1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại maritime bank chi nhánh cầu giấy

75 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Mở Rộng Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Maritime Bank Chi Nhánh Cầu Giấy
Tác giả Ngô Thị Thu Mai
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Ngân Hàng
Thể loại Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Thành phố Cầu Giấy
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,74 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (6)
    • 1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (6)
      • 1.1.1. Khái niệm tín dụng (6)
      • 1.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng (6)
      • 1.1.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng (7)
    • 1.2. TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN (9)
      • 1.2.1. Khái niệm đối với DNVVN (9)
      • 1.2.2. Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng đối với DNVVN (14)
      • 1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường sự mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN (17)
    • 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN (21)
      • 1.3.1. Nhân tố khách quan (21)
      • 1.3.2. Nhân tố chủ quan (24)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI MARITIME BANK- CHI NHÁNH CẦU GIẤY (27)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH MARITIME BANK- CHI NHÁNH CẦU GIẤY (27)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (27)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (30)
      • 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh (32)
    • 2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI (43)
      • 2.2.1. Quá trình cấp tín dụng đối với DNVVN (44)
      • 2.2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng tại Maritime Bank- chi nhánh Cầu Giấy (49)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG MARITIME BANK- CHI NHÁNH CẦU GIẤY (57)
      • 2.3.1. Các kết quả đạt được (57)
      • 2.3.2. Những hạn chế (59)
      • 2.3.3. Những nguyên nhân (60)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐểI VỚI CÁC DNVVN TẠI MARITIME BANK- CHI NHÁNH CẦU GIẤY (63)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI (63)
    • 3.2. GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI (63)
      • 3.2.1. Xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng đồng bộ, phù hợp với DNVVN (64)
      • 3.2.2. Sàng lọc và lựa chọn khách hàng là DNNVV (66)
      • 3.2.3. Nâng cao tỷ trọng cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản và cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay đối với các DNNVV (67)
      • 3.2.4. Đa dạng hoỏ cỏc hình thức cung ứng vốn và nâng cao chất lượng các sản phẩm cho vay đối với các DNNVV (68)
      • 3.2.5. Khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học mới vào hoạt động tín dụng đối với DNVVN (68)
      • 3.2.6. Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn với lãi suất hợp lý để mở rộng tín dụng đối với DNNVV (69)
      • 3.2.7. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động marketing ngân hàng (69)
    • 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (71)
      • 3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Hàng Hải (71)
      • 3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam (71)
  • KẾT LUẬN (62)
    • Biểu 2.2. Cơ cấu theo loại tiền gửi (34)
    • Biểu 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian (0)
    • Biểu 2.4: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng kinh doanh (38)
    • Biểu 2.5: Dư nợ DNVVN (51)
    • Biểu 2.6: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghê (54)
    • Biểu 2.7: Số lượng DNVVN (56)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trong thực tế, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều cách khác nhau

Tín dụng xuất phát từ gốc từ Latinh: Gredittum - tức là tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn Hiểu theo cách cao hơn thì tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, để sau một thời gian thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.

Như vậy, khó có thể có một khái niệm cụ thể và đầy đủ về tín dụng Trong từng góc độ nghiên cứu nhất định, ta có thể hiểu tín dụng theo một cách khác nhau. Theo nội dung của bài báo cáo, ta có thể hiểu: Tín dụng không chỉ là hình thức vận động của vốn tiền tệ mà còn là một loại quan hệ xã hội mà trước hết là lòng tin, sau đó là sự bảo trợ bằng pháp luật của Nhà nước Nhưng không phải tín dụng phản ánh mọi quan hệ xã hội mà nó chỉ phản ánh các quan hệ xã hội biểu hiện các quan hệ vay mượn Tín dụng biểu hiện các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình phân phối lọai vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi.

1.1.2 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân theo nguyên tắc: khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn và lãi với thời gian xác định; khách hàng phải cam kết sư dụng tín dụng theo mục đích được thỏa thuận với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên; ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả

Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và ổn định không thể không cần đến những kênh dẫn vốn từ những người có tiền nhưng lại muốn chi tiêu ít hơn tới những người ít tiền nhưng lại muốn chi tiêu nhiều hơn Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội, tín dụng ngân hàng là hình thức phổ biến và có vai trò là kênh dẫn vốn hiệu quả từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn của nền kinh tế.

1.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng

Có nhiều cách phân loại tín dụng tùy thuộc vào mục đích của nhà quản lý kinh tế Việc phân loại tín dụng là cần thiết, nú giỳp cỏc nhà quản lý ngân hàng cân đối giữa nguồn vốn huy động với sự dụng vốn, đảm bảo an toàn và tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng Việc cho vay theo hình thức nào, loại hình tín dụng nào là phụ thuộc và sự đánh giá, thẩm định của ngân hàng cũng như sự thỏa thuận của hai bên.

1.1.3.1 Phân loại theo thời gian cấp tín dụng

Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động cho các doanh nghiệp, cũng như nhu cầu sản xuất, chi tiêu ngắn hạn của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân

Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu vốn nhanh Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, tín dụng trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập

Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn cho vay trên 60 tháng Tín dụng dài hạn được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà xưởng các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.

Nghiệp vụ truyền thống của các NHTM là cho vay ngắn hạn, nhưng ngày nay trong nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, nhu cầu vốn trung dài hạn tăng lên, dẫn tới nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn phát triển theo Nâng cao tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới, hiện đại hoá tài sản cố định tạo ra năng lực sản xuất cho nền kinh tế.

1.1.3.2 Phân loại theo đối tượng tín dụng

Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng dùng để hình thành vố lưu động của tổ chức kinh tế như dự trữ hàng hóa đối với các doanh nghiệp thương nghiệp, cho vay để mua phân bón, giống, thuốc trừ sâu đối với các hộ sản xuất nông nghiệp.

Tín dụng lưu động thường được sử dụng để cho vay bừ đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời, loại tín dụng này thường được chia ra làm các loại: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khất thương phiếu. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp, tín dụng ngắn hạn được thực hiện thong qua bốn hình thức: tín dụng ứng trước, nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng thấu chi, tín dụng factoring.

Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng hình thành tài sản cố định Loại tín dụng này thường được đầu tư để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối với các loại tín dụng này là trung và dài hạn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cố định, ngân hàng đưa ra các hình thức của tín dụng trung và dài hạn, bao gồm: tín dụng theo dự án, tín dụng tuần hoàn, tín dụng đồng tài trợ, nghiệp vụ bảo lãnh và tín dụng thuê mua

1.1.3.3 Phân loại mức độ tín nhiệm với khách hàng

Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng dựa trên cơ sở các khoản đảm bảo như cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba đối với những khỏchhàng không có uy tín cao với ngân hàng, khi cho vay ngân hàng đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo Lý do khách hàng luôn phải đối đầu với rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng do thu nhập từ hoạt động giảm sút mạnh Những biến cố không mong đợi có thể sẽ gây ra cho ngân hàng những tổn thất lớn Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để ngân hàng cú thờm nguồn thu nợ thứ 2 khi nguồn thu nợ thứ nhất không chắc chắn

Tín dụng không đảm bảo: Là loại tín dụng không có tài sản cầm cố thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng Đối với những khách hàng tốt trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh, quản trị DN hiệu quả thì ngân hàng có thể lựa chọn hình thức cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.

1.1.3.4 Phân loại theo hình thức cấp tín dụng

Cho vay: Là hình thức cấp tín dụng theo đú cỏc tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền dùng vào mục đích riêng của khách hàng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc cả lãi Đây là hình thức truyền thống chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hình thức cấp tín dụng

Chiết khấu: Là việc tổ chức tín dụng mua lại giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng

TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN

1.2.1 Khái niệm đối với DNVVN

1.2.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp nói chung, DNVVN nói riêng là một lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế của tất cả các quốc gia Ở Việt Nam theo Luật doanh nghiệp:

“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riờng, cú trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Hiện nay các nền kinh tế trên thế giới có rất nhiều loại hình DN hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau, phong phú và đa dạng Nếu chúng ta căn cứ vào quy mô hoạt động để phân loại thì DN được chia làm hai loại : Doanh nghiệp lớn; Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đối với mỗi quốc gia việc xác định quy mô DNVVN chỉ mang tính chất tương đối, vỡ nú chịu tác động của các yếu tố như trình độ phát triển của mỗi nước, tính chất ngành nghề, điều kiện phát triển hay mục đích phân loại doanh nghiệp trong từng thời kỳ, nhìn chung trên thế giới một DN được xếp vào loại DNVVN chủ yếu dựa vào hai tiêu chí:

Tiêu chí định tính: Được xây dựng dựa trên các đặc điểm cơ bản của DNVVN như trình độ về chuyên môn hoỏ cũn thấp, mức độ phức tạp trong quản lý ớt… Nhưng trên thực tế các tiêu chí này thường rất khó xác định, do vậy chúng chỉ dùng để tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng để xác định quy mô DNVVN.

Tiêu chí định lượng: Được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu về số lượng như: Số lượng lao động; Tổng giá trị tài sản; Doanh thu hay lợi nhuận của DN, các tiêu chí định lượng có vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô DN, vào các thời kỳ khác nhau các tiêu chí này rất khác nhau giữa các ngành nghề, mặc dù giữa chúng vẫn có những yếu tố chung nhất định.

Các nước trên thế giới cú cỏc tiêu chí khác nhau để xác định DNVVN, các tiêu chí thường không cố định mà thay đổi theo từng ngành nghề và trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ.

Theo tiêu chuẩn của ngân hàng thế giới hiện nay các DNVVN phân theo quy mô như sau:

Bảng1.1 : Tiờu chớ xác định DNVVN của ngân hàng thế giới

Loại hình doanh nghiệp Số lao động

Doanh thu hàng năm ( triệu USD)

Tổng tài sản ( triệu USD)

Nguồn: http://Worldbank org Đây là cách phân loại chung đáng tin cậy được ngân hàng thế giới đưa ra sau khi đã thu thập số liệu về các DNVVN của hầu hết các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên do có sự chênh lệch về tiềm năng và trình độ phát triển giữa các nền kinh tế trên thế giới, nờn cỏch phân loại này chỉ mang tính chất tham khảo đối với các quốc gia.

Bảng 1.2 Tiêu chí xác định DNVVN của một số quốc gia, khu vực trên thế giới

Phân loại DN vừa và nhỏ

Số lao động bình quân Vốn đầu tư Doanh thu

A NHểM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

1 Hoa kỳ Nhỏ và vừa 0-500 Không quy định Không quy định

- Đối với ngành sản xuất

- Đối với ngành thương mại

- Đối với ngành dịch vụ

Không quy định Không quy định

4 Australia Nhỏ và vừa < 200 Không quy định Không quy định

Không quy định < CDN$ 5 triệu

6 New Zealand Nhỏ và vừa < 50 Không quy định Không quy định

7 Korea Nhỏ và vừa < 300 Không quy định Không quy định

8 Taiwan Nhỏ và vừa < 200 < NT$ 80 triệu < NT$ 100 triệu

B NHểM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1 Thailand Nhỏ và vừa Không quy định

< Baht 200 triệu Không quy định

2 Malaysia - Đối với ngành sản xuất 0-150 Không quy định RM 0-25 triệu

3 Philippine Nhỏ và vừa < 200 Peso 1,5-60 triệu Không quy định

4 Indonesia Nhỏ và vừa Không quy định

5.Brunei Nhỏ và vừa 1-100 Không quy định Không quy định

C NHểM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI

Không quy định Không quy định

Không quy định Không quy định

Không quy định Không quy định

Không quy định Không quy định Ở nước ta từ trước năm 1998 chưa có một văn bản pháp luật chính thức nào quy định tiêu chí cụ thể của DNNVV, do đó mỗi tổ chức đưa ra một quan niệm về DNVVN, nhằm định hướng mục tiêu phát triển và chính sách hỗ trợ của tổ chức mình.

Tổ chức UNDIO (Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc tại Việt Nam) đưa ra tiêu thức xác định DN nhỏ là DN ít hơn 50 lao động, tổng vốn và doanh thu dưới 1 tỷ đồng, DN vừa là các DN có số lao động từ 50 đến 200 người, có tổng vốn và doanh thu từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng.

Thời kỳ 1998 - 2001 tại công văn số 681/CV- CP ngày 20/06/1998 của Thủ tướng Chính Phủ, quy định tạm thời về tiêu chí xác định DNVVN như sau: Các DN có vốn điều lệ dưới 5 tỷ và có số lao động bình quân dưới 200 người được xếp vào loại DNVVN.

Từ năm 2001 đến nay để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các DNVVN phát triển, ngày 23/11/2001 Chính Phủ đó cú Nghị định số 90/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN: Theo đó “DNVVN là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động bình quân hàng năm không quá 300 người”. Theo Nghị định này tất cả các DN; Hợp tác xã; Cơ sở sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh, thoả mãn một trong hai tiêu chí về vốn hoặc lao động đều được coi là DNVVN.

Theo Nghị định này tất cả các DN; Hợp tác xã; Cơ sở sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh, thoả mãn một trong hai tiêu chí về vốn hoặc lao động đều được coi là DNVVN.

