tiểu luận Hóa phân tích- IUH
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
HÓA PHÂN TÍCH
ĐỀ TÀI:
PHẢN ỨNG ION TRONG DUNG DỊCH
Sinh viên thực hiện: Trần Đình Vũ
Mã số sinh viên: 11237031 Giảng viên hướng dẫn: TS ĐỖ THỊ LONG
Mã học phần: 210415702 Thành phố Hồ Chí Minh 1 - 2013
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Đối tượng nghiên cứu của hoá học là những chất hoá học riêng biệt và sự biến đổi của chúng Một lĩnh vực cơ bản của hoá học là hoá học phân tích nghiên cứu về thành phần cấu tạo và hàm lượng các thành phần của những mẫu khảo sát
Hóa phân tích thường được chia thành Hóa phân tích định tính và Hóa phân tích định lượng nhưng cũng hay được chia thành Hóa phân tích vô cơ và Hóa phân tích hữu cơ
Chúng ta đều thấy hầu hết các chất hóa học ( chủ yếu là chất vô cơ) tồn tại dưới dạng chất điện li Các chất phân li hoàn toàn hay một phần thành các ion Vì vậy phản ứng giữa các chất trong dung dịch thực chất là chỉ phản ứng giữa các ion
Với đề tài “ Phản ứng ion trong dung dịch nước” em sẽ tìm hiểu sâu hơn về hệ
thống phân tích và phân tích định tính các cation nhóm 1, 2, 3
Trang 3PHẦN 2: NỘI DUNG
I.1.NHỮNG DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA PHẢN ỨNG ION TRONG DUNG DỊCH NƯỚC
− Xảy ra sự thay đổi màu sắc của dung dịch
2CrO42- + 2H+ Cr2O72- + H2O (vàng) (da cam)
− Xuất hiện một pha mới: tạo chất kết tủa hoặc có chất khí được hình thành
− Biến mất một pha: hòa tan kết tủa
Cu + 4H+ + 2NO3- Cu2+ + 2NO2 + 2H2O ( màu nâu đỏ)
I.2.HỆ THỐNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH
I.2.1.PHƯƠNG PHÁP H 2 S
− Như tên gọi thuốc thử dùng để phân loại nhóm ion là H2S
− Nguyên tắc: dựa vào độ tan của khác nhau của các muối sunfua
chất
− Nhược điểm: độc hại , mùi khó chịu và khó xử lý dug dịch keo của S
Trang 4• Nhóm 1: các kim loại kiềm Li+, Na+, K+, Rb+, Cs+, Fr+,NH4 ,Mg2+
• Nhóm 2: các kim loại kiềm thổ Ba2+, Sr2+, Ca2+
Sunfua nhóm 1 và 2 tan trong nước
• Nhóm 3: Al3+, Cr3+, Mn2+, Fe3+,Fe2+, Co2+, Ni2+, Zn2+
Sunfua hoặc hidroxit nhóm 3 không tan trong nước ma tan trong các axit mạnh
• Nhóm 4: Pb2+, Hg2+, Cu+, Au+,Cu2+,Cd2+,Bi3+,Pd2+,Tl3+…
Sunfua không tan trong nước và axit loãng
Mo(VI)
Sunfua tan trong các sunfua kiềm và các bazo kiềm mạnh
I.2.2 PHƯƠNG PHÁP AXIT-BAZO
Nguyên tắc: Phương pháp axit-bazo dựa trên sự khác nhau về độ tan của các hidroxit kim loại trong các axit và bazo nhu NaOH, NH3
Ưu điểm: ít độc hại, nhanh sữ dụng được những đặc trưng của nguyên tố
Nhược điểm: phân tích không chặt chẽ bằng H2S
Theo phương pháp này cation được chia thành 6 nhóm:
• Nhóm 1: các kim loại kiềm Li+, Na+, K+, Rb+, Cs+, Fr+, (NH4+)
• Nhóm 2: các kim loại kiềm thổ Ba2+, Sr2+, Ca2+, Mg2+,(Ra2+) Thuốc thử nhóm là
H2SO4 2N
Các hidroxit nhóm 1 và 2 là bazo kiềm (tan)
• Nhóm 3: các cation tạo được muối clorua ít tan: Ag+, Pb2+, Hg22+ các clorua nhóm này không tan trong nước và axit loãng Thuốc thử nhóm là HCl 2N
• Nhóm 4 : các cation tạo hidroxit tan trong NaOH dư Al3+, Cr3+, Zn2+, Sn2+, Sn4+, Sb(III), Sb(V), (As(III), As(V), Ga3+, In3+, cation của V, Mo, W).Thuốc thử nhóm là NaOH 4N và KOH 4N
• Nhóm 5: các cation tạo hidroxit tan trong NH3 hoặc trong hỗn hợp NH3 + NH4Cl
do tạo phức amin: Cu2+, Co2+, Ni2+, Cd2+, Hg2+ Thuốc thử nhóm là NH3 đặc dư
Trang 5• Nhóm 6: các cation tạo hidroxit ít tan trong nước,không tan trong kiềm dư, tan trong axit: Fe3+, Fe2+, Mg2+, Mn2+, Bi3+,( các cation của các nguyên tố đất hiếm, Ti, Zr, Th,
U, Nb,Ta).Thuốc thử nhóm là NH3 đặc dư
I.2.3 PHƯƠNG PHÁP PHOTPHAT-AMONIAC
Theo phương pháp này chia cation thành 5 nhóm:
• Nhóm 1: các kim loại kiềm Li+, Na+, K+, Rb+, Cs+, Fr+,NH4 Không có thuốc thử đặc trưng cho nhóm
• Nhóm 2: các kim loại kiềm thổ Ba2+, Sr2+, Ca2+, Mg2+, Fe3+,Fe2+, Al3+, Bi3+,Cr3+,
Mn2+, nhóm này bị kết tủa bởi thuốc thử nhóm – amoni hydrophotphat (NH4)2HPO4 trong dung dich amoniac đặc
• Nhóm 3: As3+, As5+, Sb5+, Sb3+, Sn2+, Sn4+.Các ion thiết và atimon khi đun nóng với HNO3 thì tạo thành kết tủa không tan là axit metastanic và axit metaantimon ( H2SnO3,
H2SbO3), các hợp chất asen (III) khi đun nóng với HNO3 thì bị oxi hóa thành H3AsO4
• Nhóm 4: Co2+, Hg2+, Cu2+,Cd2+, Ni2+, Zn2+ Các photphat của chúng tan trong dung dịch amoniac tạo thành các amoniacat
• Nhóm 5: Ag+, Pb2+, Hg22+ bị kết tủa bởi axit HCl dưới dạng các clorua ít tan
Anion cũng được chia thành 8 nhóm
II- PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH ION NHÓM 1, 2, 3
II.1.CATION NHÓM 1, 2, 3
II.1.1.CATION NHÓM 1
II.1.1.1.ĐẶC TÍNH CHUNG
Nhóm Cation I gồm : Ag+, Hg22+, Hg2+
Các nguyên tố này nằm trong các nhóm khác nhau của hệ thống tuần hoàn Chúng có hoặc 18 electron ở lớp ngoài cùng hoặc (18+2) electron ở 2 lớp ngoài cùng,
đó là nguyên nhân tại sao chúng lại có tác dụng giống nhau đối với các ion halogenua
II.1.1.2.THUỐC THỬ CHUNG CỦA NHÓM 1
• Dùng thuốc thử là HCl
Tạo các hợp chất kết tủa khó tan trong nước và axit loãng
Trang 6Pb(NO3)2 + 2HCl PbCl2 + 2HNO3
Hg2(NO3)2 + 2HCl Hg2Cl2 + 2HNO3
Các kết tủa của AgCl, PbCl2, Hg2Cl2 có độ tan trong nước không giống nhau
• Dùng thuốc thử KI hay KBr
Ion I- hay Br- sẽ phản ứng với Ag+, Pb2+, Hg22+ tạo thành kết tủa tinh thể có màu đặc trưng
