1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE

144 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Bến Tre
Tác giả Nguyễn Hữu Khang
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Văn Khoa
Trường học Đại học Bách Khoa - ĐHQG TPHCM
Chuyên ngành Quản lý và Công nghệ Môi trường
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 13,48 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG (12)
    • 1.1 Đặt vấn đề (12)
    • 1.2 Lịch sử nghiên cứu (13)
      • 1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới (13)
      • 1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam (16)
    • 1.3 Mục tiêu đề tài (19)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (19)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (19)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.5 Nội dung nghiên cứu (19)
    • 1.6 Phương pháp nghiên cứu (20)
      • 1.6.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu (20)
      • 1.6.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp (20)
      • 1.6.3 Phương pháp phân tích SWOT (20)
      • 1.6.4 Phương pháp dự báo khối lượng (21)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC (23)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết (23)
      • 2.1.1 Khái quát về chất thải rắn đô thị (23)
      • 2.1.2 Tổng quan về hệ thống quản lý CTRĐT (31)
    • 2.2 Cơ sở thực tiễn (41)
      • 2.2.1 Kinh nghiệm quản lý CTRĐT trên thế giới (41)
      • 2.2.2 Kinh nghiệm quản lý CTRĐT tại các đô thị lớn tại Việt Nam (45)
    • 2.3 Cơ sở pháp lý (48)
    • 2.4 Tổng quan về Thành phố Bến Tre (48)
      • 2.4.1 Điều kiện tự nhiên (48)
      • 2.4.2 Sự phát triển kinh tế xã hội tại TP. Bến Tre (51)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (55)
    • 3.1 Hiện trạng phát sinh CTRĐT tại TP. Bến Tre (55)
      • 3.1.1. Thành phần, nguồn phát sinh và khối lượng CTRĐT tại TP. Bến Tre (55)
      • 3.1.2 Hiện trạng hệ thống thu gom, công tác vận chuyển CTR (58)
      • 3.1.3 Hiện trạng bãi chôn lấp và nhà máy xử lý CTR tại TP. Bến Tre (62)
      • 3.1.4 Hiện trạng nhu cầu tái chế, tái sử dụng và chương trình phân loại rác thải tại nguồn (65)
      • 3.1.5 Dự báo khối lượng phát sinh CTRĐT đến năm 2030 (73)
    • 3.2. Hiện trạng hệ thống quản lý CTR tại TP. Bến Tre (80)
      • 3.2.1. Các bên liên quan đến hệ thống quản lý CTRĐT tại TP. Bến Tre (83)
      • 3.2.2 Chính sách quản lý CTRĐT tại TP. Bến Tre và kết quả đã đạt được. .81 3.3. Phân tích SWOT công tác quản lý CTRĐT tại TP. Bến Tre (90)
    • 3.4 Đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp CTRĐT tại TP. Bến Tre (98)
      • 3.4.1 Phân loại rác thải và giảm thiểu tại nguồn (100)
      • 3.4.2 Nhóm giải pháp đối với công tác thu gom, vận chuyển (104)
      • 3.4.3 Nhóm giải pháp đối với công tác xử lý, tái chế, tái sử dụng (105)
      • 3.4.4 Nhóm giải pháp đối với công tác tuyên truyền, giáo dục (106)
      • 3.4.5 Vai trò của các bên liên quan trong hệ thống quản lý tổng hợp CTRĐT (109)
      • 3.4.6 Nhóm giải pháp thu hút đầu tư (111)
      • 3.4.7 Nhóm giải pháp hợp tác trong và ngoài nước (111)
      • 3.4.8 Nhóm giải pháp thực thi hiệu quả công cụ quản lý môi trường (112)
      • 3.4.9 Tổng kết về biện pháp quản tổng hợp CTRĐT áp dụng cho TP. Bến Tre (112)
  • CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (116)
    • 4.1 Kết luận (116)
    • 4.2 Khuyến nghị (117)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................109 (119)

Nội dung

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TREASSESSMENT OF THE CURRENT SITUATION OF MUNICIPAL SOLID WASTE MANAGEMENT IN BEN TRE CITYĐánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại TP. Bến Tre thông qua các khía cạnh nguồn phát sinh, hiện trạng thu gom, vận chuyển, hiện trạng xử lý và hiện trạng phân loại rác thải tại TP. Bến Tre thông qua hình thức quan sát tại thực tế và khảo sát người dân. Đồng thời, dự báo khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trong tương lai cho TP. Bến Tre và từ những dữ liệu thu được thực hiện đánh giá, đề xuất một lộ trình thực hiện mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị cho TP. Bến Tre.Kết quả sau khi tiến hành đề tàiMang lại bức tranh toàn cảnh về hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại TP. Bến Tre từ nguồn phát sinh cho đến nơi xử lý. Đánh giá được mức độ phủ thông tin và ý thức của người dân trong công tác phân loại rác thải tại nguồn và dự báo sơ bộ về mối lượng phát sinh chất thải rắn đô thị tại TP. Bến Tre đến năm 2030. Dựa trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm có thể cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn tại TP. Bến Tre , xây dựng lộ trình tiến tới quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị.

GIỚI THIỆU CHUNG

Đặt vấn đề

Hiện nay, dân số tại Việt Nam đã gần chạm ngưỡng 100 triệu người và tiếp tục gia tăng với tốc độ khoảng 0,8% (World Bank, 2022) Xu hướng hội nhập quốc tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra không ngừng, kèm với đó là sự phát triển của các khu dân cư, khu đô thị nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân Nhu cầu của người dân ngày càng cao tạo nên sự cạnh tranh, phát triển và mở rộng đa dạng các ngành nghề sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Như một quy luật tất yếu, quá trình này đã và đang đóng góp tích cực cho kinh tế xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) cũng đã đặt ra một áp lực rất lớn đối với môi trường Sự phát triển KT-XH đặt ra nhu cầu lớn về năng lượng và tài nguyên, áp lực dân số, khủng hoảng nhà ở, tắc nghẽn giao thông đã khiến cho lượng khí thải, nước thải và chất thải rắn ngày càng gia tăng Trong đó, chất thải rắn phát sinh trong khu vực đô thị đặc biệt được quan tâm do sự đa dạng về thành phần chất thải và nguồn phát sinh.

Quá trình phát triển KT-XH cùng với sự bùng nổ dân số đã kéo theo lượng lớn CTR, trong đó chiếm tỷ trong lớn bao gồm CTRĐT, CTR nông thôn, CTR công nghiệp…Từ năm 2010 đến năm 2019, lượng CTRĐT phát sinh tăng khoảng 135%, từ 26.224 tấn/ngày lên 35.624 tấn/ngày Trong giai đoạn 2016 – 2020, ước tính lượng phát sinh CTR tại khu vực đô thị toàn quốc tăng trung bình khoảng 10 – 16% mỗi năm Trong đó, các khu đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng dẫn đầu về lượng CTRSH phát sinh Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh CTRSH sẽ tăng thêm khoảng 10 – 16% (Bộ Xây Dựng, 2022)

Với quan điểm, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, ‘’Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050’’ của Việt Nam đã chú trọng mục tiêu ngăn chặn xu hướng ô nhiễm và suy thoái môi trường, hướng đến nền kinh tế theo hướng sinh thái tuần hoàn và tăng trưởng xanh Trong đó, một trong những nhiệm vụ chiến lược là giải quyết vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách, khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng và vệ sinh môi trường.Trong hơn ba thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn công tác bảo vệ môi trường được thể hiện qua các chính sách của Đảng và Nhà Nước đặc biệt là sự phát triển và không ngừng hoàn thiện các công cụ chính sách môi trường Tuy nhiên, vấn đề môi trường liên hệ mật thiết đối với cộng đồng dân cư, vì vậy nếu chỉ dựa vào sự điều hành và quản lý của Nhà nước thì khó mà mang lại hiệu quả lâu dài Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được quy định tại điều 4 của Luật BVMT, vì vậy cần phải có sự phối hợp giữa các bên để có thể đạt được hiệu quả bảo vệ môi trường Đối với nhiệm vụ BVMT tại khu vực vực đô thị thì ưu tiên giải quyết vẫn là vấn đề phát sinh CTRSH đô thị và nâng cao hiệu quả về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý Đánh giá sát sao về công tác quản lý và cũng như những bất cập, thách thức từ đó đề xuất các giải pháp tổng thể, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre được công nhận là đô thị loại II vào năm 2019 và đang trên mục tiêu phấn đấu trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2030 Thành phố hiện có 14 đơn vị hành chính với dân số hơn 126.000 người, mỗi ngày lượng rác thải thu gom và được xử lý mỗi ngày trong khu vực khoảng 90 tấn (Sở TNMT Bến Tre, 2021).Vấn đề thực hiện công tác quản lý CTRSH phát sinh đối với thành phố Bến Tre vẫn còn nhiều khó khăn: Tỷ lệ rác thải được phân loại tại nguồn còn chưa cao; rác thải chưa thành phần hữu cơ, túi nilon và tình trạng đổ rác thải bừa bãi vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi; ý thức của người dân về BVMT còn chưa tốt… Công tác thu gom, xử lý cũng còn nhiều khó khăn như lực lượng nhân công còn quá mỏng, tiến độ hoàn thành nhà máy xử lý rác thải Bến Tre còn chậm, các bãi chôn lấp (BCL) quá tải dẫn đến phát sinh mùi và nước rỉ rác ra môi trường xung quanh Những khó khăn trong công tác quản lý CTR tại khu vực thành phốBến Tre đang là một bài toán đang cần có lời giải để có thể tìm ra hướng tiếp cận mới để hạn chế ô nhiễm môi trường và giải quyết vấn đề phát sinh CTRSH trên địa bàn Từ bối cảnh đó, đề tài đưa ra mục tiêu nghiên cứu là đánh giá được thực trạng CTRSH đô thị phát sinh, CTRĐT và công tác quản lý chất thải, từ đó, đưa ra giải pháp quản lý tổng hợp chất thải hướng đến phát triển bền vững TP Bến Tre

Lịch sử nghiên cứu

1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới

CTR luôn đi cùng sự phát triển của con người theo tiến trình lịch sử Tuy nhiên, mãi đến khi hai cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 và 3 diễn ra trong giai đoạn thế kỷ 19, con người mới thực sự quan tâm đến vấn đề xử lý lượng CTR phát sinh.

Garrick E Louis (2004) đã có một nghiên cứu về bối cảnh lịch sử và phát triển của hệ thống quản lý CTRĐT tại Mỹ Theo đó, vấn đề tôn giáo, mỹ quan và sức khỏe cộng đồng đã đặt nền móng sơ khai cho hệ thống quản lý CTR sơ khai tại cái thành phố cổ hơn hàng nghìn năm trước công nguyên Sự đô thị hóa do cuộc cách mạng công nghiệp giữa thế kỷ 19 là động lực chính trong việc quản lý rác thải tại các thành phố lớn ở Mỹ Giai đoạn này, việc quản lý rác thải chủ yếu diễn ra riêng rẽ theo từng địa phương, do tình hình chính trị bị phân hóa chính vì thế việc quản lý diễn ra kém hiệu quả Phương pháp xử lý CTR trong giai đoạn này là chôn lấp tại các địa điểm xa dân cư, xả ra các đường nước hoặc mạng đem đốt, ngoài ra lượng thức ăn thừa và chất thải từ hoạt động chăn nuôi cũng được tận dụng làm phân bón Đầu thế kỷ 20, sự phát triển của nền y học cùng thuyết nhiễm trùng đã làm thay đổi nhận thức và tư duy trong việc giám sát và quản lý CTRĐT khi mà CTRĐT chính là một trong những nguyên nhân phát tán mầm bệnh tại các khu vực dân cư. Giữa những năm 1940, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh được áp dụng tại Mỹ và nhanh chóng được phổ biến cho tới tận ngày nay Năm 1976, Đạo luật bảo tồn và phục hồi tài nguyên (RCRA) ra đời là bản sửa đổi của Đạo luật xử lý chất thải rắn năm 1965 Trong đó, phụ đề D cung cấp các tiêu chí cho các bãi chôn lấp và các cơ sở xử lý chất thải khác, và các BCL lộ thiên bị cấm Cho đến nay, công nghệ và tiêu chuẩn cho các cơ sở xử lý CTR dựa trên RCRA ngày càng trở nên nghiêm ngặt để có thể cân bằng giữa kinh tế và hiệu quả quản lý phục vụ cộng đồng (Garrick E Louis, 2004).

Việc quản lý CTR hiệu quả hiện nay vẫn là vấn đề gây đau đầu đối với nhiều quốc gia Ấn Độ, quốc gia có dân số cao thứ hai thế giới đang phải đương đầu với tình trạng các bãi rác quá tải tại các khu đô thị Tại quốc gia Nam Á này đang tồn tại hơn 3.000 núi rác thải lớn nhỏ, trong đó phải kể đến núi rác Ghazipur tại rìa phía đông New Delhi với chiều cao hơn gần 70 mét gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng và nguy cơ cao về ảnh hưởng sức khỏe đối với người dân, được đánh giá là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới Để có thể kiểm soát lượng CTR phát sinh, Ashwini Patil cùng cộng sự đã đề xuất giải pháp sử dụng mô hình quản lý CTRĐT thông minh Trong đó sử dụng Internet vạn vật kết nối để làm phương tiện hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý CTR theo thời gian thực Mô hình mà nhóm nghiên cứu đề ra là sự phối hợp giữa việc xây dựng cơ sở dữ liệu, kết hợp với cảm biến tích hợp từ các thùng rác để tiến hành quản lý được lượng rác mà từng cá nhân mang đem đổ Bên cạnh đó, Nhóm nghiên cứu đã đề ra ngưỡng chất thải quy định được đổ bỏ và tiền phạt sẽ được tính dựa trên mỗi kilogram chất thải vượt ngưỡng Để thuận tiện cho việc theo dõi giới hạn CTR còn lại trong tuần của mỗi cá nhân, cơ quan quản lý sẽ cấp tài khoản đăng ký để người dùng có để kiểm tra lượng chất thải mà họ phát sinh hàng tuần (AshwiniPatil et al., 2020).

Kinh tế tuần hoàn đang là một khái niệm phổ biến rộng rãi như một trong những giải pháp để cải thiện khả năng quản lý CTRĐT Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống mà trong đó các tài nguyên được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các dòng phế liệu được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất Chính vì vậy, kinh tế tuần hoàn được xem là điều kiện tiên quyết của mục tiêu phát triển bền vững Trong nghiên cứu của tác giả Giorgio Bertanza cùng cộng sự về ‘’Áp dụng kinh tế tuần hoàn trong quản lý CTRĐT tại các đô thị cỡ trung của Ý: Lịch sử 30 năm’ đã quan sát sự phát triển của các phương thức quản lý CTRSH tại thành bố Brescia trong giai đoạn 1990 – 2018 thông qua phân tích chi tiết dòng khối lượng chất thải, phân tích, tính toán số liệu thu hồi năng lượng Theo đó, trong giai đoạn này các thành phần rác thải được phân loại gia tăng kể cả về chất lượng dựa trên hai chỉ số D1 về dân số trong thời gian thực, lượng chất thải bình quân đầu người hằng năm và chỉ số D0 về thành phần phần trăm rác thải vĩ mô và phân loại thành phần rác thải Kèm theo đó là chỉ số P4 tỷ lệ phần trăm thành phần được phân loại so với lượng sản xuất của cùng một loại thành phần, chính sự cải thiện của chỉ số này sẽ thể hiện được mức độ hiệu quả của hệ thống quản lý tổng hợp chất thải mà trong đó mấu chốt là hiệu suất phân loại chất thải tại nguồn Việc thu hồi năng lượng từ rác thải cũng được đề cập thông qua phương pháp phân tích dòng vật chất từ đó cho thấy sự hiểu quả đáng để mà các nhà máy chuyển hóa chất thải thành năng lượng Số liệu cho thấy trong năm 2018, khoảng 84,5% lượng thủy tinh và kim loại đã được tái chế từ các nhà máy tạo năng lượng từ đốt chất thải (WTE) (Giorgio Bertanza et al.,2020).

Công nghệ xử lý CTR tùy theo quốc gia sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để có thể đáp ứng được nhu cầu xử lý của quốc gia đó Phổ biến là phương pháp chôn lấp,đốt, nhiệt phân, ủ hiếu khí,…Phương pháp thiêu đốt là một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng tại các quốc gia có hệ thống quản lý chất thải hiện đại và ngày càng được nâng cấp về công nghệ để gia tăng hiệu suất xử lý cũng như giảm thiểu ô nhiễm.Trong một nghiên cứu Antoine Beylot cùng cộng sự về Đánh giá vòng đời của ngành thiêu đốt chất thải rắn đô thị tại Pháp’’ nhằm đánh giá được các tác động môi trường từ ngành thiêu đốt CTR tại Pháp ở góc độ đánh giá vòng đời và phân tích mức độ ảnh hưởng của từng loại rác thải góp vào sự tác động chung đến môi trường và lợi ích của việc thiêu đốtCTRSH Dựa trên dữ liệu thống kê của 126 lò đốt CTRSH hiện đang hoạt động tại Pháp,bao gồm dữ liệu kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí, khí thải, năng lượng bên cạnh áp dụng mô hình hóa cơ ở dữ liệu kiểm kê vòng đời sản phẩm (LCI) Xem xét các khía cạnh của quá trình đốt CTRSH, nghiên cứu đã đề cập 7 hạng mục tác động môi trường từ hoạt động đốt CTRSH tại Pháp bao gồm: Độc tính đối với con người; Không gây ung thư; vật chất dạng hạt; Sương mù quang hóa; axit hóa; phú dưỡng hóa trên cạn; phú nhưỡng hóa biển và độc tính nước ngọt Nghiên cứu cho thấy, mảng thu hồi vật liệu và năng lượng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tác động môi trường và lợi ích của việc áp dụng công nghệ đốt CTRSH, trong đó nổi bật là thu hồi năng lượng dưới dạng nhiệt và tạo ra điện có tiềm năng thay thế cho nguồn năng lượng điện vốn dựa vào hạt nhân và nhiệt vốn dựa vào nhiên liệu hóa thạch của Pháp (Antoine Beylo et al.,2018).

Hình 1.1: Các tác động đối với môi trường của quá trình thiêu đốt CTRĐT tại Pháp

(Nguồn: Antoine Beylo et al.,2018)

Ngoài ra, nghiên cứu còn xác định một số thành phần như kim loại, chất thải nguy hại, dệt may vệ sinh và thủy tinh có đóng góp không đáng kể trong lợi ích nhưng lại ở vị trí cao trong các hạng mục tác động đối với môi trường Kết quả của nghiên cứu này hỗ trợ trong việc hoạch định kế hoạch quản lý chất thải và nhìn nhận lại hệ thống phân cấp chất thải tại Pháp có thực sự phù hợp dựa trên những khía cạnh môi trường hay không.

1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, CTRĐT luôn được xem là một trong những vấn đề cấp bách cần phải giải quyết trong công tác bảo vệ môi trường Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, lượng CTRSH phát sinh tại khu vực đô thị trên phạm vi cả nước tiếp tục gia tăng với tốc độ trung bình 10 – 16% mỗi năm Kết quả phân tích thành phần chất thải cho thấy có sự thay đổi về tỷ lệ trong thành phần, sự gia tăng đáng kể của thành phần nhựa, vải, cao su cho thấy sự thay đổi trong lối sống của cư dân các khu vực đô thị.

Hiện nay, nước ta đang khuyến khích phân loại rác thải tại nguồn để có thể giảm áp lực về phát sinh CTRSH, đặc biệt là tại các khu vực thành thị Tác giả Khổng Tiến Dũng cùng cộng sự đã có một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình phân loại CTRSH tại nguồn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Để có thể thực hiện đánh giá, nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu sơ cấp gộp từ hai khu vực là Thành phố Long Xuyên và Thành phố Cần Thơ, trong đó Cần Thơ đã có chương trình thử nghiệm phân loại rác thải tại nguồn Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tại các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL và kết hợp với mô hình nhị phân Logit để có thể phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình Kết quả đạt được cho thấy tỷ lệ hộ gia đình tham gia phân loại CTRSH tại hai khu vực đạt khoảng 75% và số hộ gia đình ủng hộ chương trình phân loại CTRSH rơi vào mức 85% Nguyên nhân chính được nêu thông qua khảo sát cho thấy xu hướng tập trung vào lợi ích môi trường và cũng đồng thời giảm áp lực cho hệ thống quản lý CTRSH tại địa phương Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 04 yếu tố quyết định đến quyết định tham gia phân loại CTRSH bao gồm thời gian, nhận thức, thu nhập và khu vực thí điểm Dựa trên kết quả này, nhóm tác giả kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn nhất chính là hoàn thiện bộ máy quản lý, kỹ thuật và các công đoạn xử lý sau khi phân loại để có thể tạo lòng tin của người dân khi tham gia vào chương trình phân loại CTRSH tại nguồn (Khổng Tiến Dũng et al, 2021).

Tìm giải pháp cho công tác quản lý và nâng cao chuỗi giá trị CTRSH Nhóm tác giả Lưu Đức Hải đã có một nghiên cứu về Rào cản và giải pháp biến CTRSH thành tài nguyên tại Việt Nam Xuất phát từ nhận định phải phát triển các ngành công nghiệp môi trường, tái chế, tái sử dụng tuần hoàn, biến rác thải thành tài nguyên và thực trạng tình hình phát sinh. Nhóm nghiên cứu đã tập trung phân tích thực trạng, pháp lý và rào cản trong việc biến CTRSH thành tài nguyên Kết quả nghiên cứu đã nêu ra 5 rào cản trong việc biến rác thải thành tài nguyên bao gồm: Thành phần và tính chất CTRSH đa dạng; nhận thức của người dân; mô hình thu gom và phân loại chưa hợp lý; thị trường tiêu thụ đầu ra của sản phẩm; chính sách và cơ chế thu gom, xử lý CTRSH còn chưa phù hợp Vấn để nâng cao công tác quản lý sao cho đảm bảo thực hiện công tác bảo vệ môi trường cũng như biến rác thải thành tài nguyên tiềm năng kinh tế là bài toán cần tìm hướng giải quyết cấp bách Trong đó, thực hiện kinh tế tuần hoàn và phối hợp giữa truyền thông, giáo dục, đầu tư khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế cũng như xây dựng văn hóa môi trường là những giải pháp cần lưu tâm (Lưu Đức Hải, 2022).

Trong bài báo ‘’Giới thiệu mô hình phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản hướng tới xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn bền vững’’ của tác giả Ngô Thị Lan Phương và Hoàng Anh Tuấn đã tìm hiểu về thực trạng quản lý CTR tại Việt Nam Đồng thời cũng đã nhìn nhận, nghiên cứu về mô hình phân loại chất thải cũng như các chính sách, quy định tại Nhật Bản và đề xuất mô hình phù hợp tại các đô thị ở nước ta Trong đó, bài báo đã đề cập đến việc xây dựng xã hội tuần hoàn vật chất được cụ thể hóa, trong đó bao gồm lịch sử hình thành hệ thống chính sách và văn bản pháp quy hoàn thiện từ năm 1957 đến nay Điểm mấu chốt chính là hệ thống pháp lý tại Nhật quy định đầy đủ nội dung của hệ thống quản lý chất thải và được cụ thể hóa cho từng loại chất thải ở tất cả các cấp độ từ trung ương đến địa phương Mục tiêu ưu tiên nhất là giảm thiểu chất thải chôn lấp, tăng tỷ lệ tái tạo vật chất và phục hồi năng lượng Bên cạnh việc mỗi địa phương, mỗi thành phố tự thiết kế chiến lược quản lý tùy thuộc vào đặc thù của vùng thì công tác tuyên truyền thực hiện thường xuyên và cụ thể khiến cho hiệu quả trong công tác quản lý chất thải tại Nhật cũng như giảm được chi phí xử lý chất thải từ những năm 2000 cho đến hiện tại Áp dụng vào thực tế tại Việt Nam, nhóm tác giả cho rằng giai đoạn hiện tại của Việt Nam, tức giai đoạn đang phát triển kinh tế và áp lực môi trường diễn ra song song tương tự như thời điểm mà Nhật bắt đầu áp dụng chiến dịch phân loại rác thải tại nguồn Vì vậy, điều kiện tiên quyết chính là cần phải thực hiện hóa các mô hình tiên tiến từ kinh nghiệm hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải từ nước bạn để có thể tiến tới mục tiêu phát triển bền vững (Ngô Thị Lan Phương và Hoàng Anh Tuấn, 2017).

Trong các phương pháp xử lý CTR tại Việt Nam, chôn lấp vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn hơn và phổ biến hơn cả Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường xung quanh, đặc biệt là trước tình trạng quá tải các BCL và quỹ đất ngày càng cạn kiệt như hiện nay Một nghiên cứu của nhóm tác giả Phan Khắc Liệu vàTrần Thị Phong Lan có đề cập đến vấn đề phát thải khí nhà kính từ BCL Đông Hà thuộc thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Kết quả cho thấy phát thải khí nhà kính tại BCL Hà Đông tăng dần trong giai đoạn 2012 – 2017, nguyên nhân là do khối lượng CTR mà BCL tiếp nhận tăng lên đáng kể Khí nhà kính phát sinh từ các BCL chứa thành phần chính làMetan và các chất hữu cơ bay hơi Để giải quyết vấn đề này, có thể sử dụng một số phương pháp như thu hồi khí rác để sử dụng hữu ích và thay thế hình thức chôn lấp bằng các phương pháp xử lý rác thải khác như công nghệ thiêu đốt thu hồi nhiệt lượng hoặc ủ phân compost (Phan Khắc Liệu và Trần Thị Phong Lan, 2018).

Nhìn chung, vấn đề CTRĐT vẫn là một trong những nội dung quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý môi trường tại Việt Nam Đối với tốc độ phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như sự gia tăng dân số, lượng CTR sẽ tiếp tục gia tăng về số lượng và thành phần Trong đó, thành phần CTRĐT có sự thay đổi mạnh mẽ do lối sống năng động và tăng cao, đặc biệt là chất thải nhựa Kinh nghiệm xử lý CTR của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, đa phần vẫn dùng phương pháp chôn lấp bên cạnh đó, những phương pháp thiêu đốt, ủ phân compost hay tái chế vẫn chiếm tỷ lệ chưa cao Hệ thống quản lý CTRĐT của một số địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí, nhân lực cũng như công nghệ để có để xử lý được lượng chất thải phát sinh tại địa phương, chương trình phân loạiCTRSH tại nguồn vẫn còn đang thí điểm ở quy mô một số thành phố…Trong những năm gần đây, Việt Nam tích cực thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, ưu tiên khuyến khích phân loại rác thải tại nguồn, những hội thảo học tập những kinh nghiệm từ các quốc gia được tổ chức nhằm tìm ra được đáp án phù hợp cho bài toán quản lý chất thải đô thị tại nước ta.

Mục tiêu đề tài

Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý CTRĐT, đề xuất các nhóm giải pháp quản lý tổng hợp CTRĐT tại Thành phố Bến Tre.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- CTRĐT phát sinh và hệ thống quản lý CTRĐT tại TP Bến Tre.

Phạm vi thực hiện của luận văn tập trung tại khu vực TP Bến Tre

Nội dung nghiên cứu

1) Thành phần và khối lượng phát sinh CTRĐT tại TP Bến Tre Dự báo tốc độ phát sinh CTRĐT tại Thành phố Bến Tre đến năm 2030.

2) Khảo sát thực tế và đánh giá hệ thống quản lý CTRĐT tại TP Bến Tre.

3) Đề xuất một số giải pháp quản lý tổng hợp CTRĐT tại TP Bến Tre hướng đếnPTBV.

Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu (phục vụ cho nội dung (1), (2) và (3))

Phương pháp này tập trung nghiên cứu các tài liệu thông qua các nghiên cứu, luận văn, bài báo khoa học, báo chí và số liệu thực tế từ các cơ quan tổ chức Từ đó thực hiện phân tích và tổng hợp để hệ thống lại vấn đề, có cái nhìn toàn diện về đề tài nghiên cứu

1.6.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp (phục vụ nội dung (2))

Thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp đối với các đối tượng khác nhau.

Cụ thể đối với đề tài nghiên cứu này tiến hành phỏng vấn người dân tại khu vực TP Bến Tre để về công tác quản lý và phân loại CTR Không gian mẫu tối thiểu cho phương pháp này được xác định bằng công thức tính cỡ mẫu tối thiểu đối với tổng thể lớn và xác định được trình bài trong tài liệu “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” (Lê Huy Bá, 2007). n=[ N 1 + N−1 N × P Q 1 × ( z 1− k α 2 ) 2 ] −1

Trong đó: N: số lượng trong đơn vị tổng thể

P : tỷ lệ tổng thể Q: 1 – P k: Sai số cho phép

Với dân số tính đến năm 2021 là 125.288 người, chọn P = 0,5, sai số 7%, kích cỡ không gian mẫu tối thiểu có thể khảo sát là : n=[ 125.288 1 + 125.288−1 125.288 × 0,5× 1 0,5 × ( 1,96 7 % ) 2 ] −1 6( Người)

Do đó, luận văn tiến hành 200 mẫu phiếu khảo sát trong phạm vi đề tài Mẫu phiếu khảo sát xem trong Phụ lục 01

1.6.3 Phương pháp phân tích SWOT (phục vụ cho nội dung (3))

Phân tích Điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức (SWOT) cho hoạt động quản lý CTRĐT TP Bến Tre được dùng như công cụ định hướng, xác định các nhóm giải pháp

1.6.4 Phương pháp dự báo khối lượng (phục vụ cho nội dung (3))

Phương pháp này sử dụng hệ số phát thải trung bình được xây dựng dựa trên phương pháp thống kê lượng chất thải phát sinh từ nhiều nguồn trên một đơn vị phát sinh chất thải như người, đơn vị diện tích sản phẩm Ngoài ra còn có thể kèm theo đơn vị thứ nguyên là thời gian nhằm phục vụ cho mục đích tính toán và dự báo đối với các nguồn thải trong một phạm vi không gian nhất định

Trong khuôn khổ luận văn này sử dụng hệ số phát thải có trong báo cáo hiện trạng môi trường của TP Bến Tre và sử dụng phần mềm Excel để tiến hành tính toán thải lượng trong tương lai Các công thức sử dụng trong phương pháp này bao gồm:

- Công thức xác định dân số trong tương lai dựa trên công thức Euler cải tiến:

Trong đó : Ni là dân số của năm trước năm cần tính (người)

Ni+1: dân số của năm cần sự báo (người) r : tốc độ gia tăng dân dân số hằng năm (%)

- Công thức tính toán sản lượng sản phẩm công nghiệp theo phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn sử dụng lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình:

(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Trong đó : ^y n+ L : sản lượng dự báo theo thời gian y n : Sản lượng cuối cùng của dãy số thời thời gian

L : Là tầm xa dự đoán

Dựa trên công thức này, giá trị dự báo sẽ phụ thuộc vào biến δ´chính là lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân được tính dựa trên bình quân cộng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn của các sản lượng công nghiệp để dự báo lượng CTRCN phát sinh Giá trị δ´được tính toán dựa trên công thức sau: δ´∑ i=2 n δ i n−1= ∆ n n−1=y n −y 1 n−1

- Công thức dự báo lượng CTRĐT bằng tổng lượng CTR thành phần bao gồm:

 Thải lượng CTSH năm 2030 = Hệ số phát thải x Dân số dự báo năm 2030.

 Thải lượng CTCN năm 2030 = Hệ số phát thải x Sản lượng công nghiệp dự báo 2030.

 Thải lượng CTTMDV năm 2030 = Dân số dự báo x Hệ số phát sinh chất thải

1.6.5 Phương pháp phân tích vai trò các bên liên quan (phục vụ cho nội dung (3))

Phương pháp xác định sự tác động, mối quan hệ giữa các bên liên quan đối với vấn đề quản lý CTRĐT nhằm mục đích hoàn thiện chương trình quản lý CTRĐT tại TP BếnTre.

CƠ SỞ KHOA HỌC

Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Khái quát về chất thải rắn đô thị

Chất thải rắn đô thị (CTRĐT) được định nghĩa là chất thải được thu gom và xử lý tại các khu xử lý rác thải đô thị dưới sự giám sát của cơ quan quản lý bao gồm các chất thải từ khu vực dân cư, công nghiệp, cơ quan, các trung tâm giải trí, thương mại và chất thải xây dựng từ các công trình trong đô thị.

Nguồn phát sinh CTRĐT của một khu đô thị sẽ thay đổi tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất, phân vùng quy hoạch và mức sống trung bình của dân cư trong khu vực Có rất nhiều cách để phân loại CTRĐT, trong đó phương pháp phân loại CTRĐT dựa vào nguồn phát sinh vẫn được sử dụng phổ biến hơn hết Đây là cơ sở để lựa chọn công nghệ xử lý cũng như thiết kế hệ thống quản lý CTRĐT sao cho phù hợp.

Hình 2.2: Nguồn phát sinh chất thải đô thị

Tại khu vực đô thị, CTR có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, đa phần là khu vực dân sinh với lượng CTRSH chiếm đa số, ngoài ra còn một số khu vực khác bao gồm:

- Khu, hộ gia đình kinh doanh thương mại, dịch vụ như trung tâm mua sắm, nhà hàng, quán ăn, khách sạn, chợ, siêu thị

- Cơ quan, công sở, trường học.

- Các công trình xây dựng trong khu vực đô thị (xà bần)

- Tại các công trình công cộng như công viên, bến tàu, nhà ga, các khu vui chơi

Thành phần của CTRĐT sẽ có sự khác biệt giữa các quốc gia, khu vực và phụ thuộc vào văn hóa, điều kiện kinh tế, thói quen tiêu dùng và lối sống của người dân tại quốc gia dó Đối với khu vực châu Á, CTRĐT có thành phần cao các loại thực phẩm hữu cơ, rác thải vườn so với các thành phần khác

Bảng 2.1 Nguồn phát sinh và thành phần của chất thải đô thị

Phân loại Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Thành phần

Khu dân cư Hộ gia đình, chung cư

 Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hóa (bằng giấy, gỗ, vải, da, cao su, thiếc, nhôm, thủy tinh ), tro, đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh ).

 CTNH (pin; ac-quy; thuốc chuột; bao bì thuốc BVTV và hóa chất; bóng đèn neon…

Nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại

Dọn vệ sinh đường phố, cắt tỉa cây xanh, duy tu cầu đường

Trường học, cơ quan hành chính, công ty tư nhân

Xây dựng Công trường xây dựng

Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp sửa

 Xà bần, sắt thép vụn,vôi vữa, gạch vỡ, bê tông, gỗ, ống dẫn

Phân loại Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Thành phần chữa đường phố, cao ốc, sàn nền xây dựng

Cơ sở sản xuất CN – TCN đô thị

Công nghiệp cơ khí, dệt may, da giày, sản xuất bia, bánh kẹo, nước ngọt…

 Chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu và các CTR sinh hoạt

(Nguồn: Bộ TNMT, Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia 2016)

Tùy vào quy mô dân số của đô thị, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa của vùng mà lượng CTRĐT sẽ phát sinh khác nhau Tại Việt Nam chiếm lượng lớn nhất trong tổng lượng CTRĐT trên cả nước bao gồm 5 đô thị lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ, chỉ riêng những thành phố này đã chiếm gần 40% lượng CTRĐT thải ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Bộ TNMT, 2021) Vùng Đông Nam Bộ có lượng CTRĐT thải ra lớn nhất cả nước do có dân số đông, đồng thời là khu vực kinh tế phát triển lớn nhất Việt Nam, là khu vực kinh tế trọng điểm Thành phần CTRĐT tại một số đô thị tại Việt Nam được liệt kê trong bảng dưới đây:

Bảng 2.2 Thành phần chất thải đô thị tại một số đô thị tại Việt Nam

Thành phần Hà Nội Hải Phòng Các đô thị khác

Các thành phần khác Dệt may:1,6% 8,6 – 10,5% -

(Nguồn: Bộ TN&MT, Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia 2019) Đặc điểm chung của CTRĐT tại Việt Nam là có độ ẩm cao, độ tro khoảng 20 -30%, thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn các thành phần khác Tuy nhiên thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy đang có xu hướng giảm và có sự tăng dần các thành phần khó xử lý hơn như cao su, da, kim loại và chất thải nguy hại khác.

2.1.1.4 Ảnh hưởng của CTRĐT đối với môi trường

Lượng CTRĐT phát sinh tại các khu đô thị gây sức ép đối với các thành phần môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Hình 2.3: Ảnh hưởng của CTRĐT đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng

CTRĐT gây ô nhiễm môi trường nước ở nhiều khía cạnh khác nhau, với hàm lượng hữu cơ cao khi phân hủy trong môi trường nước sẽ phát sinh mùi hôi gây ra bởi các khí như H2S,CH4…Nếu chất thải chứa thành phần kim loại nặng sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước, gây độc cho các loài thủy sinh Một lượng lớn rác thải ở các hệ thống kênh rạch sẽ gây ra hiện tượng dòng chảy của nước bị tắc, nghẽn gây ra ngập lụt cục bộ mỗi khi trời mưa, chưa kể đến vấn đề kênh rạch bị lấp do tràn ngập rác thải, khiến cho giảm khả năng thoát nước và di chuyển của phương tiện đường thủy

Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng xảy ra với môi trường đất khi mà hàm lượng kim loại nặng ngấm vào trong đất, kèm theo các hóa chất độc hại bị thải bỏ bừa bãi có thể thấm sâu vào tầng nước ngầm Đặc biệt là túi nilon và rác thải nhựa khi được chôn vào đất với thời gian phân hủy dài sẽ thay đổi kết cấu của đất, không còn khả năng giữ nước trong đất sẽ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất, ngăn không cho oxy đi vào đất, giảm khả năng hút nước của thực vật cũng như ảnh hưởng đến các loài sinh vật sống dưới lớp đất mặt.

 Môi trường không khí Đối với môi trường không khí, mùi hôi từ các BCL hở, những khu vực tập kết rác cũng như những bãi rác tự phát sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe và đời sống người dân Đặc biệt một số nơi người dân có thói quen đốt rác tại nhà mà không phân loại cũng một phần gây ô nhiễm, cũng như cản trở giao thông do khói bụi , đốt một số vỏ chai, hóa chất tẩy rửa có thể còn tồn đọng một số chất hữu cơ dễ bay bơi.

Từ những ảnh hưởng đến các thành phần môi trường, ùn ứ CTRĐT còn gây hại cho sức khỏe cộng đồng khi là môi trường phát sinh các vấn đề về dịch tễ Các đống rác, khu vực thu gom, rác thải ô nhiễm trên các kênh rạch là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi Ngoài ra, các sinh vật truyền bệnh như ruồi, gián, chuột, muỗi… cũng thường xuyên lui đến kể kiếm ăn làm gia tăng nguy cơ các bệnh lây qua đường tiêu hóa như dịch tã, kiết lỵ, bệnh đường ruột, giun sán,…Sử dụng nguồn nước ô nhiễm do CTRĐT còn gây ra các bệnh ngoài da, hô hấp và đặc biệt nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng và các chất hữu cơ khó phân hủy có khả năng tích lũy sinh học gây ra các bệnh nguy hiểm như dị tật ở trẻ sơ sinh, ung thư, bệnh về hệ thần kinh,…

CTRĐT là thủ phạm gây ra tình trạng mất vẻ mỹ quan đô thị Việc những bãi rác tự phát chất thành đống có thể dễ dàng bắt gặp tại nhiều đô thị tại Việt Nam Đặc biệt là tình trạng thải trộm, vứt bỏ rác thải cồng kềnh tại các khu tập kết rác sinh hoạt đang là vấn đề nhức nhối trong thời gian qua Rác thải cồng kềnh đa phần là các đồ nội thất, khó vận chuyển cũng như việc người dân cứ vứt ngay khu vực tập kết rác sinh hoạt khiến cho công tác vận chuyển khó khăn dẫn đến tình trạng rác thải cồng kềnh án ngữ giữa đường phố gây mất mỹ quan đô thị Đặc biệt, tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng các công trình hiện nay đang bị lên án gây gắt khi các bãi đất trống xuất hiện những đống gạch đá, xà bần bị đổ trộm hay thậm chí là đổ trộm ngay tại các điểm tập kết rác thải sinh hoạt Tình trạng này khiến cho công tác thu gom và xử lý của công nhân vệ sinh trở nên khó khăn cũng như việc mọc lên những bãi rác thải xây dựng đột ngột làm đảo lộn cuộc sống của người dân.

 Ảnh hưởng môi trường từ hoạt động chôn lấp

Không chỉ việc phát sinh CTRĐT gây ra ảnh hưởng đến cộng đồng, giai đoạn xử lý cũng có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của một bộ phận người dân Người dân sống gần các khu vực tập kết rác thải hoặc các BCL phải đương đầu với nhiều nguy cơ tìm ẩn do mùi hôi, tiếng ồn, lượng nước rỉ rác Nước thải rỉ rác có chứa nồng độ BOD, COD rất cao, Hàm lượng Nito, Phospho, amoni, các kim loại nặng, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh cao. Tình trạng sẽ càng tệ hơn nếu xuất hiện trời mưa sẽ khiến cho việc rò rỉ nước rỉ rác ngày càng nghiêm trọng Cuộc sống của người dân xung quanh những khu vực có các BCL hoặc tập kết rác thải là hết sức khổ sở khi mà phải đối diện với nguy cơ tiềm ẩn lớn đối với sức khỏe Hiện nay tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về công nghệ, chi phí và quỹ đất để tiến hành di dời có hạn nên tình trạng này vẫn là một bài toán cần phải giải quyết để cải thiện đời sống người dân sống trong khu vực xung quanh bãi xử lý rác.

2.1.1.4 Phương pháp xử lý CTRĐT Để xử lý CTRĐT, người ta có thể áp dụng một số phương pháp như sau:

Bảng 2.3: Các phương pháp xử lý CTRĐT

1 Cơ học Giảm kích thước

Phân loại theo điện/ từ trường Nén

2 Nhiệt Đốt Khí hóa Nhiệt phân

3 Sinh học và hóa học Ủ hiếu khí Lên men kị khí

Phương pháp giảm kích thước được sử dụng để làm giảm kích thước của thành phầnCTR, sau khi giảm kích thước có thể trực tiếp làm lớp phủ bề mặt đất, làm phân compost hoặc sử dụng cho hoạt động tái sinh Tùy thuộc vào loại, hình dạng, đặc tính chất thải và thường được sử dụng như: Búa đập; Kéo cắt thủy lực; Máy nghiền (Nguyễn Văn Phước,

 Phân loại theo kích thước

Phân loại theo kích thước là quá trình phân loại hỗn hợp các vật liệu của CTR có kích thước khác nhau thành nhiều nhóm vật liệu có cùng kích thước Để phân loại theo kích thước cần sử dụng các loại sàng có kích thước khác nhau và được thực hiện khi vật liệu còn ướt hoặc khô Các thiết bị sàng lọc được sử dụng trước hoặc sau khi nghiền rác, sau công đoạn tách khí từ quá trình thu hồi năng lượng Những loại thường được sử dụng nhiều trong phương pháp phân loại kích thước là sàng rung, sàng dạng trống quay và sàng đĩa Tùy vào tình trạng mẫu CTR mà người ta sử dụng các loại sàng khác nhau để có thể xử lý theo cách phù hợp nhất (Nguyễn Văn Phước, 2008).

 Phân loại theo khối lượng riêng

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý CTRĐT trên thế giới

Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về xử lý CTR và công tác bảo vệ môi trường Là quốc gia đi đầu trong việc biến đổi rác thải thành năng lượng, theo Hiệp hội tái chế và Quản lý chất thải Thụy Điển thì chưa đến 1% rác thải sinh hoạt được đưa đến các BCL Ước tính khoảng 49% rác thải sinh hoạt được tái chế và 50% được đốt trong các nhà máy điện, chuyển hóa thành điện năng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của quốc gia.Thụy Điển cũng là nước tiên phong trong việc đánh thuế đối với nhiên liệu hóa thạch vào năm 1991 Nhờ chính sách tái chế thống nhất trên toàn lãnh thổ cho phép sự tham gia của thành phần tư nhân trong việc đốt rác và nhập khẩu rác thải Hơn 50% lượng điện năng mà quốc gia này tiêu thụ đến từ năng lượng tái tạo, quốc gia này nhập khẩu rác thải từ các quốc gia để có thể thu lợi về kinh tế khi có được chi phí thu gom và xử lý CTR cũng như tận dụng được nguồn nguyên liệu để chuyển hóa thành điện năng Đây là những thành quả đạt được từ quá trình xây dựng hệ thống những quy định chặt chẽ về phân loại chất thải từ những năm 70 của thế kỷ 20 cũng như là ý thức bảo vệ môi trường của người dân Thụy Điển được đánh giá rất cao (Roman Mamadzhanov ,2020).

Là quốc gia cũng được đánh giá cao trong vấn đề quản lý và xử lý CTRĐT Từng là một quốc gia chịu nhiều vấn đề lớn về môi trường nhưng hiện nay đã trở thành một trong những quốc gia xanh trong vấn đề bảo vệ môi trường Đối với điều kiện tự nhiên và quỹ đất không có nhiều diện tích dành để chôn lấp rác thải, Nhật Bản đã phát triển hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải qua trung gian bằng công nghệ CFB và các phương pháp khác sau đó xử lý tại các BCL hợp vệ sinh Công nghệ CFB hay công nghệ đốt rác hóa lỏng tầng sôi xử lý rác bằng cách vùi sâu vào trong lớp cát sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò cùng hóa chất để tiến hành thiêu hủy rác thải Rác bên trong lò thiêu sẽ được đối lưu liên tục đảm bảo thời gian thiêu hủy nhanh chóng đồng thời giảm đáng kể hàm lượng khí NOX, SOX, CO phát tán ra môi trường bên ngoài.

Hình 2.11: Công nghệ xử lý rác bằng phương pháp hóa lỏng tầng sôi

Nhật Bản là một trong những quốc gia tiên phong trong kỹ thuật đốt rác thải và chuyển hóa năng lượng từ việc đốt rác bằng cách tận dụng nguồn nhiệt sau khi đốt để sản xuất nhiệt điện Ngoài ra, phần CTR còn sót lại sau khi tái chế sẽ được đưa đến các cụm đảo quanh khu vực Tokyo, trở thành các cụm đảo nhân tạo được phủ xanh, góp phần điều hòa nhiệt độ và trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch tại Nhật (Bộ Tài nguyên và Môi trường Nhật Bản, 2012).

Nhắc đến đô thị xanh thì Singapore là một trong những thành phố được nghĩ đến đầu tiên Singapore là quốc gia có mức độ đô thị hóa cao, từng trải qua thời kỳ ô nhiễm trầm trọng vào những năm 1965 nhưng đến hiện tại, Đảo quốc Sư tử đã này đã trở thành một trong những quốc gia xanh sạch nhất trên thế giới Quản lý CTR tại Singapore bắt đầu từ doanh nghiệp và hộ gia đình, lượng chất thải không được phân loại tại nguồn sẽ được thu gom và đưa đến các nhà máy chuyển hóa chất thải năng lượng để tiến hành thiêu đốt. Phương pháp xử lý này giúp Singapore xử lý 90% khối lượng CTR và năng lượng thu hồi để phát điện Cụ thể, nhiệt từ quá trình đốt cháy tạo ra hơi quá nhiệt trong nồi hơi và làm quay tuabin của máy phát điện để sản xuất ra điện, bên cạnh đó thu hồi kim loại chứa trong trong đáy của quá trình thiêu đốt và tái chế Phần tro còn lại sẽ được di chuyển đến trạm trung chuyển hàng hải Tuas để xử lý tại BCL Semakau ngoài khơi thông qua các sà lan có mái che dài với lộ trình khoảng 30km (Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore, 2022)

Hình 2.12: Mô hình xử lý rác tại đảo Semakau

BCL Semakau là BCL rác thải duy nhất tại Singapore, ước tính trung bình hằng ngày tiếp nhận khoảng 2.098 tấn tro xỉ và chất thải không có khả năng đốt Bao quanh Semakau là đê đá để tạo không gian, các dãy đê này được lót bằng màng không thấm và đất sét biển,đảm bảo hạn chế tối đa lượng nước rỉ rác rò rỉ ra ngoài môi trường Ngoài ra các hệ thống công trình gia cố, phụ trợ, cây xanh và bảo tồn phát triển các hệ sinh thái cũng được quản lý chặt chẽ để đảm bảo rằng việc vận hành tại BCL Semakau là bền vững.

Nhiều quyết sách mạnh mẽ để giải quyết vấn nạn rác thải ảnh hưởng đến đời sống và phát triển kinh tế quốc gia với mục tiêu chính là thúc đẩy các doanh nghiệp sáng tạo sản phẩm thân thiện môi trường Đạo luật Thúc đẩy tiết kiệm và tái chế tài nguyên ban hành năm 1992 và sửa đổi vào năm 2008 đưa ra quy định khung về tái chế chất thải như kế hoạch tái chế cơ bản, vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp và người dân trong việc thúc đẩy tái chế chất thải và các điều khoản liên quan đến giảm thiểu chất thải Nền tảng của Đạo luật này là việc giảm thiểu phát sinh chất thải, bao gồm: Hệ thống thu phí dựa trên khối lượng áp dụng cho các hộ gia đình và khu vực thương mại nhỏ; hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng một lần đối với các doanh nghiệp; và hạn chế sử dụng vật liệu đóng gói khó tái chế Đạo luật về Tuần hoàn tài nguyên xe cộ và sản phẩm điện và điện tử nhằm thúc đẩy tái chế chất thải từ các thiết bị điện và điện tử bằng cách quy định nghĩa vụ tái chế của các nhà sản xuất và nhập khẩu xe và hàng điện; đưa ra quy định khung về tái chế chất thải, nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp và người dân trong việc thúc đẩy tái chế chất thải và các điều khoản liên quan đến giảm thiểu chất thải Năm 2010, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố Hệ thống Phí xử lý chất thải thực phẩm dựa trên khối lượng Theo chương trình tính phí theo khối lượng, các hộ gia đình được yêu cầu phải trả dựa trên lượng chất thải thực phẩm phát sinh (Bộ TN&MT, 2020)

 Đài Loan Đầu năm 1998, Cục BVMT Đài Loan đã ban hành ‘’Kế hoạch tái chế tại nguồn 04 trong 01 Trong đó, các thành phần trong chương trình bao gồm:

▪ Cộng đồng dân cư phải phân loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình thành chất thải có thể tái chế, chất thải không tái chế và chất thải hữu cơ.

▪ Những doanh nghiệp tái chế và thu gom: Mua chất thải tái chế theo quy định để thu hồi nguyên liệu và tạo ra doanh thu từ hoạt động này.

▪ Chính quyền địa phương: Tổ chức các nhóm thu gom CTRSH từ cộng đồng dân cư,bán cho các doanh nghiệp tái chế Một phần doanh thu từ việc bán rác thải được dành cho việc hỗ trợ các tổ, đội thu gom rác thải ở cộng đồng dân cư.

▪ Quỹ tái chế: Trong chương trình này yêu cầu, các nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng một khoản kinh phí vào Quỹ tái chế tương ứng với lượng hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường Kinh phí này sẽ được sử dụng để hỗ trợ công tác thu gom, cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp tái chế CTR.

Năm 2001, Chính phủ Đài Loan tiếp tục thực hiện ‘’Chương trình khuyến khích tái chế rác thải nhà bếp’’ Sau khi thực hiện thành công Chương trình tái chế rác thải tập trung vào rác thải nhà bếp, Đài Loan tiếp tục thực hiện bước đầu thực hiện đạo luật về tái chế, tái sử dụng tại nguồn các loại rác thải như: Túi nilon, các loại cốc, đĩa, thìa, đũa dùng

1 lần Trong những năm gần đây, Đài Loan ra sức giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa và đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm từ nhựa thay vào đó là các sản phẩm có thể tái sử dụng Với hoạt động xử lý, quốc gia này sử dụng biện pháp đốt thu hồi năng lượng hay cho giải pháp chôn lấp và xử lý rác thải hữu cơ bằng cách ủ phân vi sinh Trong 30 năm phát triển, Đài Loan đã dần chuyển mình, trở thành một trong những điểm sáng của thế giới về phân loại và xử lý rác thải (Bộ TN&MT, 2020).

Với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, bùng phát chất thải rắn là vấn đề nhức nhối và cần phải giải quyết dựa trên những thành quả đạt được của những quốc gia đi trước.Từ những kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia trên thế giới chính là hình mẫu Việt Nam học hỏi, rút kinh nghiệm để cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn bền vững, phù hợp với điều kiện kinh tế và xu hướng phát triển bền vững

2.2.2 Kinh nghiệm quản lý CTRĐT tại các đô thị lớn tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ cùng với đó là tốc độ phát sinh chất thải cũng tăng lên nhanh chóng Vì thế giải quyết bài toán về quản lý CTRĐT là một những nhiệm vụ quan trọng cần phải tìm ra lời giải.

Hà Nội là thành phố Thủ đô của Việt Nam, dân số ước tính đến tháng 2 năm 2022 đạt khoảng 8.5 triệu người và đạt tốc độ đô thị hóa 46,6% vào năm 2019 và được sự báo sẽ có sự chênh lệch giữa dân số nông thôn và thành thị Hiện nay, hệ thống quản lý chất thải tại Hà Nội vẫn theo mô hình Thu gom và vận chuyển đến khu Liên hợp Xử lý CTR NamSơn Tuy nhiên, những năm gần đây thường xuyên nhận được phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này

Hình 2.13: Bể chứa rác của nhà máy điện rác Thiên Ý

Cơ sở pháp lý

 Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 được quốc hội thông qua ngày 17/11/2020.

 Nghị định 38/2015/NĐ-CP Về quản lý chất thải và phế liệu do Chính phủ ban hành ngày 24/04/2015.

 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành ngày 10/01/2022.

 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10/01/2022.

 Quyết định số 491/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 7/5/2018.

 Quyết định 2598/QĐ-UBND năm 2021 về Sổ tay hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bến Tre do UBND tỉnh Bến Tre ban hành ngày 08/11/2021.

 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTNMT năm 2019 hợp nhất Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 25/10/2019.

Tổng quan về Thành phố Bến Tre

Thành phố Bến Tre từ ảnh vệ tinh có dạng tam giác, từ trung tâm thành phố cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 86km theo đường quốc lộ 1A, phía đông, đông bắc giáp huyện Châu Thành, phía tây giáp Mỏ Cày Bắc bằng ranh giới tự nhiên là nhánh sông Hàm Luông, phía nam giáp huyện Giồng Trôm

TP Bến Tre là thành phố trực thuộc tỉnh của Bến Tre được thành lập vào ngày 11 tháng 8 năm 2009 theo Nghị quyết số 34/2009/NQ-CP trên cơ sở 6.742,11 ha diện tích đất tự nhiên với dân số 143.639 người của thị xã Bến Tre Sau nhiều đợi điều chỉnh địa giới hành chính từ giai đoạn 2009 đến nay, hiện TP Bến Tre có 14 đơn vị hành chính thuộc cấp xã bao gồm 8 phường và 6 xã (UBND TP Bến Tre , 2018)

Hình 2.14: Bản đồ khu vực Thành phố Bến Tre

Quốc lộ 60 đi qua TP Bến Tre là tuyến đường huyết mạch để di chuyển sang các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long và là mắt xích quan trọng trong việc kết nối giao thương giữa các đô thị TP.HCM – Long An – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Vĩnh Long.

TP Bến Tre nằm trong khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 1 – 1,5m so với mực nước biển (UBND TP Bến Tre, 2018) Là vùng đất được bồi tụ từ phù sa và bao bọc bởi nhánh sông Hàm Luông từ phía Tây, sông Bến Tre ở phía Nam và kênh Chẹt Sậy ở phía Đông, khu vực nội thành có rạch Cái Cá, rạch Kiến Vàng, rạch Cá Lóc và rạch Gò Đàng.

Bến Tre nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ tương đối cao và ít biến đổi trong năm Độ ẩm không khí trung bình tại Bến Tre khoảng 83% (UBND TP Bến Tre , 2018).

Khí hậu ở TP Bến Tre tương đối ôn hòa, tuy là một tỉnh thành giáp biển nhưng ít chịu sự ảnh hưởng của gió bão và thiên tai với khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.303 mm, trong đó chiếm 85% là lượng mưa của mùa mưa và 15% lượng mưa của mùa khô.

Hình 2.15: Lượng mưa trung bình theo tháng giai đoạn 2016 – 2021 tại tỉnh Bến Tre

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre ,2022)

TP Bến Tre có nhiệt độ trung bình khoảng 27,6 o C, biên độ nhiệt không lớn giữa các tháng, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nhiệt độ cao nhất và tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng 2,8 o C Số giờ nắng trung bình khoảng 2.442,9 giờ và cao nhất rơi vào các tháng mùa khô như tháng 2, 3, 4 (Cục thống kê tỉnh Bến Tre, 2021).

Hình 2.16: Nhiệt độ trung bình theo tháng tại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2021

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre ,2022)

Hình 2.17: Độ ẩm trung bình theo tháng tại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2021

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre ,2022)

2.4.2 Sự phát triển kinh tế xã hội tại TP Bến Tre

Dân số thành phố Bến Tre năm 2021 đạt khoảng 125.288 người (Cục thống kê tỉnh Bến Tre, 2022) , tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ít thay đổi nhưng tỷ lệ xuất nhập cư có xu hướng tăng dần do TP Bến Tre dần hồi phục sau đợt dịch Covid 19.

Hình 2.18: Dân số trung bình tại Thành phố Bến Tre giai đoạn 2015 – 2021

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre ,2022)

Biểu hiện tình hình dân số cho thấy có sự gia tăng dân số cơ học, giai đoạn hồi phục sau đại dịch tỉnh tiếp nhận lượng lớn lao động sẽ gây áp lực lớn đối với việc giải quyết việc làm, lưu trú, dịch vụ công ích cũng như áp lực về môi trường.

Vào tháng 4 năm 2019, TP Bến Tre được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bến Tre Đây là kết quả của quá trình phát huy, huy động nguồn lực thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Là nơi kinh tế phát triển nhất tỉnh, tập trung các xí nghiệp may mặc, chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ và đặc sản từ dừa tập trung tại khu vực phường Phú Khương và phường 8 Trong năm 2019, TP Bến Tre đã tiến hành khai thác khu đô thị Hưng Phú cũng là một trong những dự án tiên phong trong kế hoạch phát triển hạ tầng và dịch vụ tại TP Bến Tre Ngoài khu đô thị Hưng Phú đã được khai thác, thành phố hiện đang là địa điểm thu hút các dự án bất động sản khác có quy mô trên

1000 ha như khu đô thị Phú Dân, khu đô thị Mỹ An…Các trung tâm thương mại lớn như

Go, Sense City cũng nhưng các hệ thống các chuỗi cửa hàng thương mại, dịch vụ ăn uống, giải trí cũng đã có chi nhánh riêng tại TP Bến Tre trong giai đoạn từ năm 2016 cho đến nay. Đặt mục tiêu đến năm 2030, TP Bến Tre sẽ được công nhận đô thị loại I cùng với nhiệm vụ phát triển thành phố thông minh Để hoàn thành mục tiêu này, thành phố đã tích cực phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm ứng dụng IOT vào hệ thống chiếu sáng , hệ thống camera an ninh giám sát trật tự công cộng, an toàn giao thông cũng như triển khai hệ thống wifi miễn phí để phục vụ người dân Đáp ứng nhu cầu phát triển của một thành phố thông minh, UBND TP Bến Tre đã xây dựng hệ thống Điều khiển và giám sát hạ tầng đô thị thông minh đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp để có thể tích hợp thêm dịch vụ quản lý môi trường, quản lý thông tin đất đai tiến tới số hóa toàn bộ dữ liệu để phục vụ cho công tác điều hành quản lý trên địa bàn thành phố Sự phát triển của thành phố là bộ mặt của tỉnh, vừa là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, song song với sự đô thị hóa thì việc gây sức ép đối với môi trường là điều không thể tránh khỏi từ các hoạt động quy hoạch, xây dựng hạ tầng, giải phóng mặt bằng, tập trung dân cư…Những vấn đề này dấy lên nguy cơ về chất lượng môi trường xuống cấp do hoạt động phát triển đô thị và phát triển công nghiệp.

Cơ cấu kinh tế của TP Bến Tre chiếm phần lớn bởi nhóm ngành thương mại dịch vụ với 74%, công nghiệp xây dựng đứng thứ nhì với 19% và cuối cùng là nông, lâm thủy sản với 7% (Cục thống kê tỉnh Bến Tre,2022)

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Hình 2.19: Cơ cấu kinh tế tại Thành phố Bến Tre giai đoạn 2016 – 2021

(Nguồn: UBND TP Bến Tre, 2021)

Hiện nay, TP Bến Tre đang tập trung phát triển trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, trong đó hệ thống trung tâm thương mại, chợ đầu mối được đầu tư nâng cấp, đảm nhận chức năng phân phối hàng hoá cho các chợ khu vực, xã phường Các hoạt động tài chính diễn ra sôi động, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã thành lập chi nhánh tại TP Bến Tre , đáp ứng nhu cầu tài chính của người dân và doanh nghiệp TP Bến Tre tích cực phát triển và hồi phục lại các hoạt động du lịch sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Đối với lĩnh vực công nghiệp, TP Bến Tre tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là các ngành nghề sản xuất sản phẩm từ dừa, hàng may mặc phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiêu biểu có thể kể đến như kẹo dừa Bến Tre, kẹo dừa Thanh Long, công ty may Việt Hồng… Đối với lĩnh vực nông nghiệp, do là khu vực trung tâm nên TP Bến Tre ít phát triển lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu tập trung ở các xã Hữu Định, xã Sơn Đông với các vườn dừa, vườn cacao, bưởi da xanh theo hướng chuyên canh Sau dịch Covid 19, có sự phục hồi và tăng trưởng đáng kể mặc dù chịu nhiều tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Quy mô mạng lưới trường, lớp học được điều chỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và nhu cầu học tập của nhân dân, số trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia tiếp tục duy trì và phát triển Toàn TP Bến Tre có 26 trường phổ thông với 602 lớp học với chất lượng giáo dục ổn định, tỷ lệ tốt nghiệp THPT ở mức cao (Cục thống kê tỉnh Bến Tre, 2022) Công tác phổ cập giáo dục toàn thành phố duy trì và phát triển, trong đó phát triển hệ thống giáo dục ngoại ngữ tại các trường phổ thông được quan tâm và chú trọng Sau dịch Covid 19, nhiều trường đã tổ chức các phương pháp giảng dạy kết hợp, mang lại hiệu quả cao, có thể hỗ trợ học sinh từ xa, góp phần tăng chất lượng đào tạo trong khu vực thành phố.

TP Bến Tre hiện đang có 24 cơ sở y tế trong đó có 4 bệnh viện lớn phục vụ cho nhu cầu thăm khám sức khỏe của người dân (Cục thống kê tỉnh Bến Tre, 2022) Hiện ngành y tế của TP Bến Tre đang nỗ lực trong nhiệm vụ số hóa ngành y tế theo lộ trình đến năm

Ngày đăng: 09/08/2023, 09:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 Thành phần chất thải đô thị tại một số đô thị tại Việt Nam - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Bảng 2.2 Thành phần chất thải đô thị tại một số đô thị tại Việt Nam (Trang 25)
Hình 2.5: Khái niệm về quản lý tổng hợp CTR - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 2.5 Khái niệm về quản lý tổng hợp CTR (Trang 34)
Hình 2.7: Quan điểm vòng đời trong quản lý tổng hợp CTR - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 2.7 Quan điểm vòng đời trong quản lý tổng hợp CTR (Trang 36)
Hình 2.8: Các thành phần trong hệ thống quản lý tổng hợp CTR - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 2.8 Các thành phần trong hệ thống quản lý tổng hợp CTR (Trang 36)
Hình 2.10: Phương pháp lập kế hoạch hành động quản lý tổng hợp CTR - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 2.10 Phương pháp lập kế hoạch hành động quản lý tổng hợp CTR (Trang 40)
Hình 2.12: Mô hình xử lý rác tại đảo Semakau - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 2.12 Mô hình xử lý rác tại đảo Semakau (Trang 43)
Hình 2.13: Bể chứa rác của nhà máy điện rác Thiên Ý - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 2.13 Bể chứa rác của nhà máy điện rác Thiên Ý (Trang 46)
Hình 2.14: Bản đồ khu vực Thành phố Bến Tre - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 2.14 Bản đồ khu vực Thành phố Bến Tre (Trang 49)
Hình 3.21: Rác thải phát sinh từ công sở, công viên và quán ăn tại khu vực TP. Bến Tre - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.21 Rác thải phát sinh từ công sở, công viên và quán ăn tại khu vực TP. Bến Tre (Trang 57)
Hình 3.22: Xe thu gom rác tại TP. Bến Tre - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.22 Xe thu gom rác tại TP. Bến Tre (Trang 59)
Hình 3.23: Xe đẩy thu gom rác tại phường An Hội, TP. Bến Tre - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.23 Xe đẩy thu gom rác tại phường An Hội, TP. Bến Tre (Trang 60)
Hình 3.25: Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.25 Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre (Trang 63)
Hình 3.26: Rác thải tồn đọng tại nhà máy xử lý rác Bến Tre, xã Phú Hưng - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.26 Rác thải tồn đọng tại nhà máy xử lý rác Bến Tre, xã Phú Hưng (Trang 64)
Hình 3.27: Hiện trạng xung quanh nhà máy xử lý rác Bến Tre, xã Phú Hưng - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.27 Hiện trạng xung quanh nhà máy xử lý rác Bến Tre, xã Phú Hưng (Trang 64)
Hình 3.31: Một số hình ảnh thực hiện khảo sát tại TP. Bến Tre - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.31 Một số hình ảnh thực hiện khảo sát tại TP. Bến Tre (Trang 68)
Hình 3.30: Cơ cấu nghề nghiệp của đáp viên - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.30 Cơ cấu nghề nghiệp của đáp viên (Trang 68)
Hình 3.36: Độ phủ thông tin về chương trình phân loại rác thải tại nguồn  của TP. Bến Tre - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.36 Độ phủ thông tin về chương trình phân loại rác thải tại nguồn của TP. Bến Tre (Trang 71)
Hình 3.38: Khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2030 - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.38 Khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2030 (Trang 74)
Hình 3.41: Khối lượng CTR thương mại dịch vụ tại TP. Bến Tre đến năm 2030 - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.41 Khối lượng CTR thương mại dịch vụ tại TP. Bến Tre đến năm 2030 (Trang 77)
Hình 3.42: Dự báo phát sinh CTRĐT của TP. Bến Tre đến năm 2030 - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.42 Dự báo phát sinh CTRĐT của TP. Bến Tre đến năm 2030 (Trang 79)
Hình 3.43: Hệ thống quản lý CTRĐT tại TP. Bến Tre - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.43 Hệ thống quản lý CTRĐT tại TP. Bến Tre (Trang 80)
Hình 3.44: Đánh giá của người dân về công tác quản lý CTR tại TP. Bến Tre - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.44 Đánh giá của người dân về công tác quản lý CTR tại TP. Bến Tre (Trang 82)
Hình 3.45: Các khía cạnh cần cải thiện trong công tác quản lý CTR tại TP. Bến Tre - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.45 Các khía cạnh cần cải thiện trong công tác quản lý CTR tại TP. Bến Tre (Trang 83)
Hình 3.46: Sơ đồ các bên liên quan hệ thống quản lý CTRĐT  của TP. Bến Tre - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.46 Sơ đồ các bên liên quan hệ thống quản lý CTRĐT của TP. Bến Tre (Trang 84)
Hình 3.49: Thùng rác phân loại tại Trung tâm thương mại Sense City Bến Tre - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.49 Thùng rác phân loại tại Trung tâm thương mại Sense City Bến Tre (Trang 101)
Hình 3.50: Mô hình ủ phân compost tại phường Phú Khương - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.50 Mô hình ủ phân compost tại phường Phú Khương (Trang 102)
Hình 3.51: Làm đất sạch từ mụn dừa - Luận văn tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE
Hình 3.51 Làm đất sạch từ mụn dừa (Trang 103)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w