Đề cương ôn thi Đại học, cao đảng môn Lịch sử
LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ 1945 – 2000 BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II (1945 – 1949) Câu 1: Hội nghị Ianta diễn ra trong hoàn cảnh nào ? Nêu những quyết định quan trọng của hội nghị (nội dung) và hệ quả của nó ? * Hoàn cảnh lịch sử: - Đầu 1945, chiến tranh thế giới II ở vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra cần phải giải quyết: nhanh chóng kết thúc chiến tranh; tổ chức lại thế giới sau chiến tranh; phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. - Từ 4 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc Anh, Mỹ, Liên Xô. * Những quyết định quan trọng - Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh. - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc - Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa 3 cường quốc ở Châu Âu và châu Á * Ý nghĩa: Những quyết định của Hội nghị Ianta đã tạo ra một khuôn khổ của một trật tự thế giới mới trên cơ sở những thỏa thuận của Hội nghị Ianta gọi là "Trật tự hai cực Ianta” Câu 2: Hãy cho biết Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, hoạt động và vai trò của Liên Hợp Quốc ? * Sự thành lập: -Từ 25/4 -> 26/6/1945, hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mỹ) với sự tham gia 50 nước đã thông qua Bản Hiến chương và tuyên bố thành lập LHQ. - Ngày 24/10/1945 Hiến chương chính thức có hiệu lực – Tổ chức Liên Hiệp Quốc ra đời. * Mục đích: - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, - Phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. * Nguyên tắc hoạt động: (5 nguyên tắc) - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào - Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc) * Cơ quan chính của tổ chức LHQ: Hiến chương qui định bộ máy tổ chức của LHQ gồm 6 cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư ký; trong đó 3 cơ quan quan trọng là : - Đại hội đồng: gồm tất cả các thành viên, mỗi năm họp 1 lần - Hội đồng Bảo an: cơ quan hoạt động thường xuyên quan trọng nhất, giữ gìn hòa bình an ninh thế giới Mọi quyết định của cơ quan này phải được sự nhất trí của 5 cường quốc - Ban thư ký: cơ quan hành chính của LHQ, đứng đầu là Tổng thư kí * Hoạt động: Thông qua các cơ quan chuyên môn: - UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc) đưa ra luật, quyền của trẻ em và có tài 1 trợ, giúp đỡ đối với giáo dục nhi đồng các nước thành viên. - FAO (Tổ chức về nông nghiệp, lương thực Liên hợp quốc): điều phối lương thực và hỗ trợ cho sự phát triển của nền nông nghiệp cho các nước thành viên, cứu trợ cho các quốc gia nghèo đặc biệt là các nước ở ChâuPhi. - IMF (Quỹ tiền tệ Liên hợp quốc): xóa đói giảm nghèo cho các quốc gia, cấp nguồn vốn đáng kể cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. - UNISCO (Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục Liên hợp quốc): có các chương trình bảo tồn các di sản văn hóa trên thế giới. - WHO (Tổ chức y tế thế giới): đưa ra chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em toàn cầu trong đó có Việt Nam, tham gia giải quyết bệnh dịch do thiên tai gâyra. Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo, *Vai trò LHQ: - Giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới - Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột nhiều khu vực - Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế - Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế * MQH giữa VN và LHQ Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức Liên hợp quốc như: UNESCO, FAO, IMF, WHO Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên. Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Ngày 16/10/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, nhiệm kỳ 2008-2009. BÀI 2: LIÊN XÔ VÀCÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000) Câu 3: Hãy cho biết những thành tựu xây dựng CNXH của Liên Xô từ 1950 đến nữa đầu những năm 70 ? Từ 1950 – nửa đầu những năm 70 LX thực hiện các KH Nhà nước 5 năm, dài hạn nhằm XD CSVC-KT cho CNXH và đạt được nhiều thành tựu to lớn: - CN: Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), một số ngành đạt sản lượng cao nhất TG như dầu mỏ, than, thép…,đi đầu trong công nghiệp CN vũ trụ, CN điện hạt nhân. - NN: Những năm 60, NN tăng trung bình hàng năm là:16%. - KHKT: đạt đc nhiều thành tựu: + Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ về khoa học - kĩ thuật và phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. + Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo Spút- nic. + Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu Phương Đông I đưa nhà du hành vũ trụ Ga- 2 ga-rin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người, sau đó đã tiến hành nhiều chuyến bay dài ngày trong vũ trụ. . - Về mặt xã hội: có thay đổi rõ rệt về cơ cấu giai cấp và dân trí. +Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% lao động. +Trình độ học vấn của người dân nâng cao: ¾ số dấn có trình độ trung học và đại học - Về quân sự + Năm 1972, chế tạo thành công tên lửa hạt nhân. + Đầu những năm 70, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và tiềm lực hạt nhân nói riêng so với các nước phương Tây. - Đối ngoại: Thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào CM thế giới, giúp đỡ các nước XHCN… =>Ý nghĩa - Chứng tỏ tính ưu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố an ninh quốc phòng . - Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ . Câu 4 : Trình bày những nét chính về Liên Bang Nga từ năm 1991 – 2000 ? Sau khi Liên Xô tan rã Liên bang Nga là « quốc gia kế tục Liên Xô ». - Kinh tế : Từ năm 1990-1995 kinh tế tăng trưởng âm. Từ năm 1996 trở đi kinh tế phục hồi và phát triển.(năm 1990 là -3,6%, năm 2000 là 9%). - Chính trị : Tháng 12/1993 ban hành hiến pháp qui định thể chế Tổng thống liên bang. - Đối nội : Phải đối mặt với 2 thách thức lớn : Sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc ( nổi bật là phong trào ly khai ở Trécxnia) - Về đối ngoại : Một mặt ngả về phương Tây mặt khác phát triển các mối quan hệ với châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN…) * Từ năm 2000, V. Putin lên làm Tổng thống Nga có nhiều chuyển biến kinh tế hồi phục và phát triển, chính trị dần ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng bố, li khai, việc khôi phục và giữ vững vị thế cường quốc Á – Âu … Câu 5: Trình bày sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu.Ý nghĩa? - Từ 1944-1945, chớp thời cơ hồng quân Liên Xô truy kích phát xít Đức qua lãnh thổ Đông Âu, nhân dân các nước Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền, thiết lập nhà nước dân chủ nhân dân: Ba Lan, Rumani(1944); Hunggari, Tiệp Khắc, Nam Tư, Anbani,Bungari(1946). - Từ 1945-1949, các nước Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản, ban hành các quyền tự do dân chủ, nâng cao đời sống nhân dân.Vai trò lãnh đạo của các Đảng cộng sản ngày càng được khẳng định. - Sự ra đời các nhà nước Dân chủ nhân dân Đông Âu có ý nghĩa to lớn, đánh dấu chủ nghĩa xã hội thoát ra khỏi phạm vi một nước(Liên Xô) và bước đầu trở thành hệ thống thế giới. Câu 4: Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu(1950-1975)? - Bối cảnh lịch sử: Từ 1950-1975 các nuớc Đông Âu đã thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội trong tình hình khó khăn, phức tạp. +Các nước xuất phát từ trình độ phát triển thấp. 3 +Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế, các thế lực phản động trong nước ra sức chống phá. +Sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô và sự vươn lên của nhân dân các nước Đông Âu. - Thành tựu: +Công nghiệp: điện khí hóa toàn quốc, sản lượng cao gấp hàng chục lần. +Nông nghiệp: phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu lương thực và thự phẩm của nhân dân. +Trình độ khoa học-kỹ thuật được nâng lên rõ rệt. Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã trở thành các quốc gia công-nông nghiệp. Câu 6: Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế(SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX? Theo em, quan hệ hợp tác trên đây giữa các nước xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa gì? -Ngày 8-1-1949, Hội đồng tương trợ kinh tế(SEV) được thành lập với sự tham dự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu. -Mục tiêu: tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kỹ thuật, thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên. -Thành tựu: giúp đỡ các nước thành viên, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kỹ thuật, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân. -Thiếu sót: không hòa nhập với đời sống kinh tế thế giới, chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự hợp tác gặp nhiều trở ngại do cơ chế quan liêu, bao cấp. *Ý nghĩa: quan hệ hợp tác toàn diện giữa các nước xã hội chủ nghĩa đã làm củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để nhân dân các nước này có thể ngăn chặn, đẩy lùi các âm mưu chống phá, tiêu diệt của chủ nghĩa tư bản, không ngừng giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới và góp phần giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới. Câu 7: Trình bày sự ra đời và vai trò của Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vacsava đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX? Ngày 14/5/1955, Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vacsava được thành lập. +Mục tiêu: Thiết lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị giữa các nước Xã hội chủ nghĩa châu Âu. +Vai trò: giữ gìn hòa bình, an ninh ở châu Âu và thế giới, tạo nên thế cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa. *Ý nghĩa: quan hệ hợp tác toàn diện giữa các nước xã hội chủ nghĩa đã làm củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để nhân dân các nước này có thể ngăn chặn, đẩy lùi các âm mưu chống phá, tiêu diệt của chủ nghĩa tư bản, không ngừng giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới và góp phần giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới. Câu 8: Trình bày sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô? Những nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu? Từ sự sụp đổ ấy em có suy nghĩ như thế nào về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia hiện nay? 1.Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. 4 *Tình hình kinh tế, chính trị: -Năm 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ tác động mạnh đến tình hình kinh tế, chính trị của nhiều nước trên thế giới. Liên Xô chậm đề ra những biện pháp sửa đổi để thích ứng với tình hình mới. Đến cuối những năm 70-đầu những năm 80, nền kinh tế Liên Xô dần bộc lộ những dấu hiệu suy thoái. -Tình hình chính trị phức tạp, xuất hiện nhiều tư tưởng và một số nhóm đối lập chống lại Đảng cộng sản và nhà nước Xô viết. *Công cuộc cải tổ: -Tháng 3/1985, M.Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước. -Sau 6 năm tiến hành cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên tình hình không được cải thiện, đất nước Xô viết lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện. *Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô: -Tháng 8/1991, chính biến nhằm lật đổ M.Goócbachốp nổ ra nhưng thất bại. Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Chính phủ Liên bang tê liệt. -Ngày 21/12/1991, M.Goócbachốp từ chức tổng thống,lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại. 2. Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. - Trong một thời kì dài, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đem lại nhiều thành tựu to lớn nhưng càng ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm thiếu xót dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Có nhiều lí do dẫn đến sự sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và Đông Âu: + Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ + Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới khủng hoảng về kinh tế - chính trị. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữa, thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê Nin. + Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. + Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước - Nhận xét, đánh giá + Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989 - 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội + Từ những đổ vỡ ấy, nhiều bài học kinh nghiệm rút ra cho các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay đang tiến hành công cuộc cải cách-đổi mới, nhằm xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa đúng với bản chất của nó, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc. + Nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có nhân dân ta, cần vững tin vào tương lai của chủ nghĩa xã hội, tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và cố gắng hết mình vì sự nghiệp đổi mới trên con đường xã hội chủ nghĩa. 5 CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA TINH (1945 – 2000) BÀI 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á Câu 9: Những biến đổi quan trọng của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ II ? - Là khu vực rộng lớn, đông dân cư nhất thế giới, tài nguyên phong phú. - Trước CTTG II, bị thực dân nô dịch (trừ Nhật). - Từ sau 1945 có nhiều chuyển biến quan trọng: * Về chính trị: - 10-1949, nước CHND Trung Hoa ra đời. - Cuối thập niên 90: TrungQuốc thu hồi Hồng Kông và Ma Cao. - Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 nhà nước riêng biệt với 2 thể chế chính trị khác nhau: Nam Triều Tiên là nước Đại Hàn Dân Quốc (8 -1948), Bắc Triều Tiên là nước CHDCND Triều Tiên (9 -1948), quan hệ đối đầu, căng thẳng. * Về kinh tế: Nửa sau Thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trở thành 3 con rồng, Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới Câu 10: Trình bày sự thành lập nhà nước CHND Trung Hoa và ý nghĩa của nó ? * Sự thành lập nước CH ND Trung Hoa - Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến (1946 – 1949) giữa Đảng Quốc Dân và Đảng Cộng sản. - Ngày 20/7/1946 nội chiến bùng nổ. - Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: quân giải phóng Trung Quốc tiến hành chiến lược phòng ngự tích cực. - Từ tháng 6/1947 đến 1949 quân giải phóng phản công lần lược giải phóng lục địa Trung Quốc. Nội chiến kết thúc - 01-10-1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập, do Mao Trạch Đông làm chủ tịch * Ý nghĩa - Sự ra đời nước CHNDTH đánh dấu thắng lợi của CMDTDC ở TQ - Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến, đưa đất nước bước vào kỉ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH. - Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 11: Vì sao Trung Quốc phải cải cách ? Nội dung và thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc (1978 – 2000) ? *Hoàn cảnh lịch sử: - Do sai lầm về đường lối “Ba ngọn cờ hồng” đã tàn phá nền kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt là cuộc :Đại cách mạng văn hoá vô sản” từ 1966 – 1976, đã làm cho đất nước Trung Quốc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. 6 - Tháng 12/1978, Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và được nâng lên thành “đường lối chung” ở Đại hội XII 9/1982 *Nội dung cải cách: + Tháng 12-1978, Đảng cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối cải cách. + Đến đại hội XII (9-1982), được nâng lên thành đường lối chung của Đảng: + Tại ĐH XIII(10/1987) ĐCS TQ xác định: Lấy phát triển kinh tế là trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa , chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN, nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh * Thành tựu: - Kinh tế + Sau 20 năm đổi mới, nền KT TQ tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng truongr cao, đời sống nhân dân đc cảo thiện. + Tốc độ tăng trưởng trung bình trên 8 %. Năm 2000 GDP đạt hơn 1000 tỷ USD. Cơ cấu kinh tế có những chuyển dịch căn bản: các ngành CN và dịch vụ chiếm ưu thế. Thu nhập bình quân đầu người tăng vọt. - KHKT: + 1964 thử thành công bom nguyên tử + 10/2003, phóng thành công tàu vũ trụ thần châu 5, đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ - VH, GD, Y tế: Phát triển * Đối ngoại: - Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, - Mở rộng quan hệ đối ngoại, - Có nhiều đóng góp trong giải quyết những tranh chấp quốc tế. - Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999) => CS đối ngoại có nhiều thay đổi, vai trò,vi thế của TQ được nâng cao trên trường quốc tế. * Ý nghĩa: -Những thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách, mở cửa đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối cải cách Trung Quốc, làm tăng cường sức mạnh và vị thế quốc tế của Trung Quốc. -Là bài học quý cho những nước đang tiến hành công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, trong đó có Việt Nam. Câu:12 Tình hình bán đảo Triều Tiên từ năm 1945 đến năm 2000. - Sau CTTG II, Triều Tiên bị chia thành 2 miền vời 2 chế độ chính trị khác nhau theo vĩ tuyến 38. + Nam Triều Tiên: Nước Đại Hàn dân quốc 8/1948 + Bắc Triều Tiên: Nước CHDCND Triều Tiên 9/1948 - Từ 6/1950 đến 7/1953, cuộc chiến tranh giữa 2 miền diễn ra quyết liệt. - Từ năm 1953, vĩ tuyến 38 trở thành ranh giới giữa 2 nước: Triều Tiên và Hàn Quốc.=> từ đó 2 miền Triều Tiên phát triển theo 2 con đường khác nhau: + CHDCND Triều Tiên tiến hành công cuộc XD CNXH và đạt đc những thành tựu nhưng nền KT vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 7 + Hàn Quốc: phát triển kinh thế theo con đường TBCN và đạt ddcj sự phát triển nhanh chóng, trở thành nước công nghiệp mới NICs và là một trong 4 “ con rồng” của Châu Á, vươn lên đứng thứ 11 trên TG. BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NÁM Á VÀ ẤN ĐỘ Câu 13: Những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia ĐNA sau chiến tranh thế giới lần thứ II? (Những biến đổi của ĐNA sau CTTG II) - Trước CTTG II: hầu hết là thuộc địa của các quốc gia Âu – Mỹ (trừ Xiêm) - Trong CTTG II: là thuộc địa của Nhật. => Từ cuộc chiến tranh chống thực dân Âu - Mĩ, nhân dân Đông Nam á chuyển sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật, giải phóng đất nước. - Lợi dụng phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, các nước ĐNA đã giành được độc lập với những mức độ và thời gian khác nhau: Inđônêxia (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945)… - Sau đó, thực dân Âu – Mĩ tái chiếm ĐNA, nhân dân ĐNA tiếp tục kháng chiến chống thực dân trở lại XL và đã đấu tranh kiên cường, bền bỉ, buộc bọn thực dân đế quốc phải công nhận độc lập của các nước ĐNA (Philipin – 1946, Miến Điện – 1948…) trong đó ba nước Đông Dương đã thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi 1954, rồi chống Mĩ tới 1975 mới giành đc độc lập. - Sau giành lại được đl, các nước bước vào XD, củng cố nền đl, ra sức phát triển KT, VH và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, Xingapo trở thành “ con rồng” của Châu Á, Thái Lan bước vào ngưỡng cửa của nước CN mới. - ĐS VC và tinh thần của nhân dân KV ĐNA nâng cao hơn, phúc lợi XH được đảm bảo. - Đến nay, các nước đều tham gia tổ chức ASEAN – một tổ chức hợp tác KV về KT-VH, trên tinh thần duy trì hòa bình, ổn định KV. Câu 14: Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Lào từ 1945 – 1975? * Giai đoạn 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp - Tháng 8/1945, Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. 12/10/1945, Lào tuyên bố độc lập. - 3/1946, Pháp trở lại xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào ngày càng phát triển. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp kí Hiệp định Giơnevơ (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào. * Giai đoạn 1954 -1975: Kháng chiến chống Mĩ - Sau hiệp định Giơnevơ Mĩ thay chân Pháp xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Lào cuộc đấu tranh chống Mĩ trên 3 mặt trận (quân sự, chính trị, ngoại giao), giành được nhiều thắng lợi, lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mĩ. Đến đầu những năm 70 vùng giải phóng được mở rộng đến 4/5 lãnh thổ. - 2/1973 Hiệp định Viêng Chăn được kí kết, lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. - 2/12/1975 nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập. Từ đó Lào bước sang thời kì mới xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội. Câu 15: Những nét chính về tình hình Campuchia từ (1945 – 1993): 8 - Từ cuối năm 1945 đến năm 1954, nhân dân CPC tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày 9-11-1953, Pháp ký Hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia. - Tháng 7/1954 Hiệp định Giơnevơ được ký công nhận độc lập, chủ quyền của CPC - Từ 1954 – 1970: Chính phủ CPC do Xihanuc lãnh đạo đi theo đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia các liên minh quân sự để xây dựng đất nước. - Tháng 3-1970, Mĩ dùng tay sai đảo chính lật đổ Xihanuc. - Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Nhưng ngay sau đó, Tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng, giết hại hàng triệu người vô tội. - Tháng 12/1978 mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia thành lập, ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nước Cộng hoà Campuchia ra đời. Đất nước bước vào giai đoạn hồi sinh. - Từ 1979 đến năm 1991, ở CPC diễn ra cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập niên kết thúc với sự thất bại của Khme đỏ. - 10-1991 Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết. Sau cuộc tổng tuyển cử 1993, Campuchia trở thành Vương quốc độc lập do Xihanúc làm Quốc vương. Campuchia bước sang thời kỳ phát triển mới. Câu 16: Trình bày nội dung, thành tựu, hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại của 5 nước sáng lập ASEAN? *Chiến lược kinh tế hướng nội: - Sau độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan) thực hiện đường lối công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (kinh tế hướng nội). - Mục tiêu: nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ. - Nội dung: Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. - Thành tựu: Sản xuất đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nd, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, đời sống nd được cải thiện. - Hạn chế: Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến thua lỗ, thị trường tiêu thụ hạn chế, không hội nhập được với nền KT thế giới. * Chiến lược kinh tế hướng ngoại: - Từ những năm 60-70 trở đi chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (kinh tế hướng ngoại). - Nội dung: Tiến hành “mở cửa” thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển ngoại thương - Thành tựu: Tỉ trọng công nghiệp và mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh. Singapo trở thành “con rồng” của Châu Á. Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 nước đạt tới 130 tỉ USD – chiến 14% ngoại thương của các nước đang phát triển. - Hạn chế: Phụ thuộc vào vốn và thị trường nước ngoài, cơ cấu đầu tư bất hợp lí, bị cạnh tranh quyết liệt dẫn đến mất ổn định => 1997 – 1998, ĐNA lâm vào khủng hoảng tài chính, tiền tệ nghiêm trọng. - Đến năm 2000 kinh tế phục hồi và có bước phát triển mới. Câu:17 So sánh chiến lược KT hướng nội và hướng ngoại 9 - Chiến lược KT hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu) Được thực hiên trong những năm 50 của TK XX, lấy SX hàng tiêu dùng trong nước là chủ yếu, dựa vòa thị trường nội địa. + Đường lối đó có ưu điểm là khơi dậy nền công nghiệp trong nước phát triển, hạn chế ảnh hưởng, phụ thuộc vào bên ngoài, phát huy được tinh thần tự lực tự cường. Nhờ đó có bước phát triển nhanh chóng. + Tuy nhiên đường lối đó bộc lộ dần những yếu kém như thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, thị trường tiêu thụ hạn chế, không hội nhập được với nền KT thế giới. - Chiến lược KT hướng ngoại (công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo) diễn ra từ những năm 60-70 của TK XX trở đi. + Đường lối này có ưu điểm là mở cửa. thực hiện hợp tác, phân công lao động quốc tế, thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài. Nhờ đó 5 nước sáng lập ASEAN có bước phát triển mạnh mẽ. tốc độ tăng trưởng cao. Bộ mặt KT-XH các nước có sự biến đổi to lớn. + Tuy nhiên, Chiến lược KT hướng ngoại cũng có hạn chế là phụ thuộc vào vốn và thị trường nước ngoài, bị cạnh tranh quyết liệt dẫn đến mất ổn định ( khủng hoảng tài chính 1997 – 1998) Câu 18: Trình bày Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN ? Nội dung hiệp ước Bali (1976) ? * Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi độc lập, các nước ĐNA bước vào thời kỳ phát triển KT – VH đòi hỏi phải có sự hợp tác với nhau để phát triển - Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực nhất là Mĩ. - Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực, tiêu biểu là liên minh Châu Âu - EU đã đạt được nhiều thành công đã cổ vũ các nước ĐNA. liên kết với nhau. - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin. * Mục tiêu: Tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. * Nguyên tắc hoạt động: Hiệp ước Bali (2/1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bọ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực KT, VH, XH. * Sự phát triển của tổ chức ASEAN: - Từ năm 1967 đến 1975 ASEAN còn là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. - Từ sau Hiệp ước Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976 ASEAN có sự khởi sắc, nhất là từ sau khi vấn đề CPC được giải quyết, nhờ đó quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương được cải thiện. - Tổ chức ASEAN không ngừng mở rộng thành viên nhất là từ thập kỷ 90 của TK X: Năm 1984 Brunây gia nhập ASEAN, Việt Nam ( 28/7/1995), Lào và Mianma (9/1997), Campuchia (1999) - Như vậy từ 5 nước sáng lập đến năm 1999 ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. 10 [...]... của cách mạng vơ sản thế giới => Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này * Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam - Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử - Là sản phẩm của sự kết hợp giữa... tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam - Hội nghị đã thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - Bầu Ban chấp hành TW lâm thời do Trịnh Đình Cửu đứng đầu Hội nghị thống nhất Đảng có giá trị lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng − Nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên + Xác định đường lối chiến lược... vận động quần chúng, các tổ chức này hoạt động riêng rẽ, đã tranh giành, cơng kích lẫn nhau, gây nên tình trạng thi u thống nhất, đẩy phong trào cách mạng VN đứng trước nguy cơ bị chia rẽ Câu 10: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản VN ( hồn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa ) * Hồn cảnh lịch sử - Năm 1929, phong trào u nước phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ của một chính... Nam Chấm dứt vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong trào giải phóng dân tộc Câu 9: Trình bày hồn cảnh, q trình ra đời của Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, ý nghĩa lịch sử và những hạn chế của ba tổ chức này? *Hồn cảnh lịch sử: - Đến cuối năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào cơng nhân theo đường lối vơ sản ngày càng phát triển manh mẽ , đặt ra u cầu cần phải có... biến chuyển mạnh mẽ, ASEAN điều chỉnh chính sách của mình đối với Việt Nam -Từ năm 1986 đến nay khi"vấn đề Campuchia" được giải quyết và Việt Nam thi hành chính sách đối ngoại "muốn làm bạn với tất cả các nước", thì quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng được cải thi n, từ đối đầu sang đối thoại, thân thi n, hợp tác - Ngày 22/7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li và trở thành quan sát viên chính thức... lại của cơng dân EU qua biên giới của nhau - 01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu được đưa vào sử dụng - Hiện nay là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới - 1990, quan hệ Việt Nam – EU được thi t lập và phát triển trên cơ sở hợp tác tồn diện - Từ tháng 1- 2002, các nước EU đã sử dụng đồng tiền chung châu Âu được gọi là đồng EURO BÀI 8: NHẬT BẢN 20 Câu 38 Tình hình... hậu quả mà con người chưa khắc phục được + Tai nạn lao động, tai nạn giao thơng + Vũ khí hủy diệt + Ơ nhiễm mơi trường + Bệnh tật - Qua đó đặt ra vấn đề khai thác hợp lí và bảo vệ tài nguyên thi n nhiên, hướng tới mục đích hoà bình nhân đạo trong việc sử dụng những thành tựu khoa học kó thuật để phục vụ cho con người và sự tiến bộ của xã hội loài người g Thời cơ và thách thức của Việt Nam trước sự... tồn; tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia => Tồn cầu hóa vừa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn Câu 44: Các xu thế phát triển của TG hiện nay - Các nước đều điều chỉnh chiến lược lấy phát triển KT làm trọng tâm để xd sức mạnh tổng hợp của quốc gia - Quan hệ giữa các nước... nguy cơ khủng bố và chiến tranh li khai - Xu thế tồn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, trở thành xu thế khách quan, tạo nên thời cơ và thách thức cho các quốc gia đang phát triển LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1930 Bài 12 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 – 1925 Câu 1 : Những tác động của tình hình TG đến CM VN sau CTTG I=> Làm bùng nổ phong trào dân tộc dân chủ ở VN - Sau CTTG I các... phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam - Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin Người đã tìm ra con đường giành độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam - Tháng 12/ 1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3, và tham gia sáng lập Đảng cộng . Bali (2/1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thi p vào công việc nội bọ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với. độc tài, mở đầu bằng cuộc tấn công vào trại lính Môncađa của 135 thanh niên yêu nước do Phiđen Cátxtơrô chỉ huy nhưng thất bại. - Sau cuộc tấn công trại lính Môncađa ,Phi đen Caxtơrô bị bắt. Cancutta nổi dậy đấu tranh + Ở nông thôn nông dân đấu tranh, chỉ nộp 1/3 hoa lợi cho địa chủ( phong trào Têphaga), nhiều nơi nông dân nổi dậy cướp tài sản của địa chủ. 12 - Do sức ép của phong trào