1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Các lực trong tự nhiên docx

5 1,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 109,7 KB

Nội dung

Các lực trong tự nhiên Câu 1. Hoả tinh có khối lượng bằng 0,11 lần khối lượng của Trái Đất và bán kính là 3395km. Biết gia tốc rơi tự do ở bề mặt Trái Đất là 9,81m/s 2 , bán kính Trái Đất là 6400km . Gia tốc rơi tự do trên bề mặt Hoả tinh là A. 3,83m/s 2 B. 2,03m/s 2 C. 3,17m/s 2 D. 0,33m/s 2 Câu 2. Một vật được ném ngang với vận tốc v 0 = 30m/s, ở độ cao h = 80m. Lấy g = 10m/s 2 . Tầm bay xa và vận tốc của vật khi chạm đất là A. 120m; 70m/s. B. 50m; 120m/s. C. 120m; 50m/s. D. 120m; 10m/s. Câu 3 Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1km. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một quả cân có khối lượng 20g. Lấy g = 10m/s 2 . A. Nhỏ hơn. B. Bằng nhau C. Lớn hơn. D.Chưa thể biết. Câu 4 Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 9N. Khi ở một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu ? A. 81N B. 27N C. 3N D. 1N Câu 5 Tìm lực căng T của dây khi buộc một vật có khối lượng là 1kg rồi di chuyển lên trên nhanh dần đều với gia tốc 1,2 m/s 2 . Lấy g = 9,8m/s 2 A. 8,6 N B. 9,8N C. 10N D. 11N Câu 6 Hai túi mua hàng dẻo, nhẹ, cách nhau 12m. Mỗi túi chứa 15 quả cam giống hệt nhau và có kích thước không đáng kể . Nếu đem 10 quả cam ở túi này chuyển sang túi kia thì lực hấp dẫn giữa chúng bằng bao nhiêu giá trị ban đầu A. 2/3 B. 2/5 C. 5/3 D. 5/9 Câu 7 Một vật được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc 50m/s. Bỏ qua lực cản không khí, lấy g = 10m/s 2 . Vật sẽ rơi trở lại xuống mặt đất trong thời gian : A. 2,5s B. 5,0s C. 7,5s D. 10s Câu 8 Một quả bóng rơi tự do gần bề mặt Trái Đất chạm đất sau 5s với vận tốc 50m/s . Nếu quả bóng rơi tự do với cùng độ cao như vậy trên hành tinh X. Sau 5s, nó sẽ có vận tốc 31m/s. khối lượng của hành tinh X đó bằng mấy lần khối lượng của Trái Đất? A. 0,16 B. 0,39 C. 1,61 D. 0,62 lần Câu 9 Gia tốc tự do ở bề mặt Mặt Trăng là g 0 và bán kính Mặt trăng là 1740 km. Ở độ cao h = 3480 km so với bề mặt Mặt Trăng thì gia tốc rơi tự do bằng: A.g o /9 B. g o /3 C. g o /2 D. g o /4 Câu 11 Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi lò xo có chiều dài 16cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ? A. 22cm B. 28cm C. 40cm D. 48cm Câu 12 Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là: A. 1 cm B. 2 cm C. 3 cm D. 4 cm Câu 13 Một vật có khối lượng M được gắn vào một đầu của lò xo có độ cứng k đặt trên mặt phẳng nghiêng một góc , không ma sát vật ở trạng thái đứng yên. Độ dãn x của lò xo là A. 2 sin / x Mg k   B. sin / x Mg k   C. / x Mg k  D. 2 x gM  Câu 14 Người ta treo một vật có khối lượng 0,3kg vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên cố định), thì lò xo dài 31 cm. Khi treo thêm một vật 200g nữa thì lò xo dài 33 cm. Lấy g = 10m/s 2 . Độ cứng của lò xo theo N/m là: A.9,7 B. 1 C.100 D. Kết quả khác Câu 15 Tìm kết luận đúng: Khi treo một vật có khối lượng 1kg vào một lò xo thì nó dãn ra được 10cm. Sau đó người ta treo thêm vào lò xo vật thứ hai có khối lượng 1,5kg thì : A. lò xo có độ cứng K = 100N/m B. Độ dãn của lò xo: 15cm Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. C. Độ dãn của lò xo : 25cm D. Cả A và C Câu 16 Vât gắn vào đầu của một lò xo và được đặt trên một bàn xoay có mặt ngang , nhẵn. Cho bàn quay đều với tốc độ góc 20rad/s thì lò xo bị dãn một đoạn 4cm. Xem lò xo luôn nằm dọc theo phương nối từ tâm quay tới vật và chiều dài tự nhiên của nó là 20cm. Khi bàn quay đều với tốc độ góc 30rad/s thì độ dãn của lò xo : A. 6cm B. 12cm C. 10cm D. 18cm Câu 17 Một lò xo khi treo vật m = 100g sẽ dãn ra 5cm. Khi treo thêm vật m', lò xo dãn 8cm. Tìm m'. A. 0,3 kg B. 0,26 kg. C. 0,16 kg D. 0,06 kg. Câu 18 Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 30cm. Khi lò xo có chiều dài 36cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5N. Tìm chiều dài của lò xo khi lực đàn hồi của nó bằng 10N. A. 12cm B. 18cm C. 40cm D. 48cm Câu 19. Một xe ôtô đang chạy trên đường lát bê tông với vận tốc v 0 = 72km/h thì hãm phanh. Quãng đường ôtô đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng hẳn là 40m. Hệ số ma sát trượt  giữa bánh xe và mặt đường là A. 0,3 B. 0,4 C. 0,5 D0,6. Câu 20 Một tủ lạnh có khối lượng 90kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,50. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu N ? Lấy g = 10m/s 2 . A. 45 B. 450 C. 550 D. 900 Câu 21 Một chiếc tủtrọng lượng 1000N đặt trên sàn nhà nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ giữa tủ và sàn là 0,6N ; hệ số ma sát trượt là 0,50. Muốn dịch chuyển tủ phải tác dụng vào tủ lực theo phương nằm ngang có độ lớn : A. 450N B. 500N C. 550N D. 610N Câu 22 Một vật có vận tốc đầu 10m/s trượt trên mặt phẳng ngang . Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được 1 quãng đường bao nhiêu thì dừng lại ? Lấy g = 10m/s 2 . A. 20m B. 50m C. 100m D. 500m Câu 24 Một người có trọng lượng 150N tác dụng 1 lực 30N song song với mặt phẳng ngang để đẩy một vật có trọng lượng 90N trượt trên mặt phẳng ngang với vận tốc không đổi. Lực ma sát có độ lớn: A. > 30N B. 30N C. 90N D. Lớn hơn 30N nhưng nhỏ hơn 90N Câu 25 Hai người đẩy cùng chiều một thùng khối lượng 1200kg theo phương nằm ngang. Người thứ nhất đẩy với lực 2500N, còn người thứ hai đẩy với lực 500N. Nếu hệ số ma sát trượt là 0,15 thì gia tốc của thùng là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s 2 A. 1,0m/s 2 B. 0,5m/s 2 C. 0,87m/s 2 D. 0,75m/s 2 Câu 26. Một ôtô tải kéo một ôtô con có khối lượng 2 tấn và chạy nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v 0 = 0. Sau thời gian 50s ôtô đi được 400m. Bỏ qua lực cản tác dụng lên ôtô con. Độ cứng của dây cáp nối hai ôtô là k = 2.10 6 N/m thì khi đó dây cáp giãn ra một đoạn là A. 0,16mm B. 0,16cm C. 0,32mm D. 3,2mm Câu 27 Biết bán kính của Trái Đất là R. Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật khi vật ở mặt đất là 45N, khi lực hút là 5N thì vật ở độ cao h bằng: A. 2R. B. 9R. C. 2R/3. D. R/9 Câu 28. Khi người ta treo quả cân có khối lượng 300g vào đầu dưới của một lò xo( đầu trên cố định), thì lò xo dài 31cm. Khi treo thêm quả cân 200g nữa thì lò xo dài 33cm. Lấy g = 10m/s 2 . Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là A. 28cm; 1000N/m B. 30cm; 300N/m C. 32cm; 200N/m D. 28cm; 100N/m Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Câu 29. Một vật khối lượng m = 400g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bà là  = 0,3. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F = 2N có phương nằm ngang. Lấy g = 10m/s 2 . Quãng đường vật đi được sau 1s là A. 1m. B. 2m. C. 3m. D. 4m. Câu 30 Một vật được ném ngang với tốc độ 30 m/s ở độ cao h = 80 m. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s 2 . Tầm xa của vật có giá trị tính theo m : A. 120 B. 480 C. 30 8 D. 80m Câu 31 Một vật được ném ngang từ độ cao h =1,25m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Khi vật chạm đất, tầm xa của vật là L = 1,5m (tính theo phương nằm ngang). Lấy g = 10m/s 2 . vận tốc ban đầu của vật lúc ném có độ lớn là: A. 12m/s. B. 3m/s. C. 4,28m/s. D. 6m/s. Câu 32. Một vật khối lượng m, được ném ngang từ độ câo h với vận tốc ban đầu v 0 . tầm bay xa của nó phụ thuộc vào A. m và v 0 . B. m và h C. v 0 và h. D. m, v 0 và h. Câu 33 Một vật được ném ngang với vận tốc 5m/s sau khi ném 1,2s thì vật chạm đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s 2 . Khi vật chạm đất vận tốc của nó có độ lớn : A. 17m/s B. 12m/s C. 13m/s D. 17 m/s Câu 34 Một vật được ném ngang với vận tốc 30m/s từ độ cao H. Khi vật chạm đất vận tốc của nó có độ lớn là 50m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10m/s 2 . Độ cao H : A. 50m B. 60m C. 70m D. 80m Câu 35. Cho biết khối lượng của Trái Đất là M = 6.10 24 kg; khối lượng của một hòn đá là m = 2,3kg; gia tốc rơi tự do g = 9,81m/s 2 . Hòn đá hút Trái Đất một lực là A. 58,860N B. 58,860.10 24 N C. 22,563N D. 22,563.10 24 N Câu 36 Một ôtô khối lượng 2 tấn (coi là chất điểm) chuyển động với vận tốc 36km/h trên chiếc cầu vồng lên có dạng một cung tròn, bán kính R = 50m. Áp lực của ôtô lên cầu tại điểm cao nhất tính theo kN là (lấy g =10m/s 2 ) : A.16 B. 24 C.20 D. 3,184 Câu 37 Vât được đặt trên một bàn xoay có mặt ngang nhám. Biết hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa vật và bàn là 0,5 và g =10m/s 2 . Khoảng cách từ vật tới trục quay là 5cm , tốc độ góc cực đại của bàn để vật không trượt đối với bàn là : A. 5 rad/s B. 10 rad/s C. 15 rad/s D. 20 rad/s Câu 38 Vât khối lượng m = 0,5kg được gắn vào đầu của một lò xo và đặt trên một bàn xoay có mặt ngang , nhám. Cho bàn quay đều với tốc độ góc 8 rad/s thì lò xo nằm dọc theo phương nối từ tâm quay tới vật và bị dãn một đoạn 5cm.Biết độ cứng của lò xo là 100N/m và chiều dài tự nhiên của nó là 20cm. Lực ma sát có độ lớn : A. 3N B. 4N C. 5N D. Một kết quả khác Câu 39 Vât khối lượng m = 400 g được gắn vào đầu của một lò xo và đặt trên một bàn xoay có mặt ngang , nhám. Cho bàn quay đều với tốc độ góc 4 rad/s thì lò xo nằm dọc theo phương nối từ tâm quay tới vật và bị dãn một đoạn 5cm.Biết độ cứng của lò xo là 200N/m và chiều dài tự nhiên của nó là 20cm. Lực ma sát có hướng và độ lớn : A. về tâm ; 4,8N B. về tâm ; 8,4N C. ra xa tâm ; 4,8N D. ra xa tâm ; 8,4N Câu 40 Dùng một dây nhẹ, không dãn, chiều dài 1 m để quay đều một vật trong một mặt phẳng nằm ngang. Biết g = 10 m/s 2 và dây hợp với phương thẳng đứng một góc 45 0 . Tốc độ góc quay vật có độ lớn tính theo rad/s : A. 5,78 B. 4,88 C. 3,76 D.2,44 Câu 41 Dùng một dây nhẹ, không dãn để quay đều một vật khối lượng m = 500g trong một mặt phẳng nằm ngang. Biết g = 10 m/s 2 và dây hợp với phương thẳng đứng một góc 60 0 .Lực căng dây có giá trị tính theo N : Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. A. 5 B. 5 3 C. 5 3 / 3 D. 10 3 / 3 Câu 42. Một người có khối lượng m = 60kg đứng trong buồng thang máy trên một bàn cân lò xo. Số chỉ của cân là 642N. Lấy g = 10m/s 2 . Độ lớn và hướng gia tốc của thang máy là A. 0,5m/s 2 , hướng thẳng đứng lên trên. B. 0,5m/s 2 , hướng thẳng đứng xuống dưới. C. 0,7m/s 2 , hướng thẳng đứng lên trên. D. 0,7m/s 2 , hướng thẳng đứng xuống dưới. Câu 43. Một vật khối lượng 0,5kg móc vào lực kế treo trong buồng thang máy. Thang máy đi xuống và được hãm với gia tốc 1m/s 2 . Lấy g = 10m/s 2 . Số chỉ của lực kế là A. 4,0N B. 4,5N C. 5,0N D. 5,5N Câu 44. Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 300g buộc vào một đầu dây treo vào trần của một toa tàu đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang. Người trên xe thấy quả cầu khi đứng yên bị lệch về phía trước so với phương thẳng đứng một góc  = 4 0 . Lấy g = 9,81m/s 2 . Độ lớn và hướng gia tốc của tầu là A. 0,69m/s 2 ; ngược hướng chuyển động. B. 0,69m/s 2 ; cùng hướng chuyển động. C. 0,96m/s 2 ; ngược hướng chuyển động. D. 0,96m/s 2 ; cùng hướng chuyển động. Câu 45. Giả thiết như câu 44. Người ta thấy quả cầu khi đứng yên bị lệch về phía sau so với phương thẳng đứng một góc  = 5 0 . Lấy g = 9,81m/s 2 . Độ lớn và hướng gia tốc của tầu là A. 0,86m/s 2 ; ngược hướng chuyển động. B. 0,86m/s 2 ; cùng hướng chuyển động. C. 0,68m/s 2 ; ngược hướng chuyển động. D. 0,68m/s 2 ; cùng hướng chuyển động. Câu 46. Một ôtô khối lượng m = 1200kg( coi là chất điểm), chuyển động với vận tốc 36km/h trên chiếc cầu vồng lên coi như cung tròn bán kính R = 50m. Lấy g = 10m/s 2 . Áp lực của ôtô lên mặt cầu tại điểm cao nhất tính theo kN là A. 14,4 B. 12 C. 9,6 D. 9,2 Câu 47. Một ôtô khối lượng m = 1200kg( coi là chất điểm), chuyển động với vận tốc 36km/h trên chiếc cầu võng xuống coi như cung tròn bán kính R = 50m. Lấy g = 10m/s 2 . Áp lực của ôtô lên mặt cầu tại điểm thấp nhất tính theo kN là A. 14,4 B. 12 C. 9,6 D. 9,2 Câu 48. Một cái hòm khối lượng m = 40kg đặt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà là  = 0,2. Người ta đẩy hòm bằng một lực F = 200N theo phương hợp với phương ngang một góc  = 30 0 , chếch xuống phía dưới. Lấy g = 10m/s 2 Gia tốc của hòm là A. 3,00m/s 2 B. 2,83m/s 2 C. 2,33m/s 2 D. 1,83m/s 2 Câu 49. Kéo một khúc gỗ hình hộp chữ nhật có trọng lượng 100(N) trượt đều trên sàn nằm ngang với lực kéo F = 20(N) , nghiêng góc 0 30  so với sàn . Lấy 7,13  . Hệ số ma sát trượt giữa khúc gỗ với sàn là A. 0,34 B. 0,20 C. 0,192 D. 0,17 Câu 50. Cho hệ vật như hình vẽ. Hệ số ma sát trượt giữa các vật với mặt sàn nằm ngang là 0,3. Lực căng tối đa mà dây nối hai vật có thể chịu được là 8N. Khôi lượng của mỗi vật là 2kg, lấy g = 10 m/s 2 . Gia tốc cực đại mà hệ vật có thể thu được : A. 4 m/s 2 B. 3 m/s 2 C. 2 m/s 2 D. 1 m/s 2 Câu 51 Cho hệ vật như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa vật M và vật m là µ 1 ; giữa M và sàn là µ 2 . Biết hệ chuyển động đều. Tìm mối quan hệ đúng A. µ 1 > µ 2 B. µ 1 = µ 2 C. µ 1 < µ 2 D. Không kết luận được vì chưa biết khối lượng của các vật F  M m F  Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. . Các lực trong tự nhiên Câu 1. Hoả tinh có khối lượng bằng 0,11 lần khối lượng của Trái Đất và bán kính là 3395km. Biết gia tốc rơi tự do ở bề mặt Trái Đất là 9,81m/s 2 . g o /2 D. g o /4 Câu 11 Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi lò xo có chiều dài 16cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó. 0,06 kg. Câu 18 Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 30cm. Khi lò xo có chiều dài 36cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5N. Tìm chiều dài của lò xo khi lực đàn hồi của nó bằng 10N. A. 12cm B. 18cm

Ngày đăng: 18/06/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w