1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ nghiên cứu các yếu tố của kiểm soát nội bộ tác động tới hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp vận tải đường bộ việt nam

199 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

-

HOÀNG NGUYỆT QUYÊN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CỦA KIỂM SOÁT

NỘI BỘ TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

Trang 3

-

HOÀNG NGUYỆT QUYÊN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TỐN VÀ PHÂN TÍCH Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS TS TRẦN MẠNH DŨNG 2 PGS TS NGUYỄN QUANG HÀ

Trang 4

LỜI CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong nghiên cứu

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Nghiên cứu sinh

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Viện Đào tạo Sau Đại học, Ban lãnh đạo Viện Kế toán – Kiểm toán đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt q trình nghiên cứu

Tơi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường ĐH Nông – Lâm Bắc Giang, Khoa Kinh tế - Tài chính, Ban Lãnh đạo Khoa Kinh tế - Tài chính đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi để thực hiện nghiên cứu này

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS TS Trần Mạnh Dũng và PGS TS Nguyễn Quang Hà, người hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện cơng trình này

Tơi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới các nhà khoa học, bạn bè và đồng nghiệp đã có nhiều đóng góp q báu giúp tơi sửa chữa, bổ sung, hồn thiện đề tài này Tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Vụ Giao thông Vận tải, tới các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam, đặc biệt là Công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang, Công ty Timescom Hà Nội, và Công ty Cổ phần Xe khách Bắc Ninh … đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong q trình hồn thành nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời tri ân đặc biệt tới những người thân trong gia đình đã ln đồng hành, động viên, khích lệ, giúp đỡ tơi hồn thành luận án này

Tôi xin được trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Nghiên cứu sinh

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH x

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan nghiên cứu 3

1.2.1 Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ 3

1.2.2 Nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh 5

1.2.3 Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả kinh doanh 9

1.3 Khoảng trống và định hướng nghiên cứu 14

1.4 Mục tiêu nghiên cứu 15

1.5 Câu hỏi nghiên cứu 16

1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16

1.7 Phương pháp nghiên cứu 16

1.8 Đóng góp của đề tài 17

1.8.1 Đóng góp về lý luận 17

1.8.2 Đóng góp về thực tiễn 17

1.9 Kết cấu của đề tài 18

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 20

2.1 Bản chất kiểm soát nội bộ 20

2.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ 20

2.1.2 Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ 22

2.1.3 Các yếu tố của kiểm soát nội bộ 23

2.2 Bản chất về hiệu quả kinh doanh 30

2.2.1 Quan điểm về hiệu quả kinh doanh 30

Trang 7

2.3 Chính sách nhà nước 36

2.4 Lý thuyết nền tảng 37

2.4.1 Lý thuyết đại diện 37

2.4.2 Lý thuyết bất định của các tổ chức 38

2.4.3 Lý thuyết về tâm lý học xã hội của tổ chức 39

2.4.4 Lý thuyết thể chế 39

2.4.5 Lý thuyết các bên liên quan 40

2.5 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu 41

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 44

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45

3.1 Quy trình nghiên cứu 45

3.2 Nghiên cứu định tính 48

3.3 Nghiên cứu định lượng 48

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 53

4.1 Khái quát về các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam 55

4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 55

4.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam 60

4.2 Kết quả nghiên cứu định tính 64

4.2.1 Mơi trường kiểm sốt 65

4.2.2 Đánh giá rủi ro 67

4.2.3 Hoạt động kiểm soát 68

4.2.4 Thông tin và truyền thông 70

4.2.5 Giám sát 71

4.2.6 Chính sách nhà nước 71

4.2.7 Hiệu quả kinh doanh 72

4.3 Thiết lập các biến và thang đo 73

4.3.1 Thang đo của các yếu tố thuộc kiểm sốt nội bộ 73

4.3.2 Thang đo chính sách nhà nước 77

4.3.3 Thang đo hiệu quả kinh doanh 77

4.4 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 78

4.4.1 Tỷ lệ trả lời phiếu 78

Trang 8

4.4.3 Đặc điểm đối tượng khảo sát 79

4.5 Kết quả thống kê mô tả 81

4.5.1 Thống kê môi trường kiểm soát 81

4.5.2 Thống kê về đánh giá rủi ro 89

4.5.3 Thống kê về hoạt động kiểm sốt 91

4.5.4 Thống kê về thơng tin và truyền thông 95

4.5.6 Thống kê về giám sát 98

4.5.6 Thống kê về Chính sách nhà nước 99

4.5.7 Thống kê về hiệu quả kinh doanh 100

4.6 Đánh giá độ tin cậy các thang đo 101

4.6 Phân tích nhân tố khám phá 102

4.7 Phân tích tự tương quan, đa cộng tuyến 106

4.8 Phân tích hồi quy bội 107

4.8.1 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kiểm soát nội bộ đến hiệu quả kinh doanh 107

4.8.2 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kiểm soát nội bộ đến hiệu quả kinh doanh khi có biến “Chính sách nhà nước” 109

4.9 Thảo luận kết quả nghiên cứu 111

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 116

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 117

5.1 Kết luận 117

5.2 Khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu 118

5.2.1 Khuyến nghị với các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam 118

5.2.2 Khuyến nghị với các cơ quan Nhà nước 122

5.3 Hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo 123

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 124

KẾT LUẬN 126

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 127

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

AICPA American Institute of Certified

Public Accountants Hội kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ AMOS Analysis of Moment Structures Phân tích cấu trúc tuyến tính ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai

ANCOVA Analysis of Covariance Phân tích hiệp phương sai BASEL Basel Committee on Banking

supervision

Ủy ban Basel an toàn về hoạt động ngân hàng

BCTC Financial Statements Báo cáo tài chính CoBIT Control Objectives for Information

and related Technology

Khung kiểm sốt về cơng nghệ thơng tin

CoCo Criteria of Controls Khung kiểm soát nội bộ của Viện kế tốn viên cơng chứng Canada CFA Comfirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định COSO

Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission

Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính

CPA Certified Public Accoutant Chứng chỉ kế tốn viên cơng chứng

DN Enterprise Doanh nghiệp

DNVTĐB Doanh nghiệp vận tải đường bộ

EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

HTK Inventory Hàng tồn kho

HQKD Performance Hiệu quả kinh doanh

KSNB Internal Control Kiểm soát nội bộ

IFAC International Federation of

Accountants Liên đoàn Kế toán quốc tế

Trang 10

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

KMO Kaiser – Meyer – Olkin Measure of

Sampling Adequacy Chỉ số KMO

TNHH Limited TNHH

TSCĐ Fixed Assets Tài sản cố định

TSNH Current Assets Tài sản ngắn hạn

SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính SPSS Statistical Package for the Social

Sciences

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp nghiên cứu về KSNB tác động đến hiệu quả kinh doanh 12

Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam theo quy mô năm 2020 49

Bảng 3.2: Phân phối mẫu của các doanh nghiệp điều tra 50

Bảng 4.1: Số lượng DNVTĐB phân theo quy mô lao động giai đoạn 2016-2020 56

Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu tài chính của các DNVTĐB Việt Nam 58

Bảng 4.3: Chỉ tiêu số vòng quay TSCĐ của DNVTĐB Việt Nam 59

Bảng 4.4: Chỉ tiêu năng suất lao động của DNVTĐB Việt Nam 60

Bảng 4.5: Các chuyên gia tham gia phỏng vấn 65

Bảng 4.6: Thang đo các yếu tố kiểm soát nội bộ 73

Bảng 4.7: Thang đo chính sách nhà nước 77

Bảng 4.8: Thang đo Hiệu quả kinh doanh 78

Bảng 4.9: Thống kê mẫu quan sát 79

Bảng 4.10: Đặc điểm đối tượng khảo sát theo giới tính, vị trí cơng việc, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc 79

Bảng 4.11: Kết quả khảo sát về mơi trường kiểm sốt 87

Bảng 4.12: Kết quả khảo sát về đánh giá rủi ro 91

Bảng 4.13: Kết quả khảo sát về hoạt động kiểm soát 94

Bảng 4.14: Kết quả khảo sát về thông tin và truyền thông 97

Bảng 4.15 Kết quả khảo sát về giám sát 98

Bảng 4.16: Kết quả khảo sát về chính sách nhà nước 99

Bảng 4.17: Kết quả khảo sát về hiệu quả kinh doanh 101

Bảng 4.18: Thống kê độ tin cậy của các thang đo 102

Bảng 4.19: Ma trận xoay các nhân tố 103

Bảng 4.20: Tương quan Pearson 106

Bảng 4.21; Mơ hình tổng qt 108

Bảng 4.22: Phân tích phương sai mơ hình (ANOVA) 108

Bảng 4.23; Mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả kinh doanh 108

