Trẻ thừacânbéophì gia tăng:“Phanh”thếnào? Hiện nay ở nước ta, đặc biệt ở các thành phố lớn, đô thị trung tâm, tỷ lệ trẻ em thừacânbéophì đang gia tăng một cách đáng kể. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm, trong tương lai không xa, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy từ thực trạng này gây ra như giảm năng suất lao động, thiệt hại về kinh tế, thay đổi cơ cấu của mô hình bệnh tật Những con số báo động Thừacân và béophì (TCBP) ở trẻ em đã trở thành đại dịch ở một số nước và đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều nơi khác trên toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 17,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân. Trong số trẻ lớn hơn (6 - 17 tuổi) cũng có 155 triệu trẻ (chiếm khoảng 10%) bị thừacân và trong số đó có khoảng 30 - 45 triệu (chiếm 2 -3%) trẻ em lứa tuổi này bị béo phì. TCBP không chỉ xảy ra ở các nước phát triển mà đang tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Tại Thái Lan, tỷ lệ béo phì ở trẻ 5 - 12 tuổi tăng từ 12,2% lên 15,6% chỉ trong 2 năm. Nhiều trẻ mầm non bị thừacân (ảnh minh họa). Tại Việt Nam trong những năm gần đây, TCBP cũng đã xuất hiện và có xu hướng tăng lên. Năm 2000, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thừacân chỉ là 2,5% thì đến nay đã tăng lên 8,6%. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ này còn cao hơn, ước tính khoảng trên 10 - 15%. Với tốc độ tăng như vậy thì đến năm 2015, nếu không có các can thiệp kịp thời, tỷ lệ ước tính chung trên toàn quốc sẽ đạt tới gần 15%, và tại các thành phố lớn, con số này còn có thể tăng hơn nhiều. Theo điều tra mới nhất hiện nay tỷ lệ TCBP ở nhóm trẻ 6 - 10 tuổi tại Hà Nội là 12% và TP. Hồ Chí Minh là 17%. Theo đánh giá chung của các chuyên gia Viện Dinh dưỡng: Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng tình trạng TCBP ở cộng đồng chủ yếu là do sự bất hợp lý của chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và các hành vi lối sống. Các can thiệp nhằm thay đổi hành vi với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực và lối sống tích cực cùng với sự quan tâm theo dõi thường xuyên về cân nặng, chiều cao đã được chứng minh sẽ giúp phòng ngừa và kiểm soát TCBP ở trẻ em có hiệu quả. Can thiệp dinh dưỡng vào các trường mầm non, tiểu học Bên cạnh một số các giải pháp phối hợp, liên quan như tuyên truyền, tăng cường mạng lưới y tế cộng đồng, nâng cao kiến thức thực hành dinh dưỡng, lối sống tại hộ gia đình thì giải pháp can thiệp dinh dưỡng vào các trường mầm non, tiểu học cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác dự phòng, kiểm soát thực trạng TCBP. Thực ra giải pháp này đã được thực hiện từ các giai đoạn trước nhưng chỉ mang tính điểm, vùng, đơn lẻ và chưa có tính hệ thống, chiến lược. Hiện nay để xây dựng và thực hiện được chiến lược can thiệp dự phòng TCBP trong các trường mầm non tiểu học, đặc biệt là đối với các trường ở những thành phố lớn, đô thị trung tâm thì cần phải có nguồn kinh phí và sự phối hợp chặt chẽ từ phía Bộ Giáo dục&Đào tạo. Để chuẩn bị cho giai đoạn tới, vừa qua Viện Dinh dưỡng đã phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng một số các nội dung can thiệp dinh dưỡng về phòng chống TCBP mang tính chiến lược để triển khai trong khối các trường mầm non, tiểu học. Đối với khối mầm non - Xây dựng chế độ ăn bán trú hợp lý cho trẻ, đáp ứng đủ nhu cầu theo độ tuổi để đảm bảo tình trạng dinh dưỡng lý tưởng, dự phòng TCBP. - Xây dựng chế độ ăn bán trú kiểm soát TCBP cho trẻ bị TCBP. - Xây dựng các quy định về tổ chức ăn bán trú cho trẻ khi đến trường. - Các chế độ ăn và quy định tổ chức ăn bán trú này được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục&Đào tạo thông qua và phổ biến cho các trường thực hiện. - Tập huấn cho Sở giáo dục, Phòng giáo dục quận và các trường học, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm bà mẹ trẻ em và trạm y tế xã/phường. Đối với các trường - Đưa nội dung phòng chống TCBP vào chương trình học. - Xây dựng bếp ăn và tập huấn người phụ trách bữa ăn tại trường. - Tổ chức tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh trong các giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học, trong các giờ giáo dục thể chất, trong các buổi hoạt động ngoại khóa. - Tổ chức cân và đo chiều cao và chấm biểu đồ tăng trưởng/biểu đồ BMI để phát hiện và theo dõi các trường hợp TCBP. Phối hợp cùng gia đình và cán bộ y tế để quản lý và thực hiện các biện pháp phòng chống cho các học sinh bị TCBP. Việt Anh Hậu quả và những hệ lụy Trẻ TCBP có nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe cả khi còn nhỏ cũng như trong giai đoạn trưởng thành sau này như rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, một số bệnh ung thư, bệnh gan, ngừng thở khi ngủ làm tăng các rối loạn về tim mạch, bệnh về xương khớp và cả các rối loạn về tâm lý. Nghiên cứu trên học sinh TCBP tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp tăng từ 16,6% năm 2000 lên 22,8% năm 2003; tỷ lệ đau khớp gối tăng từ 4,5% năm 2000 lên 11,6% năm 2003. Một nghiên cứu khác tại Hà Nội vào năm 2007 cũng cho thấy: trong số trẻ TCBP được điều tra có tới 26% trẻ bị tăng huyết áp, 43,5% trẻ có glucose máu cao, 34,8% trẻ có cholesterol máu cao và 84,6% trẻ 10 tuổi mắc hội chứng chuyển hóa. Tất cả các vấn đề sức khỏe trên sẽ làm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển của trẻ cả về thể chất và trí tuệ, làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng gánh nặng bệnh tật, thậm chí tăng tỷ lệ tử vong. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh TCBP xảy ra càng sớm sẽ để lại các hậu quả về sức khỏe và bệnh tật nghiêm trọng trong giai đoạn sau này của cuộc đời. . Trẻ thừa cân béo phì gia tăng: “Phanh” thế nào? Hiện nay ở nước ta, đặc biệt ở các thành phố lớn, đô thị trung tâm, tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì đang gia tăng một cách. 17,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân. Trong số trẻ lớn hơn (6 - 17 tuổi) cũng có 155 triệu trẻ (chiếm khoảng 10%) bị thừa cân và trong số đó có khoảng 30 - 45 triệu (chiếm 2 -3%) trẻ em lứa. số báo động Thừa cân và béo phì (TCBP) ở trẻ em đã trở thành đại dịch ở một số nước và đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều nơi khác trên toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện