1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tóc khi nào là bệnh? pptx

5 172 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 192,24 KB

Nội dung

Tóc khi nào bệnh? Rất nhiều bạn gái hoang mang vì tóc mình rụng quá nhiều và một số đàn ông than phiền rằng mình bị… hói quá sớm. Mỗi năm, riêng tại Anh, nam giới tiêu tốn khoảng 600 triệu bảng với hy vọng tóc của họi có thể mọc trở lại. Vậy khi nào thì tóc rụng bị coi bệnh? Và những phương pháp nào và loại thuốc nào có thể chữa trị? Tóc mọc bình thường ra sao? Theo các nghiên cứu thì nang tóc mọc theo từng chu kỳ. Sự phát triển của tóc trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn tóc mọc và giai đoạn tóc nghỉ. Giai đoạn tóc mọc thường kéo dài từ 3 – 5 năm. Tóc mọc trung bình khoảng 0,35mm/ngày. Giai đoạn ngưng phát triển của tóc kéo dài khoảng 3 tháng đưa tới sự rụng tóc. Sau đó nang tóc lại qua một chu kỳ mới, thay thế một tóc mới mọc cho mỗi tóc rụng. Tại bất cứ thời điểm nào, 90% tóc ở trong giai đoạn đang mọc và 10% ở giai đoạn rụng tóc. Khi nào rụng tóc được coi bệnh? Thông thường, mỗi ngày da đầu mất đi khoảng 100 – 150 sợi tóc, và tóc sẽ thưa dần theo thời gian. Tuy nhiên, sự thưa tóc quá đáng so với tuổi một biểu hiện đáng lo ngại của bệnh rụng tóc. Theo kiến thức y học, thì trước hết, cần chú ý xem tóc bị rụng ở chỗ nào? Đối với nam giới mắc bệnh, tóc thường rụng ở chân tóc vùng trán và thưa tóc trên đỉnh đầu. Tùy theo sự nghiêm trọng của bệnh, phái mạnh có thể bị rụng tóc gần hết, chỉ còn lại tóc hình móng ngựa vùng thái dương hoặc sau gáy, thường được gọi hói đầu. Đối với nữ giới, biểu hiện của bệnh rụng tóc thường thấy tóc rụng nhiều ở chỏm đầu và còn tóc ở vùng trán. Với người mắc bệnh, sẽ thấy trên da đầu một số lớn tóc nhỏ, ngắn và thưa hơn bình thường. Nguyên nhân nào? Người ta đưa ra cả ngàn lẻ một lý do của việc rụng tóc, như việc sử dụng dầu gội không phù hợp, do những tác động thô bạo đối với tóc (sấy, uốn, nhuộm… thường xuyên)… Tuy nhiên, lý do bệnh lý được đưa ra ở đây do sự thay đổi của nội tiết tố. Tình trạng rụng tóc từng mảng ở nữ giới thường liên quan đến sự tăng hoặc giảm nội tiết tố nam trong máu. Do ảnh hưởng của nội tiết tố mà chu kỳ phát triển của tóc bị giảm sút, chân tóc bị teo lại, không nâng nổi sợi tóc bình thường, gây rụng tóc. Sau đó, các sợi tóc mảnh hơn tiếp tục mọc lên ngày càng nhiều, những sợi tóc khô, cứng ngày càng giảm. Y học gọi đây chứng rụng tóc do nam tính hóa, lâu dài sẽ gây hiện tượng thưa tóc. Còn ở nam giới, tình trạng rụng tóc xảy ra do androgen và yếu tố di truyền (hoặc rụng tóc da nhờn) dẫn đến hói đầu. Tình trạng diễn tiến từ từ, sau tuổi dậy thì, thường bắt đầu từ tuổi 20 – 30. Khi cơ thể nam giới tiết nhiều androgen, khả năng tổng hợp protein của tóc giảm đi, làm tóc thay đổi tăng trưởng, khiến tóc rụng nhanh. Chữa bệnh ra sao? Theo bác sĩ Trần Ngọc Ánh, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, việc điều trị rụng tóc phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp rụng tóc do stress, thiếu dinh dưỡng, do nấm, có thể phòng ngừa bằng cách giảm stress hoặc thư giãn, ăn uống đủ chất. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, ăn uống hợp lý, đủ dưỡng chất sẽ góp phần bảo vệ và nuôi tóc bóng khỏe. Trước hết phải lựa chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho tóc như protein, kẽm, biotin, các loại khoáng chất và protein. Protein: thành phần dinh dưỡng quan trọng tạo nên sự chắc khỏe cho tóc, đồng thời ngăn ngừa sự gãy và tách chẻ ở đầu sợi tóc. Bạn nên ăn cá, thịt gia cầm, trứng, sữa và các loại hạt đậu, đó guồn dinh dưỡng rất tốt cho tóc. Kẽm: khoáng chất cần thiết cho các chuyển hóa quan trọng cho cơ thể nói chung cũng như cho tóc. Bạn có thể tiếp nhận khoáng chất này một cách tự nhiên từ thịt, trứng, hải sản, đặc biệt từ loài nhuyễn thể, bí đỏ, hạt đậu và hạt hướng dương. Các vitamin A, B và C: nguồn dinh dưỡng giúp cho chân tóc chắc khỏe và tạo sự óng ả của tóc. Bạn có thể tiếp nhận nguồn dinh dưỡng này từ các loại rau, hoa quả, thịt nạc, thịt gia cầm, cá, các cơ quan phủ tạng động vật, trứng và hạt đậu. Biotin: một vitamin nhóm B rất cần thiết cho độ chắc khỏe của tóc. Nguồn biotin cao có trong hạt đậu Hà Lan, hạt hoa hướng dương, hạt dẻ. Vitamin E: Tạo độ sáng và mềm mượt cho tóc, có nhiều từ các hạt nảy mầm như giá đỗ, một số dầu thực vật, các hạt có dầu thực vật như lạc, vừng, hạt hướng dương, đậu tương, rau xanh có màu xanh thẫm. Ngoài ra, các acid béo như omega-3 có tác dụng làm cho tóc có kết cấu chắc khỏe, luôn giữ được độ ẩm cần thiết cho tóc, chất này có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá basa. Gội đầu và dầu gội Theo TS Nguyễn Thị Lai, tùy từng loại rụng tóc mà cần có phương pháp điều trị cho phù hợp. Tuy nhiên đối với tất cả các loại hình rụng tóc đều phải tuân thủ chế độ gội đầu như sau: chỉ được gội đầu 2 – 3 ngày một lần, không được gãi, không chà mạnh làm xước da. Không được gội hằng ngày vì sẽ tẩy hết chất ceramide (có tác dụng bảo vệ da đầu) trên bề mặt da đầu. Về dầu gội: Tạm thời dừng tất cả các dầu gội thông thường. Dùng các loại dầu gội làm ngừng sự rụng tóc đồng thời kích thích mọc tóc như loại dầu gội có chứa các chế phẩm của minoxidin như Decos Vichy. Khi tóc đã ngừng rụng và mọc trở lại, bạn cũng chưa được dùng lại các dầu gội thông thường ngay mà vẫn phải gội bằng bồ kết quả hoặc chanh trong thời gian từ 1 - 2 năm. Sau đó bạn có thể dùng lại các dầu gội thông thường nhưng vẫn phải tuân theo nguyên tắc 2 – 3 ngày mới gội một lần. . rụng tóc. Khi nào rụng tóc được coi là bệnh? Thông thường, mỗi ngày da đầu mất đi khoảng 100 – 150 sợi tóc, và tóc sẽ thưa dần theo thời gian. Tuy nhiên, sự thưa tóc quá đáng so với tuổi là. 600 triệu bảng với hy vọng tóc của họi có thể mọc trở lại. Vậy khi nào thì tóc rụng bị coi là bệnh? Và những phương pháp nào và loại thuốc nào có thể chữa trị? Tóc mọc bình thường ra sao?. phát triển của tóc kéo dài khoảng 3 tháng đưa tới sự rụng tóc. Sau đó nang tóc lại qua một chu kỳ mới, thay thế một tóc mới mọc cho mỗi tóc rụng. Tại bất cứ thời điểm nào, 90% tóc ở trong giai

Ngày đăng: 18/06/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w