Các DNVVN là một thực thể kinh tế, với những đặc điểm riêng biệt đó là quy mô hoạt động nhỏ, bộ máy quản lý đơn giản, vốn tự có thấp, sử dụng không nhiều lao động, khả năng tiếp cận các nguồn vốn thương mại khó khăn nhưng cũng chính từ những đặc điểm này đã mang lại cho DNVVN những lợi thế và khó khăn sau:

* Bộ máy quản lý của DN đơn giản gọn nhẹ và có tính tự chủ cao trong sản xuất kinh doanh

* Vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn nhanh, vì vậy đẩy nhanh tốc độ vòng quay vốn, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp DN nhanh chóng đổi mới thiết bị, công nghệ sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của kinh tế

* Quy mô nhỏ so với các DN lớn, do đó giúp cho các DVVN phát triển năng động, linh hoạt, thích ứng kịp thời với những biến động của thị trường, đồng thời có khả năng tiếp cận và đáp ứng những nhu cầu nhỏ lẻ mang tính khu vực, đa dạng hoá về mặt hàng phù hợp nhu cầu của thị trường.

Bên cạnh các lợi thế các DNVVN, xuất phỏt từ chính những đặc điểm của loại hình DN này đã làm cho các DNVVN còn gặp nhiều khó khăn:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN

Môi trường chính trị xã hội : Sự ổn định về chính trị - xã hội, giỳp cỏc DN yên tâm đưa ra quyết định đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất KD, từ đósẽ tăng nhu cầu về vốn vay, ngược lại môi trường chính trị - xã hội, bất ổn làm cho các DN phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, vì vậy nhu cầu vốn sẽ giảm theo.

Môi trường phát triển kinh tế : Môi trường kinh tế là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV Khi môi trường kinh tế ổn định mọi mặt thì ngân hàng và DNNVV đều hoạt động tốt, tín dụng được mở rộng, ngược lại nền kinh tế suy thoái và mất đi sự ổn định thì DNNVV và ngân hàng sẽ gặp khó khăn

Trong môi trường kinh tế đầy biến động như hiện nay đó là: lạm phát, giá cả gia tăng, tỷ giá và lãi xuất biến động, đã gây ra không ít khó khăn, thách thức cho các DNNVV và các NHTM Mặt khác đa số các DNNVV hiện nay do nguồn vốn tích luỹ còn hạn hẹp Trong khi vẫn còn lượng tiền mặt khá lớn trong dân cư, bởi do tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt và không quen giao dịch qua ngân hàng của họ, do đó công tác huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn.

Bên cạnh đó nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập vì vậy cơ chế chính sách luôn thay đổi, điều này gây bất lợi cho cả DN và ngân hàng vì đã mất thế chủ động và phải luôn thay đổi chính sách cho phù hợp

Trước những khó khăn đó, đòi hỏi ngân hàng phải tìm ra những biện pháp thích hợp để thực hiện mở rộng tín dụng trên cả hai mặt là huy động vốn và cho vay

Môi trường pháp lý : Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng nói riêng, có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động NHTM và việc mở rộng tín dụng Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, môi trường pháp lý đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở, bất cập khi thực hiện, tạo điều kiện để một bộ phận DN lợi dụng làm ăn bất chính, chụp dật,lừa đảo, các NHTM có tâm lý dè dặt hoặc quá thận trọng trong khi quyết định cho vay những DNNVV

Bên cạnh đú cỏc văn bản pháp lý lại luôn thay đổi, vì vậy lợi ích của các NHTM và DNNVV không được đảm bảo chắc chắn, điều này có tác động không tốt đến mở rộng tín dụng.

Chính sách vĩ mô về tín dụng : Chính sách vĩ mô về tín dụng của ngân hàng sẽ tạo điều kiện huy động vốn, chỉ ra môi trường tín dụng, hình thức tín dụng cũng như những trọng điểm phải được ưu tiên trong hoạt động tín dụng Chính sách này còn chỉ ra lãi suất, những nguyên tắc, những biện pháp xử lý rủi ro tín dụng cùng với chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn ngân hàng Như vậy việc mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi chính sách vĩ mô về tín dụng của ngân hàng.

Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại hay giữa các DNNVV với nhau là một nhân tố khách quan Chúng ta cần có một sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng, để tạo một sân chơi bình đẳng giữa các DNNVV, cũng như giữa các NHTM, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của DNNVV và NHTM hiệu quả hơn, từ đó mở rộng tín dụng Trái lại nếu sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, sẽ gây ra tổn thất không chỉ cho các DNNVV mà cho cả các NHTM tín dụng sẽ không được mở rộng.

Nhân tố thuộc về các DNNVV

Hiện nay hầu hết các DNNVV cũn cú khó khăn về tài chính, khả năng tiếp cận với vốn vay tín dụng còn hạn chế, do tài sản đảm bảo ít, hoặc chưa đủ điều kiện; kinh nghiệm quản lý còn thiếu do mới thành lập, trình độ quản lý tài chính còn non kém, mang nặng tính gia đình, báo cáo tài chớnhthiếu tớnh minh bạch, không chính xác, khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định cho vay

Bên cạnh đó trình độ hiểu biết về kinh tế - xã hội và pháp luật của chủ DNNVV có ý nghĩa tích cực đối với việc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng Bởi vì trình độ hiểu biết sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến cơ chế chính sách của ngân hàng đối với tín dụng DNNVV, khả năng tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và việc chấp hành các nguyên tắc tín dụng…

Hiện nay tình trạng chủ DNNVV mới thành lập có trình độ chuyên môn thấp,không tương xứng với năng lực quản lý cũng như quy mô hoạt động, tình trạng thiếu hiểu biết về kinh tế - xã hội và pháp luật còn diễn ra phổ biến, đặc biệt là cácDNNVV vùng nông thôn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng hoạt động tín dụng của NHTM.

Bên cạnh những nhân tố khách quan thỡ cỏc nhân tố chủ quan thuộc về các NHTM có ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV bao gồm các nhân tố sau:

Hệ thống tổ chức và cơ cấu vận hành của bộ máy ngân hàng:

Hệ thống tổ chức và cơ cấu vận hành của bộ máy ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng Hệ thống các Chi nhánh, phòng giao dịch được phân bổ một cách hợp lý theo mật độ dân cư là điều kiện tiên quyết tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận được các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Khách hàng sẽ rất khó tiếp cận nếu ngân hàng ở quá xa khu vực sản xuất, kinh doanh của khách hàng Tuy nhiên để có thể mở một Chi nhánh hay Phòng giao dịch, ngân hàng phải bỏ ra rấtnhiều chi phí Do vậy ngân hàng phải thiết lập sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích

Chiến lược hoạt động và các chính sách tín dụng của ngân hàng:

Căn cứ vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể các NHTM để xây dựng chiến lược hoạt động, được cụ thể hoá bằng những chính sách như chính sách tín dụng, chính sách khách hàng… Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng tín dụng DNNVV Một chiến lược hoạt động đúng đắn, với tầm nhìn dài hạn và có những bước đi vững chắc, một chính sách tín dụng phù hợp sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động cho vay đúng hướng, thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển ổn định, bền vững, ngược lại sẽ kìm hãm tăng trưởng, mở rộng tín dụng

Quy mô vốn của ngân hàng:

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI MARITIME BANK- CHI NHÁNH CẦU GIẤY

TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH MARITIME BANK- CHI NHÁNH CẦU GIẤY

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…

Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.

Nắm bắt được xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, sự lớn mạnh của bộ phận khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu, Maritime bank đã quyết định thiết kế một chiến lược mục tiêu mới Để thực hiện chiến lược này, dự án Sao biển đã ra đời Trong năm 2010, dự án thiết kế hai mô hình hoàn toàn mới - bao gồm chi nhánh và các ngân hàng chuyên doanh Sản phẩm, quản lý rủi ro và vận hành được “ may đo” để đáp ứng nhu cầu của các phân khúc thị trường trên Chiến lược kinh doanh mới được xây dựng dựa trên nghiên cứu sâu về khách hàng Bên cạnh đó, Maritime Bank còm thiết lập cơ cấu tổ chức mới cho phộo ngân hàng vận hành theo mô hình mới đó chớnh thực triển khai Nhờ đó, Maritime Bank trở thành ngân hàng đầu tiên thực hiện nhiều sang kiếm kinh doanh mới tại Việt Nam.

- Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đã nâng cấp và tái thiết toàn bộ cơ sở vật chất của các điểm giao dịch trên toàn hệ thống nhằm đem lại một không gian giao dịch thuận lợi, thoải mái, chuyên nghiệp và ấn tượng nhất cho khách hàng.

- Là ngân hàng đầu tiên xây dựng được lực lượng bán hàng trực tiếp đối với cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

- Là ngân hàng đầu tiên tung ra thị trường những sản phẩm mới hấp dẫn với nhiều ưu điểm:

Tài khoản giao dịch có nhiều tiện ích hơn hẳn lãi suất cao hơn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Cung cấp dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp với cách thức định giá tài sản tốt hơn, đảm bảo thời gian phê duyệt ngắn nhất ( dưới một tuần).

- Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam xây dựng mô hình quản lý rủi ro chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế để hỗ trợ kinh doanh tăng trưởng nhanh.

Công cụ QCA khiến việc quyết định phê duyệt tín dụng nhanh chóng và công bằng, đảm bảo hỗ trợ kịp thời nhu cầu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống quản lý thông tin thanh khoản giúp kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh toàn ngân hàng. Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng.

Tính đến Quý III năm 2011, Maritime Bank có:

- Vốn điều lệ: 7.000 tỷ đồng.

- Tổng tài sản đạt gần 130.000 tỷ đồng

- Mạng lưới hoạt động: 175 chi nhánh và trong tương lai gần, con số này sẽ nâng lên 320 điểm vào cuối năm 2011.

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.

Maritime bank Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy- Địa chỉ: 35-37 Trần Thỏi Tụng, Quận Cầu Giấy, Hà nội.

Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, năm 2010 được đánh giá là năm “bựng nổ” về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng cường tiếp cận với nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhưng, để tạo nên sự khác biệt, đem tới cho khách hàng sự hài lòng và thoải mái thực sự khi giao dịch không phải là điều dễ dàng.

Với phương châm cung cấp tới từng khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài chính có giá trị vượt trội với phong cách chuyên nghiệp trên cơ sở hiểu rõ mong muốn và đặc thù kinh doanh của khách hàng, Maritime bank đó cú bước chuyển mình thực sự xuất sắc với sự đổi mới về hình ảnh cũng như cơ cấu tổ chức của ngân hàng theo xu thế hội nhập và phát triển Và Chi nhánh Maritime Bank Cầu Giấy với bộ mặt mới, địa điểm mới được ra đời ngày 3-3-2010 là chi nhánh tiên phong trong mô hình ngân hàng mới Tự hào là chi nhánh tân tiến, hiện đại đầu tiên, Chi nhánh Maritime bank đã không ngừng lớn mạnh và phát triển thể hiện được tính đúng đắn và hiệu quả của vệc thay đổi mô hình ngân hàng lần này.

Với chiến dịch Sao biển, cơ cấu tổ chức của ngân hàng được sắp xếp lại một cách hợp lý để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng Cơ cấu của chi nhánh được chia theo chiều dọc với hai phân khúc thị trường khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân tương ứng với đó là khu vực ngân hàng doanh nghiệp và khu vực ngân hàng cá nhân Bên cạnh đó là khối hành chính của chi nhánh- bộ phận không thể thiếu phụ trách những vấn đề về trụ sở giao dịch cũng như kết hợp với bộ phận bảo vệ để đảm bảo những máy móc cho chi nhánh được hoạt động bình thường. Để ngân hàng hoạt động một cách đồng bộ, Chi nhánh có giám đốc đồng thời chính là giám đốc trung tâm khách hàng doanh nghiệp và phó giám đốc đồng thời là giám đốc khu vực ngân hàng cá nhân là những người ký quyết định đưa ra những quyết sách của chi nhánh Mặc dù được chia một cách cụ thể thành hai khối riêng biệt nhưng luụn cú sự kết hợp linh hoạt của ngân hàng cá nhân và ngân hàng doanh nghiệp đối với những nghiệp vụ có liên quan để giải quyết thủ tục cho khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Khu vực ngân hàng doanh nghiệp.

- Giám đốc trung tâm khách hàng doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh của trung tâm khách hàng doanh nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh tại trung tâm; Quản lý, đào tạo, huấn luyện, đánh giá nhân viên của trung tâm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và dịch vụ cung cấp cho khách hàng; Thực hiện chiến lược mới tại trung tâm khách hàng doanh nghiệp; Lập kế hoạch và triển khai thực hiện phương án kinh doanh để đạt được mục tiêu đã đặt ra; Đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng nằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất; Quản lý hiệu quả công việc, huấn luyện, hỗ trợ nhân viên trung tâm nhằm tối đa hóa hiệu suất làm việc.

- Giám đốc quản lý quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Tìm kiếm mới các khách hàng Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ; Quản lý và tối đa hóa doanh thu từ các mối quan hệ khách hàng hiện tại; Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực hoạt động; Giám sát công việc của nhân viên hỗ trợ tín dụng, đảm bảo những giấy tờ yêu cầu khách hàng đúng thời gian; Tổ chức hội nghị, hội thảo ngắn về ngành nghề với khách hàng vừa và nhỏ; Đảm bảo tính chuyên nghiệp và năng động của Maritime Bank

- Trợ lý giám đốc trung tâm khách hàng doanh nghiệp: Tham mưu, Hỗ trợ, Giúp việc Giám đốc Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp trong việc quản lý, điều hành, chỉ đạo xử lý công việc tại Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp; Tổng hợp,xử lý các báo cáo của Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp; Cập nhập, Khai thác công cụ theo dõi hoại động tại chi nhánh ( SME Dashbord/ Issue log); Thực hiện công việc telesale: Tư vấn và tìm hiểu nhu cầu khách hàng qua điện thoại. Tổng hợp nguồn khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm Maritime Bank phân bổ cho các Giám đốc quản lý quan hệ KHDN tại Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp; Theo sát, nắm bắt các số liêu báo cáo, công việc về tình hình hoạt động của cỏc phũng ban Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp, kết quả thực hiện của Giám đốc giao cho cỏc phũng ban thông qua báo cáo; Chuẩn bị nội dung, tài liệu, văn bản, sắp xếp lịch làm việc, công tác của Giám đốc; Hỗ trợ các công việc của Chuyên viên Dịch vụ Tín dụng.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

2.2.1 Quá trình cấp tín dụng đối với DNVVN Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với các khách hàng các Ngân hàng thường đặt ra quy trình phân tích tín dụng Khi cho vay thì đều phải tuân thủ theo quy trình phân tích tín dụng này Quy trình phân tích tín dụng ngắn hạn là các bước (hay nội dung các công việc) mà cán bộ tín dụng, cỏc phũng ban có liên quan trong NHTM phải thực hiện khi cho khách hàng vay vốn ngắn hạn Quy trình phân tích tín dụng ngắn hạn bao gồm có 4 bước sau:

Thứ nhất, Phân tích trước khi cấp tín dụng cho khách hàng Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất quyết định chất lượng của phân tích tín dụng Công việc chủ yếu là tìm kiếm, thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người vay.

Phương pháp chủ yếu để thu thập và xử lý thông tin khách hàng: có thể thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng như tham quan nhà xưởng, máy móc, công trường, văn phòng, gặp gỡ nói chuyện với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, xem xét tài sản thế chấp.Thu thập thông tin khách hàng thông qua các báo cáo tài chính của họ, trước khi cho vay Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về năng lực sản xuất, kinh doanh và tiềm năng tài chính và điều này được thể hiện qua các bản báo cáo tài chính như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ Có thể mua hoặc tìm kiếm thông tin qua các trung gian như các cơ quan quản lý, qua các bạn hàng của người vay, qua các trung tâm thông tin.

Thông qua những biện pháp thu thập như vậy Ngân hàng sẽ có một cái nhìn chính xác, toàn diện về khách hàng của mình Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết về khách hàng Ngân hàng tiến hành tổng hợp phân tích những thông tin đó để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay đối với khách hàng đó.

+ Đánh giá tài sản của khách hàng: Nếu khách hàng là pháp nhân như các doanh nghiệp đều có bảng cân đối kế toán trong đó phần tài sản phản ánh số kết dư giá trị tài sản tại một thời điểm, hoặc kết dư trung bình trong kỳ Nếu khách hàng là thể nhân như hộ kinh doanh hoặc người tiêu dùng Ngân hàng yêu cầu các thông tin về tình hình kinh doanh, tài sản cá nhân, lương và các khoản thu nhập khỏc Cỏc thông tin về tài sản cho biết quy mô, chất lượng tài sản, khả năng quản lý của khách hàng rất quan trọng đối với quyết định cho vay. Đánh giá những tài sản có tính thanh khoản cao nhất như ngân quỹ gồm tiền mặt trong két, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu Tiền mặt và tiền gửi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của khách hàng Các khoản phải thu chủ yếu là tiền bán hàng hoá và dịch vụ chưa thu được tiền có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt Ngân hàng cần xem xét kỹ các khoản này vỡ cú những khoản bán chịu khó, không thu được tiền.Hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng có liên quan chặt chẽ với tình hình ngân quỹ của khách hàng.

Các chứng khoán có giá đây là tài sản chính của doanh nghiệp các tài sản này tăng nguồn thu và có thể mang bán khi cần tiền để chi trả Rất nhiều món vay ngắn hạn của khách hàng với mục tiêu tăng dự trữ hàng hóa, do đó ngân hàng cần phải quan tâm đến số lượng, chất lượng, mẫu mã, bảo hiểm, rủi ro đối với hàng hóa trong kho.Ngõn hàng cũng xem xét đánh giá tài sản cố định của khách hàng như nhà cửa, sõn bói, trang thiết bị, phương tiện vận tải.

+ Đánh giá các khoản nợ: Ngân hàng phải xem xét các khoản nợ phải trả trong năm và trong năm sau Nếu khoản cho vay của ngân hàng phải trả trong năm thỡ cỏc khoản nợ đến hạn và tài sản ngân quỹ trong năm của khách hàng là những yếu tố chính để ngân hàng quyết định cho vay Ngân hàng cũng quan tâm đến nợ quá hạn và các nguyên nhân, quan tâm tới tất cả các chủ nợ của khách hàng như ngân hàng khác, nhà cung cấp, người lao động và vị trí của ngân hàng trong danh sách chủ nợ của khách hàng Ngân hàng cũng xem xét các khoản nợ ưu đãi, nợ có đảm bảo và nợ khỏc, cỏc tài sản đã làm đảm bảo cho các khoản vay cũ cần được tính lại theo giá thị trường và bị loại trừ nếu chúng được lấy làm tài sản đảm bảo cho khoản vay mới thì cần tính toán giá trị dôi thừa so với tiền vay cũ.

+ Phân tích luồng tiền: Nhiều khách hàng tạo ra lợi nhuận trong quá khứ và có khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai Nhưng việc trả nợ lại liên quan chặt chẽ đến ngân quỹ của khách hàng (ví dụ: cho vay hộ kinh doanh, nguồn trả nợ là các khoản thu của người vay) Trong khi lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh lợi, trên thực tế Tỷ lệ dòng tiền/ Tổng các khoản nợ là chỉ tiêu quan trọng nhất để dự đoán các vấn đề tín dụng trong tương lai Các luồng tiền trong tương lai - phụ thuộc vào kế hoạch chi tiêu trong tương lai- cần được dự kiến.

+ Ngân hàng thường quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng: Thông qua việc theo dõi các tỷ lệ như tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ đo khả năng tạo lợi nhuận, tỷ lệ đo khả năng tài trợ bằng vốn tự có, tỷ lệ đo rủi ro.

-Nhóm tỷ lệ thanh khoản: Nhóm tỷ lệ này đo khả năng của người vay trong việc đáp ứng trách nhiệm tài chính ngắn hạn Dựa vào đó Ngân hàng xác định khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn của người vay Nhìn chung, tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh toán của người vay có thể càng tốt.

