1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tắc kè - Thuốc bổ dương, mạnh gân xương doc

5 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 119,7 KB

Nội dung

Tắc - Thuốc bổ dương, mạnh gân xương Tắc (Gekko gekko L.), tên khác là cắc kè, đại bích hổ, là một động vật quý, đặc sản của vùng rừng núi nước ta. Từ lâu, y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian đã công nhận tắc (tên thuốc là cáp giới) có giá trị cao về mặt bổ dưỡng (ích khí, lợi huyết, tăng cường thể lực) và mạnh gân xương (giảm đau, trợ dương, chống viêm nhiễm). Về mặt hóa học, tắc chứa chất béo với hàm lượng 13-15% ở thân và 23-25% ở đuôi, các acid amin như acid glutamic, alanin, glycin, arginin, lysin, acid aspartic, serin, phenylalanin, leucin, valin, prolin, histidin, treonin, cystein, đa số là những loại không thay thế được. Người ta thường dùng tắc dưới hai dạng: dạng tươi sống và dạng phơi khô. Tắc kè. Dạng tươi sống, chữa kém ăn, gầy còm, suy dinh dưỡng, tinh thần mệt mỏi, ho lâu ngày, hen suyễn. Tắc bắt về, đem chặt bỏ đầu (từ hai mắt trở lên) và bốn bàn chân. Dùng dao sắc khía dọc sống lưng, lột hết da như lột da ếch, mổ bụng, bỏ ruột, rửa sạch, chặt từng miếng, ướp với nước mắm có gừng (để khử mùi tanh) rồi nấu cháo ăn. Liều dùng trong ngày: 50-100g. Hoặc rang sấy thịt tắc đã tẩm ướp cho khô giòn, tán bột, rây mịn. Ngày uống 4-5g chia làm hai lần. Có thể phối hợp bột tắc với yến huyết, ngưu bàng, tử hà sa và mật ong để làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 20 viên. Dạng phơi khô, chữa đau xương, đau mình, tê thấp, liệt dương, đái nhắt, đái són. Lật ngửa tắc kè, ghim chặt 4 chân trên một mảnh gỗ, rạch một đường từ cổ xuống đến gốc đuôi, moi bỏ ruột, lau sạch máu và nhớt (không rửa nước). Dùng hai que to, một que xuyên ngang căng hai chân trước và que kia xuyên ngang hai chân sau, rồi lấy hai que mềm hơi đặt chéo trong lồng bụng để căng cho phẳng và cuối cùng lấy một que dài và cứng xuyên dọc từ đầu đến quá chót đuôi. Dùng giấy bản quấn chặt đuôi vào que để khỏi bị đứt hoặc gãy rơi mất (vì đuôi tắc bộ phận quý nhất). Đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50-60oC. Cách chế biến này còn bảo đảm giá trị thương phẩm và xuất khẩu của tắc kè. Dược liệu có hình dẹt, phẳng, đầu, đuôi, chân đều căng thẳng. Mắt lõm xuống, miệng có răng rất nhỏ. Lưng màu đen xám, điểm những chấm nâu sáng, trắng hoặc vàng nhạt, sống lưng nhô rõ. Toàn thân có những vảy rất nhỏ, nhẵn bóng. Thứ con to, béo mập, thịt trắng, đuôi còn nguyên vẹn là loại tốt. Ngoài thị trường, người ta thường buộc tắc khô thành từng đôi để bán (1 con to, 1 con nhỏ) tượng trưng cho con đực và con cái. Khi dùng, lấy 3-4 con tắc đã chế biến nhúng vào nước sôi, cạo sạch vảy ở lưng, chặt bỏ 4 bàn chân và đầu từ hai mắt đến miệng. Cắt thành miếng nhỏ, tẩm nước gừng, sao vàng, rồi ngâm vào một lít rượu 40o, thêm ít trần bì cho thơm, để 10-15 ngày, càng lâu càng tốt. Thỉnh thoảng lắc đều, rồi lọc kỹ thành rượu tắc kè. Ở nhiều vùng, người ta còn ngâm rượu tắc với chim bìm bịp và củ sâm cau. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần một cốc nhỏ. Thêm đường cho dễ uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác nguồn gốc thực vật trong các bài thuốc sau: Chữa tay chân nhức mỏi, đau lưng, thận suy, ho lâu ngày (nhất là ở người cao tuổi): Tắc 24g, đẳng sâm 40g, huyết giác 3g, trần bì 3g, tiểu hồi 1g. Tắc ngâm với trần bì và tiểu hồi trong rượu 40o để được 300ml. Các dược liệu khác thái nhỏ, cũng ngâm với rượu 40o trong 10-15 ngày được 700ml. Hòa lẫn hai rượu với nhau, thêm 60g đường kính (đã nấu thành sirô) để thành 1 lít. Lọc kỹ, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 15-20ml sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Chữa suy yếu sinh lực, liệt dương: Tắc 50g, ba kích 100g, hà thủ ô đỏ 100g, hoàng tinh hoặc thục địa 100g, đại hồi 10g. Cách làm, cách dùng và liều lượng như bài trên. Ngoài ra, tắc phối hợp với xác rắn lột (lượng hai thứ bằng nhau) đốt tồn tính, tán nhỏ. Ngày uống hai lần, mỗi lần 2-4g với rượu hâm nóng sau bữa ăn chữa hen suyễn, bụng đầy trướng, đại tiện bí (Nam dược thần hiệu). Hoặc tắc 1 đôi; tri mẫu, hạnh nhân, bối mẫu, cam thảo, vỏ rễ dâu, phục linh, mỗi thứ 60g; nhân sâm 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán thành bột mịn hoặc làm viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6-9g với nước ấm, chữa ho ra máu, chứng thở dốc (Tài liệu nước ngoài). . Tắc kè - Thuốc bổ dương, mạnh gân xương Tắc kè (Gekko gekko L.), tên khác là cắc kè, đại bích hổ, là một động vật quý, đặc sản của vùng. nhận tắc kè (tên thuốc là cáp giới) có giá trị cao về mặt bổ dưỡng (ích khí, lợi huyết, tăng cường thể lực) và mạnh gân xương (giảm đau, trợ dương, chống viêm nhiễm). Về mặt hóa học, tắc kè. thường dùng tắc kè dưới hai dạng: dạng tươi sống và dạng phơi khô. Tắc kè. Dạng tươi sống, chữa kém ăn, gầy còm, suy dinh dưỡng, tinh thần mệt mỏi, ho lâu ngày, hen suyễn. Tắc kè bắt về,

Ngày đăng: 18/06/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN