V V a a i i t t r r ò ò c c ủ ủ a a b b a a o o b b ì ì t t r r o o n n g g X X Â Â Y Y D D Ự Ự N N G G T T H H Ư Ư Ơ Ơ N N G G H H I I Ệ Ệ U U Lanta – Total Brand Solution 298 A, Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP. HCM ĐT: (+84.8) 9 411 146 www.l a n tab r a n d . co m 11/2004 Theo nghiên cứu của FMI – Hội Marketing về thực phẩm thì hiện nay rất nhiều các cửa tiệm tạp hoá ở Mỹ có bán trên 100,000 sản phẩm khác nhau, cộng thêm hàng ngàn sản phẩm mới ra đời hàng năm. Với tốc độ gia tăng chóng mặt các loại thực phẩm và nước giải khát như thế, liệu có gì ngạc nhiên khi mà các nhà sản xuất yêu cầu các thiết kế baobì mới phải đẹp, đặc sắc và nổi bật hơn, hay khi mà họ từ từ cắt giảm việc thuê thiết kế baobì từ các công ty thiết kế thông thường để hợp tác với các chuyên gia thươnghiệu hay không? Các nghiên cứu cho thấy rằng 85% khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế mà vấn đề thiết kế baobì càng được các nhà sản xuất coi trọng hơn. Baobì phải truyền tải được mục đích công tác truyền thông củathươnghiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào mà các công ty thiết kế baobì sản phẩm nắm bắt được những điểm cốt lõi củathươnghiệu và làm thế nào mà họ lấy được vị trí đặt sản phẩm tốt nhất trong các siêu thị; Làm thế nào để tăng được thị phần và giành được sự chú ý của người tiêu dùng? Nhận diện thươnghiệu và baobì sản phẩm là hai nhân tố đang trở nên ngày càng quan trọngtrong các chiến lược xâydựngthương hiệu. Trong khi các nỗ lực về marketing và quảng cáo đóng vaitrò tìm kiếm “nhu cầu” và “mong muốn” của người tiêu dùng thì chỉ có baobì sản phẩm là thứ duy nhất hữu hình – mang sản phẩm và thươnghiệu tớ i người tiêu dùng một cách rõ ràng nhất. Baobì phải đáp ứng được ý thích của người tiêu dùng ở mọi nơi và phải truyền tải được một cách chính xác thông điệp thươnghiệu nhằm khuyến khích quyết định mua hàng. Tất cả các nỗ lực về hợp tác marketing, quảng cáo và khuyến thị đều trở thành vô nghĩa nếu người tiêu dùngđứng trước giá để sản phẩm và từ từ bước qua. Nếu điều đó xảy ra thì tất cả những chi phí khổng lồ chi cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm cùng với các chương trình marketing và định vị sản phẩm đều trở thành vô ích. Do baobì chính là phương tiện truyền thông thươnghiệu một cách hữu hiệu và bền bỉ nhất nên một điều rất quan trọng là nó phải truyền tải được những trải nghiệm về thươnghiệu (brand experience) thông qua tổng thế kết cấu và thiết kế. Baobì phải là một phần có tác dụng hỗ trợ cho việc thể hiện tổng thể các đặc tính củathương hiệu. Đôi lúc, mục tiêu là tạo ra một logo và hệ thống thiết kế baobì cho dòng sản phẩm mở rộng bằng cách dựa vào tác dụngcủa các tài sản thươnghiệu hiện có kèm theo việc tạo ra một hình ảnh đặc trưng cho một phân khúc mặt hàng mới. Một ví dụ đặc trưng của trường hợp trên là sản phẩm Pringles Snack Stacks của Procter & Gamble. Snack Stacks là những chiếc bánh snack khoai tây chiên y hệt Pringles với 8 gói nhựa nhỏ được nối chung với nhau bằng miếng giấ y cứng ở trên,một sản phẩm lý tưởng cho hộp thức ăn trưa trẻ em và dành cho những người muốn kiểm soát khẩu phần thức ăn của mình. Hình thức đóng gói này góp phần không nhỏ vào việc mở rộng sản phẩm cùng chủng loại và sự nhận biết của Pringles. Hình ảnh Mr.Pringles được thay đổi phù hợp với khách hàng trẻ tuổi - những fan của bánh khoai tây chiên và nó trở thành một đối thủ tầm cỡ trong thị trường ( cạnh tranh rất gay gắt) các món ăn nhẹ trên 140 quốc gia. Như vậy, đối với P&G thì thực sự Pringles chính là một thươnghiệu đáng giá hàng tỉ đôla. Nhưng có đôi lúc, việc này bao gồm cả định vị một sản phẩm mới hoặc định vị toàn bộ một dòng sản phẩm. Trong trường hợp này, các nhận diện về thươnghiệu và hình ảnh củathươnghiệu phải được phác thảo ngay từ ban đầu. Việc thiết kế Logo, đặt tên cho sản phẩm và một loạt các nghiên cứu phải được hoàn thành trước. Tiếp theo đó, việc kiểm tra chủng loại sản phẩm trên thị trường cũng cần được thực hiện để có thể đánh giá được các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra cần phải định rõ được tài sản thươnghiệu và các nhân tố tạo nên giá trị củathươnghiệu đó, đồng thời kết hợp với việc tổ chức các nghiên cứu dựa trên tâm lý, sự nhận thức và các quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nói tóm lại là việc thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng chính là điều quan trọng hơn cả. Một ví dụ điển hình của dòng sản phẩm mới (thực phẩm và nước giải khát) là các sản phẩm Carb Options của Unilever. Unilever là người tiên phong trong ngành kinh doanh chủng loại thực phẩm có hàm lượng carbon thấp (đang phát triển nhanh chóng hiện nay) khi đưa ra các sản phẩm như Carb Smart Breyers và kem Klondike. Dòng sản phẩm mới này thực chất chỉ là các sản phẩm được đóng gói lại từ các sản phẩm được ưa chuộng của Unilever - được tung ra thị trường như những “thương hiệu con” dựa trên thươnghiệu sẵn có và baobì mới. Trong số các sản phẩm này có mặt Skippy Peanut Butter (một loại bơ đậu phộng), nước sốt trộn sa lát và sốt mì Ragu. Cho dù niềm đam mê của khách hàng dành cho các sản phẩm có hàm lượng carbon thấp có sức mạnh lâu dài hay sẽ ở thế cân bằng trong tương lai, thì việc hiện nay có đến 50 triệu khách hàng thực sự là một con số đáng kể mà các nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát không thể nào bỏ qua được. Thực tế, việc tạo ra thươnghiệu mới chung cho các loại thực phẩm và nước giải khát hiện tại cùng với việc mở rộng sản phẩm cùng loại là việc cần thiết, ví dụ như việc đặt tên Carb Options cho hàng loạt các sản phẩm có lượng carbon thấp của Unilever. Cấu trúc baobì ngày càng trở nên tinh vi hơn và các nhà sản xuất nước giải khát đã không ngần ngại hợp tác với các hãng thiết kế baobì chuyên nghiệp nhằm làm cho sản phẩm của mình được nổi bật trên thị trường. Các loại chai mới có kiểu dáng lạ mắt hoặc có nhiều đường cong hay kết cấu bề mặt khác lạ ngày càng trở nên phổ biến. Đó chính là những nhân tố thu hút sự chú ý của khách hàng. Có thể nhận ra điều này qua các loại nước uống đóng chai trên thị trường hiện nay như Poland Spring, Dasani và Aquafina. Thế mạnh của các sản phẩm trên chính là kiểu dáng chai độc đáo và sử dụng chất liệu có thể tái chế được. Sam Rowse, chủ sở hữu và đồng thời là chủ tịch của công ty Veryfine, đã nhận xét với tạp chí Packaging World số ra tháng 1/2004 về mẫu baobì mới công ty ông thiết kế cho nước suối có vị trái cây Fruit2O như sau: “Chúng tôi cố thiết kế sao cho cả chai nước trông giống như một dòng nước chảy và ánh sáng được phản chiếu thật đẹp từ nhữ ng cột nước cao khoảng 2/3 chai. Ngoài việc được thiết kế tạo cảm giác thoải mải khi cầm, chúng tôi cho rằng mẫu chai này còn khiến người ta nghĩ nó được làm từ pha lê”. Mục tiêu của Veryfine là tạo ra kiểu baobì khiến người tiêu dùng có thể nhận biết dễ dàng mà không cần nhìn vào nhãn hiệu bên ngoài. Ngay đến cả cấu trúc baobìcủa các loại rượu cũng được đặc biệt chăm chút. Tương lai của ngành baobì giờ có vẻ rất hấp dẫn và có vô số cơ hội cho những người tham gia. Việc sử dụng các nhãn dán gây ảnh hưởng mạnh tới người tiêu dùng cũng trở thành vấn đề được quan tâm. Khi mà các nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát còn giành nhau về thị phần và vị trí bày bán sản phẩm (chủ yếu là trong các siêu thị) thì việc đầu tư cho các thiết kế các mẫu baobì vẫn còn tiếp tục. Nhiệm vụ thiết kế các loại baobì độc đáo và sáng tạo vẫn còn tiếp tục đeo bám các nhà thiết kế khi mà các công ty còn liên tục tìm mọi cách để tạo sự khác biệt cho sản phẩm và thươnghiệucủa họ trên thị trường toàn cầu. Việc định rõ và phân chia các chi phí dành cho quảng cáo và marketing cũng có tác dụng tới việc tạo độ nhân biệt thươnghiệu và tài sản thương hiệu. Có thể thấy rằng, việc đầu tư vào các thiết kế baobì mang lại kết quả tốt hơn việc quảng cáo rất nhiều. Điều này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu từ các công ty tư vấn thương hiệu, thống kê từ các tập đoàn và các nghiên cứu độc lập. Các chuyên gia khẳng định rằng thiết kế bao bì, một phần của hệ thống nhận diện thương hiệu, có thể có hiệu quả hơn hẳn 3 chiến dịch quảng cáo và 8 kỳ khuyến mãi mang lại. Elliot Young, chủ tịch Perception Research Services, một công ty đã từng tiến hành hơn 400 nghiên cứu hàng năm về baobìtrong vòng 30 năm qua, cũng đồng ý với khẳng định trên. Các nghiên cứu của ông chứng minh rằng khách hàng cảm thấy hình thức baobìcủa sản phẩm dễ nhớ hơn so với các quảng cáo hay khuyến mãi. Ông đã đưa ra kết luận rằng trong các nghiên cứu về người tiêu dùng thì màu sắc củabaobì là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, kế đến là hình dáng baobì và sau là logo thương hiệu. Trong bài viết nhan đề “Thiết kế cho thương hiệu: nhân tố quyết định nằm ở bao bì” đăng trên tạp chí Package Design số ra tháng 3-4 năm 2004, Jennifer Heffelfinger, giám đốc thiết kế thươnghiệucủa General Mills, đã đưa ra ý kiến tương đồng với kết quả nghiên cứu của Young. Nhóm thiết kế của cô là một trong 6 đơn vị nằm trong “nhóm thiết kế bao bì” của General Mills và có nhiệm vụ tìm ra những cách thức mang lại cho các mẫu baobìcủa General Mills sự tinh tế và sức thuyết phục nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùngtrong một môi trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Theo Heffelfigner, thách thức ở đây chính là “trong các cửa hiệu, khách hàng nhìn nhiều mặt hàng cùng một lúc, trong khi qua quảng cáo họ chỉ có thể nhìn thấy một sản phẩm mà thôi. Và khi mua thực phẩm, người ta chọn bằng mắt. Tiếp đó, cô lưu ý rằng màu sắc, logo, hình dáng và kết cấu baobì đều góp phần trongviệc thu hút người thị hiếucủa người tiêu dùng. Trong khi đó, Wal-Mart lại nhìn vấn đề này một cách khắt khe hơn. Họ đặt ra tiêu chuẩn rằng người tiêu dùng phải nhận được “lời hứa củathương hiệu” từ baobì chỉ sau 3 giây! Quyết định về việc mua hay không mua một sản phẩm thường được đưa ra khi khách đang đứng trước quầy hàng. Các thươnghiệu có tên tuổi và uy tín với các baobì bắt mắt thường có được lợi thế hơn rất nhiều so với hàng đống các sản phẩm tương tự nhau. Trong kinh doanh thực phẩm, sự tiện lợi là nhân tố ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng. Các loại baobì có khoá kéo (zip-pack) giúp khách hàng có thể dễ dàng bảo quản thức ăn. Các loại hộp có khoá khoen (pop-top can) như súp của Campell rất tiện dụng. Các nhân tố này chính là tương lai cho việc thiết kế baobì thực phẩm. Ta thấy rằng, baobì ngày càng có ảnh hưởng lớn tới việc thành công hay thất bại của một sản phẩm hay một thương hiệu. Các nhà sản xuất nên nhớ rằng BaoBì là thứ duy nhất hữu hình – mang sản phẩm và thươnghiệu tới người tiêu dùng một cách rõ ràng nhất. Như vậy liệu chúng ta có thể kết luận rằng thiết kế baobì chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất trongviệcxâydựngthươnghiệu hay không? LANTA – Total Brand Solution - (Tham khảo “Nothing Says Brand Like the Package”, Ted Mininni) . giành được sự chú ý của người tiêu dùng? Nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm là hai nhân tố đang trở nên ngày càng quan trọng trong các chiến lược xây dựng thương hiệu. Trong khi các nỗ. cho việc thiết kế bao bì thực phẩm. Ta thấy rằng, bao bì ngày càng có ảnh hưởng lớn tới việc thành công hay thất bại của một sản phẩm hay một thương hiệu. Các nhà sản xuất nên nhớ rằng Bao Bì. nghiên cứu của Young. Nhóm thiết kế của cô là một trong 6 đơn vị nằm trong “nhóm thiết kế bao bì của General Mills và có nhiệm vụ tìm ra những cách thức mang lại cho các mẫu bao bì của General