1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934

197 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 7,21 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (17)
    • 1.1 GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN (17)
      • 1.1.1. Khái niệm về pháp y tâm thần (17)
      • 1.1.2. Lịch sử phát triển ngành pháp y tâm thần (17)
      • 1.1.3. Một số luận thuyết về tội phạm (22)
      • 1.1.4. Các hình thức giám định pháp y tâm thần (24)
    • 1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH ĐỘNG KINH (25)
      • 1.2.1. Các khái niệm chung (25)
      • 1.2.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh động kinh (26)
      • 1.2.4. Một số yếu tố liên quan đến nguyên nhân gây cơn động kinh (35)
    • 1.3. BỆNH ĐỘNG KINH TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN (41)
      • 1.3.1 Tỷ lệ phạm tội của bệnh nhân động kinh (41)
      • 1.3.2. Đặc điểm, tính chất hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh (42)
    • 1.4. CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HÀNH VI PHẠM TỘI Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH (43)
      • 1.4.1. Yếu tố bệnh lý (43)
      • 1.4.4. Sử dụng các chất kích thích (51)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (53)
    • 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (53)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (53)
      • 2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu (53)
      • 2.2.2. Tiêu chuẩn chọn đối tuợng nghiên cứu (54)
      • 2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ (54)
      • 2.2.4. Tiêu chuẩn một hồ sơ giám định pháp y tâm thần (55)
      • 2.2.5. Thiết kế nghiên cứu (56)
      • 2.2.6. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng động kinh trong giám định pháp (62)
      • 2.2.7. Phương pháp nghiên cứu điện não đồ ngoài cơn động kinh (63)
    • 2.3. CÔNG CỤ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG (69)
    • 2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU (69)
    • 2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ (70)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (71)
    • 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (71)
    • 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG (77)
      • 3.2.1. Phân loại và nguyên nhân xuất hiện cơn động kinh của bệnh nhân nghiên cứu (77)
      • 3.2.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng ở bệnh nhân động kinh trong giám định Pháp y tâm thần (80)
      • 3.2.3. Một số đặc điểm hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu (84)
      • 3.2.4. Kết quả nghiên cứu cận lâm sàng ở bệnh nhân động kinh trong giám định Pháp y tâm thần (89)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (101)
    • 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (101)
      • 4.1.1. Về giới tính (101)
      • 4.1.2. Về lứa tuổi (101)
      • 4.1.3. Về nghề nghiệp (102)
      • 4.1.4. Về trình độ học vấn (103)
      • 4.1.5. Về tình trạng hôn nhân (103)
    • 4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH ĐỘNG KINH TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN (104)
      • 4.2.1. Về tỷ lệ nhóm và cơn động kinh (104)
      • 4.2.2. Về nguyên nhân xuất hiện cơn động kinh (105)
      • 4.2.3. Về các rối loạn tâm thần giai đoạn ngay sau cơn và giữa các cơn động kinh (107)
      • 4.2.4. Về một số đặc điểm hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần (111)
      • 4.2.5. Về kết quả cận lâm sàng và trắc nghiệm tâm lý (116)
    • 4.3. YẾU TỐ THÚC ĐẨY HÀNH VI PHẠM TỘI (120)
      • 4.3.1. Về tỷ lệ giữa yếu tố bệnh lý và yếu tố bên ngoài thúc đẩy phạm tội (120)
      • 4.3.2. Về các yếu tố bệnh lý thúc đẩy hành vi phạm tội (120)
      • 4.3.3. Về các yếu tố bên ngoài thúc đẩy hành vi phạm tội (127)
    • 4.4. VẤN ĐỀ NĂNG LỰC CHỊU TRÁCH NHIỆM HÀNH VI VÀ BIỆN PHÁP Y TẾ ÁP DỤNG SAU KHI GIÁM ĐỊNH (132)
      • 4.4.1. Về năng lực trách nhiệm hành vi (132)
      • 4.4.2. Về vấn đề áp dụng biện pháp y tế sau khi giám định (134)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (139)
  • PHỤ LỤC (152)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là 60 trường hợp phạm tội hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Toà án) trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại Tổ chức Giám định pháp y Tâm thần Trung ương (thuộc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1) và Viện Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương từ tháng 12/1993 đến tháng 8/2009 được hội đồng giám định chẩn đoán xác định bị bệnh động kinh có đặc điểm như sau:

+ Giới tính: 57 bệnh nhân nam, 3 bệnh nhân nữ.

+ Lứa tuổi: Từ 15 đến 68 tuổi, tuổi trung bình của cả nhóm nghiên cứu là 30,12  11,83.

- Ở nông thôn là 18 bệnh nhân.

- Ở thành thị là 23 bệnh nhân.

- Ở miền núi là 18 bệnh nhân.

- Ở Trung Quốc là 1 bệnh nhân.

+ Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu:

- Chưa có gia đình là 33 bệnh nhân.

- Có gia đình là 27 bệnh nhân.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức

+ Z(/2) = 1,96 (tương ứng với độ tin cậy 95%).

+ p = tỷ lệ bệnh trong một quần thể nghiên cứu (theo các nghiên cứu ước tính là 50%)

+ Δ 2 = độ chính xác mong muốn, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn là 0,13.

Như vậy, theo công thức trên số đối tượng nghiên cứu tối thiểu cần là:

Trong nghiên cứu này chúng tôi có 60 đối tượng nghiên cứu

2.2.2.Tiêu chuẩn chọn đối tuợng nghiên cứu

+ Là các đối tượng phạm tội hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại Tổ chức giám định pháp y tâm thần Trung ương và Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương, được hội đồng giám định kết luận bị bệnh động kinh.

+ Các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của tổ chức y tế giới lần thứ 10 (ICD-10) mục G về bệnh hệ thần kinh.

Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định cho đối tượng nghiên cứu gồm 2 yếu tố:

- Về lâm sàng: có cơn động kinh trên lâm sàng

- Về điện não: ĐNĐ có biến đổi bệnh lý phù hợp với cơn động kinh trên lâm sàng.

+ Hồ sơ trưng cầu giám định không đáp ứng được yêu cầu của cơ quan chuyên môn y tế.

+ Các hiện tượng giống cơn động kinh:

• Ngất do tim (ví dụ: loạn nhịp tim).

• Ngất không do tim (ví dụ: phản xạ thần kinh phế vị).

• Rối loạn chuyển hoá (hạ đường huyết).

• Migrain (đặc biệt là migraine có lú lẫn).

• Các rối loạn giấc ngủ (chứng ngủ rũ).

• Các rối loạn vận động (loạn động kịch phát).

• Các cơn thiếu máu não thoảng qua.

• Các cơn tâm thần (ví dụ: cơn phân ly).

• Các cơn hoảng sợ kịch phát.

- Giả vờ cơn động kinh

2.2.4 Tiêu chuẩn một hồ sơ giám định pháp y tâm thần:

+ Quyết định trưng cầu và hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần phải trực tiếp do cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Toà án) chuyển tới, hồ sơ phải đáp ứng đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn y tế

+ Theo dõi, quan sát và áp dụng các biện pháp để loại trừ giả bệnh. + Khám xét tỷ mỉ cả về tâm thần, thần kinh, nội khoa và các chuyên khoa khác nếu thấy cần thiết.

+ Về lâm sàng có đủ các tiêu chuẩn để chẩn doán bệnh theo các tiêu chuẩn chẩn đoán của bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10).

+ Làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm máu, xquang sọ não, điện não đồ, test tâm lý…

+ Tiến hành chẩn đoán thông qua hội chẩn của hội đồng giám định pháp y tâm thần.

Chúng tôi nghiên cứu theo phương pháp kết hợp hồi cứu và tiến cứu.

Dựa vào bệnh án trong thời gian theo dõi giám định, các xét nghiệm cận lâm sàng đã thực hiện và biên bản giám định pháp y tâm thần đã có , chỉ sử dụng những bệnh án đáp ứng được các yêu cầu theo mẫu hồ sơ nghiên cứu được thiết kế như đối với các trường hợp nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu để đưa vào số liệu đánh giá kết quả cùng với số liệu các trường hợp thực hiện theo phương pháp tiến cứu.

+ Thu thập thông tin từ hồ sơ trưng cầu giám định.

Trước khi tiếp xúc với đối tượng giám định, giám định viên pháp y tâm thần đã tiếp nhận và nghiên cứu kỹ các tài liệu hồ sơ do cơ quan trưng cầu giám định cung cấp Hồ sơ trưng cầu giám định gồm các tài liệu sau:

- Quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần, trong quyết định này phải ghi rõ nội dung trưng cầu giám định.

- Lý lịch của đối tượng giám định

- Biên bản bắt giữ người có hành vi phạm tội

- Các bản tự khai của đối tượng giám định

- Biên bản hỏi cung đối tượng giám định (quan trọng nhất là bản cung đầu tiên sau khi đối tượng bị bắt).

- Biên bản ghi lời khai của người bị hại, của các nhân chứng.

- Báo cáo của gia đình đối tượng giám định về quá trình sinh trưởng, phát triển, đặc điểm nhân cách, tính tình và tình trạng sức khoẻ bệnh tật (đặc biệt là bệnh tâm thần của đối tượng giám định từ nhỏ đến khi phạm tội).

- Ý kiến nhận xét của chính quyền, y tế địa phương và của những người xung quanh về tình trạng sức khoẻ bệnh tật của đối tượng giám định trong thời gian sinh sống tại địa phương.

- Ý kiến nhận xét của các cơ quan, các bạn bè đồng nghiệp nơi đối tượng giám định lao động và công tác về tình trạng sức khoẻ bệnh tật, khả năng lao động, công tác của đối tượng giám định.

- Ý kiến nhận xét của cán bộ quản giáo, y tế tại trại tạm giam và của các phạm nhân buồng giam về quá trình sinh hoạt, sức khoẻ của đối tượng giám định trong thời gian giam giữ ở trại giam.

- Bản kết luận điều tra.

- Bản cáo trạng (nếu có).

+ Một số trường hợp đặc biệt khi hồ sơ trưng cầu giám định không đầy đủ, không rõ ràng hoặc không đủ độ tin cậy thì giám định viên phải trực tiếp cùng cán bộ của cơ quan trưng cầu giám định tới địa phương nơi đối tuợng sinh sống và học tập; cơ quan, đơn vị nơi đối tuợng công tác và lao động; trại tạm giam nơi đối tượng giam giữ để thu thập thêm tài liệu phục vụ cho công việc giám định Sau khi nghiên cứu, phân tích để tổng hợp thông tin từ các tài liệu trên nhằm xác định rõ:

- Tiền sử sản khoa, nhi khoa, quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng học tập, lao động, công tác và tình trạng sức khoẻ sức khoẻ bệnh tật của đối tượng giám định.

- Xác định một số nguyên nhân gây động kinh như: Đẻ ngat, chấn thương sản khoa, sốt cao co giật, viêm não - màng não, chấn thương sọ não, u não, tổn thương mạch máu não…

- Xác định thời gian từ khi có cơn động kinh trên lâm sàng đến khi phạm tội.

- Xác định tình trạng tâm thần của đối tượng giám định khi phạm tội: Đánh giá được tình trạng ý thức, mức độ rối loạn tâm thần, khả năng nhận thức hậu quả và khả năng kiềm chế hành vi.

- Xác định phương tiện sử dụng, hình thức và tính chất hành vi phạm tội.

- Đánh giá hậu quả do đối tượng phạm tội gây ra cho nạn nhân: Hậu quả có thể là chết người, gây thương tích, thiệt hại tài sản, gây rối loạn trật tự an ninh

- Xác định mối quan hệ của người bị hại với đối tượng phạm tội: Đó là những người thân trong gia đình, người hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp, người thi hành công vụ

- Xác định số lần phạm tội ở mỗi đối tượng giám định.

+ Lập hồ sơ bệnh án theo mục tiêu nghiên cứu

Bệnh án được cấu trúc chi tiết và chặt chẽ theo yêu cầu của một hồ sơ giám định pháp y tâm thần Các mục cần nghiên cứu bao gồm:

CÔNG CỤ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG

Theo dõi và đánh giá các tiêu chuẩn lâm sàng dựa vào các tài liệu sau: + Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 phần G về bệnh hệ thần kinh (ICD-10 năm 1992)

+ Bệnh án nghiên cứu được thiết kế phục vụ mục tiêu nghiên cứu (có phụ lục kèm theo).

Tất cả các đối tượng nghiên cứu khi vào viện đều được làm bệnh án nghiên cứu chung theo mẫu nghiên cứu đã soạn sẵn Nguồn cung cấp thông tin được khai thác thống nhất từ:

- Hồ sơ vụ án do cơ quan trưng cầu giám định cung cấp.

- Hồ sơ bệnh án của BN trong quá trình theo dõi giám định.

- Biên bản giám định pháp y tâm thần của hội đồng giám định.

- Khám lâm sàng toàn diện và tỷ mỉ về tâm thần, thần kinh, nội khoa và các chuyên khoa khác.

+ Kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng: các xét nghiệm cơ bản như: công thức máu và các xét nghiệm hoá sinh máu, Chụp X quang tim phổi, X quang sọ não, chụp CT scanner sọ não ( nếu cần).

+ Các trắc nghiệm tâm lý: Test đánh giá trí tuệ Raven, thang đánh giá nhân cách đa pha( MMPI).

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

+ Đối tượng tham gia nghiên cứu được thông tin đầy đủ về mục đích, yêu cầu, nội dung của nghiên cứu để họ có toàn quyền lựa chọn có hoặc không tham gia vào nghiên cứu mà không phải chịu bất kỳ một sự ép buộc nào.

+ Đối tượng nghiên cứu cũng được đảm bảo rằng các bí mật riêng tư của bản thân, của việc tham gia vào nghiên cứu cũng như các kết quả thăm khám, xét nghiệm trong quá trình nghiên cứu sẽ được giữ kín

+ Đối tượng tham gia vào nghiên cứu có nghĩa vụ thực hiện theo các quy trình nghiên cứu và tuân thủ các quy định của cơ sở nghiên cứu Hợp tác với các bác sỹ, y tá trong việc thăm khám bệnh và làm các xét nghiệm, cung cấp trung thực các thông tin về diễn biến bệnh tật của mình.

+ Nghiên cứu viên có nhiệm vụ khai thác thông tin, đảm bảo tính trung thực Bảo quản, giữ bí mật hồ sơ nghiên cứu và những thông tin cá nhân khác của đối tượng nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Tổng hợp kết quả bằng phương pháp thống kê toán học và so sánh các mối liên quan Các số liệu được xử lý bằng chương trình Stata 10.0, tính cỡ mẫu nghiên cứu, test “ t student” và test   trong đó gồm:

+ So sánh 2 hoặc nhiều tỷ lệ nghiên cứu

- Kiểm định   để so sánh nhiều tỷ lệ nghiên cứu.

- Tính các số trung bình thực nghiệm ( X ).

- Tính độ lệch chuẩn thực nghiệm (SD).

- So sánh số trung bình quan sát bằng test “t student”.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1 Giới tính của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 cho thấy, nam giới chiếm tỷ lệ 95% và nữ giới chiếm tỷ lệ 5% (tỷ lệ nam/nữ gấp 19 lần), khi so sánh ta thấy có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Bảng 3.2 Lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1 Lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2 cho thấy, lứa tuổi từ 15 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao (73,34%), lứa tuổi ≥ 56 tuổi chiếm tỷ rất thấp (3,33%) Khi so sánh giữa các nhóm tuổi khác nhau thấy có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa với p < 0,001.

Bảng 3.3 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Trung học phổ thông 6 10,00 Đại học, trung học chuyên nghiệp 1 1,67

Bảng 3.3 cho thấy, trình độ học vấn ở các đối tượng nghiên cứu rất khác nhau, có tới 6,67% người không biết chữ và chỉ có 1 người có trình độ đại học, trung học chuyên nghiệp (1,67%) Số có trình độ tiểu học và trung học cơ sở chiếm đa số (81,66%), so sánh các nhóm số liệu ta thấy có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa với p 0,05).

Bảng 3.6 Thành phần dân tộc của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.6 cho thấy, tuyệt đại đa số là dân tộc kinh (83,33%), dân tộc ít người chỉ chiếm tỷ lệ là 16,67% Khi so sánh ta thấy có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa với p < 0,001.

Bảng 3.7 Tiền sử gia đình và bản thân của đối tượng nghiên cứu

Có người bị động kinh 3 5,00 p

Ngày đăng: 24/08/2023, 09:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Phân loại động kinh theo ICD-10 năm 1992. - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 1.1 Phân loại động kinh theo ICD-10 năm 1992 (Trang 35)
Bảng 1.2: Tóm tắt nguyên nhân gây động kinh theo lứa tuổi  Sơ sinh đến 2 tuần tuổi: - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 1.2 Tóm tắt nguyên nhân gây động kinh theo lứa tuổi Sơ sinh đến 2 tuần tuổi: (Trang 39)
Bảng 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu (Trang 71)
Bảng 3.2 cho thấy, lứa tuổi từ 15 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao (73,34%), lứa tuổi ≥ 56 tuổi chiếm tỷ rất thấp (3,33%) - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.2 cho thấy, lứa tuổi từ 15 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao (73,34%), lứa tuổi ≥ 56 tuổi chiếm tỷ rất thấp (3,33%) (Trang 72)
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (Trang 72)
Bảng 3.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (Trang 73)
Bảng 3.5. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.5. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (Trang 74)
Bảng 3.7. Tiền sử gia đình và bản thân của đối tượng nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.7. Tiền sử gia đình và bản thân của đối tượng nghiên cứu (Trang 75)
Bảng 3.10. Cơn động kinh toàn thể ở bệnh nhân nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.10. Cơn động kinh toàn thể ở bệnh nhân nghiên cứu (Trang 78)
Bảng 3.12. Nguyên nhân xuất hiện cơn động kinh ở bệnh nhân nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.12. Nguyên nhân xuất hiện cơn động kinh ở bệnh nhân nghiên cứu (Trang 79)
Bảng 3.13. Một số dấu hiệu báo trước cơn động kinh ở bệnh nhân nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.13. Một số dấu hiệu báo trước cơn động kinh ở bệnh nhân nghiên cứu (Trang 80)
Bảng 3.17. Các triệu chứng rối loạn hoạt động bản năng  ở bệnh nhân nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.17. Các triệu chứng rối loạn hoạt động bản năng ở bệnh nhân nghiên cứu (Trang 82)
Bảng 3.16 về các triệu chứng rối loạn hành vi bao gồm thứ tự từ cao đến thấp như sau: hành vi khó kiềm chế chiếm tỷ lệ cao nhất (44,74%), tăng động (26,32%), hành vi đơn điệu (15,78%) và thấp nhất là triệu chứng kích động tâm thần vận động (13,16%) - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.16 về các triệu chứng rối loạn hành vi bao gồm thứ tự từ cao đến thấp như sau: hành vi khó kiềm chế chiếm tỷ lệ cao nhất (44,74%), tăng động (26,32%), hành vi đơn điệu (15,78%) và thấp nhất là triệu chứng kích động tâm thần vận động (13,16%) (Trang 82)
Bảng 3.18. Các triệu chứng rối loạn tư duy ở bệnh nhân nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.18. Các triệu chứng rối loạn tư duy ở bệnh nhân nghiên cứu (Trang 83)
Bảng 3.20. Các triệu chứng rối loạn trí nhớ và trí tuệ ở bệnh nhân nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.20. Các triệu chứng rối loạn trí nhớ và trí tuệ ở bệnh nhân nghiên cứu (Trang 84)
