1. Trang chủ
  2. » Tất cả

B21_giong

8 168 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 332,51 KB

Nội dung

Khả năng sinh sản và các tham số di truyền về số con sơ sinh sống, số con cai sữa của hai dòng lợn VCN02 và VCN05 Đào Thị Bình An, Lê Thanh Hải, Đinh Hữu Hùng, Nguyễn Thành Chung Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương Tóm tắt Nghiên cứu được tiến hành trên 306 nái phối với 37 đực trên 449 ổ đẻ của dòng VCN02; 191 nái phối với 30 đực trên 263 ổ đẻ của dòng VCN05; nuôi tại Trạm nghiên cứu và nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2010 nhằm đánh giá năng suất sinh sản của hai dòng lợn, xác định nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản và xác định hệ số di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống, số con cai sữa và hệ số tương quan giữa hai tính trạng này. Số con sơ sinh sống/ổ của dòng lợn VCN02 và VCN05 là: 9,62 con và 11,26 con; khối lượng cai sữa/con lần lượt là: 6,38 kg/con và 5,73/con. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến tính trạng sinh sản bao gồm giống, lứa, năm. Tính trạng bị ảnh hưởng rõ rệt nhất là tính trạng số con sơ sinh sống và khối lượng sơ sinh/con (P<0,01, P<0,001). Hệ số di truyền của hai tính trạng số con sơ sinh sống và số con cai sữa của hai dòng lợn ở mức thấp (0,03 – 0,27). Tương quan di truyền giữa hai chỉ tiêu này thuận và chặt (r = 0,84 – 0,86). 1. Đặt vấn đề Hiện nay ở Việt Nam, chăn nuôi lợn chiếm vị trí quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi. Chăn nuôi lợn không những đáp ứng nhu cầu thịt trong nước mà còn tham gia xuất khẩu. Chăn nuôi lợn ngoại đang được đẩy mạnh ở các trang trại quốc doanh cũng như trang trại tư nhân, do chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ lệ nạc cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như xuất khẩu. Năm 1997, tập đoàn PIC (Anh) đã đưa vào Việt Nam 05 dòng lợn cụ kỵ có nguồn gốc PIC, có năng suất cao. Tháng 7 năm 2001, các dòng lợn này được giao cho Việt Nam mà cụ thể là Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương quản lý và nuôi giữ. Với đặc thù là các dòng lợn tổng hợp các dòng này đòi hỏi một trương trình nhân giống nghiêm ngặc nhằm đảm bảo được năng suất của các dòng. Để năng cao năng suất sinh sản, Trung tâm đã quan tâm đến tất cả các khâu như: Giống, thức ăn, thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý… Song giống là khâu quan trọng nhất và được quan tâm hàng đầu. Vì giống tốt là sự đóng góp của các cá thể trong quần thể. Năng suất của môt cá thể bị ảnh hưởng bởi bản chất di truyền của nó và các yếu tố môi trường. Vì vậy, năng suất cao của một cá thể lợn có thể do di truyền, ngoại cảnh tốt hoặc là do sự kết hợp của cả hai yếu tố này với nhau. Để chọn lọc giống vật nuôi có hiệu quả, đặc điểm di truyền của từng tính trạng thể hiện qua hệ số di truyền và tương quan di truyền giữa chúng là vấn đề then chốt. Vì vậy, hệ số di truyền của từng tính trạng và hệ số tương quan di truyền giữa chúng cần phải được xác định để áp dụng vào công tác chọn lọc giống lợn góp phần nâng cao số con sơ sinh đối với hai dòng lợn VCN02 và VCN05. Với lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh sản và tham số di truyền về số con sơ sinh sống, số con cai sữa của hai dòng lợn VCN02 và VCN05 nuôi tại Trạm nghiên cứu và nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp” nhằm mục tiêu: - Đánh giá năng suất sinh sản của hai dòng VCN02 và VCN05 - Xác định nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản - Xác định được hệ số di truyền và hệ số tương quan di truyền để góp phần cho công tác chọn lọc nâng cao chất lượng hai dòng này. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Hai dòng lợn VCN02 (dòng tổng hợp mang nguồn gen chính của giống Landrace) và VCN05 (dòng tổng hợp mang nguồn gen chính của giống Meishan) có nguồn gốc PIC nuôi tại Trạm nghiên cứu và nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN02 và VCN05 nuôi trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2010 tại cơ sở nghiên cứu. - Xác định sự ảnh hưởng của nhân tố giống, lứa, năm đến năng suất sinh sản của hai dòng lợn này. - Ước tính hệ số di truyền số con sơ sinh sống/ổ; số con cai sữa/ổ và tương quan giữa chúng. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu các chỉ tiêu sinh sản của 306 nái phối với 37 đực trên 449 ổ đẻ của dòng VCN02; 191 nái phối với 30 đực trên 263 ổ đẻ của dòng VCN05; nuôi trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2010 và đảm bảo 1 đực phối tối thiểu với 2 mẹ từ phần mềm quản lý chuyên dụng PPM của tập đoàn PIC (Anh). - Số liệu thu được được kiểm tra phân bố chuẩn và loại bỏ các số liệu không tuân theo quy luật này trước khi đưa vào phân tích thống kê. - Mô hình sử dụng để ước tính giá trị di truyền và tương quan di truyền: y = Xb + Za + Wpe + e Trong đó: y = tính trạng nghiên cứu (số con SSS hoặc số con CS) b = vecto yếu tố cố định (năm và lứa) a = vecto yếu tố ngẫu nhiên của cá thể (hiệu ứng di truyền cộng gộp trực tiếp) pe = vectơ yếu tố ngẫu nhiên môi trường thường xuyên của mẹ e = vecto của sai số ngẫu nhiên X = ma trận vuông của yếu tố cố định Z = ma trận vuông yếu tố ngẫu nhiên của cá thể W = ma trận vuông của yếu tố ngẫu nhiên môi trường thường xuyên của mẹ Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản được xử lý bằng chương trình Excel và SAS 8.0 (2000); hệ số di truyền được tính bằng phần mềm PigPak 2.5 (2005) tại bộ môn Di truyền - Giống, Khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. 2.4. Thời gian thực hiện Từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 08 năm 2010 2.5. Địa điểm thực hiện Tại Trạm nghiên cứu và nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN02 và VCN05 Bảng 1. Năng suất sinh sản của hai dòng lợn VCN02 và VCN05 VCN02 VCN05 Chỉ tiêu n Mean SD n Mean SD Số con sơ sinh sống/ổ (con) 448 9.62b 2.50 263 11.26a 3.46 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 834 1.53a 0.22 505 1.40b 0.18 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 89 14.34a 4.41 48 15.46a 4.56 Số con để nuôi/ổ (con) 432 9.55b 2.13 263 10.47a 2.27 Tuổi cai sữa (ngày) 428 23.25a 3.80 252 23.42a 3.63 Số con cai sữa/ổ (con) 428 9.16b 1.69 252 9.67a 1.61 Khối lượng cai sữa/con (kg) 178 6.38a 2.22 64 5.73b 1.44 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 178 57.37a 14.76 64 51.83b 10.41 Tỉ lệ nuôi sống (%) 428 95.92a 10.04 254 92.36a 10.79 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự nào giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Số con sơ sinh sống/ổ của nái VCN02 và VCN05 là 9,62 con/ổ và 11,26 con/ổ, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P<0,05). Kết quả nghiên cứu này nằm trong phạm vi các kết quả nghiên cứu trên giống Landrace của Đinh Văn Chỉnh và cs (2001) [3] là 9,23 – 9,85 con/ổ, nhưng cao hơn kết quả của tác giả: Từ Quang Hiển và cs (2004) [6] với số con đẻ ra còn sống là 9,08 con/ổ, nhưng thấp hơn công bố của Đoàn Xuân Trúc và cs (2001) [9] là 