1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Do an mon hoc xu ly chat thai ran 208274

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồ án môn học xử lý chất thải rắn
Tác giả Trần Thị Mỹ Lan
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Công Hòe
Trường học khoa công nghệ môi trường
Thể loại đồ án
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 180,88 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I:NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 2 I. CĂN CỨ PHÁP LÝ (0)
    • 1. Cơ sở pháp lý để lựa chọn công nghệ chôn lấp chất thải rắn (2)
    • 2. Căn cứ thực tế (3)
    • 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (4)
    • 4. Nội dung nghiên cứu (4)
    • II. Phương pháp lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp: 5 1. Nguyên tắc chung (5)
      • 2. Yêu cầu lựa chọn địa điểm BCL (5)
      • 3. Lựa chọn các mô hình BCL (5)
      • 4. Quy mô diện tích BCL (6)
      • 5. Quy trình lựa chọn BCL (6)
  • CHƯƠNG II:TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN (0)
    • I. Tổng quan về chất thải rắn (11)
      • 1. Định nghĩa chất thải rắn (11)
      • 2. Các nguồn gốc phát sinh chất thải rắn (11)
      • 3. Thành phần chất thải rắn (14)
      • 4. Tính chất chất thải rắn (17)
    • II. Phân loại chất thải rắn (19)
      • 1. Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý (19)
      • 2. Phân loại theo quan điểm thông thường (20)
    • I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH NGHỆ AN (23)
      • 1. Điều kiện tự nhiên (23)
      • 2. Điều kiên kinh tế- xã hội (25)
    • II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI TỈNH NGHỆ AN (29)
      • 1. các nguồn phát sinh chất thải rắn (29)
      • 2. thành phần chất thải rắn (30)
      • 3. quản lý, thu gom chất thải rắn (32)
  • CHƯƠNG III:LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG (23)
    • I. Lựa chọn phương pháp xử lý chất thải rắn (37)
      • 1. Cơ sở lựa chọn (37)
      • 2. So sánh các phương pháp (37)
      • 3. Lựa chọn phương pháp xử lý (42)
    • III. Phân tích đánh giá địa điểm xây dựng (43)
      • 1. Địa chất thủy văn-hướng gió (44)
      • 2. Điều kiện kinh tế (45)
  • CHƯƠNG IV:THIẾT KẾ SƠ BỘ HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP (0)
    • I. Thiết kế sơ bộ hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn có kết hợp phân loại sơ bộ (46)
    • II. Thiết kế sơ bộ hệ thống khu chon lấp (46)
      • 1. Tính toán công suất xử lý (46)
      • 2. công nghệ và tính toán (51)
    • III. Quy mô xây dựng bãi chôn lấp (59)
      • 1. Đường vào bãi chôn lấp và đường nội bộ (59)
      • 2. Hàng rào, biển hiệu, cổng (59)
      • 3. Nhà bảo vệ, nhà kho, trạm rửa xe, nhà cơ khí, nhà để xe (59)
      • 4. Nhà phân loại (60)
      • 5. Nhà hành chính (60)
      • 6. Dải cây xanh (60)
  • CHƯƠNG V:QUẢN LÝ,VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP (0)
    • I. Kỹ thuật vận hành bãi chôn lấp (61)
      • 1. Nguyên tắc cơ bản (61)
      • 2. Các giải pháp bảo vệ môi trường (61)
      • 3. Phương pháp chôn rác (62)
      • 4. Phủ bãi (62)
      • 5. Phục hồi và sử dụng bãi chôn lấp (62)
      • 6. Xử lý bùn (63)
      • 7. Thiết bị (63)
    • II. Nhu cầu về nhân lực (64)
  • CHƯƠNG VI:ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (0)
    • I. Đánh giá tác động môi trường (65)
      • 1. Tác động trong giai đoạn thiết kế và xây dựng khu chôn lấp giai đoạn đấu (65)
      • 2. Tác động trong giai đoạn vận hành khu chôn lấp (66)
      • 3. Đối với điều kiện kinh tế - xã hội (66)
  • CHƯƠNG VII:PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ (0)
    • I. Ước tính chi phí đầu tư (67)
    • II. Nguồn vốn (68)
    • III. Đánh giá chỉ tiêu tài chính (68)
      • 1. Chi phí về nguyên liệu cho máy móc làm việc (68)
      • 2. Chi phí cho hoá chất (69)
      • 3. Chi phí về nhân lực (69)
      • 4. Khấu hao tài sản (70)
  • CHƯƠNG VII:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • I. Kết luận (71)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (73)

Nội dung

CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 2 I CĂN CỨ PHÁP LÝ

Cơ sở pháp lý để lựa chọn công nghệ chôn lấp chất thải rắn

Công tác bảo vệ môi trường được căn cứ dựa vào một số văn bản sau:

1 Luật bảo vệ môi trường do chủ tịch nước đã ký & xác nhận ban hành số 26L/CTN ngày 10/01/1994.

2 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, công văn số 1999/TTG ngày 03/04/1997 về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp.

3 Chỉ thị 36/CT/TW của ban chấp hành trung ương về bảo vệ môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

4 Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

5 Chiến lược chất thải rắn nguy hại đô thị và quyết định số 152/1991/QĐ- TTG ngày 10/07/1999 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt chiển lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và các khu công nghiệp tới năm 2000.

6 Văn bản hướng dẫn thực hiên bảo vệ môi trường trong quản lý và phát triển đô thị, nông thôn và đầu tư xây dựng năm 2000.

7 Nước thải của dự án khi đưa vào môi trường được xử lý đạt loại B theo TCVN 5945-2005.

8 Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành ngày 19/07/1999.

9 Tiêu chuẩn Việt Nam về hóa chất nguy hại vi phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản, và vận chuyển TCVN 5507-1991 ban hành năm 1991.

10 Tiêu chuẩn Việt Nam về phân lạo những hợp chất độc hại và yêu cầu an

12 Quy chế quản lý chất thải y tế - Bộ y tế - Hà Nội 1999.

13 Chiến lược quản lý chất thải rắn nguy hại đô thị và quyết định số 152/1991/QĐ-TTG ngày 10/07/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc phê chuẩn chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp tới năm 2000.

14 Tiêu chuẩn về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, yêu cầu chung về bảo vệ môi trường TCVN 6696-2000.

Căn cứ thực tế

Ô nhiễm đất do chất thải rắn: Các tác nhân ô nhiễm trong chất thải rắn đặc biệt là các hoá chất độc hại thâm nhiễm vào môi trường đất, tồn tại trong đất và đi vào chuỗi thức ăn, qua đó xâm nhập và tích tụ trong cơ thể người Ở một liều lượng nhất định, các tác nhân này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người như gây ung thư, ngộ độc, các bệnh hệ tiêu hoá, tim mạch Ô nhiễm nguồn nước do chất thải rắn: Đây được coi là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ người dân từ chất thải rắn đặc biệt là chất thải nguy hại ở thể rắn. Các tác nhân gây ô nhiễm như các chất độc hại, các mầm bệnh thấm nhiễm vào nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) gây ô nhiễm nguồn nước uống, nước sinh hoạt gây các bệnh đường tiêu hoá như tiêu chảy, giun sán mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, ngộ độc thực phẩm, các bệnh về mắt, da liễu, phụ khoa Ô nhiễm không khí do chất thaie rắn: Do nền khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao làm bay hơi nhiều chất độc hại từ chất thải rắn sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người dân đặc biệt là những người lao động thường xuyên tiếp xúc với các nguồn chất thải, gây các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản,viêm đường hô hấp trên.

Từ những tác hại trên do CTR gây ra đòi hỏi cần có một giải phấp để ngăn ngừa và giảm thiểu các tác hại do chất thải rắn gây ra.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Thông qua việc tìm hiểu và phân tích hiện trạng rác thải của khu vực tỉnh Lai Châu tiến hành đánh giá và những biến đổi của môi trường tỉnh Lai Châu theo khía cạnh cần xử lý chất thải rắn.

- Lựa chọn công nghệ thu gom, vận chuyển và chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn của tỉnh Lai Châu.

- Nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đề xuất giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu và giải quyết các tác hại mà chất thải rắn đem lại.

Nội dung nghiên cứu

Đề tài được chia thành 8 chương gồm có:

Chương I: Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.

Chương II: Tổng quân về chất thải rắn.

Chương III: Hiện trạng quản lý chất thải rắn của tỉnh Lai Châu.

Chương IV: Lựa chọn phương pháp xử lý chất thải rắn, phân tích địa điểm xây dựng và phương án thi công. Đánh giá tác động môi trường và các giải pháp giảm nhẹ.

Chương V: Tính toán và thiết kế sơ bộ hệ thống xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp.

Chương VI: Quản lý, vận hàng bãi chôn lấp.

Chương VII: Đánh giá tác động môi trường và các giảm pháp giảm nhẹ ô nhiễm môi trường.

Chương VIII: Phân tích tình hình tài chính, kinh tế.

Phương pháp lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp: 5 1 Nguyên tắc chung

Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, xây dựng BCL phải tuân theo

Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (gọi tắt là Nghị định 52/CP), Nghị định 12/CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 52/CP (gọi tắt là Nghị định 12/CP), theo các quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng.

Khi phê duyệt dự án đầu tư BCL phải có phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Phụ lục II, Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư).

2 Yêu cầu lựa chọn địa điểm BCL:

2.1 Địa điểm BCL phải được xác định căn cứ theo quy định xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2.2 Khoảng cách xây dựng từ BCL tới các điểm dân cư, khu đô thị.

2.3 Việc lựa chọn địa điểm phải căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, hệ hống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực dự kiến xây dựng.

3 Lựa chọn các mô hình BCL:

Tuỳ thuộc vào các đặc tính của từng loại chất thải được chôn lấp và đặc điểm địa hình từng khu vực, có thể lựa chọn các mô hình BCL sau: Bãi chôn lấp khô, bãi chôn lấp ướt, bãi chôn lấp hỗn hợp khô-ướt, bãi chôn lấp nổi, bãi chôn lấp chìm, bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi và bãi chôn lấp ở các khe núi.

4 Quy mô diện tích BCL:

4.1 Quy mô diện tích BCL được xác định trên cơ sở:

A Dân số và lượng chất thải hiện tại, tỷ lệ tăng dân số và tăng lượng chất thải trong suốt thời gian vận hành của BCL.

B Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển của đô thị.

4.2 Việc thiết kế BCL phải đảm bảo sao cho tổng chiều dày của bãi kể từ đáy đến đỉnh có thể từ 15 m đến 25 m, tuỳ thuộc vào loại hình BCL và điều kiện cảnh quan xung quanh BCL.

4.3 Tỷ lệ diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: Đường, đê kè, hệ thống thoát nước, dẫn nước, nhà kho, sân bãi, xưởng, hồ lắng nước rác, hồ xử lý nước, hệ thống hàng rào cây xanh và các công trình phụ trợ khác trong BCL chiếm khoảng 20% tổng diện tích bãi.

Căn cứ vào các đặc điểm trên xác lập quy mô các BCL.

5 Quy trình lựa chọn BCL:

Việc lựa chọn địa điểm BCL được thực hiện theo 4 bước sau:

- Bước 1: Thu thập các tài liệu liên quan đến yêu cầu của BCL, khối lượng chất thải cần chôn lấp và dự kiến trong tương lai Quy định về mức độ điều tra khi lập dự án xây dựng BCL như sau:

1 Điều tra về địa hình: Đối với tất cả các BCL phải tiến hành đo đạc địa hình với tỷ lệ 1: 5000; 1:

2000, ngoài ra phải có bản đồ địa hình khu vực, tỷ lệ 1: 25.000 đối với đồng bằng và tỷ lệ 1:50.000 đối với trung du và miền núi Tất cả các điểm đo địa vật lý, khoan địa chất thuỷ văn, khoan địa chất công trình phải được xác định toạ độ, độ cao và đưa lên bản đồ địa hình.

2 Điều tra về thời tiết, khí hậu:

Phải thu thập tài liệu khí hậu ở các trạm khí tượng gần nhất, các yéu tố cần thu thập bao gồm: a Lượng mưa trung bình các tháng năm, lượng mưa ngày lớn nhất, ngày nhỏ nhất. b Độ bốc hơi trung bình và lớn nhất trong tháng. c Hướng gió và tốc độ gió trong năm. d Nhiệt độ trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất trong tháng v.v

3 Điều tra về thuỷ văn:

Ngoài việc thu thập các tài liệu thuỷ văn khu vực (mạng sông suối, giá trị mực nước trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, lưu lượng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất ở các trạm thuỷ văn gần nhất, chế độ thuỷ triều đối với các vùng ảnh hưởng triều), còn phải tiến hành điều tra khảo sát thực địa và phải làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau: a Mạng lưới sông suối của khu vực và đặc biệt là các dòng chảy chảy qua khu vực BCL (dòng chảy liên tục hoặc tạm thời đối với dòng chảy theo mùa). b Quy mô của các dòng chảy: độ rộng, độ sâu, hướng chảy c Lưu vực các dòng chảy: diện tích, độ dốc, khả năng tập trung nước. d Lưu lượng dòng chảy, đặc biệt chú ý lưu lượng lũ. e Mức nước cao nhất, nhỏ nhất của các dòng chảy. f Chất lượng nước. g Hiện trạng sử dụng nước. h Các ao hồ, kích thước, chất lượng và hiện trạng sử dụng. i Biến động mực nước các hồ. j Khoảng cách từ BCL đén các hồ, các dòng chảy. k Kết quả phân tích một số mẫu nước.

Việc cập nhập các số liệu trên với chuỗi thời gian càng dài càng có giá trị, tối thiểu không nhỏ hơn 5 năm.

4 Điều tra về địa chất, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình:

4.1 Mức độ điều tra phải trả lời được các vấn đề cơ bản sau: a Diện phân bố của các lớp đất đá trong khu vực BCL, diện tích, bề dày, độ sâu phân bố. b Thành phần thạch học của các lớp. c Hệ số thấm nước của các lớp. d Thành phần hoá học của nước, tính chất cơ lý của các lớp đất, thành phần hạt. e Mực nước của các lớp. f Vùng xây dựng bãi có các đứt gãy chạy qua không? Quy mô, tính chất của đứt gãy. g Mức độ động đất. h Khả năng trữ và chất lượng đất phục vụ việc phủ và đóng cửa bãi chôn lấp. Độ sâu nghiên cứu đối với vùng trung du phải tới chiều sâu đá gốc, ở đồng bằng phải hết độ sâu tầng chứa nước trên cùng và ở một số vùng như ở Hà Nội phải đến độ sâu của tầng chứa nước chủ yếu đang khai thác.

4.2 Để thực hiện được các yêu cầu trên phải: a Tiến hành đo địa vật lý để xác định đứt gãy. b Khoan và thí nghiệm ít nhất một lỗ khoan địa chất thuỷ văn Độ sâu lỗ khoan địa chất thuỷ văn phải vào tầng chứa nước có ý nghĩa cấp nước Ví dụ lỗ khoan có thể bố trí ngoài diện tích bãi chôn lấp đến 50 m (sau này nếu cần có thể sử dụng làm lỗ khoan cấp nước cho bãi chôn lấp hoặc để làm trạm quan trắc nước ngầm). c Hiện trạng khai thác sử dụng nước ngầm của khu vực. d Địa chất công trình: mạng lưới khoan các lỗ khoan địa chất công trình có thể 30m x 30m đến 50m x 50 m tuỳ theo bãi lớn hay nhỏ.

- Chiều sâu các lỗ khoan địa chất công trình  15m.

- Số mẫu lấy trong mỗi lớp ít nhất là 1 mẫu.

- Chỉ tiêu phân tích: hệ số thấm, thành phần hạt, tính chất cơ lý của đất đá.

- Tất cả các lỗ khoan phải đo mực nước.

- Sau khi kết thúc công tác khảo sát, các lỗ khoan cần được lấp đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, tuyệt đối không để nước thấm rỉ xuống dưới và chỉ để lại các lỗ khoan dùng để quan trắc (đo mực nước, lấy mẫu phân tích ).

- Phân tích hoá học một số mẫu đất (mỗi lớp tối thiểu 1 mẫu).

5 Điều tra hệ sinh thái khu vực: a Hệ thực vật, động vật chủ yếu và ý nghĩa kinh tế của nó. b Hệ thuỷ sinh. c Các loài thực vật và động vật quý hiếm có trong sách đỏ của khu vực

BCL và vùng phụ cận.

6 Điều tra về tình hình kinh tế - xã hội: a Hiện trạng sử dụng đất, đặc biệt khu dự kiến chọn BCL: năng suất sản xuất, giá trị kinh tế hiện tại. b Cơ sở hạ tầng quanh BCL (giao thông, điện nước ). c Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ d Các khu dân cư gần nhất (số dân, tỷ lệ sinh sản, bệnh tật hiện tại Phong tục tập quán). e Các khu du lịch, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và các yếu tố khác.

QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

Tổng quan về chất thải rắn

1 Định nghĩa chất thải rắn:

Chất thải rắn được hiểu là những vật ở dạng rắn do hoạt động của con người (sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng…) và động vật gây ra Đó là những vật đã bỏ đi, thường ít được sử dụng hoặc ít có ích và không có lợi cho con người.

2 Các nguồn gốc phát sinh chất thải rắn:

Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý chất thải rắn thích hợp.

Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh chất thải rắn khác nhau nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là:

- Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng.

- Nhà máy xử lý chất thải.

- Hộ gia đình, biệt thự, chung cư.

- Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sữa chữa và dịch vụ.

- Trường học, bệnh viện, văn phòng, công sở nhà nước.

- Khu nhà xây dựng mới, sữa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng.

- Đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm.

- Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải và các quá trình xử lý chất thải công nghiệp khác.

- Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhiệt điện.

- Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại.

- Thực phẩm dư thừa, giấy, can nhựa, thuỷ tinh, can thiếc, nhôm.

- Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.

- Rác vườn, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui chơi, giải trí. Bùn, tro, chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu, và các rác thải sinh hoạt.

- Thực phẩm bị thối rửa, sản phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại.

(Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993)

Bảng 1: Nguồn gốc các loại chất thải.

Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn

Khu dân cư Hộ gia đình, biệt thự, chung cư.

Thực phẩm dư thừa, giấy, can nhựa, thủy tinh, nhôm.

Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa và dịch vụ.

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại

Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ.

Giấy, nhựa, thực phẩm dư thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại.

Khu nhà xây dựng mới, sửa chửa hữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng.

Gỗ, bê tông, thép, gạch, thạch cao, bụi.

Dịch vụ công cộng đô thị

Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm.

Rác cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại khu vui chơi, giải trí.

Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng- nhẹ, lọc dầu, hóa chất, nhiệt điện.

Chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu, và các rác thải sinh hoạt

Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn trái, nông trại.

Thực phẩm bị thối rửa, sản phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại.

(Nguồn: Nguyễn Văn Phước - Giáo trình Quản Lý Chất Thải Rắn)

3 Thành phần chất thải rắn:

- Ở các đô thị Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 kg/người/ngày đến 1,2 kg.người/ngày.

- Theo điều tra, lượng chất thải rắn trung bình phát sinh từ các đô thị thành phố năm 1996 là 16.237 tấn/ngày; năm 1997 là 19.315 tấn/ngày, đến năm 1998 thì đạt giá trị 22.210 tấn/ngày Hiệu suất thu gom từ 40%-67% ở các thành phố lớn và từ

Kết quả điều tra ban đầu về chất thải rắn nguy hại (CTRNH) cho thấy: Ô nhiễm chất thải rắn tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp vùng Đông Nam

Bộ, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp như: luyện kim, dệt, nhuộm, nhựa, cao su…

Theo số liệu thống kê năm 2007 của Cục Bảo vệ môi trường, tổng khối lượng phát sinh CTRNH tại 64 tỉnh thành trong cả nước là 16.927,80 tấn/ngày, tương đương 6.170.868 tấn/năm Như vậy, trung bình tại mỗi đô thị của các tỉnh, thành phố trong cả nước phát sinh 264,5 tấn/ngày Trong đó, TP Hồ Chí Minh là nơi có khối lượng phát sinh lớn nhất với khoảng 5.500 tấn/ngày chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) (đô thị có khối lượng phát sinh CTRSH ít nhất là thị xã Bắc Kạn với 12,3 tấn/ngày)

Khối lượng phát sinh trung bình tại các đô thị của các vùng dao động khá lớn, lớn nhất là vùng Đông Nam Bộ với 839,13 tấn/ngày/đô thị tương đương306.280,63 tấn/năm (chiếm khoảng 65% CTRNH trên cả nước), tiếp đến là vùng đồng bằng Sông Hồng với 389,3 tấn/ngày/đô thị tương đương 142.094,5 tấn/năm ( chiếm khoảng 32% CTRNH trên cả nước) Thấp nhất là Vùng TâyBắc với 43,9 tấn/ngày/đô thị tương đương 16.023,5 tấn/năm

Tại Hà Nội, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố vào khoảng 2.800 tấn/ngày, ngoài ra chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế với khối lượng 2.000 tấn/ngày Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại, khoảng 60%, chất thải xây dựng chiếm khoảng 25%, chất thải công nghiệp 10% và lượng chất thải phân bùn bể phốt là 5%.

Tại TP Hồ Chí Minh, lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày, chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải, khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.

Tại các bệnh viện, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế được phân cấp theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế Lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn chất thải rắn y tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày

+ Thành Phố Hồ Chí Minh: 500 kg/m3

Thành phần của chất thải rắn rất đa dạng và đặc trưng cho từng loại đô thị (thói quen, mức độ văn minh, tốc độ phát triển…) Một số đặc trưng điển hình của chất thải ở Việt Nam:

- Hợp phần có thành phần hữu cơ cao (50,27% - 62,22%).

- Chứa nhiều đất cát, sỏi đá vụn, gạch vỡ, vỏ sò, sành sứ…

- Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900kcal/kg).

- Lượng bùn cặn cống thường lấy theo định kì hàng năm, ước tính trung bình cho một ngày là 822 tấn Tổng lượng chất thải rắn phát sinh và tỉ lệ thu gom được thể hiện trong bảng 2 dưới đây.

- Trọng lượng riêng của chất thải rắn đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn thiết bị thu gom và phương thức vận chuyển Số liệu này dao động theo mật độ dân cư và thành phần kinh tế hoạt động chủ yếu ở từng đô thị:

Bảng 2: Lượng chất thải tạo thành và tỉ lệ thu gom trên toàn quốc từ năm (1997-1999).

Loại chất thải Lượng phát sinh Lượng thu gom (%)

Chất thải y tế nguy hại

Chất thải CN nguy hại 1.930 2.2 2.508 48 50 60

(Nguồn: Số liệu quan trắc –CEETIA –năm 2000).

Bảng 3: Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị năm 1998

Thành phần Hà Nội Hải Phòng Hạ Long Đà Nẵng Tp HCM

Thủy tinh, gốm, sứ 1,8 0,63 3,9-8,5 1,08 5,59 Đất, đá, cát, gạch vụn 35,90 36,53 47,5-36,1 36,0 18 Độ ẩm 47,7 45-48 40-46 39,09 27,18 Độ tro 15,9 16,62 11 40,25 58,75

(Nguồn: Số liệu quan trắc – CEETIA).

4 Tính chất chất thải rắn:

Những tính chất vật lý quan trọng nhất của chất thải rắn đô thị là trọng lượng riêng Độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữa ẩm tại thực địa, độ xốp của rác nén của các vật chất trong thành phần chất thải rắn.

Trọng lượng riêng của chất thải rắn là trọng lượng của một đơn vị vật chất tính trên một đơn vị thể tích (kg/m3) Bởi vì chất thải rắn có thể ở các trạng thái như xốp, chứa trong các container, nén hoặc không nén được…nên khi báo cáo giá trị trọng lượng riêng phải chú thích trạng thái mẫu rác một cách rõ ràng.

Phân loại chất thải rắn

Chất thải rắn rất đa dạng, vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như:

1 Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý:

Phân loại chất thải rắn theo dạng này, người ta chia ra các loại: Các chất cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp.

Bảng 4: Phân loại theo công nghệ xử lý

Thành phần Định nghĩa Ví dụ

- Các vật liệu làm từ giấy.

- Có nguồn gốc từ sợi

- Các chất thải từ thức ăn, thực phẩm hàng ngày.

- Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, nứa, rơm.

- Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su.

- Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh…

- Các rau, quả, thực phẩm…

- Đồ dùng bằng gỗ như: bàn, ghế, tủ…

- Phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo, bịch nylon…

2/ Các chất không cháy được.

- Kim loại không phải sắt

- Các vật liệu và các sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút.

- Các vật liệu không bị nam châm hút.

- Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh.

- Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thủy tinh

- Hàng rào, dao, nắp lọ…

- Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bắng kim loại…

- Chai lọ, đồ dùng bằng thủy tinh, bóng đèn…

- Vò trai, ốc, gạch đá, gốm, sành, sứ…

- Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và phần 2 đều thuộc loại này Loại này có thể chia làm 2 phần với kích thước >5mm và

Ngày đăng: 07/08/2023, 05:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w