Bản tin phục vụ lãnh đạo (2)
Trang 1BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO
(Ngày 10 tháng 01 năm 2013)
CHÍNH SÁCH MỚI 2
1 4 trường hợp không được bố trí vốn trái phiếu Chính phủ 2
2 Bổ sung quy định vay, mua và bán giấy tờ có giá 2
3 Ban hành Quy chế quản lý Quỹ tích lũy trả nợ 4
4 Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách 5
CHỈ THỊ MỚI 6
5 Thủ tục hành chính nông nghiệp cần thông thoáng hơn 6
6 Công điện đẩy nhanh giải phóng mặt bằng Quốc lộ 3 mới 7
7 Khẩn trương hoàn thiện quy định về thương mại điện tử 8
TƯ DUY – CÁCH LÀM MỚI 9
8 Mô hình ban tuyên vận ở Lào Cai: Tạo chuyển biến trong tuyên truyền .9 9 Huế: Đội đoàn kết trên biển góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải 11
BÌNH LUẬN 12
10.Câu hỏi của Thủ tướng 12
QUẢN LÝ 14
11.Chống chạy tuyển công chức 14
12.Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: Tạo cơ chế giám sát CBCC 15
13.Năm mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ mong được hỗ trợ nhiều hơn 17
14.Dự thảo sửa đổi Nghị định 84: Vẫn “độc quyền” và thiếu minh bạch 18
15.Nghịch lý tiền lương và năng suất lao động 20
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 21
16.Hà Nội: Bí thư Thành ủy “đi thi” 21
17.Ngành tư pháp: “Không để công tác cải cách TTHC chùng xuống” 22
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH 23
18.Rủi ro ồ ạt phát hành trái phiếu địa phương 23
PHÁP LUẬT 25
19.Hà Nội: Lộ diện 12 cán bộ gian lận trong thi tuyển công chức 25
Trang 2CHÍNH SÁCH MỚI
4 trường hợp không được bố trí vốn trái phiếu Chính phủ
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tưđối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2012-
2015
Theo đó, sẽ không bố trí vốn trái phiếu chính phủ cho phần tăng thêm khối lượngthực hiện của các dự án do điều chỉnh hạng mục làm tăng quy mô, tăng tổng mứcđầu tư
Thông tư cho biết, có 3 trường hợp không được bố trí vốn trái phiếu chính phủ giaiđoạn 2012 - 2015, gồm: Các hạng mục sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và cácnguồn vốn khác; kinh phí thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lựcchuyên môn cho cán bộ y tế thuộc “Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnhviện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn tráiphiếu chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010 và cácnguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013”; nguồn kinh phí giám sát, kiểm traviệc thực hiện Đề án số 47/2008, Đề án số 930 và Đề án số 20/2008 của các ban chỉđạo đề án và các cơ quan liên quan
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2 (Lao Động 9/1) Về đầu trang
Bổ sung quy định vay, mua và bán giấy tờ có giá
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ký ban hành Thông tư số 01/2013 sửa đổi, bổsung một số điều tại Thông tư số 21/2012 quy định về hoạt động cho vay, đi vay,mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài
Thông tư 01 bổ sung các khái niệm trên thị trường liên ngân hàng, gồm: “Giao dịchcho vay, đi vay,” “Gia hạn khoản vay,” “Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,” “Chuyển nợquá hạn.”
Ngoài các điều kiện đã quy định tại Thông tư 21, Thông tư này sửa đổi, bổ sungthêm điều kiện: tại thời điểm thực hiện giao dịch đi vay, các tổ chức tín dụng, chinhánh ngân hàng nước ngoài không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở
Trang 3lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, trừ trường hợp đượcThống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép đi vay.
Các giao dịch bằng đồng Việt Nam giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài là thành viên của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng phải thựchiện thanh toán qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, trừ các trườnghợp như các giao dịch ngoài thời gian hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tửliên ngân hàng; các giao dịch chuyển tiền trả nợ gốc và lãi của khoản vay; các giaodịch không thực hiện việc chuyển tiền gốc của khoản vay; việc chuyển tiền để thựchiện giao dịch mua, bán có kỳ hạn trái phiếu đã niêm yết tại Sở giao dịch chứngkhoán được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về chứng khoán
Về mục đích cho vay, đi vay, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiđược cho vay, đi vay lẫn nhau để bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khảnăng chi trả và kinh doanh vốn trên cơ sở cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảmbảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài
Ngoài ra, Thông tư 01 cũng sửa đổi, bổ sung một số điều về thời hạn cho vay; thờihạn mua, bán và hiệu lực thi hành của hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳhạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Một số hoạt động không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này bao gồm: hoạtđộng điều hòa vốn giữa ngân hàng hợp tác xã với các quỹ tín dụng nhân dân; hoạtđộng cho vay, đi vay giữa các quỹ tín dụng nhân dân với nhau; hoạt động cho vay,
đi vay giữa các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam của cùng một ngânhàng nước ngoài; hoạt động thu chi trên tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hoạt động cho vay đảm bảo khả năng thanhtoán giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán giữa ngân hàng thanhtoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lựa chọn với các thành viên của Trung tâmlưu ký chứng khoán là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Thông tư 01 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/1 (TTXVN 8/1) Về đầu trang
Trang 4Ban hành Quy chế quản lý Quỹ tích lũy trả nợ
Thủ tướng vừa ban hành Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ TheoQuy chế, việc sử dụng Quỹ được quy định cụ thể như sau:
Đối với việc chi hoàn trả ngân sách nhà nước các khoản ngân sách nhà nước đã ứngtrả nợ cho các khoản vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại: Thực hiện định
kỳ hàng tháng trên cơ sở các chứng từ trả nợ, trong đó tách riêng phần trả nợ chocác khoản vay về cho vay lại Thời điểm hoàn trả chậm nhất vào ngày 5 của thángtiếp theo, riêng đối với các khoản dự kiến hoàn trả của tháng 12 sẽ được hoàn trảngân sách nhà nước trước ngày 30/12 Số hoàn trả chính thức của tháng 12 sẽ đượcđối chiếu và chuyển trả trực tiếp trong tháng 1 của năm tiếp theo
Với nội dung ứng trả thay cho người được bảo lãnh trong trường hợp người bảolãnh chưa trả hoặc không trả được toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ nợ phải trả:Thực hiện theo các quy định tại Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ hiệnhành và các cam kết tại các Thư bảo lãnh đã phát hành Nguồn tiền ứng trước từQuỹ được thanh toán trực tiếp cho người cho vay Đồng thời, Bộ Tài chính ký Hợpđồng ứng vốn với người được bảo lãnh để ứng vốn Người được bảo lãnh có tráchnhiệm hoàn trả Quỹ theo đúng các điều kiện tại Hợp đồng ứng vốn với Bộ Tàichính
Trường hợp do khoản ứng trả thay quá lớn và Quỹ không đủ nguồn, Bộ Tài chínhbáo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tạm ứng từ ngân sách nhà nước để chi trảphần còn thiếu Quỹ có trách nhiệm hoàn lại ngay ngân sách nhà nước khoản tạmứng khi có đủ nguồn
Với trường hợp ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ
và nợ được Chính phủ bảo lãnh nhằm giảm thiểu chi phí đi vay: Thực hiện theo các
đề án cơ cấu lại nợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Các chi phí nghiệp vụ quản lý Quỹ phát sinh trực tiếp từ hoạt động của Quỹ thựchiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về tổ chức và hoạt động của Quỹ vàchế độ nhà nước hiện hành
Trang 5Nguồn tiền của Quỹ còn dư sau khi đã cân đối sử dụng cho các mục đích chi trên lànguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ Nguồn vốn này phải được bảo toàn và pháttriển thông qua các nghiệp vụ quản lý Cụ thể:
Cho ngân sách nhà nước vay hoặc mua trái phiếu Chính phủ theo khả năng cân đốinguồn của Quỹ Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi cũng có thể gửi có kỳ hạn tại cácngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trong nước có uy tín do Ngân hàngNhà nước Việt Nam thông báo cho Bộ Tài chính trên cơ sở chào lãi suất cạnh tranh
Theo Quy chế, dành tối thiểu 80% nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trên để cho ngânsách nhà nước vay, mua trái phiếu Chính phủ và gửi tại các ngân hàng, tổ chức tàichính của Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm cổ phần chi phối
Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi cũng được sử dụng dịch vụ ủy thác quản lý vốn củacác ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước có uy tín củaViệt Nam theo đánh giá xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các ngânhàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
Bộ Tài chính tổ chức giám sát việc quản lý Quỹ theo các quy định tại Quy chế này.Quỹ cũng chịu sự kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong quá trình kiểm toánngân sách nhà nước Quỹ không được tổ chức thành lập pháp nhân riêng Bộ trưởngTài chính bổ nhiệm người làm chủ tài khoản, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kếtoán) và phân công một số cán bộ làm nhiệm vụ quản lý Quỹ (Website Chính Phủ9/1)Về đầu trang
Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách
Nghị định 04/2013/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luậtcông chứng vừa được Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày25/2/2013
Nghị định nêu rõ, công chứng viên phải hành nghề chuyên trách; không được đồngthời hành nghề khác, không được kiêm nhiệm các chức danh tư pháp như luật sư,đấu giá viên, trọng tài viên, thừa phát lại hoặc các chức danh tư pháp khác
Luật sư được bổ nhiệm công chứng viên để hành nghề công chứng thì khi làm thủtục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng hoặc bổ sung thành viên hợp danh
Trang 6của Văn phòng công chứng hoặc ký hợp đồng làm việc với Văn phòng công chứngphải có xác nhận của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư về việc đã rút tên khỏi danh sáchthành viên của Đoàn luật sư và giấy tờ chứng mình đã chấm dứt hành nghề luật sư.