Bảng 4.24: Mơ hình sau khi có Chính sách nhà nước 109

Bảng 4.25: Phân tích phương sai mơ hình (ANOVA) 110

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất 43

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu 46

Sơ đồ 3.2: Các bước tiến hành nghiên cứu 47

Sơ đồ 4.1: Mơ hình tổ chức Công ty Cổ phần Xe khách Bắc Ninh 85

Sơ đồ 4.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xe khách Bắc Giang 86

Sơ đồ 4.3: Quy trình cơng nghệ của Cơng ty Cổ phần Xe khách Bắc Ninh 92

Hình 4.1: Số lượng các DNVTĐB (lớn, vừa và nhỏ) giai đoạn 2016-2020 57

Hình 4.2: Một số tỷ suất tài chính các doanh nghiệp nghiên cứu 58

Hình 4.3: Vịng quay TSCĐ của các DNVTĐB lớn, vừa & nhỏ 59

Trang 13

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Vận tải đường bộ là phương thức vận chuyển phổ biến nhất hiện nay và có vai trị, vị trí vơ cùng quan trọng đối với nước ta Phương thức vận tải này luôn chiếm khoảng 60%-70% (Niên giám thống kê 2020) trong các hình thức vận tải và xu thế vận tải này vẫn sẽ tiếp tục thống trị trong tương lai Hiện nay, vận tải hành khách bằng đường bộ chiếm khoảng 90% và vận tải hàng hóa bằng đường bộ chiếm khoảng 70%

Vận tải đường bộ là loại hình vận tải sử dụng các phương tiện di chuyển như ô tô, xe tải, xe container, rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo ơ tơ, để chun chở hàng

hóa, hành khách Số lượng doanh nghiệp vận tải đường bộ (xem Phụ lục 2), tính riêng

năm 2020 so với 2019 tăng 2.462 doanh nghiệp (tăng 9,49%) trong đó doanh nghiệp quy mô lớn tăng 55,49% (tương đương tăng 182 doanh nghiệp), doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tăng 9,73% (tương đương tăng 540 doanh nghiệp) và doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ tăng 8,67% (tương đương tăng 1.740 doanh nghiệp) Sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện vận chuyển cùng với tác động của đại dịch Covid 19 trên toàn cầu và diễn ra tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020, đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Theo báo cáo từ Tổng Cục đường bộ, từ Hiệp hội các doanh nghiệp vận tải đường bộ, các doanh nghiệp vận tải đường bộ không có sự đột phá về quy mơ, ngành nghề kinh doanh và đổi mới phương tiện…Nhiều doanh nghiệp phải chuyển đổi hình thức sở hữu, thu hẹp sản xuất, hoạt động kinh doanh cầm chừng, sản xuất không ổn định hoặc giải thể

Trang 14

Rủi ro về dịch bệnh: các đợt giãn cách xã hội do dịch Covid 19 khiến nhu cầu đi lại giảm đột biến đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVTĐB Nhu cầu vận tải và du lịch bị sụt giảm ngay cả khi dịch đã được khống chế cũng khiến cho doanh thu của DNVTĐB giảm rất mạnh

Rủi ro về chi phí giá thành vận tải: các chi phí đầu vào tăng liên tục, như chi phí xăng dầu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu (tăng 35%-45% tùy thuộc từng loại xe), chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí lương trả cho lái xe tăng từ 20%-30%, các khoản nộp bảo hiểm, chi phí vé cầu đường, các chi phí do các điều kiện kinh doanh mới (điều kiện mới trong kinh doanh vận tải) Chi phí khấu hao TSCĐ là khá lớn, do DN phải đầu tư xe ban đầu lớn, luôn phải cạnh tranh về chất lượng xe, do hao mịn vơ hình, hữu hình của xe cũng khá nhanh, dẫn đến khả năng không thu hồi vốn là rất cao nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không mang lại hiệu quả Đây là rủi ro rất lớn khiến nhiều DNVTĐB hoạt động cầm chừng thậm chí khơng có lãi và phá sản

Rủi ro về chất lượng nguồn nhân lực: nguồn nhân lực của doanh nghiệp vận tải đường bộ còn hạn chế về trình độ nghiệp vụ chun mơn, thiếu kinh nghiệm do sự trẻ hóa nhân lực… khơng theo kịp u cầu của xã hội và các điều kiện kinh doanh, cho nên cịn khó khăn trong xây dựng chất lượng dịch vụ và tạo lập uy tín với các đối tác,khách hàng…

Rủi ro về thị phần: Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các đơn vị kinh doanh vận tải, xuất hiện rất nhiều loại hình kinh doanh vận tải, thậm chí là cạnh tranh không lành mạnh trên các luồng tuyến vận tải làm cho hệ số lợi nhuận sụt giảm nhanh, thậm chí lỗ Nhiều xe cá nhân xuất hiện nên nhu cầu vận tải cũng giảm sút

Rủi ro về chính sách: Nhiều chính sách của Nhà nước có sự thay đổi (các Luật, Nghị định, thông tư…) mà DN không kịp thời nắm bắt, điều chỉnh theo sẽ làm cho các hoạt động kinh doanh bị xáo trộn, phát sinh chi phí và mất đi cơ hội trong kinh doanh

Trang 15

KSNB là một trong những lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm và ứng dụng KSNB khá nhiều trong các đơn vị cụ thể, trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau Các nghiên cứu về KSNB, về HQKD, doanh nghiệp vận tải đường bộ (hành khách, hàng hóa) ở các lĩnh vực khác nhau có thể kể tới như: Whittington & Pany (2001), Mawanda (2008), Enwelum (2013), Schneider và Church (2008), Kaplan (2008), SSuuna (2008), Jokipii (2010), Mwaki & cộng sự (2014), Shafawaty & cộng sự (2016), Kinywa (2016), Võ Thu Phụng (2016), Harp và Barnes (2018), Phạm Thị Thanh Loan (2020), Yang và cộng sự (2020)… Các nghiên cứu trước đây hầu hết dựa trên báo cáo COSO để đánh giá thực trạng KSNB bằng phương pháp thống kê mô tả để đưa ra các giải pháp hoàn thiện KSNB tại các đơn vị này Gần đây, các nghiên cứu mở rộng sang phân tích KSNB trên các hướng tiếp cận khác nhau từ hướng quản trị, hướng ứng dụng công nghệ thông tin, hướng đánh giá rủi ro dựa trên các thang đo và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khác nhau Tiếp cận KSNB theo hướng đánh giá rủi ro là hướng tiếp cận mới và còn nhiều khoảng trống cho các thang đo, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khác nhau trong các bối cảnh khác nhau và các phương pháp nghiên cứu khác nhau Từ khoảng trống đó, tác giả đã lựa chọn kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng để đo lường các yếu tố KSNB theo quan điểm COSO 2013 tác động tới hiệu quả kinh doanh (các chỉ tiêu ROA, ROS, ROE, số vòng quay TSCĐ, năng suất lao động) của các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam trên cơ sở kiểm soát các rủi ro nhằm đưa ra các khuyến nghị thích hợp giúp các DNVTĐB hồn thiện KSNB và nâng cao HQKD

Thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố của kiểm soát nội bộ tác động tới hiệu

quả kinh doanh tại các doanh nghiệp vận tải đường bộ Việt Nam”, tác giả kỳ vọng sẽ có những đóng góp mới có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong các DNVTĐB ở Việt Nam nhằm hồn thiện kiểm sốt nội bộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

1.2 Tổng quan nghiên cứu

1.2.1 Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ

Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều các nghiên cứu về KSNB Theo Moeller

(2009, tr 24), KSNB là một quá trình được thiết kế bởi nhà quản lý và áp dụng trong

Trang 16

chương trình của đơn vị; Đảm bảo tính chính trực và giá trị đạo đức Moeller phát triển thêm lý luận của COSO và bổ sung thêm một số mục tiêu của KSNB cần đạt được là đảm bảo tính chính trực và các giá trị đạo đức Mwindi (2008) cho rằng KSNB là các quy trình được thiết kế và thực hiện bởi sự quản lý và các nhân viên khác để cung cấp sự bảo đảm hợp lý nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả, hiệu năng hoạt động và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành

Theo COSO (2013), KSNB được hiểu là quá trình do hội đồng quản trị của

một đơn vị, giám đốc, quản lý và nhân viên khác, được thiết kế để cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu: Hiệu quả và hiệu năng hoạt động, độ tin cậy của báo cáo tài chính, tuân thủ quy phạm pháp luật và các quy định. Khung COSO (2013) xác định 5 thành phần của KSNB bao gồm: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng; giám sát KSNB hữu hiệu sẽ cung cấp sự đảm bảo hợp lý để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra Khung COSO (2013) cũng cho rằng hoạt động KSNB được thiết lập đúng cách sẽ giúp tăng cường các chức năng của nhà quản lý KSNB được đặt ra nhằm đảm bảo sự an toàn cho tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, tránh gian lận có thể xảy ra

Theo Feng và cộng sự (2009), chất lượng của KSNB có ảnh hưởng khá lớn đến độ chính xác của các quy định được thiết lập bởi các nhà quản lý Các DN thiết lập KSNB không hiệu quả sẽ xảy ra nhiều lỗi về quản lý hơn các DN thiết lập KSNB hiệu quả Schneider và Church (2008) trong nghiên cứu của họ đã tuyên bố rằng, hiệu quả KSNB là yếu tố tác động cơ bản đối với thu nhập Trong cùng một điều kiện, KSNB hiệu quả có vai trị thiết yếu trong sự thành công của công ty (Jokipii, 2010)

Kaplan (2008) cho rằng KSNB là một quá trình được thực hiện bởi Hội đồng quản trị, nhà quản lý, các nhân viên trong đơn vị nhằm đảm bảo sự hợp lý cho các mục tiêu được thực hiện về tính hiệu quả của hoạt động và độ tin cậy của báo cáo tài chính, tuân thủ các quy định và bảo vệ danh tiếng cho đơn vị KSNB có hiệu lực hoạt động khi các quy trình cụ thể được vận hành bởi các nhà quản lý dưới dạng các kế hoạch, phân công nhiệm vụ trách nhiệm, kiểm soát các tài liệu, bảo vệ tài sản, năng lực của nhân viên, ghi chép, lưu trữ hồ sơ, giám sát ủy quyền và phê chuẩn, kiểm tra định kỳ và thường xuyên

Hồ Tuấn Vũ (2016) với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hữu hiệu của hệ

Trang 17

độ tác động, thứ tự ảnh hưởng và tác động của các nhân tố Trên cơ sở đó, tác giả đề ra các giải pháp, điều kiện thực hiện chúng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nhân tố ảnh hưởng gồm: “mơi trường kiểm sốt; đánh giá rủi ro; hệ thống thông tin và

truyền thông; hoạt động kiểm sốt; giám sát; thể chế chính trị; lợi ích nhóm”. Sử dụng bảng hỏi điều tra tại ba thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tác giả phân tích và đưa ra định hướng cho các giải pháp về việc tạo dựng mơi trường kiểm sốt trong đó nhấn mạnh yếu tố đạo đức kinh doanh; quy trình đánh giá rủi ro linh hoạt để ứng phó kịp thời với các rủi ro; tăng cường sự minh bạch cho các thông tin; tăng cường các hoạt động kiểm sốt, giám sát và hồn thiện thể chế chính trị cũng như kiểm sốt được lợi ích nhóm Luận án này được tiếp cận trên góc độ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu hệ thống KSNB

Nguyễn Hoàng Phương Thanh (2019) với cơng trình“Nghiên cứu ảnh hưởng

của những yếu tố kiểm soát nội bộ tới chất lượng giáo dục đại học của các trường đại học ngồi cơng lập ở Việt Nam” phân tích ảnh hưởng của những nhân tố KSNB tới chất lượng giáo dục đại học của các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam Các yếu tố KSNB theo quan điểm COSO 2013 gồm 5 thành phần Thông qua kiểm định mơ hình, phân tích hồi quy nhằm đánh giá mức độ và thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố KSNB tới chất lượng giáo dục đại học của các trường đại học ngồi cơng lập tại Việt Nam

Như vậy, có thể thấy rằng, các nghiên cứu trên đã nghiên cứu rất nhiều về KSNB và điều đó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho tác giả nghiên cứu các thành phần của KSNB tác động tới HQKD của doanh nghiệp

1.2.2 Nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là thước đo các chính sách, các hoạt động của DN bằng tiền (thơng qua chỉ tiêu tài chính) và các chỉ tiêu phi tài chính Theo Minshkin (2007), hiệu quả tài chính của DN được đo lường bằng chỉ tiêu tỷ suất đầu tư ROI, tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA, giá trị gia tăng, doanh thu Theo Cochran và cộng sự (1985); Hart và Ahuja (1996); Liargovas và Skandalis (2008); Almajali và cộng sự (2012), hiệu quả hoạt động được đo bằng các chỉ tiêu tài chính như lợi nhuận, doanh thu đạt được, tính thanh khoản và các chỉ tiêu ROA (tỷ suất sinh lời trên tài sản), ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu), ROS (tỷ suất sinh lời trên doanh thu), Tobin’s Q…

Trang 18

khác biệt của dịch vụ vận tải Mặc dù vậy, nhóm tác giả chưa nêu rõ mơ hình để đánh giá giá trị thương hiệu của DN vận tải

Cheng và cộng sự (2010) xử lý bằng công cụ excel các số liệu về các DN ở Đài Loan không bao gồm ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm từ năm 2001-2008 Họ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN Thơng qua mơ hình phân tích các tác giả nghiên cứu chỉ tiêu ROA, Tobin’s Q Các biến độc lập sự độc lập của HĐQT, tỉ lệ sở hữu của Nhà quản lý của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khốn Đài Loan có tác động thuận chiều, và quy mơ HĐQT có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của đơn vị

Rodier (2012) xác định hiệu quả của DN vận tải theo 4 tiêu chí: khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải, sử dụng năng lượng, hiệu quả kinh tế, hiệu quả mơi trường Trên cơ sở đó hoạch định chính sách phát triển, đổi mới chiến lược kinh doanh cho các DN vận tải Dù vậy, mơ hình chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng của thị trường

Một số tác giả khác nghiên cứu về chi phí để vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ như: Knutsson (2008) cho rằng nhu cầu vận chuyển hiệu quả và chi phí thấp gia tăng là tất yếu của xu thế hiện nay Gerard & cộng sự (2010) xem xét tác động của độ co dãn giá cả với các yếu tố trong vận tải hàng hóa bằng đường bộ như giá nhiên liệu, giá vận chuyển mỗi kilomet và giá vận chuyển của mỗi tấn hàng Wiecek và Lorene (2014) đã tìm hiểu về tác động của vận tải hàng hóa bằng đường bộ giữa chi phí và các vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, quá trình phân phối hàng hóa kém hiệu quả Từ đó, chú trọng hơn nữa công nghệ thông tin trong việc xử lý dữ liệu, kết nối với nhiều tổ chức, cá nhân một cách hệ thống hơn

Trang 19

Phạm Xuân Kiên (2011) với đề tài “Phân tích tài chính trong các doanh nghiệp

giao thơng đường bộ Việt Nam” đã sử dụng so sánh, phân tích tỷ lệ, phân tích thống kê…để phân tích ROA, ROE và mơ hình Dupont trong phân tích tài chính ở các doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam Tác giả nghiên cứu trong bối cảnh các DN giao thông đường bộ ở Việt Nam đã cổ phần hóa gồm 7 cơng ty Qua đó, tác giả nêu ra các giải pháp phân tích tài chính trong các DN giao thơng đường bộ Việt Nam được hoàn thiện hơn

Đoàn Ngọc Phúc (2014) với đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam” đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Bảng câu hỏi điều tra gồm 19 câu hỏi được điều tra khảo sát ở 217 doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam Sử dụng phần mềm Stata 12 để phân tích các biến số đo lường hiệu quả HĐKD như “ROA, ROE, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, số năm cổ phần hóa, số lượng thành viên Hội đồng quản trị, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngồi ” Với chín biến quan sát, tác giả sử dụng mơ hình SEM để đánh giá độ tin cậy các thang đo, phân tích các nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định Qua đó, tác giả nêu lên các khuyến nghị cho các nhà quản lý DN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sau cổ phần hóa Hạn chế của đề tài là chưa nghiên cứu hiệu quả hoạt động về mặt xã hội hay chưa nghiên cứu các chỉ tiêu phi tài chính trong đánh giá hiệu quả HĐKD của đơn vị

Nguyễn Ngọc Tiến (2015) với cơng trình “Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân

tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định”, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD bằng phân tích ANOVA, phân tích nhân tố khám phá EFA, Dữ liệu mẫu được dùng là 103 với bối cảnh là các DN kinh doanh du lịch tại tỉnh Bình Định Từ mơ hình phân tích, tác giả nêu các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích hoạt động tại các DN này

Nguyễn Việt Thắng (2017) với đề tài “Nghiên cứu đánh giá doanh nghiệp vận

Trang 20

môi trường) các tiêu chí khác (chất lượng dịch vụ vận tải, năng lực liên kết kết nối, thị trường của doanh nghiệp, an tồn vệ sinh, lao động) Các tiêu chí đánh giá đưa ra rất rộng, toàn diện, tuy nhiên, luận án chưa áp dụng mơ hình định lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng, và mối quan hệ tác động giữa chúng

Hoàng Quốc Mậu (2017) với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vật liệu nổ Việt Nam” đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng kết hợp trịn nghiên cứu Với đặc thù của ngành vật liệu nổ Việt Nam gồm có 8 DN và tác giả có thâm niên cơng tác trong ngành là 20 năm Do vậy, rất thuận lợi cho nghiên cứu, tác giả triển khai 3 mẫu phiếu điều tra với 120 cán bộ quản lý Nhà nước, giám đốc DN vật liệu nổ (8) và giám đốc doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ (3) Luận án chủ yếu xử lý số liệu phân tích trên phần mềm excel, chưa sử dụng mơ hình để phân tích nhân tố tác động tới HQKD của các DN vật liệu nổ ở Việt Nam

