kỹ năng mềm trên máy tính

8 365 0
kỹ năng mềm trên máy tính

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

10 thói quen dẫn đến thất bại 1. Than phiền chính bản thân mình. Những người “định hướng” tới sự thất bại thường than phiền bản thân và cho rằng số phận đã lập trình sẵn làm họ không thể thành công. Họ than phiền mình sinh ra là phụ nữ (vì rằng nam giới có nhiều khả năng hơn), mình hơi “đồ sộ” (vì rằng những người thân hình mảnh mai nhận được chỗ làm tốt nhất) Than thân trách phận là phương pháp tốt nhất để luôn phải chạy vạy tìm kiếm công việc được trả công thấp và có được sự tồn tại đáng thương. 2. Tham lam. Có xu hướng bắt các nhân viên của công ty mình làm việc nhiều hơn bằng những đồng lương ít ỏi Đây là dấu hiệu thói quen thứ hai của “người thất bại”. “Người định hướng” tới thành công sẵn sàng trả cho các hàng hóa giá trị thực của chúng và hào phóng thưởng cho công sức lao động của các người giúp việc cho mình - và họ cũng đợi điều này ở những người khác 3. Làm những công việc mà các bạn căm thù nó. Bạn không thích lau nhà nhưng chăng ai giúp bạn được. Chìa khóa để cứu khỏi thói quen thứ ba của người thất bại là: làm, nhưng đừng vì điều gì cần thiết, mà nên làm những việc đem lại sự thỏa mãn cho mình tối đa. Người thất bại là người không biết ước mơ. 4. Đo lường thành công bằng tiền bạc. “Người thất bại” tin rằng chỉ có sở hữu một số tiền nào đó mới có khả năng đem lại cho anh ta niềm vui. Chỉ một số lượng tiền nhất định trong tài khoản ngân hàng, áo theo mốt, ngôi nhà đẹp, các chuyến đi du lịch mới có thể tặng cho anh ta khả năng cảm nhận hạnh phúc. Nhưng thực tế chỉ ra rằng hạnh phúc không đến tới bằng cách như vậy. Con người thành đạt đo lường hạnh phúc ở những đơn vị có giá trị cao hơn đồng đôla, đồng bảng hay đồng yen. 5. Tiêu nhiều hơn số tiền có thể cho phép. “Người thất bại” không hiểu rằng: sử dụng tiền một cách khôn ngoan thì còn quan trọng hơn là kiếm ra tiền. 6. Lựa chọn lợi nhuận tức thì (ăn xổi). Ý muốn nhận ngay lập tức và nhiều nhất. Đó là đặc tính muôn đời của những người thất bại. Họ không có khả năng hiểu rằng đạt được vị trí với đồng lương trung bình ở một công ty danh tiếng sau một số năm có ý nghĩa hơn nhiều nếu chỉ chú ý xem tháng sau bạn nhận được bao nhiêu. “Người thất bại” coi công việc chỉ như trạm xe buýt trên đường đi và không biết quý thời gian. 7. Chán nản. Cuộc sống nặng nề? Khủng khiếp? Xung quanh ta là sự phân biệt, tham nhũng, hỗn láo, tội phạm - đối với bạn, một người bình thường, không có con đường nào dẫn đến thành đạt? Người thất bại tiềm năng sẽ đồng ý với tất cả các điều trên. “Văcxin” chống lại thói quen này là hành động. Hãy tìm những khả năng độc đáo chống lại những khuyết tật của môi trường bên ngoài và là người chiến thắng địch thủ lớn nhất là bản thân mình. 8. So sánh mình với những người khác. Một học sinh nghĩ rằng mình giỏi hơn tất cả các bạn trong lớp, vì rằng cậu ta là duy nhất trong lớp kết thúc năm học toàn điểm 10. Một người khinh bỉ ông anh của mình, vì ông anh không có xe Lexus, cái mà anh bạn mình mới mua hôm qua. Ở tất cả những người này phát triển rất tốt thói quen thứ tám của người không thành đạt, nghĩa là hướng tới so sánh mình với những người khác. Hãy nghĩ xem: thế giới bên ngoài chiếm đoạt quyền kiểm soát thế giới bên trong? 9. Đo lường sự giàu có bằng tiền bạc. Những người giàu có chân chính không chỉ cắt đứt mối liên hệ giữa hạnh phúc và những con số của đồng tiền, mà còn gạch đi dấu bằng giữa khối lượng tài khoản và khái niệm giàu có. Ngày nay một người thành đạt không phụ thuộc vào thể tích túi đựng vàng của mình. 10. Tách biệt bản thân với gia đình. Không thành đạt thường xảy ra với những ai sống tách rời với gia đình mình, không mong muốn các thành viên trong gia đình ủng hộ họ trong những phút khó khăn, cho vay tiền, hiểu, chia sẻ những nhận định Họ không hiểu rằng gia đình là nguồn gốc tuyệt vời của sự ủng hộ nội bộ, nơi mà họ có thể gõ cửa, trong khi ở tất cả các lĩnh vực khác cuộc sống không còn cái gì cả. Chỉ có tình yêu của những người ruột thịt mới có thể giúp bạn đứng dậy, khi không còn một hi vọng. Nói chung, “người thất bại” không biết yêu thương: Bí quyết săn việc cho SV mới tốt nghiệp Đầy hoài bão và nhiệt huyết nhưng còn “non” kinh nghiệm, sinh viên mới tốt nghiệp phải hiểu rõ đâu là những điều nhà tuyển dụng cần nhất khi đi xin việc. 1. Kinh nghiệm liên quan Nhiều giám đốc tuyển dụng cho biết kinh nghiệm có liên quan đến công việc sắp tới của ứng viên là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định tuyển người. Thật không may, sinh viên mới ra trường thường xem nhẹ những trải nghiệm mà họ thu lượm được qua các đợt thực tập, công việc bán thời gian cũng như hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, phần đông nhà tuyển dụng lại xem hoạt động tình nguyện cũng là dạng kinh nghiệm đáng ghi nhận. 2. Khả năng thích nghi Chỉ vì profile của bạn trông tốt không có nghĩa bạn là người nhất định sẽ được nhận vào làm. Với không ít nhà tuyển dụng, điều mà họ muốn nhìn thấy nhất ở ứng viên là khả năng hòa nhập với công ty lẫn đồng nghiệp. Đừng nhìn chằm chằm một cách vô hồn khi được đặt câu hỏi “Tại sao bạn là người thích hợp cho công việc này?”. Chỉ cần tỏ ra tự nhiên như chính bạn nhưng tuyệt đối không bao giờ xúc phạm, ngắt lời hoặc chọc tức người phỏng vấn. Câu trả lời cũng có thể được nhận thấy qua cuộc trò chuyện ngắn “không quan trọng” lúc bắt đầu buổi phỏng vấn, hoặc những câu hỏi không liên quan đến nghề nghiệp như “Cuốn sách gần đây bạn mới đọc là gì?” 3. Nền tảng học vấn Nền tảng học vấn của ứng viên cũng là yếu tố “ghi điểm” được thể hiện ở nơi học, chuyên ngành và bằng cấp. Hãy đảm bảo phần này có đề cập đến cả các khóa học khác và những dự án hoàn chỉnh nếu chúng có liên quan đến công việc. 4. Lòng nhiệt tình Đam mê là ưu điểm hàng đầu mà nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Những người hết lòng với công việc cho thấy họ là nhân viên hiệu quả tiềm năng. Để trả lời câu hỏi: “Tại sao anh/chị muốn làm ở đây?”, trong mọi trường hợp bạn nên nhấn mạnh đến thế mạnh của công ty cũng như các thách thức ở vị trí mới. Thái độ “nhiệt tình hay hờ hững” với công việc không qua mắt được ban tuyển dụng và họ cũng sẽ cảm thấy tương tự như thế về bạn. 5. Tâm thế sẵn sàng Một số nhà tuyển dụng khẳng định những ý tưởng cùng các câu hỏi bạn nêu ra trong buổi phỏng vấn đặc biệt khiến họ ấn tượng. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để trình bày liệu năng lực của bạn có thể đóng góp thế nào cho thành công của công ty. Đừng quên đặt mình vào vai trò mới đồng thời giải thích bạn sẽ tiến hành và cải thiện công việc ra sao. Bí quyết chinh phục sếp của nhân viên mới Cảm giác lo lắng trong tuần làm việc đầu tiên luôn là tâm trạng chung của nhiều nhân viên mới. Họ nóng lòng muốn được chứng tỏ cho sếp thấy mình là sự lựa chọn đúng đắn nhất cho vị trí công việc này. Sau đây là một vài mẹo để giúp những “lính mới” chinh phục được những vị sếp khó tính nhất chỉ trong tuần làm việc đầu tiên. Diện trang phục lịch sự Lời khuyên dành cho bạn là