1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển du lịch và quản lý tài nguyên thiên nhiên môi trường bền vững ở vịnh nha trang khánh hòa

86 647 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 20,48 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phó Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phát triển Du lịch và Quản lý tài nguyên thiên nhiên -

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO DAI HOC NONG LAM TP.HO CHi MINH

PHAT TRIEN DU LICH VA QUAN LY TAI NGUYEN THIEN NHIEN - MOI TRUONG BEN VUNG O

VINH NHA TRANG - KHANH HOA

HOANG KIM ANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE NHAN VAN BANG CU NHAN NGANH KINH TE TAI NGUYEN MOI TRUONG

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 7/2008

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phó Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phát triển Du lịch và Quản

lý tài nguyên thiên nhiên - Môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” do Hoàng Kim Anh, sinh viên khoá 30, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

ThS Trần Đức Luân

Người hướng dẫn,

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm Ngày tháng năm

Trang 3

LOI CAM TA

Lời đầu tiên tôi xin gửi đến ba mẹ tôi những lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất

Ba mẹ đã bên cạnh, chăm sóc, ủng hộ và nổ lực tạo cho tôi mọi điều kiện đề tôi có thể kết thúc 4 năm đại học

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến thầy hướng dẫn tôi viết đề tài, thạc sĩ Trần Đức Luân, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này

Xin gửi đến Thầy lòng biết ơn chân thành nhất Xin cám ơn Thầy!

Bên cạnh đó, cho tôi gửi lời cám ơn các cô chú, anh chị phòng Môi trường của Sở Tài nguyên — Môi trường tỉnh Khánh Hòa, những người đã tạo điều kiện cũng như giúp tôi tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ cho việc viết khoá luận

Đồng thời, trong quá trình đến địa bàn nghiên cứu, phỏng vấn tìm hiểu các vấn đề thông tin của Vịnh Nha Trang, các cô chú, anh chị ở Ban quản lý KBTB Vịnh Nha Trang,

đặc biệt là bác Nguyễn Thành Sơn - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp và cô Nguyễn Thị

Kim Hoa - Trưởng phòng Phát triển và nhận thức cộng đồng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi có

những thông tin quý báu cho khoá luận Hơn nữa, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến

bác Trương Kinh - Giám đốc Ban quản lý KBTB Vịnh Nha Trang đã tạo mọi điều kiện

giúp tôi thu thập thông tin cần thiết Tôi xin chân thành cám ơn!

Lời sau cùng, tôi muốn xin gởi gắm lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu

nhà trường, Ban Chủ Nhiệm Khoa và tất cả thầy cô, bạn bè tại trường Đại học Nông Lâm

Thành phố Hồ Chí Minh Đặc biệt là Thầy Đặng Minh Phương, người đã sáng lập ngành

Kinh tế Tài nguyên Môi trường đầu tiên tại trường Đại học Nông Lâm, và tôi cũng vinh

dự được là một trong những sinh viên của khoá đầu tiên của ngành này Trong suốt quá trình học tập tại trường, các thầy cô đã nhiệt tình day bảo, truyền đạt những kiến thức bổ ích trong học tập cũng như trong cuộc sóng Tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức cũng như những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu trong suốt thời gian qua Tôi xin giữ lại những tình cảm tốt đẹp trong trái tim mình

Trang 4

NOI DUNG TOM TAT

HOANG KIM ANH Thang 07 nam 2008 ‘Phat Trién Du Lich va Quan Ly Tai

Nguyên Thiên Nhiên - Môi Trường Bền Vững 6 Vinh Nha Trang — Khanh Hoa’

HOANG KIM ANH July 2008 ‘Tourist Development and Subtainable Environment Management at Nha Trang Bay, Khanh Hoa Province’

Khoá luận phát triển du lịch và quản ly tài nguyên thiên nhiên — môi trường bền

vững ở Vịnh Nha Trang Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại Vịnh Nha

Trang đã gây tốn hại đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại đây Thái độ và sự

am hiểu về bảo vệ môi trường của những người đến tham quan Vịnh Nha Trang Chính quyền địa phương với các nỗ lực của mình nhằm giải quyết vấn đề tài nguyên thiên nhiên trong Vịnh Nha Trang

Đề tài mong muốn các cấp chính quyền mở rộng hơn nữa những hoạt động bảo vệ môi trường bên cạnh việc phát triển du lịch Bảo vệ môi trường hay nâng cao chất lượng môi trường không chỉ là công việc của nhà nước mà còn là trách nhiệm của người dân,

của du khách đến tham quan Vịnh Nha Trang Không chỉ nâng cao năng lực, trình độ

quản lý, nâng cao nhận thức của người dân mà còn phải nâng cao trách nhiệm của những

người kiếm lợi nhuận từ thiên nhiên, và những người tìm đến thiên nhiên đề thư giãn.

Trang 5

MUC LUC

Trang

Danh muc cac bang viii

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung 1.2.2 Mục tiêu cụ thé 1.3 Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu 1.4.2 Phạm vi địa bàn nghiên cứu

1.5 Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 2: TÔNG QUAN

2.1 Tống quan tài liệu nghiên cứu

Trang 6

2.2.10.Giáo duc 12

2.2.11.Đặc sản 13 2.3 Tổng quan về Vịnh Nha Trang 13

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1 Cơ sở lý luận 21

3.1.3 Những người có liên quan trong đánh giá tác động xã hội 23

3.2 Phương pháp nghiên cứu 27

3.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 27

3.2.3 Phương pháp thu thập xử lý số liệu 27

4.1 KBTB Vịnh Nha Trang 28

4.2 Mô tả các hoạt động trên Vịnh Nha Trang 31

4.2.1 Nha Trang - Một vịnh đẹp — Nơi cư ngụ của những loài sinh vật biển

4.2.2 Các hoạt động chính ở Vịnh Nha Trang 33

4.2.3 Các vẫn đề môi trường tại Vịnh Nha Trang 39

Trang 7

4.6 Giai pháp phát triển du lịch và quản lý tài nguyên — môi trường 61 4.6.1 Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý và phát triển du lịch 61 4.6.2 Giải pháp phát triển du lịch và quản lý tài nguyên - môi trường 62

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

5.3 Hướng nghiên cứu trong tương lai 69

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Tổ Chức Du lich Thé gidi (World Tourist Organization)

Tai nguyén thién nhién

Tài nguyên thiên nhiên môi trường

Khu bảo tồn bién

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

Tổ Chức Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Oraganization)

Quản lý tai nguyén sé hitu céng déng (Common Property Resource)

Tổ chức thương mại thế giới

Vili

Trang 9

DANH MUC CAC HiNH

Trang

Hinh 1.1 Vét chém trên đảo Hòn Tre 3 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa § Hình 2.2 Đường Trần Phú nằm cạnh bãi biển Nha Trang 15 Hình 2.3 Một góc Hòn Mun 15

Hình 2.5 Hòn Tằm - điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang 19 Hình 4.1 Ranh giới khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang 30 Hình 4.2 Một góc khu đân cư Hòn Miếu - phường Trí Nguyên - nơi đông dân cư nhất trên các khóm đảo 37

Hình 4.3 Khách du lịch từ nơi khác đến Vịnh Nha Trang 44

Hình 4.5 Các vấn đề môi trường được cộng đồng quan tâm 47 Hình 4.6 Tỷ lệ các phương tiện ưa thích thu thập thông tin môi trường 47

Hình 4.7 Tỷ lệ các phương tiện ưa thích đề thu thập thông tin môi trường 48

Hình 4.8 Tỷ lệ mức độ quan tâm về vấn đề môi trường tại vịnh 49

Hình 4.9 Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ ô nhiễm tại vịnh 49