Theo Nghị định, việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm Phòngcông chứng và Văn phòng công chứng phải tuân theo Quy hoạch tổng thể phát triển
tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Khuyến khích thành lập các Văn phòng công chứng Chỉ thành lập Phòng côngchứng trong trường hợp không phát triển được Văn phòng công chứng UBND cấptỉnh có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ cho việc thành lập và phát triển các Vănphòng công chứng ở những địa bàn khó khăn
UBND cấp tỉnh xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên cơ sởbảo đảm sự công khai, minh bạch, phù hợp với quy hoạch, khuyến khích phát triểncác Văn phòng công chứng có nhiều công chứng viên, có cơ sở vật chất, bộ máyhoạt động và đội ngũ công chứng viên, nhân viên lành nghề
Mức thu phí công chứng được áp dụng thống nhất đối với Phòng công chứng vàVăn phòng công chứng trong phạm vi toàn quốc
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp quy định mức thu, chế độ quản lý,
sử dụng phí công chứng (Website Chính Phủ 9/1)Về đầu trang
CHỈ THỊ MỚI
Thủ tục hành chính nông nghiệp cần thông thoáng hơn
Tại Hội nghị về công tác cải cách hành chính ngành nông nghiệp diễn ra ngày 8/1tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu các đơn vị liênquan, cần tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp thôngthoáng hơn cho cả người dân và doanh nghiệp
Theo báo cáo của Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT), công tác cải cách hành chính củangành nông nghiệp năm 2012 bao gồm 7 lĩnh vực trọng tâm với 42 nhiệm vụ và 81hoạt động, bao gồm: Cải cách tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính; công tác chỉ
Trang 7đạo điều hành Kết quả, đã hoàn thành 37 nhiệm vụ với 75 hoạt động cụ thể, tiếtkiệm được 4,4 tỷ đồng
Cụ thể, trong năm 2012, Bộ NN&PTNT đã triển khai rà soát hệ thống hóa văn bảnpháp luật như Luật Thủy sản và các luật có liên quan; đề xuất 24 văn bản sửa đổi,
bổ sung; 30 văn bản, kiến nghị ban hành các quy định mới; bãi bỏ 35 thủ tục hànhchính
Bộ NN&PTNT cũng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thôngtrong hoạt động của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Hiện tại, Bộ NN&PTNT
đã hoàn thành nâng cấp, hoàn thiện cập nhật lại toàn bộ thủ tục hành chính công
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, nhìn chung so với năm 2011, công tác cải cáchthủ tục hành chính đã được thực hiện toàn diện, đồng bộ hơn, chất lượng dần đượcnâng lên Tuy nhiên, các đơn vị cần phải rà soát lại tổng thể các thủ tục hành chính,nếu không sẽ lại dẫn tới việc thu gọn ở mặt này nhưng lại phát sinh thêm ở các mặtkhác, gây vướng mắc, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp
“Nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính trong năm 2013 trước tiên là phải chấnchỉnh lại việc tổ chức và cán bộ Cần phải xem lại việc có hay không thi tuyển cán
bộ đạt 100 điểm ngoại ngữ, nhưng khi hỏi một câu tiếng Anh cũng không trả lờiđược” - ông Phát chỉ đạo (Nông Thôn Ngày Nay 9/1)Về đầu trang
Công điện đẩy nhanh giải phóng mặt bằng Quốc lộ 3 mới
Ngày 9/1, Thủ tướng có công điện yêu cầu Bộ GTVT, UBND thành phố Hà Nội vàtỉnh Thái Nguyên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp đẩy nhanh công tác giảiphóng mặt bằng phục vụ thi công Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới, đoạn Hà Nội -Thái Nguyên
Hiện nay, Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới, đoạn Hà Nội - Thái Nguyên sử dụng vốnvay JICA, do Bộ GTVT làm Chủ đầu tư đang có thể không hoàn thành đúng tiến
độ Một trong những nguyên nhân là do chậm bàn giao mặt bằng phục vụ thi công
Để hoàn thành dự án đúng tiến độ vào cuối năm 2013, Thủ tướng yêu cầu UBNDthành phố Hà Nội, UBND tỉnh Thái Nguyên phối hợp tốt với Tập đoàn Điện lựcViệt Nam tập trung chỉ đạo để giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong công tác
Trang 8đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án, hoàn thành việc bàn giao mặtbằng thi công cho Chủ đầu tư trong tháng 1/2013 Đồng thời, cần có biện pháp ngănngừa tình trạng tái lấn chiếm đối với phần diện tích mặt bằng đã được bàn giao.
