Bécưng,chưađượcăn! Với hơn 500 loại thực phẩm khác nhau trong thiên nhiên, mỗi loại thực phẩm đều có một giá trị dinh dưỡng riêng của nó. Không có thực phẩm nào quá tốt đầy đủ các chất dinh dưỡng, cũng không có thực phẩm nào “chẳng có gì bổ” nên không cần ăn. Vì vậy lời khuyên đầu tiên về ăn uống hợp lý là ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm, thay đổi món thường xuyên để cơ thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng và phòng ngừa thiếu các vitamin và khoáng chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, với trẻ em, ăn gì và ăn thế nào thật không đơn giản. Tại sao không cho em bé ăn bổ sung trước 6 tháng tuổi? Vì lúc này béchưa có đủ men tiêu hóa để tiêu các thức ăn này. Bé chỉ có khả năng tiêu hóa được sữa và sữa cũng đã đủ cho nhu cầu phát triển của bé. Nếu cho ăn sớm trẻ không tiêu hóa được sẽ bị nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, đi phân sống, bỏ bú… và suy dinh dưỡng. Các thức ăn có thể gây hóc, sặc cho trẻ dưới 4 Tại sao sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ trẻ cần được ăn bổ sung? Lúc này nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần nhiều hơn, hoàn toàn dùng sữa sẽ không đáp ứng đủ cho nhu cầu tăng trưởng của bé. Thức ăn đặc cho năng lượng cao hơn trong một thể tích nhỏ hơn. Bây giờ đa số các bé đã có khả năng tiêu thức ăn dạng bột. Bột là gạo, đậu… đã rang hoặc xay nhuyễn rồi nấu lại nên dễ tiêu hơn gạo nấu cháo hột. Càng lớn, khả năng tiêu hóa của bé càng tốt hơn. Về nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung là từ lỏng đến đặc dần và từ ít đến nhiều. Bao giờ thì mới được ăn cơm? Khoảng 24-30 tháng tuổi thì bé mọc đủ 20 răng sữa, tức là đã có đầy đủ răng hàm bên trong thì có thể nhai cơm nát. Vì vậy đừng chỉ nhìn “hàng tiền đạo” đầy răng cửa mà đã vội cho bé ăn cơm quá sớm. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ em của Việt Nam ta. Tại sao trẻ dưới 1 tuổi dễ bị dị ứng thức ăn? Vì trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với một số loại thức ăn, khi khả năng tiêu hóa - cắt nhỏ thức ăn ra thành các phân tử nhỏ xíu để hấp thu vào máu chưađược hoàn chỉnh. Khi hấp thu thực phẩm ở dạng phân tử lớn thì có thể gây ra dị ứng, nhưng khi chính nó tuổi - Bắp nổ. - Các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt dưa, hạt hướng dương - Bơ đậu phộng hay các loại bơ đặc khác. - Những viên kẹo nhỏ và cứng. - Trái nho, hạt nho. - Cẩn thận các hạt trái cây khi ăn sabuche, măng cụt, chôm chôm được cắt ra nhỏ hơn thì khả năng gây mẫn cảm lại không còn. Vì vậy có nhiều bé lúc nhỏ bị dị ứng sữa hoặc hải sản, thịt bò… nhưng khi lớn lên thì tự động hết dị ứng do khả năng tiêu hóa của bé đã tốt hơn. Một số ngành công nghiệp thực phẩm ứng dụng điều này để làm ra những sản phẩm dinh dưỡng phân tử nhỏ (MCT, đạm thủy phân…) vừa giảm khả năng gây dị ứng thức ăn vừa giúp dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa thực sự hoàn thiện vì vậy trẻ cần ăn những thức ăn phù hợp Các thực phẩm thường gây dị ứng ở trẻ dưới 12 tháng tuổi: Sữa bò tươi: Tỷ lệ dị ứng đạm trong sữa tươi khá cao, vì vậy không nên cho trẻ uống sữa tươi trước 1 tuổi. Nếu gia đình có nuôi bò sữa hoặc có sẵn sữa tươi trong nhà và không dùng sữa bột thì ngoài việc phải nấu sôi tiệt trùng kỹ sữa, cần chú ý các dấu hiệu dị ứng sữa như phát ban ở da, đi tiêu phân màu hồng hoặc đỏ (tiêu ra máu), khò khè và ho do hen suyễn nếu dùng sớm cho trẻ dưới 1 tuổi. Lòng trắng trứng: là đạm albumin rất tốt. Tuy nhiên tối kỵ nhất là lòng trắng trứng còn sống hoặc chưa chín hoàn toàn rất dễ gây dị ứng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Một số trẻ dễ bị dị ứng với chocolate, nước trái cây chua: giống cam quít, các loại nghêu, sò, ốc, hến hoặc bơ đậu phộng Vì vậy trong giai đoạn tập ăn dặm, mỗi khi muốn tập một món ăn mới cần phải cho ăn lần đầu tiên với số lượng ít sau đó tăng dần lên; theo dõi trong vòng 3-5 ngày không tập thêm món mới, để xác định đượcbé có dị ứng hay không dung nạp loại thức ăn đó không. Nếu thấy bé có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa (nôn ói, tiêu chảy, chướng hơi, đau bụng), bỏ ăn, biếng bú, dị ứng thì cần lưu ý xác định nguyên nhân do thức ăn hay nhiễm trùng. Trẻ em cho đến tuổi dậy thì vẫn không nên dùng thường xuyên các thực phẩm năng lượng rỗng (là thực phẩm chỉ chứa năng lượng từ chất đường hay đạm mà không kèm thêm các vitamin hay khoáng chất) có giá trị dinh dưỡng rất thấp: - Kẹo. - Nước sô đa. - Nước ngọt có gas hoặc không gas. - Nước uống vị trái cây. - Snack ngũ cốc ngọt. Không nên cho trẻ ăn nhiều muối hoặc thức ăn có vị mặn sớm, do vị giác ở lưỡi của trẻ còn “nguyên sơ” nên cảm giác rất nhạy, vừa miệng người lớn cũng có thể là quá mặn hoặc quá ngọt đối với trẻ. Cho trẻ ăn mặn sớm sẽ tạo thói quen không có lợi này cho trẻ. Một số người rất nhạy cảm với muối và bị cao huyết áp. Vì vậy cần tránh cho trẻ ăn nhiều: - Khoai tây chiên. - Phomai mặn. - Snack bắp - ngũ cốc mặn. Trong khi nấu thức ăn cho trẻ, nhớ nêm nếm nhẹ tay với các gia vị mặn như muối iốt, nước mắm, nước tương, bột nêm, hạt nêm thịt Lưu ý trong bột nêm, bột ngọt cũng có nhiều muối natri không nên sử dụng nhiều cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Em bé ăn được gì là ta mừng cái nấy. Nhưng cũng có nhiều lúc: “Bé cưng,chưađược ăn!”, “Bé cưng, đừng ăn nhiều!” và “Mẹ ơi, hãy cẩn thận!”. . nhiều cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Em bé ăn được gì là ta mừng cái nấy. Nhưng cũng có nhiều lúc: Bé cưng, chưa được ăn! , Bé cưng, đừng ăn nhiều!” và “Mẹ ơi, hãy cẩn thận!”. . lúc này bé chưa có đủ men tiêu hóa để tiêu các thức ăn này. Bé chỉ có khả năng tiêu hóa được sữa và sữa cũng đã đủ cho nhu cầu phát triển của bé. Nếu cho ăn sớm trẻ không tiêu hóa được sẽ. Bé cưng, chưa được ăn! Với hơn 500 loại thực phẩm khác nhau trong thiên nhiên, mỗi loại thực phẩm đều có