10,19 - 10,78 con/ổ; Đặng Vũ Bình (2003) [2] là 10,02 con/ổ. Số con sơ sinh sống/ổ của dòng VCN05 trong nghiên cứu này thấp hơn công bố của Nguyễn Văn Thiện (2006) [8] là 13,2 con (nghiên cứu trên lợn Meishan thuần). Khối lương sơ sinh/con của dòng nái VCN02 là 1,53 kg/con cao hơn so với VCN05 (1,40 kg/con). Sự sai khác giữa các giá trị trung bình này có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P<0,05). Kết quả nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs (2003) [2] trên lợn Landrace là 1,50 kg/con và của Nguyễn Văn Thiện (2006) [8] trên giống Meishan (0,93 kg/con). Khối lượng sơ sinh/ổ phụ thuộc vào số con sơ sinh/ổ và khối lượng sơ sinh/con. Mặc dù khối lượng sơ sinh/con của dòng nái VCN02 cao hơn dòng nái VCN05 nhưng số con sơ sinh sống/ổ của nái VCN05 lại cao hơn 1,64 con/ổ so với VCN02, do vậy khối lượng sơ sinh/ổ của VCN05 (15,46 kg) cao hơn VCN02 (14,34 kg), song sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Số con để nuôi/ổ của nái VCN05 (10,47 con) cao hơn nái VCN02 (9,55 con), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Số con để nuôi/ổ của lợn VCN02 trong nghiên cứu này thấp hơn thông báo của Đặng Vũ Bình (2003) [2] là 9,23 con trên giống Landrace. Tuổi cai sữa của nái VCN02 là 23,25 ngày và nái VCN05 là 23,42 ngày, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Số con cai sữa/ổ là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn nái. Số con cai sữa/ổ của lợn VCN02 là 9,16 thấp hơn lợn VCN05 là 9,67 con và sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này cao hơn công bố của Đặng Vũ Bình (2003) [2] với 8,29 con/ổ ở lợn Landrace. Khối lượng cai sữa/con giúp đánh giá mức độ tăng trọng của lợn con giai đoạn theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn nái. Khối lượng cai sữa/con của lợn VCN02 và VCN05 là 6,38 kg/con và 5,73 kg/con, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Khối lượng cai sữa/ổ là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản và kết quả cuối cùng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cho thấy khối lượng cai sữa/ổ của lợn VCN02 là 57,37 kg cao hơn so với VCN05 là 51,83 kg, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa của lợn VCN02 (95,92%) cao hơn so với VCN05 (92,36%), song sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả về tỉ lệ nuôi sống của lợn ngoại. Cụ thể: theo Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2005) [7], trên lợn Pi x (LxY) là 93,43% và Du x (LxY) là 94,81%; nhưng cao hơn công bố của Heyer và cs (2005) [12] ở Landrace White x Landrace và Large White x Duroc lần lượt là 87,90% và 86,70%. Như vậy, hai dòng lợn VCN02 và VCN05 có năng suất sinh sản cao thể hiện qua hai chỉ tiêu quan trọng là số con sơ sinh sống/ổ (VC02 là 9,62 con/ổ và VCN05 là 11,26 con/ổ) và khối lượng cai sữa/con (VCN02 là 6,38kg và VCN05 là 5,73 kg). 3.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đối với các tính trạng năng suất sinh sản của đàn nái VCN02 và VCN05 Bảng 2. Mức độ sai khác của các nhân tố Tính trạng Các nhân tố Giống Lứa Năm Số con sơ sinh sống *** ** ** Khối lượng sơ sinh/con *** *** *** Khối lượng sơ sinh/ổ NS NS NS Số con để nuôi *** *** NS Tuổi cai sữa * ** *** Số con cai sữa NS *** NS Khối lượng cai sũa/con NS NS NS Khối lượng cai sữa/ổ NS ** NS Tỉ lệ nuôi sống *** ** NS Ghi chú: *: P<0,05; **: P<0,01; ***: P<0,001; NS: P>0,05 Nhân tố giống có ảnh hưởng rất rõ rệt đến số con sơ sinh sống, số con để nuôi, khối lượng sơ sinh/con, tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa (P<0,001) và không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về số con cai sữa, khối lượng cai sữa (P>0,05). Như vậy, các giống khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản. Nhân tố lứa đẻ có ảnh hưởng tới hầu hết các tính trạng năng suất sinh sản ở mức rõ rệt và rất rõ rệt (P<0,01 và P<0,001) trừ hai tính trạng khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/con. Năng suất sinh sản của lứa 1, 2 thấp sau đó tăng lên ở lứa 3 và đạt cao nhất ở lứa 4, 5. Lứa 6 bắt đầu có xu hướng giảm và giảm nhiều ở lứa 8. Nhân tố năm hầu như không ảnh hưởng đến năng suất sinh sản trừ tính trạng số con sơ sinh sống, khối lượng sơ sinh/con và tuổi cai sữa. Sở dĩ như vậy là do lợn được nuôi ở 1 vùng sinh thái trong cùng điều kiện tự nhiên, gồm tất cả các mùa vụ (trong 1 năm) và có cùng chế độ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng. 3.3 Hệ số di truyền và tương quan di truyền 3.3.1. Hệ số di truyền Hệ số di truyền có ý nghĩa quan trọng trong công tác giống. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao, việc chọn lọc những bố mẹ có năng suất cao là biện pháp cải tiến được năng suất ở thế hệ con một cách nhanh chóng và chắc chắn hơn so với các tính trạng có hệ số di truyền trung bình hoặc thấp. Ngược lại, đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp, lai giống sẽ là biện pháp cải tiến năng suất có hiệu quả hơn so với chọn lọc. - Hệ số di truyền ước tính của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ Các thành phần phương sai kiểu hình, phương sai di truyền cộng gộp trực tiếp, phương sai môi trường thường xuyên của mẹ, phương sai ngẫu nhiên và hệ số di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của nái VCN02 và VCN05 được trình bày ở bảng 3 Bảng 3. Các thành phần phương sai tính trạng số con SSS σ2P σ2a σ2c σ2e h2a ρ VCN02 8.5272 2.32 0.19 6.01 0.2724 0.2943 VCN05 14.609 0.573 1.6 12.4 0.0398 0.1487 Kết quả trên cho thấy tính trạng số con sơ sinh sống thuộc về tính trạng sinh sản có khả năng di truyền ở mức thấp trên cả hai dòng (0,0398 - 0,2724). Đối với các tính trạng sinh sản, do có hệ số di truyền thấp nên phương pháp chọn lọc chỉ dựa vào giá trị kiểu hình như trước đây sẽ khó mang lại hiệu quả cao. Trong thành phần phương sai kiểu hình thì ảnh hưởng của thành phần phương sai ngẫu nhiên là rất lớn. Dòng VCN02, ảnh hưởng của thành phần phương sai di truyền trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với bản than con vật nhưng với con VCN05 thì môi trường thường xuyên của mẹ lại có ảnh hưởng quan trọng hơn. Chứng tỏ sự chăm sóc của con mẹ dòng VCN05 có ảnh hưởng đến đời con hơn nái dòng VCN02. Hệ số lặp lại ρ càng nhỏ và lặp lại càng nhiều lần thì mức độ chính xác giá trị kiểu hình càng cao. Hệ số lặp lại của cả hai dòng đề thấp (VCN02 là 0,29, VCN05 là 0,15). - Hệ số di truyền ước tính của tính trạng số con cai sữa/ổ Các thành phần phương sai kiểu hình, phương sai di truyền cộng gộp trực tiếp, phương sai môi trường thường xuyên của mẹ, phương sai ngẫu nhiên và hệ số di truyền của tính trạng số con cai sữa/ổ của nái VCN02 và VCN05 được trình bày ở bảng 4 Bảng 4. Các thành phần phương sai tính trạng số con cai sữa σ2P σ2a σ2c σ2e h2a ρ VCN02 3.3663 0.224 0.0869 3.06 0.0664 0.0923 VCN05 3.2072 0.112 0.984 2.11 0.048 0.3417 Hệ số di truyền tính trạng số con cai sữa ở mức thấp (0,048 - 0,066). Do vậy, phương pháp chọn lọc chỉ dựa vào giá trị kiểu hình cũng sẽ không mang