Bảng 3.22. Khoảng thời gian từ khi xuất hiện cơn động kinh đến khi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.22. Khoảng thời gian từ khi xuất hiện cơn động kinh đến khi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu (Trang 85)
Bảng 3.23. Thời điểm phạm tội ở bệnh nhân động kinh - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.23. Thời điểm phạm tội ở bệnh nhân động kinh (Trang 86)
Bảng 3.24. Một số hình thức phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.24. Một số hình thức phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu (Trang 86)
Bảng 3.24 về các hình thức phạm tội cho thấy: dùng dao và vật nhọn chém, đâm chiếm tỷ lệ 31,67%, trộm cắp, cướp giật (23,33%), buôn lậu (13,33%),   dùng   gậy   và   gạch   đập   ném   (10%)   và   các   hình   thức   khác (11,67%) chiếm tỷ lệ nhiều hơn c - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.24 về các hình thức phạm tội cho thấy: dùng dao và vật nhọn chém, đâm chiếm tỷ lệ 31,67%, trộm cắp, cướp giật (23,33%), buôn lậu (13,33%), dùng gậy và gạch đập ném (10%) và các hình thức khác (11,67%) chiếm tỷ lệ nhiều hơn c (Trang 87)
Bảng 3.25. Hậu quả hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.25. Hậu quả hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu (Trang 87)
Bảng 3.27. Kết quả chụp X-quang sọ não ở bệnh nhân nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.27. Kết quả chụp X-quang sọ não ở bệnh nhân nghiên cứu (Trang 89)
Bảng   3.28   cho   thấy   phân   loại   điện   não   đồ   loại   V   là   cao   nhất (61,67%), loại IV (16,67%), loại III (11,66%), loại II (10%) và loại I không có trường hợp nào, như vậy khi so sánh các loại điện não đồ thấy có sự khác biệt và có ý ngh - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
ng 3.28 cho thấy phân loại điện não đồ loại V là cao nhất (61,67%), loại IV (16,67%), loại III (11,66%), loại II (10%) và loại I không có trường hợp nào, như vậy khi so sánh các loại điện não đồ thấy có sự khác biệt và có ý ngh (Trang 90)
Bảng 3.30 cho thấy kết quả đánh giá trí tuệ bằng chỉ số IQ bao gồm: - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.30 cho thấy kết quả đánh giá trí tuệ bằng chỉ số IQ bao gồm: (Trang 91)
Bảng 3.31. Kết quả chỉ số IQ theo phân loại bệnh động kinh                          Chỉ số IQ - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.31. Kết quả chỉ số IQ theo phân loại bệnh động kinh Chỉ số IQ (Trang 92)
Bảng 3.33. Sự phân bố chỉ số trắc nghiệm MMPI ở bệnh nhân nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.33. Sự phân bố chỉ số trắc nghiệm MMPI ở bệnh nhân nghiên cứu (Trang 93)
Bảng 3.35. Các loại yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.35. Các loại yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh (Trang 95)
Bảng 3.37. Phân tích các rối loạn tâm thần thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.37. Phân tích các rối loạn tâm thần thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu (Trang 96)
Bảng 3.41 . Phân tích yếu tố xã hội thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.41 Phân tích yếu tố xã hội thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân nghiên cứu (Trang 98)
Bảng 3.42. Phân tích yếu tố mùa khởi phát cơn động kinh thúc đẩy hành vi phạm tội ở đối tượng nghiên cứu - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.42. Phân tích yếu tố mùa khởi phát cơn động kinh thúc đẩy hành vi phạm tội ở đối tượng nghiên cứu (Trang 99)
Bảng 3.44. Các biện pháp y tế cho bệnh nhân động kinh sau giám định Pháp y tâm thần - Nghien cuu dac diem lam sang va mot so yeu to 170934
Bảng 3.44. Các biện pháp y tế cho bệnh nhân động kinh sau giám định Pháp y tâm thần (Trang 100)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w