1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bác hồ và đoàn kết dân tộc

2 474 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Bác Hồ đoàn kết dân tộc Sinh ra trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, dân tộc bị nô lệ áp bức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường giải phóng dân tộc. Đúc kết từ truyền thống lịch sử bốn ngàn năm dựng nước giữ nước của dân tộc, Người thấu hiểu vai trò đặc biệt quan trọng của đại đoàn kết dân tộc và Người rút ra một nguyên lý chỉ có đoàn kết dân tộc mới giúp dân tộc Việt Nam có được sức mạnh chiến thắng kẻ thù, dù đó là kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần. Người nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công!”. Những tư tưởng quan trọng này, đã được Người được nêu ra trong tác phẩm Đường Cách mạng năm 1927 trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng khi mới ra đời tháng 2/1930. Như vậy, ngay từ những ngày đầu lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, Bác Hồ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mặt trận thống nhất, cũng chính là khẳng định vai trò của đại đoàn kết dân tộc. Trong hầu hết các tác phẩm của mình, trong lời nói, việc làm ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhắc đến sự gìn giữ đoàn kết, khẳng định đoàn kết là yếu tố quan trọng, tiên quyết tạo nên sự thành công của cách mạng. Chính vì vậy, Bác luôn nhắc nhở đảng viên phải chú ý đến nhiệm vụ xây dựng giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc: “ Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quí báu của Đảng của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con người của mắt mình”. Trong tác phẩm Di chúc, trước khi vĩnh biệt chúng ta để đi vào cõi vĩnh hằng, Người đã bảy lần nhắc đến từ “ đoàn kết”, để nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa quan trọng của đoàn kết đến sự tồn vong của sự nghiệp cách mạng. Để xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, Bác luôn nhắc nhở cán bộ phải tìm ra cái chung, cái đồng nhất giữa những cá nhân để gắn kết họ lại vì lợi ích của đất nước, của Tổ quốc, của sự nghiệp cách mạng, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong Thư gửi Đồng bào Nam Bộ trước lúc lên đường đi Pháp tháng 5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “ Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, người thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng, thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”. Với Người, không một người dân Việt Nam nào đứng ngoài khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nếu người dân ấy ủng hộ sự nghiệp cách mạng đấu tranh giành lại độc lập, tự do, cơm no, áo ấm cho dân tộc Việt Nam. Người còn chủ trương đoàn kết với tất cả các dân tộc trên toàn thế giới, những người yêu chuộng hoà bình ủng hộ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh khi đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam Bắc, nhiệm vụ chính số một là niềm mong ước của mọi người dân Việt nam yêu nước là được sống trong hoà bình thống nhất, độc lập. Bác đã viết: “Từ Nam đến Bắc, ai là người tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, thì chúng ta sẵn sàng đoàn kết với họ, thật thà hợp tác với họ, thật sự đoàn kết với họ, dù từ trước tới nay họ đã theo phe phái nào”. Tư tưởng đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một sự gò ép; mà đoàn kết phải dựa trên cơ sở bình đẳng dân tộc, có bình đẳng mới thực hiện đoàn kết vững chắc. Người chỉ rõ: “ Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi nghĩa vụ…”. Để thắt chặt khối đại đoàn kết, làm cho khối đại đoàn kết tăng thêm sức mạnh, Bác còn nhắc nhở chúng ta việc chia sẻ, giúp đỡ, tương trợ, yêu thương giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ nhất họp tại Plâyku ngày 19/4/1946, Bác viết: “ Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. Tại Hội nghị phụ nữ các dân tộc họp ngày 19/3/1964, Bác Hồ đã nói: “ Đoàn kết là sức mạnh, đồng bào miền núi phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết trong dân tộc mình, đoàn kết giữa các dân tộc, đoàn kết với đồng bào miền xuôi lên phát triển kinh tế miền núi. Tất cả các dân tộc miền núi miền xuôi phải đoàn kết như anh em một nhà ”. Hơn 83 năm qua, tư tưởng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã đi vào cuộc sống, khơi dậy sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiếp tục là điểm tựa sức mạnh giúp dân tộc ta đạt được những thành công mới trên chặng đường xây dựng đất nước. Chính vì vậy, học tư tưởng của Bác về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc lại càng hết sức có ý nghĩa với chúng ta trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Hoa Cát . ngày 19/3/1964, Bác Hồ đã nói: “ Đoàn kết là sức mạnh, đồng bào miền núi phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết trong dân tộc mình, đoàn kết giữa các dân tộc, đoàn kết với đồng. Bác Hồ và đoàn kết dân tộc Sinh ra trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, dân tộc bị nô lệ áp bức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường giải phóng dân tộc. . các dân tộc miền núi và miền xuôi phải đoàn kết như anh em một nhà ”. Hơn 83 năm qua, tư tưởng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã đi vào cuộc sống, khơi dậy sức mạnh vĩ đại của dân tộc

Ngày đăng: 30/05/2014, 07:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w