Hình 4.10 Tỷ lệ ý kiến đánh giá chất lượng phục vụ tại vịnh 50

Hình 4.11 Khu vực đang được xây dựng khu du lịch tại đảo Hòn Tam 52

Hình 4.12 Các vấn đề môi trường do hoạt động du lịch ảnh hưởng Vịnh Nha Trang 52

Hình 4.13 Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển

Hình 4.14 Lượng khách dự kiến trong những năm tới 63

Trang 10

DANH MUC CAC BANG

Các hoạt động được tiến hành trong KBTB

Tổng số tàu thuyền và các hoạt động khai thác được tổng hợp

Dân cư địa phương sống trên các đảo

Độ tuổi và giới tính của du khách

Mục đích đến Vịnh Nha Trang của du khách

Tỷ lệ ý kiến ưu tiên bảo vệ môi trường hay phát triển du lịch

Tỷ lệ ý kiến đánh giá hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường

Dự báo cơ cấu chỉ tiêu của khách du lịch đến Khánh Hòa (giá 2006)

Trang 11

DANH MUC PHU LUC

Phu luc 1 Phiéu phong van

Trang 12

CHUONG 1

MO DAU

1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam hiện đang là điểm đến của bạn bè năm châu trên thế giới khi trở thành

thành viên WTO, không chỉ là thị trường tiềm năng về kinh tế mà Việt Nam còn là nơi lý

tưởng để thu hút mọi người đến du lịch, khám phá và tìm hiểu cảnh vật, thiên nhiên, con

người và nền văn hoá hơn 4000 năm lịch sử Theo ông Jonathan Galaviz — chuyên gia của

Globalysis Ltd - nhận xét: “Việt Nam là một trong những điểm đến có tốc độ tăng trưởng

mạnh nhất ở Châu Á Với vị thế và chính sách hiện nay, du lich Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới” Globalysis dự báo, số lượng du khách nước ngoài tới Việt

Nam sẽ tăng 10% mỗi năm Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, lượng du khách quốc tế

đến Việt Nam năm 2007 tăng 17% so với năm 2006, có 47 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn hơn 1,8 tỉ USD, tăng xắp xỉ 200% so với

tế cần quan tâm đúng mức Do đó phát triển du lịch cũng như các ngành khác cần phải có

sự quản lý tốt của chính quyền trung ương và địa phương, sự am hiểu của các chuyên gia liên ngành cũng như kinh nghiệm của người dân địa phương

Trang 13

Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, có quần đảo Trường Sa nằm ở

điểm cực Đông Việt Nam, nơi nhận được ánh nắng ban mai sớm nhất nước Với một bên

là núi (phía Tây), một bên là biển (phía Đông), địa hình thấp dần từ tây sang đông với những dạng núi, đồi, đồng bằng, ven biển và hải đảo Hai sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Cái (đồ ra biển tại Nha Trang) và sông Dinh Khí hậu tương đối ôn hòa do chịu sự

chỉ phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại vừa mang tính chất khí hậu đại dương, nhiệt độ trung bình là 26,5°C Với thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và lịch sử văn hoá

như vậy, Khánh Hòa là vùng đất tiềm năng dé phát triển du lịch Biến Khánh Hòa không chỉ nổi tiếng “biển xanh, cát trang’, khí hậu ôn hòa, mà còn về sự phong phú va đa dạng các loài sinh vật biển, một thế giới xanh bên dưới lòng đại dương Cảnh quan Khánh Hòa

cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch như điều dưỡng, săn bắn, bơi lặn, leo núi, tắm

biến Hệ thống khách sạn và cấu trúc hạ tầng đã có sẽ được cải tạo và xây đựng mới tạo

cho Khánh Hòa lợi thế để phát triển mạnh ngành du lịch, đặc biệt là ngành du lịch sinh

thái biển

Những năm gần đây nhắc đến Khánh Hòa, không thể không nhắc đến Vịnh Nha

Trang, nơi được đánh giá là một trong 29 Vịnh đẹp nhất trên thế giới và có tiềm năng phát

triển với Vịnh nước trong xanh, bờ biển sạch và các sinh cảnh khoẻ mạnh Vịnh Nha

Trang là quan thể thiên nhiên đặc sắc hiếm thấy, an chứa trong mình nhiều tiềm năng đặc

biệt, là một điểm du lịch tuyệt vời, hơn nữa rất phù hợp dé xây dựng các khu bao tồn thiên

nhiên, bảo vệ và phát triển nhiều loại động vật quí đang có nguy cơ bị tuyệt chủng Với những đặc điểm riêng như vậy, Vịnh Nha Trang đã và đang trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới, dự báo sẽ là điểm đến trong những năm tới

Tuy nhiên, việc phát triển và bảo tồn luôn là những vấn đề nhiều mâu thuẫn và

xung đột Xin mượn lời của bà Ellen và Jaime, hai chuyên gia của Ủy ban quản lý Vịnh San Francisco tại “Hội thảo quốc tế 29 Vịnh biển đẹp” tổ chức ở Nha Trang vào tháng 3/2005, để đưa ra vấn đề chính mà đề tài này muốn đề cập đến “Tôi không thấy ai trong

số chúng ta ở cuộc hội thảo bàn luận về vẻ đẹp tự nhién cua Vinh Nha Trang Chỉ thấy

nói tới du lich, lam thế nào phát triển du lịch hơn nữa mà không đề cập đến những tác động về tâm nhìn" Một ví dụ mà Ellen dẫn ra là “con đường dẫn lên hòn đảo ngoài kia

Trang 14

(Ellen chỉ tay ra đảo Hòn Tre, nơi “trú chân” của khu nghỉ mát Hòn Ngọc Việt) Mộ? con đường lớn xé ngang sườn núi Thật xấu xf”

Hình 1.1: Vết chém trên đảo Hòn Tre

Nguôn: www.vnn.vn Đây cũng chính là vấn đề đặt ra cho toàn xã hội cũng như với cá nhân người nghiên cứu đối với sự quan tâm về tầm nhìn của các cấp chính quyền trong việc phát triển

du lịch đồng thời quản lý, quy hoạch, khai thác tối ưu (chứ không phải tối đa) hiệu quả

môi trường — tài nguyên thiên nhiên bền vững nhằm phát triển du lịch trong lâu dài được

thực hiện ở Vịnh Nha Trang — Khánh Hòa Những lợi ích trước mắt và lâu đài luôn dẫn

đến sự mâu thuẫn giữa các mối quan hệ trong xã hội từ các cấp chính quyền, đến các

doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, người dân địa phương, các tô chức khoa học,

phi chính phủ và đến những du khách thập phương đối với Vịnh Nha Trang

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên —- môi trường bền vững nhằm phát triển du lịch ở Vịnh Nha Trang - Khánh Hòa

Trang 15

se Công tác quản lý tài nguyên — môi trường tại Vịnh Nha Trang

e Dé xuat cac kiến nghị

1.3 Pham vi nghiên cứu

1.3.1 Phạm vỉ nội dung nghiên cứu

Mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn ở đâu cũng có, nước nào cũng phải gặp vấn

đề như vậy Việc tầm nhìn hạn chế trong quản lý, thiếu khoa học đối với nguồn tài nguyên — môi trường thiên nhiên, lựa chọn những phương thức đánh đối sai lầm giữa phát triển và bảo tồn vừa ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên mà tạo hoá đã ban tặng, môi

trường sống của các sinh vật, môi trường sống của con người, đồng thời ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia Đề tài nghiên cứu này đề cập đến việc phát triển du lịch ảnh hưởng đến việc bảo tồn thiên nhiên ở Vịnh Nha Trang

1.3.2 Phạm vi địa bàn nghiên cứu

Một số đảo và bãi biển đã được đầu tư và kinh doanh du lịch như: Hòn Tằm, Hòn

Mun, Hòn Tre, thuộc Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

1.4 Cấu trúc của luận văn

Khoá luận bao gồm năm nội dung chính và được chia thành năm chương, với nội dung của từng chương như sau:

Chương một là chương mở đầu, gồm có năm phần chính là đặt vấn đề; mục tiêu

nghiên cứu; các giả thiết của vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của khoá

luận

Chương hai trình bày về phần tổng quan, gồm có hai nội dung là tong quan về vẫn

đề nghiên cứu và tổng quan về địa bàn nghiên cứu Mục này sẽ nêu lên những đặc điểm

về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thỗ nhưỡng, dân số, của địa bàn

nghiên cứu

Trang 16

Chương ba là chương nội dung và phương pháp nghiên cứu Về nội dung nghiên

cứu có các định nghĩa, khái niệm và cả khái quát lẫn cụ thể có liên quan đến vấn đề

nghiên cứu

Chương bốn là chương kết quả và thảo luận Đây là phần chính của cả đề tài Chương này sẽ tìm hiểu về những hoạt động chính đang diễn ra trên vịnh, các mối quan

hệ giữa những người có mục đích sử dụng chung trên Vịnh Nha Trang, công tác quản lý

và một số giải pháp phát triển du lịch va quản lý tài nguyên — môi trường

Chương 5 gồm kết luận và kiến nghị, hướng nghiên cứu trong tương lai dé giải

quyết tốt hơn các vấn đề môi trường tại vịnh Nha Trang

Trang 17

CHUONG 2 TONG QUAN

Chương này sẽ mô tả về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu Phần này chủ yếu trình bày về các tài liệu nghiên cứu có liên quan và đặc điểm cụ thé 6 địa bàn nghiên cứu

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Với mục tiêu và phạm vi đã được trình bày ở trên, tài liệu nghiên cứu của đề tài không giới hạn ở một lĩnh vực nhất định mà tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau Bao gồm lĩnh vực về môi trường thiên nhiên (hệ sinh thái biển - đảo), thị trường du

lịch và nhu cầu về các loại hình du lịch, các hội thảo chuyên đề về phát triển du lịch bền

vững Ngoài ra, nhiều đề tài tốt nghiệp của các anh chị khoá trước, những công trình

nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài, các bài giảng của các thầy cô có liên quan là

những tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài

2.2 Tống quan về tính Khánh Hòa

2.2.1 Lịch sử hình thành

Trước khi trở thành một phần của Đại Việt, Khánh Hòa là một phần của Vương

quốc Chăm pa Vào năm 1653 chúa Nguyễn Phúc Tần sai quân vào tận Phan Rang đánh chiếm đất Vua Chăm là Bà Tắm đầu hàng và nhượng đất từ phía đông sông Phan Rang đến Phú Yên cho chúa Nguyễn Chúa Nguyễn chấp nhận và đặt dinh Thái Khang và chia khu vực thành hai phủ: Thái Khang và Diên Ninh

Tên tỉnh Khánh Hòa được đặt vào năm 1832 thời Minh Mạng, chia thành 2 phủ và

4 huyện: Phủ Diên Khánh gồm các huyện Phước Điền và Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm các huyện Quảng Phước và Tân Định

Trang 18

Trong thời Pháp thuộc sau triều Nguyễn, tỉnh ly được đóng tại thành Diên Khánh, nhưng được chuyên đến thị xã Nha Trang vào năm 1945

Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ mới hợp nhất hai tỉnh Phú Yên và Khánh

Hòa vào ngày 29 tháng I0 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh Vào năm 1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp thành Thành phố Nha Trang Quốc hội quyết định sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh vào năm 1982 Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc

hội lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa

Cho đến nay, Khánh Hòa có sáu huyện là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa; thị xã Cam Ranh và thành phó Nha Trang Thủ phủ

của tỉnh là thành phố Nha Trang, Khánh Hòa có hai huyện miền núi là Khánh Vĩnh,

Khánh Sơn và một huyện đảo là Trường Sa Khánh Hòa có 137 đơn vị hành chính cấp xã

- phường - thị trấn

2.2.2 Dân cư

Tỉnh Khánh Hòa có khoảng 1.300.000 người (2006) Các dân tộc chính trong tỉnh

gồm có: Kinh, Ra Giai, Hoa và Cơ Ho

2.2.3 Vị trí địa lý và khí hậu

Khánh Hòa có điện tích tự nhiên là 5.197 kmỶ, cả trên đất liền và hơn 200 dao va

quan dao Bờ biển dài 385km, kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối Vịnh Cam Ranh với nhiều

cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biến rộng lớn Đặc biệt, huyện đảo Trường Sa là

nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng quan trọng của cả nước Dọc theo bờ biển từ Đại Lãnh trở vào đến Ghềnh Đá Bạc, Khánh Hòa có 4 Vịnh lớn: Vịnh Vân Phong, Vịnh Nha

Phu, Vịnh Nha Trang (Cù Huân) và Vịnh Cam Ranh Mỗi Vịnh mỗi vẻ khác nhau nhưng

Vịnh nào cũng đẹp, cũng ân chứa tiềm năng về nhiều mặt Trong đó có Vịnh Cam Ranh với diện tích gần 200km”, có núi cách ngăn, được coi là 1 trong 3 hải cảng thiên nhiên tốt

nhất thế giới

Khí hậu ở đây ôn hòa, trung bình là 26,7C Mùa mưa tập trung 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, riêng tại Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài hai tháng Độ âm tương đối: 80,5% Riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu

như Đà Lạt và Sa Pa

Trang 20

2.2.4 Dia hinh

Địa hình của tỉnh Khánh Hòa tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với

những dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi Phần phía Tây là sườn đông dãy Trường Sơn, chủ yếu là núi thấp và đồi, độ đốc lớn và địa hình bị chia cắt mạnh

Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cat dai đồng bằng ven biển thành những vùng đồng

bằng nhỏ hẹp, với chiều đài 200km bờ biển khúc khuỷu có điều kiện thuận lợi để hình

thành các cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi để lập khu chế xuất và khu công

nghiệp tập trung Có 8 cửa lạch, 10 đầm, vịnh, 2 bán đảo và trên 200 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều hình thù khác nhau Đặc điểm địa hình Khánh Hòa đã tạo ra những cảnh quan phong phú và đa dạng vừa mang tính đặc thù của mỗi tiểu vùng, vừa mang tính đan xen

và hòa nhập Việc khai thác tài nguyên phải phù hợp với các dạng địa hình cảnh quan

nhằm đảm bảo tính bền vững và có hiệu quả

2.2.5 Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 5.197,45km”, gồm các nhóm chính: đất cát và

cồn cát chiếm 2%, chủ yếu sử dụng cho khu dân cư, trồng cây ăn quả và đồng bằng ven

biển; đất phù sa chiếm 7,5%, giàu dinh dưỡng: đất mặn và phèn mặn chiếm 1,5%, thích

hợp cho trồng muối, nuôi trồng thủy sản; đất xám bạc màu chiếm 4,6%; đất đỏ vàng và

các loại đất khác chiếm 84.4%, hiện đang được sử dụng để trồng hoa màu và cây công

nghiệp, có khả năng khai hoang mở rộng diện tích nông — lâm nghiệp

Đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp của Khánh Hòa rất hạn chế, chỉ có

74.9%, chiếm 14,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó đã khai thác và đưa vào sử dụng 67,7

nghìn ha, còn lại 7,2 nghìn ha có khả năng khai hoang để đưa vào sử dụng Các vùng đất

cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, lại thiếu nước tưới, rất khó khăn cho việc

mở rộng diện tích phát triển nông nghiệp Đất nông nghiệp bình quân đầu người 670m /người

Đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của

tỉnh với 322,4 nghìn ha, chiếm 61,3% Song hiện nay, diện tích có rừng chỉ có 155,8 nghìn ha, còn lại 166,6 nghìn ha, chiếm 31,7% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, đang còn là

9

Trang 21

vùng đất trống, đồi núi trọc Đây là một tiềm năng lớn, song muốn khai thác và sử dung

được phải cĩ sự đầu tư lớn

2.2.6 Tài nguyên rừng

Diện tích cĩ rừng hiện cĩ 155,8 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m’, trong đĩ cĩ

64,8% là rừng sản xuất, 34% là rừng phịng hộ và 1,2% là rừng đặc dụng Rừng sản xuất

chiếm nhiều song chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo Rừng phịng hộ chiếm 34%,

hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện Khánh Vĩnh, Vĩnh Sơn và

Ninh Hịa Tuy rừng là một thế mạnh của Khánh Hịa song việc khai thác bừa bãi những năm qua đã làm tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt

2.2.7 Tài nguyên khống sản

Cĩ nhiều khống sản như than bùn, mợlíp đen, cao lanh, vàng sa khống, nước khống, sét chịu lửa, cát, đá vơi, san hơ, đá granit Tuy nhiên, các loại khống sản này chưa được đưa vào khai thác và chế biến theo quy mơ cơng nghiệp, mà cịn ở dạng khai

thác thủ cơng quy mơ nhỏ, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp Trong các loại khống sản

đĩ, đáng chú ý nhất là cát thủy tỉnh Cam Ranh, trữ lượng 34.3 triệu tấn, cát bán đảo Hịn Gốm (Vạn Ninh) trữ lượng khoảng | tỷ tấn, inmenhit trữ lượng 26 vạn tấn, đá granít trữ

lượng 2 tỷ tấn (chưa tính đảo), nước khống được phân bồ rải đều trên địa bàn Cát thủy

tỉnh Cam Ranh là cát cĩ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy tỉnh quang học, pha lê và thủy tỉnh kỹ thuật cao cấp

2.2.8 Tài nguyên biến

Tổng trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hịa khoảng 150 nghìn tấn, trong

đĩ chủ yếu là cá nổi (70%), cho phép khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn Nguồn lợi biển phân bố khơng đều, tập trung phần lớn ở ngư trường ngồi khơi và ngư trường ngồi tinh từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Vịnh Thái Lan Mặt khác, khai thác ngư trường quanh quan đảo Trường Sa gĩp phần phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an ninh - quốc phịng

Nước biển cĩ nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập

trung và các sản phẩm sau muối, nhất là muối cơng nghiệp Biển Khánh Hịa cịn là nơi

cư trú của lồi chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000kg yến sào Đây là một đặc sản quý hiếm ít tỉnh trong cả nước cĩ, khơng chỉ đĩng gĩp trực tiếp cho xuất

Trang 22

khâu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp

Dọc bờ biển Khánh Hòa có rất nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phó, có chiều đài 5km; bãi Tiên nằm về phía Bắc thành phố; Dốc

Lết thuộc huyện Ninh Hòa có chiều dài 4km; Đại Lãnh (Vạn Ninh) có chiều dài 2km

Ngoài ra, dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức du lịch, săn bắn dưới nước, vui chơi giải trí trên các đảo Đặc biệt, đảo Hòn Tre là đảo lớn, quanh đảo

có nhiều bãi tắm san hô rất đẹp như Bãi Trũ, Bãi Tre, Bích Đầm Với cảnh quan thiên

nhiên ưu đãi, nhiều đanh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng cho mùa du lịch kéo đài

gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá như: Tháp Bà, thành Diên Khánh, biệt

thự Bảo Đại, mộ Yersin Khánh Hòa đã trở thành một trong mười trung tâm du lịch lớn của cả nước, rất hấp dẫn lôi cuốn khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là với hình

thức du lịch biển

2.2.9 Kinh tế

Có thể nói ngành mũi nhọn của tỉnh là du lich và dịch vụ Với hàng loạt danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên ban tặng, Khánh Hòa phát triển khá mạnh về du lịch và kéo theo hàng loạt dịch vụ

Khánh Hòa nỗi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên Năm 2003, Nha Trang được thế giới

công nhận là một trong 29 Vịnh gia nhập câu lạc bộ những Vịnh đẹp nhất thế giới Bên

cạnh đó, Khánh Hòa là tỉnh nằm ở một trong các cửa ngõ ra biển của duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và lục địa Châu Á, lại không xa thành phố Hồ Chí Minh nên có

điều kiện thuận lợi phát triển du lịch

Bờ biển Nha Trang có nhiều bãi tắm đẹp, từ đầm Nha Phu đến Lương Sơn, bãi

Tiên, cầu Đá, Sông Lô và hàng loạt bãi tắm tạo nên các cụm công trình, các loại hình dịch

vụ du lịch vui choi, tắm biển, được trang bị tiện nghi cao cấp Trục du lịch Trần Phú -

Cau Da — Bai Tiên là trung tâm du lịch của vùng này Ngoài Vịnh Nha Trang, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, di tích lịch sử, văn hoá phong phú, Khánh Hòa còn có Vịnh Vân Phong cũng được xem là một trong những điểm du lịch đẹp nhất Việt Nam và có tầm cỡ

thế giới

11

Trang 23

Cảnh quan Khánh Hòa cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch, điều dưỡng, săn

bắn, bơi lặn, leo núi, tắm biển Một trong những điểm du lịch quan trọng nhất của Khánh Hòa là Vịnh Vân Phong, đảo Hòn Gốm là phức hợp du lịch nhiệt đới và là bãi tắm đẹp,

một trong những thắng cảnh biển đẹp nhất trong khu vực châu Á - Viễn Đông Ngoài bãi

biển, Khánh Hòa còn có các điểm tham quan, du lịch khác như đền miếu, Tháp Chàm, Chùa Long Sơn, Lầu Bảo Đại, Hòn Chuông, Hòn Yến, Suối Ba Hồ, Suối Tiên, khu di tích

Yersin tai Hon Ba

Nông nghiệp: Người nông dân Khánh Hòa chủ yếu là trồng lúa, tuy nhiên nông nghiệp không phải là mặt mạnh của Khánh Hòa

Công nghiệp: Công nghiệp thủy sản và đóng tàu Ngoài ra Khánh Hòa còn có những tiềm năng lớn khác như: nhiều bãi cát trắng ở Đầm Môn (ven Vịnh Vân Phong) dùng để chế tạo thủy tinh, pha lê, cáp quang Dưới các bãi cát này có khoáng sản Titan

— kim loại ít bị oxi hoá có thể dùng chế tạo vỏ của tàu vũ trụ Ngoài ra Khánh Hòa còn là

xứ của Trầm hương, có Vàng non tuổi Khánh Hòa có tiềm năng rất lớn về chu chuyển

hàng hóa ra quốc tế, với 4 cảng biển lớn: Cảng Cam Ranh - trước đây là cảng quân sự;

Cảng Nha Trang — du lịch — chu chuyển hàng hoá — quân sự; Cảng Dốc Lếch — đóng sửa chữa tàu; Cảng Vân Phong — du lịch và tiếp dầu khí , đặc biệt cảng này cùng với cáng

kế bên là cảng Vũng Rô của tỉnh Phú Yên rất có tiềm năng về năng lượng

2.2.10.Giáo dục

Tỉnh Khánh Hòa có I trường đại học chính quy là Dai học Nha Trang (trước đây là Đại học Thủy sản Nha Trang, đổi tên vào ngày 25/7/2006, theo Quyết định số 172/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ), là một trường đại học đa ngành, đa cấp

học với chuyên ngành thủy sản truyền thống là mũi nhọn và thế mạnh

Ngoài ra còn có thể kể các đại học quân sự lớn như Học viện Hải quân, trường Sỹ

quan không quân

Các trường Cao Dang: Cao dang Su phạm Nha Trang, Cao đắng Văn hoá Nghệ

thuật Du lịch, Cao đắng Y tế, Cao đắng Mẫu giáo Trung ương 2

Trang 24

2.2.11.Đặc san

Yến sào, một món ăn chế biến từ tổ chim yến

Trầm hương, một loại hương liệu dược liệu quý hiếm từ cây Bó Dầu

Ngoài ra, cùng với tỉnh bạn Phú Yên, Khánh Hòa là tỉnh có số lượng lồng nuôi tôm

hùm lớn nhất nhì Việt Nam

Ngoài những đặc sản trên Khánh Hòa còn nổi tiéng voi mon Nem — Nem Ninh

Hòa

2.3 Tống quan về Vinh Nha Trang

Như đã giới thiệu, Khánh Hòa có 4 Vinh là: Nha Trang, Cam Ranh, Nha Phu, Vân

Phong và hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ Trong đó, Vịnh Nha Trang được công nhận là thành

viên Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới Trong dé tài này nghiên cứu hệ thống biển

đảo đã được khai thác phát triển du lịch ở Vịnh Nha Trang, bao gồm bãi biển Nha Trang,

Hòn Tằm, Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Miếu và Hòn Một (đảo này chỉ có dân cư địa phương

sinh sống, không có các hoạt động du lịch, nhưng xin đưa vào để có cái nhìn khái quát

hơn) Riêng Hòn Cau và Hòn Vung là hai đảo nằm cách khá xa, chưa có thông tin nào về

việc phát triển du lịch ở đây, đồng thời hai đảo này cũng nằm trong khu vực bảo vệ của

Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang

Vịnh Nha Trang được Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và

chính thức công nhận vào tháng 7/2003 Cùng với Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang là Vịnh thứ hai của Việt Nam được xếp vào hàng danh dự này Vịnh Nha Trang cùng với bãi biển chạy đọc theo trung tâm thành phó, xa xa ngoài khơi những hòn đảo phơi mình giữa

đại dương xanh Hơn nữa, Vịnh Nha Trang cũng là Khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam với sự hỗ trợ của Dự án thí điểm KBTB Hòn Mun vào năm 2001

2.3.1 Vị trí và đặc điểm địa lý

Vịnh Nha Trang nằm ở phía Nam của biển Việt Nam trải dài từ 10913” đến

109°22’ d6 Kinh Dong va tir 12°12’ dén 12°18” độ vĩ Bắc với diện tích 249,65km”, trong

đó điện tích mặt nước là 211,845km”, bao gồm trung tâm thành phố Nha Trang và 19 hòn

đảo lớn nhỏ bao quanh, trong đó có 7 đảo lớn gồm: Hòn Tre, Hòn Miếu, Hòn Tam, Hon

Một, Hòn Mun, Hòn Cau (Hòn Hồ) và Hòn Vung (Hòn Đụn) Đảo lớn nhất là Hòn Tre

13

Trang 25

rộng 3250 ha nằm che chắn ngoài khơi khiến Vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng; Hon Noc 1a dao nhỏ nhất có điện tích khoảng 4 ha Hiện nay trong vùng Vịnh Nha Trang,

hoạt động kinh tế nỗi bật nhất là các hoạt động dịch vụ du lịch, bao gồm các khách sạn,

nhà nghỉ, khu vực tham quan, thé thao, giải trí, nhà hàng ; các hoạt động kinh tế khác

bao gồm nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt thủy sản, khai thác yến sào, vận tải hàng hoá 2.3.2 Địa hình và Khí hậu

Hai con sông chảy từ phía Đông - Bắc dãy Trường Sơn xuống Vịnh Nha Trang là sông Cái ở phía Bắc và sông Bé ở phía Nam Do dãy Trường Sơn nằm rất gần thậm chí

còn nhô ra biển nên đồng bằng ben biến ở đây rất nhỏ hẹp và vị thế tốc độ nước chảy

trong các sông này thay đổi rất nhiều theo mùa từ mùa mưa sang mùa khô, vận tốc trung bình của nước đổ ra biển là khoảng 70,58m°⁄s

Một trong những điều kiện thuận lợi của Vịnh là khí hậu, nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu Vịnh Nha Trang tương đối ôn hòa do địa hình núi và biển đảo tạo nên Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt: một mùa khô kéo dai tir 8 đến 9 tháng và một mùa mưa

ngắn từ 3 đến 4 tháng Từ tháng 9 đến tháng 12 là mùa mưa, tập trung vào tháng 10 va 11

Lượng mưa của hai tháng này chiếm tới 50% lượng mưa của cả năm Những tháng còn lại

là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2600 giờ nắng Nhiệt độ tương đối én định,

trung bình hàng năm trên dưới 26°C (mùa hạ: 28°C, mùa đông: 24C) Năm lạnh nhất nhiệt độ cũng giảm xuống trên dưới 15”C và nóng nhất cũng ít khi vượt qua 36°C

a) Bãi tắm Nha Trang

Dọc theo vòng cung trên bờ Vịnh Nha Trang là một dải cát vàng trải rộng suốt

chiều dài 10km; một công viên bờ biến đan xen với những công trình khách sạn lớn, nhỏ hướng tầm nhìn ra biển xa đề du khách được tận hưởng những làn gió mát trong lành của

Vịnh Vịnh Nha Trang cũng là cửa ngõ cho những con tàu du lịch không lồ, mỗi năm đưa hàng ngàn du khách đến tham quan thành phố Nha Trang Đây cũng là khu vực được chăm lo trong vấn đề làm sạch môi trường nhất, do khi đến Nha Trang thì bãi biển cũng là

bộ mặt của thành phó

Trang 26

Hình 2.2 Đường Trần Phú nằm cạnh bãi biến Nha Trang

Đặc điểm: Được gọi là Hòn Mun vì phía Đông Nam của đảo có những mỏm đá

nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rat hiếm thấy ở những nơi khác

Hình 2.3 Một góc Hòn Mun

Nguồn: Hoàng Kim Anh 15

Trang 27

Trong những hang động đá đen của Hòn Mun hàng năm đều có chim yến về làm

tổ Ngoài ra, Hòn Mun còn nồi tiếng về những bãi lặn — nơi có rạn san hô phong phú và

đa dạng sinh học nhất Việt Nam Do địa thế của đảo rất gần với đòng hải lưu nóng từ phía

xích đạo đưa tới nên thích hợp với điều kiện phát triển của san hô và nhiều loại sinh vật

biển nhiệt đới cũng về đây quân tụ, đáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thé sinh

vật biển phong phú, đa dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú, bố ích cho các nhà nghiên cứu sinh vật bién, hải dương học và du khách muốn tìm hiều về biển

Dự án thí điểm KBTB Hòn Mun được Bộ Thủy sản Việt Nam, UBND tỉnh Khánh

Hòa và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (The World Conservation Union — IUCN)

thực hiện từ năm 2001-2005 và được Quỹ Môi trường toàn cầu (Global Environmental Facility - GEF) tài trợ thông qua Ngân hàng thế giới (World Bank — WB), Co quan Phat triển Quốc tế Đan Mach (Danida), IUCN va chinh phủ Việt Nam

Khu bảo tồn biển Hòn Mun nằm trong Vịnh Nha Trang Với điện tích khoảng 160km” bao gồm khoảng 38km” mặt đất và khoảng 122km” vùng nước xung quanh các đảo Dự án KBTB Hòn Mun tập trung vào 4 hợp phần chính:

¢ Quy hoạch và quản lý mở rộng,

e_ Các hoạt động thu thập thay thé,

e_ Xây dung năng lực,

e_ Giám sát và đánh giá

Mục đích của dự án nhằm “Bảo tồn một mô hình điển hình về đa dạng sinh học

biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe doạ” và đạt được các mục tiêu “giúp các

cộng đồng dân cư tại các đảo nâng cao đời sống và cộng tác với các bên liên quan khác đề bảo vệ và quản lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển tại KBTB Hòn Mun, tạo nên một mô

hình hợp tác quản lý cho các Khu bảo tồn biển của Việt Nam”

Kết quả khảo sát đa dạng sinh học và sinh cư KBTB cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam Nó có tầm vóc quốc tế vì nó có số loài tương tự như ở trung tâm thế giới về đa dạng san hô ở khu vực Án Độ - Thái Bình Dương Và người ta cũng đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế

giới, vượt khỏi tầm hiểu biết trước đây

Trang 28

Cũng do có dự án KBTB nên hiện nay Hòn Mun chỉ chủ yếu khai thác du lịch là

dịch vụ lặn và bơi lội Dự án hoạt động được 4 năm (từ năm 2001-2005)

Hình 2.4: Bơi lặn ở Hòn Mun

Nguon: www.monre.gov.vn c) Hon Tre

Vị trí: Hòn Tre nằm đối diện trước thành phố biến Nha Trang, trên đảo có núi Hòn

Tre, hay còn gọi là núi Đàm Mông sừng sững như hình con cá sấu đang trườn mình xuống

biển, che chắn cho Vịnh Nha Trang

Đặc điểm: Đảo hòn Tre đã trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn của du lịch biển

Nha Trang Đặc biệt là độ tinh khiết của nước biển và môi trường xung quanh Cát nơi

đây trắng và rất mịn, dưới làn nước trong xanh có thể nhìn suốt tận đáy, bờ cát thoai thoải dần đi ra xa nhưng vẫn êm mịn và chắc Nơi đây rất thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ

dưỡng kết hợp với những chương trình thé thao day tính khám phá

Thiên nhiên của Hòn Tre thu hút du khách thập phương bởi vẻ đẹp diệu kỳ của nó Tại Hòn Tre, có nhiều bãi tắm xinh đẹp như Bãi Trũ, Bãi Me, Vũng Ngán, Bích Đầm Đặc biệt là Bãi Trũ, là một bãi tắm tự nhiên thuộc hàng lý tưởng Trong Bãi Trũ là sườn núi rợp bóng cây Biển, đảo, rừng, núi vây quanh tạo những cảm giác tuyệt vời mà chỉ thiên nhiên mới có thể ban tặng

Hay đến Con Sẻ Tre, một khu nghỉ dưỡng tuyệt vời với những căn nhà nghỉ toàn

bằng tre nằm nép bên bờ đảo

17

Trang 29

dân cư ở đây đều nghèo, học hành ít nhưng cần cù, chịu khó lao động và tiết kiệm nên nhiều hộ sắm được ghe thuyền làm nghề chài lưới Người dân ở đây chỉ có nghề lưới trủ, lưới mực và nghề câu Thuyền nhỏ, di gần bờ, bắt con cá nhỏ Vì vậy ngư trường của đân

Hòn Một xa lắm là ra tới Hòn Mun rồi quay sang Hòn Nọc Tàu du lịch chỉ đừng lại để

khách có thể ngắm phong cảnh của làng chài Gần Hòn Một có một bãi lặn, khách có thé

lặn xem san hô nhưng không đẹp bằng ở Hòn Mun

e) Hon Tam

Vị trí: Nằm ở phía nam Vịnh Nha Trang, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Nằm giữa tuyến đảo, cách đất liền 5km

Đặc điểm: Gọi là Hòn Tầm là bởi khi nhìn từ trên cao hòn đảo trông giống như

một con tằm màu xanh lục đầu hướng về phía Đông Cách đây khoảng hơn 10 năm, Hòn

Tắm còn là một hoang đảo Đảo Hòn Tằm nằm trong Vịnh Nha Trang, cách đất liền 5km,

còn hoang sơ với thảm rừng nhiệt đới xanh 4 mùa, địa hình chủ yếu là đất đồi, núi, độ đốc tương đối cao, bờ là các ghềnh đá nhấp nhô, phía hướng về đất liền có bãi cát tắm tự

nhiên, sóng nhẹ, biển êm Đảo Hòn Tằm rộng 250km” với 10 đảo lớn, nhỏ và quan trọng hơn cả là có rất nhiều loại san hô, chiếm hơn 40% loài san hô tạo ra trên thế giới

Từ năm 1992 được Công ty Cung ứng Tàu biển Nha Trang (nay chuyên thành Công ty Cô phần Hòn Tam biển Nha Trang) đã phát hiện và đầu tư kinh doanh biến Hòn

Tắm trở thành một khu du lịch sinh thái biển đảo bề thế Với diện tích 10 ha, Hòn Tằm

được xây dựng thành 2 khu liên Hòan là khu A và khu B

e KhuA là một bãi tắm hình vòng cung, bờ cát mịn, là một nơi lý tưởng và đủ

tiêu chuẩn để phục vụ cho cả khách du lịch trong nước và quốc tế Tại đây một nhà hàng lớn có khả năng phục vụ cùng lúc 300 thực khách với những

Trang 30

món ăn đặc sản tir bién Khu vé sinh va 32 phong tắm nước ngọt đủ phục vụ

nhu cầu của khách

e Khu B được đầu tư xây dựng như một khu nghỉ mát Đây là khu nghỉ đưỡng cao cấp được thiết kế đẹp Khu nghỉ mát gồm 10 nhà nghỉ biệt thự mang sắc

Á Đông Tắt cả biệt thự đều hướng mặt ra biển khơi để đón những làn sóng

và gió hào phóng nồng nàn hương vị đại dương

Hình 2.5 Hòn Tằm - điểm du lịch nỗi tiếng ở Nha Trang

Một tên gọi khác của đảo Hòn Miễu chính là Bồng Nguyên Hồ cá vì thế có tên gọi

là Trí Nguyên Nó được xây dựng từ năm 1971 theo sáng kiến khá độc đáo của một người dân vùng biển này Hồ được ngăn lại bằng hệ thống kè đá Trong hồ có hàng trăm loại

sinh vật biển quý hiếm như cá, rùa biển được nuôi thả tại đây Nó chính là một bảo tàng

sống về biển

Đặc biệt một thế giới thủy cung được giới thiệu với du khách qua thủy cung Trí Nguyên, một công trình kiến trúc độc đáo hình chiếc tàu buồm cô được xây dựng theo mô

19

Trang 31

hình một con tàu hoá thạch dài 60m và cao 30m, cấu trúc như thuỷ cung trong chuyện cổ

tích, nuôi khá nhiều loài hải sản để du khách tham quan

Có thể băng qua đảo từ hồ cá đến Bãi Sỏi, cách vài trăm mét Bãi Sỏi hướng mặt

về phía Hòn Tắm Gọi Bãi Sỏi vì ở đây, bãi biển không có cát như trong đất liền mà toàn

các hòn sỏi nhỏ Du khách có thể lặn ở những ghềnh đá gần Bãi Sỏi và sẽ thay thế giới

san hô và cầu gai

Đây cũng là một trong những đảo có mật độ dân số đông nhất và phát triển nhất

trong cụm đảo ở Vịnh Nha Trang Ở đây đã được kéo dây điện thắp sáng và đã có một trường tiểu học

Trang 32

CHUONG 3

CO SO LY LUAN VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững

Là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần pháp đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ

Nhìn chung khái niệm phát triển bền vững bao hàm 3 quan điểm chính về kinh tế,

xã hội và sinh thái Theo từng cách tiếp cận riêng rẽ ta có:

© Kinh tế: cách tiếp cận kinh tế về bền vững dựa trên cơ sở tối đa nguồn thu nhập có thể tạo ra được trong khi vẫn đảm bảo ít nhất là giữ nguyên trữ lượng tư bản (tự

nhiên và nhân tạo) cần để tạo nên những thu nhập đó

¢ Sinh thdi: quan diém sinh thai về phát triển bền vững cần tập trung vào sự bền vững của hệ thống sinh học và vật chất

© Văn hoá — xã hội: khái niệm bền vững về văn hoá xã hội là tìm kiếm và duy trì sự

bền vững của các hệ thống xã hội và văn hoá, kể cả việc giảm và loại trừ các mâu

thuẫn Chú trọng cả hai vấn đề: bình đắng trong cùng một thế hệ (nhất là loại trừ

nghèo đói) và bình đắng giữa các thế hệ (bao gồm quyền của các thế hệ tương lai)

Để đạt được phát triển bền vững cần phải có sự cân bằng giữa môi trường, xã hội,

phát triển kinh tế, cũng như các lợi ích của thế hệ hiện tại và tương lai, cần kết hợp 3 mục tiêu chính trên:

Trang 33

Mục tiêu kinh tế (hiệu quả/tăng trưởng

kinh tê)

- tạo việc làm - định giá môi trường

- trợ giúp các nhóm mục - nội hoá ảnh hưởng

đẳng) - sự tham gia của cộng đông

- tư vân MT

- đa thành phan trong quan ly

TNTNMT

Những nguyên tắc hoạt động cho sự phát triển bén vitng:

a, Điều chỉnh những sai sót của thị trường và những thất bại do sự can thiệp của

chính quyền liên quan đến giá của tài nguyên thiên nhiên và quyền sở hữu

b, Duy trì năng lực tái sinh của tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái sinh, tránh ô nhiễm quá mức làm đe dọa khả năng hấp thụ chất thải của môi trường và các hệ thống TNTN bảo vệ cuộc sống của con người

c, Điều phối, khuyến khích thay đổi công nghệ theo hướng từ sử dụng các tài nguyên không tái sinh sang sử dụng tài nguyên có thể tái sinh, gia tăng hiệu quả của các công nghệ chế biến

d, Khai thác tài nguyên có thể tái sinh ở mức bằng với tốc độ tái tạo hay thay thế

của nguồn tài nguyên đó

e, Tổng quy mô các hoạt động kinh tế phải nằm trong giới hạn mà tài nguyên thiên

môi trường có thể gánh vác được

3.1.2 Khái niệm quản lý môi trường

Cách quản lý môi trường truyền thống là đầu tư vào những dự án có những mục tiêu hàng đầu về môi trường như trồng lại rừng hoặc chủ đề về hệ thống thoát nước Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ mà còn cần phải bổ sung thêm những chính sách toàn diện và rộng rãi để đối phó với những vấn đề thực sự, những vấn đề liên quan nhiều đến mặt xã

Trang 34

hội chứ không phải mặt kỹ thuật của sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên Vì vậy cần bổ sung những biện pháp tiếp cận nào kết hợp được sự quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường và các chính sách kinh tế xã hội Điều này có thể được thực hiện thông qua các chương trình đầu tư và các chính sách theo thể chế Ngoài việc phải tìm hiểu sâu sắc hơn về các biện pháp kỹ thuật còn cần phải hiểu rõ các vấn đề: chỉ phí cho sự suy thoái tài

nguyên thiên nhiên; nguyên nhân suy thoái; sự can thiệp về chính sách; cần có những hoạt

động song song (phân phối thu nhập, cơ cấu truyền thống, dân sé, vai trò của phụ nữ) 3.1.3 Những người có liên quan trong đánh giá tác động xã hội

a) Những người có liên quan

Là những nhóm người hoặc cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án đề xuất và có một số trong các đặc tính sau:

e _ Sẽ bị hại hoặc có thể sẽ có lợi về kinh tế do dự án

b) Sự cần thiết đưa những người có liên quan vào đánh giá tác động xã hội (cũng tức là đánh giá tác động môi trường theo nghĩa đầy đú)

Sự tham gia của những người có liên quan vào đánh giá tác động môi trường

không chỉ là để tránh những xung đột có thể xảy ra do có sự chống đối của những người

có liên quan mà còn là để nâng cao hiệu quả của nghiên cứu đánh giá tác động môi trường

do tao ra những cách và những cơ hội đề thu thập thông tin từ những người có liên quan

và tác động quan điểm về nhận thức và các mối quan tâm của những người có liên quan Tuy nhiên, dù sự tham gia của những người có liên quan là có hiệu quả nhất, ta không thể hy vọng giải quyết mọi xung đột có thể có với những người có liên quan vì những nhóm lợi ích khác nhau có thê đánh giá môi trường và sẽ chịu ảnh hưởng của dự án theo những cách rất khác nhau

23

Trang 35

c) Cach tham gia của những người có liên quan

Ở các nước phương Tây, có nhiều mức tham gia khác nhau của những người có liên quan vào đánh giá tác động môi trường, từ chỗ công chúng chỉ được thông báo về dự

án và các tác động của dự án đến chỗ công chúng tham gia thực sự vào quá trình ra quyết định ở từng giai đoạn của đánh giá tác động môi trường, từ hình thành dự án đến thông qua dự án Theo kinh nghiệm của các nước phương Tây thì tốt nhất là để cho những người có liên quan tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường càng sớm càng tốt ở mọi giai đoạn đánh giá tác động môi trường (Cách cũ: chủ dự án có mọi quyết định

về thiết kế dự án; sau đó mới thông báo kết quả cho những người có liên quan; cách này dẫn đến những chống đối mạnh mẽ của những người có liên quan)

3.1.4 Các khái niệm cơ bản về du lịch

Dưới đây là theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist

Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc

a) Khái niệm du lịch

Là đi đến một nơi khác xa hơn nơi thường trú để giải trí nghỉ đưỡng, trong thời gian rảnh rỗi

Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú, trong mục

đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá I năm, ở bên ngoài môi trường sông định cư; nhưng loại trừ các

du hành có mục đích chính là thu lợi nhuận Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng

động trong môi trường sông khác hắn ở nơi định cư Các dạng du lịch :

e _ Du lịch làm ăn;

e Du lich giai trí, năng động và đặc biệt;

e _ Du lịch nội địa, quá biên;

© - Du lịch tham quan trong thành phố;

¢ Du lich trên những miền quê (du lịch sinh thái);

e_ Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm;

e _ Du lịch hội thảo, triển lãm MICE

Trang 36

b) Khai niém du lich sinh thai

Khái niệm tương tự về du lịch sinh thái được sử dụng bởi nhiều tô chức khác nhau

WTO da dinh nghĩa hoạt động này thành 2 mức độ

1 Du lich ty nhiên: là một dang du lịch chủ yếu là chuyên để quan sát và thưởng thức thiên nhiên

2 Du lich sinh thái: là một dang du lịch bao gồm các đặc điểm sau:

e TAt cả các dạng tự nhiên cơ bản của du lịch mà động cơ chính của du khách là quan sát và am hiểu thiên nhiên cũng như nền văn hoá truyền thống phổ biến ở vùng đất

tự nhiên

e Bao gồm cả nền giáo dục và những nét đặc trưng chính

e_ Nhìn chung, được tổ chức cho những nhóm nhỏ là các chuyên gia và các thương gia ở địa phương Các tổ chức nước ngoài với các quy mô khác nhau cũng tô chức, vận hành thị trường du lịch sinh thái, thường là những nhóm nhỏ

e_ Tối thiểu hoá các tác động tiêu cực lên môi trường thiên nhiên và môi trường văn

hoá — xã hội

e Đưa ra các giải pháp bảo vệ vùng đất tự nhiên bằng cách:

- Dem lai các lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, các tô chức và chính quyền

để có trách nhiệm bảo tồn những vùng đất tự nhiên;

- Tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương, và

- _ Tăng thêm kiến thức cho cả người dân địa phương và du khách về sự cần thiết bảo tồn thiên nhiên và tài sản văn hoá

Một định nghĩa khác về du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên

và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát

triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

Du lịch sinh thái là loại hình khai thác tìm hiểu đa hệ sinh thái tự nhiên gồm: Đa hệ sinh thái tự nhiên gồm: hệ sinh thái động vật, thực vật, hệ sinh thái nhân văn của núi, của rừng, của hồ

Ở Việt Nam có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng cắm,

đó là những di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lich

25

Trang 37

sinh thai nhu Vinh Ha Long, hồ Ba Bẻ, động Phong Nha, vườn Quốc gia Cát Tiên, vườn Quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long , đặc biệt là có tới 6 khu dự

trữ sinh quyên Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyền thế giới thế giới nằm ở khắp 3 miền

e) Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

«Nguyên tắc chi đạo phát triển du lịch bền vững và quản lý thực tế là ứng dung tat

cả các loại hình du lịch cho tất cả các dạng đích đến, bao gồm khối du lịch và phân đoạn

chổ du lịch thích hợp khác nhau Nguyên tắc bền vững hướng đến các khía cạnh môi

trường, kinh tế và văn hoá — xã hội đối với sự phát triển du lịch, và sự cân bằng phù hợp

phải được thiết lập ba chiều cùng với sự bảo đảm bền vững về lâu đài

Vì vậy, du lịch bền vững nên:

1 Sử dụng tối ưu nguồn môi trường đề thiết lập các yếu tố chính trong phát triển

du lịch, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu và giúp bảo tồn nguồn tự

nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng

2 Khía cạnh xác thực nền văn hoá — xã hội của cộng đồng địa phương, đám bảo

họ đã xây dựng và đang tồn tại sự kế thừa nền văn hoá và các giá trị truyền

thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu biết và thông cảm đối với các nền văn

hoá khác nhau

3 Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ồn định, cung cấp các lợi ích kinh tế

- xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bố công bằng, như

việc làm ồn định, những cơ hội kiếm thêm thu nhập và các dịch vụ xã hội đối

với người dân địa phương, góp phần giảm bớt đói nghèo

Phát triển du lịch bền vững yêu cầu sự tham gia có hiểu biết của tất cả những người có liên quan, cũng như bộ phận lãnh đạo chính trị cấp cao để đảm bảo sự tham gia

rộng rãi và sự xây dựng thống nhất Đạt được du lịch bền vững là một quá trình liên tục

và nó đòi hỏi sự kiểm tra định kỳ các tác động, làm quen sự cần thiết nhu cầu ngăn ngừa và/hoặc các phương pháp điều chỉnh ở bất kì đâu

Trang 38

Du lịch bền vững cũng nên duy trì sự thỏa mãn du lịch ở mức cao và đảm bảo kinh

nghiệm có ý nghĩa đối với khách du lịch, nâng cao sự hiểu biết cho họ về các vấn đề bền vững và thúc đây du lịch bền vững thực hiện với nhau » (WTO, 2004)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu thực địa

Là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách quan sát trực tiếp và ghi chép lại những vấn đề có liên quan đến đối tượng và mục đích nghiên

cứu Tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên lựa chọn, bao gồm 2 đối tượng: người dân địa phương du lịch tại Vịnh Nha Trang và khách du lịch đến Vịnh Nha Trang Mẫu phỏng vấn là 60 mẫu với 50 mẫu đối tượng là khách du lịch, 10 mẫu còn lại là người dân địa phương Ở đây đo tiến hành phỏng vấn ở các khu du lịch biển đảo trên các tour nên phần

lớn là khách du lịch từ những nơi khác đến Vịnh Nha Trang

3.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Là phương pháp trò chuyện thân mật Các nhóm đối tượng tiến hành phỏng vấn

bao gồm: du khách, người dân địa phương, đại diện các sở và ban ngành có liên quan đến

van đề nghiên cứu

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Tính toán, tổng hợp số liệu, sử dụng Excel

27

Trang 39

CHUONG 4 KET QUA NGHIEN CUU VA THAO LUAN

4.1 Khu báo tồn biển Vịnh Nha Trang

Khu bảo tồn biển (KBTB) Vịnh Nha Trang là KBTB đầu tiên của Việt Nam Với

sự hỗ trợ từ Dự án thí điểm KBTB Hòn Mun từ năm 2001 (như đã giới thiệu ở trên), KBTB Vịnh Nha Trang đã được thành lập và phát triển Sau 4 năm hoạt động, Dự án đã

đem lại nhiều đóng góp cho KBTB Vịnh Nha Trang, đồng thời cũng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong việc quản lý KBTB KBTB Vịnh Nha Trang cũng là một trong KBTB

đầu tiên trong hệ thống 15 KBTB đã được lên kế hoạch thực hiện của Việt Nam cho đến

năm 2010

KBTB Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 13.000 ha và có nhiều hệ sinh thái quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn Rạn san hô nơi đây phong phú hơn bắt kỳ nơi nào khác đã được khảo sát ở Việt Nam Vì tính đa dạng sinh học mà khu vực Hòn Mun được “ưu tiên hàng đầu” bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch

gắn liền với các hoạt động du lịch sinh thái

Để phát triển KBTB Vịnh Nha Trang, rất nhiều hoạt động cụ thể đã được thực hiện

trong nhiều năm qua và hy vọng rằng các hoạt động này có thể được sử dụng đề phát triển các KBTB khác của Việt Nam Các hoạt động chủ yếu là nhằm giải quyết ngay các mối

đe dọa đối với các hệ sinh thái và sinh cảnh trong vịnh và thực hiện các biện phát bảo vệ

lau dai

KBTB dam bảo đa dạng sinh học cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các đặc điểm lịch sử văn hóa đi kèm được quản lý, đuy trì và bảo vệ theo qui định của pháp luật Đây là vùng biển được thành lập nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cho

những mục đích khác không gây tác động xấu đến môi trường KBTB Vịnh Nha Trang

Trang 40

được thành lập từ tháng 6/2001 Mục đích chính của KBTB Vịnh Nha Trang là bảo tồn đa

dạng sinh học có ý nghĩa tầm quan trọng quốc tế đang bị đe doạ, đồng thời phối hợp với các bên có liên quan nhằm quản lý tốt KBTB đầu tiên của Việt Nam Đây cũng chính là

xu hướng quản lý môi trường - tài nguyên thiên nhiên hiện nay Và mô hình KBTB Vịnh Nha Trang sẽ được áp dụng cho các khu bảo tồn khác ở Việt Nam

Việc phân vùng trong KBTB Vịnh Nha Trang là một trong những trọng tâm của các hoạt động quản lý trong tương lai của vịnh Phân vùng nhằm quản lý các mục đích sử dụng khác nhau trong vịnh và giúp có thê phát triển bền vững, cụ thể như sau:

-_ Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (hay còn gọi là vùng lối) là những vùng mà sinh vật

biển được bảo vệ nghiêm ngặt đề sinh trưởng và phát triển và môi trường thì được

duy trì ở trạng thái tự nhiên nhất Du lịch được phát triển nhưng hạn chế và không

ảnh hưởng đến môi trường Các hoạt động đánh bắt thủy sản hoàn toàn bị cắm ở

các khu vực này

-_ Vàng phục hỗi sinh cảnh là nơi mà sinh cảnh có thê phục hồi trạng thái tự nhiên

Du lịch không gây ảnh hưởng đến môi trường và hạn chế đánh bắt

- Ving đệm bao quanh tất cả các đảo và nhằm bảo vệ rạn san hô và các sinh cảnh

khác Chỉ có một số hoạt động được phép thực hiện các vùng này

-_ Vùng sử dụng đa mục đích là nơi mà các hoạt động được phép thực hiện những các hoạt động này không được ảnh hưởng đến môi trường, chắng hạn như lưới giã cào thì không được phép hoạt động

29

Ngày đăng: 02/06/2014, 12:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w