1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BT chuong 2 lop 10 CB.10190 pot

3 726 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 102 KB

Nội dung

Bài tập vật lý 10 Bài 1.Một vật khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10 N. Khi chuyển vật đến một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính trái đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu? Bài 2.Trái Đất hút Mặt Trăng với một lực bằng bao nhiêu? Cho biết khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất là R= 38.10 7 m, khối lượng của Mặt Trăng m = 7,37.10 22 kg, khối lượng của Trái Đất M = 6,0.10 24 kg. Bài 3.Tính trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 75 kg khi người đó ở: a) Trên Trái Đất (lấy g = 9,80 m/s 2 ). b) Trên Mặt Trăng (lấy g mt = 1,70 m/s 2 ). c) Trên Kim Tinh (lấy g kt = 8,70 m/s 2 ). Bài 4.Cho biết khối lượng Trái Đất là M = 6.10 24 kg; khối lượng của một hòn đá là m = 2,3 kg; gia tốc rơi tự do là g = 9.81 m/s 2 . Hỏi hòn đá hút Trái Đất với một lực bằng bao nhiêu? Bài 5.Tính lực hấp dẫn giữa hai tàu thủy; mỗi tàu có khối lượng 100000 tấn khi chúng ở cách nhau 0,5 km. Lực đó có làm cho chúng tiến lại gần nhau không ? Bài 6.Ở độ cao nào so với mặt đất thì gia tốc rơi tự do bằng một nửa gia tốc rơi tự do ở mặt đất ? Cho bán kính Trái Đất là R = 6400 km. Bài 7.Một vật được ném ngang ở độ cao 20 m phải có vận tốc đầu là bao nhiêu để trước lúc chạm đất vận tốc của nó là 25 m/s. Bài 8.Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100N/m để lò xo dãn ra được 10 cm? Bài 9.Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 4,5 N. Khi ấy lò xo dài 18 cm. Hỏi độ cứng của lò xo là bao nhiêu? Bài 10. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm, khi bị nén lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó là 5 N. Hỏi lực đàn hồi của lò xo bị nén bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ? Bài 11. Treo một vật có khối lượng 2 N vào một lò xo, lò xo dãn ra 10 mm. Treo một vật khác có trọng lượng chưa biết vào lò xo, nó dãn ra 80 mm. a) Tính độ cứng của lò xo. b) Tính trọng lượng chưa biết. Bài 12. Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s 2 . Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu thì dừng lại ? Bài 13. Một tủ lạnh có trọng lượng 890N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Với lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không ? Bài 14. Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn trên động thẳng đều trên đường. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe với mặt đường là 0,08. Tính lực phát động đặt vào xe. Bài 15. Một ô tô đang chạy trên đường lát bê tông với vận tốc v 0 = 100 km/h thì hãm lại. Hãy tính quãng đường ngắn nhất mà ô tô có thể đi cho tới lúc dừng lại trong hai trường hợp: a) Đường khô, hệ số ma sát trượt giữa lốp xe với mặt đường là µ = 0,7. b) Đường ướt, hệ số ma sát trượt giữa lốp xe với mặt đường là µ = 0,5. Bài 16. Một vật có khối lượng m = 400 g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là µ = 0,3. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F = 2 N có phương nằm ngang. a) Tính quãng đường vật đi được sau 1s. b) Sau đó, lực F ngừng tác dụng. Tính quãng đường vật đi tiếp cho tới lúc dừng lại. Bài 17. Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bong rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10 m/s 2 . Bài 18. Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L =1,50m (theo phương ngang)? Lấy g =10 m/s 2 . Thời gian rơi của hòn bi và vận tốc của viên bi lúc rời khỏi bàn là bao nhiêu ? Bài 19. Một cái thùng khối lượng m = 40 kg đặt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là t µ = 0,2.Người ta đẩy thùng bằng một lực F = 200 N theo phương hợp với phương nằm ngang một góc α = 30 0 , chếch xuống dưới. Tính gia tốc của thùng. Bài 20. Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng α = 30 0 được truyền vận tốc ban đầu v 0 = 2m/s. Hệ số ma sát giữa vật và mp nghiêng là 0,3. a) Tính gia tốc của vật. Gv: Võ Huy Hoàng α F → Bài tập vật lý 10 b) Tính độ cao lớn nhất (H) mà vật đạt tới. c) Sau khi đạt tới độ cao H, vật sẽ chuyển động như thế nào? Bài 21. Một vật có khối lượng m = 5,0 kg được treo bằng 3 dây như hình 1 góc 0 45= α .Lấy g = 9,8 m/s 2 . Tìm lực kéo của dây AC và BC. Bài 22. Một hợp lực 1 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu dứng yên. Quãng đường mà vật đó đi trong khoảng thời gian 2 s là: Bài 23. Một vật có khối lượng 3 kg đang chuyển động đều với vận tốc v 0 = 2 m/s thì chịu tác dụng của một lực 9N cùng chiều với → 0 v . Hỏi vật sẽ chuyển động 10 m tiếp theo trong thời gian bao nhiêu ? Bài 24. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg, lúc đầu đứng yên. Nó bắt đầu chịu tác dụng của hai lực F 1 = 4N; F 2 = 3N hợp với nhau một góc 30 0 . Tính quãng đường vật đi được sau 1,2 s. Bài 25. Nếu bán kính của hai quả cầu đồng chất và khoảng cách giữa tâm của chúng cùng giảm đi hai lần, thì lực hấp dẫn chúng thay đổi như thế nào ? (Quả cầu bán kính r có thể tích V = 3 3 4 r π ) Bài 26. Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật khi vật ở mặt đất là 45N, khi vật ở độ cao h là 5N.Tìm độ cao h. Bài 27. Một lực tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vật tốc của nó tăng dần từ 2m/s đến 8m/s trong 3s. Hỏi lực tác dụng vào vật bằng bao nhiêu ? Bài 28. Một ô tô đang chạy với tốc độ 60 km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi tiếp quãng đường 50 m thì dừng lại. Hỏi nếu ô tô chạy với tốc độ 120 km/h thì quãng đường đi được lúc hãm phanh đến lúc dừng lại là bao nhiêu ? Giả sử lực hãm trong hai trường hợp là như nhau. Bài 29. Một vật có khối lượng 1 kg chuyển động về phía trước với vận tốc 5m/s, va chạm vào vật thứ hai đứng yên. Sau va chạm vật thứ nhất đi ngược trở lại với tốc độ 1m/s, còn vật thứ hai chuyển động với vận tốc 2m/s. Hỏi khối lượng của vật thứ hai là bao nhiêu ? Bài 30. Hai xe tải giống nhau, mỗi xe có khối lượng 2.10 4 kg, ở cách xa nhau 40 m. Hỏi lực hấp dẫn giữa chúng bằng bao nhiêu phần trọng lực của mỗi xe? Lấy g = 9,8 m/s 2 . Bài 31. Khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trăng bằng 60 lần bán kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81 lần. Tại điểm nào trên đường thẳng nối tâm của chúng, lực hút của Trái Đất và của Mặt Trăng tác dụng vào vật cân bằng nhau ? Bài 32. Một quả bóng ném theo phương ngang với vận tốc đầu v 0 = 25m/s và rơi xuống đất sau 3 s. Hỏi quả bóng đã được ném từ độ cao nào và tầm ném xa của quả bóng là bao nhiêu ? Bỏ qua lực cản của không khí. Bài 33. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của nó bằng 10 N thì chiều dài của nó là bao nhiêu ? Bài 34. Một vật có khối lượng m = 20kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo vật bằng một lực → F hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một góc 20 0 (Hình 4). Vật chuyển động đều trên sàn nhà. Tính độ lớn của lực → F . Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là 0,3. Bài 35. Một mẫu gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời v 0 = 5 m/s. Tính thời gian để mẫu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được cho tới lúc đó. Hệ số ma sát trượt giữa mẫu gỗ và sàn nhà là 0,25. Bài 36. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 25 cm được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 20 g thì lò xo dài 25,5 cm. Hỏi nếu treo một vật có khối lượng 100g thì lò xo có chiều dài bao nhiêu ? Bài 37. Một lò xo có độ dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo dãn vượt quá chiều dài 30 cm. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo. Bài 38. Một lò xo có độ dài tự nhiên là l 0 = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P 1 = 5n thì lò xo dài l 1 = 44cm. Khi treo một vật khác có trọng lượng P 2 chưa biết, lò xo dài l 2 = 35 cm. Lấy g = 10 m/s 2 . Hỏi độ cứng của lò xo và trọng lượng chưa biết Bài 39. Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên phương nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Tính gia tốc của thùng. Lấy g = 9.8 m/s 2 . Bài 40. Một ô tô có khối lượng 800 kg có thể đạt tốc độ 20 m/s trong 36s vào lúc khởi hành. Gv: Võ Huy Hoàng α H 0 v → Hình 4 Bài tập vật lý 10 a) Lực cần thiết để gây ra gia tốc cho xe là lực nào và có độ lớn bằng bao nhiêu ? b) Tính tỉ số giữa độ lớn của lực tăng tốc và trọng lượng của xe. Bài 41. Một vệ tinh có khối lượng m = 600kg đang bay trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính Trái Đất. Biết Trái Đất có bán kính là 6400 km. Lấy g = 9,8 m/s 2 . Hãy tính : a) tốc độ dài của vệ tinh. b) Chu kỳ quay của vệ tinh. c) Lực hấp dẫn tác dụng lên vệ tinh. Bài 42. Cho chu kỳ chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là 27,32 ngày và khoảng cách từ Trái Đất dến Mặt Trăng là 3,84.10 8 m. Hãy tính khối lượng của Trái Đất. Giả thiết quỹ đạo của Mặt Trăng là tròn. Bài 43. Một vệ tinh, khối lượng 100 kg, được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất ở độ cao mà tại đó nó có trọng lượng 920 N. Chu kỳ của vệ tinh là 5,3.10 3 s. a) Tính lực hướng tâm tác dụng lên vệ tinh. b) Tính khỏng cách từ bề mặt Trái Đất đến vệ tinh. Bài 44. Một người đứng ở một vách đá nhô ra biển và ném một hòn đá theo phương ngang xuống biển với tốc độ 18 m/s. vách đá cao 50 m so với mặt nước biển. Lấy g = 9,8 m/s 2 . a) Sau bao lâu thì hòn đá chạm vào mặt nước? b) Tính tốc độ của hòn đá lúc chạm vào mặt nước. Bài 45. Một máy bay đang bay ngang với tốc độ 150 m/s ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng. a) Bao lâu sau thì gói hàng sẽ rơi đến đất ? b) Tầm bay xa (theo phương ngang) của gói hàng là bao nhiêu ? c) Gói hàng bay theo quỹ đạo nào ? Lấy g = 9.8m/s 2 . Bài 46. Tìm hợp lực của của 4 lực đồng quy trong hình. Biết F 1 = 5 N, F 2 = 3 N, F 3 = 7 N, F 4 = 1 N Bài 47. Một vật treo vào điểm giữa của dây thép AB. Khối lượng của vật là 3kg. (Hình bên). Biết AB = 4m, CD = 10 cm. Tính lực kéo mỗi nữa sợ dây. Gv: Võ Huy Hoàng A B C D F 1 F 3 F 2 F 4 . biết khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất là R= 38 .10 7 m, khối lượng của Mặt Trăng m = 7,37 .10 22 kg, khối lượng của Trái Đất M = 6,0 .10 24 kg. Bài 3.Tính trọng lượng của một nhà du hành. m/s 2 ). b) Trên Mặt Trăng (lấy g mt = 1,70 m/s 2 ). c) Trên Kim Tinh (lấy g kt = 8,70 m/s 2 ). Bài 4.Cho biết khối lượng Trái Đất là M = 6 .10 24 kg; khối lượng của một hòn đá là m = 2, 3 kg;. 0 ,25 . Bài 36. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 25 cm được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 20 g thì lò xo dài 25 ,5 cm. Hỏi nếu treo một vật có khối lượng 100 g

Ngày đăng: 18/06/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w