1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh tín thành 1

62 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 88,77 KB

Cấu trúc

  • A. Lời mở đầu (4)
  • B. Nội dung chuyên đề (6)
  • Chương I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp (0)
    • 1. Vốn kinh doanh (6)
      • 1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh (0)
      • 1.2. Phân loại vốn kinh doanh (7)
        • 1.2.1. Theo nguồn hình thành vốn (7)
        • 1.2.2. Theo thời gian huy động vốn……………………………………………… 8 1.2.3. Theo đặc điểm chu chuyển vốn…………………………………………. 1.2.4. Theo phạm vi huy động vốn………………………………………….. 1.3. Vai trò của vốn kinh doanh (8)
    • 2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh……………………………………………………………… 13 1. Hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn (14)
      • 2.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn (14)
      • 2.1.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn (15)
        • 2.1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp (15)
        • 2.1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (16)
        • 2.1.2.3. Các chỉ tiêu sinh lời (18)
      • 2.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (20)
  • Chương II: Sử dụng vốn trong công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành (0)
    • 1. Giới thiệu về công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành (25)
      • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty (25)
      • 1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý (26)
        • 1.2.1. Tên công ty (26)
        • 1.2.2. Quyết định thành lập (26)
        • 1.2.3. Ngành nghề kinh doanh (27)
      • 1.3. Cơ cấu tổ chức công ty (0)
      • 1.4. Tổ chức kế toán tại công ty (0)
      • 1.5. Lĩnh vực hoạt động, ưu và nhược điểm (0)
    • 2. Cơ cấu vốn của công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành (36)
      • 2.1. Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây……………………………………………………………………………….. ….35 2.2. Thực trạng, cơ cấu sử dụng và quản lý vốn kinh doanh của công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành (36)
        • 2.2.1. Kết cấu nguồn vốn của công ty……………………………………..… 39 2.2.2. Thực trạng về sử dụng vốn của công ty (40)
          • 2.2.2.1. Chỉ tiêu sử dụng vốn cố định (0)
          • 2.2.2.2. Chỉ tiêu sử dụng vốn lưu động (47)
          • 2.2.2.3. Chỉ tiêu về lợi nhuận……………………………………………… 50 3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành (0)
    • 1. Định hướng phát triển và mục tiêu của TTC Express (55)
      • 1.1. Mục tiêu hoạt động của công ty (55)
      • 1.2. Mục tiêu phát triển của công ty (56)
    • 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của TTC Express (56)
      • 2.1.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định (56)
      • 2.2. Giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại TTC Express (0)
        • 2.2.1. Nâng cao hiệu quả vốn cố định (0)
        • 2.2.2. Nâng cao hiệu quả vốn lưu động (0)
        • 2.2.3. Những kiến nghị giải pháp chung (58)
    • C. Kết luận (60)
    • D. Tài liệu tham khảo (61)

Nội dung

Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Vốn kinh doanh

Khái niệm về vốn kinh doanh:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tiến hành sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng cầm có các yếu tố như: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Nhưng để có được các yếu tố trên thì doanh nghiệp cần có số vốn nhất định để thực hiện thuê, mua các yếu tố đầu vào đó.

Vốn kinh doanh là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Vậy vốn kinh doanh ở đây là gì?

Vốn là phạm trù mang tính kinh tế gắn với nền tảng sản xuất hàng hóa.“Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.”

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng tuần hoàn liên tục tạo thành vòng chu chuyển vốn Sự vận động của vốn kinh doanh diễn ra qua hai giai đoạn chính là từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật; cuối cùng là từ hình thái hiện vật chuyển thành hình thái tiền Có thể diễn giải sự vận động đó theo sơ đồ sau:

Hình thái cuối cùng của vốn là tiền T’ khác với hình thái ban đầu là T và mức độ khác nhau này cho thấy một phần về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Thêm vào đó, sự khác nhau về các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành kinh doanh cũng tác động đến sự chu chuyển vốn hay là hiệu quả sử dụng vốn của từng ngành.

1.2 Phân loại vốn kinh doanh:

Tùy theo loại hình doanh nghiệp, quy mô vốn, đặc điểm ngành nghề kinh doanh và theo tiêu chí phân loại vốn…mà có thể phân loại vốn kinh doanh theo từng hướng khác nhau

1.2.1 Theo nguồn hình thành vốn

Là vốn do chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp Số vốn này không phải là khoản nợ của doanh nghiệp Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu được hình thành từ các nguồn khác nhau Thông thường nguồn vốn này bao gồm vốn góp và lợi nhuận chưa phân phối.