Pb2+ + 2 I- PbI2 màu vàng
Hg22+ + 2 I- Hg2I2 màu xanh lục
• Dùng thuốc thử H 2 SO 4 loãng
H2SO4 và các muối sunfat tan sẽ phản ứng với cation nhóm I với mức độ khác nhau Các cation Ag+ và Hg22+ muốn tạo kết tủa với ion SO42- thì nồng độ chúng trong dung dịch phải tương đối lớn hơn Pb2+ tạo kết tủa PbSO4 (độ tan là 0.00015 mol/l)
Pb2+ + SO42- PbSO4 ( tinh thể màu trắng)
• Dùng thuốc thử NaOH hay KOH
Dùng loại thuốc thử này dựa trên các tính chất khác nhau giữa các hidroxit của các ion nhóm 1 AgOH và Hg2(OH)2 rất không bền, bị phân hủy ngay sau khi tạo thành và cho ra các oxit tương ứng Còn Pb(OH)2 thì tan trong kiềm dư
Ag2O không tan trong kiềm nhưng dễ tan trong HNO3, NH4OH và bị ánh sáng phân hủy thành Ag
• Dùng thuốc thử là dung dịch NH 3
Dung dịch NH3 sẽ cho sản phẩm khác nhau với 3 ion nhóm 1
Ag+: tạo Ag2O và tan nếu dư thuốc thử
Trang 7Ag2O + 2NH4OH 2[Ag(NH3)2]OH + 3 H2O
Hg22+: tạo mecuamoni trắng và Hg kim loại ở dạng bột màu đen
2Hg2(NO3)2 + 4 NH3 + H2O (NH2Hg2O)NH3
2Hg + 3NH4NO3
Pb2+: tạo thành kết tủa muối bazo không tan trong thuốc thử dư
• Dùng thuốc thử là Na 2 CO 3 hay K 2 CO 3
Các cation nhóm 1 sẽ phản ứng với thuốc thử tạo kết tủa bạc cacbonat, chì cacbonat bazo, thủy ngân cacbonat không bền bị phân hủy thành HgO và Hg
Pb2+ + CO32- + 2OH- Pb2(OH)2CO3
Nhưng Hg2CO3 không bền bị phân hủy thành: HgO + Hg + CO2
Dùng thuốc thử là K 2 CrO 4
Tạo thành kết tủa có màu sắc và tính chất khác nhau:
• Dùng thuốc thử là dung dịch H 2 S
Hg22+ tự oxi hóa khử thành Hg2+ và Hg, sau đó Hg2+ mới phản ứng với S
Ag+ tao thành bạc sunfua không tan trong NH4OH, KCN, Na2S2O3 nhưng tan trong HNO3 lõng nóng
Pb2+: phản ứng xảy ra rất nhạy và dùng nhận biết chì với hạm lượng bé trong dung dịch.PbS cũng tan trong HNO3 đặc nhưng bị oxihoa thành PbSO4
Trang 8Pb2+ + H2S PbS + 2H+
• Dùng thuốc thử là Na 2 S 2 O 3
Trong môi trường trung tính các ion nhóm 1 phản ứng với thuốc thử tạo thành kết tủa và kết tủa dần dần chuyển về màu đen của kết tủa sunfua
2Ag+ + S2O32- Ag2S2O3 màu trắng
Ag2S2O3 tan trong thuốc thử dư, đun nóng hoặc axit hóa dung dịch dư thuốc thử này sẽ tạo thành muối sunfua kết tủa
Ag2S2O3 + 3S2O32- 2[Ag(S2O3)2]
3-2[Ag(S2O3)2]3- + H2O Ag2S + SO42- + 2H+ + 3S2O3
2-2[Ag(S2O3)2]3- + 4H+ Ag2S + SO42- + 3SO2 + 3S + 2H2O
• Dùng thuốc thử Na 2 HPO 4
Trong môi trường trung tính các cation nhóm 1 phản ứng với thuốc thử trong môi trường trung tính tạo thành các kết tủa photphat
3Ag+ + HPO42- Ag3PO4 (vàng tươi) + H+
3Pb2+ + 2HPO42- Pb3(PO4)2 ( màu trắng) + 2H+