PhạmThị Thanh Hương (2017) với đề tài “Ảnh hưởng của đa dạng hóa tới hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam” Tác giả nghiên cứu điển hình ở hai lĩnh vực thương mại dịch vụ là cơng ty cổ phần tập đồn Mai Linh và lĩnh vực sản xuất là công ty cổ phần tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai về ảnh hưởng của đa dạng hóa tới HQKD Sau khi nghiên cứu tình huống, tác giả chọn 565 DN cổ phần đã niêm yết (2010-2014) tại Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để phân tích Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 và STATA 12 để phân tích Anova và Ancova Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu chỉ tiêu HQKD thông qua ROA, ROE nên tính khách quan và tính tồn diện chưa cao

Hà Thị Việt Châu (2017) thực hiện “Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích

hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam” Tác giả đã nghiên cứu đầy đủ cả các nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính trong phân tích HQKD Kiểm định mơ hình bằng phần mềm SPSS để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm chỉ tiêu HQKD tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa Việt Nam

Đặng Thị Thu Hà (2019) với nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân

Trang 21

động của các nhân tố chất lượng dịch vụ, tính linh hoạt, sử dụng nguồn lực, sự đổi mới, đến hiệu quả tài chính Từ đó, tác giả đề ra các khuyến nghị cho từng yếu tố để nâng cao hiệu quả tài chính cho các DN kinh doanh khách sạn Việt Nam Mặc dù vậy, tác giả chưa đề cập tới các yếu tố phi tài chính ngồi doanh nghiệp mà chỉ nghiên cứu các nhân tố trong phạm vi doanh nghiệp và cũng giới hạn nghiên cứu ở các khách sạn 3 – 5 sao

Diệp Tố Uyên (2019) với đề tài “Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu

quả hoạt động của các doanh nghiệp giấy Việt Nam”. Tác giả đã khảo sát 206 DN, với 34 chỉ tiêu trong 4 nhóm: hiệu quả hoạt động cung cấp đầu vào, hiệu quả hoạt động sản xuất, hiệu quả hoạt động tiêu thụ đầu ra, hiệu quả hoạt động tổng thể Trên cơ sở đó phân tích hồi quy, đánh giá tác động của các nhóm hiệu quả tới hiệu quả chung của tồn doanh nghiệp

Tóm lại, các chỉ tiêu hiệu quả HĐKD (gồm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu

phi tài chính) cũng như các chỉ tiêu hiệu quả tài chính đều đã được nghiên cứu tại các địa bàn khác nhau Điều này hỗ trợ rất tốt trong việc nghiên cứu HQKD với các nhóm chỉ tiêu phù hợp cho đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực nghiên cứu

1.2.3 Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả kinh doanh

Đã có hàng loạt các nghiên cứu trên thế giới về KSNB tác động đến HQKD Các nghiên cứu về đặc điểm chung của các DN có KSNB yếu kém và ảnh hưởng của chúng đến giá trị DN, như nghiên cứu của Ge và McVay (2005), Doyle (2005), Ashbough và cộng sự (2006), Hammersley (2007) Nghiên cứu tác động của từng nhân tố KSNB đến tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động, như nghiên cứu của Hooks và cộng sự (1994), Lannoye (1999), Whitington & Pany (2001), SSuuna (2008), Abraham (2013), Enwelum (2013), Mwaki và cộng sự (2014), Shafawaty và cộng sự (2016) …

Whitington & Pany (2001) với nghiên cứu “Tác động của hoạt động kiểm soát

nội bộ đối với hoạt động tài chính của các cơ sở giáo dục đại học ở Nigeria”; sử dụng bảng câu hỏi và phương pháp lấy mẫu phân tầng để thu thập dữ liệu Dữ liệu được phân tích bằng cách phương pháp thống kê mơ tả, tính hệ số tương quan và điểm số z Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có mối quan hệ đáng kể nào giữa hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động tài chính

SSuuna (2008) với đề tài “Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ và hiệu quả tài

Trang 22

phịng ban, đồng thời phân tích Cronbach’s Alpha để đánh giá độ vững trãi của thang đo, sử dụng phần mềm SPSS đo lường các nhân tố KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính Kết quả chỉ ra các yếu tố của KSNB: mơi trường kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ, các hoạt động kiểm sốt có tác động thuận chiều tới hiệu quả tài chính của trường đại học KSNB phù hợp sẽ nâng cao được hiệu quả tài chính, tăng cường độ tin cậy của các báo cáo cũng như trách nhiệm của nhà quản lý Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cùng được sử dụng kết hợp trong nghiên cứu này

Abraham (2013) với đề tài “Kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của các tổ

chức phi chính phủ - trường hợp ngành khoa học quản lý y tế ở Sudan” đã thực hiện chọn mẫu 70 người để phỏng vấn trong đó có 60 người trả lời - nghiên cứu trường hợp ngành khoa học quản lý y tế ở Sudan Nghiên cứu ảnh hưởng giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, tức là giữa KSNB với thủ tục của tổ chức phi chính phủ nhằm đánh giá KSNB trên cơ sở các thủ tục, quy định về kế tốn, tài chính cần được tăng cường, các thủ tục thanh tốn phù hợp, chính sách mua sắm hiệu quả, kiểm tra, kiểm toán định kỳ và kiểm soát ngân sách các khoản chi phí cung cấp dịch vụ tốt hơn cũng như việc đào tạo nhân viên và giám sát chặt chẽ Mơ hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng được áp dụng trên phần mềm SPSS 11

Enwelum (2013) với nghiên cứu “KSNB tác động đến hiệu quả tài chính tại

các ngân hàng thương mại ở Nigeria”. Tổng thể có 24 ngân hàng thương mại trong 5 năm (2008-2012) được chọn nghiên cứu Tác giả sử dụng phần mềm Excel và SPSS 18 để đánh giá các nhân tố tác động Ở đây, tác giả nghiên cứu tác động của hiệu quả KSNB đến hiệu quả tài chính trước và sau khi có sự can thiệp của Ngân hàng thương mại trung tâm (CBN – Central Bank Nigerian) và đưa ra kết luận về việc có tác động và mức tác động khơng giống nhau của ICE, của hiệu quả tài chính trước và sau khi CBN

Mwaki và cộng sự (2014) thực hiện “Ảnh hưởng của KSNB đối với hiệu quả tài chính của các cơng ty mía ở Kenya” Tác giả đã nêu lên các yếu tố KSNB: “mơi trường kiểm sốt, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin, các hoạt động kiểm sốt” có tác động tích cực tới hiệu quả tài chính tại các cơng ty mía ở Kenya

Shafawaty và cộng sự (2016) nghiên cứu về “Ảnh hưởng của hệ thống KSNB

tới khả năng sinh lợi của Hợp tác xã: trường hợp ở Koperasi ABC Berhad, Malaysia”

Trang 23

và KSNB hoạt động hữu hiệu sẽ tăng lợi nhuận cho hợp tác xã Trên cơ sở đó, tác giả

nêu ra các cách thức để quản trị hợp tác xã hiệu quả hơn

Kinyua (2016) nghiên cứu “Tác động của KSNB tới hiệu quả tài chính ở các

công ty cổ phần niêm yết ở Nairobi” Bảng câu hỏi được gửi đến 38 doanh nghiệp với tỷ lệ trả lời là 79,8% Nghiên cứu các yếu tố (mơi trường kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, quản trị doanh nghiệp, chính sách của Chính phủ) tới hiệu quả tài chính (như Lợi nhuận, ROA, ROE, EPS) Từ đó, đánh giá mức tác động của từng nhân tố tới hiệu quả tài chính Thơng qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính để ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc (hiệu quả tài chính) và các biến độc lập Kiểm định mơ hình bằng phần mềm SPSS 16 Kiểm định Chi - bình phương, phân tích phương sai (ANOVA), thống kê z và F Sử dụng ma trận Pearson để kiểm tra tính tương quan chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập

Chu Thị Thu Thủy (2016) với đề tài “Tổ chức kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất

với việc nâng cao hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” Tác giả nghiên cứu các thành phần của KSNB tác động tới hiệu quả tài chính trong các DN nhỏ và vừa Việt Nam Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tác giả nghiên cứu là ROA, ROS, ROE, lợi nhuận Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được kết hợp sử dụng để nghiên cứu đề tài Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi DN nhỏ và vừa, các DN lớn chưa được nghiên cứu

Võ Thu Phụng (2016) với nghiên cứu “Tác động của nhân tố cấu hình hệ thống

kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của tập đoàn điện lực Việt Nam” cũng đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (sử dụng phần mềm SPSS 16) với 5 biến độc lập là các yếu tố cấu thành của KSNB (theo mô hình COSO, 1992) Từ đó xem xét, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tích cực hay khơng tích cực, mức độ tác động tới hiệu quả hoạt động của tập đoàn điện lực Việt Nam (ROA, ROE, lợi nhuận và chênh lệch giữa kết quả đầu ra với chi phí đầu vào) và đề ra một số khuyến nghị Nghiên cứu chưa đề cập về các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động về mặt xã hội

Trang 24

của Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2018 Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích hồi quy đa tuyến tính, cho thấy chất lượng của kiểm sốt nội bộ có tác động tích cực đáng kể đến hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường và hoạt động tài chính của doanh nghiệp từ đó, giúp các công ty chủ động thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, tăng cường năng lực quản lý môi trường nội bộ và nâng cao giá trị doanh nghiệp Đồng thời, nó cũng tạo cơ sở để chính phủ ban hành các chính sách bảo vệ mơi trường liên quan, tăng cường hướng dẫn xây dựng kiểm soát nội bộ doanh nghiệp và khuyến khích các tổ chức bên thứ ba đánh giá hiệu quả của kiểm soát nội bộ doanh nghiệp

Phan Thị Thanh Loan (2020) với đề tài “Tác động của kiểm soát nội bộ tới hiệu

quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết” Từ thực trạng nghiên cứu các rủi ro của ngành chế biến thực phẩm có ảnh hưởng tới KSNB, tác giả phân tích thực trạng KSNB, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các DN này Từ đó, đi sâu nghiên cứu sự tác động của 5 nhân tố KSNB theo quan điểm COSO tới hiệu quả hoạt động của toàn bộ các DN chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm 41 DN Sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để kiểm định mơ hình các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính Phân tích cronbac alpha, kiểm định pearson được sử dụng Hiệu quả tài chính được tác giả nghiên cứu gồm 2 nhóm chỉ tiêu Nhóm các chỉ tiêu tài chính (ROA, ROE) và nhóm các chỉ tiêu phi tài chính (khía cạnh cạnh tranh) Tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DN trong bối cảnh hiện nay Mặc dù vậy, hạn chế của đề tài là phạm vi nghiên cứu còn nhỏ, chỉ gồm 41 DN chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính chỉ giới hạn ở một vài chỉ tiêu chính mà cịn rất nhiều các chỉ tiêu khác chưa đề cập tới

Từ những nghiên cứu trước, tác giả tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu và được trình bày trong Bảng 1.1, dưới đây:

Bảng 1.1: Tổng hợp nghiên cứu về KSNB tác động đến hiệu quả kinh doanh Nguồn Đối tượng

nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập Phương pháp Kết quả Hồ Tuấn Vũ (2016) Một số ngân hàng thương mại Việt Nam có số vốn 3.500 tỷ đồng trở - Sự hữu hiêụ của HTKSNB - Mơi trường kiểm sốt,

Trang 25

Nguồn Đối tượng nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập Phương pháp Kết quả lên tại các thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng từ 2010 – 2015) truyền thông,

- Hoạt động kiểm sốt, -Giám sát, - Thể chế chính trị - Lợi ích nhóm định lượng tích cực đến biến phụ thuộc SSuuna (2008) Trường Đại học ở Uganda UMU - Hiệu quả tài chính

- Mơi trường kiểm sốt, - Kiểm toán nội bộ, - Các hoạt động kiểm sốt - Nghiên cứu định tính - Nghiên cứu định lượng Các biến độc lập có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc Enwelum (2013) Các ngân hàng thương mại ở Nigeria” Tổng thể có 24 ngân hàng trong 5 năm (2008-2012) - Hiệu quả

tài chính - Hiệu quả KSNB

- Nghiên cứu định lượng Các biến độc lập có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc Mwaki và cộng sự (2014) Các cơng ty mía ở Kenya (2009-2013) - Hiệu quả tài chính

- Mơi trường kiểm sốt, - Quy trình đánh giá rủi ro,

- Hệ thống thông tin, - Hoạt động kiểm soát

- Nghiên cứu định lượng Các biến độc lập có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc Shafawaty và cộng sự (2016) Hợp tác xã: trường hợp ở Koperasi ABC Berhad, Malaysia (2011-2015) - - - Nghiên cứu định tính KSNB hữu hiệu làm tăng lợi nhuận HTX Kinyua (2016) Các công ty cổ phần niêm yết ở Nairobi (38 DN) từ 2011-2016 Hiệu quả tài chính (Lợi nhuận, ROA, ROE, EPS) - Mơi trường kiểm soát,

Trang 26

Nguồn Đối tượng nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập Phương pháp Kết quả - Chính sách Chính phủ Chu Thị Thu Thủy (2016) Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (2011-2015) Hiệu quả tài chính (ROA, ROS, ROE, lợi nhuận)

- Mơi trường kiểm sốt, - Đánh giá rủi ro - Hoạt động kiểm soát - Thông tin truyền thông - Giám sát - Nghiên cứu định tính và định lượng Các biến độc lập có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc Võ Thu Phụng (2016) Tập đoàn điện lực Việt Nam (2011-2015) -Hiệu quả hoạt động (ROA, ROE, lợi nhuận và chênh lệch giữa kết quả và chi phí)

- Mơi trường kiểm soát, - Đánh giá rủi ro - Hoạt động kiểm sốt - Thơng tin truyền thơng - Giám sát - Nghiên cứu định tính và định lượng Các biến độc lập có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc Yang và cộng sự (2020) Các công ty niêm yết (gồm 2.326 công ty) trong ngành ô nhiễm nặng hạng A của Trung Quốc -Hiệu quả tài chính - Chất lượng KSNB - Đầu tư bảo vệ môi trường - Nghiên cứu định lượng Các biến độc lập có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc Phan Thị Thanh Loan (2020) Các DN chế biến thực phẩm niêm yết gồm 41 DN (2016-2018) -Hiệu quả tài chính (ROA, ROE, hiệu quả cạnh tranh)

- Mơi trường kiểm sốt - Đánh giá rủi ro - Hoạt động kiểm soát - Thông tin truyền thông - Giám sát - Nghiên cứu định lượng - Nghiên cứu định tính Các biến độc lập có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước

1.3 Khoảng trống và định hướng nghiên cứu

Trang 27

Thứ nhất, các cơng trình của các tác giả đã công bố tập trung vào các hướng nghiên cứu: nghiên cứu KSNB theo hướng quản trị, theo hướng ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán và đến giá trị DN, theo hướng đánh giá rủi ro

Thứ hai, các nghiên cứu đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng Nhưng hiếm có nghiên cứu nào kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu này để nghiên cứu các yếu tố KSNB tác động đến HQKD của các DN

Thứ ba, các nghiên cứu cũng chỉ rõ kết quả có thể thay đổi khi được áp dụng trong điều kiện của các quốc gia có tính đặc thù khác nhau Thậm chí, các nghiên cứu trong bối cảnh khác nhau thì các thang đo và chỉ tiêu đặc thù của đơn vị được lựa chọn nghiên cứu sẽ khác nhau Do vậy, việc xem xét kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước và áp dụng trong bối cảnh các DNVTĐB Việt Nam là rất cần thiết trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới

Do vậy, định hướng của tác giả là nghiên cứu các yếu tố của KSNB theo quan điểm COSO 2013 gồm 5 yếu tố và yếu tố “chính sách nhà nước” tác động tới HQKD (gồm chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, ROA, ROS, ROE, số vòng quay TSCĐ, năng suất lao động) trong các DNVTĐB Việt Nam bằng cả nghiên cứu định tính và định lượng, để xác định các thang đo đặc thù của đơn vị và kiểm định mơ hình các yếu tố KSNB ảnh hưởng tới HQKD trong các DNVTĐB Việt Nam trong cạnh tranh gay gắt đang diễn ra hiện nay

1.4 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định các yếu tố của KSNB và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến HQKD của các DNVTĐB Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để có thể cải thiện KSNB và HQKD tại các DNVTĐB Việt Nam

Để thỏa mãn mục tiêu tổng quát trên, đề tài này được thực hiện hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:

(i) Tìm hiểu đặc điểm của các DNVTĐB Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và đại dịch Covid có ảnh hưởng tới KSNB

(ii) Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố của KSNB đến HQKD của các DNVTĐB Việt Nam

Trang 28

1.5 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện hướng mục tiêu nghiên cứu trên Theo đó, đề tài

trả lời các câu hỏi sau:

Thứ nhất, nội dung cơ bản gì liên quan đến KSNB, hiệu quả kinh doanh và mối quan hệ giữa chúng?

Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố của KSNB tác động đến HQKD tại các DNVTĐB Việt Nam như thế nào?

Thứ ba, các khuyến nghị gì cần đưa ra với các DNVTĐB Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh?

