Quyết định phê duyệt Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂNTỈNH THÁI NGUYÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày26/11/2003;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày06/10/2005 phê duyệt "Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyềnthông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020";
Căn cứ Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm ViệtNam đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 56/2007/QT-TTg ngày 3/5/2007 của Thủ tướngchính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số ViệtNam đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử ViệtNam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội tỉnhThái Nguyên đến năm 2020;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 Phê duyệt “Kế hoạch triển khai các chương trình phát triển công
nghiệp công nghệ thông tin tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015” với các nội dungchủ yếu sau:
I QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Dự thảo
Trang 21 Quan điểm phát triển
Phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, để tỉnh trở thành trung tâm kinh tế,tài chính, thương mại của vùng núi trung du miền núi Bắc Bộ, là địa bàn, cầunối để trao đổi, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các tỉnh trong vùng, cả nước vàquốc tế Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại thành phốThái Nguyên.
Có chính sách thu hút, đãi ngộ đúng mức đối với cán bộ khoa học kỹthuật công nghệ thông tin về tỉnh làm việc Đẩy mạnh đầu tư phát triển tronglĩnh vực công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung và dịch vụ Chú trọngtổng kết, nhân rộng khen thưởng đối với những doanh nghiệp công nghệ thôngtin giỏi, các phát minh sáng chế, cải tiến phần mềm được ứng dụng mang nhiềulợi ích cho kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và đất nước
Hỗ trợ đào tạo công nhân kỹ thuật cho doanh nghiệp sản xuất phần cứng,điện tử Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ công nghiệp công nghệ thông tin.Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất.
2 Định hướng và mục tiêu
2.1 Định hướng
Phát triển ngành công nghiệp phần cứng: Tập trung thu hút đầu tư nướcngoài vào các dự án tích hợp, lắp ráp thiết bị điện tử, máy tính Thu hút đầu tưvà hợp tác đầu tư trong sản xuất linh kiện điện tử.
Phát triển ngành công nghiệp phần mềm: Giai đoạn đầu phát triển nguồnnhân lực phần mềm Giai đoạn sau năm 2015 phát triển công nghiệp phần mềmtheo hướng gia công phần mềm cho các doanh nghiệp nước ngoài, sản xuấtphần mềm đóng gói cung cấp trên thị trường và đặc biệt phát triển phần mềm hệthống và ứng dụng cho thiết bị cầm tay như điện thoại di động.
Phát triển ngành công nghiệp nội dung số dựa trên sự phát triển củangành công nghiệp phần mềm Công nghiệp nội dung số phát triển sau năm2020.
Chú trọng phát triển dịch vụ công nghệ thông tin.
Trang 3nghiệp của tỉnh Công nghiệp công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trongnền kinh tế của tỉnh.
Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ việc phát triển ngành công nghiệp phầnmềm của tỉnh trong các năm tiếp theo.
Đến năm 2020 ngành công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngànhkinh tế chủ lực của tỉnh
* Đối với ngành Công nghiệp phần mềm
- Duy trì các doanh nghiệp phầm mềm trên đang hoạt động trên địa bàntỉnh Tập trung phát triển nguồn nhân lực về sản xuất phần mềm
- Thu hút các dự án đầu tư từ các doanh nghiệp của tỉnh và trong nướcxây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm, đặc biệt là lĩnh vực gia côngphần mềm
- Có 1 - 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềmvới quy mô sử dụng lao động trung bình từ 50 đến 150 lập trình viên; 15 doanhnghiệp phần mềm có sử dụng lao động trên 20 người.
- Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 30 - 40%/năm
- Cung cấp được dịch vụ, gia công phần mềm đáp ứng nhu cầu trong tỉnhxây dựng phần mềm quản lý nhà nước, các dịch vụ công và phần mềm quản lýdoanh nghiệp.
* Đối với ngành công nghiệp nội dung
- Khuyến kích các doanh nghiệp trong tỉnh kinh doanh trong lĩnh vực nộidung số
- Xây dựng được một đội ngũ 1 - 2 doanh nghiệp nội dung số mạnh đivào hoạt động.
- Công nghiệp nội dung số đạt tốc độ tăng trưởng trung bình từ 15 – 20%/năm.