II.1.1.3 Phân tích hệ thống cation nhóm 1
− Thuốc thử đặc trưng của Ag+: kết tủa với anion halogenua, phản ứng tráng bạc với glucozo
− thuốc thử đặc trưng của Hg22+: dùng muối Cacbonat tạo Hg2CO3 không bền phân hủy thành CO2 , Hg , HgO
− thuốc thử đặc trưng của Pb2+: dùng H2S tạo kết tủa PbS , phản ứng này rất nhạy với chì nên dùng nhận biết chì trong dung dịch
Sơ đồ phân tích dung dịch cation nhóm 1
Trang 9II.1.2 NHÓM CATION 2
II.1.2.1 ĐẶC TÍNH CHUNG
Gồm : Ca2+, Sr2+, Ba2+ là những nguyên tố thuộc nhóm IIA Chúng có đủ số electron lớp ngoài cùng là 8, đó là cơ sở để chúng có những tính chất gần giống nhau Hoạt tính hóa học tăng từ Ca đến Ba Các ion của chúng trong dung dịch nước đều không giống nhau
II.1.2.2 THUỐC THỬ CHUNG CỦA NHÓM 2
• Dùng thuốc thử H 2 SO 4 hay muối sunfat
Tạo kết tủa màu trắng không tan trong acid và kiềm Độ tan trong nước:
Trang 10• Dùng thuốc thử Na 2 CO 3
Tạo kết tủa trằng, ít tan trong nước nhưng tan trong các acid mạnh hơn H2CO3
XCO3 + 2H+ X2+ + CO2 + H2O
Độ tan của các kết tủa BaCO3, SrCO3 và CaCO3 trong nước xấp xỉ là như nhau ( 6,9.10-6 mol/L; Tt CaCO3= 4,8.10-9)
• Dùng thuốc thử K 2 CrO 4 tạo tủa với ion Ba 2+ và Sr 2+
Tạo kết tuatinh thể màu vàng BaCrO4, SrCrO4 ít tan trong nước( độ tan của BaCrO4 là 1,55.10-5mol/L; SrCrO4 là 4.10-4 mol/L)
Nếu đun nóng thuốc thử trước khi cho thuốc thử vào sẽ thu được tinh thể kết tủa lớn hơn và dễ lọc
Ca2+ không tạo được kết tủa với CrO42- vì độ tan của CaCrO4 lớn( 1,15 mol/L)
• Dùng thuốc thử (NH 4 ) 2 C 2 O 4
Tạo kết tủa oxalat tinh thể màu trắng
X2+ + (NH4)2C2O4 XC2O4 + 2NH4+
XC2O4 tan trong HCl, HNO3, riêng BaC2O4 và SrC2O4 tan trong cả CH3COOH, nhưng CaC2O4 thì không tan
• Dùng thuốc thử Na 2 HPO 4
Kết tủa XHPO4 tan trong acid HCl, HNO3 và cả CH3COOH
• Thử màu lửa
Trang 11Dùng đủa thủy tinh gắn hẳn sợi dây bạch kim sạch, chấm vào tinh thể muối kim loại kiềm thổ, rồi mang đốt trên ngọn lửa không màu Muối Canxi sẽ có màu đỏ gạch, muối Stronti sẽ có màu đỏ cacmin, muối bari sẽ có màu vàng lục
II.1.2.3 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG NHÓM 2
Sơ đồ phân tích cation nhóm 2
II.1.3 NHÓM CATION 3
II.1.3.1 ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA CATION TRONG NHÓM 3
Gồm Al3+, Zn2+, Cr3+ tương ứng với những nguyên tố là những kim loại lưỡng tính, khi tác dụng với dung dịch kiềm tạo hidroxyt lưỡng tính kết tủa Kết tủa này tan rong acid và kiềm dư
II.1.3.2 THUỐC THỬ CHUNG CỦA CATION NHÓM 3
• Dùng thuốc thử KOH hay NaOH dư
Trang 12Phản ứng tạo ra các hydroxyt kết tủa và mang tính chất lưỡng tính.
-Trong phần thứ nhất tương ứng với sự phân ly của Zn(OH)2, phần cuối là sự phân
ly của Al(OH)3, Cr(OH)3
Trong môi trường acid, hydroxyt phân ly theo kiểu acid
Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O
Trong môi trường kiềm, hydroxyt phân ly theo kiểu bazo
Dựa vào tính chất tan trong kiềm dư nên thường dùng kiềm dư để tách cation nhóm 3 ra khỏi các nhóm khác
Riêng Cr3+ muốn dùng kiềm tách phải dùng thêm H2O2 để oxi hóa Cr3+ thành CrO42-
3Cr3+ + 3H2O2 + 10OH- 2CrO42- + 8H2O
• Dùng thuốc thử dịch NH 3
Dung dich NH3 tác dụng cới cation nhóm 3 sẽ tạo hydroxyt không tan, nhưng riêng Zn2+ se tạo phức tan với dung dịch NH3
Al(OH)3 + NH4OH AlO2- + NH4 + 2H2O Al(OH)3 kết tủa hoàn toàn khi pH=7-8
Cr(OH)3 tan một ít trong dư khi có mặt của NH4Cl tạo thành muối kép CrCl3.NH3
màu tím
Zn(OH)2 tan trong NH3 dư, nhất là khi trong dung dịch có muối amoni, tạo phức tan amoniacat Zn(NH3)42+
Zn(OH)2 + 2NH4OH + NH4+ [Zn(NH3)4]2+ + 4H2O
• Dùng thuốc thử Na 2 CO 3 hay K 2 CO 3
Trang 13Tạo thành hidroxyt kết tủa, riêng với ion Zn2+ tạo thành muối cacbonat bazo có thành phần phụ thuộc nồng độ và nhiệt độ
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
Cr2(SO4)3 + 3Na2CO3 + 3H2O 2Cr(OH)3 + 3Na2SO4 + 3CO2
ZnCl2 + 2Na2CO3 + H2O Zn(OH)2 + 2NaCl + CO2
3ZnCl2 + 3Na2CO3 + H2O Zn3(OH)2(CO3)2 + 6NaCl + CO2
Tất cả các kết tủa đều tan trong kiềm dư, riêng muối cacbonat bazo của kẽm tan trong cả amoniac và trong muối amoni
• Dùng thuốc thử Na 2 HPO 4
Tạo thành muối photphat khó tan:
3ZnCl2 + 4Na2HPO4 Zn3(PO4)2 + 6NaCl + 2NaH2PO4
Riêng Zn2+ tạo thành hydroxyt:
Zn3(PO4)2 + 6H2O 3Zn(OH)2 + 2H3PO4
• Dùng thuốc thử H 2 S
Ion Al3+ và Cr3+ trong môi trường trung tính hoặc amoniac thì chỉ tạo thành các hydroxyt kết tủa chứ không tạo thành sunfua nhôm hay crôm được vì:
2Al3+ + 3S2- Al2S3
và ngay lập tức xãy ra phản ứng:
Đối với Crôm cũng xãy ra tương tự như vậy
• Dùng thuốc thử S
Ion Zn2+ trong môi trường trung tính, kiềm yếu hay có mặt Natriaxetat thì tác dụng với nước hay (NH4)2S tạo kết tủa sunfua kẽm màu trắng
Trang 14ZnCl2 + H2S + 2CH3COONa ZnS + 2NaCl + 2CH3COOH
ZnS là kết tủa vô định hình màu trắng, tan trong acid vô cơ nhưng không tan trong acid axetic hay NaOH
II.1.3.3 PHÂN TÍCH CATION TRONG NHÓM 3
• Thuốc thử đặc trưng với ion Al 3+
Dùng thuốc thử aluminon (còn gọi là acid Aurintricacboxylic), CTPT:
C22H11O9(NH4)3 nó là một chất màu nâu đỏ, dễ tan trong nước tạo thành dung dịch màu
đỏ có phản ứng trung tính, ít tan trong rượu etylic ngay cả trong nước nóng và không tan trong aceton
Trong môi trường acetic acid hay đệm acetat thì tạo phức nội màu hồng đậm tùy theo hàm lượng Al3+ Phản ứng này diển ra rất nhạy, song nó cũng cho phản ứng này cũng xãy ra với các cation Ba, Ca, Sr, La, Ra, Be, Cs, Nd, Zr, Th, Hf, Cr, ln, Ga, Fe,
Er nhưng trong những khoảng pH khác nhau.Aluminon tạo kết tủa trắng với cation của
Sb, Bi, Pb, Hg, Ti, H2SO3
− Dùng dung dịch (NH3 + NH4OH) tạo kết tủa Al(OH)3 keo trắng
− Dùng thuốc thử là dung dịch Alizarin đỏ S, CTPT: C14H7O7SNa.H2O và các dẫn xuất của nó đều cho phản ứng màu với ion Al3+ nên dùng để định lượng và định tính nhôm
Khi cho Alizarin đỏ S tác dụng với ion Al3+ trong môi trường NH4OH, nhỏ từ từ
CH3COOH loãng cho đến khi mất màu tím, rồi tiếp tục nhỏ thêm CH3COOH thì tạo thành muối nội phức màu đỏ dạng kết tủa hay dung dịch
• Thuốc thử đặc trưng với ion Zn 2+
− Dùng thuốc thử amoni tetrathyoxi-anat thủy ngân (II): (NH4)2[Hg(SCN)4] trong dung dịch đệm acetac tạo kết tủa màu trắng Zn[Hg(SCN)4]
Cu2+ cũng tác dụng nhưng cho kết tủa muối phức Cu[Hg(SCN)4] màu lục Nếu dung dịch có cả Cu2+ và Zn2+ thì kết tủa sẽ có màu tím có thành phần là Zn[Hg(SCN)4] Cu[Hg(SCN)4]
Trang 15− Dùng thuốc thử K3[Fe(CN)6]: tạo kết tủa màu vàng hung Zn3[Fe(CN)6]2
− Dùng thuốc thử K4[Fe(CN)6]: tạo kết tủa màu vàng hung K2Zn3[Fe(CN)6]2
• Thuốc thử đặc trưng với ion Cr 3+
− Dùng H2O2 trong môi trường kiềm để oxi hóa Cr3+(màu xanh lục) thành Cr6+
( CrO42- hay Cr2O72- có màu vàng hay da cam), sau đó dùng Ag+ hay Pb2+ tạo kết tủa với Cr6+
II.2 ANION NHÓM 1, 2, 3
II.2.1 ANION NHÓM 1
II.2.1.1 ĐẶC TÍNH CỦA ANION NHÓM 1
− Gồm: Cl-, Br-, I-, SCN-, S2O32-
− Thuốc thử dùng là AgNO3 và Ba(NO3)2
Các anion nhóm 1 tác dụng với AgNO3 sẽ tạo được kết tủa muối bạc, kết tủa bền ngay cả trong HNO3 2N
Các anion nhóm 1 không tạo kết tủa với Ba(NO3)2 ngoại trừ S2O3
Trang 16Ag+ + Br- AgBr ( vàng nhạt)
2Ag+ + S2O32- Ag2S2O3 ( trắng)
II.2.1.2 THUỐC THỬ ĐẶC TRƯNG CÁC ANION NHÓM 1
• Với ion Cl - : dùng KMnO4 trong môi trường acid H2SO4 hoặc MnO2 trong môi trường H2SO4đđ:
10Cl- + 2KMnO4 + 8H2SO4 5Cl2 + K2SO4 + 2MnSO4 + 5SO42- + 8H2O Khí clo thoát ra được xác định bằng sự hóa xanh giấy ẩm tẩm hồ tinh bột và KI Ngoài ra còn có thể dùng Pb2+ tạo kết tủa trắng PbCl2, Hg22+ tạo kết tủa trắng
Hg2Cl2 hay Ag+ tao kết tủa AgCl
• Với ion Br - :
− Dùng thuốc thử AgNO3: tạo kết tủa vàng nhạt ( như mà trắng ngà)
− Dùng Pb(CH3COO)2 hay hỗn hợp PbO2 trong dung dịch acetat là xuất hiện kết tủa PbBr2 màu trắng (nếu Br2 dư sẽ làm tan kết tủa tạo muối [PbBr4]2-)
• Với ion I-:
− Dùng thuốc thử AgNO3 tạo kết tủa vàng đậm AgI
− Dùng KMnO4 trong môi trường acid H2SO4 tạo thành I2 làm dung dịch ngã vàng
2MnO4- + 10I- + 16H+ 2Mn2+ + 5I2 + 8H2O
− Dùng thuốc thử Fe3+ làm thuốc thử đặc trưng vì Br- và Cl- không phản ứng
2I- + 2Fe3+ I2 + 2Fe2+
− Dùng Pb(CH3OO)2 sẽ tạo kết tủa PbI2 màu vàng óng
− Dùng HgCl2 để tạo kết tủa HgI2 màu đỏ