1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

AVN-KTTN-P-01 docx

9 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 161 KB

Nội dung

CÔNG TY APAVE VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á Mã số : AVN - KTTN - P - 1 Nếu nhận thấy bất kỳ trang nào của tài liệu này bị thiếu hoặc bị bẩn, rách nát, mờ khễng đọc được thì phải xin cấp lại tài liệu Mã số: AVN-KTTN-P-1 Ngày ban hành: 05/05/2004 Lần ban hành: 03 Trang:1/9 NỘI QUY AN TOÀN BỨC XẠ Soạn thảo Xem xét Phê duyệt NGUYỄN THANH HẢI Chuyên viên Ban KTTN TRẦN QUỐC KHIÊM Giám đốc Ban KTTN NGUYỄN CÔNG PHÚ Tổng Giám đốc CÔNG TY APAVE VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á Hồ sơ thay đổi Lần Ngày Nội dung sửa đổi 1 24/03/2003 Ban hành lần 1 2 05/05/2003 Bổ sung thêm 10 biểu mẫu 3 05/05/2004 Lược bỏ phần "Hướng dẫn sử dụng Nội qui An toàn Bức xạ" và phần "Tài liệu tham khảo". 4 05/07/2004 Thay đổi các trang 5, 9, 10: bỏ biểu mẫu AVN-KTTN- F-02 – "An toàn trước khi làm công việc RT". MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I Nội qui về vận chuyển an toàn máy xạ hình chứa nguồn GAMMA 1 Phần II Nội qui làm việc khi xạ hình bằng tia GAMMA 3 Phần III Nội qui về xử lý và khắc phục khi có sự cố bức xạ 5 Phần IV Nội qui kiểm tra và bảo dưỡng máy xạ hình chứa nguồn GAMMA 7 Phần V Nội qui về cất giữ máy xạ hình và nội qui kho chứa nguồn GAMMA 8 Phần VI Nội qui xạ hình bằng máy phát tia X 9 Phần VII Các biểu mẫu PHẦN I. NỘI QUY VỀ VẬN CHUYỂN AN TOÀN MÁY XẠ HÌNH CHỨA NGUỒN GAMMA Nếu nhận thấy bất kỳ trang nào của tài liệu này bị thiếu hoặc bị bẩn, rách nát, mờ khễng đọc được thì phải xin cấp lại tài liệu Mã số: AVN-KTTN-P-1 Ngày ban hành: 05/05/2004 Lần ban hành: 03 Trang:2/9 CÔNG TY APAVE VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á 1. Vận chuyển máy xạ hình từ sân bay Nội Bài (hoặc Tân Sơn Nhất) về kho chứa ở Hà Nội (hoặc thành phố Hồ Chí Minh) Sử dụng xe ô tô chuyên dụng để vận chuyển máy xạ hình, Nếu không có xe chuyên dụng thì có thể sử dụng xe hòm hoặc xe bán tải nhưng phải gia cố thêm và thoả mãn các yêu cầu sau: 1. Xe phải có mui che mưa, che nắng. 2. Mỗi máy xạ hình phải có đính nhãn vận chuyển chất phóng xạ loại II (nếu chứ số vận chuyển là từ 0~1) hoặc nhãn loại III (nếu chứ số vận chuyển > 1~10). Phải ghi vào nhãn vận chuyển đầy đủ các thông tin như: loại đồng vị phóng xạ, chứ số vận chuyển, hoạt độ phóng xạ. 3. Phải có cán bộ ATBX đi áp tải cùng với máy đo suất liều thích hợp. 4. Phải đảm bảo suất liều tại buồng lái và tại chỗ ngồi của người đi áp tải không vượt quá 10 Sv/h (1mrem/h). Vì vậy có thể phải bọc thêm chì ngoài máy xạ hình để đảm bảo yêu cầu này. 5. Suất liều tại mọi nơi trên các thành xe không được vượt quá 2mSv/h (200mrem/h) và cách ngoài thùng xe 2m không được vượt quá 0,1mSv/h (10mrem/h). 6. Phải giằng, neo, buộc chắc chắn để máy xạ hình không bị lăn, đổ ra thùng xe. 7. Cứ 2 giờ một lần phải kiểm tra xem các dây chằng, neo, buộc có bị lỏng lẻo không. Nếu có thì phải neo buộc lại. 8. Hai bên thành và phía sau thùng xe phải gắn các biển báo phóng xạ. Kích thước của biển báo phóng xạ phải đủ lớn để có thể nhìn được khi đứng cách thùng xe 5m. 9. Nếu cần phải chở phim chưa chụp, chưa tráng rửa trên cùng một ô tô thì phải cách ly với máy xạ hình. Liều tại nơi để phim không được vượt quá 0,1mSv (10mrem) đối với đoạn đường cần vận chuyển. 10.Cấm chở máy xạ hình cùng với các chất cháy, nổ, ăn mòn. 11.Cấm chở máy xạ hình và hành khách trong cùng một ô tô. 12.Cấm đỗ xe ở những chỗ đông người. Khi đỗ xe ở một nơi nào đó thì phải cử người canh gác. 13.Chọn tuyến đường ngắn nhất để đi. 14.Chứ số vận chuyển cho phép đối với ô tô chở hàng phóng xạ là < 10. Vậy mỗi chuyến ô tô có thể chở tới 4 máy xạ hình. 15.Khi đến nơi phải tìm cách đưa máy xạ hình về kho cất giữ an toàn càng nhanh càng tốt. 2. Vận chuyển máy xạ hình từ thành phố Hà Nội về kho chứa ở thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Theo tuyến đường này máy xạ hình có thể được vận chuyển bằng tàu hoả hoặc ô tô. • Nếu vận chuyển bằng ô tô thì phải tuân thủ theo các quy định ở trên. Tuyến đường Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh nếu vận chuyển bằng ô tô thì lái xe và người đi áp tải sẽ phải chịu 1 liều bức xạ lớn. Mặt khác xác suất xảy ra sự cố khi chở hàng bằng đường ô tô lớn hơn đường tàu hoả, vì vậy nên vận chuyển bằng đường tàu hoả. • Nếu vận chuyển máy xạ hình bằng đường tàu hoả thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định từ 1 ~ 10 ở trên còn phải tuân thủ các quy định sau đây: Nếu nhận thấy bất kỳ trang nào của tài liệu này bị thiếu hoặc bị bẩn, rách nát, mờ khễng đọc được thì phải xin cấp lại tài liệu Mã số: AVN-KTTN-P-1 Ngày ban hành: 05/05/2004 Lần ban hành: 03 Trang:3/9 CÔNG TY APAVE VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á 1. Chỉ được chở máy xạ hình bằng tàu chở hàng hoặc toa chở hàng của tàu khách. 2. Cấm chở máy xạ hình trong toa hành khách. 3. Chỉ số vận chuyển cho phép với tàu chở hàng là <50. Vậy cùng một lúc có thể chở 20 máy xạ hình trong cùng một toa. 4. Chỉ số vận chuyển cho phép với toa chở hàng của tàu khách là <10. Vậy cùng một lúc có thể chở 4 máy xạ hình trong cùng một toa. 3. Vận chuyển máy xạ hình từ thành phố Hà Nội (hoặc thành phố Hồ Chí Minh) đến kho chứa ở công trường và ngược lại Vận chuyển bằng ô tô và phải tuân thủ các quy định nêu tại phần I. 4. Vận chuyển máy xạ hình từ kho chứa ở công trường đến địa điểm xạ hình 1. Nếu có ô tô thì chở bằng ô tô như quy định tại phần I 2. Nếu không có ô tô thì phải khiêng hoặc dùng xe đẩy. Phải đảm bảo khoảng cách giữa máy xạ hình và người khiêng hoặc đẩy để suất liều tại chỗ người khiêng hoặc đẩy không vượt quá 10-Sv/h (1mrem/h). Sau khi hoàn thành công việc phải ghi vào hồ sơ vận chuyển máy xạ hình (theo biểu mẫu AVN-KTTN-F-01: Hồ sơ theo dõi vận chuyển máy xạ hình) PHẦN II. NỘI QUY LÀM VIỆC KHI XẠ HÌNH BẰNG TIA GAMMA Phải có đầy đủ nhân lực và thiết bị mới được tiến hành xạ hình I. Nhân lực 1. Mỗi máy xạ hình phải có ít nhất 3 người 2. Một hoặc hai trong ba người đó phải có giấy phép làm công việc bức xạ đặc biệt do Bộ Khoa học Công nghệ cấp (đang còn hiệu lực) 3. Một người có trình độ chuyên môn cao trong nhóm được chứ định làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng chuyên môn cũng như an toàn bức xạ cho nhân viên trong nhóm, công nhân công trường làm việc gần đó, dân cư và môi trường xung quanh. 