bước đầu nghiên cứu nguồn lợi giáp xác tại Cù Lao Chàm

5 1K 11
bước đầu nghiên cứu nguồn lợi giáp xác tại Cù Lao Chàm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LẦN THỨ 9 - 2014 BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU NGUỒN LỢI GIÁP XÁC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO CỘNG ĐỒNG DÂN TẠI LAO CHÀM PRELIMINARY STUDIES CLASS CRUSTACEAN RESOURCES RELATED TO ECONOMIC DEVELOPMENT FOR COMMUNITIES IN CU LAO CHAM SVTH: Dương Thị Mỹ Ly Lớp 10SS, Khoa Sinh-Môi trường,Trường Đại học Đà Nẵng-Đại học Sư Phạm; Email:myly302@gmail.com Nguyễn Thị Thùy Uyên, Nguyễn Thị Quanh Lớp11SS2,Khoa Sinh-Môi trường,Trường Đại học Đà Nẵng-Đại học Sư Phạm;Email:thuyuyen11ss2@gmail.com, quanhnguyen92@gmail.com GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi Khoa Sinh-Môi trường, Trường Đại học Đà Nẵng-Đại học Sư Phạm;Email:vidanang222@yahoo.com. Tóm tắt-Nghiên cứu nguồn lợi lớp giáp xác liên quan đến phát triển kinh tế cho cộng đồng dân tại Lao Chàm nhằm cung cấp các dẫn liệu mới bổ sung cho khu hệ giáp xác của Việt Nam cũng như thể hiện tính đặc trưng của khu hệ giáp xác ở quần đảo Lao Chàm, làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên động vật. Bằng phương pháp tham vấn cộng đồng và khảo sát ngoài thực địa, đã xác định được các loài giáp xác có giá trị kinh tế, thường xuyên được khai thác bao gồm cua đá, tôm hùm bông, ghẹ xanh, ghẹ đẳng, ghẹ 3 lỗ, tôm chì. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng giáp xác mà có các ngành nghề khai thác khác nhau bao gồm nghề lặn, nghề lưới và nghề bắt cua đá. Ghẹ xanh có sản lượng khai thác lớn nhất với 8625 tạ/năm, thứ nhì là cua đá có sản lượng khai thác là 160,02 tạ/năm, và cuối cùng là tôm hùm bông có sản lượng khai thác đạt 12,25 tạ/năm. Mặc dù đem lại lợi ích kinh tế và du lịch rất lớn nhưng số lượng cá thể của các loài này đang ngày càng suy giảm do hoạt động khai thác của người dân. Từ khóa: Giáp xác, cua đá, tôm hùm, ghẹ đẳng, lợi ích kinh tế và du lịch. 1.Đặt vấn đề Lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông; có 5.175 ha mặt nước với 165 ha rạn san hô, 500 ha rong biển và thảm cỏ biển, cung cấp môi trường sống cho các loài thủy sản có giá trị khác nhau. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người. Là một khu bảo tồn biển nổi tiếng bởi sự đa dạng sinh học với nhiều giống loài quý hiếm,đặc biệt trong đó có các loài cua đá, tôm hùm, ghẹ đẳng…thuộc lớp giáp xác đã đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân tại Lao Chàm. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác những loài giáp xác mang lại giá trị kinh tế cao đặc biệt là cua đá đã có thời gian đưa loài cua này đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu chính thức nào về nguồn lợi và thành phần loài của lớp giáp xác đem đến cho cộng đồng Abstract-Research crustacean class resources related to economic development for communities in Cu Lao Cham to provide additional new record for the crustacean fauna of Vietnam as well as showing the specificity of the system crustaceans in Cu Lao Cham islands , as the scientific basis for the conservation and development of animal resources . By method of community consultation and surveys in the field , have determined crustaceans have economic value , are often exploited include rock crab , lobster flower , blue crab , crab college , crab 3 hole , lead shrimp . Depending on crustacean species that exploit the different professions including diving , craft stone crab nets and jobs . Blue crab catches the largest with 8625 tons / year , is the second stone crab catches are 160.02 tons / year , and finally lobster catches cotton has reached 12.25 tons / year . Despite the economic benefits and tourism are high, but the number of individuals of this species are declining due to the exploitation of people. Key words:Crustacean, stone crab, lobster, crab college, economic benefits and tourism. dân tại Lao Chàm. Để có dẫn liệu mới bổ sung cho khu hệ giáp xác của Việt Nam cũng như thể hiện tính đặc trưng của khu hệ giáp xác ở quần đảo Lao Chàm, cần có những nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên động vật ở khu vực này. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi thực hiện đề tài : “Bước đầu nghiên cứu nguồn lợi lớp giáp xác liên quan đến phát triển kinh tế cho cộng đồng dân tại Lao Chàm” nhằm cung cấp các dữ liệu làm cơ sở cho việc lập kế hoạch quản lý đa dạng sinh học và nguồn lợi giáp xác tại quần đảo Lao Chàm. 1.1 Tình hình nghiên cứu nguồn lợi lớp giáp xác tại Việt Nam Riêng về lớp giáp xác biển Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đáng chú ý là các báo cáo của R.Serene (1937, 1949, 1950, 1953, 1954); C.Dawydoff (1952); Fize et Serene (1952) ; J.Forest (1956 , 1958) ; K.K.Tiwari (1956); Trần Ngọc Lợi (1965, 1967); Nguyễn Văn Chung (1971, 1994); Gurjanova ( 1972 ); Y.I. Starobogatov(1972 ); A.J.Bruce (1993); Phạm Ngọc Đẳng (1994). [2] 2 SVTH: Dương Thị Mỹ Ly, Nguyễn Thị Thùy Uyên, Nguyễn Thị Quanh; GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi Phạm Thị Dự và Đào Tấn Học đã thực hiện “ Mô tả các loài giáp xác (Crustacea) mới phát hiện ở biển Việt Nam qua các chuyến thu mẫu trên tàu “Viện sĩ Oparin””và xác định được 30 loài động vật Giáp xác (lớp Crustacea); trong đó có 10 loài mới phát hiện ở biển Việt Nam.[3] Vào năm 2012, Hoàng Đình Trung đã công bố: “ Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động vật đáy ở hạ lưu sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị”. Nghiên cứu về thành phần loài động vật đáy (Zoobenthos) ở hạ lưu sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị được thực hiện tại 6 điểm. Kết quả phân tích mẫu vật thu được từ tháng 10/2011 đến tháng 5/2012 đã xác định được 43 loài thuộc 29 giống, 16 họ và 5 lớp. Trong đó, lớp Giáp xác (Crustacea) với 18 loài thuộc 11 giống, 4 họ.[1] 1.2 Tình hình nghiên cứu nguồn lợi giáp xác tại Lao Chàm Theo kết quả nghiên cứu của Mariana, 2006, cua đá ở Lao Chàm có tên khoa học là Gecarcoidea lalandii, có màu tím và phân bố rộng trên khắp quần đảo Lao Chàm, tuy nhiên tập trung nhất vẫn là tại Hòn Lao. Nghiên cứu đã tập trung vào một số đặc điểm sinh học và sinh thái, và đặc biệt đã làm rõ được vòng đời sinh sống của cua đá Lao Chàm. Đồng thời nghiên cứu đã đề nghị một số nhóm giải pháp chung về quản lý bền vững như phân vùng bảo vệ, tổ chức khai thác hợp lý và thực hiện chương trình giám sát, phục hồi trên cơ sở cộng đồng tại Lao Chàm. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện.[5] Cuộc khảo sát của Khu Bảo tồn biển Lao Chàm năm 2012 cho thấy tình trạng suy giảm diện tích rạn san hô đã làm giảm số lượng của các loài giáp xác đặc trưng cho rạn như tôm hùm, tôm bác sĩ…, tại thời điểm khảo sát đều ghi nhận sự có mặt của các loài này nhưng ở mức rất thấp và giảm 0,6% so với năm 2011.[4] 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1 Tham vấn cộng đồng Sử dụng phương pháp tham vấn cộng đồng theo nhóm nhỏ để điều tra về hiện trạng khai thác và tiêu thụ nguồn lợi giáp xác tại Lao Chàm – Hội An – Quảng Nam. Nội dung tham vấn gồm loại nghề khai thác, mùa vụ khai thác, sản lượng khai thác, giá trị kinh tế liên quan đến hoạt động du lịch. Theo phương pháp tham vấn cộng đồng, chúng tôi tiến hành khảo sát phỏng vấn 2 nhóm ngư dân có kinh nghiệm khai thác nguồn lợi thuỷ sản tại khu vực Lao Chàm – Hội An – Quảng Nam và 10 nhóm khách du lịch. 2.2 Thu mẫu ngoài thực địa các đối tượng nguồn lợi chính Tiến hành thu mẫu 1 đợt tại các bến cá, chợ cá để định danh tên khoa học. Tiến hành xử lý mẫu sau khi thu: chụp ảnh, chi rõ thời gian, địa điểm thu mẫu, gửi mẫu vào Viện Hải Dương học để phân loại. 3. Nội dung và kết quả nghiên cứu 3.1 Nội dung Đề tài được thực hiện gồm các nội dung: - Các đối tượng nguồn lợi giáp xác chính. - Các ngành nghề khai thác nguồn lợi giáp xác. - Vai trò của nguồn lợi giáp xác đối với phát triển kinh tế cho cộng đồng dân tại Lao Chàm. - Hiện trạng các đối tượng nguồn lợi giáp xác chính và đề xuất các giải pháp. 3.2 Kết quả nghiên cứu 3.2.1 Các đối tượng nguồn lợi giáp xác chính Các đối tượng nguồn lợi giáp xác chính tại quần đảo Lao Chàm được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1:Các đối tượng nguồn lợi giáp xác chính STT Tên đối tượng Đặc điểm sinh học Nơi phân bố Sản lượng khai thác (tạ/năm) Doanh thu / năm (triệu đồng) 1 Cua đá (Gecarcoidea lalandii) -Vỏ có màu tím sậm, chân dài và càng ngắn. Là loài động vật ăn đêm, ban ngày trú ẩn trong các hang đào. Ăn các loại rau, lá cây rừng,… -Từ tháng 5-8 âm lịch là mùa sinh sản. Một buồng trứng trưởng thành có 6 vạn trứng. Cua lột xác trong khoảng tháng 10-12. Trên toàn bộ địa bàn quần đảo Lao Chàm. Tập trung nhiều nhất tại Hòn Lao. 15 975 2 Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) -Phiến gốc râu I có 4 gai lớn xếp thành hình vuông, 2 gai trước lớn và dài hơn 2 gai sau. Vỏ của các đốt bụng láng, không có rãnh hoặc vết tích của rãnh. Sống ở bãi đá, rạn san hô tại quần đảo. 12,25 1579,5 3 HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LẦN THỨ 9 - 2014 -Là loại động vật ăn tạp, trong tự nhiên chúng ăn chủ yếu là các loại động vật như: cá, tôm, cua, ghẹ, giáp xác nhỏ, nhuyễn thể, ngoài ra còn ăn các loại thực vật như rong rêu. 3 Ghẹ xanh (Portunus pelagicus) -Ghẹ đực có vỏ màu lam sáng với các đốm trắng và càng dài đặc trưng, trong khi ghẹ cái có màu nâu/lục xỉn màu hơn và mai thuôn tròn hơn. Mai của chúng có thể rộng tới 20 cm. -Chúng đi kiếm ăn khi thủy triều lên. Thức ăn của chúng khá đa dạng gồm hai mảnh vỏ, cá, tảo lớn… Trong các mực nước biển quanh quần đảo. 540 1890 3.2.2 Các ngành nghề khai thác nguồn lợi giáp xác Các ngành nghề khai thác nguồn lợi giáp xác được thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2. Các ngành nghề khai thác nguồn lợi giáp xác STT Tên đối tượng Ngành nghề khai thác Vụ mùa khai thác chính (âm lịch) 1 Cua đá (Gecarcoidea lalandii) Nghề bắt cua đá. Tháng 4 – 8 2 Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) Nghề lặn, nghề lưới Tháng 2 – 3, tháng 6 – 8 3 Ghẹ xanh (Portunus pelagicus) Nghề lưới ghẹ ( lưới 3 lớp). Tập trung vào tháng 10 – 12 3.2.3 Vai trò của nguồn lợi giáp xác đối với phát triển kinh tế và du lịch vùng biển Lao Chàm Bên cạnh việc đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người khai thác, các đối tượng nguồn lợi giáp xác chính còn đem lại lợi ích kinh tế và du lịch cho cộng đồng dân tại Lao Chàm. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi ích về kinh tế và du lịch mà các đối tượng này đem đến cho cộng đồng dân nơi đây là rất lớn. Về kinh tế: 1kg cua đá đem lại cho cộng đồng dân Lao Chàm không chỉ dừng ở 600 – 700.000 vnđ (người khai thác) mà lên đến 1.100.000 vnđ (nhà hàng). Hơn nữa, theo kết quả điều tra 10 nhóm khách du lịch (50 người) thì có 26/50 người chiếm 52% đến Lao Chàm ngoài mục đích tham quan du lịch đảo còn vì muốn thưởng thức thịt cua đá. Như vậy, cua đá ngoài mang đến lợi ích về kinh tế thì cũng mang đến lợi ích về du lịch rất lớn. Nhờ việc thu hút một lượng lớn khách du lịch mà các đối tượng nguồn lợi giáp xác chính ( cua đá, tôm hùm bông…) đã góp phần gián tiếp phát triển các hoạt động ăn theo khách du lịch (hàng lưu niệm, dịch vụ homestay…) đem đến nguồn thu nhập cao cho người dân trên đảo. Mặc dù các đối tương nguồn lợi giáp xác này đem lại lợi ích rất lớn về kinh tế và du lịch tuy nhiên thì hiện nay số lượng của chúng đang ngày càng suy giảm. Sở dĩ như vậy vì người dân tại đảo chỉ ý thức được các đối tượng này có giá trị kinh tế cao mà chưa ý thức được lợi ích lâu dài mà chúng đem đến cho cộng đồng dân tại đảo. 3.3 Hiện trạng và đề xuất giải pháp 3.3.1 Hiện trạng Kết quả của đợt khảo sát mới đây cho thấy nguồn lợi giáp xác đang suy giảm khá nghiêm trọng. Mật độ, kích cỡ của các loài giáp xác và sự đa dạng của các loài tiếp tục bị giảm theo thời gian. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: + Lượng khách du lịch ngày càng tăng gây sức ép lên đảo. + Khai thác quá mức, không đúng quy cách, dưới mọi hình thức như: số lượng người khai thác đông, khai thác trong mùa sinh sản, khai thác mọi kích cỡ,… + Hiện một số môi trường sống bao gồm các rạn san hô, thảm cỏ biển đang chịu nhiều áp lực từ thiên nhiên và con người: ô nhiễm môi trường, mất môi trường sống của các loài. + Chính quyền địa phương chưa có hình thức xử phạt nghiêm ngặt về các hành vi khai thác không đúng quy cách. 3.3.2 Đề xuất giải pháp Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân địa phương về vai trò nguồn lợi mang lại và các biện pháp khai thác sử dụng hợp lí như: thành lập các tổ chuyên trách khai thác, khai thác đúng kích cỡ, không khai thác trong thời gian sinh sản (ví dụ: tôm hùm sinh sản tháng 4-7 dương lịch, ), kích thước của mắc lưới phù hợp, không quá nhỏ,… Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp xử lý khi người dân khai thác không đúng quy cách. Ví dụ: buôn bán cua đá không được dán nhãn (có mai rộng dưới 7 cm và mang trứng) sẽ bị xử lí nghiêm ngặt bằng nhiều hình thức… Thành lập các mô hình nhân tạo để bảo vệ và cung cấp nguồn giống các loài giáp xác. 4. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: Hoạt động đánh bắt các đối tượng giáp xác diễn ra quanh năm. Các đối tượng nguồn lợi giáp xác chính đem lại nguồn lợi kinh tế cao gồm có cua đá, tôm hùm bông và ghẹ xanh. Bên 4 SVTH: Dương Thị Mỹ Ly, Nguyễn Thị Thùy Uyên, Nguyễn Thị Quanh; GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi cạnh việc đem lại lợi ích kinh tế, các đối tượng này cũng đem đến lợi ích du lịch rất lớn, góp phần phát triển lĩnh vực du lịch cho địa phương. Mặc dù đem lại lợi ích kinh tế và du lịch rất lớn nhưng số lượng cá thể của các loài này đang ngày càng suy giảm do các hoạt động khai thác của người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]Hoàng Đình Trung (2012), “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động vật đáy ở hạ lưu sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị”,Tạp chí sinh học, (2012), tr.309-316. [2]Th.s Nguyễn Văn Thường, PGS.TS Trương Quốc Phú (2011), Giáo trình Ngư loại học II (Giáp xác và nhuyễn thể), Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. [3]Phạm Thị Dự, Đào Tấn Học (2009), “Mô tả các loài giáp xác (Crustacea) mới phát hiện ở biển Việt Nam qua các chuyến thu mẫu trên tàu “Viện sĩ Oparin””,Tuyển tập nghiên cứu biển, Tập XVI. [4]Website: culaochampa.com.vn [5]Marianne Damholt (2006), “Ecology and Exploitation of the Land Crab Geocarcoidea lanlandii on Cu Lao Cham, Vietnam”. Aerhus University, Denmark. . Nam Riêng về lớp giáp xác biển Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đáng chú ý là các báo cáo của R.Serene (1937, 1949, 1950, 1953, 1954); C.Dawydoff (1952); Fize et Serene (1952) ;

Ngày đăng: 08/06/2014, 15:23

Mục lục

    1.1 Tình hình nghiên cứu nguồn lợi lớp giáp xác tại Việt Nam

    1.2 Tình hình nghiên cứu nguồn lợi giáp xác tại Cù Lao Chàm

    2. Phương pháp nghiên cứu

    2.1 Tham vấn cộng đồng

    2.2 Thu mẫu ngoài thực địa các đối tượng nguồn lợi chính

    3. Nội dung và kết quả nghiên cứu

    Đề tài được thực hiện gồm các nội dung:

    3.2 Kết quả nghiên cứu

    3.2.1 Các đối tượng nguồn lợi giáp xác chính

    3.2.2 Các ngành nghề khai thác nguồn lợi giáp xác