nên mặc những bộ trang phục mang phong cách chuyên nghiệp khi đến công ty trong ngày đầu tiên. Bạn nên mặc vét hoặc trang phục công sở và đi giày ít nhất là trong một tháng đầu tiên cho đến khi sếp nói bạn có thể mặc những trang phục đơn giản hơn một chút cũng đuợc. Đến sớm trước giờ làm Nếu bạn đặt chân đến công ty đúng giờ vào buổi sáng, thì hãy coi như mình đã đến trễ. Đến sớm hơn giờ làm ít nhất 15 phút chứng tỏ rằng bạn đang rất hào hứng để bắt đầu công việc. Hoàn thành công việc trước thời hạn Hãy cố gắng hoàn thành công việc của bạn truớc thời hạn càng sớm càng tốt. Hành động bớt chút thời gian ăn trưa của bạn để hoàn thành công việc khi mới đi làm sẽ gây đuợc ấn tượng tốt với cấp trên. Luôn chủ động trong mọi tình huống Trong mọi trường hợp, bạn hãy thể hiện khả năng phân tích tình huống và tư duy bao quát của mình trong công việc. Chủ động nghiên cứu tìm kiếm nhiều giải pháp sáng tạo sẽ giúp bạn “tỏa sáng” trong công việc. Luôn giữ thái độ tôn trọng Trong những ngày mới bắt đầu công việc, thái độ đúng mực, nhã nhặn và chuyên nghiệp của bạn sẽ nhận đuợc sự yêu mến của đồng nghiệp xung quanh. Để thuyết trình thành công [FONT='Times New Roman','serif']Khi bạn muốn trình bày trước phòng ban của mình về một dự án nào đó, việc thuyết trình thường là vấn đề khiến bạn lo sợ. Sau đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn thuyết trình thành công. 1. Nắm rõ nguyên tắc thuyết trình Mục đích: Biết mục đích của bạn là gì khi thuyết trình. Thông báo? Thuyết phục? Giải trí? Đối tượng: Ai là đối tượng của bạn? Nhóm tuổi của họ? Họ sống ở đâu? Quan điểm, tính cách của họ? Những vấn đề cần thiết khác: Đây là những thứ cần được sắp xếp. Bạn nên xác định lượng thời gian và thời điểm cần nói và không gian. 2. Tính thời gian hợp lý Lên kế hoạch, chuẩn bị và luyện tập trước sao cho bài thuyết trình chỉ chiếm 75% lượng thời gian ước lượng. Nếu bạn kết thúc sớm thì không sao nhưng nếu kết thúc muộn thì sẽ rất tệ. Nếu bạn muốn mọi người lắng nghe mình thuyết trình, chỉ nên dành 50% để trình bày và dành 25% còn lại để người nghe cùng tham gia. 3. Nội dung phù hợp Khi chuẩn bị bài phát biểu, hãy xác định những gì “phải”, “nên” và “có thể” đưa đến người nghe. Hãy hạn chế nội dung tùy theo thời gian thuyết trình và sự quan tâm của người nghe. 4. Làm bài thuyết trình thêm hấp dẫn Đưa vào bài thuyết trình các câu chuyện, giai thoại, phép ẩn dụ để chúng thêm thuyết phục thay vì chỉ đưa ra những dữ liệu đơn thuần. 5. Lập dàn ý cho riêng mình Hãy gạch ý đầu dòng thay vì dùng cả câu. Bôi đậm những chỗ quan trọng. 6. Luyện nói thật to Bạn sẽ nói thật tự nhiên khi bạn luyện tập nhiều. Hãy tập nói thật to trước khi thuyết trình. 7. Dẹp bỏ sự run sợ Run sợ không phải là là điều tốt khi thuyết trình. Không có đội trưởng đội bóng nào bảo đội của mình hãy bình tĩnh ngay trước khi vào trận. Thay vào đó, bạn hãy tự kiểm soát sự run sợ này bằng cách thở thật sâu từ cơ hoành và tưởng tượng mình sẽ kết thúc bài thuyết trình thành công. Được chuẩn bị tốt, bạn sẽ càng tự tin. 8. Sôi nổi và nồng nhiệt Thái độ nhiệt tình, sôi nổi khi phát biểu sẽ đem lại kết quả đáng ngạc nhiên cho bạn. Nếu giọng của bạn biểu cảm và cử chỉ sinh động, trông bạn sẽ tự tin và nồng nhiệt hơn. 9. Nghĩ trước tất cả những câu hỏi bạn có thể bị hỏi Phần đặt và trả lời câu hỏi sau bài thuyết trình có khi còn quan trọng hơn chính bài thuyết trình 9 kỹ năng "mềm" để thành công Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng “mềm”. Thế nào là những kỹ năng “mềm”? Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năngtính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp có ấn tượng không? Giải quyết các vấn đề có hiệu quả không? Đây chính là các dạng câu hỏi ưa dùng để xác định được mức độ kỹ năng “mềm” của bạn. Tại sao người sử dụng lao động lại quan tâm tới các kỹ năng này? Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “cứng”. Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc. Các kỹ năng “mềm” Vì vậy, làm thế nào để bạn khám phá ra các kỹ năng này và tận dụng chúng một cách tối đa? Sau đây là danh sách những tính cách “mềm” đặc trưng nhất và cách thức để hoàn thiện chúng. 1. Có một quan điểm lạc quan Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan. Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn. 2. Hòa đồng với tập thể Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể ko chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp. Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao. 3. Giao tiếp hiệu quả Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn. Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày - có thể có những điều bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác: - Nhìn thẳng vào mắt người đối diện - Đừng tỏ ra bồn chồn - Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ - Đừng nói chuyện chỉ để nói, hãy tập trung vào một vấn đề - Phát âm một cách chính xác - Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối thoại. Cũng đừng quên rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe. 4. Tỏ thái độ tự tin Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một thái độ rất hiệu quả. Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì sự thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Hãy tin chắc rằng bạn có sự nhận biết và kỹ năng để có thể bày tỏ được sự tự tin của mình. 5. Luyện kỹ năng sáng tạo Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo. Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc phục nó theo cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm, hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo hơn. Nếu không được, ít ra bạn đã từng thử nó. 6. Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất. 7. Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại. Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt qua được nó. Dẫn dắt những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung, và người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được người khác bằng chính tấm gương của mình. 8. Đa năng và ưu tiên những việc cần làm trong danh sách của bạn Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng. Đừng than phiền rằng bạn phải làm thêm các công việc khác. Hãy thể hiện khả năng đa kỹ năng của bạn. Chắc chắn cái bạn nhận lại sẽ là rất lớn như kinh nghiệm hay các mối quan hệ mới. 9. Có cái nhìn tổng quan Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra. Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này. . kĩ năng mềm . Thế nào là những kỹ năng mềm ? Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính. để xác định được mức độ kỹ năng mềm của bạn. Tại sao người sử dụng lao động lại quan tâm tới các kỹ năng này? Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng mềm , bởi vì các nghiên cứu. năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc. Các kỹ năng mềm Vì vậy, làm thế nào để bạn khám phá ra các kỹ năng này và tận dụng chúng một cách tối đa? Sau đây là danh sách những tính cách mềm

Ngày đăng: 14/06/2014, 16:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan