Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
120 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU Liên Bang Nga một đất nước khổng lồ với diện tích đứng đầu thế giới, nằm trải trên cả hai châu lục Á và Âu. Một quốc gia giàu có về tài nguyên thiên nhiên, những trang lịch sử oanh liệt và hơn hết là con người phóng khoáng như chính sự rộng lớn về đất đai của họ. Người Nga luôn kiên cường, anh dũng và mạnh mẽ trước thiên nhiên và cuộc sống. Một điều thú vị là ở Nga ngày nghỉ lễ được thống kê với con số ấn tượng khoảng 116 ngày, chiếm khoảng 1/3 số ngày của một năm (365- 366 ngày). Điều đó cho thấy ngày lễ ở Nga nhiều và rất quan trọng trong đời sống vănhóa của họ. Các ngày lễ lớn phải kể đến như: lễ đón năm mới (1/1 dương lịch), lễ phục sinh, lễ giải phóng đất nước, ngày chiến thắng, ngày quốc khánh. Ngày lễ ở Nga bao gồm những ngày lễ truyền thống và ngày lễ chính thức của nhà nước. Trong đó, ngày lễ Phục sinh được xem là ngày vô cùng trọng đại. Hàng năm ngày lễ Phục sinh có tới khoảng 90% dân số đón mừng kỷ niệm ngày đức chúa Giesu tái sinh. Cơ Đốc giáo chính là tôn giáo Nga chính thống và có nhiều người theo nhất ở Nga. Vào ngày này người dân nước Nga háo hức đón mừng, họ chuẩn bị các loại bánh, trứng là những món truyền thống không thể thiếu để tặng bạn bè, người thân với ý nghĩa giàu có, xinh đẹp Lễ Phục sinh có ở nhiều nước trên thế giới và tất cả những nước có tín đồ Thiên Chúa giáo (Cơ Đốc giáo). Vì là có chung nguồn gốc cũng như là tín đồ tôn giáo này cho nên dù ở đâu khi kỷ niệm ngày Chúa tái sinh cũng mang một ý nghĩa chung và tinh thần chung của người theo đạo. Tuy nhiên với người Nga ngày lễ này còn mang nhiều ý nghĩa khác và giá trị tốt đẹp của vănhoá truyền thống Nga cũng như con người Nga. NỘI DUNG Chương I: Những vấn đề lí luận chung I.1. Đôi nét về địa lí và thiên nhiên nước Nga Nước Nga được biết đến là một đất nước bao la, một lục điạ khổng lồ, nằm ở đại lục Âu Á, chiếm phần lớn Đông Âu và Bắc Âu. Nga được coi là một đất nước hùng vĩ mà không một đất nước Châu Âu nào sánh kịp ( hơn 11% toàn bộ lục địa), nước Nga tiếp giáp với 14 quốc gia và được ba đại dương bao bọc, có đường bờ biển dài nhất ( 37.653km). Lãnh thổ Nga được chia thành ba phần rõ rệt gồm phần Châu Âu nước Nga, phần viễn đông và phần Xibia. Chính sự phân vùng này đã khiến cho địa hình nước Nga cũng có nhiều phức tạp. Vùng đồng bằng bao la với những đồi núi thấp ở phía tây Ukraine, rừng thực vật lớn và lãnh nguyên ở Sibia, núi cao dọc theo vùng biên giới phía Bắc. Tuy rằng Nga chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực khác, phần lớn diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng hơn. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là Siberi. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam như Kavdaz (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5.633 m) và dãy núi Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướg bắc-nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng. Có thể nói thiên nhiên chính là nét đặc trưng của địa lý Nga, chính điều này đã tạo nên sự độc đáo trong vănhóa cũng như tính cách con người Nga. I.2.Đôi nét về vănhóa và con người NgaVănhóa hay tính cách con người Nga luôn gắn liền và chi phối bởi các điều kiện tự nhiên. Lãnh thổ rộng lớn nằm trên hai châu lục Á- Âu là kết quả của quá trình “thực dân” lâu dài. Chính quá trình ấy đã tạo nên một Liên bang Nga đa dân tộc, đa vănhóa mà dân tộc Nga được thừa nhận là có vai trò quyết định trong việc xây dựng củng cố nhà nước Nga suốt chiều dài lịch sử cho tới ngày nay và người Nga Xlavo là hạt nhân của nền vănminh này. Sự đa văn hóa, đa sắc tộc đã trở thành tiền đề cho những thành tựu mà bất kỳ người Nga nào cũng có thể tự hào. Ở Nga không chỉ nổi tiếng bởi 7 kỳ quan thế giới như: núi Elbus của vùng Kavakavơ, thung lũng suối nước nóng phun ở vùng Lamtratka, hồ Baican, những cây cột bị phong hóa ở vùng Komi, dinh thự công viên Petergi ở Sanh- Petebua, tượng đài mẹ tổ quốc ở thành phố Vôlgagrat và nhà thờ Vasily khổ hạnh nằm cạnh quảng trường Đỏ. Nga còn nổi tiếng bởi những đặc trưng vănhóa độc đáo mà không bất kỳ nơi đâu trên thế giới có được. Từ trang phục truyền thống cho tới vănhóa ẩm thực, lễ hội, hay những thành tựu vănhóa trên các lĩnh vực khác như hội họa, kiến trúc, văn học, âm nhạc, triết học Tất cả tạo nên một nền vănhóa rất riêng và rất Nga. Khác với những gì người ta thường nghĩ, nguồn gốc của nhiều lễ hội ở Nga thường không liên quan tới các lễ hội của đạo Ki-tô nói chung và Chính thống giáo nói riêng - tôn giáo mà phần lớn người Nga theo. Lễ hội dân tộc của nước này thường bắt nguồn từ xa xưa, thời kỳ của chủ nghĩa vô thần. Thiên chúa giáo đã kết thúc chủ nghĩa vô thần bằng những nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều truyền thống vẫn được bảo tồn dưới dạng các dịp vui chơi hay lễ hội, thậm chí một vài lễ hội còn được đưa vào chính các nghi lễ và truyền thống của đạo Ki-tô, trong đó nổi bật là lễ Phục Sinh. Theo khảo sát xã hội năm 2001, đại đa số người Nga, khoảng 90% dân số tổ chức mừng đón lễ Phục sinh. Chương II: Vănhóa truyền thống Nga qua lễ Phục Sinh II.1 Nguồn gốc và thời gian diễn ra lễ Phục sinh II.1.1. Nguồn gốc Theo truyền thuyết, vào ngày này, Đức Chúa Jesus đã sống lại sau khi lấy cái chết của mình để chuộc mọi tội lỗi của loài người, và mang đến cho mọi người, qua sự hồi sinh của mình, niềm hy vọng về cuộc sống sau khi chết. Theo tiếng Ukraina và tiếng Nga, ngày Lễ Phục sinh được gọi là “Paskha”. Từ này bắt nguồn từ tiếng Do Thái cổ, có nghĩa là “vượt lên” và “giải thoát” - như vậy, sự kiện Đức Chúa Phục sinh tượng trưng cho việc vượt qua cái chết để trở về sự sống, từ mặt đất lên trời. Lễ Phục sinh được Giáo hội chính thức ấn định từ năm 325 sau Công nguyên. Ngày tổ chức kỷ niệm sự kiện Đức Chúa Phục sinh được dòng đạo Xlavơ chính thống tuân thủ cách tính của Giáo hội Aleksandria thời xưa, theo đó Lễ Phục sinh rơi vào ngày chủ nhật đầu tiên sau khi trăng tròn, tính từ ngày 30 tháng 3 (theo lịch cũ). Kinh Phúc âm kể rằng, ngày thứ ba sau khi thi thể Đức Chúa Jesus được khâm liệm, vào sáng sớm ngày chủ nhật, một số phụ nữ trọng đạo (gồm Maria, Salomia, Ioanna) mang hương thơm đến chỗ quan tài, để làm lễ cho Đức Chúa. Khi đến nơi, họ ngạc nhiên thấy tảng đá lớn chặn lối vào hang đã bị dịch qua một bên, quan tài trống rỗng, còn trên tảng đá có một thiên thần đang ngồi, dáng như tia chớp, quần áo trắng muốt như tuyết. Thiên thần bảo: “Đừng sợ, vì ta biết các ngươi đến tìm Chúa Jesus bị đóng đinh câu rút. Người không có ở đây, vì Người đã hồi sinh như lời Người đã nói”. Những người phụ nữ vừa mừng vừa sợ, vội vã quay về báo tin cho các Thánh tông đồ. Khi đó, Đức Chúa đã hiện ra và bảo: “Đừng sợ, hãy đi nói với các anh em của ta đến Galileia, ở đó họ sẽ nhìn thấy ta”. Từ thời các vị Thánh tông đồ đến nay, nhà thờ Công giáo đều làm lễ kỷ niệm sự kiện Đức Chúa phục sinh vào ban đêm. Một trong những tập tục không thể thiếu được, là việc linh mục và các con chiên tổ chức lễ rước thánh giá xung quanh nhà thờ vào đêm Thứ bảy vĩ đại sang ngày Lễ Phục sinh, để tượng trưng cho việc các môn đồ của Chúa Jesus cùng nhau đi gặp Người sau khi Người sống lại. Dó đó với các tín đồ đây là ngày quan trọng và được họ chờ đón trong niềm hân hoan vô cùng. II.1.2. Thời gian diễn ra lễ phục sinh Lễ Phục sinh xuất phát từ lễ Vượt qua Do Thái giáo. Do việc thời gian tổ chức hai ngày lễ này đã khiến nhiều cuộc tranh cãi xảy ra giữa các Giáo Hội Đông phương và Tây phương. Nên năm 325, tại Cộng đồng Nicêa do hoàng đế Constantin triệu tập, các Giáo hội Kitô giáo đồng ý tách biệt lễ Vượt qua Do Thái giáo và lễ Phục sinh Kitô giáo. Các nghị phụ chấp thuận mừng lễ Phục sinh vào ngày Chúa nhật tiếp theo tuần trăng tròn (14 Nisan) sau ngày phân xuân. Do đó, lễ Phục sinh không diễn ra vào một ngày nhất định nào như lễ Giáng sinh mà Giáo hội Công giáo vẫn giữ quyết định của cộng đồng Nicêa năm 325 mừng lễ Phục sinh vào ngày Chúa Nhật (Chủ nhật) tiếp theo tuần trăng tròn mùa xuân. Muốn hiểu rõ cách tính ngày lễ Phục sinh, cần biết ngày Phân xuân 21/3, sau đó phải biết ngày trăng tròn đầu tiên của mùa xuân, rồi lấy ngày Chủ nhật tiếp theo đó. Với ba yếu tố đó, chúng ta có được ngày chính xác của lễ Phục sinh, tức là ngày Chúa nhật đầu tiên của tuần trăng tròn đầu mùa xuân. Với cách tính như thế, nên ngày lễ Phục sinh thay đổi tùy theo năm. Ví dụ cụ thể, nếu như năm nào ngày trăng tròn mùa xuân rơi vào ngày 22/3, và ngày 23 tháng lại là một ngày Chúa nhật, thì lễ Phục sinh sẽ là ngày 23/3. Ngược lại, nếu như trăng