Là vốn đầu tư hình thành từ nguồn đi vay, chiếm dụng của các tổ chức cá nhân Điều khác biệt với vốn chủ sở hữu là doanh nghiệp phải trả khoản lãi suất và gốc sau một thời gian nhất định Phần vốn này doanh nghiệp được sử dụng với những điều kiện nhất định như thời gian sử dụng, thế chấp, lãi suất…nhưng không thuộc sở hữu của doanh nghiệp Vốn này bao gồm vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn.

Ta có mô hình hình thành nguồn vốn theo cách phân loại này:

Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.

Qua tiêu thức phân loại này cho thấy kết cấu vốn sản xuất kinh doanh được hình thành bằng vốn bản thân doanh nghiệp và từ các nguồn vốn huy động bên ngoài doanh nghiệp Từ đó giúp cho doanh nghiệp tổ chức tốt công tác tổ chức, quản lý và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn vốn; doanh nghiệp biết được khả năng của mình trong việc huy động vốn là cao hay thấp.

Thông thường mỗi doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn trên để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Sự kết hợp giữa hai nguồn vốn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng như quyết định chủ quan của người quản lý doanh nghiệp trên cơ sở xem xét tình hình chung của nền kinh tế và tình hình thực tế tại doanh nghiệp.

1.2.2 Theo thời gian huy động vốn

TSCĐ Vốn chủ sở hữu

Là nguồn vốn có tính chất ổn định lâu dài, doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên Nguồn này bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn của doanh nghiệp.

Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (thường là dưới 1 năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng đáp ứng các nhu cầu bất thường hay tạm thời Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụng được từ mua chịu.

Việc phân loại nguồn vốn theo cách này sẽ giúp cho các nhà quản lý cs điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Hơn nữa cách phân loại này còn giúp các nhà quản lý doanh nghiệp lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức lựa chọn nguồn vốn về quy mô thích hợp cho từng nguồn vốn đó, tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.

Mô hình nguồn vốn của doanh nghiệp theo cách phân loại này:

(TSCĐ- Tài sản cố định; TSLĐ- Tài sản lưu động).

1.2.3 Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển vốn

Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là tài sản cố định Với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định đều cần đến một lượng vốn tiền tệ nhất định.

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh……………………………………………………………… 13 1 Hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

2.1 Hiệu quả sử dụng vốn và những chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn. 2.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn

Mục tiêu đầu tiên và cũng là cuối cùng của doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp, trong đó có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm các biện pháp nhằm khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nhất tất cả các nguồn lực bên trong và ngoài doanh nghiệp Chính vì thế, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn được doanh nghiệp dặt lên hàng đầu.

Nói đến hiệu quả có nghĩa là đề cập đến mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó bao gồm hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

_ Hiệu quả kinh tế: Thể hiện qua mối tương quan giữa doanh thu thu về với chi phí bỏ ra Nếu xét về lượng, nếu doanh thu càng lớn hơn chi phí bỏ ra càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, và thực tế thì các doanh nghiệp quan tâm hơn cả là hiệu quả kinh tế sau đó trên tiền đề có hiệu quả kinh tế thì sẽ tính đến các hiệu quả xã hội.

_ Hiệu quả xã hội: Mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh nỗ lực, trình độ quản lý ở mỗi khâu,mỗi cấp trong hệ thống công việc và việc giải quyết tốt mục tiêu kinh tế gắn với mục tiêu chính trị- xã hội khác.

Thông qua những lý luận trên có thể khái quát:

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất.

2.1.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn. Để đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn từ các góc độ khác nhau, sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh Để đánh giá, so sánh mức sinh lời giữa các doanh nghiệp cần có hệ tống chỉ tiêu thống nhất Đây là một số chỉ tiêu đánh giá:

2.1.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.

Tỷ số nợ Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nguồn vốn từ bên ngoài là bao nhiêu phần trăm. Thể hiện mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp với bên ngoài.

Tỷ số nợ dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ số này phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ Giá trị tỷ số càng cao thì rủi ro tài chính càng tăng do doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào chủ nợ hoặc mức độ hoàn trả vốn cho các chủ nợ càng khó khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ.

* Hệ số vốn chủ sở hữu hay tỷ suất tự tài trợ.

Tỷ suất tự tài trợ = = 1- Tỷ số nợ

Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu là bao nhiêu phần trăm.

Thông thường, một doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp hay tỷ suất tự tài trợ cao được đánh giá là ít phụ thuộc vào chủ nợ.Tuy nhiên, nếu tỷ số nợ cao thì nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp rất có lợi, vì sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ vốn.

Qua đó ta thấy việc phân tích các hệ số kết cấu nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng, giúp cho người quản lý doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chính cơ bản của doanh nghiệp; góp phần đưa ra quyết định đúng đắn về mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh, đồng thời có kế hoạch cho tổ chức và sủ dụng vốn hiệu quả hơn.