1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là KSNB, các yếu tố của KSNB theo quan điểm COSO 2013 gồm 5 yếu tố; và yếu tố “chính sách” tác động tới HQKD tại các

DNVTĐB Việt Nam HQKD bao gồm các chỉ tiêu tài chính như: lợi nhuận, doanh

thu, ROA, ROE, ROS, số vòng quay của TSCĐ, năng suất lao động

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các yếu tố của KSNB tác động tới HQKD tại các DNVTĐB Việt Nam Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các DN có quy mơ lớn, vừa và

nhỏ Các DN quy mô siêu nhỏ không thuộc phạm vi nghiên cứu Bởi vì, các DN này

mặc dù chiếm số lượng rất lớn (chiếm 77,33% trong tổng số DNVTĐB Việt Nam) nhưng tổ chức KSNB tại các doanh nghiệp này còn ở giai đoạn đơn giản và chưa tập

trung nhiều vào KSNB Do vậy, các DN siêu nhỏ không thuộc phạm vi nghiên cứu của

đề tài

Các số liệu thứ cấp tác giả nghiên cứu trong giai đoạn 5 năm từ 2016 - 2020 Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua phiếu điều tra được tiến hành trong khoảng thời gian 6 tháng từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2021 Đối tượng thu thập thông tin chủ yếu là các nhà quản lý DNVTĐB Việt Nam

1.7 Phương pháp nghiên cứu

Trang 29

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm kiểm định các nhân tố tác động và đo lường mức độ tác động của các nhân tố KSNB tác động tới HQKD tại các DNVTĐB Việt Nam Tác giả thu thập các thông tin định lượng bằng kỹ thuật bảng câu hỏi – trả lời và sử dụng phần mềm SPSS 26 để đánh giá về độ tin cậy Cronbach’s alpha và giá trị của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính để ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa HQKD với các biến độc lập Kiểm định Pearson để đánh giá quan hệ tương quan giữa các biến Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp số liệu thu thập

1.8 Đóng góp của đề tài

1.8.1 Đóng góp về lý luận

Nghiên cứu này được thực hiện có những đóng góp về học thuật như sau:

(i) Luận án đưa thêm các thang đo mới là kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải, kiểm sốt an tồn lao động và cơng tác phịng cháy nổ vào các yếu tố của KSNB phù hợp với đặc thù của các DNVTĐB Các quan sát được hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện các DNVTĐB Việt Nam Các tiêu chí số vịng quay của TSCĐ, năng suất lao động được nghiên cứu trong các chỉ tiêu HQKD của các DNVTĐB Việt Nam Yếu tố “chính sách” được đưa vào mơ hình nghiên cứu Từ đó, góp phần thiết kế khung KSNB và phát triển các thang đo trong các điều kiện bối cảnh khác nhau, đặc biệt là ở các DNVTĐB Việt Nam

(ii) Luận án đã kiểm định mơ hình nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra mức độ và thứ tự ảnh hưởng các yếu tố của KSNB “môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm sốt; hệ thống thơng tin và truyền thơng; giám sát”; “chính sách” tác động đến HQKD của các DNVTĐB Việt Nam

(iii) Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố KSNB; yếu tố “chính sách” tác động đến HQKD của các DNVTĐB Việt Nam

1.8.2 Đóng góp về thực tiễn

Về thực tiễn, nghiên cứu có những đóng góp sau:

Trang 30

(ii) Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhằm cải thiện chính sách để quản lý vĩ mơ nền kinh tế; giúp nhà quản lý doanh nghiệp hoàn thiện hơn nữa hoạt động KSNB tại đơn vị, ưu tiên cải thiện các yếu tố KSNB nào để nâng cao HQKD khi nắm được mức độ tác động, thứ tự ảnh hưởng của từng yếu tố KSNB tới HQKD tại các DNVTĐB Việt Nam

1.9 Kết cấu của đề tài

Nghiên cứu được thực hiện theo cấu trúc gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu về các yếu tố kiểm soát nội

bộ tác động đến hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp

Trang 31

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1, tác giả đề cập tới tổng quan các cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau về các nội dung như: KSNB, HQKD, tác động của KSNB tới HQKD Trên cơ sở đánh giá các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu đã công bố, tác giả tìm ra khoảng trống nghiên cứu và khẳng định rằng nghiên cứu các yếu tố KSNB, yếu tố “chính sách nhà nước” ảnh hưởng đến HQKD trong các DNVTĐB Việt Nam trong bối cảnh hiện nay vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, mang tính cấp thiết Từ đó tác giả tìm ra hướng nghiên cứu bao gồm các vấn đề định hướng như mục tiêu nghiên cứu Đề tài cần trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu nào cũng như tìm hiểu rõ về đối tượng, phạm vi nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là gì và cuối cùng

là những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn Các nội dung đó sẽ được tiếp tục trình

Trang 32

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Bản chất kiểm soát nội bộ

2.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ đã tồn tại từ thời Cổ đại và đã phát triển không ngừng Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm về kiểm soát và KSNB khác nhau

Theo từ điển Tiếng Việt (2006): Kiểm soát “Là xem xét để phát hiện, ngăn chặn

những gì trái quy định.” (Từ điển Tiếng Việt, 2006, tr 523); Nội bộ “Là bên trong của

tổ chức” (Từ điển Tiếng Việt, 2006, tr.738) Như vậy, KSNB là xem xét, tìm hiểu để nhận biết và ngăn cho những sai sót ở bên trong của đơn vị không xảy ra

Theo Fayol (1949, tr.49), “Kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có

thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ đó nhằm chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần điều chỉnh, tìm ra các nguyên nhân để ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn

Theo Anthony và cộng sự (1949, tr.20): “Kiểm sốt là một q trình thực hiện

một tập hợp các thay đổi nhằm đạt được các mục tiêu đã định

Nguyễn Thị Phương Hoa (2011, tr.14) cho rằng: “Kiểm sốt là q trình đo

lường, đánh giá và tác động lên đối tượng kiểm soát nhằm bảo đảm mục tiêu, kế hoạch của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả”.

Arens và cộng sự (2000, tr.196): “Để đạt được mục tiêu cần phải xây dựng

KSNB theo đó hệ thống bao gồm các chính sách, thủ tục đặc thù được thiết kế để cung cấp cho các nhà quản lý sự đảm bảo hợp lý để thực hiện các mục tiêu đã định Mục tiêu đó bao gồm: đảm bảo độ tin cậy của thông tin; bảo vệ tài sản và sổ sách; đẩy mạnh tính hiệu quả trong hoạt động; tăng cường sự gắn bó với các chính sách và thủ tục đã đề ra”

Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (1988), Hệ thống KSNB được hiểu là hệ thống

chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động

Trang 33

nghiên cứu, phát triển Barnabas (2011, tr.76), “KSNB là tổng hợp các bộ phận của

doanh nghiệp bao gồm tài nguyên, hệ thống quy trình, văn hóa, cấu trúc và nhiệm vụ nhằm giúp nhân viên đạt được mục tiêu”

Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 315 (ISA 315), Kiểm soát nội bộ được hiểu

là các quy trình được thiết kế và thực hiện bởi sự quản lý và các nhân viên khác để cung cấp sự bảo đảm hợp lý nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả, hiệu năng hoạt động và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành Quan điểm này dựa trên báo cáo COSO 1992 chỉ rõ KSNB không chỉ dừng lại ở các vấn đề liên quan đến BCTC mà còn mở rộng cho các hoạt động của đơn vị về hiệu quả, hiệu năng và tuân thủ các chính sách, quy định

Theo COSO (2013), Kiểm soát nội bộ được cho là một quá trình do người quản

lý, hội đồng quản trị, các nhân viên của đơn vị thiết kế và thực hiện để cung cấp sự bảo đảm hợp lý nhằm đạt được ba mục tiêu: độ tin cậy của báo cáo tài chính; tuân thủ luật lệ và quy định; hiệu quả, hiệu lực hoạt động

Theo VSA số 315 (2012, tr.1), “KSNB là quy trình do ban quản trị, ban giám

đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan” Khái niệm này tiếp cận theo hướng đánh giá rủi ro và tương đồng với quan điểm của tổ chức COSO coi KSNB không phải là hệ thống như trước mà là một quy trình Các yếu tố cấu thành KSNB cũng bao gồm 5 yếu tố là:

“mơi trường kiểm sốt; đánh giá rủi ro; thông tin và truyền thông; các hoạt động kiểm

soát; giám sát

Theo Luật kế toán Việt Nam (2015, tr.18) cho rằng: “Kiểm soát nội bộ là việc

thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế tốn các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra” Quan điểm này cũng tiếp cận KSNB theo hướng các quy trình nhằm ngăn chặn rủi ro

Theo COSO 2013, có 3 nhóm mục tiêu của KSNB mà doanh nghiệp hướng tới:

- Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhằm đảm bảo sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp như: hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, tài nguyên, con người); hiệu năng của hoạt động quản lý

Trang 34

hợp thức và đáng tin cậy của báo cáo tài chính và phi tài chính mà đơn vị đã cung cấp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

- Nhóm mục tiêu về tuân thủ: nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và các quy định, cụ thể là các quy định pháp luật hiện hành và nội quy, quy định của doanh nghiệp

Các khái niệm về KSNB được nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác

nhau, nhưng tựu trung bản chất KSNB đều có các đặc điểm chung:

- KSNB chính là các quy định, quy tắc, thủ tục do con người tạo nên và thực hiện

- KSNB do chính các thành viên trong đơn vị thiết kế, thực hiện

- KSNB nhằm đảm bảo sự hợp lý cho các nhà quản lý nhằm đạt được các mục

tiêu của đơn vị “Tính trung thực hợp lý và độ tin cậy của các thông tin trên BCTC;

đảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý của tổ chức; đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định”

2.1.2 Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ có vai trị quan trọng trong doanh nghiệp Một tổ chức KSNB hữu hiệu (phù hợp, hiệu quả) sẽ giúp cho các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu như đã trình bày ở trên Như vậy, nếu khơng có KSNB hoặc tổ chức hoạt động KSNB yếu hoặc khơng phù hợp thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những sai lầm, rủi ro tất yếu như sau:

Các cơ chế về thủ tục hành chính rườm rà

Hao tốn nguồn lực mà không đạt được hiệu quả như mong muốn Các hoạt động xa rời thực tế, đặc thù của doanh nghiệp

Khơng đo lường và kìm hãm sự phát triển tự nhiên của doanh nghiệp

Tình trạng mất cắp, mất đoàn kết nội bộ trong đơn vị dẫn đến nhiều vấn đề sự vụ phát sinh làm mất thời gian cho quá trình phát triển của doanh nghiệp

Làm việc theo cảm hứng, ít có kế hoạch Có sự chồng chéo giữa các nhiệm vụ chức năng

Nhà quản lý thiếu tin tưởng và khơng có đầy đủ thông tin để ra các quyết định quản lý

Trang 35

Minh chứng rõ ràng là sau sự sụp đổ gây chấn động nước Mỹ của nhiều tập đoàn lớn như: Enron, WorldCom, Peregrine Systems , nước Mỹ đã ban hành đạo luật Đạo luật Sarbanes-Oxley (hay còn gọi là Sarbox, SOX) năm 2002 nhằm ngăn chặn những gian dối tài chính, tạo sự minh bạch của thơng tin tài chính, báo cáo tài chính khi cơng bố và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn Đạo luật này cũng yêu cầu các công ty đại chúng Hoa Kỳ phải thực hiện quản trị doanh nghiệp và KSNB theo quy định Hàng loạt các cơ sở đào tạo về KSNB như Học viện Kiểm soát Nội bộ ICI, học viện FMIT…đã đào tào về KSNB trên cơ sở báo cáo COSO lần đầu tiên ra đời năm 1992 chứng tỏ sự cần thiết và tầm quan trọng của KSNB đặc biệt theo quan điểm của COSO

Ở Việt Nam, KSNB khơng chỉ là vấn đề mang tính tự nguyện của doanh nghiệp mà là bắt buộc đối với các cơng ty cổ phần có niêm yết, các tổ chức tín dụng, bảo hiểm cần triển khai hoạt động KSNB theo quy định của pháp luật Các văn bản pháp luật của nhà nước cũng chỉ rõ yêu cầu phải thiết lập KSNB Tại khoản 1 Điều 57 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH 12 ban hành ngày 20/3/2011 quy định: “Đơn vị có lợi ích cơng có trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp và có hiệu quả” Luật Kế tốn số 88/2015QH 13 ban hành ngày 20/11/2015 quy định KSNB tại khoản 1, 2 Điều 39: “Đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Tài sản của đơn vị được bảo đảm an tồn, tránh sử dụng sai mục đích, khơng hiệu quả; b) Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày BCTC trung thực, hợp lý” (Khoản 2, Điều 39),

Như vậy, KSNB có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến quản trị rủi ro và xây dựng hoạt động KSNB nhằm giúp đơn vị hạn chế những rủi ro, thiệt hại và tăng hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng của đơn vị

2.1.3 Các yếu tố của kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ bao gồm 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Thơng tin và truyền thơng; Hoạt động kiểm sốt; và Hoạt động giám sát

2.1.3.1 Mơi trường kiểm sốt

Trang 36

xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp Môi trường kiểm soát bao gồm nhận thức, thái độ và hành động của người quản lý trong đơn vị đối với kiểm sốt và tầm quan trọng của kiểm sốt Mơi trường kiểm sốt có một ảnh hưởng quan trọng đến q trình thực hiện và kết quả của các thủ tục kiểm sốt” (Ramos, 2004; COSO, 2013) Như vậy, mơi trường kiểm sốt gồm các thành phần mang tính định hướng, cơ bản nhất mà tất cả mọi thành viên trong đơn vị đều phải tuân thủ và bị chi phối khi thực hiện các hoạt động nhiệm vụ được giao Các đơn vị khác nhau mang sắc thái kiểm soát khác nhau và là nền tảng của các yếu tố khác của KSNB Mơi trường kiểm sốt bao gồm các thành phần:

Truyền đạt và hiệu lực hóa tính chính trực và các giá trị đạo đức

Vai trò của nhà quản lý trong việc xây dựng, lan tỏa đến mọi thành viên bằng các cách thức phù hợp những quy định, nội quy của đơn vị, xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên tinh thần cởi mở, trung thực, tôn trọng các giá trị đạo đức và các quy định đó Có thể truyền tải bằng văn bản hoặc lời nói… Khi tính chính trực và các giá trị đạo đức được phát huy trong đơn vị, mọi người sẽ tự giác hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, các hoạt động kiểm sốt có thể được giảm thiểu Do đó, việc ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm các quy tắc và chuẩn mực cần được quan tâm để duy trì tính chính trực, các giá trị đạo đức trong tổ chức

Triết lý và phong cách điều hành của các nhà quản lý

Mỗi nhà quản lý có quan điểm, làm việc, xử sự khác nhau nên sẽ ảnh hưởng khác nhau tới quá trình điều hành đơn vị Phong cách của nhà quản lý tác động rất lớn đến mơi trường kiểm sốt của đơn vị Nếu phong cách quản lý kiểu ông chủ, áp đặt thì đơn vị sẽ đề cao tính tn thủ, kỷ luật và nhân viên rất sợ sệt, làm việc theo chỉ thị, nguyên tắc, khó có sự sáng tạo, cởi mở Nếu phong cách là điều hành, điều phối các hoạt động, nhà quản lý coi nhân viên là các đối tác, quản lý họ trên cơ sở các nhiệm vụ được giao thì các mối quan hệ được mở rộng, sự hợp tác, vui vẻ, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng các mối quan hệ là động lực phát triển đoàn kết trong nội bộ Từ đó giúp giảm thiểu các rủi ro từ bên ngoài vào hệ thống, tăng cường niềm tin và cùng nhau phát triển

Sự tham gia của Ban quản trị và Ủy Ban kiểm toán

Trang 37

định, việc lập các báo cáo tài chính trung thực, dung hịa lợi ích của Kiểm toán nội bộ và các bên liên quan… Ban quản trị bao gồm các thành viên là những người độc lập, kinh nghiệm, uy tín, sẽ đủ năng lực giám sát đối với cả các cấp quản lý cao nhất và họ sẽ có các phát hiện để đóng góp sửa chữa kịp thời cho các khiếm khuyết của hệ thống để đơn vị có thể sửa chữa, khắc phục và không ngừng phát triển

Cam kết về năng lực

Năng lực bao gồm tổng hợp về kiến thức, kĩ năng, thái độ, phẩm chất, sức khỏe của con người nhằm thực hiện hoạt động nào đó với chất lượng cao Cam kết về năng lực là đảm bảo thành viên của đơn vị sẽ thực hiện công việc tốt Nhà quản lý cần chú trọng ngay từ khi tuyển dụng đúng người đúng việc Đồng thời, phải duy trì sự giám sát, đánh giá, đào tạo, thúc đẩy sự phát triển thường xuyên nguồn nhân lực của đơn vị với yêu cầu không ngừng nâng cao của xã hội Cần quy định bằng văn bản để xác định nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể của mỗi người tương xứng với chuyên môn và kĩ năng, phẩm

chất, thái độ, sức khỏe cần thiết

Phân công quyền hạn và trách nhiệm

Để tránh lạm dụng quyền hạn, gây khó khăn khi xử lý các tình huống phát sinh hoặc q tải trong thực hiện nhiệm vụ thì cần có quy định phân công công việc rõ ràng Nhà quản lý cần phân chia, quy định rõ ràng, cụ thể mức độ quyền và nhiệm vụ của mỗi thành viên trong đơn vị phù hợp với năng lực của họ giúp nhân viên nhận biết được rõ ràng nhiệm vụ của mình, hạn chế tình trạng chồng chéo nhiệm vụ khiến mệnh lệnh quản lý không thống nhất hoặc thiếu quản lý dẫn đến các sai phạm khơng đáng có xảy ra Các quy định này cần được thể hiện bằng văn bản để tránh việc lạm dụng quyền hạn và dễ dàng trong thực thi công việc Doanh nghiệp cũng cần chú trọng nguyên tắc bất kiêm nhiệm nhằm hạn chế những sai phạm cố ý có thể xảy ra Bất kiêm nhiệm là sự cách li các vị trí cơng việc có thể xảy ra gian lận, khơng kiểm sốt chéo được nhau

Chính sách, thơng lệ về nhân sự

Trang 38

đều được khuyến khích phát triển, được tạo điều kiện giúp đỡ phát triển và tạo điều kiện để tự đào tạo, tự phát triển tất cả các tiềm năng của cá nhân Sự đánh giá, bổ nhiệm trên cơ sở đa chiều, tổng hợp từ các ý kiến, các mối quan hệ hợp tác chứ không chỉ trên mỗi quy trình Các doanh nghiệp sẽ chẳng thể tồn tại lâu dài nếu thiếu sự kết nối, hợp tác cả nội bộ và với bên ngồi, vì vậy từng cá thể của đơn vị

cũng cần xây dựng tốt các mối quan hệ cả trong và ngoài đơn vị

Cơ cấu tổ chức

Để duy trì các hoạt động trong đơn vị, cần có sự phân chia nhiệm vụ, quyền hạn, các mối quan hệ trong tổ chức theo thứ bậc và sự kết nối các vị trí cơng tác bằng nhiều kênh thông tin thông qua hệ thống sơ đồ cơ cấu tổ chức Chúng phải đảm bảo sự thông suốt từ trên xuống dưới, đảm bảo việc uỷ quyền, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, ngăn chặn được những sai phạm và giảm thiểu được những hoạt động khơng cần thiết Cần có quy định cụ thể bằng văn bản về cơ cấu tổ chức để quả trình thực thi cơng việc thuận lợi và đảm bảo độ tin cậy tốt hơn cho các nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả

2.1.3.2 Đánh giá rủi ro

Theo Lannoye (1999) và Dinapoli (2007), đánh giá rủi ro là việc nhận dạng,

phân tích và quản lý các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức như: mục tiêu sản xuất, bán hàng, marketing, tài chính và các hoạt động khác, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Trước những biến đổi không ngừng của xã hội, các DN sẽ luôn phải đối mặt với các thách thức, rủi ro, là những thứ không mong muốn sẽ xảy ra và làm ảnh hưởng đến mục tiêu của đơn vị Các rủi ro luôn luôn tồn tại, nhiều khi không lường trước được Bởi vậy, nhà quản lý cần chú ý thay đổi phương pháp đánh giá mang lại hiệu quả phù hợp cho từng giai đoạn bối cảnh để giảm thiểu sai sót xảy

ra Đây là nội dung thiết yếu trong KSNB ở nhiều đơn vị với 4 nội dung:

Thứ nhất, xác định mục tiêu của đơn vị

Mỗi doanh nghiệp đều xây dựng và mong muốn hoạt động kinh doanh phát triển và sinh lời Nhưng tùy từng giai đoạn phát triển, doanh nghiệp sẽ ưu tiên thiết lập thứ tự các mục tiêu khác nhau, chẳng hạn như thị phần, thương hiệu, uy tín, năng suất, hiệu năng quản lý, sự hài lòng của khách hàng, đầu tư TSCĐ, lợi nhuận, doanh thu…

Theo COSO 2013, dù doanh nghiệp thiết lập hoạt động KSNB như thế nào thì

cũng nhằm thực hiện đảm bảo 3 mục tiêu: “Hiệu quả và hiệu năng hoạt động; Độ tin

Trang 39

Thứ hai, nhận diện rủi ro/nhận dạng rủi ro

Có rất nhiều cách thức phân loại, nhận dạng rủi ro Theo quan điểm truyền

thống, Casualty Actuarial Society (2003), Sadgrove (2005), rủi ro gồm 4 loại:

- Rủi ro thảm họa: là những rủi ro gây ra do các thảm họa thiên tai, dịch bệnh…)

- Rủi ro về tài chính: là những rủi ro về khoản nợ xấu, lãi suất, giá cả biến động…

- Rủi ro về hoạt động: là các rủi ro như nguồn nhân lực, máy móc hư hỏng, kế hoạch cung ứng, sản xuất bị gián đoạn, thiếu nguyên vật liệu, …

- Rủi ro chiến lược: Là những rủi ro về tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, các chính sách bao gồm: rủi ro từ sự thất bại của nhiệm vụ, dự án; Rủi ro từ sự thay đổi lớn về công nghệ hoặc mục tiêu; Rủi ro từ việc xuất hiện đối thủ quá mạnh, khơng thể thắng nổi; Rủi ro vì thương hiệu bị giảm sút; Rủi ro vì hoạt động doanh nghiệp bị đình trệ, khơng thể duy trì tăng trưởng, thậm chí giảm dần

Ngồi ra, có thể có nhiều cách phân loại khác như dựa vào nguồn gốc rủi ro gồm: Rủi ro do mơi trường văn hóa, xã hội; Rủi ro do mơi trường chính trị, luật pháp; Rủi ro do mơi trường kinh tế, Rủi ro do môi trường thiên nhiên Do vậy, nhà quản lý cần tăng cường sự hiểu biết về đặc điểm của từng môi trường này và kiểm soát được các hoạt động của đơn vị phù hợp đặc điểm đó để hạn chế rủi ro Hoặc có thể nhận dạng rủi ro thông qua hoạt động kinh doanh: Nông nghiệp, công nghiệp, chế biến, dịch vụ, khai thác, vận tải, …Mỗi ngành nghề kinh doanh đặc thù sẽ ẩn chứa các loại rủi ro khác nhau và doanh nghiệp phải kiểm soát nhận dạng được các rủi ro đó thơng qua điều tra thực tế, phỏng vấn khách hàng… Bởi nhà quản lý nhận diện không đúng rủi ro sẽ dẫn đến kết luận sai lầm Do vậy, nhà quản lý cần có quy định về quản lí rủi ro; khuyến khích báo cáo tất cả các sự kiện; có hệ thống giám sát các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra và thường xuyên cập nhật chúng để đảm bảo rằng nhiều nhất các rủi ro trong đơn vị đều được nhận dạng, xác định

Thứ ba, nhận diện và đánh giá rủi ro

Trang 40

này sẽ được thông báo đến nhân viên và các bên liên quan kịp thời nhằm chủ động hạn chế rủi ro Và tốt nhất là DN có bộ phận chuyên trách để quản lí rủi ro để tiến hành các bước xác định, phân tích và xử lý rủi ro phù hợp

2.1.3.3 Hoạt động kiểm soát

Theo Ramos (2004); Kaplan (2008), hoạt động kiểm soát được cho là tập hợp

những chính sách, thủ tục kiểm sốt để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu Các chính sách và thủ tục này thúc đẩy các hoạt động cần thiết để giảm thiểu những rủi ro của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các mục tiêu đề ra được thực thi nghiêm túc, hiệu quả trong toàn doanh nghiệp Hoạt động kiểm sốt diễn ra trong tồn bộ tổ chức ở mọi cấp độ và mọi hoạt động

Như vậy, các hoạt động kiểm soát được thực hiện ở toàn bộ doanh nghiệp, trên tất cả các cấp độ và các bộ phận tại đơn vị Các hoạt động kiểm soát được thiết lập khác nhau tùy thuộc vào nhà quản lý Đối với các DNVTĐB, ngoài các hoạt động kiểm sốt thơng thường thì cần chú trọng nhiều hơn đến kiểm soát chất lượng dịch vụ và kiểm sốt an tồn lao động và phịng chống cháy nổ, kiểm soát sức khỏe của lái, phụ xe Bởi vận tải là ngành dịch vụ nên yếu tố chất lượng dịch vụ là yếu tố chính quyết định sự thành công trong kinh doanh, mang lại sự hài lòng cho khách hàng Là một dịch vụ đặc biệt bởi sinh mệnh của các khách hàng phụ thuộc rất lớn vào trách nhiệm của chủ xe, lái xe Ví dụ, khơng may xảy ra các tai nạn do không tuân thủ các quy trình kiểm định chất lượng xe và sức khỏe lái xe thì việc xe hỏng hóc mất phanh, xe mất lái, lái xe ngủ gật do sức khỏe không đảm bảo đang là vấn nạn nổi cộm hiện nay Vì thế, việc đầu tiên là các quy định về chính sách hoạt động đó cần được xây dựng và truyền tải đến nhân viên bằng văn bản và được điều chỉnh, cập nhật kịp thời Doanh nghiệp có kế hoạch định kỳ, thường xuyên kiểm tra đánh giá kiểm soát các hoạt động theo tiêu chí đặt ra và lắng nghe góp ý phản hồi của khách hàng để đề ra các giải pháp phù hợp hơn trong hoạt động của đơn vị

2.1.3.4 Thông tin và truyền thông

Ngày đăng: 05/07/2023, 17:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN