1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hà tĩnh

83 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hà Tĩnh
Tác giả Phạm Văn Thuận
Người hướng dẫn Th. S Lê Hương Lan
Trường học Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Thành phố Hà Tĩnh
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 113,9 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (3)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC (31)
    • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHNo & (57)
  • KẾT LUẬN (76)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

CÁC DOANH NGHIỆP VỪA & NHỎ TẠI CHI NHÁNH

NHNo & PTNT THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

2 1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

2 1 1 Lịch sử hình thành của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Tĩnh

Theo quyết định 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của thống đốc ngân hàng nhà nước được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đổi tên ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 90 Trong bối cảnh đó đó định hướng chiến lược của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là : Củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từng bước chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước Với định hướng chiến lược đó một loạt các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tại các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước ra đời trong giai đoạn 1996-1997

Ngày 1/8/1996, Quyết định số 334/QĐ-NHNo-02 do Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ban hành, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Tĩnh được thành lập Ngày 17/3/1997 Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động

Tổng số cán bộ của chi nhánh ban đầu chỉ có 13 người được biên chế bao gồm Ban giám đốc (3 người) , phòng Kế hoách kinh doanh (7 người) ,phòng Kế toán ngân quỹ (3 người) Nguồn vốn ban đầu chỉ có hơn 10 tỷ đồng nhận bàn giao từ Ngân hàng phục vụ người nghèo ( nay gọi là Ngân hàng Chính sách)

2 1 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Bộ máy tổ chức hoạt hoạt động của Chi nhánh gồm một giám đốc và ba phó giám đốc Giám đốc thực hiện quản lý Ngân hàng thông qua sự trợ giúp của ba phó giám đốc, các phó giám đốc được phân quyền quản lý một nhóm các phòng ban cụ thể Chi nhánh có hai Chi nhánh cấp hai ( Chi nhánh Bách Khua, Chi nhánh Mỹ Đình ) và tám phòng giao dịch cụ thể ta có ở sơ đồ mô hình sau: p Thẩm định

Phó giám đốc Phó giám đốc

P TCC B&BT P Tín dụng P Ng

CN Bách Khoa CN Mỹ Đình

GD số 3 Phòng GD số 5 Phòng

GD số 6 Phòng GD số 7 Phòng

GD số 8 Phòng GD số 10 Phòng

Sơ Đồ Mô Hình Tổ Chức

2 1 2 1 Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp

Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp có các nhiệm vụ sau đây :

Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam

Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn

Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết, tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định

Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao

Phòng tín dụng có nhiệm vụ sau đây:

Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín

Phân tích các yếu tố, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền

Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước

Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục Xây dựng và thực hiện thí điểm các mô hình tín dụng

Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao

Phòng Thẩm định có các nhiệm vụ sau :

Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng

Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định, chỉ định theo uỷ quyền của Tổng giám đốc và thẩm định những món vay vượt quá mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp dưới

Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp 1, đồng thời lập hồ sơ trình Tồng giám đốc để đề nghị xem xét phê duyệt

Tổ chức kiểm tra công tác kiểm định của chi nhánh Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định Thực hiện các công việc khác do giám đốc chi nhánh cấp 1 giao

2 1 2 4 Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Phòng Kinh doanh và Thanh toán quốc tế có nhiệm vụ sau :

Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua-bán, chuyển đổi) , thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo&PTNT Việt Nam

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHNo &

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH

NHNo & PTNT THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

3 1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNo & PTNT THÀNH PHỐ

Từ những thành công đã đạt được trong năm 2007 và cả các năm trước đó Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà tĩnh đã đề ra các mục tiêu phấn đấu trong năm 20089 là:

- Nguồn vốn: 6,300 tỷ đồng ( tăng 16%) trong đó tiền gửi dân cư chiếm 50% tương đương với 3,150 tỷ đồng

- Dư nợ: 2,365 tỷ đồng trong đó tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm 45%, dư nợ cho vay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho vay tiêu dung cầm cố, đời sống chiếm 40% tổng dư nợ

- Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%

- Tỷ lệ thu dịch vụ từ 12% - 15% tổng dư nợ ròng

- Tài chính: Đảm bảo có đủ về tài chính để chi lương cho cán bộ công nhân viên theo quy định và làm các nghĩa vụ đối với nhà nước đầy đủ

3 1 2 Định hướng hoạt động kinh doanh

- Về công tác nguồn vốn:

+ Làm tốt công tác phát triển sản phẩm như tổ chức tốt các đợt huy động vốn do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phát hành; xây dựng kế hoạnh phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn tại Chi nhánh như kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn phù hợp và đợt tiết kiệm dự thưởng chào mừng 10 ngày thành lập Thành phố Hà Tĩnh nhằm giữ vững thị phần về nguồn vốn dân cư trên địa bàn; thường xuyên tổ chức phân tính nghiên cứu các sản phẩm cạnh tranh của các TCTD khác để xây dựng các sản phẩm huy động vốn mới, tiếp tục triển khai tốt hình thức tiết kiệm bậc thanh mở rộng thêm một số ưu đãi

+ Củng cố giữ vững và phát triển thị phần tại các đơn vị mạng lưới, có kế hoạnh nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Chi nhánh cấp 2 ngang tầm nhiệm vụ mới

+ Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để xây dựng biểu lãi suất của Chi nhánh phù hợp với biến động của thị trường

- Về công tác tín dụng:

+ Mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, đảm bảo chất lượng và an toàn hoạt động, cơ cấu vốn hợp lý theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong từng thời kỳ

+ Chuyển đổi cơ cấu đầu tư tập trung vào các hoạt động mang tính hiệu quả cao như chuyển sang vay đồng nội tệ, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm hàng xuất khẩu, đàm phán với doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh lãi suất vay và cùng chịu phí mua bán ngoại tệ với Chi nhánh

+ Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng yêu cầu, xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu, giảm nợ xấu đi đôi với xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu chất lượng tín dụng

+ Tăng trưởng tín dụng, mở rộng kinh doanh phải gắn liền kiểm tra,kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo có hiệu quả, phải kiểm soát được vốn đã cho vay,coi trọng công tác thẩm định cho vay từ hồ sơ pháp lý đến hồ sơ vay vốn

+ Hàng tháng tổ chức phân tích nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, có các biện pháp thu hồi nợ triệt để, giảm tỷ lệ nợ cấu nhằm tăng năng lực tài chính

- Về các công tác khác tiếp tục đẩy mạnh và phát huy những mặt tích cực nhằm phát huy những kết quả tốt đẹp của các năm trước đây và xem xét khắc phục những mặt còn yếu kém còn chưa phù hợp để có những quyết sách đúng đắn trong quá trình hoạt động của mình

3 2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

3 2 1 Đa dạng hóa các hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đa dạng về qui mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh vì vậy nhu cầu về khối lượng vốn vay, thời gian vay, phương thức trả vốn và lãi là không giống nhau Chính vì vậy mà Ngân hàng với phương châm “ lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu phục vụ “ , phải đưa ra được loại hình tín dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng Ngoài cách cho vay truyền thống thông qua việc thế chấp, cầm cố tài sản chi nhánh nên tiến hành các hình thức cho vay mới như:

* Hình thức hùn vốn đầu tư liên doanh, liên kết với khách hàng Để mở rộng tín dụng, Ngân hàng không nhất thiết chỉ cho khách hàng vay vốn của mình mà có thể lựa chọn trong số khách hàng của mình xem doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả, có triển vọng tồn tại và phát triển lâu dài thì Ngân hàng có thể thoả thuận ký hợp đồng liên doanh, liên kết với những doanh nghiệp đó để cùng sản xuất kinh doanh Như vậy Ngân hàng không những mở rộng được tín dụng của mình mà còn có điều kiện xâm nhập thị trường từ đó tìm ra được những mặt mạnh mặt yếu của khách hàng, đồng thời vừa trực tiếpgiám sát, quản lý vốn cho vay vừa có thu nhập cao do trực tiếp là người đầu tư vốn Hơn nữa do có sự tư vấn, cộng tác của chuyên gia Ngân hàng chắc chắn doanh nghiệp sẽ làm ăn có hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro cho khách hàng và Ngân hàng

* Cho vay có đảm bảo bằng các khoản sẽ thu:

Các doanh nghiệp bán hàng nhưng chưa thu được tiền do người mua mua chịu dẫn đến làm cho doanh nghiệp bị thiếu vốn lưu động Ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời bằng cách cho vay theo tỷ lệ nào đó trên khoản sẽ thu Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ đó Việc cho vay này có thể thông báo hoặc không thông báo cho khách hàng thiếu nợ của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên

* Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt

* Cho vay bảo lãnh và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên:

Ngày đăng: 17/07/2023, 07:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w