1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Dây Điện Tại Công Ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 735,5 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (5)
  • 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứ về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất (6)
  • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (7)
  • 1.4 Câu hỏi nghiên cứu (7)
  • 1.5 Phạm vi nghiên cứu (8)
  • 1.6 Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu (9)
  • 1.8 Kết cấu đề tài nghiên cứu (10)
  • CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (12)
    • 2.1. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất (12)
      • 2.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất (12)
      • 2.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm sản xuất (15)
      • 2.1.3. Mối quan hệ giữa Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (17)
      • 2.1.4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (18)
    • 2.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và vai trò của tính giá tính giá thành sản phẩm sản xuất (18)
    • 2.3. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất (21)
      • 2.3.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất sản phẩm sản xuất (21)
      • 2.3.2 Trình tự kế toán chi phí sản xuất (22)
    • 2.4. Tính giá thành sản phẩm sản xuất (32)
      • 2.4.1 Các phương pháp tính giá thành (32)
      • 2.5.2. Đối với doanh nghiệp áp dụng theo hình thức theo hình thức Chứng từ ghi sổ (41)
      • 2.5.3. Đối với doanh nghiệp áp dụng theo hình thức Nhật ký – chứng từ (42)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ (43)
    • 3.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú (43)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú. .39 3.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm (43)
      • 3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và vận dụng chế độ kế toán trong kế toán (56)
      • 3.1.4. Các nhân tố chi phối kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty (64)
    • 3.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cơ điện Trần Phú (67)
      • 3.2.1. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty CP Cơ Điện Trần Phú (67)
      • 3.2.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất (67)
      • 3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty CP Cơ điện Trần Phú (69)
    • 3.3. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty (78)
  • CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ (80)
    • 4.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú (81)
      • 4.1.1. Ưu điểm (81)
      • 4.1.2. Tồn tại và nguyên nhân (83)
    • 4.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cơ điện Trần Phú (91)
    • 4.5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu (91)
    • 4.6. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai (92)
    • 4.7. Kết luận về đề tài nghiên cứu (93)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý kinh tế đóng một vai trò quan trọng thu hút sự quan tâm sâu sắc của các Quốc Gia Trong những năm gần đây, người ta nói rất nhiều tới vài trò của sự toàn cầu hóa, sự hỗ trợ đắc lực và sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin trong nền kinh tế Người ta cũng nhắc tới nhiều hơn nên kinh tế tri thức mà ở đó các sản phẩm được sản xuất ra chứa hàm lượng tri thức ngày càng cao Ở Việt Nam, chính phủ cũng đang cố gắng thúc đẩy hoàn thành mục tiêu tới năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa Bên cạnh nền kinh tế Nông Nghiệp lâu đời, Việt Nam đang cố gắng thúc đẩy nền Công Nghiệp hiện đại hơn tạo cơ sở nền tảng phát triển các ngành dịch vụ đi theo Nhắc tới công nghiệp hay nông nghiệp chúng ta nhắc tới các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp tương ứng Ở tầm vĩ mô, Nhà nước thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài - thực hiện chuyển giao công nghệ; xuất khẩu lao động nhằm học hỏi kỹ năng lao động, nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến Trong nước thì thúc đẩy khuyển khích đào tạo công nhân lành nghề Những biện pháp nêu trên đều là hướng tới mục tiêu nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra một sản phẩm vừa đáp ứng được chất lượng tốt mà giá thành lại rẻ… Tại các doanh nghiệp nói chung ngoài việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đầu tư máy móc -trang thiết bị, thì còn có một đề tài cũ nhưng không lạc hậu mà các doanh nghiệp luôn quan tâm chú ý đó là: Làm như thế nào để Quản lý chi phí sản xuất, làm như thế nào để tính giá thành sản phầm sản xuất một cách đúng đắn nhất phục vụ hoạch địch chính sách giá của doanh nghiệp và xác định doanh thu một cách phù hợp? Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế khó khăn như những năm gần đây, vai trò của quản lý, kiểm soát, tiết kiệm chi phí lại càng trở lên quan trọng hơn Điều đó đặt ra yêu cầu cao hơn trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Để tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định, chế độ quản lý đồng thời hướng dẫn công tác quản lý và kế toán nói chung cũng như kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng Hệ thống văn bản quy chế đó vẫn đang từng bước được hoàn thiện để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công tác quản lý cũng như kế toán Bên cạnh tác dụng hướng dẫn chỉ đạo, hệ thống chuẩn mực, chế độ đang thường xuyên được bổ sung sửa đổi để phù hợp với thực tế phát triển và nhu cầu áp dụng kế toán trong nền kinh tế thị trường.

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú được thành lập từ năm 1984 trải qua nhiều năm phát triển và hoạt động, chuyển đổi loại hình công ty, công tác quản lý cũng như công tác kế toán đối mặt với nhiều khó khăn Nhưng vượt lên trên những khó khăn đó Cơ điện trần phú trở thành một thương hiệu mạnh tại Việt Nam Điều đó một phần không nhỏ là nhờ vào chính công tác quản lý và kế toán của Công ty. Bên cạnh những đóng góp tích cực, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty còn bộc lộ một số hạn chế.

Nhận thức được vị trí quan trọng của Doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế, vai trò quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp sản xuất nên tôi đã lựa chọn đề tài : "Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất tại Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú"

Tổng quan các công trình nghiên cứ về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất

Tính đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhiều bậc học từ cử nhân đến tiến sỹ Phạm vi nghiên cứu ở từng công ty cụ thể hoặc nhóm các doanh nghiệp hoạt động trong từng lĩnh vực khác nhau như xây dựng, sản xuất thương mại, Khía cạnh nghiên cứu từ kế toán tài chính đến kế toán quản trị, với mục đích hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Các nhóm công trình nghiên cứu này đều có những đóng góp nhất định cho công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại các đơn vị, nhóm đơn vị được nghiên cứu Các công trình nghiên cứu thường chỉ dừng lại ở từng đơn vị và từng nhóm đơn vị chưa có tính khái quát cho các ngành nghề cụ thể để có thể học tập kinh nghiệm của nhau Cơ sở hoàn thiện kế toán chưa gắn với yêu cầu của quá trình hội nhập Một số công trình cụ thể như sau:

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy bánh kẹo cao cấp hữu nghị.

Nêu cụ thể các công trình Đề tài : " Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm" được nghiên cứu lần đầu tiên tại Công ty Cổ Phần cơ điện Trần Phú.

Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa, khái quát và làm rõ bản chất chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất trên các khía cạnh khái niệm, đặc điểm và phân loại chi phí giá thành

- Trình bày khái quát nội dung kế toán chi phí và giá thành trong doanh nghiệp, bao gồm: hạch toán chi phí và tính giá thành sản phâm trên phương diện kế toán tài chính ( kế toán CP NVLTT CP NCTT CP SXC, tập hợp chi phí, tính sản phẩm dở dang, )

- Làm rõ thực trạng hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Cơ Điện Trần Phú nói riêng và các công ty sản xuất tại Việt Nam nói chung trong điều kiện hiện nay.

Câu hỏi nghiên cứu

- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh Nghiệp sản xuất dây cáp điện có những đặc điểm gì khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất khác?

- Từ những đặc điểm khác biệt đó, cơ chế quản lý tổ chức bộ máy kế toánCông ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú được bố trí như thế nào đề phù hợp với đặc thù kinh doanh?

- Cách thức tổ chức hạch toán kế toán như vậy đã phù hợp với cơ chế tài chính nhằm phản anh trung thực chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dây điện tại Công ty Cổ Phần cơ điện Trần Phú chưa?

- Kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú có những ưu điểm và hạn chế nào?

- Những bất cập trong tổ chức kế toán xuất phát từ những nguyên nhân gì?Nguyên nhân nào là khách quan, nguyên nhân nào là chủ quan và biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CổPhần Cơ Điện Trần Phú?

Phương pháp nghiên cứu

- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, vừa có hệ thống đảm bảo tính logic của vấn đề nghiên cứu

- Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quy nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh, để phân tích vấn đề, đánh giá và rút ra kết luận.

- Khi thu thập và xử lý thông tin, tác giả sử dụng đồng thời phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:

+ Nghiên cứu định tính dựa trên các dữ liệu là các ý kiến độc lập khách quan thu thập được bằng các hình thức:

Phỏng vấn và ghi chép thông tin cụ thể từ các đối tượng có liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như: nhân viên văn phòng kế toán công ty, nhân viên kế toán tại tổ sản xuất, công nhân làm việc tại cácCông ty.

Quan sát hoạt động thực tế tại phòng kế toán và tại phân xưởng, xí nghiệp sản xuất

Xác định số liệu cần thu thập: các khoản mục chi phí( CP NVLTT, CP NCTT,

CP SXC, ), bảng tính giá thành của 1 sản phẩm, nhóm sản phẩm cụ thể và của toàn công ty trong các năm từ 2009-2011.

+ Số liệu thứ cấp: Cơ sở dữ liệu của đơn vị, cụ thể là Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Ph: chứng từ liên quan tới việc phát sinh và hoàn thành các chi phí, tính giá thành; các sổ chi tiết và sổ tổng hợp của các tài khoản liên quan đến chi phí, giá thanh; các báo cáo tài chính trong năm để có sự đối chiếu so sánh.

+ Số liệu sơ cấp: Chính là các thông tin tổng hợp được từ việc phỏng vấn nhân viên công ty và quan sát hoạt động tại phòng ban, Công ty sản xuất.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Luận văn có những đóng góp chủ yếu sau:

- Luận văn đã phân tích đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất dây điện có ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Luận văn đã hệ thống hóa lý luận hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây diện trong doanh nghiệp sản xuất cơ điện nói chung trên góc độ kế toán tài chính

- Luận văn đã khảo sát, nêu và phân tích thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty Cổ Phần Cơ điện Trần Phú

- Luận văn đã đề ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cơ điện trên góc độ kế toán tài chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, công tác kế toán nói chung tại Công ty CP cơ điện trần Phú, cũng như điều kiện để thực hiện giải pháp.

Kết cấu đề tài nghiên cứu

Tên luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú.

Kết cấu của luận văn gốm có 4 chương với nội dung như sau:

Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Chương 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý của doanh nghiệp nói chung, ảnh hưởng lớn tới sự thành bại của doanh nghiệp; ảnh hưởng tới chất lượng, giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chương 1 – “Giới thiệu đề tài nghiên cứu – Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất” tập trung trình bày lý do đề tài nghiên cứu được chọn bẳng việc nêu ra tầm quan trọng của kinh tế công nghiệp đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc điểm hoạt động sản xuất công nghiệp gây khó khăn cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất công nghiệp như thế nào Chương 1 giới thiệu một số công trình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với các ưu điểm và hạn chế của từng công trình Bên cạnh đó, Chương một cũng đề cập đến mục tiêu nghiên cứu là nêu rõ lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất, khảo sát và đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây cáp điện tại công ty

Cổ Phần cơ điện Trần Phú, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện; phạm vi nghiên cứu của đề tài là trên phương diện kế toán tài chính, phương pháp nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng Trong Chương một, tác giả đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu nhằm mục đích phục vụ cho quá trình thu thập số liệu, đánh giá thực trạng cho công trình nghiên cứu Cuối cùng tác giả tổng kết nên một số ý nghĩa của đề tài nghiên cứu, bao gồm cả về mặt thực tiễn và lý luận.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

2.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất

Quá trình sản xuất là quá trình tiêu hao các yếu tố lao động sống và lao động vật hóa để tạo ra các giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Ba yếu tố này hình thành nên ba loại chi phí sản xuất tương ứng: chi phí nhân công, chi phí về tư liệu lao động (chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao…), chi phí về đối tượng lao động (chi phí nguyên vật liệu…).

Trong ngành sản xuất, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất để cấu thành nên giá thành của sản phẩm sản xuất Chi phí sản xuất sản phẩm cơ điện mang đầy đủ bản chất của chi phí sản xuất nói chung.

Chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau cả về nội dung lẫn tính chất công dụng vai trò của nó trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Từ đó nhất thiết phải phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, tuỳ theo mục đích yêu cầu khác nhau của công tác quản lý Sau đây, có những cách phân loại phổ biến: a) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:

Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào, ở đâu… Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại theo yếu tố và có các yếu tố:

+ Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động là NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất trong kỳ.

+ Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc, lao vụ trong kỳ.

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như điện nước, điện thoại, các dịch vụ khác phát sinh trong kỳ.

+ Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh khác đã chi trả bằng tiền trong kỳ chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên như tiếp khách, hội nghị, thuế môn bài, lệ phí cầu đường…

* Tác dụng: Cách phân loại này có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc dự trù hoặc xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, lao động, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính, cung cấp số liệu để dự toán thu nhập quốc dân… b) Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí.

Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được phân thành các khoản mục chi phí khác nhau Những chi phí có chung mục đích và công dụng kinh tế sẽ xếp vào một khoản mục.

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm.

+ Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (Phân xưởng, đội, trại…) bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài…

* Tác dụng: Phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. c) Phân loại chi phí sản xuất theo mối tương quan giữa chi phí và khối lượng sản phẩm sản xuất ra.

Theo cách phân loại này chi phí được chia ra:

Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và vai trò của tính giá tính giá thành sản phẩm sản xuất

Tổ chức kế toán chi phí sản xuất chính xác, hợp lý và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm sản xuất nói chung có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản xuất, trong việc kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung và ở các Công ty phân xưởng sản xuất nói riêng Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để quản lý chi phí Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng thành phẩm, bán thành phẩm của quá trình sản xuất kinh doanh Qua đó, nhà quản trị có thể phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường

Việc phân tích đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác Về phần giá thành thì giá thành lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng.

Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật như ở nhiều doanh nghiệp nhà nước những năm về trước và thậm chí tại thời điểm hiện tại Khi nền kinh tế đang trong thời kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấp trên cấp, giá thành là giá thành kế hoạch định sẵn Vì vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ mang tính hình thức Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương hướng riêng và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất còn phải thực hiện đúng theo những quy luật khách quan.Như vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất là phần không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất khi thực hiện chế độ kế toán, hơn nữa là nó có ý nghĩa to lớn và chi phối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp.

Do đặc thù của ngành sản xuất cơ điện nên việc quản lý về đầu tư sản xuất rất khó khăn phức tạp, trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của doanh nghiệp Sản phẩm dây, cáp điện ngày nay không phải là sản phẩm độc quyền, giá cả tuân theo nền kinh tế thì trường Vì vậy, để phù hợp với các sản phẩm trên thị trường cần xác định giá bán sản phẩm hợp lý, cạnh trạnh Mặt khác, phải đảm bảo kinh doanh có lãi Để thực hiện các yêu cầu đòi hỏi trên thì cần phải tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trong đó trọng tâm là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công cụ kế toán đối với quản lý sản xuất

Trước yêu cầu đó, yêu cầu chủ yếu đặt ra cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây, cáp điện là:

- Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.

- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Tính toán hợp lý giá thành sản phẩm, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của từng sản phầm sản xuất qua từng công đoạn, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.

- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.

- Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng phân xưởng, giai đoạn sản xuất trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.

Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất

2.3.1 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất sản phẩm sản xuất a Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. b Phương pháp kế toán chi phí sản xuất sản phẩm sản sản xuất

Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tượng kế toán chi phí Trong các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu dùng các phương pháp tập hợp chi phí sau:

- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình: chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó.

- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.

- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công: phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất thực hiện khoán. Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ đội sản xuất hay các khu vực thi công Trong từng đơn vị thi công lại được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí như hạng mục công trình.

Trong các doanh nghiệp sản xuất, mỗi đối tượng có thể áp dụng một hoặc một số phương pháp hạch toán trên Nhưng trên thực tế có một số yếu tố chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, do đó phải tiến hành phân bổ các khoản chi phí này một cách chính xác và hợp lý cho từng đối tượng.

2.3.2 Trình tự kế toán chi phí sản xuất

2.3.2.1 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX. a Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

* Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố chi phí cơ bản và là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Khác với tư liệu lao động, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định dưới tác dụng của lao động, nó sẽ tiêu hao toàn bộ hay thay đổi hình dạng vật chất để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được xây dựng thành các định mức và được quản lý theo định mức chi phí đó Để phản ánh nội dung kinh tế tập hợp và phân bổ của chi phí NVLTT kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng).

+ Trường hợp, vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm …

Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ x Tỷ lệ (hệ số)

Tỷ lệ (hệ số) phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp b.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm tiền

V ậ t li ệ u dùng tr ự c ti ế p Chế tạo sản phẩm c

621 Vật liệu dùng không h ế t nh ậ p kho

Thuế GTGT đượ c kh ấ u tr ừ

Mua NVL s ử d ụ ng ngay không qua nhập kho 111,112,331 lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm thêm giờ …) Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sở hữu lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân sản xuất.

Việc tính chi phí tiền công phải trả có thể được thực hiện theo hai phương pháp cơ bản: tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm Việc tính tiền công theo thời gian là theo dõi việc sử dụng thời gian lao động đối với từng người lao động ở từng bộ phận trong doanh nghiệp, căn cứ vào thời gian làm việc và bậc lương, tháng lương của lao động Còn việc tính lương theo sản phẩm là số tiền lương tính trả cho người lao động căn cứ vào số lượng công việc người lao động làm xong nghiệm thu và đơn giá tiền lương của sản phẩm công việc đó.

Về nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp cũng tập hợp giống như đối với chi phí NVLTT Trường hợp cần phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ có thể là tiền công, giờ công định mức, giờ công thực tế.

Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi phí nhân công trực tiếp dựa trên lương nhân công trực tiếp nhân với tỷ lệ trích theo quy chế tài chính của từng thời kỳ Theo quy định hiện nay tỷ lệ trích theo lương tính vào chi phí nhân công được áp dụng như sau:

- Tỷ lệ trích BHXH là 20% trên lương cơ bản và các khoản phụ cấp, trong đó tính vào chi phí nhân công trực tiếp là 15%, trích trên lương cơ bản 5%.

- Tỷ lệ trích BHYT là 3% trên lương cơ bản và các khoản phụ cấp, trong đó tính vào chi phí nhân công trực tiếp là 2%, trích trên lương cơ bản 1%.

- Tỷ lệ trích KPCĐ là 2% trên lương thực lĩnh của người lao động và được tính vào chi phí nhân công trực tiếp.

Tính giá thành sản phẩm sản xuất

Sơ đồ 2.6 Hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ

2.4 Tính giá thành sản phẩm sản xuất

2.4.1 Các phương pháp tính giá thành

2.4.1.1 Phương pháp trực tiếp ( Phương pháp giản đơn)

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các Công ty Điện, nước, các doanh nghiệp khai thác ( quặng, than, gỗ…). Đối tượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bắng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất( + ) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.

2.4.1.2 Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận sản xuất Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng

Kết chuyển chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp

Nhân công trực tiếp Kết chuyển ( hoặc phân bổ)

Chi phí sản xuất chung

Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ

Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp Kết chuyển giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm:

Giá thành sản phẩm= Z 1 + Z 2 …Zn

Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc…

Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất Theo phương pháp này trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra gía thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm:

Giá thành đơn vị = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm

Tổng sản phẩm gốc (kể cả quy đổi)

- Q0: Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi

- H1 : Hệ số quy đổi sản phẩm i (i = l,n)

Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm

Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

2.4.1.4 Phương pháp tỷ lệ chi phí:

Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo ( dụng cụ, phụ tùng…) v.v để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại Căn cứ vào tỷ lệ chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch ( hoặc định mức), kế toán sẽ tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại:

Giá thành thực tế đơn vị SP từng loại

Giá thành kế hoạch (hoặc định mức ) đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí

2.4.1.5 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ gía trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm Giá trị sản phẩm phụ còn có thể xác định theo gía có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá guyên liệu ban đầu:

Tổng giá thành sản phẩm chính

Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính

Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ

Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính gái thnàh phải kết hợp nhiều phương pháp tính khác nhau…Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số loại trừ sản phẩm phụ…

2.4.2 Vận dụng phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu

Trên cơ sở các phương pháp chung để tính giá thành sản phẩm, kế toán cần lựa chọn và áp dụng từng loại hình doanh nghiệp cho phù hơp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như vào đối tượng hạch toán chi phí, Sau đây là phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu.

2.4.2.1 Doanh nghiệp sản xuất đơn giản

Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất dở dang không có hoặc không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản …; các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng ít nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một số ( hoặc thẻ) hạch toán chi phí sản xuất Việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp ( giản đơn) hoặc phương pháp liên hợp. 2.4.2.2 Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng Đối với các doanh nghhiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể Đối tượng tính giá thành sản phẩm của từng đơn đặt hàng Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp v.v… Đặc điểm của việc hạnh toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng có nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp Đối với các chi phí trực tiếp (nguyên, vật liệu; nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp dến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí ) Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp….).

Việc tính giá thành ở trong doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tínhs giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng sản phẩm của đơn và giá thành đơn vị tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn chia số lượng sản phẩm trong đơn

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu công tác quản lý cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì sản phẩm dở dang của đơn đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch (hay định mức) hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn.

2.4.2.3 Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất - kinh doanh phụ

Sản phẩm phụ là ngành được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất - kinh doanh. Sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ được sử dụng phục vụ cho các nhu cầu của sản xuất - kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp cho bên ngoài. Phương pháp tình giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất, kinh doanh phụ tuỳ vào đặc điểm công nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp, cụ thể:

+ Trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể.

Chi phí sản xuất được tập hợp riêng theo từng bộ phận, từng hoạt động sản xuất - kinh doanh phụ Giá thành sản phẩm, lao vụ của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp.

+ Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ

Với các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận sản xuất và giữa chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau thì có thể áp dụng một trong các phương pháp khác tính giá thành sau đây:

- Phương pháp đại số: Là phương pháp xây dựng và giải các phương trình đị số để tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất - kinh doanh phục vụ các đối tượng.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ

Khái quát chung về Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

Công ty Cơ Điện Trần Phú là doanh nghiệp nhà nước thuộc sở xây dựng Hà

Nội được thành lập từ năm 1984 Với sản phẩm chính là các loại dây và cáp điện, thanh cai, dây dẹp, ống đồng, đầu cốt…Phục vụ cho ngành năng lượng, công nghiệp, các ngành kinh tế quốc dân Để đạt được mục tiêu “ Uy tín, Chất Lượng, Hiệu quả và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”, trong quá trình xây dựng và pháp triển, Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú luôn chú trọng đầu tư liên tục công nghệ - kỹ thuật, thiết bị tiên tiến của các nước công nghiệp phát triển như Cộng hòa liên bang Đức, Phần Lan, Áo, Tây Ban Nha, Nhật, Italia…

Là một trong các doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước áp dụng hệ thông quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và được tổ chức quốc tế AFAQ - ASCERT Cộng hòa Pháp cấp chứng chỉ.

Các sản phẩm của công ty Cơ Điện Trần Phú được Tổng cục tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, và liên tục đạt huy chương vàng tại các hội trợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp hàng năm. Năm 2002 công ty Cơ Điện Trần Phú được Bộ khoa học công nghệ và môi trường trao tặng “ Giải thưởng chất lượng Việt Nam”

Vơi những thành tích trong thời gian qua, công ty Cơ Điện Trần Phú đã vinh dự được Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lao động” thời kỳ đổi mới

Các sản phẩm của công ty có mặt trên tất cả thị trường trong và ngoài nước.Công ty Cơ Điện Trần Phú trở thành nhà cung cấp tin cậy của hầu hết các công ty điện lực thuộc Tổng công ty điện lực Việc Nam, các ngành công nghiệp và kinh tế quốc dân trong cả nước, cũng như các bạn hàng quốc tế trong khu vực Asean

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú (gọi tắt là TRAFUCO) chuyên sản xuất các loại Dây và Cáp điện được thành lập theo quyết định số 416-QĐ-UB ngày 25/01/210 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú thành Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú.

•Tên gọi đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ

•Tên giao dịch quốc tế : TRAN PHU ELECTRIC MECHANICAL JOINT- STOCK COMPANY

•Tên viết tắt : TRAFUCO.;JSC

•Trụ sở chính : 41 Phố Phương Liệt, phường Phương Liệt, quận Thanh

Xuân, thành phố Hà Nội

•Website : www.tranphucable.com.vn

Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú-TRAFUCO là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện cho ngành điện lực và cho dân dụng, là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực cung cấp phôi liệu cho các nhà sản xuất cáp thông tin, dây điện và cáp điện trong cả nước Với dây chuyền thiết bị hiện đại (được nhập khẩu từ CHLB Đức, Áo, Tây Ban Nha, Phần Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc ) và công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới, các sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng vững chắc và được tín nhiệm trong thị trường cả nước.

•Sản xuất kinh doanh các loại máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu của ngành xây dựng

•Sản xuất kinh doanh các chủng loại dây dẫn điện: dây trần, dây bọc cách điện (dây ruột đồng, ruột nhôm ) các loại kích thước, dây emay; các thiết bị phụ tùng, phụ kiện phục vụ cho ngành điện: cầu dao, tủ điện, ống đồng, dây đồng dẹt, thanh cái, đầu cốt, giắc cắm

•Kinh doanh Xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, vật tư kim loại mầu (đồng, nhôm ) hoá chất, phụ gia, nhựa PVC, phụ tùng và phụ kiện cho ngành điện

•Chuyển giao công nghệ sản xuất dây dẫn điện, đào tạo công nhân kỹ thuật chế tạo dây dẫn điện

•Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty

•Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để mở rộng phát triển quy mô SX-KD của Công ty

•Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước, mở cửa hàng để giới thiệu và bán sản phẩm

Công ty đã xây dựng quan hệ bạn hàng gắn bó và là nhà cung cấp chính các sản phẩm của mình cho các đơn vị trong ngành điện như: Công ty Điện lực 1, 2, 3 thuộc Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam-EVN; các Ban Quản Lý Dự án điện thuộc các Công ty điện lực 1,2,3, Công ty Điện lực TP HCM, Công ty Điện lực TP Hà Nội, Công ty Sản xuất điện 1, 2, 3, 4; BQL dự án các công trình điện Miền Nam- Miền Bắc-Miền Trung, Điện lực các Tỉnh, các Công ty tư vấn - thiết kế - sản xuất điện trong và ngoài quốc doanh trên cả nước và đã xuất khẩu các sản phẩm của công ty sang CHDCND Lào, Trung Đông, Hàn Quốc

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty luôn chú trọng đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm với những thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả Các sản phẩm của Công ty đều được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 2103-

1994) của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Với công nghệ và thiết bị sản xuất dây và cáp điện của Châu Âu, các sản phẩm của Công ty đều đạt các tiêu chuẩn như của Châu Âu (IEC/DIN), Mỹ (ASTM), Nhật Bản (JIS) Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 đã được tổ chức AFAQ ASCERT International Cấp chứng chỉ vào tháng 6/2000, tiếp đó là đạt tiêu chuẩn

ISO 9001:2000 và Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện-TQM do Quacert Việt

Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng, huân huy chương bằng khen của các ban ngành cả nước Năm 1998, Công ty vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Đơn vị Anh Hùng".

- Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần cơ điện Trần Phú

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú

3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 đến 2011) Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009, 2010 là cao hơn so với năm 2011 Tuy nhiên, tốc độ giảm doanh thu lại nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ giảm giá vốn Qua phân tích bề mặt số liệu có thể dự đoán rằng Công ty đã có những biện pháp quản lý chi phí và tính giá thành một cách hợp lý hơn cho các sản phẩm sản xuất.

3.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm

*Lao động: Hiện nay Công ty có gần ……… công nhân với trên ………cán bộ nhân viên trong công ty có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên và nhiều thợ lành nghề

Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cơ điện Trần Phú

3.2.1 Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty CP Cơ Điện Trần Phú

Cũng giống các công ty sản xuất khác, công ty có cái loại chi phí sau:

Chi phí nguyên vật liệu tiếp: thông thường là nhôm, đồng tấm, đồng bán thành phẩm, nhựa PVC,

Chi phí nhân công trực tiếp: Công nhân tại mỗi phân xưởng đứng tại mỗi dây chuyền tương ứng của từng loại sản phẩm.

Chi phí sản xuất chung, bao gồm:

Chi phí sửa chữa phân bổ từ phân xưởng sửa chữa

Nhiên liệu: Than, xăng, dầu phục vụ chạy máy móc thiết bị

Tem chống hàng giả, bao bì đóng gói Điện nước cho các phân xưởng

Lương quản lý phân xưởng

Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác

3.2.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

Bất cứ một hoạt động sản xuất nào đều phát sinh chi phí và việc xác định chính xác đối tượng tập hợp chi phí là quan trọng đối với việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm thỏa mãn một trong những nhiệm vụ của công tác kế toán là cung cấp thông tin kế toán chính xác cho người sử dụng Đối với hoạt động sản xuất dây điện thì việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí là vấn đề quan trọng do đặc điểm hoạt động sản xuất qua nhiều công đoạn và cho nhiều đối tượng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp só liệu chi phí sản xuất chi tiết theo đối tượng. Thực chất của việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí là xác định giới hạn tập hợp chi phí, điều này cũng có nghĩa là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi tập hợp chi phí Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản phẩm sản xuất cần dưa trên một số cơ sở như: tính chất sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ liên tục, loại hình sản xuất đơn chiếu; đặc điểm tổ chức sản xuất: sản xuất theo đơn đặt hàng và khoán gon; đảm bảo yêu cầu hạch toán nội bộ.

Tại công ty CP cơ điện Trần Phú, do đối tượng sản xuất là dây điện cứng, dây điện mềm có thời gian sản xuất nhanh, sản xuất qua nhiều công đoạn và có sản phẩm dở dang Do đó: đối tượng tập hợp chi phí là các sản phẩm, các phân xưởng, từng giai đoạn sản xuất.

* Phương pháp kế toán chi phí sản xuất

Do đặc điểm tổ chức kinh doanh và bộ máy kế toán tại công ty CP Cơ điện Trần Phú là: Mặc dù quy trình sản xuất là qua nhiều công đoạn và đặc điểm sản phẩm vừa là thành phẩm lại vừa là bán thành phẩm, là nguyên vật liệu đầu vào của công đoạn sau nhưng do áp dụng phần mềm kế toán cho toàn doanh nghiệp nên Công ty vẫn tập hợp chi phí sản xuất theo Phương pháp trực tiếp và phân loại ngay từ đầu vào của mỗi quá trình sản xuất cho từng phân xưởng; Đối với những chi phí gián tiếp tiến hành cũng được tập hơp cho mỗi phân xưởng và phân bổ cho mỗi sản phẩm theo tiêu thức nhất định như: định mức tiêu hao vật liệu, định mức chi phí nhân công trực tiếp, theo tỷ lê sản lượng Mỗi phân xưởng, sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất tới khi hoàn thành đều được mở sổ chi tiết theo dõi và tập hợp chi phí phát sinh cho từng phân xưởng, sản phẩm.

* Đối tượng tính giá thành

Công ty xác định đối tượng tính giá thành dựa trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Do đặc điểm của ngành sản xuất dây cáp điện là qua nhiều công đoạn, quy trình sản xuất phức tạp, liên tục, số lượng sản phẩm nhiều nên đói tượng tính giá thành nhỏ nhất là từng sản phẩm, loại sản phẩm.

Phương pháp tính giá thành

Do đặc điểm dây chuyền công nghệ là chế biến qua nhiều giai đoạn và đặc điểm của sản phẩm là vừa là sản phẩm có thể xuất bán ngay và vừa là nguyên liệu đầu vào ( bán thành phẩm) của giai đoan sau Vì vậy, Công ty lựa chọn phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm:

Chi phí nguyên vật liệu

+ Chi phí chế biến bước 1

- Giá thành sản phẩm dở dang bước 1

= Giá thành bán thành phầm bước 1

Giá thành bán thành phầm bước 1

+ Chi phí chế biến bước 2

- Giá thành sản phẩm dở dang bước 2

= Giá thành bán thành phầm bước 2

Giá thành bán thành phầm bước 2

+ Chi phí chế biến bước 3 -

Giá thành sản phẩm dở dang bước 3

3.2.3 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty CP Cơ điện Trần Phú

3.2.3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Giấy đề nghị tạm ứng( Bao gồm danh mục vật liệu, bảng báo giả hoặc hợp đồng kinh tế kèm theo)

- Phiếu nhập kho, xuất kho

- Các hóa đơn mua vật tư, hàng hóa( Hóa đơn giá trị gia tăng)

- Phiếu yêu cầu vật tư

- Báo cáo khác (vi dụ: về việc xin đúc lại đồng nhôm,…)

Việc tính giá nguyên vật liệu tại Công ty được tính theo công thức:

Giá mua ghi trên hoá đơn ( chưa thuế)

+ Chi phí thu mua NVL +

Thuế nhập khẩu (nếu có)

Trong đó, chi phí thu mua nguyên vật liệu bao gồm: chi phí bốc dỡ, vận chuyển, thuê kho, thuê bãi, lưu kho, lưu bãi, chi phí cho nhân viên thu mua và các chi phí thu mua khác

Giá xuất: Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền, hàng tháng chạy phần mềm ra giá bình bình quân xuất kho.

Trị giá thực tế vật liệu xuất kho = Đơn giá thực tế bình quân vật liệu xuất kho x Số lượng vật liệu xuất kho

Trong đó : Đơn giá thực tế bình quân NVL xuất kho

Giá thực tế NVL tồn kho + Giá thực tế NVL

Tồn kho + Số lượng NVL

Tập hợp được chi phí vật liệu cho từng phân xưởng theo số lượng NVL xuất kho

Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ x Khối lượng đồng

Tỷ lệ (hệ số) phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

* Quy trình luân chuyển chứng từ Đối với nhập kho: Căn cứ vào nhu cầu nguyên vật liệu từ xưởng, phòng kinh doanh thực hiện tìm kiếm và mua nguyên vật liệu phù hợp, lập hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp và lập thông báo nhập hàng gửi bộ phận kho, nhận hóa đơn từ khách hàng gửi bộ phận kế toán

Tại kho, sau khi nhận được thông báo nhập hàn từ phòng kinh doanh căn cứ vào số lượng nhập hàng thực tế Trường hợp đủ thì lập phiếu nhập kho,nhập liệu vào phần mềm in ra sổ kho.

Tại phòng kế toán, nhận hóa đơn từ phòng kinh doanh và ghi nhận vào phần mềm

Có 331 Đối với xuất kho:

Căn cứ vào yêu cầu của các phân xưởng sản xuất gửi lên phòng kế hoạch sản xuất, phòng này lập lệnh sản xuất , lệnh sản xuất được lập thành 3 liên: 1 liên gửi cho bộ phận kho để tiến hành xuất kho cho đơn vị có như cầu, 1 liên gửi phòng kế toán để làm cẳn cứ đối chiếu với phiếu xuất kho, 1 liên gửi lạ xí nghiệp để làm căn cứ nhận nguyên vật liệu.

Tại kho, căn cứ vào lệnh sản xuất thủ kho tiến hành xuất kho nguyên vật liệu cho đơn vị xí nghiệp có nhu cầu Nhập liệu thông tin vào phần mềm quản lý doanh nghiệp Lemon3 và in thẻ kho.

Tại phòng kế toán tài chính, kế toán nguyên vật liệu sau khi nhận được phiếu yêu cầu, lệnh sản xuất và phiếu xuất kho, nhập liệu vào phầm mềm về mặt số lượng nguyên vật liệu xuất Cuối tháng chạy phần mềm để phần mềm tự động tính giá xuất kho bình quân trong tháng.

Tại đơn vị có nhu cầu, khi nhận được nguyên vật liệu sẽ so sánh với lệnh sản xuất, nhận nguyên vật liệu theo khối lượng thực tế và đưa cho thống kê phân xưởng lưu một liên của lệnh sản xuất.

Trong quá trình sản xuất, các xưởng tự thống kê khối lượng sản phẩm sản xuất ( kg, m dài) theo từng loại sản phhẩm Đối với các bán thành phẩm do có thể nhập kho hoặc sản phẩm để tại xí nghiệp Khi chuyển các bán thành phẩm này trực tiếp cho phân xưởng khác thì cần có sự xác nhận giữa hai xí nghiệp, sự kiểm tra chất lượng của phòng kiểm tra chất lượng, phòng kỹ thuật và cả bộ phận kho phụ trách loại sản phẩm này.

Sơ đồ 3.5 Quy trình luân chuyển chứng từ NVLTT Trình tự hạch toán

Phòng kế hoạch Kho Phân xưởng Phòng kế toán

Nh ập liệu phần mềm

Nh ập liệu phần mềm

L ệnh sản xuất Phi ếu xuất kho

Tại phòng kế toán, căn cứ vào phiếu xuất kho ghi nhận, chạy giá xuất kho bình quân theo tháng cho từng loại nguyên vật liệu

Có 1521Đ Đối với xưởng, 2 và xưởng 3: Nguyên vật liệu của xưởng 2 và xưởng 3 lần lượt là các bán thành phẩm từ xưởng 1 , xưởng 2 Các bán thành phẩm này có thể được nhập kho thực sự hoặc để ngay tại phân xưởng nên khi xuất kho: Nếu các bán thành phẩm được nhập kho thì tiến hành xuất kho bán thành phẩm như bình thường.

Có 1551Đ( theo dõi theo mã sản phẩm)

Nguyên vật liệu xuất dùng cho công đoạn bọc:

Sơ đồ 3.6 Quy trình ghi sổ kế toán CP NVLTT

3.2.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Bảng tổng hợp chi tiết

Lương phải trả cơ bản Lương cơ bản nhà nước x Hệ số cấp bậc x Hệ số vị trí

1 nhân viên = Lương phải trả cơ bản x Hệ số lương theo sản lượng + Các khoản phụ cấp

Hệ số lương theo sản lượng được công ty và ban lãnh đạo Công ty quy định tuỳ theo từng tháng (hệ số lương bổ sung này chỉ áp dụng đối với các công nhân tại các phân xưởng sản xuất) Các khoản phụ cấp gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, các phụ cấp khác, tiền ăn trưa, ăn ca…những khoản phụ cấp này cũng do công ty và ban giám đốc Công ty quy định.

Quy trình luân chuyển chứng từ

Sơ đồ 3.7 Quy trình luân chuyển chứng từ CP NCTT

Tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Bảng tổng hợp chi tiết

* Đánh giá sản phẩm dở dang:

Cuối mỗi tháng từng phân xưởng thống kê số lượng sản phẩm hoàn thành theo từng loại sản phẩm( bao gồm tại phân xưởng và phần đã nhập kho trong tháng), số lượng sản phẩm dở dang theo từng loại sản phẩm và gửi báo cáo lên phòng kế toán. Tại phòng kế toán, sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí NVL trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho cả thành phẩm chịu Công thức tính toán:

D2 và D1 : Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ

C : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ

Qht và Qd : Số lượng sản phẩm hoàn thành và sản xuất dở dang cuôí kỳ.

*Tính giá thành sản phẩm

Chi phí nguyên vật liệu

+ Chi phí chế biến bước 1 - Giá thành sản phẩm dở dang bước 1 Giá thành bán thành phầm bước 1

Giá thành bán thành phầm bước 1

+ Chi phí chế biến bước 2 -

Giá thành sản phẩm dở dang bước 2

Giá thành bán thành phầm bước

+ Chi phí chế biến bước 3

- Giá thành sản phẩm dở dang

= Tổng giá thành phầm bước 2 bước 3

Giá thành sản phẩm được tính cho từng phân xưởng không phân biệt chủng loại Sau đó lại được phân bổ cho từng sản phẩm theo khối lượng sản phẩm hoàn thành.

Ví dụ phân xưởng 1 hoàn thành 1000 kg thành phẩm, bán thành phầm các loại.

Kế toán sau đó mới tiến hành phân bổ giá thành cho từng loại sản phẩm theo khối lượng của từng loại sản phẩm trên 1000kg thành phẩm các loại này.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ

Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

Về bộ máy kế toán:

Kế toán đã thực sự được coi là một trong những công cụ quản lý quan trọng trong quản lý tài chính Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, đội ngũ nhân viên kế toán có kinh nghiệm, có trình độ nghiệp vụ tốt, nắm vững yêu cầu nhiệm vụ của mình, từ đó giúp cho việc thực hiện các phần hành kế toán được chính xác, đảm bảo sự giám sát chỉ đạo thống nhất của kế toán trưởng. Bên cạnh đó, các nhân viên kế toán luôn luôn được đào tạo, tiếp cận với những kiến thức mới trong nghiệp vụ, trong việc áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào trong công tác kế toán để nâng cao hiệu quả, NSLĐ, xử lý và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho các cấp quản lý, giảm chi phí cho công tác quản lý Với đội ngũ kế toán có trình độ như vậy đã giúp cho việc phân công, phân nhiệm cũng như việc lưu chuyển chứng từ giữa các bộ phận kế toán được tiến hành đều đặn, đảm bảo cho công tác kế toán nói chung cũng như công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng được thực hiện một cách chính xác và thống nhất.

Về hệ thống chứng từ kế toán.

Các loại chứng từ kế toán được Công ty áp dụng đúng mẫu do Bộ Tài Chính ban hành và một số chứng từ được Công ty sửa đổi phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Việc ghi chép nội dung các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ ban đầu do các nhân viên nghiệp vụ thực hiện Quá trình luôn chuyển chứng từ giữa các bộ phận có liên quan đều đặn, hợp lý và đáp ứng được yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp

Về hệ thống tài khoản kế toán.

Công ty đã áp dụng HTTK kế toán theo đúng quy định của Bộ Tài Chính ban hành, đồng thời còn mở chi tiết các tài khoản cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty Những tài khoản được mở chi tiết cho từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ, phù hợp cho việc tập hợp CPSX của từng đối tượng sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp.

Về hệ thống sổ kế toán.

Công ty đã nghiên cứu và vận dụng hình thức sổ “Nhật ký chung” và ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp cho phần hành kế toán có hiệu quả phù hợp với đặc điểm SXKD Trong quá trình hạch toán Công ty sử dụng hệ thống sổ kế toán theo đúng quy định do Bộ Tài Chính ban hành Nhìn chung các bộ phận sản xuất ở Công ty đều được nhân viên kế toán theo dõi Nhờ vậy CPSX được theo dõi ngay tại thời điểm phát sinh, khuyến khích ý thức tiết kiệm CPSX góp phần hạ giá thành sản phẩm cũng như nâng cao CLSP

Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở Công ty được tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm theo từng phân xưởng một cách chi tiết giúp cho việc giám sát, thực hiện kế hoạch chi phí giá thành được chính xác, giúp cho việc cung cấp thông tin kế toán cho các cấp quản lý kịp thời ra quyết định phù hợp cho quá trình sản xuất Bên cạnh đó, việc tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí phản ánh đầy đủ rõ ràng các chi phí cấu thành nên sản phẩm giúp cho việc phân tích các yếu tố chi phí được chính xác để từ đó có phương hướng biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.

Phương pháp tính GTSP mà Công ty đang áp dụng là phương pháp tính giá thành giản đơn, trực tiếp Đây là phương pháp phù hợp với đặc điểm sản xuất củaCông ty đó là quy trình sản xuất liên tục, sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn,giá trị sản phẩm dở dang lớn và được đánh giá theo chi phí nguyên vật lieuj trực tiếp, cho từng loại sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành… tất cả những việc đó đã giúp cho kế toán phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện giá thành, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý

- Về chi phí nhân công trực tiếp:

Công ty áp dụng hình thức lương sản phẩm tại từng phân xưởng Mỗi một công nhân tùy từng vị trí dây chuyền công nghệ được tính lương theo mức độ phức tạp của công việc của mình và theo sản lượng sản xuất tại các phân xưởng Điều này tạo điều kiện cho công nhân và phân xưởng chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tại phân xưởng Đồng thời góp phần đánh giá chính xác hơn thành phần nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm.

- Về việc áp dụng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm trong công tác kế toán.

Công ty cổ phần cơ điện Trần Phú sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán đã góp phần nâng cao hiệu quả, tốc độ xử lý thông tin đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý, nâng cao NSLĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu số liệu cũng như cập nhật, in ấn, lưu trữ các tài liệu có liên quan.

Với những ưu điểm trên, công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP của Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú ngày càng được phát huy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

4.1.2 Tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tích mà Công ty đã đạt được, công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP còn có những tồn tại cần được khắc phục, đó là:

Thứ nhất: Công ty đã trang bị máy vi tính cho phòng kế toán, phần mềm kế toán phát huy những tính năng tốt nhưng hệ thống máy tính của phòng kế toán nói riêng và các bộ phận tại Công ty nói chung vẫn chưa được nâng cấp Điều này cản trở việc cung cấp thông tin, nhập liệu và kết xuất thông tin từ phần mềm để phục vụ công tác quản lý.

Hệ thống phần mềm được trang bị hiện đại nhưng việc tận dụng nó vào công tác kế toán vẫn chưa tận dụng được các ưu điểm và tính năng của phần mềm

Thứ hai: Việc áp dụng phần mềm kế toán mặc dù có nhiều thuận lợi Nhưng hiện tại còn có vấn đề sau: Trường mã sản phẩm là trường linh động các sản phẩm mới ( mã sản phẩm ở đây có thể là mã vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm) Tuy nhiên khi mới sử dụng phần mềm do chưa có kinh nghiệm sử dụng và mới chuyển đổi từ kế toán tay sang kế toán máy nên việc theo dõi nguyên vật liệu theo mã và việc theo dõi chi phí nguyên, nhiên vật liệu theo mã là không đồng bộ gây khó khăn về thời gian cho việc tính chi phí và giá thành một cách chinh xác

Thứ ba: Trong quá trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất Công ty vẫn hạch toán tiền lương và thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định nhưng chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX Tất cả các khoản tiền như: lương nghỉ phép, ngày lễ và các khoản phụ cấp khác đều được hạch toán cùng với lương chính Trong khi đó số lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn, có thể phát sinh những đợt nghỉ phép mà hàng loạt công nhân cùng nghỉ Như vậy, nếu tháng nào có công nhân nghỉ phép nhiều thì việc không trích trước tiền lương nghỉ phép sẽ làm cho chi phí NCTT của tháng đó tăng lên do đó làm tăng GTSP.

Thứ tư: Hiện nay Công ty không trích trước sửa chữa lớn TSCĐ mà chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh hạch toán toàn bộ vào TK 142-“Chi phí trả trước” rồi phân bổ cho các kỳ theo tiêu thức nhất định Việc đó là hoàn toàn không đúng so với chế độ quy định Nhưng theo cách này Công ty không chủ động được khoản chi phí mà mình phải bỏ ra để sửa chữa lớn TSCĐ, mà chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thường là rất lớn Như vậy, nếu có khoản chi phí sửa chữa lớn phát sinh quá lớn sẽ rất khó khăn cho Công ty trong quá trình phân bổ thích hợp khoản chi phí này, điều này nó sẽ làm thay đổi GTSP.

Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cơ điện Trần Phú

Công ty cần tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung.

- Tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ

- Xây dựng bộ phận kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm với hệ thống báo cáo chi tiết và đầy đủ để tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

- Hoàn thiện phần mềm kế toán góp phần giảm khối lượng công việc cho bộ máy kế toán, tăng tốc độ và tính chính xác trong việc xử lý thông tin, nhất là thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trên thực tế, công việc xử lý số liệu về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn nặng tính thủ công.

Đóng góp của đề tài nghiên cứu

* Về mặt lý luận Đề tài đã khái quát lại khái niệm và cách phân loại chi phí giá thành cũng như cách thức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất Góp phần tổng hợp cho người đọc những kiến thức cơ bản về kế toán chi phí giá thành trong doanh nghiệp sản xuất Đồng thời, đề tài cũng đã đưa ra cái nhìn thực tế về việc áp dụng lý thuyết và quy định vào công tác kế toán của các doanh nghiệp Từ đó, giúp cho các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước có cái nhìn sâu sắc hơn để hoàn thiện hệ thống văn bản, luật, chế độ, tạo điều kiện thuận lợi cho những người làm công tác kế toán nói riêng và xa hơn là việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cho chính các doanh nghiệp.

* Về mặt thực tiễn Đề tài đã tìm hiểu, nghiên cứu về tình hình thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cơ Điện Trần Phú Đưa ra cái nhìn tổng quan, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty Cổ Phần

Cơ Điện Trần Phú Từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện và điều kiện thực hiện các giải pháp cho công tác kế toán tại công ty Bên cạnh việc nêu ra những ưu điểm, hạn chế của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đề ra các giải pháp hoàn thiện tại công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú nói riêng, các đơn vị doanh nghiệp cùng ngành có thể tham khảo để rút kinh nghiệm cho chính công ty mình,góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung

Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai

* Những hạn chế của đề tài nghiên cứu

Do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như trình độ của tác giả nên đề tài vẫn còn có nhiều thiếu sót. Đề tài nghiên cứu không mới, từ trước đến nay cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất

Dù có nhiều cố gắng nhưng tác giả vẫn chưa thể đi sâu hơn nữa vào từng nghiệp vụ cũng như từng quy trình của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Nên còn một số vấn đề thực trạng mà tác giả chưa nắm rõ và đề cập đến trong đề tài Những nhận xét đánh giá nêu ra chắc chắn chưa thể bao quát và phản ánh đầy đủ hết những ưu điểm cũng như tồn tại của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú. Đề tài mới chỉ dừng lại ở các góc độ nghiên cứu quen thuộc, chưa phát hiện được vấn đề nghiên cứu mới, tạo sự mới mẻ cho nội dung nghiên cứu.

Những nhận xét đánh giá, giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện đưa ra vẫn cần nhiều yếu tố cũng như thời gian để có thể áp dụng vào tình hình thực tế tại công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú

* Một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai

Các công trình nghiên cứu cần bám sát và đi sâu hơn nữa vào thực trạng công tác tại đơn vị được nghiên cứu, để phát hiện và đánh giá đúng nhất, cụ thể chi tiết nhất về các vấn đề cần phát huy cũng như các tồn tại cần khắc phục.

Bên cạnh những góc độ nghiên cứu quen thuộc, cần tìm ra vấn đề nghiên cứu mới, góp phần hoàn thiện nhất nội dung nghiên cứu Ví dụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị.

Nâng cao tính ứng dụng thực tiễn nhất cho đề tài nghiên cứu, cần có sự phối hợp sát sao giữa tác giả nghiên cứu và nhà quản lý của doanh nghiệp, để những vấn đề được phát hiện và các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất được ứng dụng trong thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất kinh doanh

Kết luận về đề tài nghiên cứu

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất là một khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình kế toán của bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào.

Nó cung cấp các thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp để có thể đưa ra quyết định đúng đắn đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao Vì thế đòi hỏi công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được thực hiện tốt, đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. Đề tài đã chọn được vấn đề nghiên cứu bám sát thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú Với sự cố gắng tìm tòi, tác giả đã có những phân tích, nhận định với hy vọng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, với các ưu nhược điểm nêu ra, các giải pháp hoàn thiện đề xuất cũng như điều kiện thực hiện giải pháp

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót, do những hạn chế về thời gian cũng như hiểu biết của bản thân Rất hy vọng những kiến nghị của tác giả có thể được áp dụng trong thực tiễn công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Tài chính (2006) – Chế độ kế toán doanh nghiệp Nhà xuất bản Tài chính

2 GS.TS.NGND Ngô Thế Chi (2010) - Giáo trình kế toán tài chính Nhà xuất bản Tài chính

3 GS.TS Đặng Thị Loan (2009)- Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

4 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

5 Điều lệ Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, Báo cáo tài chính đã kiểm toán Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú từ năm 2006 đến 2010.

-http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/

-http://www.webketoan.com/kế toán/kế toán tài chính

Phụ lục 1 : Hóa đơn giá trị gia tăng

HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 2: Giao cho người mua Ngày 20 tháng 08 năm 2011 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Thảo Tâm

THAOTAM PRODUCTION TRADIN SERVICE CO., LTD

Mã số thuế ( VAT code): 0305239314 Địa chỉ: 356 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TP HCM, Việt Nam Điện thoại : (84.8) 3868 6660 –Fax: (84.8) 3868 6665

Số tài khoản : 31140989 tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Sở Giao Dịch TP.HCM

Họ tên người mua hàng( Customer’s name): ………

Tên đơn vị( Company’s name): Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú

Mã số thuế( VAT code): 0100106063 Địa chỉ( Address): Số 41 Phố Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Hình thức thanh toan( Payment method) : CK Số tài khoản ( A/C No):

STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Petroler Drawlub ( Dầu kéo dây đồng 201

Thuế giá trị gia tăng 10% 30.26.4.00

Bằng chữ : Ba trăm ba mươi hai triệu, chín trăm linh bốn ngàn đồng chẵn

Người mua hàng (Buyer) Người bán hàng( Seller)

( Cần kiểm tra đối chiếu khi lập, giao nhận hóa đơn)

In tại côn ty TNHH Giấy Vi Tính Liên Sơn Mã số thuế: 0301452923-DT: (08) 39 100 555 Phụ lục 02

Công ty CP Cơ điện Trần

Khách hàng/ Đơn vị có yêu cầu: Xí nghiệp cáp động lực – Phục vụ sản xuất cáp Đơn vị sản xuất xuất: XN kéo rút dây đồng

Chi tiết về hàng hóa:

TT Tên/Quy cách hàng hóa

Tiêu chuẩn áp dụng ĐVT Số lượng Thời gian giao hàng

1 Dây đồng trần ủ mềm phi 2,84mm

2 Dây đồng trần ủ mềm phi 2,13mm kg 5.000 SX

Cán bộ điều độ sản xuất:

XN Kéo rút dây đồng

PHIẾU NHẬP KHO Ngày 05 tháng 08 năm 2011

Theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của

- Họ, tên người giao: Công ty TNHH Trọng Hiếu Hưng Yên

- Theo Hợp đồng số 21 ngày 05 tháng 08 năm 2011 của…

- Nhập kho tại Công ty CP Cơ Điện Trần Phú Địa điểm:

Số TT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa

Mã số Đơn vị tính

SỐ LƯỢNG Đơn giá Thành

- Tổng số tiền( viết bằng chữ)

- Số chứng từ gốc kèm theo:

Người giao hàng ( Ký, họ tên)

( hoặc bộ phận có như cầu nhập) (Ký, họ tên)

Giám đốc (Ký, họ tên)

PHIẾU NHẬP KHO Ngày 05 tháng 08 năm 2011

Theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của

- Họ, tên người giao: Công ty TNHH Trọng Hiếu Hưng Yên

- Theo Hợp đồng số 21 ngày 05 tháng 08 năm 2011 của…

- Nhập kho tại Công ty CP Cơ Điện Trần Phú Địa điểm:

Số TT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa

Mã số Đơn vị tính

SỐ LƯỢNG Đơn giá Thành

- Tổng số tiền( viết bằng chữ)

- Số chứng từ gốc kèm theo:

Người giao hàng ( Ký, họ tên)

( hoặc bộ phận có như cầu nhập) (Ký, họ tên)

PHIẾU XUẤT KHO Ngày 05 tháng 08 năm 2011

Theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của

- Họ, tên người nhận hàng: Mr Mỹ Địa chỉ( bộ phận): Tổ lái xe

- Lý do xuất kho: Đưa đón cán bộ

- Xuất kho ( ngăn lô) Địa điểm:

Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa

Mã số Đơn vị tính

SỐ LƯỢNG Đơn giá Thành

Theo tiền chứng từ Thực xuất

- Tổng số tiền( viết bằng chữ)

- Số chứng từ gốc kèm theo:

Người nhận hàng ( Ký, họ tên)

( hoặc bộ phận có như cầu xuất) (Ký, họ tên)

Giám đốc (Ký, họ tên)

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 23)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: (Trang 25)
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung (Trang 27)
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ (Trang 29)
Sơ đồ 2.5. Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ( kkđk) - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 2.5. Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ( kkđk) (Trang 30)
Sơ đồ 2.6. Hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 2.6. Hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Trang 32)
Sơ đồ 2.7. Trình tự hạch toán sản phẩm và tính giá thành theo phương pháp án phân bước có tính giá thành bán thành phần - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 2.7. Trình tự hạch toán sản phẩm và tính giá thành theo phương pháp án phân bước có tính giá thành bán thành phần (Trang 39)
Sơ đồ 2.9: Trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chung. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 2.9 Trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chung (Trang 40)
Sơ đồ 2.8. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành  theo phương án phân bước không tính giá thành bán thành phẩm 2.5 Hệ thống sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 2.8. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương án phân bước không tính giá thành bán thành phẩm 2.5 Hệ thống sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: (Trang 40)
Sơ đồ 2.10. Trình tự hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 2.10. Trình tự hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 41)
Hình thức kế toán nhật ký – chứng từ bao gồm các sổ sau: - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Hình th ức kế toán nhật ký – chứng từ bao gồm các sổ sau: (Trang 42)
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú (Trang 46)
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất (Trang 47)
Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần  cơ điện Trần Phú - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần cơ điện Trần Phú (Trang 51)
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Trang 57)
Sơ đồ 3.4 Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty CP Cơ Điện Trần Phú - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 3.4 Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty CP Cơ Điện Trần Phú (Trang 63)
Sơ đồ 3.5 Quy trình luân chuyển chứng từ NVLTT Trình tự hạch toán - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 3.5 Quy trình luân chuyển chứng từ NVLTT Trình tự hạch toán (Trang 72)
Sơ đồ 3.6 Quy trình ghi sổ kế toán CP NVLTT - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 3.6 Quy trình ghi sổ kế toán CP NVLTT (Trang 73)
Sơ đồ 3.8 Quy trình ghi sổ kế toán CP NCTT - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Sơ đồ 3.8 Quy trình ghi sổ kế toán CP NCTT (Trang 76)
Hình thức thanh toan( Payment method) : CK                Số tài khoản ( A/C No): - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dây điện tại công ty cổ phần cơ điện trần phú
Hình th ức thanh toan( Payment method) : CK Số tài khoản ( A/C No): (Trang 95)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w