CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
Khái niệm đất đai
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về “ đất đai”, tùy vào từng ngành, từng đối tượng mà ta có định nghĩa về đất đai là khác nhau Dưới đây tôi xin trình bày một số khái niệm về đất đai hay được sử dụng:
*Định nghĩa thứ nhất: Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ
Luật đất đai 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ,nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay !".
Đặc điểm đất đai
1.2.1 Đất đai có tính cố định Đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, tính cố định vị trí quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi có đất Mặt khác, đất đai không giống các hàng hóa khác có thể sản sinh qua quá trình sản xuất do đó, đất đai là có hạn Tuy nhiên, giá trị của đất đai ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau Đất đai ở đô thị có giá trị lớn hơn ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa; đất đai ở những nơi tạo ra nguồn lợi lớn hơn, các điều kiện cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn sẽ có giá trị lớn hơn những đất đai có điều kiện kém hơn Chính vì vậy, khi vị trí đất đai, điều kiện đất đai từ chỗ kém thuận lợi nếu các điều kiện xung quanh nó trở nên tốt hơn thì đất đó có giá trị hơn Vị trí đất đai hoặc điều kiện đất đai không chỉ tác động đến việc sản xuất, kinh doanh tạo nên lợi thế thương mại cho một công ty, một doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa đối với một quốc gia Đất đai là một tài sản không hao mòn theo thời gian và giá trị đất đai luôn có xu hướng tăng lên theo thời gian.
1.2.2 Đất đai có tính đa dạng phong phú Đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất đai và phù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì tính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi cuả các loại cây, con quyết định và đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì, đất tốt cho mục đích này nhưng lại không tốt cho mục đích khác. Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người Con người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai có thể chuyển đất hoang thành đất sử dụng được hoặc là chuyển mục đích sử dụng đất Tất cả những tác động đó của con người biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiên thành sản phẩm của lao động Trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng đất có liên quan đến các quan hệ kinh tế – xã hội Trong xã hội có giai cấp, các quan hệ kinh tế – xã hội phát triển ngày càng làm các mâu thuẫn trong xã hội phát sinh, đó là mối quan hệ giữa chủ đất và nhà tư bản đi thuê đất, giữa nhà tư bản với công nhân
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều,quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư.
Vai trò của đất đai
Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức cũng là sản phẩm của của xã hội. Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp” Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!”
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó,ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ
Khái quát về quy hoạch sử dụng đất
2.1 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai
" Quy hoạch" ta có thể hiểu chính là việc xác địng một trật tự nhất định bằng nhũng hoạt động như: phân bố, xắp xếp, bố trí, tổ chức .
" Đất đai " là một phần lãnh thổ nhất định( vùng đất, khoanh đất, vạc đất,mảnh đất, miếng đất ) có vị trí, hình thể, diện tích với nhữnh tính chất tự nhiên hoặc mới được tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính ) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sự dụng đất vào các mục đích khác Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm qui hoạch đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất những phương hướng sử dụng đất đai hợp lí, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đôí tượng của các mối quan hệ sản xuất trong các lĩnh vực sử dụng đất đai Nó giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội,nó gắn chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế xã hội Đất đai là địa điểm, là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là một hiện tượng kinh tế xã hội thể hiện đồng thời ở tính chất: kinh tế( bằng hiệu quả sử dụng đất), kỹ thuật ( các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dụng bản đồ, khoan định, xử lý số liệu ) và pháp chế( xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo phấp luật).
Qua phân tích ta có thể định nghĩa: Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước ( thể hiện đựơc đồng thời ba tính chất kinh tế,kỹ thuật và pháp chế ) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoan định cho các mục đích và các ngành ) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai môi trường.
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉ các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng caohiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
2.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại qui hoạch có tính lịch sử xã hội,tính khống chễ vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.Các đặc điểm qui hoạch sử dụng đấtđai được cụ thể như sau :
2.2.1.Tính lịch sử - xã hội
Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, lịch sử phát triển của mỗi loại giai đoạn khác nhau Chính vì thế, ta có thể nói rằng lịch sử phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của qui hoạch sử dụng đất đai Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất thể hiện theo hai mặt : lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất ) và quan hệ sản xuất ( quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ) Trong qui hoạch sử dụng đất đai, luôn nẩy sinh mối quan hệ giữa người với đất đai Các công việc của con người như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế đều liên quan chặt chẽ với đất đai, nhằm đưa đất đai vào sử dụng sao cho đầy đủ,hợp lý và hiệu quả cao nhất Quy hoạch đất đai thể hiện động thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất,vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội.
Mặt khác, ở mỗi nứơc khác nhau đều có luật đất đai riêng của mình Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai của các nước cũng có nội dung khác nhau ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội. Bởi vìvậy theo luật đất đai thì đất đai nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý và nhà nước giao đất cho các hộ gia đình và tổ chức sử dụng. Điều đó góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân làm chủ mảnh đất, tự tin trong sản xuất và đầu tư, giúp cho việc bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của tùng lợi ích kinh tế xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau.
2.2.2.Tính tổng hợp Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời ssống của con người và các hoạt động xã hội Cho nên quy hoạch sử dụng đấtđai mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế, xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai, sản suất công nông nghiệp, môi trường sinh thái Quy hoạch sử dụng đất đai hường động chậm đến việc sử dụng đất của sáu loại đất chính: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị,đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng, cũng như ảnh hưởng đến toàn nhu cầu sử dụng đất đai của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng dất, nó phân bố,bố trí và điều chỉnh các nhu cầu đất đai; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai các ngành, lĩnh vực xác định và điều phối hương thức, phương hướng phan bổ sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế -xã họi, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất đâi được thể hiện rất rõ trong phương hướng, kế hoạch sử dụng đất Thường thời gian của qui hoạch sử dụng đất đai trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như: sự thay đổi về nhân khẩu học, tiển bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoáhiện đại hoá nông nghiệp và các lĩnh vực khác, từ đó xác định qui hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn. Để đáp ứng được nhu cầu đất cho phất triển lâu dài kinh tế -xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai phải có tính dài hạn Nó tạo cơ sở vũng chắc, niềm tin cho các chủ đầu tư, tạo ra môi trường pháp lý ổn định.
2.2.4.Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất.Nó chỉ ra được tính đại thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể,chi tiết của sự thay đổi Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là qui hoạch mang tính chiến lược,các chỉ tiêu của qui hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính pương huớng và khái lược về sư dụng đất của các ngành như : phương hướng,mục tiêu và trỏng điểm chiến lược của sư dụng đẩt đai trong vùng; cân đối tổng quát các nhu cầu sử dụng đất của các ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng và phân bố đất đai trong vùng; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sư dụng đất đai trong vùng ; đề xuát các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất.
Quy hoạch có tính dài hạn, lên khoảng thời gian dự báo tương đối dài, mà trong quá trình dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu qui hoạch càng khái lược hoá qui hoạch sẽ càng ổn định Do đó, qui hoạch thường cóc giá trị trong thời gian, toạ nền tảng và định hướng cho các nghành khác sử dụng đất đai, tạo nền tảng và định hướng cho các ngành khác sử dụng đất đai theo phương hướng đã vạch ra.
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội Mỗi đất nước có các thể chế chính trịnh khác nhau, các phương hướng hoạt động kinh tế xã hộikhácnhau, nên chính sách qui hoạch sử dụng đất đai cũng khác. Khi xây dựng phương án phải quán triện các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của đảng và nhà nước, đảm bảo cụ thể mặt bằng đất đai của các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kinh tế chính trị xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu, các qui định khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái Trong một số trường hợp ta có thể hiểu qui hoạch là luật, qui hoạch sử dụng đất đai để đề ra phương hướng, kế hoạch bắt mọi người phải làm theo Nó chính sách cứng, là cái khung cho mọi hoạt động diễn ra trong đó Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện tính chính sách rất cao Nhưng không phải thế mà qui hoạch sủ dụng đất đai là vĩnh viễn, không thay đổi.
Với xu hướng đi lên của xã hội, mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi Vì vậy, dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó định trước, đoán truớc,theo nhiều phương diện khác nhau, qui hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời lỳ nhất định Càng ngày xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, đời sống của con người đòi hỏi càng cao, các nhu cầu luôn biến đổi, cùng với những thay đổi đó các chính sách của nhà nước và tình hình kinh tế cũng thay đổi theo Do đó, các dự kiến qui hoạch là cần thiết Điều này thể hiện tính khả biến của qui hoạch Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là qui hoạch động.
2.3 Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch chung
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch chung, quy hoạch ngành và quy hoạch sử dụng đất đai Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung như nhau: nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch; số lượng và thành phần đối tượng nằm trong quy hoạch, phạm vi lãnh thổ quy hoạch cũng như nội dung và phương pháp quy hoạch Riêng hệ thống quy hoạch và sử dụng đất đai được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai từ tổng thể đến thiết kế chi tiết. Đối với nước ta, Luật Đất đai năm 2003 qui định quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành.
- Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai cả nước (gồm cả quy hoạch sử dụng đất đai các vùng kinh tế).
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Khái quát về quy hoạch nông thôn mới
3.1 Khái niệm nông thôn mới
* Nông thôn: Là danh từ chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp Nông thôn là địa bàn sinh sống chủ yếu của hộ gia đình nông dân, có chức năng quan trọng trong sản xuất và cung ứng nông sản cho xã hội Phát triển nông thôn là một vấn đề phức tạp vì nó liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách, nhiều hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn và đời sống của người dân nông thôn Trong văn bản quản lý hiện hành ở nước ta “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã (Thông tư của Bộ NN&PTNT số 54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Điều 1).
* Nông thôn mới: Là mô hình nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giầu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Những đặc trưng xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; Nông thôn phát triển theo quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; An ninh tốt, quản lý dân chủ; Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
Chính sách kinh tế trong xây dựng nông thôn mới là loại chính sách kinh tế nhằm vào phát triển các nội dung kinh tế trong quá trình xây dựng nông thôn mới.Các nội dung kinh tế này được xác định trong các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển nông thôn mới với các tiêu chí, chỉ tiêu cho mỗi giai đoạn Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW,ngày 05-8-2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó xác định "Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường"
3.2 Khái niệm quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới là một phần của chương trình “Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới” Quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới cho thấy được sự phát triển kinh tế – xã hội tổng thể không chỉ liên quan đến mảng Nông thôn – Nông nghiệp và Nông dân, mà còn liên quan đến hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của toàn xã hội Do đó quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới cũng phải gắn liền với các quy hoạch phát triển của cả vùng, trong đó phải tính đến sự phát triển vũ bão của đô thị
3.3.Đặc điểm của quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới
- Quy hoạch phải dựa trên phân tích kỹ các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương nhằm phát huy được các lợi thế và hạn chế các tác động tiêu cực
- Quy hoạch phải theo hướng giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo tinh thần Nghị quyết của Đảng về xây dựng nông thôn mới, phù hợp với quy hoạch chung của huyện Thanh Oai, quy hoạch chung Thủ đô.
- Quy hoạch phải đảm bảo sự phát triển bền vững và gắn với việc thực hiện các chính sách xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Khi quy hoạch xây dựng mới và mở rộng điểm dân cư nông thôn ngoài việc tuân thủ các quy định trong QCVN 14: 2009/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, còn phải tuân theo các yêu cầu sau:
+ Khu đất xây dựng điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn, đảm bảo điều kiện liên hệ thuận tiện trong sinh hoạt và sản xuất của người dân.
+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng hiện tại với dự kiến phát triển tương lai.
+ Dần lấp đầy những vị trí đất kẹp trong các khu dân cư để tạo điều kiện hình thành các khu dân cư tập trung.
+ Đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
+ Đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất cho việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. + Đảm bảo yêu cầu về cấp thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ.
+ Đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng, du lịch, văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng
+ Chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện đất đai của từng địa phương.
