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh của từng đơn đặt hàng là giá thực tế của đơn đặt hàng

Cuối tháng 4/2009 công ty đã sản xuất hoàn thành đơn đặt hàng MS4 với số lượng sản phẩm là 4500 sản phẩm quần soóc

Tổng giá thành = CPDD đầu kỳ + CPPS trong kỳ - CPDD cuối kỳ

Gía thành đơn vị = Tổng giá thành

Tổng số sản phẩm hoàn thành

Tài khoản được sử dụng để phản ánh giá thành là Tài khoản 632 "giá vốn hàng bán" để phản ánh giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ, tài khoản này được mở chi tiết cho từng đơn đặt hàng Tài khoản này không có số dư.

Giá thành thực tế của đơn đặt hàng may quần soóc MS4 trong tháng 04/2009 được xác định căn cứ vào Sổ chi tiết của TK 154 ( Biểu 15 ).

Cuối tháng, Kế toán sẽ kết chuyển từ TK 154 sang TK 632 theo định khoản sau:

Quy trình được nhập liệu trên máy theo trình tự sau:.

Từ “Kế toán và phân hệ nghiệp vụ" chọn “Kế toán tổng hợp" chọn ”cập nhật số liệu vào "Phiếu kế toán, chọn Mới

Tại ô "Ngày lập ct" nhập: 29/04/2009

Tại ô "Số chứng từ" nhập: KC4

Tại ô "Diễn giải" nhập: Kết chuyển chi phí SXKD dở dang T04/2009

Tại ô “Tên TK” nhập: Chi phí SXKDDD

Tại ô "Diễn giải" nhập: Kết chuyển chi phí SXKD dở dang T04/2009 Đơn đặt hàng MS4

Tại ô ”Mã vv” nhập DDH - Đơn đặt hàng may quần soóc MS4

Tại ô "Tên TK" nhập: Giá vốn hàng bán

Tại ô "Diễn giải" nhập: Kết chuyển chi phí SXKD dở dang T04/2009 Đơn đặt hàng MS4

Tại ô ”Mã vv” nhập DDH - Đơn đặt hàng may quần soóc MS4

Sau đó nhấn nút “Lưu “, nội dung nghiệp vụ sẽ dược ghi vào các sổ chi tiết

TK 154(Biểu 18), Sổ Cái TK 632(Biểu 19)

Công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ Địa chỉ: Số 80 Hàng Gai- Hoàn Kiếm - Hà Nội

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Từ ngày 01/04/2009 đến 30/04/2009 Đơn vị tính: VNĐ

Chứng từ ghi sổ Diễn giải

- Số phát sinh trong tháng

KC 29/4 Kết chuyển giá thành T4/2009-đơn đặt hàng MS4

KC 29/4 Kết chuyển giá thành T4/2009-đơn đặt hàng JQ

KC 29/4 Kết chuyển giá vốn T4/2009-đơn đặt hàng MS4

KC 29/4 Kết chuyển giá vốn T4/2009-đơn đặt 911 168.785.100 hàng JQ

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty VINAHANDCOOP)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Biểu 20: Bảng tính giá thành sản phẩm đơn đặt hang MS4

Công ty TNHH 1 thành viên SX- TM& XKLĐ Địa chỉ: Số 80 Hàng Gai- Hoàn Kiếm - Hà Nội

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐƠN ĐẶT HÀNG MS4

Sản lượng: 4500 Đơn vị tính: đồng

Tổng giá thành sản phẩm

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty VINAHANDCOOP)

MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ XKLĐ (VINAHANDCOOP)

Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp bởi lẽ đây không chỉ là hoạt động phản ánh đầy đủ và kịp thời các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho quản lý, mà hiệu quả của hoạt động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Do vậy, việc hạch toán chính xác chi phí sản xuất, tính đúng, đủ giá thành sản phẩm là quan trọng và cần thiết.

Tuy nhiên, kế toán chính xác các khoản chi phí sản xuất phát sinh không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí ở thời điểm phát sinh mà còn phải tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh từng loại chi phí sản xuất theo đúng thời điểm phát sinh và theo đúng đối tượng chịu chi phí.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị bằng việc sử dụng chi tiêu giá thành sản phẩm vào quản lý thì việc thực hiện tính đúng, tính đủ giá thành của các loại sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra là cần thiết Vì vậy phải xác định được đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng đúng phương pháp tính giá thành và giá thành phải được tính trên cơ sở tập hợp đúng, đủ chi phí sản xuất Điều này có ý nghĩa quan trọng cho việc xác định đúng đắn kết quả tài chính.

Chính vì ý nghĩa và vai trò quan trọng nêu trên mà việc thực hiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác và kịp thời là mục tiêu của công tác kế toán, đồng thời đó cũng là một công cụ đắc lực cho việc tăng cường công tác quản trị và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả kinh doanh trước hết công ty phải nâng cao trình độ quản lý của nhân viên, hoàn thiện công tác kế toán, đổi mới trang thiết bị nhằm giảm chi phí trong giá thành Đi đôi với công việc đó phải không ngừng nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.

Gía thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính của công ty Việc hạ giá thành có hệ thống là một nguyên tắc quan trọng nhất trong công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

- Tính chính xác, đầy đủ các khoản chi phí sản xuất

- Tính đúng, tính đủ, tính kịp thời.

- Sử dụng thông tin kế toán phải trung thực khách quan.

- Tính toán rõ ràng, minh bạch, công khai.

Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ

Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung và công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại TNHH 1 thành viên sản xuất thương mại và xuất khẩu lao động em nhận thấy được:

Trong suốt những năm thành lập hoạt động phát triển công ty đã và đang khẳng định vai trò vị thế của mình trong ngành May Việt Nam Trong sự phát triển chung của công ty, bộ phận kế toán là bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế, quản lý Doanh nghiệp Bộ phận này được tổ chức tương đối hoàn chỉnh và gọn nhẹ với đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ vững vàng, có trách nhiệm với phần hành kế toán do mình phụ trách Chính vì vậy mà các phần hành kế toán ở công ty nói chung và phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã dạt được những thành công nhất định.

Sau đây là một số ưu nhược điểm của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở TNHH 1 thành viên sản xuất thương mại và xuất khẩu lao động.

- Về hình thức tổ chức sổ sách và báo cáo kế toán:

Trong những năm vừa qua Công ty đã mạnh dạn đầu tư hệ thống kế toán máy. Đây là một thuận lợi lớn đối với phòng kế toán Công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để hạch toán kế toán Đây là hình thức kế toán tiến hành phù hợp với quy mô hoạt động và phù hợp với tình hình quản lý tập trung ở công ty, hình thức kế toán này có số lượng sổ không nhiều nhưng vẫn phản ánh đầy đủ, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quy trình lập và ghi sổ kế toán cũng như các báo cáo tài chính trở nên đơn giản, dễ xem, dễ hiểu, dễ kiểm tra và có hiệu quả hơn rất nhiều, giảm bớt được lao động kế toán,quy trình quản lý và tra cứu thông tin kế toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác,đồng thời cũng hạn chế được nhiều sai sót trong quá trình hạch toán mà kế toán thủ công thường mắc phải, cung cấp kịp thời các thông tin kinh tế tài chính cho cấp lãnh đạo khi cần

- Về chi phí nhân công trực tiếp:

Do công ty thực hiên tính lương theo sản phẩm thực tế đối với từng công nhân nên năng suất lao động được khuyến khích nâng cao chất lượng và sản lượng đồng thời hạn chế đến mức tối đa sản phẩm dở dang, tiết kiệm được tiền vật tư và tiền vốn góp phần hạ giá thành sản phẩm

- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất:

Về cơ bản các chi phí phát sinh được tập hợp theo đúng khoản mục chi phí. Qua quá trình tổng hợp, phân loại hệ thống hoá các chi phí thì bộ phận kế toán nắm được số lượng tiêu hao cho từng đối tượng, làm cơ sở tập hợp trực tiếp một số khoản mục và giá thành từng loại sản phẩm

- Về công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Công tác hạch toán chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp áp dụng đồng thời việc hạch toán trực tiếp cho từng đơn đặt hàng trên phần mềm kế toán, đã phản ánh chính xác các chi phí cho mỗi đơn đặt hàng Điều này làm cho giá thành từng đơn đặt hàng được phản ánh chính xác. Hơn nữa, khả năng tập hợp chi phí phát sinh nhanh chóng, kịp thời cung cấp thông tin cho nhà quản trị, phản ánh đúng tình hình thực tế của Công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ sách kế toán, từ đó nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn mang lại lợi ích cho toán Công ty

- Phương pháp tính giá thành sản phẩm, công ty đã lựa chọn phương pháp trực tiếp theo từng đơn đặt hàng Phương pháp này phù hợp với công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vì đối tượng tập hợp chi phí ở công ty tương đương với đối tượng tính giá thành, điều đó được thể hiện rất rõ là từng đơn đặt hàng, kế toán lập một phương án giá riêng và mỗi phương án đó, các chỉ tiêu được thể hiện rõ đáp ứng thông tin, yêu cầu của quản trị

- Một ưu điểm mà không thể quên được đó là sản phẩm của công ty sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, giá cả hợp lý biểu hiện đó là sản phẩm sản xuất được hiển thị trong nước đặc biệt còn xuất khẩu sang các nước bạn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Đức

Công ty đã có chính sách bán hàng rất ưu đãi cho khách hàng Đó là sau khi hàng sản xuất hoàn thành giao cho khách hàng sau 1 tháng thì công ty mới thu tiền hàng, đó là bản ký kết hợp đồng công ty đã thực hiện trong suốt thời gian qua.

Bên cạnh những ưu điểm thì trong công tác tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của TNHH 1 thành viên sản xuất thương mại và xuất khẩu lao động vẫn còn một số nhược điểm sau:

- Về phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu:

Việc quản lý và theo dõi các loại vật tư xuất dùng cho sản xuất trong tháng là chưa chặt chẽ vì chỉ đến cuối tháng thủ kho mới chuyển thẻ kho và phiếu lĩnh vật tư lên phòng kế toán, lúc đó kế toán mới kiểm tra tình hình xuất vật tư cho sản xuất trong tháng như vậy kế toán sẽ không thường xuyên theo dõi nắm bắt được tình hình sử dụng vật tư ở các phân xưởng, tổ sản xuất, vì thế không thể kiểm soát được những sai sót có thể sảy ra trong quá trình xuất vật tư cho sản xuất.

- Về phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:

Công tác tiền lương của Công ty hiện nay cũng đang thực hiện bằng thủ công.

Kế toán phải lập tất cả các bảng biểu liên quan đến tiền lương trên chương trình Excel, tính ra tổng mức lương cho từng bộ phận sau đó mới tiến hành định khoản trên máy.

Do trong tháng thì một công nhân có thể làm nhiều sản phẩm, chi phí để ghi nhận vào chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm chính là tiền lương sản phẩm trả cho công nhân thực hiện sản phẩm đó, nhưng các khoản trích theo lương lại được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu và hệ số lương nên ko thể tách trực tiếp các khoản trích theo lương này vào chi phí nhân công của từng sản phẩm trong kỳ được, mà phải tiến hành phân bổ Kế toán đã tính trực tiếp các khoản trích theo lương vào chi phí nhân công là không chính xác

- Về phương pháp tập hợp chí phí sản xuất chung

Tuy các khoản chi phí sản xuất chung được kế toán mở các tài khoản cấp 2 tương ứng để theo dõi nhưng không được chi tiết theo dõi đối tượng chịu chi phí. Các khoản chi phí sản xuất chung như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ không được phân bổ vào chi phí sản xuất của các sản phẩm sản xuất trong kỳ Cách hạch toán này tuy không làm ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh chung nhưng không xác định được chính xác lãi gộp tính riêng cho từng đơn đặt hàng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm sản xuất, làm cho giá thành được xác định thấp đi một cách không hợp lý.

- Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ

Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH 1 thành viên SX-TM& XKLĐ

- Đối với trích TK 142, 242 - Chi phí trả trước

Các chi phí trả trước rất ít khi xuất hiện hoặc không đề cập Khi có các chi phí về xuất dùng các công cụ có thể trong nhiều kỳ kế toán, nhưng kế toán mới đề cập đến việc phân bổ một lần chứ không đề cập đến việc phân bổ dần Cụ thể ở công ty khi có phát sinh chi phí này ở tháng nào thì kế toán hạch toán chi phí đưa luôn một lần vào chi phí sản xuất phát sinh trong tháng Như vậy, sẽ dẫn đến việc tính giá thành không chính xác Do vậy theo ý kiến của em về phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty nên mở chi tiết TK 142, 242 “Chi phí trả trước” để phân bổ dần vào các chi phí công cụ dụng cụ vào giá thành sản phẩm

- Đối với CCDC xuất dùng có giá trị lớn thì kế toán tính ra giá trị phân bổ của mỗi lần để tính vào chi phí sản xuất theo công thức sau:

Gía trị phân bổ = Gía trị thực tế CCDC xuất kho cho mỗi lần Số lần phân bổ

Số lần phân bổ để xác định căn cứ vào giá trị xuất dùng và thời gian sử dụng của mỗi CCDC xuất kho, kế toán ghi:

Nợ 142, 242: gía trị xuất kho 100%

Nợ 627, 641, 642: giá trị phân bổ của mỗi lần

- Vấn đề kế toán chi phí nhân công trực tiếp Đối với các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở công ty thì kế toán có thể phân bổ vào chi phí nhân công trực tiếp chi tiết theo từng sản phẩm trong kỳ theo tiêu thức phân bổ dựa trên tỷ lệ giữa tổng tiền lương cơ bản (theo hệ số lương và mức lương tối thiểu do chính phủ quy định) và tổng tiền lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trong tháng Cụ thể là thực hiện quy đổi tổng tiền lương sản phẩm trong tháng cho CNTTSX một sản phẩm nào đó sang tổng tiền lương theo lương cơ bản dựa trên tỷ lệ giữa tổng tiền lương cơ bản và tổng tiền lương sản phẩm.

- Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung Đối với các khoản chi phí sản xuất chung không được phân bổ như chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: khoản chi phí này không tập hợp chi tiết cho từng đối tượng theo dõi mà chỉ tập hợp toàn bộ vào chi phí sản xuất chung toàn doanh nghiệp do vậy làm cho giá thành không chính xác Để quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và phản ánh chính xác đối tượng gánh chịu chi phí, công ty nên tiến hành phân bổ cho từng đơn đật hàng cụ thể.

Có thể sử dụng chỉ tiêu “Tiền lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất” làm tiêu thức phân bổ các khoản chi phí sản xuất chung này vào chi phí nhân công trực tiếp của từng sản phẩm trong kỳ.

- Về phương pháp khấu hao TSCĐ trong công ty theo em nên phân loại tài sản sau đó lựa chọn hình thức khấu hao cho từng tài sản Đối vớinhà xưởng thì có thể sử dụng phương pháp khấu hao đều, còn với máy móc phục vụ cho sản xuất thì nên sử dụng phương pháp khấu hao nhanh trong thời gian đầu của tài sản Với cách kết hợp như vậy vừa đảm bảo cho công ty có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh mà không làm cho giá thành tăng quá lớn

- Về kế toán chi phí sản phẩm hỏng: Việc hạch toán chi tiết sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất là rất quan trọng vì qua đó sẽ biết được chính xác tình hình chất lượng sản xuất sản phẩm của công ty và giúp công ty rút ra những biện pháp nhằm giảm chi phí sản phẩm hỏng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất bao gồm: sản phẩm hỏng nằm trong định mức và sản phẩm hỏng nằm ngoài định mức.

+ Sản phẩm hỏng nằm trong định mức mà công ty có thể dự toán được bao gồm: giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được và chi phí tái chế, sửa chữa sản phẩm hỏng có thể được trừ đi giá trị phế liệu thu hồi Toàn bộ thiệt hại này được tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Khi phát sinh sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được kế toán hạch toán :

Nợ TK 154 - thiệt hại sản phẩm hỏng

Có TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nếu sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được thì kế toán định khoản:

Nợ TK 154: Thiệt hại sản phẩm hỏng

Trên đây là những nhận xét, đánh giá của cá nhân em dựa trên tình hình thực tế khách quan về công tác kế toán tại Công ty cổ phần may nông nghiệp mà em đã có điều kiện tìm hiểu trong quá trình thực tập Công ty cần tiếp tục phát huy những ưu điểm vốn có của mình và có biện pháp hạn chế, khắc phục được những tồn tại nói trên thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và phòng kế toán nói chung sẽ phát huy được vai trò vốn có của mình, đóng góp vào sự phát triển và thành công chung của công ty.

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức thanh toán:  CK                                                          Mã số thuế: 0100103714 - Thực trạng tổ chức công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vinahandcoop
Hình th ức thanh toán: CK Mã số thuế: 0100103714 (Trang 17)
Biểu 4: Bảng thanh toán tiền lương tháng 4/2009 - Thực trạng tổ chức công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vinahandcoop
i ểu 4: Bảng thanh toán tiền lương tháng 4/2009 (Trang 29)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 4/2009 - Thực trạng tổ chức công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vinahandcoop
h áng 4/2009 (Trang 29)
Biểu 5: Bảng chấm công tháng 04/2009           Mẫu số: 01a- LĐTL - Thực trạng tổ chức công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vinahandcoop
i ểu 5: Bảng chấm công tháng 04/2009 Mẫu số: 01a- LĐTL (Trang 30)
Biểu 6: Bảng các khoản giảm trừ qua lương và trích theo lương T4/2009 - Thực trạng tổ chức công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vinahandcoop
i ểu 6: Bảng các khoản giảm trừ qua lương và trích theo lương T4/2009 (Trang 31)
Biểu 10: Bảng thanh toán lương tháng 4/2009 - Thực trạng tổ chức công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vinahandcoop
i ểu 10: Bảng thanh toán lương tháng 4/2009 (Trang 40)
Biểu 11: Bảng tính khấu hao TSCĐ tháng 4/2009 - Thực trạng tổ chức công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vinahandcoop
i ểu 11: Bảng tính khấu hao TSCĐ tháng 4/2009 (Trang 44)
Biểu 12: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 4/2009 - Thực trạng tổ chức công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vinahandcoop
i ểu 12: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 4/2009 (Trang 45)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM   ĐƠN ĐẶT HÀNG MS4 - Thực trạng tổ chức công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vinahandcoop
4 (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w