Bộ GTVT phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác giải phóng mặtbằng và chỉ đạo việc thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ
Được biết, dự án xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên (hay còn gọi
là dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên) là dự án quan trọng trong việc kếtnối mạng lưới giao thông khu vực phía Bắc Thủ đô Hà Nội Ngoài việc giảm tảicho Quốc lộ 3 cũ, tuyến đường còn có ý nghĩa rất lớn để phát triển kinh tế cho cáctỉnh vùng núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên
Được khởi công cuối năm 2009, đường cao tốc loại A dài hơn 61km đi qua 3 địaphương này có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/h, điểm đầu từ xã Ninh Hiệp(Hà Nội) nối tới điểm cuối là đường tránh thành phố Thái Nguyên (Website ChínhPhủ 9/1)Về đầu trang
Khẩn trương hoàn thiện quy định về thương mại điện tử
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương rà soát,hoàn thiện dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử Trong đó, dự thảo cần quyđịnh rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ: Công Thương, Công an, Thôngtin và Truyền thông về an toàn, an ninh trong giao dịch thương mại điện tử
Đồng thời, dự thảo Nghị định cần thể hiện cả các nội dung về thanh toán điện tử;quy định điều kiện thiết lập website đúng với thẩm quyền quản lý của Bộ CôngThương
Phó Thủ tướng cũng lưu ý dự thảo Nghị định phải quy định rõ đối tượng áp dụngcủa Nghị định gồm các thương nhân, tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông quaphương tiện điện tử để tiến hành hoạt động thương mại với chủ thể Việt Nam
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ điều kiệnkinh tế, xã hội và yêu cầu quản lý của từng thời kỳ để hướng dẫn các biện phápquản lý cho phù hợp
Trang 9Dự thảo Nghị định trên phải trình Thủ tướng trong tháng 1/2013.
Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian qua đã xuất hiện một số hình thức biếntướng của kinh doanh đa cấp với đối tượng kinh doanh không phải là hàng hóa mà
là dịch vụ trên một số website, tuy nhiên các văn bản pháp luật hiện hành còn thiếuquy định để xử lý
Do đó, Bộ đã soạn dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử Trong đó, dự thảoquy định 4 nhóm hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử gồm: vi phạm
về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; vi phạm về thông tin trên websitethương mại điện tử; vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử và các viphạm khác (Website Chính Phủ 9/1)Về đầu trang
TƯ DUY – CÁCH LÀM MỚI
Mô hình ban tuyên vận ở Lào Cai: Tạo chuyển biến trong tuyên truyền
Kinh nghiệm thực hiện công tác tuyên vận, theo ông Ma Thanh Sợi - Bí thư Chi bộkiêm Tổ trưởng tổ Tuyên vận thôn Nậm Rịa, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), đó là tuyêntruyền phải hợp với chủ trương của Đảng, hợp với thực tiễn địa phương, hợp lòngdân
Sau một năm triển khai, Đề án “Thí điểm mô hình ban tuyên vận xã, phường, thịtrấn và tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố” trên địa bàn 36 xã, phường đã được thựchiện với nhiều cách làm mới, sáng tạo, phù hợp và mang lại hiệu quả tích cực Tăngcường hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đối với công tác tuyêntruyền, vận động Thông qua đó đã làm chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành độngcủa các tầng lớp nhân dân
Tại Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Đề án Tuyên vận của Tỉnh ủy đã có nhiều ýkiến của các địa phương xung quanh thực hiện mô hình này
Theo đó, ông Nguyễn Quốc Nghi - Phó Ban Tuyên vận xã Bảo Nhai (Bắc Hà) chia
sẻ rằng, cần cung cấp thông tin có hệ thống, có định hướng trên các lĩnh vực.
Mặc dù thời gian thực hiện thí điểm chưa dài, nhưng ban tuyên vận xã và tổ tuyênvận thôn đã từng bước đi vào hoạt động nền nếp, góp phần cung cấp thông tin một
Trang 10cách hệ thống, có định hướng trên các lĩnh vực Hàng tháng, ban tuyên vận duy trì
tổ chức hội nghị tuyên vận để thông tin những nội dung thời sự trong nước, quốc tế,đồng thời triển khai, đánh giá công tác tuyên truyền, vận động trong tháng, cungcấp các loại tài liệu cho các tổ chức làm cơ sở tuyên truyền, vận động tại thôn Sựphối hợp đồng bộ làm công tác tuyên tuyền, vận động của các ban, ngành, đoàn thể
từ xã đến thôn, bản duy trì đều hơn, vừa làm công tác tuyên truyền, vừa làm côngtác vận động hiệu quả hơn
Còn bà Lư Thị Tiểng - Phó Ban Tuyên vận xã Khánh Yên Hạ (Văn Bàn) cho rằng,
mô hình đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương Bà nói: Do
làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nhân dân xã Khánh Yên Hạ đã tích cựcchuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoátnghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 436 hộ (năm 2011) xuống còn 267
hộ (năm 2012)
Dân có hiểu mới làm hiệu quả - là chia sẻ của ông Ma Thanh Sợi, Bí thư Chi bộ
kiêm Tổ trưởng Tổ Tuyên vận thôn Nậm Rịa, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) Ông chia sẻ:Kinh nghiệm thực hiện công tác tuyên vận ở Nậm Rịa đó là tuyên truyền phải hợpvới chủ trương của Đảng, hợp với thực tiễn địa phương, hợp lòng dân
Bà Đinh Thị Phương Thảo - Tổ trưởng Tổ Tuyên vận khu dân cư Duyên Hà,phường Duyên Hải (thành phố Lào Cai) thì cho biết, trong công tác vận động nhândân đóng góp xây dựng và phát triển đô thị, chi bộ đã có nghị quyết giao cho tổtuyên vận tuyên truyền, vận động nhân dân cùng thực hiện Từ thực tiễn của khudân cư, tổ tuyên vận đã đổi mới cách tuyên truyền, đa dạng các hình thức tuyêntruyền, vận động nhân dân hiểu, tự giác thực hiện Đội ngũ cán bộ, đảng viên làmnòng cốt thực hiện trước, sau đó vận động nhân dân cùng làm Nhờ có tổ tuyên vận,công tác tuyên truyền, vận động ở khu dân cư đạt nhiều kết quả… (Baolaocai.vn9/1) Về đầu trang
Huế: Đội đoàn kết trên biển góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải
Nhờ thành lập tổ, đội đoàn kết, ngư dân Thừa Thiên – Huế đã vững vàng ra khơi,
hỗ trợ nhau, mang về những tàu cá bội thu Từ “kênh thông tin” của ngư dân bámbiển, đã góp phần củng cố, bảo vệ chủ quyền, lãnh hải Tổ quốc
Trang 11Ngư dân Nguyễn Xuân Chiến chia sẻ: “Điểm thuận lợi của tổ đoàn kết là khi đi làmngoài biển có sự cố xảy ra anh em đến hỗ trợ nhau để giải quyết Ví như tàu mình bịhỏng máy thì tàu gần nhất có trách nhiệm phải tới giúp Ngoài ra, khi không maytàu gặp tai nạn nguy hiểm hay gặp tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải trên biển thìmình liên lạc với Đồn biên phòng cửa khẩu Thuận An để họ có phương án trợ giúp,giải quyết”.