tròn đầu xuân rơi 29 ngày sau ngày Phân xuân tức là khoảng ngày 19/4, và lại là ngày thứ hai, thì lễ Phục sinh chỉ được cử hàng sáu ngày sau để là một ngày Chúa nhật. Theo đó, lễ Phục sinh sẽ là ngày 25/4. Vì thế, lễ Phục sinh được mừng sớm nhất là Chúa nhật 23/3, hoặc trễ nhất là 25/4 với 1 tháng cách biệt nhau. Như vậy, Phục Sinh là một ngày lễ lưu chuyển, ngày tổ chức được tính toán mỗi năm dựa theo lịch âm- dương. Các tín hữu Kitô giáo đầu tiên từng tổ chức lễ Phục Sinh hàng tuần. Kể từ thế kỷ thứ II sau C.N, sự kiện được kỷ niệm hàng năm. Kitô giáo Đông phương thường tổ chức lễ Phục Sinh muộn hơn so với giáo phái Tây phương. Năm nay- 2011, lễ Phục sinh của phương Đông và phương Tây trùng vào ngày 24 tháng Tư, trở thành một ngày đại lễ trên toàn thế giới Kitô giáo. II.2. Phong tục và nghi thức trong ngày lễ II.2.1. Phong tục Theo tục lệ cổ truyền, Lễ Phục sinh Nga được kỷ niệm trong suốt một tuần. Các nhà đều bày bàn tiệc suốt ngày, với những món ăn tương đối đạm bạc (nhưng không phải đồ kiêng khem) như: cá mòi muối, xúp, gà quay, khoai tây hầm thịt bò, thịt giăm bông, các loại sa- lát, rượu vodka và rượu vang… Những món đồ ngọt thường là bánh paskha (làm từ bột, trứng và nho khô), bánh mì ngọt, bánh ga- tô, nước nấu từ hoa quả, chè và cà phê. Ngày đầu tiên, phụ nữ ở nhà, còn đàn ông đi chúc các gia đình người thân và bạn bè. Thường khi đến nhà ai, khách đều được mời vào bàn ăn uống một chút với chủ nhà, sau đó lại tiếp tục đi sang nhà khác. Bắt buộc phải đi thăm hết những người họ hàng thân, sau đó đến bạn bè và người lớn tuổi. Sang ngày thứ hai, đến lượt các ông chồng ở nhà, còn các bà vợ sẽ đi thăm họ hàng, người quen. Ngày nay, thông thường người ta hẹn nhau thành nhóm những người thân nhất để cùng tổ chức lễ Phục sinh, khi đến nhà nhau cũng không nặng về chuyện mời mọc, ăn uống cho lắm. Như tương truyền trong dân gian, trong ngày đầu của tuần lễ Phục Sinh, Chúa Jesus có các Thánh tông đồ tháp tùng hiện diện ở mọi nơi trần thế. Các vị khách lãng du kỳ lạ này đều mặc trang phục tồi tàn như người nghèo khổ, vì cũng theo truyền thuyết, không ai biết đó là những sứ giả của Thiên Chúa. Họ đi khắp nơi, thử thách từ tâm của người đời, ban thưởng cho những ai nhân hậu và trừng phạt kẻ ác. Sau ngày Phục Sinh (ngày chính), suốt cả tuần lễ (7 ngày Tươi sáng) sẽ tràn đầy các trò chơi vui, giải trí, và mọi người đến thăm nhà nhau. Trong dịp Phục Sinh thường có lệ bắc những chiếc đu giành cho trẻ em ở sân nhà. Những chiếc đu lớn được giành riêng cho nơi công cộng, ở khoảng sân chung của làng hay là thung lũng ven rừng cây. Từ trước đó, các tráng đinh đã đào hố sẵn, chôn cột, căng dây, đóng chặt những tấm ván gỗ, và thế là bắt đầu những cuộc chơi đu bất tận của nam thanh nữ tú trên chiếc đu xuân. Còn cánh đàn ông và các bà các chị cùng lũ trẻ con thì ngắm nhìn chiếc đu bay bổng, tổ chức điệu khovovod- múa vòng tròn (điệu truyền thống Nga) và hòa giọng hát những bài dân ca đồng dao. Có không ít câu chuyện tình của các chàng trai cô gái đã nảy nở bắt đầu với chiếc đu xuân. Giới trẻ cũng thường chơi trò hát đố ca dao, trổ tài trêu chọc đối phương bằng những lời ca vui tinh nghịch và đúa nhau một cách vui tươi vô hại. Cách giải trí đặc trưng chỉ riêng kỳ Phục Sinh mới có, là lăn trứng, người ta đã khơi sẵn những chiếc rãnh giành cho cuộc vui này. Những người chơi giàu kinh nghiệm biết chọn đem theo quả trứng có hình dạng đặc biệt, dễ dàng chọi vỡ những quả trứng “đối thủ” mà vẫn giữ được lành lặn y nguyên. Từ sáng sớm đến chiều muộn, mọi người vui chơi trong tuần lễ Phục Sinh, hăng say nhảy múa và ai cũng cố vượt hơn nhau. Những hồi chuông Phục Sinh ngân nga mang niềm vui lan tỏa chan hòa trái đất trong “Tuần lễ 7 ngày Tươi sáng”. Không chiếc chuông nào lặng tiếng, dường như mọi chuông lớn chuông nhỏ đều đồng loạt ngân lên hòa vào bản nhạc du dương. Trong năm chỉ có một lần duy nhất vào Tuần lễ Phục Sinh, bất kỳ ai cũng có thể trèo lên tháp chuông và tự mình gióng hồi chuông vang lừng. Và ngày hôm nay, trong ngày Chủ nhật mừng Chúa phục sinh, có vô số người hân hoan làm việc vì Chúa Trời. Những hồi chuông vang xa khắp đồng đất Nga bao la, đem tin vui mùa phục sinh tới những cánh đồng tinh khôi và những khu rừng vừa cựa mình thức giấc ngủ đông bằng bao điệp khúc chuông ngân. Ngoài ra, còn có tục lệ phóng thích chim trong ngày Lễ Phục sinh. Do đó dịp lễ phục sinh tràn ngập niềm vui bất tận tới tất cả mọi ngõ ngách và rừng thẳm. Trong phong tục dịp lễ này hai thứ quan trọng và không thể thiếu để làm lên đặc trưng và ý nghĩa của lễ Phục Sinh phải kể đến nến Phục sinh và trứng Phục sinh – những biểu tượng đặc trưng nhất của kì lễ này. Nến phục sinh Hình ảnh ngọn lửa có ý nghĩa rất quan trọng trong ngày lễ Phục sinh. Lửa Phục sinh trở thành phong tục dân gian từ thế kỷ 16, bắt nguồn từ những tập tục có từ trước công nguyên. Theo đó, hơi ấm và ánh sáng sẽ xua đi mùa đông giá lạnh và sưởi ấm mọi vật lẫn con người về cả tâm hồn lẫn thể xác. Ngoài ra, theo họ lửa sẽ khiến cho đất đai trở nên màu mỡ. Theo truyền thống đạo Thiên Chúa thì lửa Phục sinh là một biểu hiện của việc Đức Chúa hồi sinh. Một dạng của lửa Phục sinh là bánh xe Phục sinh: ví dụ ở vùng Lügde thuộc bang Nordrhein- Westfalen những bánh xe bằng gỗ cháy rừng rực lăn từ núi Phục sinh xuống, kéo theo sau một vệt lửa dài hàng trăm mét. Cách đây 2000 năm, những bánh xe cháy sáng đã được xem là biểu tượng của mặt trời. Chúng tượng trưng cho sự chấm dứt mùa đông và mùa xuân, mùa hồi sinh bắt đầu. Các tín đồ tôn giáo ở khắp nước Nga đều sử dụng nến (đèn cầy) đốt sáng trên bàn thờ, cầm ra đường, trong các buổi tối của lễ hội. Năm 384 lần đầu tiên ở Piacenca Thánh Hieronymus (347- 419) viết trong thư Tôn đồ về ý nghiã biểu tượng của nến phục sinh là sự sống. Đến năm 417 Giáo Hoàng Zosimus cùng công nhận biểu tượng đó là sự chết và sống lại của Chúa Jesus. Từ thế kỷ thứ 7 thánh điạ La Mã công nhận và sử dụng nến phục sinh cho đến thế kỷ thứ 10 được các quốc gia theo Thiên Chúa sử dụng cho đến ngày nay. Nến Phục sinh được đốt lên từ đống lửa trước nhà thờ trong đêm phục sinh được thánh hóa theo phong tục lâu đời. Nến đốt sáng được rước vào nhà thờ, Tín đồ sẽ thắp nến của mình từ cây nến phục sinh cả nhà thờ được rực sáng bởi ánh nến là dấu hiệu của sự sống, chiến thắng được tội lỗi và sự chết. Lúc đó mọi người cùng reo mừng “Christus ist das Licht- Gott sei ewig Dank” Ngày phục sinh cây nến có ghi hình thánh giá hay khắc tia ánh sáng mặt trời hay dòng nước Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega với ý nghiã đầu tiên và cuối cùng của tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho chúa Jesu là khởi đầu và cuối cùng, chung quanh cây nến ghi năm để nói lên “Chúa Jesus là Đấng cứu độ từ khởi đầu, hôm nay và mãi mãi”. Trong các lễ rửa tội, hay lễ an táng nến phục sinh cũng được đốt sáng. Trứng phục sinh Các huyền thoại về tạo dựng trời đất của nhiều dân tộc xưa, họ nghĩ rằng vũ trụ được sinh ra từ một cái trứng. Nên trứng là biểu tượng của thiên nhiên, của sự tái tạo và sống lại. Trứng được tô màu đỏ và xanh và vẽ nhiều màu khác lên trên rồi tặng nhau giữa bạn bè, cha và mẹ và hàng xóm với nhau. Tục lệ tặng nhau trứng tô màu xuất hiện từ thế kỷ thứ I sau Công nguyên. Theo truyền thuyết, thời xưa, khi ai đến gặp hoàng đế đều phải mang theo lễ vật quý. Nhưng khi môn đồ nghèo của Chúa Jesus là Maria Magdalina đến gặp Hoàng đế La Mã Tiveri để truyền đạo, thì chỉ mang đến tặng được một quả trứng gà. Hoàng đế Tiveri ban đầu không tin vào những điều Maria truyền dạy về sự kiện Đức Chúa Phục sinh, nên bảo: “Không thể có chuyện người đã chết lại sống dậy được! Điều đó không thể có, trừ phi quả trứng này tự nhiên biến thành màu đỏ”. Ngay lập tức, một sự lạ đã diễn ra ngay trước mắt hoàng đế- quả trứng gà bình thường biến thành màu đỏ, minh chứng cho phép màu của Chúa Cứu thế. Từ đó đến nay, mọi nhà đều làm rất nhiều trứng luộc tô màu trong ngày Lễ Phục sinh là bắt nguồn từ truyền thuyết đó. Từ thế kỷ thứ 12, Thứ bảy phục sinh Ostersamstag người ta nấu trứng gà chín và sơn màu sắc sặc sở với những ý nghiã đẹp: màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu xanh cho hy vọng, trẻ trung vô tội, màu vàng cho sự khôn ngoan, màu trắng cho thanh bạch màu cam cho sức mạnh nhưng trứng đỏ được coi là biểu tượng đặc trưng nhất. Sau khi tô vẽ các quả trứng xong, người ta bỏ trứng trong giỏ với những thức ăn khác mang đến nhà thờ. Trứng Phục Sinh có nhiều mục đích, nó là món quà truyền thống để tặng bạn bè và người thân thay lời chúc mừng trong lễ Phục Sinh. Có một câu thành ngữ nói rằng, nếu bạn rửa mặt bằng nước có cả trứng phục sinh, bạn sẽ luôn giàu có và xinh đẹp. Trứng còn biểu tượng cho sự khởi nguyên của sự sống, bởi vậy theo truyền thuyết người chết được tẩm liệm người ta để trong quan tài một cái trứng biểu tượng cho cứu chuộc và sự sống đời sau, trên quan tài người chết thường cúng cơm có trứng gà. Người ta quan niệm con gà con tự mổ vỏ trứng chui ra, Chúa Jesu bị hành hạ đánh đập qua những đoạn đường dài khổ cực vác thánh giá rồi bị đóng đinh chết an táng trong ngôi mộ đá đã đập vỡ cửa mồ và sống lại. Ngoài ra có những quả trứng quý được trang trí bằng kim loại quý, các loại đá quý và ngay cả các bức tranh của các họa sĩ danh tiếng mà đỉnh cao nhất là những cái trứng nổi tiếng của Fabergé tại triều đình Nga hoàng cuối thế kỷ thứ XIX. Từ năm 1885 tới 1917, các tsars Alexandre III và Nicolas II đặt làm 54 trứng rực rỡ do Fabergé chế tạo để tặng cho hoàng hậu Marie và Alexandra Feodorovna. Ngày nay ta biết được 47 trứng. Mỗi cái trứng giấu bên trong một công trình tỉ mỉ sáng tạo bất ngờ. Mỗi cái trứng là một đại tác phẩm của sự khéo léo, tài tình. Trong suốt 11 năm, hoàng hậu Nga Maria nhận những quả trứng do chồng bà tặng ngày lễ Phục sinh biểu tượng cho sự sống và tái sinh. Những mẫu hình Fabergé dùng thường là sự đối xứng và lập lại. Năm 1885, Alexandre III đặt chiếc trứng đầu tiên để tặng cho vợ ông, hoàng hậu Maria Feodorovna. Phong tục tặng trứng buổi sáng ngày lễ Phục hưng và trao nhau ba nụ [...]... thiên nhiên đất trời như trong truyện cổ tích Con người Nga dũng cảm, thông minh và giàu lòng nhân ái cùng với những tín ngưỡng lễ hội độc đáo đã làm nên một nước Nga vĩ đại và đầy kiêu hãnh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trần Vĩnh Bảo (2004), Một vòng quanh các nước – Nga, NXB Vănhóa thông tin 2 www.google.com.vn 3 www.nuocnga.net 4 www.diendan.nuocnga.net ... 15:1- 2) Niềm hân hoan ngày Phục Sinh hướng chúng ta tới những giá trị tinh thần bất diệt của Chính thống giáo, tới các truyền thống hàng thế kỷ của nhân dân Nga, mà ngày nay tiếp tục là cơ sở cho sự thống nhất và đoàn kết đất nước Tổng thống Nga hiện tại Dmitry Medvedev nói: “Giáo Hội Chính thống Nga đóng vai trò xây dựng quan trọng trong việc củng cố nền tảng đạo đức của xã hội Nga, tăng cường sự... phục sinh, có vô số người hân hoan làm việc vì Chúa Trời Những hồi chuông vang xa khắp đồng đất Nga bao la, đem tin vui mùa phục sinh tới những cánh đồng tinh khôi và những khu rừng vừa cựa mình thức giấc ngủ đông bằng bao điệp khúc chuông ngân II.3 Giá trị và ý nghĩa của lễ Phục sinh ở Nga Lễ Phục Sinh là một lễ hội chính của Cơ đốc giáo trên toàn thế giới trong đó có nước Nga Riêng ở đây, Phục Sinh... đất nước, dân tộc KẾT LUẬN Đến với đất nước Nga ta không chỉ đắm chìm trong một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng mà còn có nhiều ngày lễ truyền thống mang màu sắc và ý nghĩa riêng, và lễ Phục Sinh chính là một nét đẹp như thế Điều cốt lõi của ngày lễ chính là sự vui vẻ, vui vẻ này không mang tính cá nhân mà là sự vui vẻ của toàn thể dân tộc Nga, con người Nga để mọi người gắn chặt nhau hơn trong tình...hôn đã được xem như phong tục Chính giáo (orthodoxe) của Nga Ngày này được coi là ngày quan trọng nhất trong năm, và trứng biểu tượng cho sự sinh trở lại của mùa xuân và là yếu tố thiết yếu Ngoài nến và trứng phục sinh, trong kì lễ này người Nga còn làm các loại thưc ăn để dung trong kì lễ chủ yếu gồm các loại bánh ngọt, bánh mỳ xoắn tròn II.2.2 Nghi... này, khi những hồi chuông Phục Sinh ngân nga mang niềm vui lan tỏa chan hòa trái đất trong tuần lễ 7 ngày tươi sáng Không chiếc chuông nào lặng tiếng, dường như mọi chuông lớn chuông nhỏ đều đồng loạt ngân lên hòa vào bản nhạc du dương Trong năm chỉ có một lần duy nhất vào Tuần lễ Phục Sinh, bất kỳ ai cũng có thể trèo lên tháp chuông và tự mình gióng hồi chuông vang lừng Và ngày hôm nay, trong ngày Chủ... mình) Tổng giám mục và tất cả những người Công giáo có mặt tại Nhà thờ sẽ nguyện ước cho tất cả giáo dân trong Lễ Phục sinh với thông điệp rằng trái tim của con người hãy đầy ắp những điều kỳ diệu, sự hân hoan của niềm kính Chúa và cả nỗi bất hạnh trên mặt đất này “Lễ Phục sinh đã ban tặng chúng ta sự tự do và mở ra con đường tới Thiên đường cho mỗi con chiên của Nhà thờ”, giám mục Krill nói Bắt đầu từ... ăn mọi người hay chơi “chọi” 2 quả trứng với nhau, ai thắng (trứng nguyên, không bị vỡ) thì có may mắn hơn Khác với người theo đạo Phật ăn kiêng là kiêng các món mặn (các món động vật), thì ở đây người Nga theo đạo ăn chay nghĩa là kiêng ăn vặt trong ngày và kiêng thịt heo Cá và các món mặn khác thì thoải mái Sáng sớm ngày Chúa nhật Phục Sinh, các giáo dân tụ hội về các nhà thờ để làm lễ Họ đem theo... chiến thắng của Ánh sáng vĩnh hằng trước bóng tối âm u của Tử thần Với những người theo Thiên Chúa giáo đây còn là dịp để rửa tội, để tưởng nhớ tới Đức Chúa tôn kính từ cõi chết trở về Ngày lễ Phục sinh ở Nga luôn mang ý nghĩa và vị trí rất quan trọng trong tâm thức của người Kitô giáo, là niềm mong đợi vui mừng của mọi người, sự đón chào những tia nắng xuân ấm áp xua tan giá lạnh mùa đông Trong bài Tín . trưng của địa lý Nga, chính điều này đã tạo nên sự độc đáo trong văn hóa cũng như tính cách con người Nga. I.2.Đôi nét về văn hóa và con người Nga Văn hóa hay tính cách con người Nga luôn gắn liền. Liên bang Nga đa dân tộc, đa văn hóa mà dân tộc Nga được thừa nhận là có vai trò quyết định trong việc xây dựng củng cố nhà nước Nga suốt chiều dài lịch sử cho tới ngày nay và người Nga Xlavo. gióng hồi chuông vang lừng. Và ngày hôm nay, trong ngày Chủ nhật mừng Chúa phục sinh, có vô số người hân hoan làm việc vì Chúa Trời. Những hồi chuông vang xa khắp đồng đất Nga bao la, đem tin