- Quy hoạch mạng lưới điểm dân cư toàn xã và chỉnh trang khu dân cư hiện hữu phải đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất của khu dân cư, khu trung tâm xã, khu xây dựng các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và khu dành cho các mục đích khác (quốc phòng, du lịch, di tích lịch sử ) Khu vực (theo chức năng) đã sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch được giữ lại; khu vực đã ổn định cần chỉnh trang, cải tạo Những khu đất không còn phù hợp phải chuyển đổi mục đích sử dụng
Cần chuyển đổi mục đích sử dụng những thửa đất canh tác nhỏ lẻ xen lẫn với đất thổ cư để có điều kiện hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Cần đề xuất quy hoạch mới khu dân cư phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai hoặc nhu cầu tái định cư khi có yêu cầu thay đổi chức năng sử dụng đất, cho các điểm dân cư ở các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai bắt buộc phải di dời.
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng của xã phải phù hợp với quy hoạch chung của huyện và khu vực Quy hoạch đưa ra phải đảm bảo cả phát triển trước mắt và lâu dài Quy hoạch xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng theo huớng hiện đại, đảm bảo theo quy mô và các tiêu chuẩn đã ban hành Trong kế hoạch thực hiện có thể triển khai dần từng buớc Quy hoạch đưa ra phải tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý, về giao thông cũng như các hạng mục cơ sở hạ tầng hiện có.
Khi quy hoạch xây dựng các hạng mục công trình cần kết hợp nét kiến trúc hiện đại và truyền thống, vừa giữ gìn bản sắc địa phương phù hợp với quy hoạch chung của huyện, thành phố; phát huy tối đa nội lực và sự hỗ trợ bên ngoài, làm cơ sở thực hiện các mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã giai đoạn 2016- 2020.
Mối liên hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Rà soát các dự án trên địa bàn xã và khu trung tâm xã.
- Khảo sát, đánh giá chi tiết hiện trạng sử dụng đất, công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật trong khu trung tâm xã.
- Xác định hướng phát triển sản xuất của xã trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, các lợi thế và hạn chế của địa phương làm cơ sở đề xuất phương án quy hoạch.
- Xây dựng phương án quy hoạch, xác định nguồn lực và khả năng huy động các nguồn lực cho việc thực hiện quy hoạch.
- Quy hoạch không gian khu trung tâm xã, khớp nối với hệ thống cơ sở hạ tầng của xã và khu vực.
- Xây dựng phương án quy hoạch, xác định bước đi và giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Xác định rõ bước đi và các giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Xác định rõ nguồn vốn đầu tư.
4 Mối liên hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng nông thôn mới
4.1 Tiêu chí quốc gia về quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới
- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
4.2 Mối liên hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới có mối liên hệ chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất của toàn thành phố nói chung, cũng như các xã, các huyện nói riêng.Mối liên hệ đó có tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau Mối liên hệ này được thể hiện rõ qua những khía cạnh sau:
*Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phất triển kinh tứ xã hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triểnkinh tế xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian có tính đến chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị cấp dưới.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việi xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một nhiệm vụ chủ yếu Còn đối tượng của qui hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án qui hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý.
Như vậy, qui hoạch sử dụng đất đai là qui hoạch tổng hợp chuyên ngành,cụ thể hoá qui hoạch tổng thể phất triển kinh tế xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điếu hoà thống nhất với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
*Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch phát triển nông nghiệp
Qui hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế
- xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân tài, vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới qui mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hoá, giá trị sản phẩm, trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của qui hạch sử dụng đất đai Qui hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên qui hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng của các ngành trong nông nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô,khống chế và điều hoà qui hoạch phát triển nông nghiệp Hai loại qui hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng cần thiết và không thể thay thế lẫn nhau.
*Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch đô thị
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội và phát triển của đô thị, qui hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, qui mô, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách toàn diện hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển của đô thị được hài hoà và có trật tự, tạo những điều kiện có lợi cho cuộc sốngvà sản xuất Tuy nhiên, trong qui hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, qui mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai như bố cục không gian trong khu vực qui hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị và qui hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ Sự bố cục, qui mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng .,trong qui hoạch đô thị sẽ được điều hoà với qui hoạch sử dụng đất đai. Qui hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị.
*Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai cả nước với qui hoạch sử dụng đất đai của địa phương
Qui hoạch sử dụng đất đai cả nước với qui hoạch sử dụng đất đai của đại phương cùng hợp thành hệ thống qui hoạch sử dụng đất đai hoàn chỉnh Qui hoạch sử dụng đất đaicả nước là căn cứ của qui hoạch sử dụng đất đai các địa phương ( tỉnh, huyện, xã ) Qui hoạch sử dụng đát đai cả nước chỉ đạo việc xây dựng qui hoạch cấp tỉnh,qui hoạch cấp huyện xây dựng trên qui hoạch cấp tỉnh.Mặt khác, qui hoạch sử dụng đất đai của các địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ dể chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện qui hoạch sử dụng đất đai của cả nước.
*Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch các ngành
Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau Qui hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của qui hoạch sử dụng đất đai, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế qui hoạch của qui hoạch sử dụng đất đai.
Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch các ngành là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về qui hoạch theo không gian ở cùng một khu vực cụ thể Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tủ tưởng chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ ( qui hoạch ngành ); một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục ( qui hoạch sử dụng đất ).
5 Sự cần thiết của mối liên hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Việc xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế.
Một số lý do nhà nước ta cần phải thực hiện xây dựng nông thôn mới:
- Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển.
Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách quy hoạch đất trong xây dựng nông thôn mới
4.1 Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới
4.1.1 Tùy tiện trong công tác dồn điền đổi thửa
- Các cán bộ địa phương thôn My Dương- xã Thanh Mai đã “tùy tiện” tiến hành đo giao ruộng cho các hộ dân mà không thực hiện đúng Hướng dẫn số 121 ngày 20/8/2012 của UBND huyện Thanh Oai về quy trình DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai giai đoạn 2012 - 2013.
- Sai phạm trong dồn điền đổi thửa tại thôn Trường Xuân là một trong những trường hợp điển hình đã khiến cho công tác quy hoạch đất của người dân gặp nhiều khó khăn, khiếu kiện kéo dài :
Theo kết luận số 03/KL-UBNB, ngày 04-2-2015 của UBND huyện Thanh Oai về những sai phạm liên quan đến công tác DDĐT, quản lý và sử dụng đất công tại thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương đã chỉ rõ, trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện Ban chỉ đạo DĐĐT xã, UBND xã Xuân Dương, Tiểu ban DĐĐT thôn Trường Xuân đã mắc nhiều sai phạm Về việc tổ chức học tập, thảo luận, đóng góp và phê duyệt đề án DĐĐT ở thôn Trường Xuân có một số ý kiến chưa nhất trí với phương án giao ruộng, góp 21m 2 đất/sào làm giao thông thủy lợi nội đồng… nhưng tiểu ban DĐĐT không lấy biểu quyết thông qua Hội nghị nhân dân UBND xã không kiểm tra, xem xét đã trình HĐND xã và UBND huyện phê duyệt là chưa thực hiện đầy đủ trình tự tại bước 4, Hướng dẫn 121/HD-UBND của UBND huyện
“về quy trình dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai giai đoạn 2012-2013”; đồng thời chưa tuyên truyền, giải quyết kịp thời những ý kiến thắc mắc của công dân dẫn đến khiếu kiện cản trở công tác DĐĐT tại địa phương.
Việc quy hoạch đào đắp thủy lợi nội đồng và tổ chức thi công chưa sát thực tế, có chỗ chưa hợp lý như: Một số tuyến đường dọc được mở rộng không phát huy được hiệu quả tiêu nước và giữ nước; bỏ một số tuyến đường đang có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ở Nhất Tự, Cây Quýt; khu ruộng phần trăm không đắp được; phát sinh thêm bờ lổ nằm ngoài đề án đã được UBND huyện phê duyệt; tổ chức thi công còn chậm, có lúc thiếu sự giám sát của nhân dân dẫn đến lấy đất ruộng đắp bờ quá sâu San gạt mặt ruộng sau đào đắp thủy lợi nội đồng thì Ban Chỉ đạo DĐĐT xã chậm trễ trong việc chỉ đạo thực hiện để nhân dân có ý kiến thắc mắc, phản ứng mới tập trung san gạt, dẫn đến một số ruộng trũng do lấy đất đắp bờ đã san gạt, nhưng chưa đáp ứng kịp thời phục vụ cho sản xuất là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc một số công dân thắc mắc, không gắp phiếu nhận ruộng.