2.1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

* Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần trung bình hàng tồn kho luân chuyển trong một kỳ, và xác định theo công thức:

Số vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân

(Nếu không có giá vốn hàng bán thì có thể sử dụng chỉ tiêu doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh Khi đó thông tin về số vòng quay hàng tồn kho sẽ có chất lượng kém hơn).

Thông thường so với kỳ trước, vòng quay hàng tồn kho giảm thì thời gian hàng tồn trong kho càng dài, vốn càng bị ứ đọng làm cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng lên Số vong quay hàng tồn kho càng cao thì càng tốt.

* Số vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu bán hàng với các khoản phải thu của doanh nghiệp và được xác định như sau:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Vòng quay các Khoản phải thu Các khoản phải thu bình quân

Các khoản phải thu bình quân được xác định bằng các khoản phải thu đầu kỳ cộng các khoản phải thu cuối kỳ đem chia cho hai Vòng quay cá khoản phải thu đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho doanh nghiệp, qua đó dánh giá được hiệu quả của một chính sách tín dụng của doanh nghiệp Vòng quay các khoản phải thu càng cao nói lên rằng doanh nghiệp quản lý các khoản phải thu hiệu quả, vốn đầu tư cho các khoản phải thu ít hơn Tuy nhiên, có trường hợp khoản phải thu cao lại cho thấy sự không hiệu quả trong khâu bán hàng do doanh nghiệp thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng.

* Kỳ thu tiền trung bình

Là khoảng thời gian trung bình từ khi doanh nghiệp xuất hàng đến khi doanh nghiệp thu được tiền về.

Số ngày trong kỳ phân tích

Kỳ thu tiền trung bình Vòng quay các khoản phải thu

“Số ngày trong kỳ phân tích” thường được xác định là 90 ngày hoặc 365 ngày nếu kỳ phân tích là một quý hay một năm.

* Vòng quay vốn lưu động

Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động Vốn lưu động bình quân

Việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp.

Nó giúp cho doanh nghiệp giảm được vốn lưu động cần thiết trong sản xuất kinh doanh, từ đó giảm lượng vốn vay hoặc có thể mở rộng quy mô.

* Hiệu suất xử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định đo lường việc sử dụng vốn cố định như thế nào Vốn cố định ở đây xác định trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản cố định Nó phản ánh một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Công thức xác định như sau:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định Vốn cố định bình quân

* Vòng quay vốn kinh doanh

Sử dụng vốn trong công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành

Giới thiệu về công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành

1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Tín Thành ( TTC Express) có tiền thân là Công ty TNHH Tín Thành được thành lập năm 2001 với 12 thành viên.

Từ việc khởi đầu này, công ty đã nhanh chóng lớn mạnh và ngày càng phát triển theo chuỗi cung ứng dịch vụ.

Ngày 10 tháng 02 năm 2006, Công ty tiến hành cổ phần hóa theo giấy phép số 01013010854 do Sở Kế Họach và Đầu Tư Hà Nội cấp.

Hiện nay, tại Việt Nam chúng ta đã quen với thương hiệu TTC Express trên các xe chuyển phát nhanh của Công ty Tín Thành có màu đỏ tươi và vàng, với dòng chữ TTC Express.

Năm 2007 doanh nghiệp đã nhận chuyển phát được trên 3500 lô hàng mỗi ngày Năm 2008 đã chuyển phát được hơn 7000 chuyến hàng mỗi ngày. Đến nay, sau 10 năm hoạt động, với hơn 1500 CBNV được đào tạo thường xuyên một cách chuyên nghiệp và mạng lưới Chi nhánh, văn phòng đại diện được phủ rộng khắp 64 tỉnh thành, TTC luôn đáp ứng cao nhất những yêu cầu của khách hàng và chiếm thị phần khá lớn trong thị trường chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế tại Việt Nam.

Tín Thành cũng là một trong những doanh nghiệp được bộ thông tin và truyền thông cấp giấy phép đầu tiên cung ứng dịch vụ chuyển phát thư, theo giấy phép số 354/ GP- BTT&TT ngày 01/11/2007 Điều này đã góp phần hoàn thiện lĩnh vực và chất lượng dịch vụ của TTC Express.

1.2 Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của TTC Express.

- Tên công ty : Công ty Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Tín Thành

- Tên tiếng Anh : TIN THANH EXPRESS JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: TTC EXPRESS., JSC hay TTC Express

 Trụ sở chính: Tại số: 942 Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

 Chi nhánh Hồ Chí Minh: Tại số: Cổng số 2 đường Thăng Long, P.4,

Quận Tân Bình, TP.HCM

 Chi nhánh Đà Nẵng: Tại số: 47 Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng.

 Chi nhánh Hải Phòng: Tại số: Bến Xe Tam Bạc, Quận Hồng Bàng, TP

- Email: tinthanh.co@fpt.vn

- Website: http://www.tinthanh.com.vn hoặc www.ttcvina.com

- Số tài khoản: 601704060006689 tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam chi nhánh TP HCM ( ngân hàng VIB )

Doanh nghiệp Cổ Phần Chuyển Phát Nhanh Tín Thành được lập theo giấy phép số 01013010854 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp 10 tháng 02 năm

2006 Thành viên sáng lập: Ông Phạm Trịnh Phương, Ông Phạm Văn Đại, Ông Phạm Đình Lợi , Ông Nguyễn Công Cát, Ông Phạm Trịnh Phong.

_ Đại lý, kinh doanh chuyển phát nhanh hàng hóa trong nước và quốc tế. _ Kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư.

_ Cho thuê xe nguyên chuyến.

1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty :

KHO HÀNG ĐI BỘ PHẬN KHO HÀNG ĐẾN

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Ban Giám Đốc: Là người đứng đầu chi nhánh chịu trách nhiệm toàn diện về mọi lĩnh vực quản lý và điều hành bộ máy hoạt động của công ty, quản lý sử

KẾ TOÁN TRƯỞNG dụng nguồn vốn của công ty vào kinh doanh có hiệu quả, tổ chức quản lý bảo vệ vốn sử dụng hợp lý để duy trì và phát triển mở rộng ngành nghề kinh doanh.

Phòng kinh doanh: Tổ chức kinh doanh, thực hiện các hợp đồng kinh tế ,lập kế họach kinh doanh, nghiên cứu tìm kiếm và mở rộng thị phần, mặt khác còn phải dự đoán nhu cầu của thị trường từ đó đưa ra kế hoạch chiến lược

Phòng kế toán: Thực hiện công tác quản lý tài chính của công ty, hạch toán số liệu, mở sổ sách theo dõi toàn bộ họat động về tài chính, điều hành việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Phòng tổ chức hành chính nhân sự: Quản lý và theo dõi tình hình biến động nhân viên, tuyển dụng nhân sự trong công ty Làm lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên Tố chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên Tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy, y tế, vui chơi giải trí, bảo vệ tài sản của công ty…

Phòng điều độ- lễ tân: Là bộ phận trực tiếp nhận các cuộc gọi thuộc đường dây nóng của công ty từ khách hàng và các chi nhánh khác của công ty. Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của khách hàng về quy trình làm thủ tục gửi kiện hàng hay chuyển phát nhanh, tình trạng hàng hóa… Điều phối nhân viên giao nhận, nhận và trả hàng tới các địa chỉ Xác định tuyến đường chung chuyển hàng hóa đi sao cho kinh tế nhất.

Kho- vận tải hàng hóa: Tiếp nhận bưu phẩm tới từ sân bay (Vietnam

Airlines, Jetstar Pacific Airlines ) và bưu phẩm đi các nơi từ bộ phận điều độ, phân loại các hình thức vận chuyển để đi đúng tuyến: hàng không, đường bộ, tàu.

1.4 Tổ chức kế toán tại TTC Express

Chức năng các bộ phận trong tổ chức kế toán của công ty:

- Là người tổ chức và chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của công ty.

- Tổ chức bộ máy kế toán khoa học phù hợp với quy mô phát triển của công ty và theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

- Thực hiện các quy định của pháp luật kế toán , tài chính trong đơn vị kế toán.

- Sắp xếp và bố trí công tác kế toán, hướng dẫn toàn bộ công việc kế toán trong phòng kế toán, đảm bảo cho từng bộ phận kế toán, từng nhân viên kế toán phát huy được khả năng chuyên môn, tạo sự kếp hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán có liên quan, góp phần thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của kế toán cung cấp thông tin chính xác , kịp thời để phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Tổ chức kiểm kê định kỳ tài sản, vật tư tiền vốn, xác định giá trị tài sản theo mặt bằng thị trường.

- Tổ chức ghi chép, tính toán và trích nộp đúng đủ kịp thời các khoản nộp ngân sách, các khoản công nợ phải thu, phải trả.

- Kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động tài chính của công ty, chấp hành các chính sách kinh tế tài chính, các chế độ chuẩn mực, định mức chỉ tiêu và kỷ luật tài chính của nhà nước, việc thực hiện chế độ thanh toán, tiền mặt, vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế.

- Tổ chức và đôn đốc kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn.

- Trực tiếp quản lý các tài liệu bên trong và bên ngoài được giao về phòng kế toán.

- Báo cáo và phân tích kịp thời về tình hình tài chính tại đơn vị cho Tổng giám đốc.

- Yêu cầu các đơn vị, bộ phận liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán

- Lập và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán tài chính cho Giám đốc và các phòng ban, cơ quan có liên quan.

- Kiểm tra, phân loại chi phí theo đối tượng sử dụng.

- Phân tích chi phí và phân bổ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty hợp lý.

- Cuối kỳ căn cứ vào các báo cáo, sổ chi tiết và các số liệu của các bộ phận trong phòng kế toán để kiểm tra, đối chiếu.

- Lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác phục vụ cho công tác quản lý tại công ty theo đúng niên độ, kỳ kế toán quy định.

- Kiểm tra chứng từ liên quan đến việc tính lương như : bảng chấm công. bảng thanh toán tiền lương sản phẩm, thêm giờ

- Cập nhật kịp thời, chính xác tình hình tăng giảm lao động, chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định.

- Lưu hồ sơ, chứng từ , sổ sách báo cáo kế toán liên quan trực tiếp đến công việc.

- Tuân thủ trình tự hạch toán theo chế độ kế toán quy định, chịu trách nhiệm về phần việc của mình trước trưởng phòng.

- Khi thay đổi công việc có trách nhiệm bàn giao công việc, tài liệu liên quan cho người kế toán mới.

- Theo dõi và cập nhật chi tiết, kịp thời tình hình nợ phải thu, phải trả, đôn đốc và thu hồi công nợ.

- Thường xuyên kiểm tra , đối chiếu từng khoản phải thu, phải trả Định kỳ lập giấy xác nhận công nợ.

- Phân tích tình hình công nợ, đôn đốc các khoản nợ ngắn hạn, nhỏ, lẻ của khách hàng không thường xuyên, nợ dài hạn Có biện pháp thích hợp nhằm giảm các khoản nợ trong toàn công ty.

- Lập dự phòng các khoản công nợ khó đòi.

- Kiểm tra tình hình công nợ tại các chi nhánh và đơn vị trực thuộc.

- Lưu trữ hợp đồng mua, bán, chứng từ công nợ, hồ sơ công nợ theo đúng quy định.

- Theo dõi số liệu trên sổ kế toán với số liệu trên chứng từ của ngân hàng. Kịp thời điều chỉnh sai lệch giữa chứng từ kế toán với chứng từng của ngân hàng Tuân thủ trình tự hạch toán kế toán công nợ theo chế độ tài chính quy định, chịu trách nhiệm về phần việc của mình trước trưởng phòng.

- Khi thay đổi công việc phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu liên quan cho người làm kế toán mới.

- Theo dõi tình hình công nợ tại các ngân hàng, và quá trình thanh toán nợ,thu nợ qua ngân hàng.

Cơ cấu vốn của công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành

2.1 Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây

Là doanh nghiệp cổ phần từ năm 2006 và trong những năm sau cổ phần hóa, doanh nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc Có thể đưa ra một số dẫn chứng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nhưng năm gần đây trong bảng 1.

Nhìn vào bảng 1 cho thấy:

_ Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây luôn có lãi, lợi nhuận sau thuế luôn dương và không ngừng tăng trong các năm từ 2007 tới 2010

+ Về doanh thu thuần các năm từ 2007 tới 2010 không ngừng tăng từ40.095.144.375 Việt Nam đồng (VNĐ) năm 2007, năm 2008 là 63.741.771.023VNĐ, năm 2009 là 87.879.281.897 VNĐ và 2010 là 176.253.689.437 VNĐ Việc tăng doanh thu thuần là do cả về giá cả dịch vụ bán ra tăng và tăng cả về số lượng dịch vụ bán ra.

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của TTC Express từ 2007 tới 2010 : Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh thu hoạt động tài chính 11.409.504 95.061.964 42.941.401 63.111.698

Chi phí tài chính 351.487.093 737.096.760 470.890.769 420.728.613 _Trong đó: Chi phí lãi vay 351.487.093 737.096.760 470.890.769 420.728.613

Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.732.335.797 11.905.452.403 14.305.733.941 29.757.989.714

Tổng lợi nhuận trước thuế 194.359.131 305.991.279 617.820.104 2.358.746.223

Chi phí thuế TNDN hiện hành 54.420.557 66.935.592 154.455.026 589.686.556

Nguồn: Báo cáo KQKD TTC Express

+ Về giá vốn của hàng hóa dịch vụ bán ra cũng tăng và ở mức khá cao. Các chi phí khác cũng không ngừng tăng, đặc biệt là “chi phí Quản lý doanh nghiệp” tăng khá mạnh và luôn ở mức lớn chỉ sau “giá vốn”.

+ Về lợi nhuận, năm 2007, doanh nghiệp có mức lợi nhuận sau thuế đạt 139.938.574 VNĐ, qua năm 2008 tăng lên mức 239.055.687 VNĐ, năm 2009 đạt 463.365.078 VNĐ và năm 2010 là 1.769.059.667 VNĐ Đây là một điều đáng mừng với doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả kinh tế cao và không ngừng tăng

_ Ngoài ra, tốc độ tăng của một số chỉ tiêu chính ở bảng 2 dưới đây còn cho thấy doanh nghiệp đang phát triển một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây Nếu lấy các chỉ tiêu của năm 2007 làm mốc so sánh là 100% thì các chỉ tiêu các năm tiếp theo thể hiện thật rõ ràng ở bảng 2

Bảng 2: Báo cáo KQKD dạng khuynh hướng của TTC Express : Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh thu hoạt động tài chính 100 833 376 553

Chi phí quản lý doanh nghiệp 100 177 212 442

Nguồn: Tổng hợp báo cáo KQKD TTC Express

+ Doanh thu thuần năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 159%, năm

2009 so với 2007 là 219% và mạnh mẽ nhất là năm 2010 tăng so với 2007 là 440%.

+ Giá vốn hàng bán cũng không ngừng tăng với tỷ lệ tăng ít nhất là bằng với tỷ lệ tăng doanh thu thuần qua các năm Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa giảm thiểu được giá vốn, cũng có nhiều nguyên nhân, phần nhiều là do các chi phí vận chuyển tăng cao do tác động tiêu cực của giá xăng dầu thời gian gần đây.

+ Doanh thu hoạt động tài chính có tỷ lệ tăng cao nhưng mức tăng tuyệt đối thì không đủ bù đắp cho mức tăng tuyệt đối của chi phí tài chính.

+ Chi phí bán hàng ở mức nhỏ và có xu hướng giảm đi trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp không ngừng tăng cả về tỷ lệ và mức tuyệt đối.

+ Lợi nhuận thuần tăng mạnh, chỉ riêng năm 2009 là giảm do hai nguyên nhân chính là giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp lớn Nhưng kết quả cuối cùng vẫn cho thấy doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận sau thuế dương do sự bù đắp của lợi nhuận khác là khá cao.

_ Thêm vào đó, để hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, cần phân tích thêm về kết quả kinh doanh trong hai năm gần đây:

_ Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng với tỷ lệ 100,56% tương đương với 88.374.407.540 VNĐ Điều này là cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp năm 2010 khả quan hơn rất nhiều, tăng hơn hai lần so với năm 2009

_ Giá vốn hàng bán cũng tăng với mức tăng 70.758.116.837 VNĐ với tỷ lệ chênh lệch là 96,7%; tỷ lệ tăng của giá vốn nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu thuần, điều này cho thấy doanh nghiệp phần nào đã quản lý tốt về giá vốn, trong bối cảnh các loại chi phí xăng dầu có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp vì là doanh nghiệp trong ngành vận tải.

Bảng 03: Kết quả hoạt động kinh doanh của TTC Express trong 2009 và 2010: Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

Doanh thu hoạt động tài chính 42.941.401 63111.698 20.170.297 46.97%

Chi phí tài chính 470.890.769 420.728.613 -50.162.156 -10.65% _Trong đó: Chi phí lãi vay 470.890.769 420.728.613 -

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Tổng lợi nhuận trước thuế 617.820.104 2.358.746.223 1.740.926.119 281.79%

Chi phí thuế TNDN hiện hành 154.455.026 589.686.556 435.231.530

Nguồn: Báo cáo KQKD TTC Express

_ Các loại chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác tăng đáng kể Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 108,01% tương đương 15.452.255.773 VNĐ Chi phí khác tăng 2263,3% tương đương 3.504.669.343 VNĐ Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa quản lý tốt chi phí quản lý doanh nghiệp và một số chi phí phát sinh khác.

_ Lợi nhuận thuần tăng rất cao với tỷ lệ tăng 4115,5% tương đương 2.235.756.030 VNĐ Điều này có hai nguyên nhân, thứ nhất là do năm 2009 doanh nghiệp có giá trị lợi nhuận thuần âm; thứ hai là do năm 2010 có lợi nhuận thuần rất cao do doanh thu thuần rất lớn so với các loại chi phí khác.

Nhìn chung, dựa vào những kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ở trên cũng cho thấy rằng, sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và không ngừng tăng lên Tuy nhiên, những số liệu về chi phí vẫn cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quản lý hiệu quả nguồn vốn của mình.

2.2 Thực trạng, cơ cấu sử dụng và quản lý vốn kinh doanh của công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành

Định hướng phát triển và mục tiêu của TTC Express

1.1 Mục tiêu hoạt động của Công ty

Khẩu hiệu chung của doanh nghiệp là: “ LUÔN CÙNG BẠN TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN”

Doanh nghiệp tiếp tục phát triển mạng lưới chuyển phát nhanh tới cấp xã đặc biệt là các huyện vùng cao, khu vực Tây Nguyên…nhằm phục vụ đông đảo đối tượng khách hàng.

TTC Express tính cước vận chuyển trong các trung tâm thành phố theo trọng lượng hàng hóa cước phí sẽ giảm từ 30% đến 50% và những khách hàng sử dụng thường xuyên với số lượng nhiều để thu hút khách hàng Doanh nghiệp luôn có các chính sách hậu mãi cho các khách hàng thường xuyên và quen thuộc.

Doanh nghiệp đã và đang đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và ứng dụng các hệ thống kỹ thuật hiện đại vào quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ các nhu cầu của khách hàng.

Doanh nghiệp đã hoàn chỉnh hệ thống website cung cấp các thông tin về giá cả, dịch vụ, phương thức vận chuyển và các đường dây nóng tại các chi nhánh khu vực nơi khách hàng cư ngụ.

1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty

_ Xây dựng cụm cảng hàng hóa tại các cảng biển lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu…

_ Xây dựng mạng vận tải đường trục 64/64 tỉnh phục vụ các công ty chuyển phát nhanh.

_ Xây dựng hệ thống kho bãi, hệ thống chi nhánh trên các địa bàn trọng yếu của Việt Nam.

_ Tham gia dự án kho hàng hóa Tân Sơn Nhất.

_ Không ngừng cung cấp hệ thống định vị toàn cầu (GPRS) để quản lý xe. _ Xây dựng hệ thống shipping container door to door.

_ Mục tiêu của công ty trong những năm tới là tiếp tục phát triển mở rộng mạng lưới chi nhánh, số lượng và chất lượng dịch vụ; hướng tới mục đích là trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong dịch vụ chuyển phát.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của TTC Express

2.1.1 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:

- Sử dụng đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích gắn liền với trách nhiệm về tài chính Thưởng phạt về bảo quản, sử dụng TSCĐ, nghiên cứu phát minh sáng chế- ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.

- Đảm bảo khả năng tài chính nhằm thực hiện quyết định đầu tư dài hạn để tăng quy mô và điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định.

- Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ, từ đó giảm bớt TSCĐ và nắm vững TSCĐ hiện có đang sử dụng, chưa dùng, không cần dùng để giải phóng (thanh lý, nhượng bán) những ứ đọng Mặt khác, tài chính doanh nghiệp phải tham gia xây dựng chế độ quản lý sử dụng TSCĐ, tránh tình trạng mất mát hư hỏng và có biện pháp xử lý kịp thời thiệt hại về TSCĐ.

2.1.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động :

- Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động (NCVLĐ) thường xuyên, cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất- kinh doanh.

- Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở cả ba khâu: dự trữ, sản xuất, lưu thông.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Đối với bộ phận vốn nhàn rỗi cần được sử dụng một cách linh hoạt thông qua các hình thức đầu tư ra bên ngoài như đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư vào tài sản tài chính, hoặc cho vay nhằm thu lợi tức tiền vay.

2.2 Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của TTC

Sau một thời gian tìm hiểu tình hình thực tế tại doanh nghiệp kết hợp với một số phân tích tình hình thực trạng của doanh nghiệp ở trên, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại TTC Express như sau:

2.2.1 Quản lý vốn cố định

_ Doanh nghiệp nên chọn phương pháp khấu hao thích hợp, như chọn phương pháp khấu hao với số dư giảm dần Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thế đổi mới nhanh các tài sản cố định như các phương tiện vận tải Do phương pháp này có khả năng thu hồi vốn nhanh Tạo điều kiện mở rộng kinh doanh nhanh hơn vì doanh nghiệp đã hoạt động được khá lâu nên có cơ sở nguồn vốn vững chắc trước đó.

_ Công ty cần định kỳ kiểm tra, đánh giá lại các tài sản cố định để có biện pháp quản lý, xử lý kịp thời.

_ Ngoài ra, doanh nghiệp nên cơ cấu tại nguồn vốn vào tài sản cố định là tăng tỷ trọng vào tài sản cố định Đầu tư thêm các phương tiện vận chuyển hàng hóa, văn phòng, kho, bến bãi… Vì đây là nhu cầu tất yếu nếu doanh nghiệp muốn mở rộng mạng lưới chi nhánh để phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.

_ Thêm vào đó, doanh nghiệp không nhất thiết phải dùng vốn chủ sở hữu hiện có để đầu tư vào vốn cố định, doanh nghiệp nên dùng biện pháp góp vốn thêm của các nhân viên trong chính bản thân doanh nghiệp: như là góp xe, phương tiện vận chuyển… Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp nên mở rộng cổ phần hóa hơn nữa cho ngay chính các nhân viên trong công ty.

_ Công ty nên đầu tư mua sắm các phương tiện vận chuyển mới và chuyên dùng để có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu chuyển hàng tận tay người nhận.

2.2.2 Quản lý vốn lưu động

_ Hiện tại nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn, khá cao so với nguồn vốn cố định Vì thế doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định hợp lý tránh lãng phí nguồn vốn

_ Cần giảm đi các khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng và phải thu nội bộ Với khách hàng thì cần có chính sách giá hợp lý vói từng danh mục khách hàng trả chậm và trả ngay Với các khoản phải thu nội bộ cần kiểm soát chặt chẽ hơn; yêu cầu nhân viên nộp phí vận chuyển ngay trong ngày…gắn trách nhiệm thưởng phạt về nguồn vốn mạnh hơn Công ty cần tăng cường khả năng thu hồi nợ từ khách hàng nhanh.

_ Các khoản tiền và tương đương tiền khá nhiều trong tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền cần dùng để đầu tư vào các danh mục đầu tư khác như góp vốn liên doanh, hoặc mở thêm chi nhánh …

_ Cần xây dựng các kế hoạch về vốn lưu động và sử dụng nguồn vốn lưu động để có thể quản lý tốt hơn nguồn vốn này.

2.2.3 Những kiến nghị giải pháp chung

Về phía doanh nghiệp cần làm một số biện pháp như là:

_ Quan tâm hơn nữa tới đời sống cho cán bộ, nhân viên công ty Thực tế hiện nay, lạm phát đẩy giá cả leo thang, các nhân viên trong công ty rất khó khăn về đời sống Công ty có thể tăng mức lương và thưởng lên cho nhân viên Điều này sẽ khuyến khích nhân viên gắn bó và cống hiến hơn nữa cho công ty Nếu công ty tiết kiệm được một số chi phí khác thì việc tăng lương cho nhân viên là hoàn toàn trong tầm tay.

_ Công ty nên mở rộng việc cổ phần hóa, thu hút thêm nguồn vốn cho bản thân công ty mà không cần huy động vốn từ phía bên ngoài Điều này sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới các cổ đông lớn nếu mức vốn huy động nhỏ Nguồn vốn này sẽ thay cho nguồn vốn đi vay từ ngân hàng với chi phí cao như hiện nay.

_ Hiện nay nguồn vốn lưu động của công ty đang ở mức dư thừa ngân quĩ, công ty nên đầu tư vào các danh mục khác như đi góp vốn liên doanh, hoặc mở rộng thêm số lượng dịch vụ khác không chỉ dừng ở vận chuyển mà nên cả bảo quản, hay nên có các xe chuyên dụng để vận chuyển các hàng hóa đặc biệt khác như thực phẩm, hóa chất… Hay công ty cần các phương tiện đặc biệt để có thể tới những nơi mà áp dụng chính sách cấm xe ô tô…

_ Ngoài ra, công ty nên có các biện pháp tăng cường maketing, quảng cáo làm cho các đối tượng khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ, điều này cho thấy vấn đề quan trọng của các nhân viên kinh doanh Thêm vào đó là nâng cao chất lượng của dịch vụ và thời gian chuyển hàng đúng hẹn Thời gian chuyển hàng nhanh và uy tín là điều quan trọng nhất để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp chuyển phát nhanh

Về phía các cơ quan chức năng:

Kết luận

Vốn là điều kiện tiên quyết cho sự hình thành, phát triển thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay Việc huy động vốn đã khó, song việc sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động được lại càng khó khăn hơn Đó là điều quan tâm bậc nhất của các doanh nghiệp hiện nay.

Trong thời gian thực hiện chuyên đề: “ Vốn kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành ” tại doanh nghiệp cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành, em đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, hệ thống lại những kiến thức đã học về vốn kinh doanh , hiệu quả sử dụng vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn tại doanh nghiệp và từ đó rút ra những kết luận quan trọng về thành công và hạn chế trong sử dụng vốn; nguyên nhân của những hạn chế về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cổ phần chuyển phát nhanh Tín Thành.

Cuối cùng là đưa ra được một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của bản thân doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vấn đề về vốn rất rộng lớn và phức tạp, thời gian thực tế và trình độ kiến thức có hạn nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu xót, khiếm khuyết Kính mong và trân trọng đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc.

Một lần nữa, em xin trân thành cảm ơn quý thầy cô và quý công ty đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này!

Tài liệu tham khảo

1 Giáo trình Tài chính doanh nghiệp- NXB Tài Chính

2 Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp- NXB ĐH Kinh Tế Quốc

4 Tạp chí Thông tin tài chính

5 Một số luận văn tốt nghiệp trường Học Viện Ngân Hàng

6 Báo cáo tài chính công ty các năm 2007- 2010

Ngày đăng: 03/08/2023, 11:33

w