Hiệu quả kinh tế cũng như công tác bảo vệ chủ quyền trên biển khi các ngư dântham gia vào đội đoàn kết trên biển đã thấy rõ Tháng 10/2008, đội đoàn kết trênbiển lần đầu tiên được thành lập ở xã Phú Thuận, các ngư dân đã tình nguyện tíchcực tham gia với 65 tàu cá Thấy có hiệu quả, tháng 9/2011 xã Phú Hải cũng thànhlập tổ đoàn kết trên biển với 43 tàu thành viên
Ngư dân Ngô Đức Xuyên, một thành viên tích cực của tổ, là chủ tàu cá xa bờ ở xãPhú Thuận cho hay: “Trước đây, vì khai thác riêng lẻ trên biển và thiếu sự gắn bónên các tàu cá thường gặp khó khăn trong việc đối phó với thiên tai, nhất là đối phóvới tàu lạ của các nước 5 năm trở lại đây, chúng tôi tham gia vào tổ đoàn kết, nênrất an tâm bám biển làm giàu”
Ông Xuyên cũng như nhiều ngư dân ở tỉnh Thừa Thiên – Huế thông qua tổ đoàn kếtvới quy chế hoạt động rõ ràng, dần dần đã ý thức được biển là tài nguyên của Tổquốc, trách nhiệm bảo vệ lãnh hải của đất nước không chỉ là của lực lượng chứcnăng trên biển mà hơn ai hết, mỗi ngư dân là một “tai mắt” của biển Biển với ngưtrường rộng lớn cũng là nơi mang lại cho họ cơm ăn áo mặc “Ngư dân bám biểnkhông chỉ để làm giàu mà còn hỗ trợ lẫn nhau khi hoạn nạn và bảo vệ chủ quyềnbiển, đó là điều quan trọng hơn cả”, ông Xuyên chia sẻ
Hiện số lượng tàu tham gia khai thác thủy sản trên biển của tỉnh Thừa Thiên – Huế
là trên 2.000 chiếc Đội tàu khai thác xa bờ được trang bị khá đồng bộ góp phầnnâng cao sản lượng khai thác biển Thời gian qua, UBND tỉnh đã phê duyệt danhsách 65 tàu cá tham gia hoạt động đánh bắt thủy sản trên các vùng biển xa Ngoài tổchức hoạt động khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, các tàu cá này còn tham gianhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam
Trang 12Ngồi cùng với những ngư dân chân chất, quanh năm quen với đầu sóng ngọn gió,nghe họ kể về những “kỳ tích” hỗ trợ nhau trên biển, mới biết tình người, nhữngnghĩa cử cao đẹp giữa trùng dương thắm thiết biết nhường nào! Ông Xuyên nói:
“Gần đây nhất, trường hợp của tàu ông Ngô Đức Cư đang hành trình đánh cá trênbiển thì không may có một người vì vướng lưới, rơi xuống biển mất tích Nhậnđược thông tin, liên đoàn chúng tôi tập trung toàn lực gồm 10 tàu cá, giăng lưới, túctrực tìm kiếm suốt 2 ngày nhưng không thấy đâu cả 4-5 ngày sau mới thấy trôi vàođất liền và khi đó liên đoàn đã hỗ trợ đem về mai táng”
Không chỉ giúp tìm kiếm những ngư dân vì tai nạn mà phải nằm lại với biển, cácthành viên trong tổ đội đoàn kết còn chia sẻ, cứu trợ nhau xăng dầu, lương thực,nước ngọt mỗi khi có tàu nào đó không may bị gặp nạn hay xảy ra sự cố trên biển
Trao đổi với phóng viên, Trung tá Lê Đức Phúc, chính trị viên Đồn Biên phòng cửakhẩu Thuận An cho biết: Từ năm 2008 đến nay, đồn đã xây dựng hơn 20 tổ, độiđoàn kết trên biển ở các xã Phú Thuận, Phú Hải và thị trấn Thuận An Các tổ độivừa giúp nhau làm kinh tế, vừa bảo vệ chủ quyền biển Đây cũng là lực lượng đóngvai trò quan trọng trong việc củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnhhải quốc gia Cùng các tổ, đội đoàn kết, đồn chúng tôi đã cứu hộ hàng chục tàuthuyền bị nạn, đưa vào bờ an toàn; hỗ trợ áo phao và máy liên lạc cho ngư dân (Nông Nghiệp Việt Nam 9/1)Về đầu trang
BÌNH LUẬN
Câu hỏi của Thủ tướng
“Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao đểcon cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đếnlớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn?” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặt câu hỏi như thếvới lãnh đạo ngành lao động - thương binh và xã hội trong hội nghị trực tuyến của
bộ này vào sáng 7/1
Một câu hỏi nhẹ nhàng mà nhức nhối!
Bởi có lên với vùng cao, vùng sâu, vùng biên ải mới hay có nhiều trẻ em đang chịucảnh thiếu cơm, thiếu áo, dù khẩu hiệu chúng ta vẫn treo ở các trường học là “Hãy