Tuỳ từng trường hợp mà Ngân hàng phân tích tỷ lệ thích hợp Nếu cho vay trong thời gian ngắn 2-3 tháng Ngân hàng cần quan tâm tới tỷ lệ thanh toán nhanh, còn cho vay từ 9-12 tháng Ngân hàng cần quan tâm đến thanh khoản trung bình.

-Nhóm tỷ lệ sinh lời: Nếu khoản vay được trả từ lợi nhuận thì điều quan trọng là phải đánh giá được khả năng của người vay trong kinh doanh nhằm tìm kiếm đủ số lời để trả nợ Nhóm tỷ lệ này đo khả năng tạo lợi nhuận của người vay, các tỷ lệ

Ngân quỹ của người vay

Tỷ lệ thanh toán = nhanh Các khoản nợ hiện hành

Tỷ lệ thanh toán = trung bình Nợ hiện hành này có tử số là thu nhập ròng trước hoặc sau thuế thu nhập hoặc doanh thu và mẫu số là vốn tự có, vốn lưu động hoặc tổng vốn Khả năng trả nợ của khách hàng thực chất bắt nguồn từ khả năng tạo thu nhập, tức là người vay có khả năng thu về giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu.

-Nhóm tỷ lệ rủi ro: Rủi ro của người vay có thể do nhiều nguyên nhân, có thể ở khâu sản xuất, tiếp thị hoặc từ phía nhân sự, vấn đề tài chính hay từ phía nhân sự, vấn đề tài chính hay từ những tác động từ cơ chế chính sách Tuỳ trường hợp cụ thể mà Ngân hàng sẽ đánh giá xem xét rủi ro của khách hàng là nhiều hay ít để ra quyết định có cho vay hay không

-Nhóm tỷ lệ đo khả năng tài trợ bằng vốn sở hữu : Thông thường một doanh nghiệp phải có vốn tự có đủ tài trợ cho một phần tài sản cố định hay tài sản lưu động, hiện nay các Ngân hàng thường đầu từ 70% còn 30% còn lại do vốn tự có đầu tư vào tài sản cố định hoặc tài sản lưu động.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG MARITIME BANK- CHI NHÁNH CẦU GIẤY

2.3.1 Các kết quả đạt được

Quá trình hội nhập kinh tế đã và đang tạo ra cho hệ thống ngân hàng thương mại nước ta không ít những cơ hội cũng như thách thức mới Trong hoàn cảnh chung đó ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung và chi nhánh Cầu Giấy núi tiờng không ngừng nỗ lực hoạt động và đổi mới để tồn tại và phát triển Và chi nhánh đã đạt được những thành tựu nhất định đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Phát huy lợi thế về địa bàn thuộc khu đô thị có tiềm năng phát triển nhất Hà Nội, chi nhánh đã đạt được những kết quả khá tốt trong lính vực hoạt động kinh doanh tiền tệ Chi nhánh đã phát huy được thế mạnh của mình, xác định được những mục tiêu phét triển phù hợp với quy mô và chiến lược chung của ngân hàng. Chi nhánh cũng xác định thay đổi cơ cấu kinh doanh theo hướng phù hợp, thay đổi cơ cấu kinh doanh theo hướng tăng tỷ lệ doanh thu từ hoạt động dịch vụ nhưng hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại nhiều doanh thu cho ngân hàng nhất Chi nhánh định hướng phát triển hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực.mọi ngành nghề, mọi đối tượng khách hàng trong đó đặc biệt chú trọng tới DNVVN.Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây không những tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tín dụng cũng được nâng cao Về mặt quy mô doanh số tín dụng và dư nợ tín dụng đối với DNVVN luôn chiếm một tỷ trọng không nhỏ và không ngừng gia tăng cả về số lượng tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Đồng thời, doanh số thu nợ DNVVN cũng tăng lên.

Số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với chi nhánh ngày càng gia tăng, chi nhánh đã ký hợp đồng , đồng thời củng cố mối quan hệ với những khách hàng cũ có phương án sản xuất kinh doanh tốt cũng như thiết lập mối quan hệ tín dụng với những đối tượng khách hàng mới.

Phát triển màng lưúi, thu hút khách hàng, mở rộng đối tượng và hình thức cho vay đối vói DNNVV Định hướng của Chi nhánh Maritime bank- Cầu Giấy trong những năm qua là: Mở rộng, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của cỏc phũng giao dịch, văn phòng phòng đại diện Mở rộng hoạt động tín dụng với DNVVN, và đưa vào chiến lược phát triển khách hàng tiềm năng Chi nhánh Đây là một định hướng đúng đắn phù hợp với định hướng phát triển chung của toàn ngành, dư nợ cho vay DNVVN ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ Để thu hút khách hàng nhất là các DNVVN Chi nhánh luụn trỳ trọng đến việc mở rộng các phương thức cho vay phù hợp với sự phát triển của các DNVVN, nhằm mục tiêu tín dụng an toàn hiệu quả.

Xây dựng lòng tin và tạo ra sự gắn bó giữa ngân hàng và DNNVV.Nhận thức về tầm quan trọng của khách hàng là các DNVVN đối với hoạt động của NHTM. Chi nhánh Cầu Giấy luôn quan tâm đến việc tạo dựng lòng tin và xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài với các DNVVN, thông qua việc thực hiện nhất quán các chính sách đối với khách hàng.

Nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ tác nghiệp Các DNVVN hoạt động phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, vì vậy qua tiếp xúc cho vay các DNVVN các cán bộ tín dụng ngân hàng, đã học hỏi và đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong tác nghiệp và trong giao tiếp vì vậy trình độ, và nhận thức của cán bộ đã được nâng lên, có khả năng nắm bắt những thay đổi của nền kinh tế thị trường và cú thờm cơ hội để tiếp cận các công nghệ hiện đại

Với những thành công trên của Chi nhánh có thể là chưa được như mong muốn, nhưng điều mà Chi nhánh đã đạt được là đã từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, thiết lập mối quan hệ vững chắc và tạo niềm tin đối với cácDNVVN, củng cố thêm uy tín của Chi nhánh và nâng cao vị thế của ngân hàng

Trong những năm qua mặc dù hoạt động cho vay đối với DNNVV đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả nhất định, song bên cạnh đó hoạt động cho vay đối với DNNVV vẫn còn những tồn tại và hạn chế sau:

Quy mô tín dụng còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng chậm, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế địa phương, cho vay còn phân tán chưa tập trung đúng mức vào cỏc vựng quy hoạch, các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm.

Sản phẩm tín dụng đơn điệu, chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống, chưa đưa ra được các sản phẩm mới, chưa đa dạng về hình thức cấp tín dụng, quy trình cho vay còn thiếu sự linh hoạt các dịch vụ trợ giúp tín dụng chưa phát triển Chi nhánh mới chỉ đang tập trung vào việc cấp tín dụng theo phương thức truyền thống là cho vay theo hạn mức, từng lần và theo dự án, trong đó, cho vay theo dự án vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức Trong tín dụng, ngân hàng mới chỉ đang chú trọng vào hoạt động cho vay là chính, hoạt động bảo lãnh đang là mối quan tâm của nhiều ngân hàng và đang có xu hướng phát triển vẫn chưa thực sự phát triển với tiềm năng của chi nhánh

Chưa quan tâm đến việc mở rộng các đối tượng cho vay tín chấp, khi quyết định cho vay vẫn còn trú trọng nhiều về tài sản thế chấp mà chưa quan tâm nhiều về tính khả thi và hiệu quả của dự án

Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng nói chung còn hạn chế, việc bố trí xắp xếp cán bộ phụ trách cho vay DNNVV không ổn định, thường xuyên thay đổi và thiếu tính chuyên nghiệp vì vậy chưa tạo ra sự gắn kết giữa cán bộ phụ trách với khách hàng, dẫn tới khó tiếp cận khách hàng.

Chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro, do một số lĩnh vực đang cho vay có mức độ rủi ro cao ( xây dựng, bất động sản …)

Do mới đưa vào chi nhánh nhiều trang thiết mới để thực hiện cho chiến dịch thay đổi cơ cấu và bộ mặt ngân hàng nên việc ứng dụng vào công tác quản lý tín dụng còn chưa đươc cao Hơn nữa, Trình độ về Marketing, tiếp thị, chăm sóc khách hàng và kỹ năng thẩm định của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế.

Thứ nhất , Môi trường kinh tế luôn biến động, cạnh tranh giữa các Tổ chức tín dụng diễn ra gay gắt, khiến cho việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV gặp khó khăn. Bên cạnh đó môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng thiếu đồng bộ và thường xuyên thay đổi gây tác động không tốt đên hoạt động tín dụng Mặt khác quản lý nhà nước đối với DNNVV vẫn còn nhiều sơ hở, thiếu chặt chẽ như việc DNNVV được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với năng lực vượt quá nhiều so với trình độ, nghiệp vụ thực tế của DN, dẫn đến việc những DN này hoạt động kém hiệu quả

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐểI VỚI CÁC DNVVN TẠI MARITIME BANK- CHI NHÁNH CẦU GIẤY

ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI MARITIME BANK- CHI NHÁNH CẦU GIẤY

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 90% số lượng doanh nghiệp cả nước Bởi vậy, cũng như các ngân hàng khác, Ngân hàng Hàng hải việt nam đã nhận thấy được thị trường tiềm năng này và xác định đây sẽ là thị trường mục tiêu của ngân hàng trong những năm gần đây cũng như thời gian tới Để thực hiện được kế hoạch đặt ra và có thể đáp ứng tố nhất nhu cầu vay vốn cũng như các hoạt động tín dụng của Doanh nghiệp, ngân hàng Hàng hải đó cú một bước chuyển biến lớn trong cơ cấu tổ chức và hoạt động ngân hàng cũng như thay đổi bộ mặt hình ảnh của mình để có thể đến gần hơn với khác hàng DNVVN Với mô hình mới, bộ phân tín dụng tại các chi nhánh sẽ chuyên đảm nhận những khách hàng làDNVVN- theo quy định của ngân hàng bao gồmtoàn bộ doanh nghiệp theo quy định của nhà nước có lợi nhuận hàng năm dưới 70 triệu đô Và những khách hàng là doanh nghiệp lớn sẽ thuộc phụ trách ở hội sở Trong thị trường ngân hàng cạnh tranh mạnh như hiện nay, với cỏch thỳc tổ chức mới, ngân hàng Hàng Hải mong muốn có được sự phục vụ tốt nhất tới khách hàng, đặc biệt là DNVVN với mục tiêu đặt ra sẽ trở thành ngân hàng đáp ứng được nhu cầu Khách hàng là DNVVN tốt nhất tại Việt Nam

GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI

Nhìn nhận về tiềm năng phát triển của DNVVN, cùng với những lợi thế và năng lực hiện có Trên cơ sở mục tiêu và những định hướng phát triển của ngành, để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, tận dụng các cơ hội để mở rộng tín dụng đối với DNVVN, Chi nhánh Maritime bank Cầu giấy cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

3.2.1 Xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng đồng bộ, phù hợp với DNVVN

Trong nền kinh tế thị trường khách hàng luôn là người đóng vai trò quyết định đến sự tại đối với mỗi DN nói chung cũng như đối với các chi nhánh NHTM nói riêng Khách hàng là người lựa chọn sản phẩm trên thị trường để phù hợp với nhu cầu của mình Trong kinh doanh ngân hàng cũng vậy khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ một ngân hàng nào thuận tiện nhất để giao dịch như; gửi tiền ,vay vốn hoặc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Để giữ vững những khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới, cùng với việc xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng là việc xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng một cách đồng bộ và phù hợp với các DNVVN Các chính sách này phải được triển khai thực hiện nhất quán, thể hiện thành cương lĩnh trong hoạt động cho vay của Chi nhánh, tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong hoạt động, nhằm mở rộng, tăng trưởng tín dụng ổn định, bền vững. Đối với từng nhóm khách hàng khác nhau theo như cách xếp loại trên hoặc nhóm khách hàng là DN, DNVVN, khách hàng là tư nhân cá thể, hộ gia đình hay khách hàng truyền thống, khách hàng chiến lược, khách hàng tiềm năng, khách hàng tín nhiệm, khách hàng chưa đủ tín nhiệm, khách hàng không tín nhiệm Mỗi nhóm khách hàng trên cần có các chính sách cho vay khác nhau về quy mô ( Tăng trưởng, giữ nguyên hay rút dần dư nợ); về mức độ yêu cầu tài sản đảm bảo ( Có bảo đảm bằng tài sản một phần hay toàn bộ); về thời hạn, lãi xuất và phí cho vay, đối với khách hàng tốt thỡ nờn áp dụng lãi xuất và phí thấp hơn, giảm phí ở các dịch vụ khác như; thanh toán, chuyển tiền

Chính sách mở rộng quy mô và giới hạn cho vay: Để hạn chế và phân tán rủi ro cần thiết phải có một chính sách về quy mô, giới hạn cho vay đối vưúi một khách hàng và một nhóm khách hàng hay một lĩnh vực, ngành nghề nhất định Quy mô này đảm bảo kết hợp được tính sinh lời và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của mỗi khoản cho vay, phù hợp với quy mô và tính chất nguồn vốn của ngân hàng

Chính sách về lãi suất cho vay và phí:

Lãi suất cho vay DNVVN được xác định bằng chi phí vốn huy động, cộng với chi phí dự phòng, cộng với các chi phí khác, cộng với lợi nhuận dự tớnh,trừ đi các khản thu được do khách hàng vay mang lại như ( lãi tiền gửi, phí dịch vụ phi tín dụng)

Với cách xác định lãi xuất trên Chi nhánh xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt, báo cáo ngân hàng cấp trên để chủ động thực hiện Tuỳ theo kỳ hạn, loại tiền, loại hình cho vay, đối tượng khách hàng, mà ngân hàng áp dụng mức lãi xuất và phí khác nhau

Mức lãi xuất có thể thay đổi một cách linh hoạt theo thị trường, phù hợp từng khách hàng, nhóm khách hàng, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng là DNNVV, phù hợp với mức độ rủi ro của từng khoản vay, áp dụng cơ chế lãi xuất thoả thuận theo thị trường nhưng nằm trong khung lãi xuất quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam, dựa trên nguyên tắc bù đắp được chi phí, rủi ro và có lãi.

Chính sách về thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ: Thời hạn cho vay liên quan đến rủi ro tín dụng và tính thanh khoản của ngân hàng, vì vậy chính sách này phải được quan tâm Về nguyên tắc ngân hàng sẽ xem xét khả năng trả nợ của từng khoản vay, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn và nguồn vốn của ngân hàng để quyết định kỳ hạn cho vay

Chính sách về thời hạn cho vay sẽ cho biết ngân hàng có khả năng đáp ứng loại kỳ hạn cho vay nào, đồng thời cũng cho biết kỳ hạn nợ và số lần trả nợ của các khoản vay

Chính sách thực hiện đảm bảo tiền vay:

Chính sách này sẽ quy định các khoản cho vay cần phải có đảm bảo bằng tài sản,( khách hàng chưa đủ tín nhiệm, năng lực tài chính, quản lý còn yếu hoặc khoản vay được đánh giá là có mức độ rủi ro cao) Các khoản cho vay được đảm bảo bằng tài sản một phần hoặc không phải đảm bảo bằng tài sản,( Khách hàng truyền thống,tín nhiệm, năng lực quản lý tốt, tài chính lành mạnh, dự án khả thi hiệu quả, khoản vay được đánh giá có mức độ rủiro thấp) Quy định danh mục và các hình thức đảm bảo được ngân hàng chấp thuận, tỷ lệ phần trăm cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo, đánh giá và quản lý tài sản đảm bảo

Chính sách về xử lý các khoản vay có vấn đề:

Các khoản cho vay có vấn đề là các khoản nợ như nợ cơ cấu, nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó đòi và các khoản cho vay có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro Chính sách này sẽ quy định về cách thức, biện pháp phối hợp xử lý và trách nhiệm giải quyết nợ có vấn đề, chính sách này được xây dựng đối với từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng nhóm khách hàng

3.2.2 Sàng lọc và lựa chọn khách hàng là DNNVV

Nhu cầu phát triển nói chung và nhu cầu vay vốn nói riêng của các DNNVV rất phong phú, đa dạng luôn thay đổi theo tín hiệu của thị trường.Tuy nhiên không phải bất kỳ một DNVVN nào cũng có thể đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng khi cho vay, vì vậy Chi nhánh phải tiếp xúc để tìm hiểu về DN, thu thập các nguồn thông tin khác nhau để từ đó tiến hành sàng lọc, phân đoạn thị trường và khách hàng.Việc lựa chọn những DNVVN tốt nhất “ khách hàng ruột” để làm đối tác chiến lược, thiết lập mối quan hệ bạn hàng có uy tín, trên tinh thần hợp tác lâu dài, đôi bên cùng có lợi, dựa trên cơ sở các DNVVN đã được lựa chọn, ngân hàng phải xây dựng và thực hiện các chính sách khách hàng một cách linh hoạt và phù hợp dựa trên những triển vọng về sự phát triển của DNVVN trong tương lai

Có nhiều hình thức lựa chọn sau đây là một số cách lựa chọn :

Lựa chọn theo hình thức cho vay

Tăng dần tỷ trọng các DNVVN vay vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản ngắn hạn, giảm dần DNVVN vay vốn trung dài hạn Lựa chọn các DNVVN cú các dự án ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh Chỉ đầu tư những dự án trung, dài dạn có dự án khả thi hiệu quả, phù hợp với khả năng nguồn vốn cho phép

Lựa chọn theo phân loại khách hàng

Thu thập thông tin về tình hình hoạt động của các DNVVN căn cứ các tiêu chí để chấm điểm xếp hạng DN, lựa chọn những DNVVN có đủ các chuẩn mực do ngân hàng Maritime bank xây dựng.

Lựa chọn theo ngành nghề sản xuất kinh doanh

Mở rộng cho vay các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề có triển vọng phát triển và có nhiều lợi thế: như hiện nay là sự phát triển của ngành dược liệu và các ngành sản xuất và thương mại Trong khi đó, ngành xây dựng tuy là một ngàh có mang lại nhiều lợi nhuận nhưng là chứa đựng nhiều rủi ro Bởi vậy chi nhánh nên xác định rõ những doanh nghiệp thực sự làm ăn có hiệu quả.

3.2.3 Nâng cao tỷ trọng cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản và cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay đối với các DNNVV.

Ngày đăng: 25/08/2023, 15:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Tiêu chí xác định DNVVN của một số quốc gia, khu vực trên thế giới - Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại maritime bank chi nhánh cầu giấy
Bảng 1.2. Tiêu chí xác định DNVVN của một số quốc gia, khu vực trên thế giới (Trang 11)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh - Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại maritime bank chi nhánh cầu giấy
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh (Trang 32)
Bảng 2.2 : Dư nợ tín dụng của chi nhánh - Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại maritime bank chi nhánh cầu giấy
Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng của chi nhánh (Trang 36)
Bảng 2.3: Doanh thu- Chi phí- Lợi nhuận - Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại maritime bank chi nhánh cầu giấy
Bảng 2.3 Doanh thu- Chi phí- Lợi nhuận (Trang 43)
Bảng 2.4 : Doanh số cho vay- Doanh số thu nợ- Dư nợ - Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại maritime bank chi nhánh cầu giấy
Bảng 2.4 Doanh số cho vay- Doanh số thu nợ- Dư nợ (Trang 50)
Bảng 2.6: Dư nợ theo ngành nghề - Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại maritime bank chi nhánh cầu giấy
Bảng 2.6 Dư nợ theo ngành nghề (Trang 53)
Bảng 2.7 : Dư nợ theo phương thúc cho vay - Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại maritime bank chi nhánh cầu giấy
Bảng 2.7 Dư nợ theo phương thúc cho vay (Trang 55)
Bảng 2.8 : Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu - Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại maritime bank chi nhánh cầu giấy
Bảng 2.8 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu (Trang 56)
w