1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nông nghiệp bền vũng ở Huyện Bố Trạch Tỉnh Quảng Bình

123 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 19,04 MB

Nội dung

Trang 1

LÊ QUANG NGHĨA

PHÁT TRIEN NONG NGHIỆP BÈN VỮNG Ở

HUYEN BO TRACH, TINH QUANG BINH

LUẬN VĂN THAC SI KINH TE

2014 | PDF | 123 Pages buihuuhanh@gmail.com

Đà Nẵng - Nam 2014

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thế Tràm

Đà Nẵng - Năm 2014

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

“Cúc số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trưng thực và chưa từng được sai công bổ trong bắt kỳ công trình nào khác

“Tác giả luận văn

Lê Quang Nghĩa

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP

LL TONG QUAN VE PHAT TRIEN NONG NGHIEP BEN VONG 10

1.2 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHAT TRIEN NONG NGHIEP

1.2.1 Khái niệm về phát triển nông nghiệp bên vũng 4 1.2.2 ¥ nghĩa của phát triển nông nghiệp bin vững Is 1.3 NOI DUNG CUA PHAT TRIEN NONG NGHIEP BEN VUNG 20

1.3.2 Phát triển nông nghiệp về mặt xã hội 2B 1.3.3 Phát triển nông nghiệp về mặt môi trường 25

1.4 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP

Trang 5

1.44, Nhân

1.4.5 Cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp 1

15 KINH NGHIỆM PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP BEN VUNG CUA

1.5.3 Kinh nghiệm của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 37

1.5.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bồ Trach, tinh Quang Binh 39

CHƯƠNG 2: THYC TRANG PHAT TRIEN NONG NGHIEP BEN

VỮNG HUYỆN BO TRACH, TINH QUANG BINH TRONG THỜI

2.1 ĐẶC ĐIÊM TỰ NHIÊN, KINH TE - XA HOI HUYEN BO TRACH

ANH HUONG DEN PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP BÊN VỮNG 41

22 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN NÔNG NGHIỆP BEN VỮNG HUYỆN

2.2.1 Thue trang phát triển nông nghiệp về 50 2.2.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp về mặt xã hội 6 2.2.3 Thực trạng phát triển nông nghiệp về mặt môi trường, 70

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế, yêu kém, 80

Trang 6

3.1.2 Quan điểm và phương hướng phát triển nông nghigp bén ving 84 3.1.3 Xu hướng và mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Bồ

3.2.1 Nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp bổn vững về kinh tế 0 vũng về mặt xã hội 102

3.2.2 Nhóm giải phát triển nông nghiệp bị

3.2.3 Nhóm giải phát triển nông nghiệp bin vững về môi trường 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO DE TAI (bản sao)

Trang 7

Kết quả cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và

phát tiễn nông thôn huyện Bồ Trạch năm 2012

Sản lượng một số cây trồng chính của huyện Bồ Trạch 61

Trang 8

2008 -2012

2 14 Tình hình giáo dục, đào tạo của huyện Bồ Trạch qua các 6]

nam

215 Số hộ nghẻo, tỷ lệ hộ nghẻo, tát nghẻo, cận nghèo huyện és

Bô Trạch qua các năm

Trang 9

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, trên

70% dân số sống ở nông thôn và 56% lao động làm việc trong lĩnh vực nông

nghiệp, tạo ra 68% tông giá trị kinh tế nông thôn

Phát triển nông nghiệp bền vững nhằm tạo đựng một ngành nông nghiệp

có cơ cấu kinh tế hợp lý Qua đó, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh nâng cao

giá trị sản xuất, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân, thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Do đó phát triển nông nghiệp bèn vững trên phạm vi cả nước

cũng như của từng địa phương là vấn đề có tính cấp thiết không chỉ hiện nay

ma cả trong thời gian đến

Huyện Bồ Trạch, tỉnh Quảng Bình hiện nay với dân số 90%, cư dân sống ở nông thôn vả 70,39% lao động nông nghiệp Trong những năm qua, huyện đã đạt được thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp Tuy

nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng phát triển sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, thiếu tính bèn vững về mặt kinh tế , xã hội và môi trường Hiệu quả mang lại còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề

ra, chưa khai thác tiềm năng, thế mạnh của ngành này Đặc biệt giá trị sản phâm nông nghiệp không những còn thấp mà còn chưa đảm bảo về mặt xã hội

và môi trường Điều này, đã và đang đòi hỏi lãnh đạo cấp ủy và chính quyền địa phương huyện Bồ Trạch hết sức quan tâm Coi đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của huyện nhà Vẫn đẻ đặt ra là làm thế nào đê phát

triển nông nghiệp ở huyện Bồ Trạch theo hướng bên vững nhằm không ngừng

Trang 10

phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nông dân, nâng cao ý thức sử dụng đất đai, tài nguyên một cách hợp lý có hiệu quả cao

Để góp phân vào việc nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện nhà, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Phát triển nông nghiệp bên vững ở huyện Bồ Trạch, tỉnh Quảng Binh” \am dé tai luận văn tốt nghiệp cao học Đây là vấn đẻ có tính cấp thiết cả lý luận thực tiễn đặt ra hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triên nông

Những vấn đẻ lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nông nghiệp bền

vững huyện Bo Trach, tinh Quang Binh

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp bên vững xét

trên cả ba mặt: Kinh tế, Xã hội và Môi trường,

- Không gian: Tập trung nghiên cứu các nội dung nói trên ở huyện Bố

Trạch, tỉnh Quảng Bình

- Thời gian: Chủ yếu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2008-2012, từ đó làm cơ

sở đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp bèn vững huyện Bồ Trạch giai

đoạn 201 3 - 2020.

Trang 11

duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch su Phuong pháp phân tích, lý

luận gắn với thực tiễn, phương pháp tông hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu và

khái quát Phương pháp thống kê tình hình phát triển nông nghiệp trong 5 năm

qua của huyện Bố Trạch và dự báo khả năng phát triển trong thời gian tới,

phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra xã hội học

& Bố cục đề tài

Ngoài phần mục lục, mở đầu danh mục tải liệu tham khảo, dé tai được chia làm 3 chương:

Chương l: Cơ sở lý luận vẻ phát triển nông nghiệp bén ving

Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp bèn vững huyện Bồ Trạch,

tỉnh Quảng Bình thời gian qua

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bên

vững huyện Bồ Trạch, tỉnh Quảng Bình 6 Tống quan tài liệu nghiên cứu

6.1 Khái quát những công trình nghiên cứu

đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thé như: Đè tài cấp bộ cơ sở “Giải quyết

việc làm trong nông nghiệp, nông thôn ở nước ta” của tác giả Lê Hồng Anh Học

Viện Chính Trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005 “Chuyển dịch cơ câu kinh tế nông thôn các tỉnh duyên hải miền Trung” đang trên tạp chí nghiên cứu kinh tế số 2384 năm 2005 của PGS.TS Phạm Thanh Khiết “Tác động của môi trường quốc tế đến quá trình chuyên dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nước

ta” của tác giả Lê Hồng Nguyên đăng trên tạp chí Lao động-Thương binh xã hội

tháng 5/2006 “Phân tích tốc độ phát triển nông nghiệp và các nhân tố đầu vào”

đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước của TS Chu Tiến Quang

Trang 12

- GSTS Hoàng Ngọc Hòa: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đây mạnh CNH, HĐH ở nước ta, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008

- TS Dang Kim Son: Nong nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam hôm

nay và mai sau, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007

- TS Lê Quang Phi: Đây mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007

- Giáo trình Phát triển bền vững nông nghiệp của Đại học Nông nghiệp ! Hà Nội xuất ban nam 2010;

- Sử dụng các phương pháp phát triển nông nghiệp(Tài liệu của Bộ nông

lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tháng 6/2010)

- Sách “Phát triển nông nghiệp Việt Nam sau 20 năm nhìn lại” của Tiến sĩ Chu Hữu Quý, xuất bản năm 1995:

- Văn kiện Đại hội Đảng từ khóa V III đến khóa XI về phát triển nông nghiệp, đặc biệt văn kiện Đại hội Đảng khóa XI đề cập phát triển bền vững nông nghiệp;

- Các văn bản của Thủ tướng Chính phủ và văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến phát triển bèn vững nông nghiệp trong 5 nam (2008-2012)

- "Vẻ một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kỳ mới" của PGS.TS Đặng Văn Thanh, Bộ tài chính, năm 2009:

- Báo cáo chương trình “Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững” Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2009

- “Giải pháp xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông

nghiệp” của tác giả Lê Văn năm 2008 Tạp chí Nông thôn ngày nay tháng

Trang 13

PGS.TS Trần Quốc Khánh, Đại học Kinh tế quốc dân

- "Phát triển kinh tế nông thôn” của TS Nguyễn Cao Chương, Đại học Mở

Hà Nội Tạp chí thương mại thang 7/2011

6.2 Những vấn đề rút ra trong các công trình khoa học trên:

Những công trình nghiên cứu nói trên có tính tông thê trên phạm vi cả

nước Nội dung của công trình nghiên cứu đó mang tính lý luận chung, chưa gắn sát với thực tế ở huyện Bồ Trạch tỉnh Quảng Bình

Nhìn tổng thể, những kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan có thể khái quát thành mấy nội dung sau:

Một là, những kết quả có tính lý luận được làm sáng tỏ, đã được thực

tiễn khăng định

Điều này được thẻ hiện thông qua hơn 68 bai nghiên cứu đăng ký trên tạp chí khoa học, các sách của các tác giả nghiên cứu vẻ nội dung liên quan

đến phát triển bền vững nông nghiệp, các tác giả đã khăng định phát triển bên

vững nông nghiệp không chỉ là trách nhiệm của người dân ở nông thôn mà

trách nhiệm của cả xã hội, của Đảng và Nhà nước đối với vấn đẻ này Các tác

giả cũng đã xác định về mặt lý luận, phát triển bền vững nông nghiệp là vấn

đẻ tất yếu, đo đó Đảng và Nhà nước phải có chiến lược đê thúc đây sự phát

triển này Qua đó cho thấy, về mặt lý thuyết cũng như nhận thức, quan điểm

của các tác giả đều hướng tới mục tiêu làm thế nào đê phát triên bền vững

nông nghiệp trên cơ sở thực hiện các giải pháp có tính khả thì

Hai là, một số vấn đề có thê cần tiếp tục nghiên cứu bê sung, hoàn thiện

đảm bảo phù hợp với điều kiện mới hiện nay.

Trang 14

khi phân tích phát triển bèn vững nông nghiệp ở một địa phương nhất định

Rõ ràng về mặt thực trạng các tác giả vẫn chưa phân tích làm rõ những khía cạnh trong quá trình phát triển bền vững nông nghiệp đã và đang tôn tại, xuất hiện dưới những góc độ khách quan, chủ quan Chính điều này đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, luận giải làm rõ bức tranh sinh động vẻ phát triển bền vững nông nghiệp hiện nay ở huyện Bế Trạch, Quảng Bình Thông qua đó đề xác định cụ thể những vắn đề cần phải luận giải, phân tích cụ thé hon,

sâu sắc hơn

Ba là, một số vấn đề chưa được nghiên cứu, cần được tiếp tục nghiên

cứu đề làm sáng tỏ hơn

Qua nghiên cứu các công trình của nhiều tác giả liên quan đến vấn để

phát triển bền vững nông nghiệp, bản thân tôi nhận thấy nhiều vấn đẻ chưa

được nghiên cứu, những khoảng trống về mặt lý luận, thực tiễn chưa được đề cap Vi thé van dé cần phải tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn, sâu sắc hơn đó là:

Thứ nhất, về mặt lý luận cần phải làm rõ vai trò, ý nghĩa của các lý

thuyết liên quan đến phát triên bền vững nông nghiệp đã tác động như thế nào đối với cấp ủy, chính quyền địa phương và người nông dân trên những góc độ khác nhau và thé hiện trên nhiều nội dung khác nhau Điều này đòi hỏi nghiên

cứu bắt nguồn từ sự cân thiết khách quan có tính quy luật trong quá trình phát

triển bền vững nông nghiệp Từ đó để làm rõ về mặt lý luận, lam co sé dé soi rọi vào thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế nông thôn hiện nay như thế

nao

Thứ hai, phải xác định vấn đẻ phát triển bền vững nông nghiệp là cả quá trình phức tạp, khó khăn cả về lý luận và thực tiễn Do vậy điều cần quan tâm lớn nhất là phải xác định được tính hệ thống, tính tông hợp, tính liên ngành và

Trang 15

trên trong bối cảnh và sự phát triển của nên kinh tế cũng như quá trình quốc tế

hóa và sự vận dụng lý thuyết phát triển bền vững nông nghiệp ở huyện Bồ

Trạch Quảng Bình Từ đó dé tìm ra những nguyên nhân khách quan chủ quan

làm cơ sở để đưa ra giải pháp thiết thực.Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu một

cách cụ thé, chỉ tiết để giải quyết các vấn đẻ thực tiễn và vận dụng lý thuyết

vào thực tiễn trong quá trình phát triển bền vững nông nghiệp ở huyện Bồ

Trạch ,tỉnh Quảng Bình

Thứ ba, về mặt lý thuyết cần phải bô sung quan điểm đối với phát trién

bên vững nông nghiệp của Đảng và Nhà nước trên cơ sở lý luận có tính biện chứng liên quan đến vấn đề này nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo tính lý luận va tính thực tién trong quá trình phát triển bền vững nông nghiệp ở Bồ Trạch,

Quảng Bình Đảm bảo tính thống nhất hai mặt của một vấn đẻ trong phát triển

bên vững nông nghiệp ở huyện nói trên Mặt khác, các tác giả chưa làm rõ mối quan hệ giữa phát triển bền vững vẻ kinh tế - xã hội và môi trường

Các tài liệu của các tác giả chỉ đánh giá một số mặt có tính phiến diện, chưa phân tích sâu sắc thực trạng phát triên bền vững nông nghiệp cũng như

vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện Mặt khác, chưa đánh giá đúng mức

tinh trạng gây ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây ra

Thứ tư, vấn đẻ đặt ra là phải phân tích và tập trung giải quyết các nội

dung có liên quan đến phát triển bên vững nông nghiệp Bỡi vì phát triển ben

vững nông nghiệp không chỉ do các nhân tố trên địa bàn nông thôn tác động

mà còn các nhân tố khác nữa Vì vậy phải rạch ròi về phạm vi nghiên cứu của

dé tai để đảm bảo tính đồng bộ, tính khái quát trong việc nghiên cứu nội dung

nói trên.