Do đó, sau nhiều lần tổ chức hội nghị gắp phiếu, đến nay vẫn còn 86 hộ với 26,5 mẫu ruộng dân chưa được giải quyết.
Bên cạnh đó,Tiểu ban DĐĐT thôn Trường Xuân đã tự ý bổ sung thêm hộ chính sách mới vào đối tượng được ưu tiên, nhưng không thông qua hội nghị họp dân đã tổ chức gắp phiếu nên kết quả không thành và phải hủy kết quả gắp phiếu là không thực hiện đúng Hướng dẫn số 121/HD của UBND huyện, gây phức tạp tình hình ở địa phương
Dưới đây là bảng tổng kết về số vụ khiếu nại trên địa bàn huyện trong những năm thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi giống cây trồng:
Bảng 2.7 Bảng tổng kết số vụ khiếu nại trên địa bàn huyện trong những năm thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi giống cây trồng- vật nuôi.
Nguốn: phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai 4.1.2 Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở huyện Thanh Oai gặp không ít khó khăn Đó là:
- Hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất ở nhiều xã chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của người dân.
- Một số xã còn thiếu nhạy bén trong việc lựa chọn loại cây, con phù hợp, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất Mặt khác, chính sách bảo đảm an ninh lương thực cũng khiến cho địa phương phải cân nhắc kỹ lưỡng việc chuyển đổi diện tích cây trồng.
- Công tác cho nông dân vay vốn mở rộng sản xuất, đổi mới kỹ thuật còn hạn chế.
- Các xã đã có ý thức tập trung sản xuất theo quy mô lớn nhưng chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu nên đầu ra cho các sản phẩm gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ bền vững trên thị trường do chưa được quảng bá hình ảnh.
4.1.3 Việc giải quyết công việc của chính quyền trong mối quan hệ với địa phương
Xã Cự Khê ( huyện Thanh Oai) thực hiện cấp đất dãn dân cho 37 hộ trên địa bàn xã. Để phục vụ dự án cấp đất giãn dân, xét đề nghị của xã, ngày 31- 12-2007, UBND huyện Thanh Oai đã ra quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của xã Cự Khê; giao UBND xã Cự Khê thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch Ngày 7-7-2008, UBND huyện Thanh Oai có Quyết định 911/QĐ - UB thu hồi 6.217m2 đất thuộc địa bàn xã Cự Khê (gồm 2.564m2 đất lúa, 2.017m2 đất thùng ao và 1.636m2 đất chưa sử dụng) chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp Trong đó, có 5.604m2 giao cho 37 hộ dân xã Cự Khê tự xây dựng nhà ở; 613m2 đất quy hoạch đường giao thông và rãnh thoát nước Diện tích đất này thuộc 3 thôn: Hạ, Mỹ, Khúc Thủy và một phần đất trước cửa UBND xã Điều kiện để được xét cấp đất giãn dân là các hộ gia đình phải có hộ khẩu thường trú tại xã, có khó khăn về đất ở.
Nhưng theo đơn tố cáo của người dân, có 3 trường hợp không sinh sống ở xã
Cự Khê nhưng vẫn được cấp đất giãn dân là các ông Đặng Quyết Thắng (ở Ban Đổi mới doanh nghiệp), Đinh Văn Phúc (ở Bộ LĐ- TB-XH), Đặng Minh Tuân (ở Công ty Thương binh Hà Đông) Được biết, do có khiếu kiện về một số trường hợp trên được duyệt cấp đất giãn dân sai quy định nên đến thời điểm này, quyết định cấp đất giãn dân cho 37 hộ vẫn chưa được phê duyệt, trong đó chủ yếu lại là các trường hợp nằm trong danh sách được cấp đất, có khó khăn về nhà ở.
4.1.4 Sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương về quản lý quy hoạch đất
Lãnh đạo huyện Thanh Oai không xem xét, giải quyết đơn của người dân về việc xây dựng công trình nhà ở trái phép Cụ thể là:
Bà Nguyễn Thị Thường cùng người dân thôn My Thượng, xã Thanh Mai đã có đơn gửi đến các cấp chính quyền phản ánh việc chiếm dụng hơn 5.000m2 đất nông nghiệp tại khu vực cửa kho thuốc sâu thôn My Thượng để trồng cây và xây dựng công trình nhà ở trái phép Bên cạnh đó, có một số vấn đề chưa minh bạch,công bằng trong dồn điền đổi thửa tại địa phương Sau khi xác minh thông tin người dân phản ánh, ngày 18-11-2015, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 134/TB-UBND, thông báo kết luận đơn tố cáo của người dân thôn My Thượng, xã Thanh Mai Theo đó, việc người dân phản ánh lãnh đạo huyện Thanh Oai không xem xét, giải quyết đơn của người dân là có cơ sở UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo UBND huyện Thanh Oai sớm kiểm điểm, xử lý các nội dung tố cáo liên quan công tác quản lý đất đai và TTXD trên địa bàn; đồng thời, xử lý triệt để các trường hợp xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp được giao
Cũng tại xã Thanh Mai, ở khu vực Hồ Giữa, thôn My Thượng, có 5 công trình xây dựng trái phép trước đây đã bị chính quyền đình chỉ thi công hiện nay đã hoàn thiện, được đưa vào sử dụng Đáng nói hơn, liền kề những công trình lẽ ra phải bị cưỡng chế, phá dỡ theo quy định đã xuất hiện thêm những công trình xây dựng mới.
Như vậy, chính quyền địa phương đã không chủ động thực hiện việc quy hoạch đất theo quy định mà lại tự động dựa vào quyền chức của mình để trục lợi riêng cho bản thân Điều này dẫn đến sự bất bình đối với người dân địa phương.
- Công tác quản lý xây dựng NTM theo quy hoạch trên địa bàn cả nước còn rất ít kinh nghiệm so với quản lý xây dựng theo quy hoạch ở khu vực đô thị Hiện nay trong khu vực nông thôn việc quản lý xây dựng theo quy hoạch chỉ diễn ra đối với khu vực xây dựng có dự án (chủ yếu đối với xây dựng công trình công cộng xã). Các công cụ giúp cho quản lý xây dựng NTM theo quy hoạch như công bố quy hoạch, cắm mốc quy hoạch, quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch được thực hiện rất hạn chế Sau khi các đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM được phê duyệt chỉ có công bố quy hoạch được thực hiện ở tất cả các xã.
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI GẮN LIỀN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN THANH OAI- THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Giải pháp về quy hoạch đất gắn liền với xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện Thanh Oai
1.1 Giải pháp về công tác quản lý hành chính
Sơ đồ 1 Hệ thống quản lý Nhà nước trong phát triển nông thôn nước ta
- Các cấp, các ngành tại địa phương trong quá trình quản lý và sử dụng phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Đất đai và các quy định của Nhà nước.
- Tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để cho các tổ chức, cá nhân được biết.
- Thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật Lấy quy hoạch làm căn cứ để kế hoạch hóa việc sử dụng đất của các huyện, các xã… Các nhu cầu sử dụng đất chỉ được giải quyết theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tại Luật Đất đai hiện hành.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược,kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển cho tỉnh dựa trên
Chiến lược-kế hoạch chung của Nhà nước
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược,kế hoạch phát triển KT-XH của huyện dựa trên
Chiến lược-kế hoạch phát triển của tỉnh
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược,kế hoạch phát triển KT-XH cho xã dựa trên
Chiến lược-kế hoạch phát triển của huyện
- Khi có biến động lớn về nhu cầu sử dụng đất thì phải thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước khi thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,
- Kiên quyết không thỏa thuận đầu tư, giao cấp đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án, công trình không nằm trong danh mục quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng Có biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, đảm bảo được tính minh bạch của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mọi thành phần kinh tế biết, để tham gia thực hiện.
1.2 Giải pháp về đầu tư
- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, các cấp, các ngành ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các công trình dự án, khắc phục tình trạng
- Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất.
- Cần ưu tiên đầu tư tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm.
- Huy động tối đa các nguồn vốn cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư của nước ngoài, vốn tự có của nhân dân.
- Đầu tư cho việc xây dựng các tư liệu phục vụ quản lý đất đai như đo đạc bản đồ địa chính (tập trung cho các xã chưa có bản đồ địa chính), quy hoạch, kế hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cần cân đối xác định các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nghiên cứu theo hướng khuyến khích đầu tư theo hình thức xã hội hóa, nhằm giảm áp lực cho nguồn ngân sách nhà nước.
- Thực hiện chính sách khai thác quỹ đất hợp lý, phát huy tiềm năng, tăng cường thực hiện các dự án đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Cần hạch toán thu chi cần thiết sao cho vốn đổ vào các công trình, dự án của nông thôn, xã, huyện tiết kiệm nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất.
1.3 Giải pháp về cơ chế chính sách
Sơ đồ 2 Sơ đồ về vai trò của Nhà nước trong phát triển nông thôn mới
Chính sách/ chiến lược/kế hoạch phát triển nông thôn Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn
Phát triển văn hoá xã hội nông thôn
Các vấn đề xã hội khác Các tổ chức chính trị-xã hội Lao động-việc làm Xoá đói giảm nghèo Giáo dục-Đào tạo Văn hoá-thể thao
Y tế-sức khoẻ,môi trườngKhoa học-Công nghệTài chính –Tín dụngDịch vụ-Thương mạiCông nghiệp-TTCNNông –Lâm –ngư nghiệp
* Chính sách về đất đai
- Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai, các văn bản của Trung ương phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất.
- Từ năm 2013, Nhà nước chỉ lập quy hoạch sử dụng đất đến các huyện, không lập quy hoạch đến các xã Nhưng việc phát triển nông thôn mới lại được triển khai ở các xã Cho nên phải có quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo tính quy hoạch xuyên suốt, tránh chồng chéo từ huyện tới xã.
Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất trong phát triển nông mới trong những năm tới, một số điểm sau cần được quan tâm giải quyết:
- Các cơ quan chức năng cần có công tác điều tra, thăm dò tâm lý, nguyện vọng của người nông dân và tuyền truyền lợi ích của những thay đổi trong chính sách trước khi tiến hành dồn điền đổi thửa, thu hồi đất nông nghiệp Tránh việc người dân không tiếp cận rõ được thông tin nên việc thực hiện mục tiêu đề ra sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
- Chính quyền địa phương cần có định hướng cho người dân sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp một cách hiệu quả đồng thời cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và nâng cao vai trò của những người lãnh đạo, quản lý.
- Phải có sự gắn kết giữa các chiến lược quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành với chiến lược đào tạo nghề Khắc phục triệt để tình trạng “quy hoạch treo” đối với các dự án trên địa bàn, đồng thời các cấp chính quyền huyện, xã cần nắm rõ tình trạng lao động, việc làm ở những khu vực có đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng, có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với lao động của địa phương, từ đó thành phố cần xây dựng các đề án, chương trình đào tạo nghề cho từng giai đoạn cụ thể.
- Cần có sự thanh tra thường xuyên xuống các vùng, xã đang thực hiện quy hoạch để tránh trường hợp một số cán bộ dựa vào mối quan hệ mà không thực hiện đúng như hướng dẫn.
- Công tác chỉ đạo và thực hiện: Cần có sự đồng bộ và nhất quán trong công tác chỉ đạo và thực hiện, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý và thực hiện,mọi thông tin về quy hoạch nên được triển khai rõ ràng, quyết liệt để người dân nắm được.
- Trong công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi thì các cán bộ xã nên nắm được điều kiện tự nhiên của vùng mình để định hướng cho người dân biết được nên sử dụng loại giống nào cho phù hợp, đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất Tốt hơn hết là nên có sự phát triển liên kết giữa các vùng để đạt được lợi ích kinh tế lớn nhất Đồng thời, các vùng quy hoạch về chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi nên có tầm nhìn xa hơn đối với thị trường tiêu thụ và quảng bá thương hiệu về sản vật của địa phương mình, để đến ngày thu hoạch, người dân sẽ không vấp phải những khó khăn khi tham gia thị trường Hiện nay một số xã đã làm được như cam đường Kim
An, gạo thơm Bối Khê,…