Luận văn Thạc sỹ đã đạt điểm > 8.5 tại ĐH HUẾLuận văn nghiên cứu về phát triển du lịch tại Tuy Hòa, Phú YênThành phố Tuy Hòa có nhiều lợi thế về mặt tài nguyên du lịch biển nhưng việc phát triển du lịch biển ở nơi này chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố, các sản phẩm du lịch đã được xây dựng nhưng chưa phong phú, đặc sắc, chưa thu hút sự quan tâm của du khách; dịch vụ du lịch còn hạn chế, chưa phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí; chưa chú trọng vào việc tôn tạo và bảo vệ tài nguyên biển. Xuất phát từ những hạn chế đó, đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngành du lịch của thành phố Tuy Hòa, giảm sự thu hút của du khách so với các điểm đến tương đồng.Từ những khó khăn trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch biển thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” để nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch biển, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa tương xứng với tiềm năng của thành phố.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch biển ở TP Tuy Hòa có hiệu quả và bền vững trong thời gian đến.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong phát triển du lịch biển.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Tuy Hòa.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa có hiệu quả và bền vững trong thời gian đến.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập số liệu và phương pháp phân tích xử lý số liệu.
Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch biển thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” xác định rõ các nội dung phát triển du lịch biển và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa, phù hợp với điều kiện mới hiện nay. Phát triển du lịch biển là việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, làm gia tăng sự đóng góp về kinh tế - xã hội cho địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phố Tuy Hòa hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch biển.
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Tuy Hòa có nhiều lợi thế về mặt tài nguyên du lịch biển nhưng việc phát triển du lịch biển ở nơi này chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố, các sản phẩm du lịch đã được xây dựng nhưng chưa phong phú, đặc sắc, chưa thu hút sự quan tâm của du khách; dịch vụ du lịch còn hạn chế, chưa phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí; chưa chú trọng vào việc tôn tạo và bảo vệ tài nguyên biển. Xuất phát từ những hạn chế đó, đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngành du lịch của thành phố Tuy Hòa, giảm sự thu hút của du khách so với các điểm đến tương đồng.
Từ những khó khăn trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch biển thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” để nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch biển, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa tương xứng với tiềm năng của thành phố.
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch biển ở TP Tuy Hòa có hiệu quả và bền vững trong thời gian đến.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong phát triển du lịch biển.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Tuy Hòa.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa có hiệu quả và bền vững trong thời gian đến.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Không gian nghiên cứu: bãi biển ven bờ ở TP Tuy Hòa.
- Thời gian nghiên cứu: số liệu được sử dụng liên quan đến đề tài và công tác điều tra, khảo sát liên quan trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2018.
Phương pháp điều tra thu thập số liệu và phương pháp phân tích xử lý số liệu.
5 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch biển thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” xác định rõ các nội dung phát triển du lịch biển và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa, phù hợp với điều kiện mới hiện nay. Phát triển du lịch biển là việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, làm gia tăng sự đóng góp về kinh tế - xã hội cho địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phố Tuy Hòa hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch biển.
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định: “Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương” Trong đó, du lịch biển và kinh tế biển là một trong những lĩnh vực được Nhà nước ưu tiên đầu tư trọng tâm theo Chiến lược biển. Để du lịch Phú Yên phát triển nhanh và bền vững, UBND tỉnh Phú Yên đã triển khai kế hoạch chương trình hành động của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng giai đoạn hiện nay, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Phú Yên là "Điểm đến hấp dẫn và thân thiện" dựa trên các lợi thế về tài nguyên du lịch biển đảo, đầm vịnh, ẩm thực, văn hóa Để thực hiện kế hoạch trên, thì tỉnh Phú Yên nói chung, thành phố Tuy Hòa nói riêng phải tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, trong đó phải đẩy mạnh phát triển du lịch biển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Thành phố Tuy Hòa là một thành phố biển trực thuộc tỉnh Phú Yên nằm ở khu vực Nam Trung Bộ Thành phố Tuy Hòa có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên để phát triển du lịch biển đảo với đường bờ biển 30km, có nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Tuy Hòa, biển Long Thủy,… là điều kiện thuận lợi để thành phố Tuy Hòa xây dựng và phát triển du lịch biển
Thành phố Tuy Hòa có nhiều lợi thế về mặt tài nguyên du lịch biển nhưng việc phát triển du lịch biển ở nơi này chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố, các sản phẩm du lịch đã được xây dựng nhưng chưa phong phú, đặc sắc,chưa thu hút sự quan tâm của du khách; dịch vụ du lịch còn hạn chế, chưa phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí; chưa chú trọng vào việc tôn tạo và bảo vệ tài nguyên biển Xuất phát từ những hạn chế đó, đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngành du lịch của thành phố Tuy Hòa, giảm sự thu hút của du khách so với các điểm đến tương đồng.
Từ những khó khăn trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch biển thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” để nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch biển, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa tương xứng với tiềm năng của thành phố.
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch biển ở TP Tuy Hòa có hiệu quả và bền vững trong thời gian đến.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong phát triển du lịch biển.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển trong thời gian quan trên địa bàn thành phố Tuy Hòa.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa có hiệu quả và bền vững trong thời gian đến.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Không gian nghiên cứu: bãi biển ven bờ ở TP Tuy Hòa.
Thời gian nghiên cứu: số liệu được sử dụng liên quan đến đề tài và công tác điều tra, khảo sát liên quan trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2018.
4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Số liệu thu được từ Sở Văn hóa – thể thao và du lịch, UBND tỉnh, Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên qua các năm từ 2014 đến nay, NXB Thống Kê và các công trình nghiên cứu, các tài liệu sách báo có liên quan, cụ thể:
Các tài liệu của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch và phòng Văn hóa và thông tin thành phố Tuy Hòa, cụ thể là các số liệu liên quan đến số lượng khách du lịch đến TP Tuy Hòa; doanh thu du lịch; thống kê các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí; thống kê đội ngũ lao động du lịch.
Tài liệu của phòng quy hoạch, đầu tư du lịch: chính sách phát triển du lịch biển; chính sách đầu tư du lịch; chính sách phát triển sản phẩm du lịch; chính sách bảo vệ môi trường du lịch,
Số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập qua trao đổi với các chuyên gia du lịch, các nhà quản lý của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn TP Tuy Hòa Ngoài ra, tác giả điều tra khách du lịch qua các phiếu điều tra ở một số điểm du lịch trong phạm vi TP Tuy Hòa.
4.2 Phương pháp phân tích xử lý số liệu
Tác giả chọn một số đơn vị như trình bày ở trên làm địa bàn điều tra chính Việc chọn mẫu điều tra dựa theo mục tiêu nghiên cứu, nguồn lực và kinh phí cá nhân Cụ thể, tác giả chủ yếu chọn những khách du lịch tại các điểm tham quan ở TP Tuy Hòa và liên hệ với lễ tân các khách sạn cũng như hướng dẫn viên các đoàn khách du lịch tại Tuy Hòa, phát ra 250 phiếu nhưng sau 1 tháng điều tra thu về được 200 phiếu.
Kích thước mẫu áp dụng trong nghiên cứu dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy bội:
- Đối với phân tích khám phá EFA, dựa vào nghiên cứu của Hair, Anderson, Talham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Trong đó, kích thước mẫu tối thiều là gấp 5 lần tổng số biến quan sát Đây là cỡ mẫu phù hợp được sử dụng trong phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger,
2006) n = 5m (m là số lượng câu hỏi của phiếu khảo sát)
- Đối với phân tích hồi quy đa biến: Cỡ mẫu cần đạt được tính theo công thức n = 50 + 8m (m là số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996).
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn về nghiên cứu và phát triển dịch vụ du lịch biển Tp Tuy Hòa cụ thể như sau:
Giúp cho các cơ quan chức năng quản lý về du lịch Tp Tuy Hòa nắm bắt được các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ du lịch biển và sự hài lòng của du khách về dịch vụ du lịch biển Tp Tuy Hòa;
Giúp cho các cơ quan chức năng quản lý về du lịch Tp Tuy Hòa tập trung tốt hơn trong việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng chất lượng dịch vụ du lịch biển Tp Tuy Hòa;
Làm tài liệu tham khảo để các cơ quan chức năng quản lý về du lịch
Tp Tuy Hòa đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch biển dựa trên mô hình nghiên cứu của đề tài kết hợp với điều kiện đặc trưng của du lịch biển Tp TuyHòa.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu thành bởi 3 chương.
Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển
Chương II Thực trạng phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Chương III Giải pháp phát triển du lịch biển ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN
Theo Liên minh các tổ chức lữ hành quốc tế (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại Hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:
Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Như vậy, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo đó, du lịch biển được hiểu là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển trên lãnh thổ dải ven biển gồm dải đất ven biển, vùng biển ven bờ Vì vậy, hoạt động phát triển du lịch biển chủ yếu dựa vào các đặc điểm tự nhiên và tiềm năng du lịch của lãnh thổ địa lý này Tài nguyên biển trong du lịch gồm: vùng ven biển, nước biển, cát biển và các loại sinh vật biển (tôm, cua, cá, san hô…) được sử dụng cho việc thỏa mãn các nhu cầu tham quan, giải trí,khám phá của khách du lịch Hoạt động du lịch biển gắn với các hoạt động nghỉ mát, tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá thiên nhiên, hệ sinh thái của vùng biển ven bờ và trải nghiệm dịch vụ thể thao trên biển kèm theo.
1.1.2 Phát triển du lịch biển
Qua tìm hiểu các công trình khoa học, các đề tài nghiên cứu, thì khái niệm phát triển du lịch biển được hiểu theo nhiều cách khác nhau, cụ thể:
Theo Phạm Trung Lương (2003), phát triển du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức, phát triển ở vùng địa lý đặc thù vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển [1].
Theo Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (2000), “du lịch biển là chỉ tổng hòa hiện tượng và quan hệ, của các hoạt động du ngoạn, vui chơi, nghỉ ngơi tiến hành ở trên biển, sinh ra lấy biển làm chỗ dựa nhằm mục đích thỏa mãn yêu cầu về vật chất và tinh thần của mọi người dưới điều kiện kinh tế, xã hội nhất định” [2]
Vậy, phát triển du lịch biển là việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch; từ đó tạo ra thu nhập, làm gia tăng sự đóng góp về kinh tế- xã hội cho quốc gia, địa phương trên cơ sở gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
1.2 Đặc điểm, vai trò của du lịch biển
1.2.1 Đặc điểm của du lịch biển
Do đặc điểm về địa lý và điều kiện địa hình nên du lịch biển có những nét đặc trưng riêng cần lưu ý trong quá trình nghiên cứu phát triển:
Sản phẩm du lịch biển phát triển trên cơ sở của nguồn tài nguyên biển, là nguồn tài nguyên có tính đa dạng sinh học lớn, mức độ nhạy cảm của môi trường cao Vì vậy, phát triển sản phẩm du lịch biển phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố bền vững Hoạt động du lịch biển cần gắn liền với hoạt động bảo vệ hệ sinh thái và môi trường biển Bảo vệ tự nhiên, môi trường trên bờ biển và mặt biển là rất quan trọng Đặc biệt, tại khu vực diễn ra các hoạt động du lịch biển như bờ biển tiếp xúc liên tục với nước biển nên dễ gây ô nhiễm vùng biển ngoài khơi và gây nguy hại cho hệ sinh thái biển Vì vậy, hoạt động du lịch biển phải được khai thác song song với việc thực hiện bảo vệ môi trường biển, hệ động vật sinh thái biển đảo Đặc biệt, yếu tố môi trường biển còn góp phần quan trọng đến việc quay lại tham quan của du khách Nếu khu vực biển, du lịch quay đầu lại với địa điểm du lịch.
Các yếu tố khí hậu thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động du lịch biển Các hoạt động du lịch biển chịu ảnh hưởng mạnh của sự thay đổi khí hậu Vì các hiện tượng thời tiết như gió, sương mù, bão, lốc xoáy ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động du lịch nên du lịch biển chủ yếu được khai thác vào mùa nóng Ở khu vực miền Trung, du lịch biển bị hạn chế trong mùa mưa bão.
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển thường rất hạn chế về số lượng và chất lượng.
1.2.2 Vai trò của du lịch biển
1.2.2.1 Vai trò của du lịch biển trong phát triển kinh tế- xã hội
Phát triển du lịch biển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác có liên quan đến du lịch biển Khi các dự án địa điểm du lịch khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngành xây dựng phát triển Nhu cầu di chuyển của khách du lịch sẽ tạo điều kiện cho ngành giao thông vận tải phát triển Du lịch biển đã và đang mang lại hiệu quả phát triển các ngành kinh tế, góp phần tăng nguồn thu ngân sách quốc gia, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển Ngoài ra, du lịch biển cũng góp phần tạo ra đa dạng trong loại hình du lịch Việc phát triển du lịch biển kéo theo hàng loạt các loại hình du lịch khác ra đời và phát triển như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch kết hợp nghiên cứu…Điều này, sẽ tạo ra sự đa dạng trong các loại hình du lịch cùng khai thác tiềm năng của biển.
Phát triển du lịch biển cũng tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng như các lễ hội, văn hóa làng nghề, làng chài…Du lịch biển còn mang lại cơ hội công ăn việc làm cho dân cư vùng ven biển của một quốc gia Có việc làm, có thêm thu nhập sẽ phần nào cải thiện đời sống của cư dân vùng ven biển vốn chịu nhiều khó khăn do thiên tai bão lũ.
1.2.2.2 Phát triển du lịch biển góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng
Du lịch biển sẽ đẩy mạnh sự phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện và phối hợp củng cố quốc phòng vùng ven biển Sự phát triển của du lịch biển sẽ tăng cường thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tăng sự hiện diện của khách du lịch quốc tế và nội địa ở vùng biển Qua đó, khẳng định vững chắc chủ quyền quốc gia và quảng bá hình ảnh về biển đảo của quốc gia. Điều này, đặc biệt có ý nghĩa đối với những khu vực biển có sự tranh chấp chủ quyền Trên các đảo vốn còn nhiều khó khăn, du lịch biển góp phần tích cực tạo dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, phát triển hậu phương vững chắc ở tuyến phòng thủ trên biển.
1.3 Các sản phẩm du lịch biển
Kết luận
Luận văn đã hệ thống được các nội dung về mặt lý thuyết và thu được kết quả khả quan về mặt thực tiễn Chỉ ra các nhân tố cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch biển Tuy Hòa Tác giả đã tiến hành điều tra, xử lý số liệu và rút ra các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển du lịch biển ở TP Tuy Hòa, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp trong thời gian tới.
Hệ thống được các nội dung liên quan đến cơ sở lý thuyết về du lịch biển Cụ thể là các khái niệm về du lịch biển, sản phẩm du lịch biển, các điều kiện khai thác du lịch biển, các sản phẩm du lịch biển Đưa ra hệ thống các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển du lịch biển, đưa ra được mô hình các nhân tố tác động đến phát triển du lịch biển.
Qua thực trạng phát triển du lịch biển ở TP Tuy Hòa và đánh giá của khách du lịch, đề tài đã hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch biển đáp ứng tốt cho xu hướng phát triển du lịch biển ở TP Tuy Hòa Các giải pháp chú trọng vào những mặt hạn chế của địa phương từ đó đưa ra biện pháp khắc phục và tìm hướng giải quyết mang tầm chiến lược.
Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả hy vọng các thông tin trong đề tài sẽ là thông tin hữu ích cho các sở, ban, ngành, địa phương và các cá nhân, doanh nghiệp, đồng thời đóng góp một phần nhỏ công sức của tác giả vào sự phát triển du lịch biển ở TP Tuy Hòa nói riêng và phát triển du lịch tỉnh nhà nói chung phù hợp với điều kiện mới hiện nay.
Kiến nghị
Từ những kết quả nêu trên, tác giả có một số kiến nghị như sau:
- Kiến nghị đối với UBND thành phố: Để khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh du lịch biển, các ngành chức năng cần quan tâm hơn đối với môi trường biển và đầu tư cơ sở hạ tầng cho phù hợp Quan trọng là công tác quy hoạch đầu tư xây dựng các công trình ven biển, tạo cảnh quan và tầm nhìn thoáng đãng.
- Kiến nghị đối với Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Phú Yên: tham mưu cho UBND thành phố về việc tổ chức các dịch vụ hỗ trợ giữ chân khách tại điểm đến như: các lễ hội truyền thống như, võ cổ truyền, các sự kiện văn hóa, lễ hội ẩm thực Phú Yên, nghệ thuật bài chòi, hát bội, …Tổ chức các cuộc thi tay nghề như: hướng dẫn viên du lịch giỏi, phục vụ du lịch giỏi, nhân viên phục vụ nhà hàng - khách sạn giỏi,…
- Kiến nghị đối với các doanh nghiệp: cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các công đoạn cung cấp dịch vụ để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo Mạnh dạn khai thác, phát triển các chương trình du lịch mới có tính hấp dẫn cao và độc đáo như các tour: tận hưởng mùa hè với biển Tuy Hòa, tận hưởng sự khác biệt của biển trời Tuy Hòa, liên hoan văn hóa ẩm thực Tuy Hòa, một ngày làm ngư dân, một ngày làm nghệ nhân,… Cần phối hợp với trong công tác xây dựng hình ảnh du lịch Tuy Hòa tránh cạnh tranh không lành mạnh.
- Kiến nghị với người dân địa phương: Người dân cần giữ gìn và bảo tồn các di tích văn hóa và các cảnh quan tự nhiên Giữ gìn các làng nghề truyền thống và bản sắc địa phương Cần có thái độ ứng xử chuyên nghiệp trong việc bán hàng, tiếp thị, các dịch vụ cho thuê, … Xây dựng tính cộng đồng, có mối quan hệ thân thiện, lịch sự với khách và cả với những người dân với nhau, đảm bảo sự tin tưởng và an toàn cho du khách.