* Đối với ngành công nghiệp điện tử - phần cứng máy tính
- Tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng các doanh nghiệp công nghệ thôngtin làm cơ sở để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Ưu tiên tập trungphát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin tại các khu công nghiệp, đặcbiệt xây dựng và thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao.
- Thu hút doanh nghiệp sản xuất phần cứng, điện tử đầu tư xây dựng nhàmáy sản xuất và lắp ráp ở tỉnh.
- Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp điện tử,phần cứng máy tính.
- Có ít nhất 3 - 4 doanh nghiệp phần cứng máy tính, điện tử đầu tư vàotỉnh Có 5 - 8 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho ngành côngnghiệp phần cứng máy tính và điện tử.
- Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 30 - 35%/năm Tỷ lệ nội địahóa của sản phẩm công nghệ thông tin lắp ráp trong tỉnh đạt 30%.
II NỘI DUNG KẾ HOẠCH
Trang 41 Phát triển khu công nghiệp và hạ tầng
- Giai đoạn 2013- 2015:
Nâng cao và mở rộng các khu công nghiệp tập trung đã được thành lập.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện nước, hạ tầng viễn thông; Đầutư xây dựng nhà xưởng, phòng thí nghiệm, khu hội thảo, ký túc xá trong khucông nghệ cao và công viên phần mềm Thái Nguyên Đầu tư ngân sách Nhànước phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông hiện đại.
Hình thành khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung của tỉnh.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các viện nghiên cứu, trường đạihọc để nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất sản phẩm công nghiệpcông nghệ thông tin
Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển, nângcấp, mở rộng các hệ thống truyền hình để đa dạng hoá cơ sở hạ tầng thông tin.
2 Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tina) Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm phần cứng, điện tử
- Giai đoạn 2010-2012: Xây dựng hai khu công nghiệp công nghệ thông
tin Thu hút, kêu gọi các dự án đầu tư trong nước phát triển dây chuyền lắp rápcác sản phẩm thiết bị văn phòng, tin học, điện tử viễn thông Đào tạo nguồnnhân lực chuẩn bị cho sự phát triển công nghiệp phần cứng máy tính và điện tử
- Giai đoạn 2013-2015: Thu hút các nguồn vốn nước ngoài đầu tư phát
triển sản xuất linh kiện điện tử, tổ hợp linh kiện cung cấp cho các nhà máy lắpráp sản phẩm công nghệ thông tin.
- Giai đoạn sau 2015: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển
điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sảnphẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử côngnghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động Cần thu hút các doanh nghiệp trong vàngoài nước đầu tư vào sản xuất linh kiện phụ trợ của tỉnh
b) Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm phần mềm
- Giai đoạn 2010-2012: Chuẩn bị nguồn nhân lực Tập trung xây dựng
phần mềm nhúng cho các thiết bị điện tử viễn thông nhằm hỗ trợ tích cực chongành công nghiệp điện tử Xây dựng các phần mềm ứng dụng trong các cơquan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp.
- Giai đoạn 2013-2015: Tiếp tục xây dựng các phần mềm nhúng và phần
mềm mã nguồn mở, ngoài ra cần phát triển sản xuất các sản phẩm phần mềm
Trang 5đóng gói.Xây dựng các phần mềm hệ thống, ứng dụng cho các thiết bị điện tửcầm tay như điện thoại di động Thúc đẩy việc liên kết với các doanh nghiệpphần mềm trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp phần mềm trong tỉnh.
c) Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm nội dung số
- Giai đoạn 2010-2015:
Chuẩn bị nguồn nhân lực Ưu trên bố trí kinh phí từ ngân sách trungương, địa phương và huy động các nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức, doanhnghiệp để đầu tư nghiên cứu sản xuất và phát triển sản phẩm, dịch vụ nội dung.
Đầu tư cho Thư viện tỉnh và các trường đại học xây dựng giải pháp thưviện số trực tuyến để hình thành hệ thống thư viện số của tỉnh.
Đầu tư nghiên cứu, phát triển các tài liệu phục vụ giáo dục từ xa, học tậpđiện tử (e-learning); các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking).
Phát triển mạnh các dịch vụ truyền hình Internet, truyền hình di động.