4. Những người còn lại trong nhóm được gọi là người giúp việc. Người giúp việc phải có kiến thức về ATBX, đã được đào tạo về ATBX do nội bộ tổ chức hoặc do các cơ sở của Bộ KHCN tổ chức. Người giúp việc phải tuân thủ sự phân công của nhóm trưởng. II. Thiết bị: Phải có đầy đủ thiết bị và phụ tùng trong tình trạng hoạt động tốt, bao gồm: 1. Máy xạ hình với nguồn phóng xạ có hoạt độ và năng lượng thích hợp. 2. Ống dẫn nguồn, chuẩn trực, cáp điều khiển, ổ quay và tay quay. 3. Dụng cụ và vật liệu để làm rào cản. 4. Tín hiệu ánh sáng và âm thanh (đèn chớp quay, còi). Nếu nhận thấy bất kỳ trang nào của tài liệu này bị thiếu hoặc bị bẩn, rách nát, mờ khễng đọc được thì phải xin cấp lại tài liệu Mã số: AVN-KTTN-P-1 Ngày ban hành: 05/05/2004 Lần ban hành: 03 Trang:4/9 CÔNG TY APAVE VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á 5. Máy đo suất liều bức xạ thích hợp. 6. Nguồn chuẩn máy (nếu có thì tốt hơn). 7. Có đủ liều kế cá nhân cho nhân viên bức xạ, phải đeo đúng nơi quy định khi làm việc với bức xạ. 8. Các biển báo phóng xạ. 9. Bộ dụng cụ để ứng phó khốn cấp với sự cố bức xạ (Emergency Kit) bao gồm: - Que (kẹp) gắp nguồn dài 1,5 ~ 2m - 4 túi hạt chì mỗi túi 2 kg - Thì kế - Thước đo độ dài - Bình chứa nguồn dự phòng - Liều kế đọc ngay hoặc bút đo liều. Bộ dụng cụ này phải được để tại văn phòng công trường Thực hiện công tác kiểm tra theo biểu mẫu AVN-KTTN-F-03 : Báo cáo kiểm tra an toàn hàng ngày. Lưu hồ sơ. III.Nghiêm cấm: 1. Không có giấy phép làm công việc bức xạ đặc biệt của Bộ KHCN thì không được sử dụng máy xạ hình. Chứ có những nhân viên đã được đào tạo sử dụng thiết bị xạ hình mới được phép tiến hành các thao tác trên máy xạ hình. 2. Không được đào tạo về ATBX thì không được tham gia công tác xạ hình. 3. Không đứng gần máy xạ hình quá thời gian cần thiết. 4. Trong quá trình thao tác trên máy xạ hình nếu thấy thiết bị xạ hình hoạt động không bình thường thì nhân viên thao tác phải dừng máy lại, tìm cách đưa nguồn trở lại vào trong máy và cấp báo cho người có trách nhiệm (tổ trưởng trực tiếp hoặc cấp cao hơn). 5. Không cho người lạ bước vào trong rào cản (vùng kiểm soát). Sau khi hoàn thành công việc phải kiểm tra và thu về đầy đủ các thiết bị và dụng cụ đã mang ra. Đặc biệt phải kiểm tra để đảm bảo chắc chắn nguồn đã nằm trong máy xạ hình. Lau sạch máy và đưa về kho cất giữ an toàn. 6. Khi xạ hình tuyệt đối phải tuân thủ nguyên tắc và trình tự đã được qui định, không chấp nhận một áp lực nào khác (áp lực về tiến độ, thời gian ) gây ảnh hưởng đến công tác an toàn khi xạ hình. Ghi vào nhật ký vận hành máy (theo biểu mẫu AVN-KTTN-F-04: Nhật ký vận hành máy xạ hình). PHẦN III. NỘI QUY VỀ XỬ LÝ VÀ KHẮC PHỤC KHI CÓ SỰ CỐ BỨC XẠ Phải có đầy đủ nhân lực và trang thiết bị cần thiết mới được tiến hành xử lý khắc phục sự cố bức xạ. Nếu nhận thấy bất kỳ trang nào của tài liệu này bị thiếu hoặc bị bẩn, rách nát, mờ khễng đọc được thì phải xin cấp lại tài liệu Mã số: AVN-KTTN-P-1 Ngày ban hành: 05/05/2004 Lần ban hành: 03 Trang:5/9 CÔNG TY APAVE VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á I. Nhân lực 1. Phải có đủ cán bộ, nhân viên từ 5 đến 10 người 2. Các cán bộ, nhân viên này phải có đủ sức khỏe, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức về ATBX. 3. Ýt nhất có một trong số cán bộ, nhân viên tham gia giải quyết sự cố đã được thực tập về sự cố bức xạ tương tự. 4. Ngoài số cán bộ, nhân viên được điều động bổ sung vào giải quyết sự cố thì tất cả những kỹ thuật viên đang làm công tác xạ hình tại nơi xảy ra sự cố phải tham gia khắc phục sự cố. 5. Nhóm trưởng nhóm công tác xạ hình hoặc một chuyên gia khác được cấp trên bổ nhiệm giải quyết khắc phục sự cố là người chỉ huy. Những người khác phải tuân theo sự phân công của người chỉ huy. 6. Không để một người chịu liều quá lớn. Phải lập bảng phân công trách nhiệm cho từng người để phân bổ liều cho mọi người tham gia xử lý và khắc phục sự cố. II. Thiết bị: Phải có đầy đủ thiết bị mới tiến hành khắc phục xử lý sự cố bức xạ. Ngoài những dụng cụ thiết bị đang làm công tác xạ hình như: 1. Máy đo suất liều phóng xạ thích hợp 2. Liều kế cá nhân 3. Các dụng cụ để làm rào cản 4. Các vật liệu che chắn Còn cần phải có thêm các dụng cụ và thiết bị sau đây: 1. Một bộ dụng cụ chuyên dụng để khắc phục sự cố (kit) 2. 4 túi hạt chì mỗi túi 20kg 3. Một bình chứa nguồn dự phòng theo đúng tiêu chuẩn ISO 3999 4. Một dụng cụ gắp nguồn dài 1,5 ~ 2m. 5. Máy đo liều đọc ngay hoặc máy đo liều có ngưỡng báo động hoặc bút đo liều. 6. Trong trường hợp mất nguồn thì phải có máy đo suất liều giải rộng (có thể đo được suất liều cao hơn máy đo suất liều đã có) 7. Thì kế và thước đo độ dài. III.Nghiêm cấm 1. Không báo cáo với các cấp liên quan khi xảy ra sự cố bức xạ 2. Chưa được thực tập về sự cố bức xạ thì không được tự động xử lý và khắc phục sự cố bức xạ. 3. Chưa có đầy đủ thiết bị, dụng cụ và nhân lực thì chưa được xử lý và khắc phục sự cố bức xạ. 4. Cấm mang thiết bị và nguồn chưa được che chắn đến một nơi khác để xử lý và khắc phục sự cố. Phải để nguyên hiện trạng, tìm mọi cách đưa nguồn vào trong bình chứa nguồn. Trường hợp muốn mang đi nơi khác phải tìm cách che chắn nguồn một cách an toàn mới được mang đi. Nếu nhận thấy bất kỳ trang nào của tài liệu này bị thiếu hoặc bị bẩn, rách nát, mờ khễng đọc được thì phải xin cấp lại tài liệu Mã số: AVN-KTTN-P-1 Ngày ban hành: 05/05/2004 Lần ban hành: 03 Trang:6/9 CÔNG TY APAVE VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á Sau khi hoàn thành công việc thì phải ghi vào hồ sơ giải quyết, khắc phục sự cố bức xạ (theo biểu mẫu AVN-KTTN-F-05: Hồ sơ khắc phục sự cố bức xạ và biểu mẫu AVN-KTTN-F-06: Hồ sơ về liều của những người tham gia khắc phục sự cố bức xạ). PHẦN IV. NỘI QUY KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG MÁY XẠ HÌNH CHỨA NGUỒN GAMMA 1. Hàng tuần hoặc sau mỗi lần sự cố phải tiến hành bảo dưỡng máy xạ hình và các phụ tùng kèm theo. 2. Phải sử dụng loại dầu do nhà sản xuất khuyến cáo để bôi trơn và làm sạch các khớp nối, các phần động của máy xạ hình. 3. Kiểm tra độ mòn của các ốc ren, vít, khớp nối với đuôi lợn . . . 4. Kiểm ra độ dò của nguồn 5. Kiểm tra cáp điều khiển và ống dẫn nguồn: móp méo, bẹp, gấp khúc . . . 6. Kiểm tra và bảo dưỡng tay quay, ổ quay và các đầu nối đảm bảo quay nhẹ nhàng thông suốt. ( Từ 1 đến 6 phải do các chuyên gia của công ty đã được đào tạo tiến hành.) 7. Trước khi cất vào kho, máy xạ hình phải được lau chùi sạch sẽ. 8. Kiểm tra máy đo liều bức xạ về sự làm việc, Tính chính xác và độ ổn định của máy bằng cách so sánh với một máy làm chuẩn hoặc một nguồn chuẩn. 9. Hàng năm phải đưa các máy đo liều bức xạ hoặc máy đo phóng xạ đến phòng chuẩn Quốc gia để kiểm chuẩn. 10.Báo cáo với người phụ trách hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp về những hỏng hóc của thiết bị. Sau khi hoàn thành công việc phải ghi vào hồ sơ bảo dưỡng thiết bị (theo biểu mẫu: AVN-KTTN-F-07: Hồ sơ bảo dưỡng thiết bị) PHẦN V. NỘI QUY VỀ CẤT GIỮ MÁY XẠ HÌNH VÀ NỘI QUY KHO CHỨA NGUỒN GAMMA 1. Khi không xạ hình thì máy phải được cất giữ trong kho để đảm bảo an toàn và an ninh. 2. Không được đứng gần máy xạ hình lâu hơn thời gian cần thiết. 3. Phải lau chùi máy xạ hình trước khi cất vào kho. 4. Kho phải đặt ở nơi khô ráo ít người qua lại. 5. Không được để máy xạ hình trong cùng một kho với các vật liệu khác đặc biệt là với các vật liệu dụ cháy, nổ, ăn mòn. 6. Kho phải có mái che mưa nắng. 7. Kho phải có tường hoặc hàng rào bao quanh. Suất liều tại hàng rào phải < 7,5 -Sv/h (0,75mrem/h). 8. Phải có biển báo phóng xạ tại hàng rào. 9. Chìa khoá kho phải được để ở nơi an toàn. Tất cả nhân viên xạ hình phải biết số điện thoại của người giữ chìa khoá kho. Nếu nhận thấy bất kỳ trang nào của tài liệu này bị thiếu hoặc bị bẩn, rách nát, mờ khễng đọc được thì phải xin cấp lại tài liệu Mã số: AVN-KTTN-P-1 Ngày ban hành: 05/05/2004 Lần ban hành: 03 Trang:7/9 CÔNG TY APAVE VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á 10. Hàng ngày phải cử người đến kiểm tra xem kho có bị hư hại không? Nguồn còn ở trong kho an toàn không? 11. Báo cáo với người phụ trách và cơ quan cấp trên trực tiếp về những hỏng hóc của thiết bị , kho chứa. 12. Phải có sổ ghi chép theo dõi vị trí của mỗi nguồn ở từng thời điểm. Mỗi nguồn làm 1 quyển sổ riêng theo biểu mẫu: AVN-KTTN-F-08: Theo dõi cất giữ máy xạ hình tại kho. PHẦN VI. NỘI QUY XẠ HÌNH BẰNG MÁY PHÁT TIA X Phải có đầy đủ nhân lực và thiết bị tốt mới tiến hành xạ hình. I. Nhân lực 1. Mỗi máy xạ hình phải có ít nhất 3 người 2. Một hoặc hai trong ba người đó phải có giấy phép làm công việc bức xạ đặc biệt do Bộ Khoa học Công nghệ cấp (đang còn hiệu lực) 3. Một người có trình độ chuyên môn cao trong nhóm được chứ định làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng chuyên môn cũng như an toàn bức xạ cho cán bộ trong nhóm, công nhân công trường làm việc gần đó, dân cư và môi trường xung quanh. 4. Những người còn lại được gọi là người giúp việc. Người giúp việc phải có kiến thức về ATBX, đã được đào tạo về ATBX do nội bộ tổ chức hoặc do các cơ sở của Bộ KHCN tổ chức. Người giúp việc phải tuân thủ sự phân công của nhóm trưởng. II. Thiết bị A. Xạ hình bằng máy tia X di động 1. Máy xạ hình phải ở trạng thái hoạt động tốt, có điện áp và dòng thích hợp với vật chụp. 2. Phải có ống chuẩn trục để hạn chế chùm tia. 3. Dụng cụ để làm rào cản, suất liều tại rào cản không được lớn hơn 7,5 Sv/h. 4. Tín hiệu ánh sáng và âm thanh. 5. Máy đo suất liều bức xạ thích hợp. 6. Nguồn chuẩn hoặc một máy lấy làm chuẩn để so sánh với máy đo suất liều. 7. Đủ liều kế cá nhân cho nhân viên bức xạ. 8. Các biển báo phóng xạ. 9. Bàn điều khiển phải ngược hướng với chùm tia. 10. Bàn điều khiển phải đặt cách xa máy theo khả năng chiều dài của dây cáp. 11. Các đồng hồ về điện áp, dòng và thời gian phải được hiển thị một cách rõ ràng. 12. Xạ hình xong phải báo cáo với người quản lý công trình, giải phóng mặt bằng, vệ sinh máy, đưa máy vào kho và ghi sổ theo dõi. B. Xạ hình bằng máy tia X đặt trong phòng hoặc có tường bao quanh Nếu nhận thấy bất kỳ trang nào của tài liệu này bị thiếu hoặc bị bẩn, rách nát, mờ khễng đọc được thì phải xin cấp lại tài liệu Mã số: AVN-KTTN-P-1 Ngày ban hành: 05/05/2004 Lần ban hành: 03 Trang:8/9 CÔNG TY APAVE VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á 1. Tường và trần phải đủ dày để đảm bảo suất liều bên ngoài không vượt quá 7,5 -Sv/h. 2. Bên ngoài tường phải có gắn biển cảnh báo bức xạ. 3. Phải có Tín hiệu âm thanh (còi, chuông) khi máy bắt đầu hoạt động để báo cho mọi người lân cận biết là máy đang phát bức xạ. 4. Phải có Tín hiệu ánh sáng (đèn đỏ, đèn nhấp nháy) phát liên tục khi máy tia X hoạt động. 5. Khoá truyền động làm việc chính xác để khi mở cửa thì máy phải tắt và ngược lại nếu cửa đang mở thì không khởi động được máy. 6. Nhân viên bức xạ phải đeo liều kế cá nhân khi xạ hình. Thực hiện công tác kiểm tra theo biểu mẫu AVN-KTTN-F-03 : Báo cáo kiểm tra an toàn hàng ngày. Lưu hồ sơ. III. Nghiêm cấm 1. Không có giấy phép làm công việc bức xạ đặc biệt do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp thì không được điều khiển máy tia X. 2. Không cho người lạ bước vào vùng kiểm soát. Nếu phát hiện thấy có người lạ trong vùng kiểm soát thì lập tức tắt máy; điều tra và đánh giá liều mà người đó nhận được. 3. Không sử dụng các máy tia X làm việc không ổn định hoặc khoá truyền động bị hỏng. 4. Nếu chưa kiểm tra an toàn điện thì không được phép sử dụng máy tia X. Khi hoàn thành công việc phải ghi vào sổ nhật ký vận hành máy theo biểu mẫu: AVN-KTTN-F-09: Nhật ký vận hành máy tia X. Ngoài ra, cần thực hiện các công việc kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ, Lưu hồ sơ theo biểu mẫu AVN-KTTN-F-10: Hồ sơ kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị phát tia X. PHẦN VII. CÁC BIỂU MẪU BAN HÀNH 1 AVN-KTTN-F-01: Hồ sơ theo dõi vận chuyển máy xạ hình 2 AVN-KTTN-F-03: Báo cáo kiểm tra an toàn hàng ngày 3 AVN-KTTN-F-04: Nhật ký vận hành máy xạ hình 4 AVN-KTTN-F-05: Hồ sơ khắc phục sự cố bức xạ 5 AVN-KTTN-F-06: Hồ sơ về liều của những người tham gia khắc phục sự cố bức xạ 6 AVN-KTTN-F-07: Hồ sơ bảo dưỡng thiết bị 7 AVN-KTTN-F-08: Theo dõi cất giữ máy xạ hình tại kho 8 AVN-KTTN-F-09: Nhật ký vận hành máy tia X 9 AVN-KTTN-F-10: Hồ sơ kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị phát tia X Nếu nhận thấy bất kỳ trang nào của tài liệu này bị thiếu hoặc bị bẩn, rách nát, mờ khễng đọc được thì phải xin cấp lại tài liệu Mã số: AVN-KTTN-P-1 Ngày ban hành: 05/05/2004 Lần ban hành: 03 Trang:9/9

Ngày đăng: 18/06/2014, 14:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w