1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Loi nhuan va mot so giai phap tang loi nhuan tai 72432

67 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lợi Nhuận Và Một Số Giải Pháp Tăng Lợi Nhuận Tại Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 889
Trường học Khoa Ngân hàng - Tài chính
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 84,08 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN TRONG (3)
    • 1.1. LỢI NHUẬN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (3)
      • 1.1.1. Doanh nghiệp và các loại hình tổ chức doanh nghiệp (3)
        • 1.1.1.1. Doanh nghiệp (3)
        • 1.1.1.2. Các loại hình tổ chức doanh nghiệp (3)
      • 1.1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp (7)
      • 1.1.3. Khái niệm và vai trò lợi nhuận trong doanh nghiệp (8)
        • 1.1.3.1. Khái niệm (8)
        • 1.1.3.2. Vai trò lợi nhuận trong doanh nghiệp (8)
    • 1.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP (9)
      • 1.2.1. Doanh thu, chi phí của doanh nghiệp (9)
        • 1.2.1.1. Doanh thu (9)
        • 1.2.1.2. Chi phí (10)
      • 1.2.2. Các phương pháp xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp (11)
        • 1.2.2.1. Xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp theo phương pháp tổng quát (11)
        • 1.2.2.2. Xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp theo phương pháp trực tiếp (12)
      • 1.2.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp (16)
        • 1.2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu (16)
        • 1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chí phí của doanh nghiệp (20)
        • 1.2.3.3. Các nhân tố khác (21)
    • 1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH SỬ DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP (22)
      • 1.3.1. Chỉ tiêu tuyệt đối (22)
      • 1.3.2. Chỉ tiêu tương đối (23)
        • 1.3.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (23)
        • 1.3.2.2. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (23)
        • 1.3.2.3. Khả năng sinh lời trên vốn cố định (24)
        • 1.3.2.4. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (24)
        • 1.3.2.5. Mức lợi nhuận của giá thành tiêu thụ (25)
  • CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 889 (26)
    • 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (26)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (26)
      • 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty công trình giao thông 889 (28)
      • 2.1.3. Mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 (30)
        • 2.1.3.1. Mục tiêu hoạt động của Công ty (30)
        • 2.1.3.2. Nhiệm vụ của Công ty (30)
      • 2.1.4. Khái quát thực trạng tình hình tài chính của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 (31)
        • 2.1.4.1. Tình hình tài sản - nguồn vốn của Công ty xây dựng công trình (31)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐINH LỢI NHUẬN VÀ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 889 (39)
      • 2.2.1. Phương pháp xác định lợi nhuận của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 (39)
      • 2.2.2. Tình hình lợi nhuận của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 (40)
      • 2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 (42)
        • 2.2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (43)
        • 2.2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (44)
        • 2.2.3.3. Khả năng sinh lời trên vốn cố định (44)
        • 2.2.3.4. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (44)
        • 2.2.3.5. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành (44)
      • 2.2.4. Các nguyên nhân hạn chế khả năng tăng lợi nhuận của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 (45)
        • 2.2.4.1. Nguyên nhân xuất phát từ các nhân tố tác động tới khả năng tăng doanh thu của công ty xây dựng công trình giao thông 889 (45)
        • 2.2.4.2. Nguyên nhân xuất phát từ chi phí của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 (46)
        • 2.2.4.3. Các nguyên nhân khác (48)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 889 (49)
    • 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 889 (49)
      • 3.2.1. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao lợi nhuận của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 (50)
        • 3.2.1.1. Các giải pháp nhằm tăng doanh thu (50)
        • 3.2.1.2. Các giải pháp giảm chi phí (52)
        • 3.2.1.3. Một số giải pháp khác (55)
      • 3.2.2. Một số kiến nghị (56)
        • 3.2.2.1. Đối với tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 (56)
        • 3.2.2.2. Đối với ngân hàng (57)
        • 3.2.2.3. Đối với Nhà nước (57)
  • KẾT LUẬN (59)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (60)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN TRONG

LỢI NHUẬN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Doanh nghiệp và các loại hình tổ chức doanh nghiệp.

Theo khái niệm, doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường với mục đích tăng giá trị của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Theo luật doanh nghiệp nước Việt Nam, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Vậy doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Qua khái niệm ta thấy, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân được thành lập phục vụ cho sản xuất kinh doanh một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ nhất định với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

1.1.1.2 Các loại hình tổ chức doanh nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh là một hoạt động phức tạp và được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức, quy mô khác nhau Tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.

Chúng ta có thể phân loại doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau như:căn cứ vào ngành nghề, hình thức sở hữu, trình độ kỹ thuật,… Song cách phân loại hữu ích cho tài chính doanh nghiệp là dựa vào hình thức sở hữu. Theo cách phân loại này ta có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu là:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn

Doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, thành lập và tổ chức quản lý Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận và doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận là cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng cho xã hội, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và duy trì, ổn định đời sống xã hội Doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận có mục tiêu lớn nhất là tạo ra mức lợi nhuận cao nhất có thể từ đó góp phần vào sự gia tăng của cải trong xã hội, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân Bên cạnh đó doanh nghiệp Nhà nước còn là một công cụ quan trọng giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế.

Vậy, các doanh nghiệp Nhà nước có thuận lợi chủ yếu là được ưu đãi về thuế và trợ giá Tuy vậy, các doanh nghiệp này cũng có một số hạn chế về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thường thấp do tính ỷ lại.

Công ty cổ phần là một thực thể pháp nhân, do các thành viên góp vốn dưới hình thức cổ phần của công ty Số vốn điền lệ của công ty này được hình thành từ nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần Công ty cổ phần có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, mua, bán, tham gia ký kết hợp đồng, có quyền sở hữu tài sản giao dịch kinh doanh.

Thuận lợi của công ty cổ phần là dễ dàng thâm nhập thị trường để huy động nguồn kinh phí cần thiết cho kinh doanh do có khả năng thu hút đông đảo các cổ đông Song công ty cổ phần có một số hạn chế đó là phải chịu hai lần thuế, cụ thể: Thứ nhất là công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lợi nhuận Sau khi các cổ đông nhận được lợi tức từ cổ phần mà mình nắm giữ thì phải nộp thêm một khoản thu nhập cá nhân tương ứng với cổ tức nhận được.

1.1.1.2.3 Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn là pháp nhân kinh doanh dựa trên tính đối nhân, do ít nhất hai thành viên góp vốn để thành lập và chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn đóng góp vào công ty.

Vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn có thuận lợi về khả năng huy động về mặt tài chính dễ dàng hơn một số công ty khác Mặt khác, các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trên phần vốn góp của họ và không phải chia sẻ quyền kiểm soát, cũng như lợi nhuận của công ty với người khác.

Bên cạnh đó, công ty trách nhiệm hữu hạn có một số hạn chế nhất định là bị hạn chế về quy mô huy động vốn - tức là không được phát hành bất cứ một chứng khoán nào trên thị trường tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty đối nhân nên một thành viên của công ty bị chết hay rời bỏ công ty thì nó sẽ ảnh hưởng tới các thành viên khác và ảnh hưởng cả đến công ty mà cụ thể là công ty có thể bị giải thể.

Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty, có mức vốn không được thấp hơn vốn pháp định Loại hình doanh nghiệp này xuất hiện ở những nước có nền kinh tế thị trường, tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh như: Thương mại, bán buôn, bán lẻ, gia công chế biến,…

Vậy, thuận lợi chủ yếu của doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên thường có trách nhiệm hơn với phần vốn mà mình đã bỏ ra Tuy vậy, doanh nghiệp tư nhân có một số hạn chế như: Thứ nhất, quy mô của doanh nghiệp bị hạn chế do phụ thuộc vào khả năng tài chính và khả năng vay mượn của chủ sở hữu nó Thứ hai, tuổi thọ của doanh nghiệp tư nhân phụ thuộc vào tuổi thọ của chủ sở hữu Thứ ba, rủi ro xảy ra đối với người chủ sở hữu doanh nghiệp lớn do chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn.

Công ty hợp danh gồm có hai thành phần, cụ thể là: Thứ nhất, Các thành viên hợp danh có ít nhất hai thành viên trở lên và các thành viên này phải có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp, chịu trách nhiệm vô hạn Thứ hai, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty.

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác mang lại.

Phân loại doanh thu của doanh nghiệp căn cứ vào nguồn hình thành doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ các khoản thu về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong một thời kỳ mà khách hàng chấp nhận trả cho doanh nghiệp.

- Doanh thu từ hoạt động tài chính là toàn bộ các khoản doanh nghiệp thu được từ hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn mang lại.

- Doanh thu từ hoạt động bất thường là toàn bộ các khoản thu mang tính chất không thường xuyên như thu từ việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định, giá trị tài sản vật tư thừa trong sản xuất,…

Vậy, doanh thu của doanh nghiệp là nguồn tài chính quan trọng Đây cùng là nguồn để doanh nghiệp tái sản xuất giản đơn Nên tất cả các doanh nghiệp mong muốn nhanh chóng thu được doanh thu để đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn của doanh nghiệp Mặt khác đây cũng là nguồn thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Chi phí là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được một mức doanh thu trong một thời kỳ.

Căn cứ vào nguồn hình thành nên chi phí, ta phân loại chi phí của doanh nghiệp thành:

- Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường doanh nghiệp thường phân thành các khoản chí phí sau:

Thứ nhất, Chi phí vật tư trực tiếp là toàn bộ các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu,… tham gia trực tiếp vào việc sản suất, chế tạo sản phẩm hàng hoá hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

Thứ hai, chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ các khoản chi phí tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất lương phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất, chế biến ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.

Thứ ba, chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất - tức là chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất, chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.

Thứ tư, chi phí quản lý là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Thứ năm, chi phí bán hàng là toàn bộ các khoản chi liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩn hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp bao gồm cả chi phí marketing.

- Chi phí hoạt động tài chính là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp, tiền lãi phải trả do huy động vốn, chênh lệch tỷ giá khi thanh toán,…

- Chi phí hoạt động bất thường là toàn bộ các khoản chi cho việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định,…

Như vậy, chi phí sản xuất cũng là nguồn quan tâm của doanh nghiệp vì việc giảm được một đồng chi phí có nghĩa là tăng một đồng lợi nhuận Mặt khác vấn đề chi phí cũng quyết định mức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

1.2.2 Các phương pháp xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

1.2.2.1 Xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp theo phương pháp tổng quát

Theo phương pháp xác định lợi nhuận tổng quát thì lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp được tính toán bằng tổng doanh thu từ các hoạt động trừ chi phí hợp lý hợp lệ Vậy ta có công thức xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp như sau:

: Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

TR: Tổng doanh thu của doanh nghiệp, là toàn bộ các khoản tiền mà khách hàng chấp nhận trả cho doanh nghiệp trong một thời kỳ.

P: Giá bán của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Q: Sản lượng hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp sản xuất trong kỳ.

TC: Tổng chi phí của doanh nghiệp, là toàn bộ giá thị trường của các tài nguyên sử dụng để sản xuất, chế biến ra sản phẩm.

Ta có: TC = FV + VC

Trong đó: FV: Chi phí cố định, là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi như: tiền thuê nhà máy,…

VC: Chi phí biến đổi, là những chi phí tăng giảm cùng với mức tăng giảm của sản lượng như: Tiền mua nguyên vật liệu, tiền lương công nhân,…

Qua đây ta thấy, lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh thu và chi phí sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ Nên doanh nghiệp luôn tìm cách để tối đa hoá doanh thu mà doanh nghiệp có thể thu được và tối thiểu hoá chi phí tức là doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí.

1.2.2.2 Xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp theo phương pháp trực tiếp

Thông thường các doanh nghiệp Việt Nam thường xác định lợi nhuận bằng cách tổng hợp tất cả các lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác nhau.Theo phương pháp này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng trong khâu quản lý,nhanh chóng tìm ra các nguyên nhân làm cho lợi nhuận thay đổi khác nhau giữa các thời kỳ từ đó đưa ra các phương pháp giải quyết hợp lý Vậy công thức xác định lợi nhuận theo phương pháp trực tiếp:

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động tài chính

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động bất thường

1.2 2.2.1 Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp thu từ hoạt động kinh doanh bằng tổng doanh thu thu được từ việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trừ chi phí hoạt động kinh doanh hợp lý, hợp lệ.

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh

Trị giá vốn hàng bán

Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Doanh thu thuần của doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo công thức sau:

Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm

Khoản giảm giá hàng bán

Trị giá hàng bán bị trả lại

Các khoản thuế gián thu

Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là giá trị của toàn bộ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp gửu cho khách hàng bán Khoản doanh thu này có thể doanh nghiệp đã thu được một phần hoặc toàn bộ hoặc chưa thu được từ phía khách hàng

MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH SỬ DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP

Ta có lợi nhuận theo một số chỉ tiêu tuyệt đối sau:

Lợi nhuận trước thuế = doanh thu thuần - Chi phí

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế -

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ

Chỉ tiêu tuyệt đối dùng để phản ánh ảnh hưởng của tổng doanh thu và tổng chi phí lên lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp Từ đó giúp doanh nghiệp có kế hoạch đúng đắn nhất cho một chu kỳ kinh doanh nhằm đạt được mức lợi nhuận cao nhất.

Lợi nhuận tuyệt đối chưa phải là chỉ tiêu phản ánh đúng mức độ hiệu quả của sản xuất kinh doanh, bởi vì lợi nhuận chịu tác động của nhiều nhân tố Vì vậy, để đánh giá đúng hơn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta cần phải sử dụng các chỉ tiêu tương đối Chỉ tiêu tương đối chính là các tỷ suất sinh lời, cụ thể:

1.3.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được xác định:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế x 100%

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận sau thuế Để đánh giá tỷ suất này ta phải đặt nó trong chỉ tiêu của từng ngành cụ thể Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp kiểm soát tốt những khoản chi tiêu trong quá trình sản xuất Ngược lại chỉ tiêu này thấp thể hiện doanh thu thấp do giá bán thấp hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao nên doanh thu của doanh nghiệp không bù đắp được chi phí, doanh nghiệp chưa kiểm soát được các khoản chi tiêu.

1.3.2.2 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho ta biết khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả không Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế x 100%

Chỉ tiêu này phán ánh một đồng tài sản có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này càng cao phản ánh doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả tài sản của doanh nghiệp mà cụ thể là cả tài sản lưu động và tài sản cố định Để nâng cao chỉ tiêu này doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tăng lợi nhuận, mặt khác phải tiết kiệm chi phí và áp dụng cơ cấu sản xuất hợp lý.

1.3.2.3 Khả năng sinh lời trên vốn cố định

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau:

Tỷ suất sinh lời trên vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế x 100%

Vốn cố định sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng có hiệu quả vốn cố định vào sản xuất kinh doanh và ngược lại khi chỉ tiêu này càng bé thì hiệu quả sử dụng vốn cố định không cao.

1.3.2.4 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số này dùng để đo lường mức lợi nhuận mà chủ sở hữu thu được từ một đồng vốn đầu tư do chủ sở hữu bỏ ra Chỉ số này được xác định theo công thức:

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ doanh lợi của vốn tự có của doanh nghiệp. Trị số này càng cao chứng tỏ tiền đầu tư mang lại lợi ích càng cao, năng lực doanh lợi của vốn tự có càng mạnh.

1.3.2.5 Mức lợi nhuận của giá thành tiêu thụ

Mức lợi nhuận của giá thành tiêu thụ là tỷ suất giữa lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm với giá thành tiêu thụ sản phẩm Công thức tính như sau:

Mức lợi giá thành tiêu thụ = Lợi nhuận sau thuế x 100%

Tỷ suất cho biết một đồng giá thành tiêu thụ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này cho ta thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm trong kỳ.

TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 889

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Tên công ty: Công ty xây dựng công trình giao thông 889. Tên cơ quan chủ quản: Bộ giao thông vận tải

Trụ sở giao dịch: Phường Khương Đình - Quận Thanh Xuân - Hà Nội Công ty xây dựng công trình giao thông 889 là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.

Quyết định thành lập số 1034 QĐ/TCCB - LĐ ngày 27-05-1993 của bộ Giao thông vận tải Giấy phép hành nghề kinh doanh xây dựng số 472/BXD - CSXD ngày 04-11-1997 Số đăng ký kinh doanh 111346 ngày 27/11/1997. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty: Xây dựng các công trình giao thông, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng.

Công ty xây dựng công trình giao thông 889 là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân Từ khi thành lập đến nay Công ty 889 đã tiến hành thi công và bàn giao nhiều công trình xây dựng dân dụng nhà ở, công trình công cộng,… Với chất lượng tốt, thi công và bàn giao công trình đúng tiến độ đã và đang ngày càng tạo nhiều uy tín cao đối với khách hàng trên thị trường Đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước và tạo công ăn việc làm cho người lao động Quá trình hoạt động, phát triển Công ty đã hoàn thiện tổ chức với đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, trang thiết bị hiện đại, sản lượng hàng năm của Công ty tăng đều đặn so với năm trước Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện Ta có thể thấy được sự phát triển của công ty qua số liệu về lợi nhuận thu được một số năm gần đây như sau:

Bảng 01: Tình hình phát triển của Công ty Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Thực hiện năm

(Nguồn: Từ báo cáo kết quả kinh doanh)

Qui mô và hoạt động của công ty xây dựng công trình giao thông 889 như sau:

Công ty xây dựng công trình giao thông 889 là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong số vốn do công ty quản lý, có con dấu, tài khoản riêng Tài khoản được mở tại Ngân hàng Công thương Đống Đa là chủ yếu.

Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp trên về bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước Do đó nhiều năm qua bộ máy quản lý và sản xuất được hình thành theo mô hình trực tuyến chức năng và đã phát huy tác dụng tốt Đội ngũ cán bộ công nhân chuyên ngành có năng lực tay nghề cao có đầy đủ máy móc thiết bị thi công hiện đại đáp ứng, thực hiện mọi nhu cầu kỹ thuật cho các công trình dân dụng cao cấp, công trình giao thông theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế Tổng số cán bộ công nhân viên Công ty là 200 người trong đó trình độ nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo là:

- Trình độ đại học là: 61 người.

- Trình độ trung cấp: 30 người.

- Công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông: 109 người.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty công trình giao thông 889.

Với mô hình bộ máy tổ chức quản lý của công ty như sau:

Với mô hình trực tuyến chức năng gọn nhẹ chuyên sâu trong đó:

Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước luật pháp, trước Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 về toàn bộ hoạt động của Công ty.

Phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh: Trực tiếp chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh.

Phòng tài chính-kế toán Đội xây dựng số 1

Phó giám đốc Phó giám đốc

Phòng kế hoạch Phòng tổ chức cán bộ

Phòng xe máy thiết bị

Phòng chính hành Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 Đội xây dựng số4

Phó giám đốc phụ trách xe máy thiết bị: Chỉ đạo khâu xe máy thiết bị, khai thác bảo quản thiết bị thi công, cấp phát vật tư thiết bị.

Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật, quy trình công nghệ xây dựng

Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ đã được giám đốc giao phó, phân công uỷ quyền.

Phòng tổ chức cán bộ lao động: Căn cứ vào nguồn nhân lực trong Công ty cũng như việc tuyển dụng các hợp đồng lao động, bố trí và sử dụng hợp lý cán bộ công nhân viên theo yêu cầu và năng lực để công việc có hiệu quả cao nhất Xây dựng định mức lao động, quy chế trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên của Công ty Định kỳ lập báo cáo tổ chức cán bộ lao động tiền lương theo quy định.

Phòng hành chính: Đảm nhận công tác giao dịch, tiếp khách, quản lý con dấu, công văn giấy tờ tài liệu và chịu trách nhiệm mua sắm bổ sung quản lý tài sản văn phòng, quản lý xe con phục vụ công tác của Công ty,

Phòng xe máy thiết bị: Quản lý khai thác, điều hành máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, thi công, theo dõi định mức tiêu hao nhiên liệu, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa định kỳ máy móc, thiết bị,

Phòng kế hoạch kỹ thuật: Tham mưu giúp giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà nước Tự khai thác thị trường, xây dựng kế hoạch, giám sát kiểm tra, chất lượng sản phẩm công trình.

Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu, xác định chính xác kết quả kinh doanh, hướng dẫn và kiểm tra các đội xây dựng mở sổ sách thu thập chứng từ ban đầu,

Các đội sản xuất: Có chức năng tổ chức quản lý và thi công theo hợp đồng, thiết kế được duyệt do Công ty ký kết hoặc nhận được nhiệm vụ doTổng công ty giao,

2.1.3 Mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ của Công ty xây dựng công trình giao thông 889.

2.1.3.1 Mục tiêu hoạt động của Công ty

Là một doanh nghiệp trong ngành xây dựng cơ bản về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam Công ty xây dựng công trình giao thông 889 hoạt động với mục đích chính là thông qua việc thi công các công trình giao thông như: Xây dựng các công trình giao thông cầu, đường, bến cảng, san lấp mặt bằng, đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi và các công trình công cộng do Nhà nước giao, để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận cao cho Công ty.

Mặt khác là một Công ty thuộc ngành xây dựng cơ bản nên nó đòi hỏi uy tín cao, cũng như bàn giao công trình xây dựng đúng tiến độ nên Công ty cũng hoạt động với mục đích ngày càng nâng cao uy tín và khắc phục những khó khăn do khách quan gây ra như: Khó khăn về điều kiện tự nhiên, về tài chính,

2.1.3.2 Nhiệm vụ của Công ty

- Ưu tiên đầu tư phát triển các ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh mạnh nhất của Công ty.

- Giữ vững thị trường truyền thống ở Lào, ở Việt Nam mở rộng thị trường xây dựng mới ở Campuchia,

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐINH LỢI NHUẬN VÀ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 889

2.2.1 Phương pháp xác định lợi nhuận của Công ty xây dựng công trình giao thông 889.

Cũng như các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Công ty xây dựng công trình giao thông 889 áp dụng phương pháp lợi nhuận kế toán Bên cạnh đó Công ty thuộc thành phần doanh nghiệp Nhà nước nên xác định lợi nhuận theo nghị định của Nhà nước đề ra Vậy lợi nhuận của Công ty được xác định theo công thức sau:

Tổng lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Thu nhập khác trước thuế

Lợi nhuận Doanh thu Giá Doanh thu Chi phí Chi trước thuế bán hàng vốn từ hoạt từ hoạt phí từ hoạt động = hoá và cung - hàng + động tài - động tài - quản sản xuất cấp dịch bán chính chính lý kinh doanh vụ

Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp

2.2.2 Tình hình lợi nhuận của Công ty xây dựng công trình giao thông 889.

Công ty xây dựng công trình giao thông 889 là một doanh nghiệp nhà nước nhưng không vì thế mà Công ty xây dựng công trình giao thông 889 kém năng động và ỉ lại Công ty rất tự chủ trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty đã đặt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh Để thực hiện được mục tiêu này Công ty xây dựng công trình giao thông 889, trong những năm gần đây (2003-2005) đã không ngừng đầu tư vào cải thiện máy móc thiết bị và kỹ thuật, Bên cạnh đó Công ty còn mở rộng ra sản xuất trong các lĩnh vực khác Vậy, dựa vào tình hình doanh thu, chi phí của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 qua các năm 2003-2005 ta có lợi nhuận của Công ty trong mấy năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Thu nhập khác trước thuế = Doanh thu khác - Chi phí khác ốn g T hị H iển 41 T ài c hín h d oa nh n gh iệp 44 C hu yê n đ ề t hự c t ập tố t n gh iệp Đơn vị tính: Triệu đồng

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chênh lệch() % Chênh lệch() %

1 Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh.

2 Thu nhập khác trước thuế.

3 Tổng lợi nhuận trước thuế.

(Nguồn: Từ báo cáo kế quả kinh doanh)

Thứ nhất, lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty công trình giao thông 889 qua các năm 2003-2005 tăng cụ thể: Năm 2003: 180 triệu đồng, năm 2004 tăng 33 triệu đồng (18,33%), 2005 tăng 38 triệu đồng (17,84%), do Công ty xây dựng công trình giao thông 889 đã trúng được nhiều công trình hơn qua các năm nhờ chính sách giảm giá thầu các công trình xây dựng như công trình đường 10 Nam Định, đường Sài Gòn trung ương, các công trình quốc lộ, Trong đó: Năm 2003 cơ cấu lợi nhuận trước thuế thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh so với tổng lợi nhuận trước thuế là 97,83%, năm 2004 là 97,74%, năm 2005 là 97,63% Vậy về quy mô lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh qua các năm tăng theo số tuyệt đối nhưng theo số tương đối thì nó giảm, nhưng không đáng kể.

Thứ hai, thu nhập khác trước thuế của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 qua các năm 2003-2005 tăng, cụ thể: Năm 2003: 4 triệu đồng, năm

2004 tăng 0,92 triệu đồng (23%), năm 2005 tăng 1,16 triệu đồng (23,57%). Trong đó: Tỷ trọng thu nhập khác trước thuế của Công ty năm 2003 là 2,17%, năm 2004 là 2,26%, năm 2005 là 2,37% Vậy quy mô thu nhập khác của Công ty qua các năm tăng theo giá trị tuyệt đối và cũng tăng theo giá trị tương đối Nguyên nhân do Công ty thực hiện thanh lý những tài sản không cần thiết và có nhiều công trình hoàn thành bàn giao nên các nguyên vật liệu không cần thiết cũng được thanh lý.

Vậy, nhìn chung lợi nhuận trước thuế của Công ty xây dựng công trình giao thông qua các năm 2003-2004 có tăng nhưng tăng không đáng kể mà nguyên nhân chính là do sự tăng quá lớn của chi phí.

2.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Công ty xây dựng công trình giao thông 889.

Bên cạnh các chỉ tiêu tuyệt đối thì các nhà phân tích tài chính còn dùng các chỉ tiêu tương đối để đánh giá khả năng sinh lời của Công ty Bởi chỉ tiêu tuyệt đối chưa đánh giá đúng khả năng của Công ty nên ta phải phân tích thêm các chỉ tiêu tương đối

Bảng 06 : Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

3 Khả năng sinh lời trên vốn cố định

4 Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH

5 Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành (%) 0,24 0,21 0,18

( Nguồn: Từ bảng cân đối kế toán và báo cao kết quả kinh doanh)

2.2.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Từ bảng trên ta thấy cứ 100 đồng doanh thu của các năm thì tạo ra 0,21 đồng lợi nhuận năm 2003, 0,18 đồng lợi nhuận năm 2004, 0,16 đồng lợi nhuận năm 2005 Vậy, qua đây chúng ta thấy lợi nhuận của Công ty xây dựng công trình giao thông trong 889 qua các năm 2003- 2005 giảm tương đối.Nguyên nhân chủ yếu do chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 trong các năm vừa qua tăng quá cao mà cụ thể là chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất như đá, xi măng, nhựa đường,

2.2.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản nói lên 100 đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Vậy qua đây ta thấy tỷ suất này qua các năm tăng cụ thể: Năm 2003: 0,16%, năm 2004: 0,19%, năm 2005: 0,21% Điều này chứng tỏ Công ty xây dựng công trình giao thông 889 đã sử dụng ngày càng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào các công trình Tuy vậy, mức sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị của Công ty chưa cao so với tổng quy mô đầu tư cho nó.

2.2.3.3 Khả năng sinh lời trên vốn cố định

Khả năng sinh lời trên vốn cố định nói lên 100 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Vậy qua đây ta thấy tỷ suất này qua các năm biến động không cố định cụ thể: Năm 2003: 0,86%, năm 2004: 0,9%, năm 2005: 0,65% Qua đây ta thấy mặc dù Công ty xây dựng công trình giao thông

889 đã không ngừng đầu tư máy móc thiết bị nhưng hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị chưa cao.

2.2.3.4 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất này nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 Chúng ta thấy khả năng sử dụng ngày càng có hiệu quả vốn chủ sở hữu của Công ty, vì qua bảng ta thấy tỷ suất này tăng qua các năm cụ thể: Năm 2003: 2,07%, năm 2004: 2,41%, năm 2005: 2,82% Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng ngày càng có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu mà công ty đã bỏ ra Tuy vậy, hiện nay Công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn (hơn 92% nợ) Trong khi đó, lãi tiền vay ngân hàng hiện nay cũng như tương lai có nguy cơ tăng cao, nguy cơ rủi ro khi quá lạm dụng đòn bẩy tài chính.

2.2.3.5 Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành

Tỷ suất này phản ánh 100 đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu này giảm qua các năm cụ thể năm 2003:

0,24%, năm 2004: 0,21%, năm 2005: 0,18% Điều này chứng tỏ lợi nhuận thu được giảm tương đối do chi phí giá thành tăng cao Tuy vậy tỷ suất này chưa phản ánh đầy đủ bởi ngoài chi phí giá thành thì Công ty xây dựng công trình giao thông 889 còn có một nguồn chi phí rất lớn đó là chi phí lãi vay mà cụ thể đây là chi phí tài chính.

2.2.4 Các nguyên nhân hạn chế khả năng tăng lợi nhuận của Công ty xây dựng công trình giao thông 889.

2.2.4.1 Nguyên nhân xuất phát từ các nhân tố tác động tới khả năng tăng doanh thu của công ty xây dựng công trình giao thông 889

Tuy doanh thu của Công ty xây dựng công trình giao thông qua các năm tăng nhưng không đáng kể, do:

2.2.4.1.1 Công ty chưa đủ điều kiện để nâng cao chất lượng của các công trình giao thông.

Một trong những vấn đề lớn của các ngành xây dựng cơ bản nói chung và của các Công ty xây dựng công trình giao thông 889 nói riêng là vấn đề về chất lượng công trình Do còn hạn chế về mặt kỹ thuật cũng như về máy móc thiết bị thi công nên chất lượng công trình của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 chưa đạt kết quả cao như mong đợi Nên uy tín của Công ty trên thị trường chưa được cao Đây chính là nguyên nhân là giảm khả năng trúng thầu của Công ty xây dựng công trình giao thông 889.

2.2.4.1.2 Công ty chưa đủ điều kiện để mở rộng thị trường hoạt động.

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 889

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 889

Trong điều kiện nền kinh tế thi trường hiện nay, ban lãnh đạo công ty xây dựng công trình giao thông 889 xây dựng kế hoạch cho sản xuất kinh doanh trong năm 2006 như sau:

Bảng 07: Chỉ tiêu kế hoạch năm 2006

Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2006

1 Tổng doanh thu 157.145 triệu đồng

2 Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 154.965 triệu đồng

3 Lợi nhuận trước thuế 624 triệu đồng

(Nguồn: Thu từ Phòng tài chính - Kế toán)

Trong năm 2006, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn được xác định theo hướng sau:

- Tiếp tục đổi mới sản xuất theo cơ chế thị trường, phát triển và giữ vựng thị trường truyền thống Lào, mở rộng thị trường sang Camphichia,

- Về mặt kỹ thuật, công nghệ: Các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu các quy trình công nghệ mới áp dụng vào các công trình đấu thầu quốc tế.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề Đồng thời không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty để tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên an tâm làm việc.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 889

Qua tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động tại Công ty xây dựng công trình giao thông 889 và kết quả Công ty đã đạt được và các mặt còn tồn tại cơ bản ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty Từ đó, em đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty như sau:

3.2.1 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao lợi nhuận của Công ty xây dựng công trình giao thông 889.

3.2.1.1 Các giải pháp nhằm tăng doanh thu

3.2.1.1.1 Nâng cao chất lượng công trình.

Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thắng bại của sản phẩm hàng hoá trên thị trường cạnh tranh hiện nay Đối với Công ty xây dựng công trình giao thông 889 chất lượng sản phẩm quyết định đến việcCông ty có thu được doanh thu khi bàn giao công trình xây dựng hay không.Nếu công trình xây dựng có vấn đề về chất lượng thì sẽ không được nghiệm thu vì vậy doanh thu sẽ không thu được trong khí đó chí phí vốn lại tăng do lãi vay ngân hàng Điều này cũng giảm uy tín của Công ty.

3.2.1.1.2 Nâng cao trình độ năng lực cho nguồn nhân lực của Công ty xây dựng công trình giao thông 889. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao kỹ thuật ngày càng phức tạp, đồng thời phù hợp với các quy trình xây dựng giao thông tiến tiến thì công ty cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực Chính điều này sẽ tạo thế mạnh cho công ty trong cạnh tranh với các doanh nghiệp và nó sẽ phát huy được tốt đa công suất của máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động và hạ thấp giá thành sản phẩm Vậy muốn nâng cao nguồn nhân lực Công ty cần phải:

Thứ nhất, Công ty phải không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật nghiệp vụ có năng lực công tác cao, năng động, sáng tạo Phải phát hiện được những điểm yếu của cán bộ công nhân trong Công ty để từ đó có chương trình đào tạo, bồi dưỡng hợp lý.

Thứ hai, do yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên Công ty phải thường xuyên tuyển dụng thêm những cán bộ, kỹ sư trẻ có trình độ cao, đạo đức tốt và năng động.

Thứ ba, Công ty nên xây dựng các hình thức thi đua trong sản xuất Đưa ra mức thưởng phạt phù hợp nhằm nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy sáng tạo đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Thứ tư, nên có các chính sách tinh giảm biên chế hợp lý đối với các cán bộ công nhân viên nhiều tuổi và không còn phù hợp với các thức sản xuất hiện nay, nhằm tăng hiệu quả hoạt động cũng nhưng giảm thiểu chi phí tiền lương của Công ty.

3.2.1.1.3 Mở rộng thị trường hoạt động ra nước ngoài. Để tăng doanh thu Công ty tiếp tục giữ vững thị trường trong nước và thị trường truyền thống Lào Hiện nay, Nhà nước ta đang đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng trong đó có các công trình giao thông Đây là cơ hội cho Công ty xây dựng công trình giao thông tăng doanh thu, từ đó góp phần tăng lợi nhuận Để có thể trúng thầu các công trình đòi hỏi Công ty phải tăng cường đầu tư vào công nghệ, máy móc hiện đại, bên cạnh đó phải xây dựng uy tín cho Công ty.

Ngoài ra, Công ty phải mở rộng ra thị trường Cam phu chia và thị trường các nước trong khu vực ASEAN bằng cách thăm dò thị trường, quảng cáo,

3.2.1.1.4 Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất khác.

Lĩnh vực sản xuất xi măng, thảm, của Công ty chưa thực sự phát huy thế mạnh Vì vậy, Công ty cần phải chú ý đầu tư vốn nhiều hơn nữa cho lĩnh vực này bằng cách: Đầu tư hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất chuyên môn hoá cao, tăng cường công tác marketing và quảng cáo, nhằm tạo thế mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp chuyên sản xuất xi măng, thảm,

3.2.1.2 Các giải pháp giảm chi phí

3.2.1.2.1 Quản lý và sử dụng tối ưu nguyên vật liệu và năng lượng nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Nguyên vật liệu ở Công ty được cung cấp bởi trong nước và nước ngoài. Công ty có kế hoạch thu mua nhập kho nguyên vật liệu sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh Trong trường hợp thị trường khan hiếm vì một lý do nào đó, Công ty không mua được thì phải có kế hoạch thay thế bằng nguyên vật liệu khác, tránh tình trạng gián đoạn sản xuất nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

Trong cơ cấu tổng giá thành của Công ty nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn khoảng 55% tổng giá thành, nên việc lãng phí hay tiết kiệm nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn tới giá thành Công ty cần có kế hoạch theo dõi và xử lý nhanh chóng tình trạng định mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế.Công nhân trực tiếp thi công công trình chưa có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất nên cần tăng cường kiểm tra, giám sát, các công trình thi công, xử lý phân công trách nhiệm và khen thưởng khi cần thiết Ngoài ra, Công ty cần theo dõi chế độ, tiêu thức phân bổ công cụ, dụng cụ để tránh tình trạng công cụ, dụng cụ bị dồn ứ, dễ gây biến động về giá cả và bị tồn đọng trong khâu dự trữ, bị tác ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên là giảm tuổi thọ.

3.2.1.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Ngày đăng: 13/07/2023, 06:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tài chính doanh nghiệp - GS. Lưu Hương - Trường Đại học KTQD Khác
2. Quản trị tài chính doanh nghiệp - PTS. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ - NXB Thống Kê Khác
3. Quản trị tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sản - NXB Thống Kê 4. Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường Học viện tài chính Khác
8. Một số báo cáo tài chính và số liệu lấy từ Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế hoạch của Công ty xây dựng công trình giao thông 889 Khác
9. Một số luận văn tham khảo của các khoá trước Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w