- Giai đoạn sau 2015:
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ tư vấn sức khoẻ, khám, chữa bệnh quamạng, trước hết là tại các bệnh viện công ở thành phố
Tập trung đầu tư nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm trò chơi điện tửtrọng điểm của Việt Nam, đặc biệt là các trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác,game show truyền hình có nội dung phù hợp với văn hoá, lịch sử Thái Nguyên.
3 Đầu tư và thu hút đầu tư
- Giai đoạn 2013-2015:
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nướcđầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin Ưu tiên đầu tư chocác dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm phần mềm Đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng, nghiên cứu phát triển, xúc tiến thương mại công nghiệp điện tử.
- Giai đoạn sau năm 2015:
Thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư nghiêncứu, phát triển, sản xuất và kinh doanh công nghiệp công nghệ thông tin, nhất làcông nghiệp nội dung số
Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng quy trình quản lý chất lượngvề sản phẩm phần mềm và nội dung số.
Ngoài ra, cần có hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vựccông nghiệp phần mềm và nội dung số Huy động tối đa các nguồn lực từ các cánhân, tổ chức, doanh nghiệp để đầu tư nghiên cứu sản xuất và phát triển các sảnphẩm, dịch vụ nội dung trên mạng Internet, trên mạng di động.
Trang 64 Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực
- Giai đoạn 2010 - 2012: Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đào
tạo công nghệ thông tin trong các trường đại học và cao đẳng của tỉnh; mở rộngquan hệ hợp tác trong và ngoài nước về đào tạo nguồn nhân lực công nghệthông tin; khuyến khích mô hình liên kết đào tạo; tăng cường các khoá đào tạovăn bằng 2 về công nghệ thông tin.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nướcđầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin Hỗ trợ đào tạo côngnhân kỹ thuật tối đa mỗi người khoảng 1,5 triệu đồng.
- Giai đoạn 2013 -2015: Tăng cường hợp tác quốc tế và các trường đại
học trong nước triển khai các chương trình, dự án đào tạo phát triển nguồn nhânlực phần mềm, nội dung số định hướng thị trường trọng điểm Xây dựngchương trình, giáo trình và tổ chức khoá đào tạo ngắn hạn nâng cao, chuyên sâuvề các kỹ năng, công nghệ cho đội ngũ nhân lực phần mềm, nội dung số.
Thực hiện tổ chức các lớp đào tạo về công nhân kỹ thuật Đào tạo chuyênsâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm phần cứng máy tính, điện tử Tổ chức các lớpđào tạo lập trình chuyên nghiệp cho doanh nghiệp phần mềm, nội dung số.
5 Phát triển thị trường công nghiệp công nghệ thông tin
- Giai đoạn 2010 – 2012: Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị về
công nghiệp công nghệ thông tin Đẩy mạnh các chương trình đào tạo, hỗ trợngười dân và học sinh, sinh viên khai thác, sử dụng nội dung thông tin số và cácdịch vụ công Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, bảo hộbản quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích Đẩy mạnh các hoạt động xúctiến thương mại, xúc tiến đầu tư cho công nghiệp phần cứng, phần mềm củatỉnh.
- Giai đoạn 2013-2015: Nghiên cứu, xây dựng phương án kiểm định,
đánh giá chất lượng phần cứng, phần mềm.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng giải pháp phầnmềm vào các quy trình tác nghiệp, dây chuyền sản xuất của các cơ quan, tổchức và doanh nghiệp Tập trung đầu tư, nghiên cứu phát triển một số sản phẩm,dịch vụ phần cứng, phần mềm trọng điểm.
6 Kinh phí đầu tư
Kinh phí thực hiện kế hoạch bao gồm các nguồn: Kinh phí trung ương, kinh phí địa phương và kinh phí từ các thành phần kinh tế khác.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng hợp kinh phí đến năm 201556.650III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Trang 71 Cơ chế chính sách, chính sách của tỉnh, đề xuất trung ương
Ban hành các văn bản hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vềlộ trình cam kết của tỉnh Hoàn thiện các quy hoạch về khu công nghiệp côngnghệ thông tin, các quy hoạch sử dụng đất để phát triển công nghiệp công nghệthông tin.
Cụ thể các chính sách ưu đãi đầu tư về đất, thuế do nhà nước ban hành.Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông; Chính sách đầu tư xâydựng nhà ở cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp.
2 Huy động và thúc đẩy đầu tư
Thu hút đầu tư nước ngoài: Nâng cao năng lực nguồn nhân lực thực hiện
xúc tiến đầu tư.
Có quy chế phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư: Ủy ban nhân dântỉnh, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông.
Chủ động tiếp cận các nhà đầu tư có tiềm năng tại các quốc gia như:Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan.
Thu hút đầu tư trong nước: Thực hiện cải cách hành chính để rút ngắn
thời gian xử lý hồ sơ Hỗ trợ đào tạo cho phát triển nguồn nhân lực trong đầu tưvào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ Thu hút nguồn vốn đầu tư vào ngành côngnghiệp phụ trợ công nghệ thông tin
3 Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về quản lý phát triển công nghiệpcông nghệ thông tin.
Thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ thông tin làm việctrong cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh
Phát triển nguồn nhân lực: công nhân và kỹ thuật viên đội ngũ lao độnglàm việc trực tiếp ở các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất.
Tạo nơi ở cho người lao động ở khu công nghiệp, nhà máy.
Đầu tư nâng cấp, mở rộng đào tạo các trường, các cơ sở đào tạo côngnhân, kỹ thuật viện về điện tử và công nghệ thông tin.
4 Phát triển lĩnh vực công nghiệp phụ trợ
Nâng cao năng lực các ngành gia công thiết yếu trong khuôn khổ chươngtrình phát triển công nghiệp phụ trợ.
Đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp quốc doanh đang hoạt động trongngành cơ khí, nhựa, đúc thành các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cho côngnghiệp phụ trợ với mức độ chuyên môn hoá cao.
Trang 8Điều 2 Tổ chức thực hiện1 Uỷ ban nhân dân tỉnh:
Chỉ đạo, theo dõi quá trình triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh.Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các ban, ngành liên quan,ban hành các quy chế khuyến khích, tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin góp phần thúcđẩy kinh tế xã hội phát triển.
2 Sở Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với các Sở/ban/ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cáchuyện/thị, thành phố tổ chức thực hiện các chương trình phát triển công nghiệpcông nghệ thông tin.
Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trườngpháp lý, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và hỗ trợ phát triển công nghiệpcông nghệ thông tin; xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạnvề các kỹ năng và công nghệ điện tử, phần mềm, nội dung thông tin số.
Tham mưu, phối hợp với Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyênvà Môi trường xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao và công viên phầnmềm Thái Nguyên Xây dựng và đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh các cơ chế,chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích ứng dụng và phát triển công nghệ thôngtin và truyền thông trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệthông tin căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch để xây dựng chiến lược, kế hoạchkinh doanh phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tinphù hợp với tiến độ thực hiện quy hoạch và của các ngành khác.
3 Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin:
Tích cực tham gia thực hiện các dự án, đề án thuộc Chương trình pháttriển công nghiệp công nghệ thông tin; tăng cường đầu tư phát triển thị trường,nâng cao năng lực, sức cạnh tranh.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh, sản xuất các sản phẩm công nghệ thôngtin hàng năm, đặc biệt trong lĩnh vực giao dịch điện tử, thương mại điện tửnhằm tăng cường kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
4 Các Sở, ban, ngành khác:
Căn cứ kế hoạch này chủ động xây dựng, đề xuất các nội dung liên quanđể thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh, đảm bảo cáchoạt động về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế hoạch hoạt động thườngxuyên của đơn vị.
Điều 3: Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký
Trang 9Điều 4 Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban
ngành tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thái Nguyênchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Trang 10các chương trình phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015)
Hỗ trợ chuẩn bị công tác đầu tư Khu công nghệ thông tin tập trung
Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Hỗ trợ trang thiết bị nghiên cứu sản phẩm mới
Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Phối hợp: Sở LĐTB&XH, Trường đại học, cao đẳng, Các doanh
nghiệp công nghệ thông tin.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công nghiệp Công nghệ thông tin
Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Phối hợp: Các đơn vị liên quan
Thúc đẩy phát triển phần mềm mã nguồn mở
Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Phối hợp: Các đơn vị liên quan