lại hiệu quả cao. Trong thành phần phương sai kiểu hình, ảnh hưởng của thành phần phương sai ngẫu nhiên là rất lớn. Ảnh hưởng của thành phần phương sai môi trường thường xuyên của mẹ của nái VCN05 đối với phương sai kiểu hình cao nái VCN02, chứng tỏ sự chăm sóc của con mẹ dòng VCN05 có ảnh hưởng đến đời con hơn nái dòng VCN02. Hệ số lặp lại của nái dòng VCN05 (ρ = 0,34) cao hơn VCN02 (ρ = 0,09). Kết quả như vậy do số lượng nái dòng VCN05 còn hạn chế (191 nái và 263 ổ đẻ). Hệ số di truyền ước tính tính trạng số con cai sữa nằm trong phạm vị kết quả của một số nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong các nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài, do khác nhau về quần thể, thời điểm nghiên cứu và phương pháp ước lượng, nên giá trị của hệ số di truyền của các tính trạng sản xuất thay đổi khá lớn giữa các báo cáo. Một số tác giả cho rằng hệ số di truyền của tính trạng số con cai sữa ở mức thấp, từ 0,03 – 0,09 (Arango và ctv, 2005 [10]). Một số khác lại cho rằng hệ số di truyền của của hai tính trạng này lớn hơn 0,15 (Rho và ctv, 2006 [13]). Một số nghiên cứu trong nước thì cho biết hệ số di truyền của tính trạng sinh sản này dao động trong khoảng từ 0,10 – 0,17 (Nguyễn Văn Đức và ctv, 2002; Tạ Thị Bích Duyên và ctv, 2004). 3.1.2. Hệ số tương quan di truyền giữa số con sơ sinh sống và số con cai sữa Có rất nhiều mối tương quan giữa các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái, nhưng trong khuổn khổ đề tài này, chỉ đi sâu đánh giá các hệ số tương quan kiểu hình, tương quan di truyền, tương quan môi trường giữa tính trạng số con sơ sinh sống với số con cai sữa của hai dòng lợn. Hệ số tương quan di truyền và tương quan ngoại cảnh giữa số con sơ sinh sống với số con cai sữa của hai dòng VCN02 và VCN05 được trình bày trong bảng 5. Bảng 5. Hệ số tương quan di truyền giữa số con SSS và số con CS rp ra rc re VCN02 0.4787 0.86 0.476 0.439 VCN05 0.237 0.839 0.96 0.0398 Tương quan di truyền giữa hai tính trạng sinh sản (SCSSS và SCCS) là tương quan thuận ở mức chặt (0,839 – 0,86). Đối với dòng VCN02, tương quan ngoại cảnh và tương quan kiểu hình giữa hai tính trạng này có tương quan thuận nhưng không chặt (r = 0,44 – 0,48). Tương quan kiểu hình và tương quan ngoại cảnh giữa hai tính trạng số con sơ sinh sống và số con cai sữa của dòng VCN05 có biến động lớn từ 0,04 – 0,96. Tuy cả hai dòng VCN02 và VCN05 đều được chọn lọc theo định hướng sinh sản (dòng mẹ) với các mục tiêu nhân giống hoàn toàn giống nhau nhưng hệ số tương quan kiểu hình hay tương quan ngoại cảnh trên cùng một cặp tính trạng có sự khác biệt đáng kể là do số lượng nái dòng VCN05 chưa đủ lớn. Kết quả về tương quan di truyền giữa tính trạng số con sơ sinh sống và số con cai sữa trong nghiên cứu này cao hơn so với công bố của Blasco và cs, 1995 [11] (r = 0,81). 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận - Hai dòng lợn VCN02 và VCN05 có năng suất sinh sản cao với hai chỉ tiêu quan trọng là số con sơ sinh sống (VC02 là 9,62 con và VCN05 là 11,26 con) và khối lượng cai sữa/con (VCN02 là 6,38kg và VCN05 là 5,73 kg). - Hệ số di truyền của hai tính trạng số con sơ sinh sống và số con cai sữa của hai dòng lợn ở mức thấp (0,03 – 0,27). Tương quan di truyền giữa hai chỉ tiêu này thuận và chặt (r = 0,84 – 0,86). - Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến tính trạng sinh sản bao gồm giống, lứa, năm. Tính trạng bị ảnh hưởng rõ rệt nhất là tính trạng số con sơ sinh sống và khối lượng sơ sinh/con (P<0,01, P<0,001). 4.2. Kiến nghị Cần theo dõi năng suất sinh sản và tính hệ số di truyền, hệ số tương quan đối với các tính trạng sinh sản khác và trên các dòng lợn khác của trạm để có định hướng trong chọn lọc và nhân giống. Tài liệu tham khảo 1. Đặng Vũ Bình (2001). Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi. Giáo trình sau đại học. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 2. Đặng Vũ Bình (2003). Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landare nuôi tại các cơ sở giống miền Bắc. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I, Số 2/2003. 3. Đinh Văn Chỉnh, Phan Xuân Hảo, Đỗ Văn Trung (2001). Đánh giá năng suất sinh sản của lownjLandrace và Yorkshire nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Phú Lãm – Hà Tây. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật – Khoa chăn nuôi thú y (1999 – 2001). NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trang 11 4. Nguyễn Văn Đức, Trần Thị Minh Hoàng và Nguyễn Văn Nhiệm (2002). Hệ số di truyền và lặp lại của tính trạng số con sơ sinh sống/lứa của các giống lợn thuần và tổ hợp lai giữa Móng Cái, Landrace và Large White nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Chăn nuôi, số 2 – 2002. Trang 6-7 5. Tạ Thị Bích Duyên, Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Thiện (2004). Một số đặc điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở giống Thuỵ Phương và Đông Á. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y. NXB Nông nghiệp. Trang 128 – 138. 6. Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng, Lương Nguyệt Bích (2004). Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 (Yorkshire x Landrace) nuôi tại trại chăn nuôi Tân Thái tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi. Hội Chăn nuôi Việt Nam. Số 10/2004 7. Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2005). So sánh khả năng sinh sản của nái lai F1 (Landace x Yorkshire) phối với đực giống Pietrain và Duroc. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Trường Đại học nông nghiệp 1. Số 2/2005 8. Nguyễn Văn Thiện, Lợn Meishan Trung Quốc. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, tháng 12-06 9. Đoàn Xuân Trúc, Tăng Văn Lĩnh, Nguyễn Thái Hòa và Nguyễn Thị Hường (2001). Nghiên cứu chọn lọc xây dựng đàn nái hạt nhân giống Yorkshire và Landrace dòng mẹ có năng suất cao tại xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 – 2000, phần chăn nuôi gia súc, thành phố Hồ Chí Minh. Trang 152 – 158 10. Arango, J., I. Misztal, S. Tsuruta, M. Culbertson and W. Herring, 2005. Threshold-linear estimation of genetic parameters for farrowing mortality, litter size and test prformance of Large White sows. J. Anim. Sci. 83:499-506 11. Blasco A; Bidanel J. P and Haley C.S (1995). Genetic and neonatal survial. The neonatal pig, Development and survial, Valey M.A (Ed), CAB, Intenational, Walling ford, oxen, UK, pp.17 – 18 12. Heyer. A, Anderson. K, Leufven. S, Rydhmer.L and Lundstrom. K, (2005). The effects ò breed cross on performance and meat quality of once-bred gilts in a seasonal outdoor rearing system, Arch. Tierz., Dummerstorf, 48, 359-371 13. Rho, S., A.J. Salce, K.S. Seo, S. Kim, Y. C. Lee and K.H. Cho, 2006. Genetic parameter estimation of growth, backfat thickness and total number of piglets born in Landrace. Proceedings of XIIth AAAP Congress. Setember 18 – 22, 2006 in Busan, Korea.

Ngày đăng: 29/01/2013, 16:54

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN