1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền sanest khánh hòa

327 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1



TRẦN THỊ CẢNG

“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH HIỆU QUẢ HUẤN LUYỆN THỂ LỰC TRONG THỜI KỲ CHUẨN BỊ CỦA ĐỘI BĨNG CHUYỀN

NAM SANEST KHÁNH HỊA”

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Trang 2



TRẦN THỊ CẢNG

“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH HIỆU QUẢ HUẤN LUYỆN THỂ LỰC TRONG THỜI KỲ CHUẨN BỊ CỦA ĐỘI BÓNG CHUYỀN

NAM SANEST KHÁNH HÒA.”

Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS NGUYỄN HIỆP 2 PGS.TS ĐÀM TUẤN KHÔI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

ĐẶT VẤN ĐỀ: 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Khái niệm về giám định 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Giám định đào tạo vận động viên, đánh giá quá trình huấn luyện 5

1.1.3 Giám định huấn luyện thể lực đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa 8

1.2 Đặc điểm thi đấu mơn bóng chuyền 9

1.3 Những xu thế trong thi đấu bóng chuyền hiện đại 11

1.3.1 Xu thế chiếm ưu thế tầm cao trên lưới 11

1.3.2 Xu thế nâng cao trình độ kỹ thuật cá nhân 12

1.3.3 Xu thế nhanh trong thực hiện kỹ thuật, chiến thuật 14

1.3.4 Xu thế chú trọng công tác HL năng lực tâm lý 14

1.3.5 Xu thế nâng cao thể lực 15

1.3.6 Xu thế nâng cao năng lực yếm khí 15

1.4 Đặc điểm công tác tập luyện và thi đấu bóng chuyền nam hạng đội mạnh Việt Nam 16

1.5 Đặc điểm huấn luyện thể lực trong mơn bóng chuyền 17

1.5.1 Huấn luyện sức mạnh 19

1.5.2 Huấn luyện sức nhanh 27

1.5.3 Huấn luyện sức bền 33

1.6 Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao 40

1.6.1 Vai trò và ý nghĩa của xây dựng kế hoạch năm theo chu kỳ: 41

1.6.2 Tính chu kỳ hay chu kỳ hóa trong q trình huấn luyện (Bompa)[78] 41

1.6.3 Đặc điểm các giai đoạn trong kế hoạch HL năm 42

Trang 5

1.8 Đơi nét về giải vơ địch bóng chuyền Việt Nam 50

1.9 Giới thiệu đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa 51

1.10 Một số cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên quan 51

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 55

2.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………….55

2.1.1 Đối tương nghiên cứu… …….… …………………………………… 55

2.1.2 Khách thể nghiên cứu… ……… …………………………………… 55

2.1.3 Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………… 55

2.2 Phương pháp nghiên cứu 55

2.2.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan 55

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn 56

2.2.3 Phương pháp kiểm tra hình thái 57

2.2.4 Phương pháp kiểm tra y sinh 58

2.2.5 Phương pháp kiểm tra tâm lý 60

2.2.6 Phương pháp kiểm tra sư phạm 61

2.2.7 Phương pháp toán thống kê: 65

2.3 Tổ chức nghiên cứu 68

2.3.1 Thời gian nghiên cứu 68

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 68

2.2.3 Kế hoạch nghiên cứu 68

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 70

3.1 Đánh giá thực trạng công tác giám định huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của các đội bóng chuyền nam hạng đội mạnh Việt nam năm 2017 70

3.1.1 Thực trạng nhận thức về công tác giám định huấn luyện thể lực của ban huấn luyện các đội mạnh bóng chuyền Việt Nam 71

3.1.2 Thực trạng công tác giám định huấn luyện thể lực của các đội mạnh bóng chuyền 72

Trang 6

3.2 Giám định hiệu quả công tác huấn luyện thể lực của đội bóng chuyền nam Sanest

Khánh Hịa của chu kỳ huấn luyện năm 2017 104

3.2.1 Giới thiệu kế hoạch huấn luyện đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa năm 2017 (Phụ lục 11) 104

3.2.2 Đề xuất thay đổi tỷ trọng lượng vận động các yếu tố cấu thành năng lực thể thao VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa theo kế hoạch huấn luyện năm 2017 104

3.2.3 Đánh giá hiệu quả công tác giám định huấn luyện thể lực cho VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa qua chu kỳ I của kế hoạch huấn luyện năm 2017 108

3.2.4 Bàn luận đánh giá sự biến đổi các chỉ số và test về hình thái, chức năng sinh lý, sinh hóa, tâm lý, thể lực của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa qua thời kỳ chuẩn bị của chu kỳ huấn luyện năm 133

3.3 Xây dựng tiêu chuẩn giám định và ứng dụng kiểm nghiệm thực tiễn công tác huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa 137

3.3.1 Kiểm định phân phối chuẩn cho từng chỉ số, test để giám định huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa 138 3.3.2 Xây dựng thang điểm đánh giá thể lực cho nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa 141

3.3.3 Phân loại tiêu chuẩn từng chỉ số, test đánh giá thể lực cho nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hòa 141

3.3.4: Bàn luận về xây dựng tiêu chuẩn giám định và ứng dụng kiểm nghiệm thực tiễn công tác HL thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa 146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148

KẾT LUẬN 148

KIẾN NGHỊ 150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Thuật ngữ tiếng Việt Ký hiệu viết tắt

Bóng chuyền BC

Câu lạc bộ CLB

Chỉ số chiều cao với CSCCV

Đại học TDTT ĐH TDTT

Giai đoạn chuẩn bị chung GĐ CBC

Giai đoạn chuẩn bị chuyên môn GĐ CBCM

Huấn luyện HL

Huấn luyện thể thao HLTT

Huấn luyện viên HLV

Khánh hòa KH

Lượng vận động LVĐ

Nằm ngửa gập bụng NNGB

Thể dục thể thao TDTT

Trang 8

Bảng 1.1 Hệ thống đánh giá tập luyện 6

Bảng 1.2 Cường độ, số lần lập lại của LVĐ và tác dụng 21

Bảng 1.3 Tác dụng của phương pháp HL khác nhau đối với việc

tăng trưởng các hệ thống năng lượng (%) 38

Bảng 1.4 Các thành phần sản sinh năng lượng trong cơ thể 40

Bảng 1.5 Mẫu phân chia thời kỳ, Giai đoạn của kế hoạch năm 42

Bảng 1.6 Nội dung huấn luyện ở thời kỳ chuẩn bị ở một số môn

thể thao 45

Bảng 3.1

Tỷ lệ % thành phần đối tượng phỏng vấn thực trạng nhận thức của Ban huấn luyện các đội mạnh bóng chuyền Việt Nam về cơng tác giám định

70

Bảng 3.2

Kết quả phỏng vấn thực trạng nhận thức của ban HL các đội mạnh bóng chuyền nam Việt Nam về giám định huấn luyện thể lực

Sau 70

Bảng 3.3a Kết quả phỏng vấn thực trạng công tác giám định thể lực

của các đội bóng chuyền nam hạng mạnh Việt Nam 72

Bảng 3.3b Kết quả phỏng vấn thực trạng công tác giám định thể lực

của các đội bóng chuyền nam hạng mạnh Việt Nam Sau 73

Bảng 3.4 Bảng tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn 83

Bảng 3.5

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test kiểm tra, đánh giá đánh giá thực trạng hình thái, thể lực, chức năng sinh lý, sinh hóa và tâm lý của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa

Sau 84

Bảng 3.6

Chỉ số, test đánh giá hình thái, thể lực, chức năng sinh lý, sinh hóa và tâm lý của VĐV Bóng chuyền nam đội Sanest Khánh Hịa

85

Trang 9

Bảng 3.9 Thực trạng thể lực của VĐV Bóng chuyền nam Sanest

Khánh Hịa Sau 90

Bảng 3.10 Thực trạng chức năng sinh lý, sinh hóa máu của VĐV

Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa Sau 90

Bảng 3.11 Thực trạng tâm lý của VĐV Bóng chuyền nam Sanest

Khánh Hịa 93

Bảng 3.12

Kết quả so sánh các chỉ số hình thái của đội Sanest Khanh Hòa với các đội Quân Đoàn 4, tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan

99

Bảng 3.13

Kết quả so sánh các test thể lực của đội Sanest Khánh Hòa với các đội Quân Đoàn 4, tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan

100

Bảng 3.14

Kết quả so sánh các chỉ số, test chức năng sinh lý, sinh hóa máu của đội Sanest Khanh Hòa với các đội tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan

101

Bảng 3.15 Kết quả so sánh các test tâm lý của đội Sanest Khánh

Hòa với tuyển Việt Nam 102

Bảng 3.16 Đề xuất thay đổi tổng quát tỷ trọng lượng vận động huấn

luyện qua các giai đoạn của chu kỳ HL 1 và 2, năm 2017 Sau 107 Bảng 3.17

Đề xuất điều chỉnh lượng vận động chi tiết theo cấu trúc thời kỳ và giai đoạn của chu kỳ một trong kế hoạch huấn luyện năm 2017 của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

Sau 107

Bảng 3.18

Đề xuất điều chỉnh lượng vận động chi tiết theo cấu trúc giai đoạn của thời kỳ chuẩn bị chu kỳ một trong kế hoạch huấn luyện năm 2017 của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

Sau 107

Trang 10

Hòa Bảng 3.20

Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái cuối giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa

108

Bảng 3.21

Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái theo nhóm chủ cơng, phụ cơng, chuyền hai và libero GĐ CBC trong TK CB của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

Sau 110

Bảng 3.22

Nhịp tăng trưởng các test thể lực cuối giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

Sau 111

Bảng 3.23

Nhịp tăng trưởng các test thể lực nhóm chủ công giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

Sau 112

Bảng 3.24

Nhịp tăng trưởng các test thể lực nhóm phụ công giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa

Sau 112

Bảng 3.25

Nhịp tăng trưởng các test thể lực nhóm chuyền hai và libero giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa

Sau 113

Bảng 3.26

Nhịp tăng trưởng các chỉ số chức năng sinh lý, sinh hóa cuối giai đoạn chuẩn bị chung trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

Sau 113

Bảng 3.27

Nhịp tăng trưởng các chỉ số sinh lý và sinh hóa máu của nhóm chủ cơng, phụ công, chuyền hai và libero GĐ CBC trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

Sau 113

Trang 11

Bảng 3.29

Nhịp tăng trưởng các test tâm lý của nhóm chủ cơng, phụ công, chuyền hai và libero GĐ CBC trong TK CB đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

116

Bảng 3.30

Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

117

Bảng 3.31

Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái của nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai và libero cuối GĐ chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa

118

Bảng 3.32

Nhịp tăng trưởng các test thể lực sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa

Sau 119

Bảng 3.33

Nhịp tăng trưởng các test thể lực nhóm chủ cơng cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

Sau 120

Bảng 3.34

Nhịp tăng trưởng các test thể lực nhóm phụ cơng cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

Sau 120

Bảng 3.35

Nhịp tăng trưởng các test thể lực nhóm chuyền hai và libero cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa

Sau 120

Bảng 3.36

Nhịp tăng trưởng các chỉ số chức năng sinh lý, sinh hóa cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

121

Bảng 3.37 Nhịp tăng trưởng các chỉ số sinh lý và sinh hóa máu

Trang 12

Bảng 3.38

Nhịp tăng trưởng các test tâm lý cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

131

Bảng 3.39

Nhịp tăng trưởng các test tâm lý nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero cuối GD CBCM trong TK CB đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

132

Bảng 3.40

Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro – Winki các chỉ số và test dùng trong giám định huấn luyện thể lực cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa ở thời điểm ban đầu (n=12)

Sau 139

Bảng 3.41

Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro – Winki các chỉ số và test dùng trong giám định huấn luyện thể lực cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa ở thời điểm cuối giai đoạn chuẩn bị chung (n=12)

Sau 140

Bảng 3.42

Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro – Winki các chỉ số và test dùng trong giám định huấn luyện thể lực cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa ở thời điểm cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn (n=12)

Sau 140

Bảng 3.43 Bảng thang điểm 10 các test thể lực thời điểm ban đầu

của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa Sau 141

Bảng 3.44 Bảng thang điểm 10 các test thể lực thời điểm cuối

GĐCBC của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa Sau 141 Bảng 3.45 Bảng thang điểm 10 các test thể lực cuối GĐCBCM của

đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa Sau 141

Bảng 3.46 Bảng phân loại tổng hợp các test thể lực của nam VĐV

bóng chuyền Sanest Khánh Hòa 142

Trang 13

Bảng 3.48

bị chung của nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hịa 143 Bảng 3.49

Bảng vào điểm, phân loại thời điểm cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn của nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

Trang 14

SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

NỘI DUNG TRANG

Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các tố chất thể lực 18

Hình 1.2 Bài tập HL tốc độ phản xạ đơn giản 28

Hình 1.3 Bài tập HL tốc độ phản xạ phức tạp 28

Hình 1.4 Các bài tập nâng cao kỹ thuật động tác 32

Hình 1.5 HL sức bền trong các mơn bóng 33

Hình 1.6 Các bài tập vịng trịn 33

Hình 2.1 Test ngồi với 63

Hình 2.2 Test chạy cây thơng 64

Hình 2.3 Test Bronco square 64

Hình 2.4 Test Lăn ngã Bronco 65

Hình 2.5 Test Lăn ngã Bronco 65

Biểu đồ 1.1

Tương quan chiều cao và thành tích thi đấu các đội bóng chuyền nam hàng đầu thế giới từ Olympic 1968 đến Olympic 2012 (FIVB)

12

Biểu đồ 3.1

Tỷ lệ % thành phần đối tượng phỏng vấn thực trạng nhận thức của Ban huấn luyện các đội mạnh bóng chuyền Việt Nam về cơng tác giám định

71

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn 84

Biểu đồ 3.3

Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái cuối giai đoạn chuẩn bị chung của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa

110

Biểu đồ 3.4

Nhịp tăng trưởng các test thể lực cuối giai đoạn chuẩn bị chung của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

112

Biểu đồ 3.5

Nhịp tăng trưởng các chỉ số chức năng sinh lý cuối giai đoạn chuẩn bị chung của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

Trang 15

Hòa Biểu đồ 3.7

Nhịp tăng trưởng các test tâm lý cuối giai đoạn chuẩn bị chung của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

115

Biểu đồ 3.8

Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

117

Biểu đồ 3.9

Nhịp tăng trưởng các test thể lực sau giai đoạn chuẩn bị chun mơn của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa

Sau 119

Biểu đồ 3.10

Sự biến đổi các chỉ số chức năng sinh lý cuối giai đoạn chuẩn bị chun mơn của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa

122

Biểu đồ 3.11

Sự biến đổi các chỉ số sinh hóa máu cuối giai đoạn chuẩn bị chun mơn của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa

124

Biểu đồ 3.12

Nhịp tăng trưởng các test tâm lý cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn của Nam VĐV đội bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

131

Biểu đồ 3.13 Bảng vào điểm, phân loại thời điểm ban đầu của nam

VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hòa 143

Biểu đồ 3.14 Bảng vào điểm, xếp loại thời điểm cuối giai đoạn chuẩn

bị chung của nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hịa 144 Biểu đồ 3.15

Kết quả vào điểm, phân loại thời điểm cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn của nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hịa

Trang 16

ĐẶT VẤN ĐỀ

Huấn luyện (HL) thể thao là một q trình phức tạp, thể thao thành tích cao ở nước ta hiện nay chưa được đầu tư tốt Việc đầu tư chỉ phát triển tự phát của từng vùng miền, do vậy rất khó để xây dựng một cách khoa học, hệ thống, hồn chỉnh một quy trình đào tạo tài năng thể thao ở các môn, trong đó cơng tác giám định HL vận động viên (VĐV) đóng vai trị quan trọng và được sự quan tâm của các nhà chun mơn

Bóng chuyền là mơn thể thao được nhiều người yêu thích trên thế giới, phù hợp với mọi lứa tuổi giới tính Bóng chuyền được chơi và tổ chức thi đấu với nhiều hình thức, nội dung khác nhau, như trong nhà, trên bãi biển, dưới nước v.v Thi đấu bóng chuyền nói riêng đã trở thành một hoạt động của nền văn hoá của xã hội Tại nước ta hiện nay thi đấu bóng chuyền đỉnh cao cũng được xã hội quan tâm và theo dõi, để có một trận thi đấu bóng chuyền hay, sơi nổi, cuốn hút khán giả thì chính VĐV phải là những người ưu tú, nhiệt huyết được trang bị kỹ - chiến thuật, tâm lý, đặc biệt trong đó vấn đề về thể lực phải thật tốt, chương trình HL mang tính khoa học và chú trọng tăng cường HL thể lực đã trở thành nhận thức chung Tuy nhiên yêu cầu hiện nay không chỉ về HL khoa học hóa mà cịn là cơng tác bảo đảm vật chất kỹ thuật cho việc huấn luyện, công tác giám định hiệu quả trong chương trình huấn luyện

Giám định là công việc kiểm tra, đánh giá chung với hầu hết đối tượng giám định liên quan đến sự đo lường, kiểm tra và các tiêu chuẩn đánh giá áp dụng để xác nhận chắc chắn các thông số kỹ thuật đặc trưng liên quan đến đối tượng giám định Kết quả giám định thông thường được so sánh với các yêu cầu và tiêu chuẩn đã đưa ra nhằm xây dựng mục tiêu đã định với đối tượng giám định

Trang 17

nhau, không thể dùng một tiêu chuẩn cụ thể để làm thước đo đánh giá cho tất cả các mơn thể thao, phải có các chỉ tiêu đánh giá cho từng môn thể thao cụ thể

Theo Nguyễn Thành Lâm giám định huấn luyện thể thao là việc sử dụng các phương pháp, biện pháp, phương tiện kiểm tra, xem xét phân tích đánh giá kết quả tập luyện của vận động viên sau một quá trình huấn luyện (kiểm tra định kỳ) [31]

Có thể khẳng định rằng, kết quả của các cơng trình nghiên cứu trong nước đã công bố, dù ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, tuy chưa nhiều song chúng là cơ sở ban đầu hết sức đáng quý, cả về mặt tư liệu lẫn về mặt định hướng và về phương pháp nghiên cứu Song phần lớn các tác giả chỉ mới dừng lại ở mức độ xác định các chỉ tiêu, đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên bằng phương pháp, phương tiện truyền thống

Thực tế đào tạo VĐV bóng chuyền hiện nay tại nước ta về công tác quản lý HL và giám định khoa học vẫn cịn nhiều hạn chế Ban HL làm tồn bộ công việc từ HL chuyên môn đến đời sống sinh hoạt của VĐV, khơng có ban chun môn kiểm tra đánh giá dẫn đến trong thời gian qua trình độ bóng chuyền chun nghiệp của chúng ta chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ Đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa là một đội bóng giàu truyền thống là một trong những đội luôn ở trong nhóm sáu hạng đầu của giải vơ địch Quốc gia trong 10 năm gần đây Tuy nhiên bên cạnh thành tích đã đạt được nhưng HL thể lực vẫn còn nhiều hạn chế Đặc biệt cho tới thời điểm hiện nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu đầy đủ về các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nói chung và trình độ thể lực nói riêng cho VĐV Bóng chuyền các cấp, cũng như giám sát và kiểm sốt q trình HL thể lực cho VĐV bóng chuyền ở nước ta hiện nay

Với mong muốn được nghiên cứu đóng góp cải thiện bóng chuyền trình độ cao ở Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác HL, nâng cao trình độ thi đấu của VĐV bóng chuyền (BC) Việt Nam nói chung và đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa nói riêng Nên tôi chọn đề tài:

Trang 18

Mục đích nghiên cứu

Nhằm xây dựng được một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả HL thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa hướng đến mục tiêu ưu việt hóa trong mục đích huấn luyện, đánh giá q trình HL và các ý kiến tư vấn điều chỉnh cho ban huấn luyện

Mục tiêu nghiên cứu

Để giải quyết mục đích nghiên cứu, luận án tiến hành giải quyết 3 mục tiêu như sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giám định HL thể lực trong thời kỳ

chuẩn bị của các đội bóng chuyền nam hạng đội mạnh Việt nam

 Thực trạng nhận thức về công tác giám định huấn luyện thể lực của ban huấn luyện các đội mạnh bóng chuyền Việt Nam

 Thực trạng về công tác giám định HL thể lực tại các đội bóng chuyền nam hạng đội mạnh Việt Nam năm 2017

 Thực trạng trình độ chuẩn bị thể lực của đội Bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa trong thời kỳ chuẩn bị năm 2017

Mục tiêu 2: Giám định hiệu quả công tác huấn luyện thể lực của đội bóng

chuyền nam Sanest Khánh Hịa của chu kỳ huấn luyện năm 2017

 Đề xuất thay đổi tỷ trọng lượng vận động các yếu tố cấu thành năng lực thể thao cho nam VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa theo kế hoạch huấn luyện năm 2017

 Đánh giá hiệu quả công tác giám định huấn luyện thể lực cho VĐV đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa qua chu kỳ I của kế hoạch huấn luyện năm 2017

Mục tiêu 3: Xây dựng tiêu chuẩn giám định và ứng dụng kiểm nghiệm thực tiễn

công tác HL thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa

 Kiểm định phân phối chuẩn cho từng chỉ số và test để giám định huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa  Xây dựng thang điểm đánh giá thể lực cho nam VĐV đội bóng chuyền

Trang 19

 Phân loại tiêu chuẩn từng test đánh giá thể lực cho nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hòa

 Ứng dụng kiểm nghiệm giám định thể lực cho nam VĐV bóng chuyền Sanest Khánh Hòa sau thời kỳ chuẩn bị

Giả thuyết khoa học của đề tài

Trang 20

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm về giám định

1.1.1 Khái niệm

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Giám định là "Kiểm tra và kết luận về một

hiện tượng hoặc một vấn đề mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác định”.[64], [66]

Từ điển Hán - Việt: Giám định là “Xem xét để quyết định" Từ điển tiếng Anh Expertise (giám định) có nhiều nghĩa:

- Động từ: Là “đưa ra ý kiến của giới chuyên môn (về 1 vấn đề nào đó)"

- Danh từ: Là “ý kiến của giới chuyên môn (về 1 vấn đề nào đó)", ý kiến về mặt

chun mơn

Theo nghị định 11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao cơng nghệ thì

giám định công nghệ được định nghĩa: “Giám định công nghệ là hoạt động xem xét, đánh giá tính khả thi và sự phù hợp của công nghệ được lựa chọn so với chính sách phát triển cơng nghệ của Nhà nước và mục tiêu, nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ, dự án đầu tư"[36], Thí dụ như: Giám định y khoa, giám định giống lúa mới,

giám định công nghệ (sau đầu tư), giám định cơng trình (đã xây dựng xong)

Khái niệm giám định khoa học huấn luyện:

Theo Thông tư số 03/2015/TT-BVHTTDL về giám định khoa học huấn luyện

của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì khái niệm giám định khoa học HL là: “Giám

định khoa học đánh giá trình độ tập luyện thể thao của vận động viên là việc sử dụng các phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ và các thiết bị đo lường để kiểm tra, đánh giá tổng hợp về trình độ tập luyện của vận động viên” [51], nội dung giám định

khoa học được trình bày rõ ở điều 6 thơng tư này Nó bao gồm: Kiểm tra, đánh giá thể lực, kỹ thuật, hình thái, chức năng, tâm lý và kiểm tra doping theo các chỉ tiêu do Hội đồng giám định đề xuất trình Tổng cục Thể dục thể thao xem xét, quyết định

Đây thật sự là một bước chuyển biến cơ bản, lâu dài về công tác quản lý nhằm ứng dụng khoa học công nghệ, y học thể thao trong đào tạo VĐV tại Việt Nam trong

thời gian tới

1.1.2 Giám định đào tạo vận động viên, đánh giá quá trình huấn luyện

Trang 21

Giám định liên quan đến sự đo lường, kiểm tra, và các tiêu chuẩn đánh giá áp dụng để xác nhận chắc chắn các thông số kỹ thuật đặc trưng liên quan đến đối tượng giám định Kết quả giám định thông thường được so sánh với các yêu cầu và các tiêu chuẩn đã đưa ra nhằm xây dựng mục tiêu đã định đối với đối tượng giám định

Giám định công tác đào tạo vận động viên là công tác kiểm tra quá trình tập luyện, thi đấu của vận động viên bằng cách sử dụng các phương pháp, biện pháp, phương tiện kiểm tra, xem xét, phân tích kết quả tập luyện của vận động viên sau một thời gian tập luyện, qua đó đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên bằng cách so sánh với những chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch huấn luyện Công tác giám định huấn luyện thường chỉ được thực hiện thơng qua thành tích thi đấu hàng năm so với chỉ tiêu đăng ký

Đánh giá quá trình huấn luyện: Lập kế hoạch HL cùng kiểm tra và đánh giá q trình đó là một thể thống nhất Đánh giá quá trình HL cho phép kết luận về mức độ phát triển của VĐV, mức độ hiệu quả của các phương tiện và phương pháp tập luyện, giáo dục VĐV và LVĐ trong tập luyện

Bảng 1.1: Hệ thống đánh giá tập luyện Hệ thống đánh giá

Đánh giá tập luyện Đánh giá thi đấu

-Tài liệu về tập luyện

-LVĐ, các chỉ tiêu thực hiện -Nhật ký của VĐV, HLV -Quan sát sư phạm

-Kiểm tra các chỉ tiêu hình thái -Kiểm tra các chỉ tiêu y sinh học -Kiểm tra các chỉ tiêu tâm lý

-Kiểm tra thành tích -Test chun mơn -Thi đấu

-Biên bản thi đấu

Dù cố gắng hoàn chỉnh đến đâu thì cũng khơng thể tránh khỏi những dao động

nhất định so với thực tế (kế hoạch HL chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố tất nhiên

và ngẫu nhiên đã biết và chưa biết, đã có hoặc mới nảy sinh) Do vậy, trong quá trình

Trang 22

giữa các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch và kết quả thực tế đề chính xác hoá kế hoạch

(điều chỉnh) nhằm đạt được các mục đích đề ra Để làm việc này, người ta dựa vào

các chỉ tiêu về: Sư phạm, hình thái, y sinh học và tâm lý; các tài liệu về tập luyện: Nhật ký HL của HLV, nhật ký tập luyện của VĐV, các yếu tố xác định thành tích và nhịp độ phát triển thành tích [55]

Nội dung đánh giá gồm:

- Thành tích của VĐV trong các cuộc kiểm tra và các cuộc thi đấu Từ sự so sánh thành tích đạt được này với các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch mà HLV rút ra các kết luận, để điều chỉnh kế hoạch HL trong giai đoạn đó

- Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu về LVĐ tập luyện của VĐV So sánh kết quả thực hiện được với dự kiến đề ra trong kế hoạch, nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa việc thực hiện chỉ tiêu về LVĐ tập luyện so với dự kiến đề ra, mức độ hiệu quả của LVĐ tập luyện đối với sự phát triển năng lực thể thao

- Đánh giá từng yếu tố của năng lực thể thao, đặc biệt là nhận thức, tư tưởng và nhân cách VĐV, trình độ phát triển kỹ thuật, chiến thuật, các tố chất thể lực

- Đánh giá khả năng chịu đựng LVĐ tập luyện của VĐV - Đánh giá việc thực hiện các yêu cầu tập luyện

- Đánh giá mức độ nhận thức chuyên môn và chung của VĐV

- Đánh giá mối quan hệ của VĐV trong đội và trong các mối quan hệ xã hội

Những tài liệu cần trong quá trình đánh giá là:

- Biên bản kiểm tra trong quá trình tập luyện và thi đấu, biên bản kiểm tra y học của VĐV

- Sổ tay, nhật ký hoặc giáo án HL của HLV - Sổ tay hoặc nhật ký tập luyện của VĐV

Trang 23

Như vậy, ở những mơn thể thao khác nhau thì có những đặc trưng khác nhau VĐV ở các mơn thể thao lại càng có sự khác biệt: Khác biệt giữa cá thể này với cá thể khác, khác biệt ở đặc điểm tâm - sinh lý, sinh hóa, tố chất VĐ, của VĐV môn này với môn khác, khác biệt về LVĐ tập luyện ở các vùng cường độ trong các mơn

thể thao, Vì vậy, việc giám định khoa học HL cũng có sự khác nhau, nên khơng thể

dùng một tiêu chuẩn nào đó để làm thước đo đánh giá cho tất cả các môn thể thao, mà phải có các chỉ tiêu đánh giá cho từng môn thể thao cụ thể

1.1.3 Giám định huấn luyện thể lực đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa

Để xây dựng một số tiêu chuẩn giúp cho việc giám định hiệu quả huấn luyện thể lực của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa, đề tài tập trung vào việc lựa chọn các chỉ tiêu cũng như ứng dụng để kiểm tra và đánh giá trình độ thể lực chung và chuyên môn của nam VĐV, cùng việc xem xét kế hoạch huấn luyện năm 2017 đã được biên soạn của đội bóng chuyền Sanest Khánh Hòa, làm cơ sở tư vấn định hướng điều chỉnh lượng vận động, cùng xây dựng kế hoạch chi tiết tập luyện thể lực để ứng dụng điều khiển cho phù hợp tương ứng với từng giai đoạn theo kế hoạch huấn luyện năm 2017, từ đó làm rõ tính hiệu quả của tư vấn giám định trong huấn luyện thể lực cho VĐV bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa và xây dựng một số tiêu chuẩn đánh

giá trình độ thể lực cho VĐV Bóng chuyền Do vậy, trên cơ sở thống nhất khái niệm

giám định khoa học của thơng tư 03, thì nội dung của giám định HL thể lực cho VĐV

đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa là: “Việc sử dụng các phương pháp khoa

học, kỹ thuật nghiệp vụ và các thiết bị đo lường để đánh giá trình độ thể lực cho VĐV bóng chuyền, giúp cho việc tư vấn điều chỉnh lượng vận động và xây dựng kế hoạch tập luyện thể lực nhằm ứng dụng trong điều khiển quá trình huấn luyện của nam vận động viên bóng chuyền”

Thời điểm giám định: Trước và sau của giai đoạn chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị của vịng 1 giải vơ địch quốc gia 2017

Trang 24

Giám định hiệu quả HL thể lực VĐV:

* Bên ngoài: Độ tăng tiến thành tích sức mạnh, sức mạnh tốc độ, sức nhanh và

sức bền sau từng giai đoạn huấn luyện

* Bên trong: Sự cải thiện về hệ thống chức năng tuần hồn, hơ hấp và hệ vận

động sau 1 giai đoạn huấn luyện

Tuy nhiên, mục đích chính của đề tài là xây dựng một số tiêu chuẩn giám định

đánh giá trình độ thể lực (tác động biến đổi các thơng số bên ngồi) cho VĐV đội

bóng chuyền nam Sanest Khánh Hịa Vì thế luận án cịn thơng qua một số chỉ số về

hình thái và y sinh học (tác động biến đổi bên trong) là cơ sở để làm rõ hơn hiệu quả

huấn luyện thể lực, đồng thời xây dựng tiêu chuẩn thể lực cho VĐV bóng chuyền làm cơ sở giúp cho công tác giám định huấn luyện thể lực thêm hiệu quả

1.2 Đặc điểm thi đấu mơn bóng chuyền

Bóng chuyền là mơn thể thao tập thể, đối kháng khơng trực tiếp, q trình thi đấu chủ yếu liên quan đến tinh thần đoàn kết nội bộ, khả năng phối hợp giữa các cá nhân, nhóm, tập thể Kết quả sự phối hợp tập thể, năng lực thi đấu toàn diện của từng cá nhân VĐV là nhân tố quyết định đến hiệu quả trong quá trình thi đấu và giành thắng lợi cuối cùng

Từ năm 1999, Liên đồn bóng chuyền thế giới (FIVB) áp dụng luật thi đấu mới, mang lại cho mơn bóng chuyền nhiều thay đổi về hình thức cũng như chuyên môn trong thi đấu, mục đích là tăng tính hấp dẫn, đẹp mắt, quyết liệt, trong đó có hai sự thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến công tác tập luyện và thi đấu mơn bóng chuyền là:

- Áp dụng hệ thống tính điểm trực tiếp (mỗi hiệp 25 điểm, hiệp 5 là 15 điểm),

thời gian trung bình mỗi trận đấu chỉ còn khoảng 60 đến 90 phút, trận đấu diễn ra căng thẳng, nhanh và quyết liệt từng điểm, cơ hội thắng thua các đội trong giải là ngang bằng nhau, các yếu tố về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý là những nhân tố chính quyết định đến hiệu quả trận đấu

Trang 25

đồng thời tạo sự cân đối giữa xu thế bóng chuyền thiên về sức mạnh châu Âu, châu Mỹ với xu thế bóng chuyền thiên về tốc độ và linh hoạt của châu Á [12], [19], [21]

Hoạt động trong thi đấu bóng chuyền là hoạt động không chu kỳ, các tình huống thi đấu diễn ra liên tục giữa hai mặt tấn cơng và phịng thủ, hiệu quả việc thực hiện liên hoàn các động tác kỹ thuật, chiến thuật là nhân tố chính tạo nên hiệu quả thi đấu cho mỗi cá nhân và sự phối hợp tập thể

Trong quá trình thi đấu, các VĐV phải xoay theo vịng đến từng vị trí quy định từ hàng sau đến hàng trước, có nghĩa là chuyển từ vị trí phịng thủ sang vị trí tấn cơng liên tục trong đội hình, do vậy, yêu cầu chuẩn bị năng lực tồn diện về tấn cơng và phòng thủ của từng VĐV là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả thi đấu của toàn đội Hệ quả của luật xoay vòng trong thi đấu là các đội bóng phải ln chuẩn bị đến 6 đội hình khác nhau trong đỡ phát bóng - tấn cơng và phịng thủ - phản cơng, đây là nguyên nhân các đội bóng trình độ cao ln hướng đến việc chun mơn hóa chức năng các VĐV trong đội hình chiến thuật Mỗi vị trí trong đội hình chiến thuật có đặc điểm mơ hình động tác kỹ thuật khác nhau trong hoạt động thi đấu nên yêu cầu về năng lực về sức mạnh, tốc độ, linh hoạt khác nhau

Tính chất đối kháng giữa hai mặt tấn cơng và phịng thủ trong thi đấu bóng chuyền chủ yếu là các hoạt động đập, chắn trên lưới nên các yếu tố chiều cao, sức bật, sức mạnh, tốc độ của các VĐV là những nhân tố cần thiết trong quá trình thi đấu Tiếp xúc bóng trong bóng chuyền chủ yếu bằng tay, khơng giữ bóng, giới hạn số lần chạm bóng trước khi chuyển sang sân đối phương Do vậy, trình độ kỹ - chiến thuật điêu luyện, hoàn hảo là kỹ năng cần thiết của các VĐV bóng chuyền trình độ cao hiện nay

Thi đấu bóng chuyền hiện đại, hoạt động tấn cơng vượt trội so với phịng thủ

(có nhiều VĐV tấn cơng so với 3 VĐV chắn bóng), tốc độ đập bóng và phát bóng ngày

Trang 26

Bóng chuyền thi đấu trên một diện tích sân nhỏ, số lượng VĐV nhiều, tốc độ

bóng nhanh (tốc độ phát bóng và đập bóng các VĐV bóng chuyền thế giới hiện nay có

thể trên 130km/giờ cho nam và trên 100km/giờ cho nữ)

Do vậy, năng lực phán đoán, tốc độ di chuyển, sự phối hợp chiến thuật của các VĐV với nhau rất quan trọng Ngồi ra, với tính chất thời gian thi đấu khơng hạn chế, cách biệt thắng thua chỉ từ vài điểm Để đáp ứng yêu cầu thi đấu, phẩm chất về năng lực tâm lý, trí tuệ, khả năng tư duy chiến thuật là những nhân tố cần thiết của VĐV bóng chuyền trình độ cao hiện nay

Các đội bóng chuyền trình độ cao hiện nay đều thi đấu với đội hình chiến thuật 5:1, để đáp ứng đặc điểm hệ thống chiến thuật, các VĐV được phân thành các nhóm chun mơn hóa chức năng thi đấu như sau: nhóm chủ cơng, nhóm phụ cơng, nhóm chuyền hai, nhóm Libero [12], [40], [93], [100], [103]

1.3 Những xu thế trong thi đấu bóng chuyền hiện đại

Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại về y học, tâm lý, dinh dưỡng vào công tác HL đã mang lại hiệu quả, thực tế cho thấy các đội bóng đạt thành tích cao trong thời gian gần đây đều ở các nước có trình độ khoa học và công nghệ phát triển Các nghiên cứu tổng kết gần đây của các tác giả như: Al Scates&Mike L (2003) [77], Mikko Hayrinen (2012) [93], Marques M.C (2009) [92], Bredeweg S (2003) [79], FIVB (2002) [83] đã xác định về các xu thế phát triển bóng chuyền hiện nay như sau:

1.3.1 Xu thế chiếm ưu thế tầm cao trên lưới

Bóng chuyền ngày càng có xu hướng tăng chiều cao, thành tích các đội mạnh trên thế giới hiện nay đều có quan hệ tỷ lệ thuận với chiều cao của các VĐV Nhiều VĐV bóng chuyền nam có chiều cao trên 210cm, có tầm tấn cơng 370cm và tầm chắn

350cm trên lưới như: Matey Kaziyki (Bulgaria) 370cm, Robert Horstink (Hà Lan) 365cm, Metodi Ananiev (Bulgaria) 363cm VĐV nam xuất sắc nhất thế giới năm 2013 Dmitryi Muserkyi (Nga) có chiều cao 218cm, tầm đập 375cm, tầm chắn 347cm…

Trang 27

Biểu đồ 1.1: Tương quan chiều cao và thành tích thi đấu các đội bóng chuyền nam hàng đầu thế giới từ Olympic 1968 đến Olympic 2012 (FIVB)

Kết quả nghiên cứu tổng kết của FIVB [82] về tầm cao trên lưới từ 21 đội tuyển bóng chuyền quốc gia nam trình độ cao thế giới năm 2013: Argentina, Bỉ, Brazil, Bulgaria, Canada, Trung Quốc, Cuba, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Đức, Iran, Ý, Nhật, Ba Lan, Bồ Đào Nga, Puerto Rico, Nga, Hà Lan, Serbia, Mỹ

Tầm đập trung bình: Nam: 346.cm, cao nhất: 375cm; Nữ: 314cm, 312cm Tầm chắn trung bình: Nam: 323cm, cao nhất: 348cm; Nữ: 285cm, 325cm

1.3.2 Xu thế nâng cao trình độ kỹ thuật cá nhân

Nhiều đội bóng hiện nay xây dựng chiến thuật thi đấu chủ yếu dựa trên việc khai thác năng lực cá nhân của các VĐV xuất sắc trong đội hình thi đấu như: Giba (Brazil), Zaytsev (Ý), Dimitriy Muserkiy (Nga), Bruno Rezende (Brazil), Salparov (Nga)…Trình độ cá nhân vượt trội của các VĐV này đã trở thành xu thế trong cơng tác HL bóng chuyền hiện nay

Trang 28

- Nhảy phát bóng tấn cơng (jump service) có đà và tại chỗ, kỹ thuật phát này có thể tạo tốc độ bóng bay sang sân đối phương trên 32m/s (khoảng trên 130km/giờ) Các VĐV tài năng cho loại hình này là Granvoka (Pháp), Milinkovic (Argentina), Sartoretti (Ý), Abramos (Nga)…

- Nhảy phát bóng bay (float jump service) bằng một chân và hai chân, mục đích tạo điểm rơi chuẩn vào các vị trí yếu trên sân đối phương kiểu phát này cũng có thể tạo ra tốc độ bay đến 32m/schonam và 29m/s cho nữ Các VĐV tiêu biểu tạo được hiệu quả loại hình phát này là Conte (Brazil), Anitga (Argentina)và đa số là các VĐV khu vực châu Á

* Chắn bóng: Thể hình cao là chưa đủ, khả năng di chuyển ngang nhanh nhẹn dọc theo chiều dài lưới suốt trận đấu và khả năng “đọc trận đấu nhanh” là phẩm chất quan trọng cần thiết của một VĐV phụ công hiện đại HLV Valeri Alferov (Nga) cho rằng: Nhiệm vụ chính của VĐV phụ công hiện tại là đảm bảo sự phối hợp hành động của mình trong việc phịng thủ lưới từ đầu đến cuối trận đấu Cuộc cách mạng trong chiến thuật chắn bóng đã làm thay đổi lối chơi của VĐV phụ công và trở thành một xu thế quan trọng trong thi đấu bóng chuyền hiện nay Tại Olympic 2012, đội Nga giành chức vô địch chủ yếu là nhờ chiến thuật phối hợp chắn bóng, chiếm tỉ lệ 24% chắn thành công mỗi trận,VĐV Muserskiyghi nhiều điểm chắn bóng nhất trong một trận đấu với từ 13 đến 18 điểm

Trang 29

1.3.3 Xu thế nhanh trong thực hiện kỹ thuật, chiến thuật

Chiều cao cơ thể và sức bật tốt đối với xu thế bóng chuyền hiện nay là chưa đủ,

do tốc độ thi đấu, tốc độ bóng qua lại hai bên sân ngày càng nhanh hơn (28m/s cho

nam và 20m/s cho nữ, thời gian chạm bóng 0.25 - 0.33giây) nên đòi hỏi các VĐV

bóng chuyền hiện đại phải có năng lực tốc độ và điêu luyện trong việc xử lý bóng trên lưới Một ví dụ, các VĐV bóng chuyền Cuba có chiều cao trung bình từ 194cm - 195cm, nhưng họ có thể đánh bại các đội bóng châu Âu có chiều cao thân thể tốt hơn do họ luôn biết cách tăng tốc độ trận đấu

Mục đích của các hành động nhanh trong thực hiện kỹ thuật, chiến thuật nhằm tạo sự chủ động trong điều khiển bóng và phối hợp giữa các VĐV dọc theo chiều dài và khơng gian trên lưới Bóng được chuyền từ hàng sau đến hàng trước, từ VĐV chuyền hai đến các khu vực tấn cơng có tốc độ nhanh và điểm rơi biến hóa, đa dạng sẽ ln gây sự bất ngờ cho phòng thủ lưới đối phương Có thể khẳng định, khả năng phối hợp nhanh, nhuần nhuyễn giữa các VĐV trong đội hình chiến thuật là yếu tố chính để giành thế chủ động trong thi đấu bóng chuyền hiện đại, VĐV có trình độ kỹ thuật điêu luyện mới có thể thực hiện được các hành động này

Thành cơng của bóng chuyền nữ Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc trước đây và Thailand hiện nay đã chứng minh xu thế nhanh trong phối hợp chiến thuật tập thể vẫn là xu thế thi đấu bóng chuyền hiện đại [22], [34], [103]

1.3.4 Xu thế chú trọng công tác HL năng lực tâm lý

Luật tính điểm trực tiếp làm trận đấu diễn ra căng thẳng, quyết liệt, cơ hội thắng thua là ngang bằng nhau, nếu khơng duy trì được sự ổn định về tâm lý và tinh thần vững vàng, đối phương sẽ tạo áp lực và lên điểm rất nhanh Tinh thần thi đấu giảm sút

là nguyên nhân mắc lỗi “tự hỏng” trong thực hiện kỹ - chiến thuật cá nhân và toàn đội

Các HLV thế giới đều đồng quan điểm tiêu chuẩn tâm lý VĐV bóng chuyền trình độ cao hiện nay là phải duy trì sự nỗ lực từ khi trận đấu bắt đầu đến khi kết thúc HLV

Vladimir Alekno (Nga) cho rằng: Hành vi, thái độ tập trung, thi đấu tích cực và ý thức

nâng cao trình độ chun mơn của các VĐV Brazil là một xu thế HL bóng chuyền hiện đại.[100]

Trang 30

tố cần thiết của VĐV khi thực hiện nhanh các hành động kỹ thuật, chiến thuật cá nhân

trong điều kiện căng thẳng và thể lực giảm sút [40], [56], [67], [73],[100], [103]

1.3.5 Xu thế nâng cao thể lực

Khối LVĐ trong thi đấu bóng chuyền rất lớn, các VĐV phải vừa quan sát tốc độ bóng bay, đồng đội, đội hình đối phương, di chuyển tốc độ cao, bật nhảy trên không, lăn ngã liên tục trong diện tích sân nhỏ Theo Kraemer và Hakkinen (2012) [91], Kibler (1990) [89], Sheppard J, Gabbett, Claudio R, Newton R(2012) [99], các hoạt động thể lực trong thi đấu bóng chuyền là sức mạnh tay và sức mạnh chân nhằm hỗ trợ các động tác đập bóng, chắn bóng, bật nhảy, sự linh hoạt và tốc độ di chuyển biến hướng bước chân Do u cầu mơ hình động tác kỹ thuật khác nhau nên đặc điểm về sức mạnh, tốc độ, linh hoạt từng vị trí chủ cơng, phụ công, chuyền hai, libero là khác nhau Trung bình trong trận đấu mỗi VĐV phải thực hiện từ 21 - 36 động tác phức tạp với cường độ cao, trong đó bật nhảy chiếm 50 - 60%, di chuyển tốc độ cao và đổi hướng 27 - 30% Các động tác lăn ngã 12 - 16%, thực hiện từ 100 - 120 lần đập bóng và chắn bóng, VĐV chắn giữa có thể đạt trên 300 lần bật nhảy hết sức trong một trận đấu, VĐV chuyền 2 tiếp xúc bóng từ 100 - 120 lần

Thể lực tốt là nền tảng để thực hiện kỹ thuật, chiến thuật trong thi đấu, do vậy nâng cao trình độ thể lực đáp ứng yêu cầu thi đấu là một trong những xu thế quan trọng trong công tác HL bóng chuyền hiện nay [3], [4], [7], [9], [76], [77], [24], [90], [89], [92]

1.3.6 Xu thế nâng cao năng lực yếm khí

Theo các tác giả Wilmore&Costill (1999) [102], Nelson DL&Cox M, Lehninger (2000) [95], Van Heest Jaci L.(2013) [101], thi đấu bóng chuyền nam hiện nay sức mạnh đập bóng ngày càng vượt trội so với phịng thủ Điều này đã làm trận

đấu bị ngắt quãng nhiều lần, thời gian một pha bóng trong cuộc từ 4 - 30 giây (trung

bình 9 giây), thời gian bóng ngồi cuộc từ 10 - 20 giây (trung bình 10 giây), cho thấy

tỷ lệ thời gian giữa các pha bóng là 1/1.3, các ván đấu là 3 phút Do vậy có thể xác định hệ thống cung cấp nguồn năng lượng chính trong thi đấu bóng chuyền là ATP - CP, được sử dụng đến 90% trong tổng thời gian thi đấu, 10% còn lại từ enaerobic glycolysis

Tuy nhiên do quãng thời gian nghỉ dài giữa các điểm, các ván (bao gồm các lần

Trang 31

hơn, thời gian hồi phục và tích lũy nguồn năng lượng ATP - CP tốt hơn, chuẩn bị cho hành động tiếp theo [11], [40], [95], [101]

1.4 Đặc điểm công tác tập luyện và thi đấu bóng chuyền nam hạng đội mạnh Việt Nam

Mơn bóng chuyền xuất hiện ở Việt Nam khoảng năm 1922, sau đó nhanh chóng phát triển và trở thành môn thể thao phổ cập rộng rãi, được nhiều người yêu thích tham gia tập luyện

Từ năm 1954, Ủy ban Thể dục Thể thao (TDTT) được thành lập, trong quá trình chỉ đạo xây dựng và phát triển các môn thể thao phong trào và thi đấu khác, mơn bóng chuyền đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lực lượng vũ trang Các đội mạnh tiêu biểu như Thể Công, nữ Tổng tư lệnh QĐNDVN, nữ Quân Y viện 108, miền Bắc đã tổ chức được các giải hạng A và các giải truyền thống như: giải Hịa Bình - Thống Nhất, giải mùa Xuân…Năm 1957 đội tuyển bóng chuyền nam - nữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đi tập huấn nước ngoài, đồng thời tham gia thi đấu các giải quốc tế như giải 4 nước truyền thống Trung - Triều - Mông - Việt, giải Ganefo dành cho các nước mới trỗi dậy, giải trẻ các nước Xã hội chủ nghĩa… đều đạt được thành tích tốt Với những biện pháp như phát triển phong trào, cải thiện hệ thống thi đấu, mời chuyên gia nước ngoài HL và đào tạo, thi đấu nước ngồi, bóng chuyền miền Bắc nhanh chóng nâng cao trình độ chun mơn, tiếp cận với bóng chuyền khu vực, một số thành tích đạt được trong thời gian này: Ganefo thế giới (1963) hạng 4/12, Ganefo châu Á (1966) hạng 3/6

Bóng chuyền miền Nam thời bấy giờ chủ yếu chơi phong trào trong các đơn vị Quân đội và học sinh, tập trung chính ở các thành phố lớn và Sài gịn, đây cũng là lực lượng đội tuyển bóng chuyền nam tham dự các kỳ SEA Games và đạt được một số thành tích như: SEA Games 1 (1959) hạng 3/4, SEA Games 2 (1965) hạng 2/7, SEA Games 4 (1969) hạng 1/5, SEA Games 5 (1971) hạng 2/5

Các số liệu trên là những cơ sở xác định bóng chuyền trình độ cao Việt Nam đã phát triển rất sớm, ngang bằng trình độ bóng chuyền khu vực nhiều năm, có nhiều VĐV giỏi có thể thi đấu ở cấp châu lục

Trang 32

giải các ngành các cấp phát triển khắp toàn quốc như: Đồng Nai, An Giang, Tây Ninh, Hà Nội, Hải Phịng, Thanh Hóa, Hải Dương, Thái Bình, các đội bóng Qn đội như Thể Công, QK4, QK5, QĐ4, lực lượng Cơng An Trong đó, từ đầu thập niên 1990, bóng chuyền nam TP.HCM đã nhanh chóng tiếp cận bóng chuyền khu vực, trở thành trung tâm thi đấu bóng chuyền nam trình độ cao, bằng các biện pháp như đổi mới công tác tuyển chọn và huấn luyện, liên tục tổ chức các giải đấu Quốc tế Các đội bóng chuyền nam TPHCM như Dệt Thành Cơng, Cơng nhân Hóa Chất, Cơng An TPHCM, Seaprodex luôn đứng đầu giải Quốc gia và thi đấu ngang bằng với các đội ở khu vực Đơng Nam Á như Thailand, Indonesia, Malaysia

Hiện nay, ngồi hệ thống giải đội mạnh Quốc gia gồm 12 đội, cịn có các giải như: Cúp Hùng Vương, cúp Đạm Phú Mỹ, cúp Hoa Lư - Ninh Bình, cúp TPHCM được tổ chức ổn định và có chất lượng chun mơn cao Ngồi Qn đội và TPHCM, trình độ thi đấu các đội bóng ở địa phương như Ninh Bình, Biên Phịng, Khánh Hịa, Long An, Vĩnh Long… tiến bộ nhanh chóng và đạt các vị trí cao trong các giải Quốc gia, đào tạo nhiều VĐV giỏi Nhiều VĐV cấp đội tuyển nam, nữ Thailand, Indonesia, Trung Quốc, châu Âu, Brazin …từng thi đấu tại giải bóng chuyền Quốc gia Việt Nam,

cũng có nhiều VĐV Việt Nam thi đấu ở nước ngoài như Ngô Văn Kiều (Indonesia), Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Trần Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Kim Minh (Thailand) Đội

tuyển bóng chuyền nam, nữ Quốc gia thường xuyên được tham gia tập huấn và thi đấu các giải quốc tế, các giải cấp khu vực châu Á [40]

1.5 Đặc điểm huấn luyện thể lực trong mơn bóng chuyền

Hiện nay trong xu hướng HL bóng chuyền hiện đại cùng với việc HL kỹ-chiến thuật thì nội dung HL thể lực lại rất được các HLV chú trọng đề cao bởi vì mức độ ảnh hưởng của thể lực là một trong những nhân tố quyết định giúp VĐV đạt được năng lực phong độ cao và thành tích cao

Trong HL thể lực gồm 3 tố chất chính đó là sức nhanh, sức mạnh và sức bền

Từ 3 tố chất đó phối hợp với nhau ta lại có những tố chất khác nhau (xem hình

1.1) Trong các mơn thể thao có bóng nói chung và mơn bóng chuyền nói riêng thì

phải cần đến nhiều tố chất khác, ví dụ như trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay thì phải cần có sức mạnh tối đa thì mới đưa bóng đi xa được, nhưng để đỡ phát bóng và phịng thủ tốt, hay chắn bóng thì ngồi sự phán đốn thì phải di chuyển và chọn vị trí thích

Trang 33

xạ), để đập bóng mạnh và nhanh, hay bật cao chắn bóng thì phải cần sức mạnh bộc

phát, nhưng để duy trì tất cả những những kỹ thuật như phát bóng, đỡ phát bóng, chuyền bóng, đập bóng, chắn bóng, và phịng thủ trong suốt thời gian của trận đấu thì phải cần sức mạnh bền tốc độ Do đó bóng chuyền là một mơn thể thao yêu cầu tất cả tố chất trong vận động

Mối quan hệ giữa các tố chất thể lực

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các tố chất thể lực

- Sức nhanh là yếu tố bổ trợ để thực hiện tốt trong các động tác kỹ thuật

- Sức bền là yếu tố quyết định để giành lấy chiến thắng trong những điểm và ván cuối của mơn bóng chuyền

- Sức mạnh là tố chất quan trọng nhất trong mơn bóng chuyền

Trang 34

1.5.1 Huấn luyện sức mạnh

Sức mạnh là khả năng con người khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đó nhờ sự nỗ lực của cơ bắp [30], [71], [77] Trong các mơn thể thao nói chung và trong mơn bóng chuyền nói riêng, sức mạnh là yếu tố không thể thiếu được trong huấn luyện Hiệu quả huấn luyện thường được kiểm soát bằng trọng lượng, số lần lặp lại, số tổ luyện tập và nhịp độ bài tập

1.5.1.1 Phân loại sức mạnh, khuynh hướng và nhiệm vụ huấn luyện sức mạnh * Phân loại sức mạnh: Có nhiều cách phân loại sức mạnh, nếu căn cứ vào chế

độ hoạt động của cơ thì sức mạnh chia làm hai loại: Sức mạnh động lực và sức mạnh

tĩnh lực (đẳng trương và đẳng trường) Sức mạnh động lực lại được chia thành sức

mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền [39];[59]

Trong các loại sức mạnh trên, do tính chất vận động khác nhau nên có thể xem cách phân chia đó là cách phân loại cơ bản của các năng lực sức mạnh

- Năng lực sức mạnh tĩnh lực: Là sức mạnh mà VĐV thực hiện được trong các

động tác tĩnh hoặc dùng sức tối đa Ví dụ: Trong mơn bóng ném thể hiện ở các động tác kỹ thuật xuất phát, dừng đột ngột, nhảy ném bóng, chuyền bóng, đột phá…

- Năng lực sức mạnh tối đa: Là sức mạnh động lực lớn nhất mà VĐV thực hiện

được khi co cơ tối đa, và nó được thể hiện rõ nét ở kỹ thuật bật cao đánh bóng trên tay chắn và tốc độ lực đi của bóng

- Năng lực sức mạnh tốc độ: Là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ cơ cao

của VĐV, thể hiện rõ ở hầu hết các kỹ thuật bóng ném như: Di chuyển tốc độ, dẫn bóng tốc độ, ném bóng, pha phản công…

- Năng lực sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của VĐV khi hoạt

động sức mạnh kéo dài, thể hiện ở việc duy trì hiệu quả sử dụng kỹ thuật đến cuối trận

đấu [59] Ngồi ra cịn có sức mạnh bột phát: Là năng lực biểu hiện trị số sức mạnh

lớn nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất Đây là một dạng quan trọng của sức mạnh, thể hiện ở các pha bật nhảy của các kỹ thuật nhảy ném bóng [4], [57], [59]

Trang 35

cơ to lên, diện tích mặt cắt ngang sinh lý của cơ bắp được tăng lớn, tính đàn hồi của cơ bắp được nâng cao

1.5.1.1 Huấn luyện sức mạnh tối đa

Phát huy sức mạnh tối đa chủ yếu quyết định ở 3 nhân tố: Tiềm lực, cơ bắp và kĩ thuật Nếu chỉ riêng về HL sức mạnh mà nói sự tăng trưởng sức mạnh tối đa, một là phải dựa vào sự cải thiện năng lực nhịp nhàng cơ bắp, tức là thông qua năng lực điều tiết và chi phối của hệ thần kinh trung ương đối với cơ bắp để động viên được càng nhiều đơn vị vận động tham gia làm việc, nâng cao mức độ đồng bộ hóa co duỗi của các sợi cơ, nâng cao tính nhịp nhàng của các nhóm cơ; Hai là thơng qua thể tích cơ bắp hoặc nâng cao trọng lượng cơ bắp để tăng thêm sức mạnh cơ bắp

Để phát triển sức mạnh tối đa thường thường sử dụng các bài tập có lực cản phụ trọng, nhân tố HL cơ bản bao gồm:

a/ Cường độ của LVĐ

Cường độ của LVĐ khi phát triển sức mạnh tối đa thường lấy trọng lượng phụ

(trọng lượng của dụng cụ tập luyện như trọng lượng tạ, ) làm thành chỉ tiêu Thông

thường sử dụng cường độ vận động bằng 2/3 trọng lượng tối đa có thể khắc phục được của cơ thể trở lên cho tới cực hạn, không được thấp hơn cường độ trung bình Cường độ vận động nhỏ thì số đơn vị tham gia vận động rất ít và thay đổi nhau làm việc; Khơng có lợi cho việc kích thích nhiều đơn vị vận động cùng lúc tham gia vận động

cùng lúc tham gia vận động; song, thành phần của các sợi cơ chậm (Miozin) trong cơ

bắp tham gia làm việc sẽ tăng lên, điều này khơng có lợi cho việc tăng trưởng sức mạnh tối đa [59]

b/ Khối lượng của LVĐ

Trang 36

Bảng 1.2: Cường độ, số lần lập lại của LVĐ và tác dụng Cường độ (%) Số lần lặp lại (lần) Tác dụng chủ yếu

95% trở lên 1 – 2 Nâng cao tính hưng phấn của hệ thống

thần kinh trung ương

85 – 95 2 – 4 Phát triển tính đàn hồi trong hoạt động

của cơ bắp

65 – 85 4 – 8 Nâng cao sức mạnh tốc độ

40 – 65 8 – 12 Thúc đẩy sự phì đại của cơ bắp

40% trở lên 12 lần trở lên Nâng cao sức mạnh bền

Số tổ của bài tập cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện.Việc xác định số tổ tập luyện cần phải có sự khác nhau, nên lấy mốc là là không làm giảm thấp số lần lặp lại của mỗi tổ tập luyện

Thời gian duy trì mỗi bài tập có thể căn cứ vào mục đích tập luyện để xem xét Nhưng nếu phát triển sức mạnh tối đa thơng qua việc cải thiện tính đàn hồi của cơ

c/ Phương thức động tác

Các phương pháp làm việc của cơ bắp mang tính động lực, tĩnh lực, bán tĩnh lực đều có thể dùng cho việc phát triển sức mạnh tối đa Ngồi ra, cịn sử dụng phương pháp dùng sức lặp lại liên tục, dùng sức nhanh gọn với cường độ tối đa, các bài tập cường độ cực hạn, bài tập dùng lực cực đoan và phương thức kích thích điện

HL sức mạnh tối đa yêu cầu LVĐ lớn hoặc LVĐ cực hạn, cơ thể phải chịu mức độ căng thẳng cao nên sắp xếp tập luyện thay đổi các nhóm cơ để cơ thể chịu đựng LVĐ lớn, bên cạnh làm cho sự mệt mỏi của cơ bắp được phục hồi nhanh hơn [4], [78]

1.5.1.2 Huấn luyện sức mạnh tốc độ

Sức mạnh tốc độ là hai nhân tố là sức mạnh và tốc độ tạo nên, khi VĐV hoàn thành một động tác nào đó, sức mạnh được dùng lớn có tốc độ nhanh sẽ biểu hiện ra sức mạnh tốc độ Bất kỳ một trong hai nhân tố tạo thành sức mạnh tốc độ là sức mạnh hoặc tốc độ được đều phát triển sẽ làm cho sức mạnh tốc độ được nâng cao Khi cả hai nhân tố sức mạnh và tốc độ cùng được phát triển thì sức mạnh tốc độ được nâng lên rất nhanh Khi tiến hành HL sức mạnh tốc độ cần phải xem xét tới các nhân tố sau:

Trang 37

Khi HL cường độ phải phù hợp Cường độ quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ động tác Nhưng trọng lượng quá nhỏ lại khó có thể thơng qua nhân tố sức mạnh tốc độ, nhìn chung sử dụng cường độ trung bình để tiến hành HL sức mạnh thì có thể phát triển hai nhân tố sức mạnh và tốc độ, đồng thời yêu cầu VĐV cố gắng bồi dưỡng cảm giác dùng lực tối đa và cảm giác tốc độ tối đa

b/ Khối lượng vận động

Số lần lặp lại bài tập sức mạnh tốc độ không được quá nhiều Nếu khi tập luyện tốc độ động tác giảm sút thì nên dừng tập Số tổ bài tập nên lấy tiêu chí làm cho VĐV hoàn thành bài tập tổ sau trong tình huống khơng làm giảm tốc độ động tác Nếu nghỉ thời gian quá dài sẽ làm thấp tính hưng phấn hệ thống thần kinh của VĐV, khơng có lợi cho lượt tập tiếp theo

c/ Phương thức động tác

Động tác cần cố gắng đảm bảo sự nhịp nhàng, sn sẻ Phương thức làm vệc của nó phần lớn là bài tập siêu đẳng trường, đây là bài tập trước tiên để cho cơ bắp làm việc ly tâm, sau đó làm việc hướng tâm Như vậy sức mạnh của nó được biểu hiện ra sẽ lớn hơn nhiều Ngồi ra bài tập siêu đẳng trường cịn có đặc điểm là tính phát lực đột ngột và tính có hưng phấn cao Khi sử dụng bài tập siêu đẳng trường lực sản sinh ra lớn hay nhỏ chủ yếu quyết định bởi tốc độ co cơ sau khi cơ bị kéo dài khi co cơ ly tâm và co cơ hướng tâm Bởi vậy, khi tiến hành tập luyện siêu đẳng trường cần chú ý hoàn thành tốc độ động tác nhanh, đồng thời duy trì sức tập trung chú ý và tính hưng phấn cao Sức mạnh bột phát là hình thức biểu hiện chủ yếu bởi sức mạnh tốc độ Khi phát triển sức mạnh bột phát nên nên đồng thời chú ý cả hai yếu tố là sức mạnh và tốc độ Khi HL sức mạnh bộc phát nên xem xét tới các nhân tố sau:

- Cường độ vận động

Trang 38

Trọng lượng phụ tải lớn hơn hay nhỏ cịn có quan hệ với số lượng cơ bắp tham gia làm việc; Nếu như cục bộ cơ bắp hoặc các nhóm cơ nhỏ tham gia làm việc thì trọng lượng phụ tải nhỏ hơn một chút Còn nếu cơ bắp toàn thân hoặc các nhóm cơ tham gia làm việc thì trọng lượng phụ tải nên lớn một chút Nhưng khi dùng trọng lượng phụ tải để tiến hành tập luyện thì khi tốc độ động tác giảm chậm hoặc biến hình sẽ phải giảm nhẹ trọng lượng phụ tải hoặc dừng tập luyện

- Khối LVĐ

Số lần và số tổ lặp lại của các bài tập phát triển sức mạnh bột phát nên lấy tiêu chí là khơng làm giảm thấp tốc độ động tác và tính hưng phấn của hệ thống thần kinh làm chuẩn mực Thời gian duy trì bài tập phát triển sức mạnh bột phát không nên quá dài, VĐV nên dùng tần số cực hạn hoặc tiếp cận cực hạn; Nếu như mục đích là để nâng cao tốc độ động tác thì tần số cực hạn để hồn thành bài tập Thời gian và số tổ tập luyện của mỗi bài tập đều nên khống chế một cách thỏa đáng Thời gian nghỉ giữa tổ nên lấy sự hồi phục năng lực làm việc của VĐV làm thành nguyên tắc, nhưng lại không được quá dài để tránh cho sự giảm sút rõ rệt tính hưng phấn mà ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện của các tổ sau Trong thời gian nghỉ giữa có thể sắp xếp một số hoạt động nhẹ thúc đẩy sự hồi phục của VĐV

- Yêu cầu động tác

Quan trọng nhất là phải tiến hành phương pháp phát lực đột ngột của động tác Mặt khác cố gắng hết mức vận động với tốc độ vận động của bài tập tức là dùng thời gian ngắn nhất, dùng sức mạnh lớn nhất để hồn thành động tác

Trong các mơn thể thao mang tính khơng có chu kỳ thì sức mạnh bột phát là nhân tố quan trọng để VĐV đạt thành tích xuất sắc Việc nâng cao sức mạnh bột phát dựa vào sự phát triển của sức mạnh tối đa, vì vậy mà bất cứ phương pháp phát triển sức mạnh tối đa nào đều có thể thích hợp sử dụng để tập luyện phát triển sức mạnh bột phát nhưng trên nguyên tắc thời gian duy trì bài tập khơng được q dài [4], [78]

1.5.1.3 Huấn luyện sức mạnh bền

Trang 39

Nhân tố quyết định của sức mạnh bền bao gồm: Năng lực chức năng bảo đảm tiêu hao oxy của cơ bắp và sự vận chuyển oxy của hệ thống tuần hồn, máu, hơ hấp, năng lực sử dụng oxy có hiệu quả ở cơ bắp của người tập luyện năng lực sản sinh năng lượng của cơ chế gluco phân và năng lực ý chí khắc phục mệt mỏi của VĐV Căn cứ vào phương thức làm việc của cơ bắp, sức mạnh bền lại chia ra là sức mạnh bền động lực và sức mạnh bền tĩnh lực Tập luyện sức mạnh bền mang tính tĩnh lực sẽ làm cho độ căng thẳng của cơ bắp dần dần giảm thấp, còn tập luyện sức mạnh bền mang tính động lực có tác dụng tăng thải loại mệt mỏi Những nhân tố HL cần phải xem xét khi phát triển sức mạnh bền là:

a/ Cường độ vận động

Sức mạnh bền không giống với sức bền nói chung, trong HL càng không thể dùng các bài tập sức bền chung để thay thế cho các bài tập sức mạnh bền Về việc sắp xếp cường độ vận động không thể tách rời khỏi yêu cầu thể thao chuyên môn, bảo đảm thời gian tập luyện vừa có trọng lượng phụ nhất định lại vừa có thời gian duy trì bài

tập tương ứng (tương đối dài)

b/ Khối lượng vận động

Số lần lặp lại của bài tập sức mạnh bền do trọng lượng của phụ tải khác nhau mà có sự khác nhau, nhưng nói chung nên hồn thành số lần lặp lại cực hạn Số tổ tập luyện có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của VĐV mà quyết định, song không nên quá nhiều Thời gian nghỉ giữa các tổ phải thỏa đáng Nếu như thời gian mỗi bài tập tương đối ngắn, đồng thời càng đạt được mục đích tích lũy mệt mỏi sau mỗi bài tập thì nên tiến hành tập luyện tổ sau vào lúc năng lượng làm việc của cơ thể chưa được hồi phục Nếu thời gian duy trì bài tập tương đối dài mà VĐV đã tương đối mệt thì thời gian nghỉ giữa các tổ có thể kéo dài một chút Nếu như dùng nhịp tim để khống chế và điều khiển thời gian nghỉ giữa thì khi nhịp tim hồi phục đến mức 110-120 lần/phút có thể tiến hành tổ bài tập sau

c/ Phương thức động tác

Trang 40

đủ biên độ Khi sử dụng bài tập tĩnh lực nên tránh nín thở

HL sức mạnh bền không chỉ dựa vào việc nâng cao sức mạnh cho VĐV mà cịn phải thơng qua việc cải thiện chức năng của hệ thống tuần hoàn máu và hệ thống hô hấp để phát triển sức mạnh bền Do vậy, sắp xếp HL cần phải dựa vào chức năng của hệ thống tuần hồn, hơ hấp của VĐV [4], [57],[78]

* Huấn luyện sức bật

Một số phương pháp phát triển sức bật có thể nói rằng là sức bật là một trong các cách biểu hiện của sức nhanh và cũng được gọi là sức mạnh bột phát của vận động viên (VĐV) Nó giúp cho VĐV sau khi giậm nhảy rời khỏi điểm tựa thì bay cao lên

(trong bật, nhảy cao tại chỗ hoặc có đà và nhảy sào) hoặc về phía trước – lên cao (trong nhảy xa và nhảy ba bước) Để giậm nhảy, trước hết phải khuỵu gối chân dậm, sau đó là dùng sức của các cơ ở chân để duỗi thẳng khớp gối…(và các khớp hông, cổ

chân…) Việc duỗi các khớp trên càng nhanh, càng mạnh thì hiệu quả bật nhảy càng

lớn (có nghĩa là bật hoặc nhảy được càng cao càng xa) Muốn vậy, động tác gấp gối

chân dậm cũng phải thực hiện nhanh, mạnh Việc tăng lực và tốc độ khi gấp gối là để tăng sức mạnh giậm nhảy Chính do vậy cần thiết phải chạy đà, phải chạy đà với tốc độ hợp lý trong nhảy cao và với tốc độ tối đa khi nhảy xa Để bật nhảy hoặc nhảy cao, xa cịn có một yếu tố cũng không kém phần quan trọng khác – về sức mạnh cơ bắp, về lực học, về kỹ thuật…nhưng xin khơng đi sâu về các vấn đề đó Trong thực tế tập huấn người ta đã sử dụng nhiều bài tập để phát triển sức bật Việc tập luyện đó chỉ có hiệu quả khi nắm vững một số nguyên tắc:

- Về tính đàn hồi của cơ bắp: khi cơ bị kéo căng thì xuất hiện lực co lại; như một phản ứng khi bị kéo căng

- Phải sử dụng thêm trọng vật khi tập phát triển sức bật

- Phải chú ý tới các góc độ và biên độ của động tác, gần với các yêu cầu trong thi đấu

- Phải tập trung chú ý tăng tốc độ khi giậm nhảy hoặc bắt đầu duỗi khớp gối

- Khi tập lặp lại (trong từng bài tập hay trong từng nhóm bài tập) khơng được

giảm tốc độ thực hiện động tác cho dù có mệt mỏi

Ngày đăng: 05/07/2023, 17:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w