Trang 16

không phải là nhỏ, nếu hệ thống này đúng đắn sẽ thúc đây sự phát triển, ngược lại sẽ kiểm hãm, điều này được chứng minh rất cụ thể trong quá trình phát triển nông nghiệp thời gian qua

Thứ năm, cần tiếp tục nghiên cứu tìm kiếm giải pháp có tính tông hợp,

liên ngành, cụ thẻ, thể hiện sự khác biệt về phát triên bền vững nông nghiệp ở

huyện Bế Trạch Quảng Bình khác với các tỉnh khác là vấn dé luôn đặt ra và

cần quan được quan tâm đúng mức đẻ hệ thống các giải pháp đẻ ra mới phát huy tác dụng của nó Đây là vấn đề đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu một cách

sâu sắc hơn đề giải pháp có tính thực thi, thiết thực hơn cả tằm vĩ mô và vi

những góc độ khác nhau, cụ thê là: Phải phân biệt một cách rạch ròi đâu là vai

trò lãnh đạo của cấp ủy, đâu là chức năng quản lý của chính quyên địa phương, đâu là sự phối hợp giữa cấp ủy và chính quyền trong quá trình phát

triển bèn vững nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng hiện nay cấp ủy Đảng làm thay bao biện chính quyên, làm cho chính quyên lệ thuộc quá mức ảnh hưởng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

trong quá trình thực hiện chức năng của chính quyền Phải tìm mọi cách để

nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương đối với vấn để nói trên nhằm tạo ra một cơ chế có tính thông thoáng nhưng đảm bảo tính hiệu quả cao là một trong những nội dung cần nghiên cứu sâu sắc hơn.

Trang 17

tinh thần, tâm lý dang dién ra trên địa bàn nông thôn hiện nay Điều này cần phải được nghiên cứu sâu hơn về văn hóa tỉnh thần, truyền thống tốt đẹp ở nông thôn ở huyện Bố Trạch Quảng Bình trong quá trình xây dựng nông thôn

mới cũng như tiếp tục nghiên cứu môi trường tác động quá trình phát triển bền vững nông nghiệp

Trang 18

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng

Nó không chỉ là nền kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học - kĩ

thuật cây trồng, vật nuôi Đòi hỏi con người phải nhận thức đúng đắn các quy luật để có những giải pháp thích hợp với quá trình phát triển của vấn đề nói trên Nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm: ngành trồng trọt, ngành

chăn nuôi Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm cả ba nhóm ngành: nông nghiệp thuần túy, lâm nghiệp và ngành thủy sản

Nông nghiệp là ngành duy nhất tạo ra lương thực, thực phẩm, đây là yếu

tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại, phát triển của con người và phát

triển kinh tế -xã hội của đất nước Như vậy nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bán, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển, đại bộ phận sống bằng nghẻ nông nghiệp Ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ lệ GDP

nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp cho đời sống con người những sản phẩm

cần thiết đó là: lương thực, thực phâm

Nông nghiệp không chỉ là ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống

sinh học, ký thuật và bị chi phối bởi quy luật sinh học và điều kiện tự nhiên

Vi vay, trong quá trình phát triển nông nghiệp, con người không thể ngăn cản

hay can thiệp thô bạo vào quá trình đó, trái lại phải nghiên cứu và nhận thức

Trang 19

b Phát triển bền vững

Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ rất chặt chẽ Môi trường là tông hợp các điều kiện sống của con người, là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đối của môi trường

Phát triển luôn luôn có hai mặt lợi và hại, phát triển được đặt lên hàng dau, lan at các yếu tố như: môi trường, xã hội tạo ra những nguy hại cho môi

trường lẫn xã hội Ngược lại, lý thuyết không tưởng vẻ "đình chỉ phát triển",

cụ thể là cho tốc độ phát triển bằng không hoặc âm dé bảo vệ nguồn tai nguyên hữu hạn không tái tạo của trái đất Vì vậy, trong suốt mấy thập kỷ

qua, đã có rất nhiều quan điểm, định nghĩa về phát triển bèn vững của các tô

chức quốc tế, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam

nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển

Năm 1980, các tổ chức như Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thể giới (IUCN), chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã đưa ra "Chiến lược bảo tôn thé giới" Trong

đó lần đầu tiên thuật ngữ phát triển bên vững được xuất hiện, tuy nhiên, khái

niệm này mới chỉ đề cập một nội dung hạn hẹp, nhắn mạnh tính bên vững về

mặt tài nguyên sinh thái nhằm kêu gọi việc bảo tôn các tài nguyên sinh vật

Điều này được phô biến rộng rãi trong báo cáo Brundtland "7ương lai chúng

ta” (1987), đã được đẻ cập chỉ tiết trong báo cáo “Chăm lo cho trái đất" và

"Chương trình Nghị sự 21” (1992)

Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới (WCED) đã đưa ra khái niệm

về phát triển bền vừng: ”Phát triển bên vững là một quá trình của sự thay đổi

mà trong đó sự khai thắc tài nguyên, phương hưởng đầu tư, định hưởng phát

triển kĩ thuật và sự thay đổi về luật pháp đêu làm hài hòa và gia tăng khả

Trang 20

ndng dap ting nhu câu và khát vọng của nhân loại trong cả hiện tại và tương lai" hay "Phát triển bên vững là sự phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu

câu của thể hệ hiện tại mà còn không làm tốn hại đến khả năng đáp ứng nhu câu của các thẻ hệ tương lai”

Theo FAO (1989) dua ra khái niệm : "Phát triển bên vững là việc quản lý và bảo tôn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi công

nghệ và thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách

liên tục những nhu cầu của con người của những thế hệ hôm nay và mai sau Sự phát triển bên vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) chính là sự bảo tôn đất, nước, các nguôn gen và thực vật,

không bị suy thoái môi trường kỳ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp

nhận về mặt xã hội"

Năm 1991, trong báo cáo “Chăm lo Trái đất” đưa ra khái niệm: "Phát triển bên vững là sự nâng cao chất lượng đời sống con người trong lúc đang tôn tại, trong khuôn khổ đảm bảo của các hệ thông sinh thái"

Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tại Rio de laneiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển

ben vimg tai Johannesburg (C6ng hoa Nam Phi) nam 2002 đã xác định: “Phá:

triển bên vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài

hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội

và bảo vệ môi trưởng, nhằm dap ứng nhu câu và đời sống con người trong

hiện tại, nhưng không làm tốn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu cảu các thê

hệ tương lai” Trong đó:

- Phát triển kinh tế: đặc biệt chú trọng đến tăng trưởng kinh tế ôn định

- Phát triển xã hội: ưu tiên trong vấn đẻ thực hiện tiến bộ, công bằng xã

hội, xóa đói giảm nghèo va giải quyết việc làm

- Bảo vệ môi trường: chú trọng xử lý, khắc phục môi trường, phục hỏi và

Trang 21

cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử đụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

Nhận thức được tằm quan trọng va tính bức thiết về vẫn đề môi trường,

ngay sau tuyên bố Rio, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Chiến lược phát triên kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) và các Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm đã khăng

định: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bên vững, tăng trưởng kinh tế di đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" Điều này được cụ

thê hóa trong Định hướng chiến lược phát triên bền vững ở Việt Nam (Chương

trình Nghị sự 21 của Việt Nam) do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2004

Đây là chiến lược khung, bảo gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý dé các Bộ, ngành, địa phương, các tô chức và cá nhận triên khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm đảm bảo phát triển bên vững đất nước trong thế kỷ 21 Ngày 27 tháng 9 năm 2005, Thủ tướng có Quyết định số 1032/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Phát triên bền vững Quốc gia, qua đó thé hiện quyết tâm rat lớn của Việt Nam trong vấn đẻ phát triển bền vững toàn cầu

Xuất phát từ vấn đề thẻ chế, PGS.TS Bùi Quang Binh (2010) đưa ra quan điểm vẻ phát triển bền vững: “Phát triển phải là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi và sự thay đổi đó theo hướng ngày càng hoàn thiện Do vậy,

khái niệm phát triển bên vững cũng được lí giải như một quá trình thay đổi

theo hướng hoàn thiện về mọi mặt như: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế

trong một thời gian nhất định"

Theo PGS.TS Trần Văn Chử, “Tăng trướng kinh tế và công bằng xã hội trong cơ chế thị trường ở Việt Nam”, thì phát triển bèn vững là sự phát triển

kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian dài dựa

trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tải nguyên mà vẫn bảo vệ được môi

trường, sinh thái Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

Trang 22

xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả môi trường cho các thế hệ tương lai

Như vậy, đến nay có nhiều khái niệm về phát triển bèn vững, nhưng nhìn

chung các khái niệm đó về cơ bán đều có sự thống nhất: Phát triển bến vững

là sự phát triển trong đó kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của

sự phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường trong nông nghiệp, nông thôn nhằm thỏa mãn được nhu cầu của xã hội hiện tại nhưng không gây tổn hại cho khả năng ấy của các thể hệ tương lai

1.1.2 Các ngành trong nông nghiệp a Ngành nông nghiệp tổng hợp

- Ngành trồng trọt, chăn nuôi: Là ngành sản xuất và cung cấp lương

thực, thực phâm cho con người chủ yếu của nông nghiệp, với đối tượng sản

xuất là các loại cây trồng, cây ăn quả, động vật nuôi nhằm cung cấp các sản

phẩm đáp ứng nhu cầu của con người

- Ngành dịch vụ nông nghiệp: Là ngành mà hoạt động lao động mang

tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa thoả mãn các nhu cầu sản xuất và

đời sống sinh hoạt của người nông dân

- Ngành lâm nghiệp: là một ngành kinh tế với các nội dung hoạt động chính

la trong, bao vệ rừng, khai thác lâm sản và một số dich vu trong lâm nghiệp

b Ngành ngư nghiệp, thủy sản

Là một khái niệm dùng đề chí tất cả các hình thức nuôi, trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt lg man (theo Pillay, 1990)

12 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÁT TRIÊN NONG NGHIỆP BÈN VỮNG

1.2.1 Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững nông nghiệp là vấn đề không mới, nhưng có nhiều khái niệm khác nhau được thê hiện trên nhiều góc độ khác nhau, rất phong

Trang 23

nhu cầu của con người, xây dựng những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả, bảo vệ, xây dựng một môi trường sinh thái trong lành và sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên

- Là một hệ thống, trong đó con người tôn tại và sử dụng những nguồn

năng luợng không độc hại, tiết kiệm và tái sinh năng lượng, sử dụng nguôn tài

nguyên phong phú của thiên nhiên, không làm phá hoại những nguồn tài nguyên đó Không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã có trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục, làm giàu những hệ sinh thái đã bị suy thoái

Mục đích của phát triên bền vững nông nghiệp là kiến tạo một hệ thống bên vững về mặt sinh thái, có tiềm lực vẻ mặt kinh tế, có khả năng thỏa mãn

những nhu cầu của con người mà không bóc lột tài nguyên, không làm ô

nhiễm môi trường

Yêu cầu của phát triển bền vững nông nghiệp là phải hợp tác với thiên

nhiên, tuân thủ những quy luật của thiên nhiên, không chống lại với thiên nhiên Theo quan điểm của Julian Dumanski về phát triển bền vững nông

nghiệp: Đó là nền tảng của nông nghiệp bền vững là duy trì tiềm năng sản

xuất sinh học, đặc biệt duy trì chất lượng đất, nước, tính đa dạng sinh học

Nông nghiệp bền vững đạt được nhờ ba yếu tố: Quản lý đất bền vững:

Công nghệ sản xuất được cải tiễn: hiệu quả kinh tế được nâng cao Trong

đó, quản lý đất bền vững chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu trong nông

nghiệp bèn vững.

Trang 24

Theo tô chức sinh thái và môi trường thế giới: thì phát trién néng nghiép bên vững lả nền nông nghiệp thỏa mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay, mà không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau Điều đó có nghĩa là nên nông nghiệp không những cho phép các thế hệ hiện nay khai thác tài

nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn duy trì được khả năng ấy cho các

thế hệ mai sau Nhiều ý kiến cho rằng, sự bẻn vững của hệ thống nông nghiệp

là khả năng duy trì, tăng thêm năng suất và sản lượng nông sản trong một thời

gian đài mà không ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái

Năm 1992, Tô chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đưa ra khái niệm: “Phát triển nông nghiệp bên vững là sự quản lý và

báo tổn, sự thay đổi về tổ chức và kỳ thuật nhằm đảm bảo thỏa man nhu cau

ngày càng tăng của con người cả cho hiện tai va mai sau Sự phát triển như

vậy của nên nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy, hải sản) sẽ đảm

bảo không tốn hại đến môi trường không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp vẻ

kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả kinh tế và được xã hội chấp nhận ” Theo Ủy ban kỹ thuật của FAO, nén nông nghiệp bẻn vững bao gồm

việc quản lý có hiệu quả nguồn lực đề thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của

con người mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Ban có vẫn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông

nghiệp (TAC/CGIAR) thì: “Nông nghiệp bên vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên nông nghiệp, nhằm thỏa mãn nhu câu của con người

đẳng thời cải thiện chất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên thiên

Trang 25

rõ sự ảnh hưởng của nông nghiệp bèn vững kinh tế, xã hội, môi trường:

“Nông nghiệp bên vững là một nên nông nghiệp về mặt kinh tế bảo đảm được

hiệu quả lâu dài cho cả tương lai; về mặt xã hội không làm gay gat su phan

hóa giàu nghèo, nhằm bảo hộ một bộ phận lớn nông dân, không gây ra tệ nạn xã hội nghiêm trọng; về mặt tài nguyên môi trường, không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm suy thoái và huy hoại môi trường ””

Giáo sư Lê Du Phong đưa ra nội dung phát triển bền vững nông nghiệp

gồm:

- Một nền nông nghiệp biết giữ gìn, phát triển bồi dưỡng và sử dụng đất hợp lý các nguồn tải nguyên thiên nhiên của nông nghiệp, đặc biệt là đất và nguồn nước

- Một nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao, biết kết hợp hài hòa

giữa việc sử dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của người nông dân đẻ tạo ra

ngày càng nhiều các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt cung cấp cho xã

hội

- Một nền nông nghiệp sạch, biết hạn chế một cách tối đa việc sử dụng

các chất hóa học có hại đến môi sinh, môi trường và sức khỏe con người Kết

hợp một cách hài hòa việc phát trién sản xuất với bảo vệ môi trường Các sản

phâm do nông nghiệp làm ra cung cấp cho người tiêu dùng phải là những sản phẩm sạch, có tác dụng tăng cường sức khỏe con người

- Một nên nông nghiệp bèn vững có cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên của mỗi vùng Cơ cấu này phải bảo đảm cho nông nghiệp khai thác được tối đa lợi thế so sánh, phát triên toàn

diện với tốc độ nhanh, bên vững

Mặc dù có những khái niệm khác nhau về phát triển bền vững nông nghiệp trên nhưng nhìn chung đều thông nhất và cho rằng: Phát triển bên

Trang 26

vững nông nghiệp là quá trình phát triển theo hướng tăng lên của năng suất cây trắng, vật , tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng ngày càng cao trong điều kiện khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, không làm tốn hại đến môi trường nhằm thỏa mãn nhu cẩu hiện tại ngày càng tăng về sản

phẩm nông nghiệp nhưng không làm giảm khả năng ấy đổi với các thể hệ

tương lai

1.2.2 Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp bền vững

a Về kinh tế

Sự phát triển bền vững nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát

triển kinh tế của đất nước và tốc độ tăng trưởng GDP Nông nghiệp là ngành sản xuất có ảnh hướng trực tiếp đến sự phát triển của tắt cá các ngành, các

lĩnh vực của nền kinh tế Nếu khả năng cung cấp lương, thực phâm cho xã hội

giảm sút, khả năng cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến

và địch vụ không đảm bảo, tat yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái của nên kinh tế

- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và dich vu phat triển như: các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, tiêu

thủ công nghiệp, một số ngành công nghiệp nặng và các ngành dịch vụ ăn

uống, giải khát Có thể nói sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và dịch

vụ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu công nghiệp do nông nghiệp cung cấp - Nông nghiệp là nơi cung cấp những mặt hàng xuất khâu có giá trị, tạo nguồn tích lũy ban đầu và thường xuyên cho nền kinh tế Thông qua xuất

khâu nông sản, nông nghiệp đã đóng góp tích lũy ngày nhiều cho nên kinh tế, đồng thời góp phân tạo điều kiện cho nên kinh tế phát triển

- Nông nghiệp còn là thị trường rộng lớn đê tiêu thụ các sản phẩm hàng

hóa của ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần quan trọng thúc đây các ngành tăng trưởng và phát triển.

Trang 27

b Về xã hội

- Phát triển nông nghiệp bên vững vẻ mặt xã hội có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, quyết định sự tồn tại và

phát triển của loài người, đặc biệt là lương thực, thực phẩm

- Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng cường khả năng phòng thủ cho đất nước An

ninh lương thực là vấn đề sống còn của mỗi nước, là tiềm lực kinh tế thê hiện

sức mạnh của mỗi quốc gia Đảm bảo an ninh lương thực sẽ hạn chế những

khó khăn, những rủi ro trong phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, tạo cơ

sở cho việc ôn định và phát triên kinh tế đất nước, giữ vững an ninh và chủ quyền quốc gia

- Phát triển nông nghiệp góp phân giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo Khi nông nghiệp phát triển bền vững, đời sống của người nông dân được cải thiện và không ngừng nâng

lên Tý lệ hộ nghèo sẽ giảm, rút ngắn khoảng cách giữa giàu và nghèo e Về môi trường

Phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường có ý nghĩa trong việc cải

tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên Đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các

vùng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường môi sinh Tuy nhiên muốn nông nghiệp thực sự đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, đòi hỏi mỗi nước phải

có một chiến lược phát triển nông nghiệp đúng đắn, phải khai thác lợi thế nông nghiệp từng vùng, phải biết kết hợp nhiều loại nông sản theo một hệ

sinh thái hoàn chỉnh, trách sử dụng quá mức các loại hóa chất, tiền tới phát

triển một ngành nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp sinh thái

Như vậy, xét trên các mặt về kinh tế, xã hội và môi trường phát triển

nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng va phát triển

kinh tế của mỗi nước Trong điều kiện hiện nay, hầu hết mỗi nước đều nhận

Trang 28

rd: nêu không có một nên nông nghiệp phát triển, một nền nông nghiệp tiên

tiến thì nền kinh tế quốc dân khó có thẻ phát triển bền vững với tốc độ cao Thực tế nhiều nước đã chứng minh, nước nào có nên nông nghiệp phát triên

bên vững đều đạt được những bước phát triển ỗn định vẻ kinh tế Nông nghiệp được coi là điểm xuất phát của phát triển hay cải cách kinh tế của nhiều quốc gia Vì vậy, các quốc gia đều rất chú trọng đến phát triển bẻn vững nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi thúc đây phát triển kinh tế ,ôn định

xã hội bảo vệ môi trường sinh thái

1.3 NỘI DUNG CUA PHAT TRIÊN NÔNG NGHIEP BEN VỮNG

1.3.1 Phát triển nông nghiệp về kinh tế

Phát triển bền nông nghiệp vững vẻ kinh tế là sự tăng trưởng quy mô của

nền sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực góp phần nâng cao

kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu xã hội về sản phẩm nông nghiệp Phát triển nông nghiệp về kinh tế sẽ thúc đây sự tăng trưởng, phát triển ôn định lâu đài, tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống của người dân, tránh được sự suy thoái và

gánh nặng nợ nần cho thế hệ tương lai, góp phần tích cực vào phát triển kinh

tế của quốc gia, cộng đồng Đề phát triên bèn vững nông nghiệp về mặt kinh tế, cần phải thực hiện các nội dung sau:

a Tăng trưởng về quy mô các cơ sở sản xuất

Quá trình phát triển bền vững nông nghiệp thẻ hiện sự thay đôi về lượng

của nên kinh tế, đòi hỏi phải góp phần làm tăng trưởng quy mô của nên sản xuất nông nghiệp Điều này có nghĩa là hoạt động sản xuất nông nghiệp phải

làm gia tăng số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo ra nhiều nông sản đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Trang 29

b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyên dịch cơ cấu kinh tế tạo ra một cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn, thúc đây tăng trưởng kinh tế Phát triển bền vững nông nghiệp phải hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn, tạo ra sự chuyển đỗi cơ cấu sản xuất, sự chuyên địch cơ cấu sản xuất một cách hợp lý góp phần thúc đây sự phát triển bền vững kinh tế địa phương Sự chuyền dịch phải đảm bao

theo tăng giá trị sản xuất ở những sản phẩm có giá trị, hiệu quả kinh tế cao

phù hợp với việc khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng

c Sử dụng có hiệu quả các nguân lực

Những nguồn lực cơ bản trong sản xuất nông nghiệp đó là đất nông

nghiệp, lực lượng lao động (cả về số lượng và chất lượng) tham gia sản xuất

nông nghiệp và các nguồn vốn (tài chính) được huy động, đầu tư vào sản

xuất Sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho

người nông dân Với quy mô lao động đang có xu hướng ngảy cảng giảm dẫn

thì người nông dân phải sử dụng hợp lý nguồn vốn, đất đai, phải lựa chọn hình thức t6 chức sản xuất phù hợp để tăng năng suất lao động

- Nguồn lực đất đai: đất đai là yếu tố quan trọng tạo ra sự tăng trưởng

kinh tế nói chung và phát triển nền nông nghiệp nói riêng Đất đai là nguồn

lực tự nhiên có khả năng tái tạo Chính sách quản lý và khai thác đất đai có

vai trò quan trọng đảm bảo tính tái tạo của nguồn lực này Mỗi quốc gia có điện tích đất hữu hạn, vì vậy việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực này luôn dành được sự quan tâm đặc biệt

Đắt nông nghiệp là tài sản vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt trên cả hai mặt: Thứ nhất, đất nông nghiệp là môi trường tự nhiên tạo ra hệ sinh thái cần thiết cho sự sống; Thứ hai, đất nông nghiệp là đối tượng lao

động, tại đó thong qua hoạt động lao động của mình, con người tác động lên

các yếu tô tự nhiên trong dat để nuôi dưỡng cây trồng, gia súc, từ đó tạo ra

Trang 30

san pham can thiét cho x4 hdi

Đề phát triển nông nghiệp bên vững, đòi hỏi trong quá trình sử dụng nguồn lực đất đai, con người phải tìm mọi cách sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm

và có ý thức chăm sóc, báo vệ đất Quá trình canh tác độ màu mớ giảm dẫn do cây trồng đã hấp thụ, con người phải sử dụng những phương pháp canh tác

của mình để không ngừng giúp đất nông nghiệp tái tạo độ màu mớ theo các quy luật sinh học, điển ra liên tục trong quá trình canh tác đất nông nghiệp

- Ngudn lực lao động: là nhân tổ không thê thiếu được của bất kỳ quá trình kinh tế, xã hội nao Day là nhân tố quyết định việc tô chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác của nền kinh tế hay nói cách khác nguồn lao động trở thành động lực của phát triển bền vững nông nghiệp Nguồn lao động là một bộ phận của dân số trong độ tuôi quy định, thực tế có tham gia

lao động và những người không có việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm Với tư cách là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đẻ phát triển

bên vững nông nghiệp thì nguồn lao động phải được sử dụng có hiệu quả nhằm đảm bảo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống

- Nguôn lực vốn: vốn có vai trò rất lớn đối với quá trình phát triển kinh

tế - xã hội Sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, phân bô và sử dụng chúng một cách có hiệu quả có tác động lớn đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm Để có được hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp thì

người sản xuất phải sử dụng các yếu tố sản xuất như:giống, thức ăn, thuốc

phòng trừ dịch bệnh, máy móc thiết bị, phương thức tô chức sản xuất nhằm

nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, giảm chỉ phí, gia tăng mức doanh

lợi cho quá trình đầu tư sản xuất

d Tiêu chí đánh giá

Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế cần phải đáp ứng các tiêu

chí, cụ thê sau:

Trang 31

- Tổng số cơ sở sản xuất nông nghiệp

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất nông nghiệp so với tông số hộ dân của huyện (%) - Co cau giá trị sản xuất nông nghiệp (%)

- Tỷ lệ diện tích đất sử dụng, chưa sử dụng so với tông diện tích tự nhiên - Số lượng, chất lượng cơ cầu lao động trong ngành nông nghiệp - Năng suất lao động = giá trị sản xuất / số lao động

- Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn

- Giá trị sản xuất ngành trồng trọt - Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi - Tốc độ phát triên giá trị sản xuất

- Năng suất = Sản lượng sản phẩm nông nghiệp/ Diện tích đất sứ dụng Hay: Năng suất = Giá trị hàng hóa thu được / Diện tích sử dụng đất

1.3.2 Phát triển nông nghiệp về mặt xã hội

Phát triển nông nghiệp về mặt xã hội là tạo việc làm, tăng thu nhập cho

người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo công bằng xã hội Phát triển về xã hội góp phần đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chất lượng

chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao; mọi người đều có cơ hội học hành và có việc làm; giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và các nhóm xã hội; giảm các tệ nạn xã hội; nâng

cao mức độ công bằng vẻ quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên trong xã hội Duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ và đời sống vật chất, tinh thần của nông dân Đề phát

triển nông nghiệp về mặt xã hội cần phải thực hiện các nội dung sau:

a Giải quyết lao động và việc làm

Phát triển nông nghiệp về xã hội phải góp phân giải quyết lao động và việc làm cho người lao động, giảm thiêu thất nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội về

công ăn việc làm ôn định đời sống cho người lao động từng bước nâng cao

Trang 32

thu nhập và chất lượng cuộc sống cho nhân dân Gắn mục tiêu tăng trưởng

kinh tế với mục tiêu tạo việc làm, từ đó tăng thu nhập cho người nông dân, tạo

điều kiện đẻ họ tiếp cận với các dich vụ y tế, giáo duc, văn hóa Tạo việc làm, góp phần khai thác lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn, tận dụng được

thời gian lao động nông nhàn

b Thực hiện công bằng xã hội

Công bằng xã hội nhằm hướng tới ôn định xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất

nước Phát triển bèn vững nông nghiệp phải gắn liền với công bằng xã hội,

giải quyết một cách hợp lý mối quan hệ giữa quyên lợi và nghĩa vụ, giữa công

hiến và hướng thụ của mọi thành viên trong xã hội và đảm báo cho mọi người

không bị phân biệt đối xử, không ai phải sống đưới mức nghẻo khô Công bằng xã hội không chỉ giới hạn về mặc kinh tế mà còn công bằng trong lĩnh vực chính trị, pháp lý, xã hội Quá trình phát triển bền vững nông nghiệp phải tạo điều kiện cho mọi người, nhất là những người trong hoàn cảnh khó khăn đều có cơ hội tiếp cận công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản vẻ giáo dục, y tế,

thông tin mang tinh an sinh xã hội luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong

thực hiện công băng xã hội ở nước ta hiện nay

c Tăng thu nhập và góp phân xóa đói, giảm nghèo

Đói nghèo là một trong những vấn đền lớn đối với mỗi quốc gia đang phát triển như Việt Nam Xóa đói, giảm nghẻo là một trong những nhiệm vụ không kém phân quan trọng trong phát triển bền vừng nông nghiệp Phát triển

bén ving nông nghiệp đòi hỏi phải nâng cao thu nhập cho người lao động

Phát triên bền vững nông nghiệp phải tạo điều kiện cho nông dân tạo ra thu nhập, phát triển sản xuất, ôn định đời sống và làm giàu chính đáng trên cơ sở

gắn với hoạt động trong nông nghiệp Vì vậy, phát triển bền vững nông

nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đây tăng trưởng kinh tế nông

Trang 33

nghiệp va gop xa doi, giam nghéo d Tiéu chi danh gid

Phat triên nông nghiệp về xã hội cần phải đáp ứng các tiêu chí cụ thé

- Về giải quyết lao động và việc làm

+ Tỷ lệ lao động có việc làm + Tỷ lệ gia tăng việc làm

+ Hệ số tăng việc làm, + Tỷ lệ thất nghiệp

- Về thực hiện công bằng xã hội

+ Số bac si/ 1 vạn dân

+ Số giáo viên / 1000 học sinh

+ Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

+ Tỷ lệ hộ nghèo có bảo hiểm y tế

+ Tỷ lệ người trưởng thành đạt mức THCS

+ Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành

- Tăng thu nhập và góp phần xóa đói, giảm nghèo

+ Mức thu nhập bình quân hàng năm + Tỷ lệ hộ nghèo và mức giảm nghèo

+Rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo 1.3.3 Phát triển nông nghiệp về mặt môi trường

Phát triển nông nghiệp về mặt môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng

Trang 34

hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kiêm soát

tình trạng gây ô nhiễm môi trường Góp phần đảm bảo việc khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự bèn vững vẻ tài nguyên và môi trường trong nông nghiệp để thoả mãn nhu cầu không những của hiện tại mà của nhiều thế hệ tương lai Đề phát triển nông nghiệp về môi trường, cần phải thực hiện các nội dung sau:

a Báo vệ đất

Dat dai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thê thay thế trong sản xuất

nông nghiệp để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người Tuy nhiên,

tình trạng thái hóa đất đai ngày càng phỏ biến, đòi hỏi trong quá trình canh tác

phải áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế: sự sạt 16, xói mòn, rửa trôi, ngập úng, ô nhiễm đất và phải thường xuyên cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất với

các loại phân hữu cơ, hạn chế các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp gây ô nhiém đất nhất là thuốc trừ sâu, phân bón hóa học

b Bảo vệ nguồn nước

Bên cạnh đất, còn có tài nguyên nước, là nguồn tải nguyên không thể

thiếu cho nhu cầu sản xuất và sự tồn tại của con người Tài nguyên nước là

thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc

phòng, an ninh quốc gia Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt Nguy cơ

thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiêm họa lớn đối với sự tôn

vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất Do đó con người

cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước Bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài, vì đó là sự sống còn của

Trang 35

chính chúng ta và con cháu sau này Vì vậy, phát triên bền vững nông nghiệp

phải gắn liền với bảo vệ đất sử dụng sử dụng tiết kiệm đất và bảo vệ nguồn

nước, sử đụng tiết kiệm nguồn nước c Bao vệ môi trường sinh thái

Phát triển bên vững nông nghiệp phải gắn chặt với việc bảo vệ môi trường sinh thái Điều này đòi hỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp phải giữ

cho môi trường được trong lành, không bị ô nhiễm; phòng ngừa, hạn chế tác

động xấu đối với môi trường, ứng phó sự có môi trường: khắc phục suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài

nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học Cần đảm bảo việc sử dụng an

toàn, hiệu quá ở mức tối thiểu các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, các loại

phân bón hóa học, các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp Duy trì bảo vệ

các nguồn nghen động thực vật quý hiếm, tránh khai thác các nguồn lợi động

thực vật gây mất cân bằng sinh thái d Tiêu chí đánh giá

Bảo vệ môi trường cần phải đáp ứng các tiêu chí cu thé sau:

- Độ màu mở của đất nông nghiệp, độ nhiễm mặn của đất; - Tỷ lệ mẫu nước không đạt tiêu chuẩn vi sinh vat;

- Tỷ lệ mâu nước không đạt tiêu chuẩn lý hóa;

- Giá trị các thông số cơ bản trong không khí: - Giá trị các thông số cơ bản trong nước; - Diện tích rừng bị phá và khôi phục trở lại

e Mắi quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sự phát triển nông nghiệp

bên vững

Phát triển bền vững nông nghiệp trên ba khía cạnh chủ yếu liên quan đến

đời sống con người phải được kết hợp một cách hài hòa và lồng ghép với nhau

trong quá trình sản xuất nông nghiệp Phát triển kinh tế trong nông nghiệp

Trang 36

nhằm giải quyết vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai

1.4 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN NONG

NGHIEP BEN VUNG 1.4.1 Nhân tố tự nhiên

a Dia hình, đất đai, thố nhưỡng

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp chịu sự chỉ phối rất lớn của địa

hình, địa hình là nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu cây trồng, vật

nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đồ thị hóa trong nông nghiệp Địa hình đồng bằng lợi thế phát triển những cây trồng như :lúa, đậu, rau; địa hình

đôi núi lợi thế cho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dải ngày

Pat đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, năng suất và sự phân bố cây trồng phụ thuộc rất lớn từ đất đai, thô nhường Trong nông

nghiệp, ruộng đất là tự liệu chủ yếu không thẻ thay thế được Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng thêm ý muốn chủ quan,

nhưng sức sản xuất ruộng đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể

khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng lên của con

người về nông sản phẩm Chính vì thế trong quá trình sử dụng con người phải

biết quý trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyên đất nông nghiệp sang đất xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều đơn vị sản phẩm trên mỗi

đơn vị điện tích với chỉ phí thấp nhất trên don vj san pham

Trong quá trình phát triển bền vững nông nghiệp, chúng ta tìm kiếm mọi cách để phát huy những thuận lợi và hạn chế những khó khăn do điều kiện

khắc nghiệt của thiên nhiên gây ra, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển nhanh chóng và vững chắc

Vị trí địa lý thường tạo ra lợi thế trong hoạt động thương mại, giảm chỉ

Trang 37

phí vận chuyên Năm trong vùng kinh tế sôi động quan hệ giao thương rộng

sẽ giúp hoạt động mâu dịch phát triển Những điều kiện thuận lợi về vị trí

giúp cho các quốc gia hay vùng lãnh thổ có thé thu hút đầu tư từ bên ngoài

hiệu quả

b Thời tiết, khí hậu, nguân nước

Sự tôn tại và phát triển của bắt kỳ loài sinh vật nào trên trái đất đều chịu

sự tác động của thời tiết và khí hậu, đây là hai yếu tổ tạo ra tính mùa vụ trong

nông nghiệp Trong nông nghiệp sự khác nhau về chất lượng đất trông, khí

hậu, nguồn nước sẵn có dẫn đến việc sản xuất các loại cây trồng khác nhau và

sử đụng các biện pháp canh tác khác nhau Đề phát triển nông nghiệp được

bên vững, trước hết phải xác định được thế mạnh cũng như những bắt lợi về điều kiện tự nhiên đẻ qua đó xác lập được kế hoạch

Vì vậy, quá trình phát triển nông nghiệp và nông nghiệp bền vững chịu

ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp của các nhân tố vẻ điều kiện tự nhiên, là điều kiện tiên quyết của sản xuất nông nghiệp

Mỗi loại cây trồng vật nuôi thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất

định vượt qua giới hạn đó chúng sẽ chậm phát triển thậm chí không thê tồn tại

Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Muốn duy trì hoạt động kinh tế cần phải có

đầy đủ nguồn nước ngọt cho cây trồng, nước uống, nước tắm rửa cho gia súc Những nơi có nguồn cung cấp nước đôi đảo, thường xuyên là những nơi có

nên nông nghiệp trù phú chăng hạn như vùng hạ lưu các con sông lớn như sông Hoàng Hà, sông Mêkông ngược lại nông nghiệp không thẻ phát triển

được ở những nơi khan hiếm nước như các vùng hoang mạc, bán hoang mạc € Sinh vật

Sinh vật là cơ sở tạo nên các giống cây tròng, vật nuôi, cơ sở thức ăn cho

gia slic, co cầu vật nuôi và sự phát triển chăn nuôi.

Trang 38

1.4.2 Trình độ phát triển nông nghiệp - Tốc độ phát triển kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế của một địa phương một quốc gia là điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp.Bởi lẽ để phát triển nông nghiệp

ngoài các yêu cầu về đầu tư các nguồn lực như :vốn lao động ,còn phải kể

đến các chính sách kinh tế vĩ mô

- Trình độ tô chức sản xuất

Trình độ tô chức sản xuất nông nghiệp mang tính chất hỗn hợp, đa dạng

của nhiều hình thức sở hữu, nhiều khu vực sản xuất như: sở hữu Nhà nước, sở

hữu tập thê, sở hữu cá thê tư nhân và sở hữu hỗn hợp.Nếu trình độ tô chức sản xuất không hợp lý ,dẫn đến quá trình phát triển bên vững nông nghiệp sẽ bị

hạn chế

- Trình độ quản lý sản xuất

Con người làm ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn để đáp ứng yêu

cầu của cuộc sống, con người phát minh ra nhiều kỹ thuật tiên tiến thuộc lĩnh vực thú y hoặc chế biến nhiều loại thuốc để chăm sóc vật nuôi, tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả cao Nếu trình độ quản lý sản xuất nông nghiệp phù hợp là điều kiện thuận lợi để thúc đây sự phát triên bền vững nông nghiệp

1.4.3 Ý thức và năng lực của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp

Về ý thức và năng lực sản xuất nông nghiệp của người nông dân bao gồm: trình độ, sức khỏe, nhận thức, chính trị, trình độ văn hóa, nghiệp vụ và tay nghề của người nông dân

Năng lực sản xuất của người nông dân là nhân tố rất quan trọng có tính chất quyết định đối với phát triên bèn vững nông nghiệp Dù có điều kiện tự

nhiên thuận lợi, máy móc kỹ thuật hiện đại, nhưng người nông dân không có

trình độ, khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có thể đạt được sự phát

triển như mong muốn Đề đối phó điều kiện tự nhiên khắc nghiệt , diễn biến

Trang 39

bền vững nông nghiệp thì cần phải có nguồn nhân lực có sức khỏe trí tuệ, tay

nghề cao, có động lực và nhiệt tình, được tô chức chặt chẽ

1.4.4 Nhân tố thị trường

- Thị trường các yếu tố đầu vào quyết định các chỉ phí trong sản xuất

nông nghiệp và quyết định giá cả hàng hóa nông nghiệp

- Thị trường đầu ra đối với sản phâm nông nghiệp, yếu tố này quyết định

rat lớn đến chuyên dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi

- Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối và

tiêu thị nông sản, quy mô, cơ cấu và biến động của thị trường chỉ phối mạnh

mẽ đối với người sản xuât, kinh doanh, chỉ phối quá trình chuyên dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp Thông qua thị trường sẽ thúc đây sự cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa trong nông nghiệp và trở thành mục tiêu, động lực của mỗi thành viên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

1.4.5 Cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp Hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nông nghiệp bền vững, bao gồm: chính sách đất đai, chính sách tín dụng và lãi suất tín dụng: chính sách thuế, chính sách khuyến

nông: chính sách về khoa học, công nghệ; chính sách hỗ trợ lao động tạo việc làm Mặt khác, việc tạo ra và thực hiện các chính sách về phát triển bền vững nông nghiệp hiệu quả hay không thẻ hiện năng lực của một hay một quốc gia,

vùng lãnh thổ, chính quyển địa phương Vì vậy, vai trò của một quốc gia,

chính quyền của một địa phương trong việc ban hành cơ chế, chính sách và tô

chức thực hiện đưa nó vào cuộc sống có tác động rất lớn đến phát triển bèn

vững nông nghiệp.

Trang 40

1.5 KINH NGHIEM PHAT TRIEN NONG NGHIEP BEN VONG CUA MOT SO DIA PHƯƠNG

1.5.1 Kinh nghiệm của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

Dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, lĩnh vực nông nghiệp chịu nhiều tác động lớn, điển hình như khủng hoảng tài chính, đối mặt với thiên tai, dịch bệnh trên các loại cây trồng, vật nuôi Những tác động của biến đối khí hậu làm cho việc xử lý ra hoa trên các loại cây ăn trái sẽ có nhiều bắt lợi,

giá vật tư nông nghiệp tăng, từ đó gây áp lực đối với bà con nông đân Nhưng

nền kinh tế huyện Chợ Lách tiếp tục duy trì và phát triển tốt Trong đó lĩnh

vực nông nghiệp giữ vị thế hàng đầu và đạt nhiều kết quả quan trọng Toàn

huyện Chợ Lách có trên 11 ngản héc ta diện tích đất nông nghiệp, trong đó có hơn 9.400 héc ta diện tích tròng cây ăn quả, sản lượng trái cây hàng năm đạt

hơn 110 ngàn tắn Tap trung ở các loại cây chủ lực như: chôm chôm, bưởi Da

Xanh, sầu riêng, nhăn, măng cụt và có hơn 1 ngàn héc ta điện tích vườn dừa, sản lượng đạt hơn 9 triệu trái/năm Cây giống và hoa kiêng, hàng năm

sản xuất hơn 16 triệu cây giống và trên 10 triệu sản phẩm hoa kiểng Huyện đã tô chức công nhận và đi vào hoạt động 11 làng nghè, với hơn 4.700 hộ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh cây giống, hoa kiểng Có hơn 380 héc

ta điện tích nuôi thủy sản, tông đàn trâu bò ước đạt trên 4.500 con và trên 9.500 con lợn, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của địa phương, mà còn xuất khâu sang các vùng khác, góp phần làm tăng thu nhập nâng cao đời

sống người dân

Đề đạt được những kết quả nói trên và huyện đã xác định thế mạnh là

nông nghiệp, từ đó ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Lách xây dựng chương trình kế hoạch đưa nền nông nghiệp huyện nhà phát triển mang tính bền vững Tập trung phát triển cây ăn trái theo vùng chuyên canh, phù hợp với điều kiện canh tác và tập quán canh tác của địa phương,

Ngày đăng: 26/07/2023, 07:45

w