1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc thcs trên địa bàn thị xã phú thọ

111 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Đặc biệt đối với học sinh trung học cơ sở âm nhạc dân gian có ý nghĩa rất lớn, đó là phương tiện hiệu quả để đưa vào góp phần hình thành nhân cách phát triển toàn diện đối với các em học

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng luôn là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người Cùng với sự phát triển và đổi mới không ngừng về trí tuệ, quan niệm văn hóa, thẩm mĩ của các tầng lớp nhân dân trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ thì nhu cầu thưởng thức âm nhạc trong đời sống tinh thần cũng ngày một không ngừng đổi mới, nâng cao

Cùng với đó âm nhạc là loại hình nghệ thuật phản ánh thế giới quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh Hình tượng âm nhạc được diễn tả đặc biệt thông qua các phương tiện: giai điệu, tiết tấu, hòa âm, cường độ, nhịp độ, âm sắc…

Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn và phong phú trong việc thể hiện một cách sâu sắc thế giới nội tâm con người, những mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên cũng như giữa con người với con người

Âm nhạc nảy sinh trong quá trình lao động của con người và nó hỗ trợ trở lại để con người sản xuất và sáng tạo Âm nhạc tồn tại trong mọi thời đại, mọi dân tộc, mỗi vùng miền… nó gắn liền chúng ta từ khi chào đời đến khi giã từ cuộc sống Những khúc hát ru, những bài đồng dao, hát giao duyên, những điệu múa… trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam là cội nguồn của nghệ thuật, là cơ sở cho sự sáng tạo của các nhạc sĩ

Âm nhạc là môn học mọi cấp học từ mẫu giáo đến cấp trung học cơ sở Đặc biệt đối với học sinh trung học cơ sở âm nhạc dân gian có ý nghĩa rất lớn,

đó là phương tiện hiệu quả để đưa vào góp phần hình thành nhân cách phát triển toàn diện đối với các em học sinh lứa tuổi trung học cơ sở, hơn thế âm nhạc dâm gian sẽ còn là phương tiện giúp các em phát triển khả năng cảm thụ

âm nhạc một cách sâu sắc và toàn diện nhất

Trong bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, khi mà sự giao thoa

và tiếp biến các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên những trào lưu mới trong xã hội và cũng gây ra không ít những ảnh

Trang 2

hưởng tới sự hình thành và phát triển tâm lý và tính cách của thế hệ trẻ ngày nay Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc truyền thống, trong đó có dạy hát dân ca cho các thế hệ con người Việt Nam đặc biệt là lứa tuổi học sinh những cảm nhận đúng đắn với âm nhạc nói chung, âm nhạc truyền thống nói riêng

và để từ đó góp phần hình thành nên nhân cách của con người Việt Nam chân chính trong thời đại mới

Ví dụ: Đi cắt lúa (dân ca H’rê - Tây Nguyên) thể hiện rõ công việc của

những người dân lao động và cảm nhận về hình ảnh đẹp của núi rừng Tây Nguyên

Qua các làn điệu dân ca sâu lắng mượt mà, học sinh có thể cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước, tình cảm giữa con người với con người… từ đó giúp các em sống đẹp hơn, tốt hơn Bên cạnh đó, việc thấm nhuần các giai điệu dân ca còn giúp học sinh không chỉ biết thưởng thức cái đẹp mà còn biết sáng tạo và có khả năng đem cái đẹp vào đời sống trên mọi phương diện, học tập, lao động, ứng xử…

Để môn âm nhạc phát huy hết tác dụng của nó, đặc biệt là các bài hát dân ca, các em học sinh cần phải có khả năng cảm thụ âm nhạc tinh thế và sâu sắc Cảm thụ âm nhạc vừa là tiền đề vừa là cái đích để các em có thể hoàn thiện tốt bản thân, hướng các em tới những điều tích cực Muốn vậy, thì phải đòi hỏi ở các em phải cảm nhận được tiết tấu nhịp độ, cảm thụ được tính chất… của tác phẩm Đặc biệt trong dân ca có những nét đặc trưng riêng về lời ca, giai điệu cũng như tiết tấu… vậy muốn hát đúng hát hay, hát truyền cảm các em học sinh phải: biết nghe, biết nhận biết giai điệu, tiết tấu, lời ca

từ đó tiến tới các em không chỉ được nghe nhạc mà là nghe thấy, nghe được không chỉ là cảm thụ mà là đồng cảm với nội dung, tình cảm của âm nhạc

Với những lý do trên vì lòng say mê nghiên cứu âm nhạc nói chung và

âm nhạc dân gian nói riêng tôi đã chọn đề tài: “Phát triển khả năng cảm thụ

Âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình Âm nhạc THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ”

Trang 3

Do giới hạn của đề tài nên tôi chỉ tập trung đi vào nghiên cứu tại trường THCS Sa Đéc làm đối tượng dẫn chứng cho các vấn đề nghiên cứu của đề tài đặt ra

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Đề tài góp phần giúp học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Phú Thọ nói chung, đặc biệt là học sinh Trường THCS Sa Đéc nói riêng phát triển được khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua các bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc của cấp Trung học cơ sở

- Thông qua đề tài nhằm giúp học sinh Trung học cơ sở có thêm hiểu biết

về các làn điệu dân ca Việt Nam và ý nghĩa của các làn điệu đó trong mỗi tiết học Âm nhạc

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS trên địa bàn thị Xã Phú Thọ, từ đó phát huy tốt khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua các bài hát dân

ca

- Đề tài nghiên cứu nhằm khẳng định giá trị, vị trí và tầm quan trọng của

dân ca đối với khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh Trung học cơ sở

- Giúp góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân ca Phát huy những giá trị truyền thống trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng được phần nào

nhu cầu về kiến thức âm nhạc dân gian

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Vài nét về dân ca Việt Nam

1.1.1 Khái quát về dân ca

Mỗi người chúng ta chắc hẳn ngay từ khi lọt lòng mẹ đến lúc trưởng thành đểu được nghe và hát những bài dân ca Lúc còn được bế trên tay mẹ, lúc được bà bồng trong lòng, chúng ta đã được nghe những làn điệu êm dịu, nhẹ nhàng trìu mến của những bài hát ru Khi còn là trẻ con ta thường chơi đùa với những bài đồng dao, đến khi trưởng thành ta được nghe những làn điệu giao duyên, những lời ca tình tứ, duyên dáng và dí dóm của những điệu hát đối đáp nam – nữ Dân ca cổ vũ ta trong những lúc lao động cực nhọc, hô hào hợp sức cùng nhau trong những công việc nặng… dân ca là những bài hát gắn bó với mỗi giai đoạn của đời người, gắn bó với con người, là tiếng nói của mỗi dân tộc Vậy dân ca là gì?

“Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, được nhân dân lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và được nhân dân ca hát theo phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc Dân ca là một loại hình nghệ thuật dân gian do nhân dân sáng tạo, là tài sản chung của xã hội Dân ca ra đời

từ trước khi có nền âm nhạc chuyên nghiệp Lúc đó xã hội loài người chưa có chữ viết, cũng như chưa có phương pháp, phương tiện ghi âm Do đó dân ca tồn tại và phát triển chủ yếu là do sự truyền miệng từ đời này qua đời khác”

Trang 5

đến người sáng tác ban đầu là ai Một bài dân ca kể từ lúc được hình thành thường tồn tại với một bản coi như bản gốc, bản này được gọi là lòng bản,qua quá trình phát triển và sự hào hững đón nhận của nhân dân đã tạo nên sự thay đổi với nhiều bài bản được ứng tấu thêm hay sửa đổi gọi là dị bản Những bài

dân ca được nhiều người yêu thích sẽ được truyền bá đi khắp nơi

Đáp ứng theo nhu cầu của đời sống xã hội cũng như sự phù hợp trong quá trình sử dụng các bài hát dân ca, người ta đã sáng tác thêm những lời ca mới dựa trên các làn điệu đã có tạo nên sự đa dạng và phong phú cho dân ca Các dịp biểu diễn thường là lễ hội, hát làng nghề ngoài ra thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người Tuy nhiên mỗi tỉnh thành, dân ca Việt Nam lại có phát âm, giọng nói và các từ khác nhau nên cũng có thể phân theo tỉnh cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung của miền Bắc, miền Trung và miền Nam

Ngày nay, khi khảo sát một bài dân ca được phổ biến ở một vùng nào đó, muốn biết được xuất xứ của chúng, người ta thường dựa vào một vài đặc điểm có trong đó ví dụ như tiếng địa phương, những địa danh Đây là cách dễ nhận biết nhất để nhận ra xuất xứ của một bài dân ca Nói chung trong các bài dân ca miền Bắc thường có những từ đệm như: “rằng, thì, chứ ” và các dấu giọng như: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được dệt bới những nốt nhạc sao cho việc phát âm được rõ nét Một số phụ âm được phát âm một cách đặc thù như:

“r, d, gi” hay “s và x” phát âm giống nhau, không phân biệt nặng nhẹ Dân ca miền Trung thì thường có chữ “ ni, nớ, răng, rứa ” dấu sắc được đọc thành dấu hỏi (so với giọng người Bắc), dấu hỏi và ngã đều được đọc giống nhau và trầm hơn chữ không dấu Những bài dân ca miền Nam thì thường có chữ “má (mẹ), bậu (em), đặng (được) ” chữ “ê” đọc thành chữ “ơ”, dấu ngã đọc thành dấu hỏi, Nhưng nhìn chung thì vẫn là thoát thai từ lòng dân với đậm tính chất mộc mạc giản dị của họ

1.1.2 Sự đa dạng, phong phú và đặc điểm nghệ thuật của dân ca Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với nền văn hóa lâu đời, do vậy dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại vô cùng phong

Trang 6

phú: dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Ví, hát Dặm (Nghệ An), hát Xoan (Phú Thọ), hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ, hát Dô (Hà Tây), hò Huế, lý Huế ở Trung Bộ, Nam Bộ có các điệu Lý, điệu Hò… dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc, đồng bào Thái, H’mông, Mường, dân ca các dân tộc Tây nguyên… đều có những nét riêng, mang bản sắc riêng Những âm điệu tiết tấu, đặc trưng của dân ca phần lớn bắt nguồn từ những câu ca dao thâm thúy khúc chiết, loại thơ vần như lục bát hay những câu đồng dao đơn giản được bổ sung qua nhiều giai đoạn rồi trở nên những thể loại hát dân gian khác nhau của từng địa phương, từng vùng đất nước

1.1.2.1 Sự đa dạng và phong phú của dân ca Việt Nam

Từ bao đời nay dân ca luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam Ngoài những làn điệu thuộc các loại dân ca khác nhau còn những loại hát có nhạc đệm theo như: Chầu văn, ca Trù, ca Huế… nhạc tài tử Miền Nam và những hình thức ca kịch độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải lương… Hát Chầu văn là hình thức hát nhạc thờ cúng, có tính chất tôn giáo linh thiêng, các thầy cúng chuyên nghiệp đánh đàn nguyệt, có giọng hát điêu luyện phụ theo, thuộc nhiều điệu hát và pha vào là tiếng trống vỗ Ngoài ra Quan họ Bắc Ninh cũng là một lối hát phong phú và độc đáo về âm nhạc

Dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đi liền với tiếng hát ru, đồng dao, trò chơi trẻ em, rồi đến các điệu hò, điệu lý Các điệu hát trong khi làm việc, trong những lễ hội tạo điều kiện cho nhiều thế hệ gặp nhau qua các loại hát giao duyên Mức sáng tác lời mới nhiều hơn các thể loại nhạc cung đình, nhạc bác học, nhạc thính phòng và đưa vào trong văn chương bình dân những đóng góp đáng kể (hát quan họ) Phần nhiều chỉ có tuỳ hứng lời trên một điệu nhạc (hát Trống quân, Cò lả…) Chỉ có hát Quan họ là vừa sáng tác lời lẫn nhạc Riêng Quan họ theo thống kê mới nhất hiện nay có tới trên 700 làn điệu khác nhau trong truyền thống hát Quan họ Còn theo TS Nghiên cứu

âm nhạc Hà Thị Hoa thì hiện nay có khoảng 250 làn điệu Chèo…

Trang 7

Dân ca lại mang màu sắc địa phương rất đặc biệt, tuỳ theo phong tục ngôn ngữ, giọng nói và âm nhạc của từng vùng mà khác đi đôi chút Từ những bài hát ru được nghe khi còn nằm trong nôi mà các mẹ (bà ,chị) hát ru trẻ ngủ Loại này được gọi là hát ru (miền Bắc), ru con (miền Trung), hay gọi

là hát đưa em, ầu ơ ví dầu (miền Nam)

GS TS Trần Quang Hải nghiên cứu về Dân ca Việt Nam: “Dân ca Việt

Nam được trình bày theo trình tự một đời người, nghĩa là bắt đầu bằng các bài hát

ru khi em bé bắt đầu chào đời, đến khi đứa bé lớn lên, trưởng thành và chết đi sẽ

có những bài hát liên hệ đến từng giai đoạn của một đời người.Ngay từ thuở lọt lòng, dân ca đã dành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm Chuyển sang tuổi ấu thơ các em lại được hát lên những bài dân ca, đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen tiếng nói tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày Khi trưởng thành trai gái lại tụ họp nhau thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống” [1, tr.01]

Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, lũy tre xanh trải dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người Hai tiếng quê hương qua những giai điệu ngọt ngào của dân ca như gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh Chính vì vậy, khi hiểu được những giai điệu quê hương chúng ta sẽ mang lại niềm tự hào cho chính mình Cũng từ đó mà có sự hãnh diện trong lòng khi thấy dân tộc mình có một nền âm nhạc dân gian phong phú

1.1.2.2 Đặc điểm nghệ thuật của dân ca Việt Nam

+ Đặc điểm về nhịp điệu:

Một trong những yếu tố đầu tiên mà con người nhận thức được trong quá trình lao động và đưa nó vào lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, đó là nhịp điệu Nhiều công trình nghiên cứu về dân ca các dân tộc đều chứng minh rằng:

“Nhịp điệu trong dân ca lao động là những yếu tố kích thích và phối hợp động tác một cách nhịp nhàng, nhất là đối với con người thời xa xưa” [11, tr.61]

Trang 8

Nhịp điệu giữ một vị trí quan trọng có thể ví như bộ khung của một ngôi nhà Nhịp điệu đơn giản hay phức tạp là phụ thuộc chủ yếu vào ngôn ngữ lời

ca và tính chất tình cảm của bài hát Trong dân ca Việt Nam thường sử dụng nhịp hai: 2/2, 2/4, 2/8, thường thì nhịp 2/4 được sử dụng nhiều hơn Còn giai điệu, làn điệu, giọng… nó giữ vai trò trọng yếu trong việc thể hiện các sắc thái tình cảm của con người Âm điệu cũng được phát triển từ đơn giản đến phức tạp, lúc đầu còn mang tính ngân nga, nhịp tương đối tự do, sau đạt tới trình độ thẩm mỹ cao, hình tượng âm nhạc phong phú, đa dạng làm cho lời phải phụ thuộc chặt chẽ vào sự luyến láy của nhạc

+ Đặc điểm về lời ca:

Phần lời chính trong các bài hát dân ca thường dùng tất cả các thể thơ có trong dân gian để phổ nhạc và các lời ca phải đảm bảo các yếu tố: có chất nhạc, chất thơ và phải có hình tượng văn học Phần lời phụ cũng là những đặc điểm nổi bật trong dân ca Việt Nam, nếu đứng riêng nó hòa toàn không có nghĩa, nhưng do sự đòi hỏi luyến láy, phát triển của âm nhạc nó trở nên có nghĩa và không thể thiếu được trong dân ca Việt Nam

Tiếng Việt của chúng ta có thể coi là một biểu hiện của thơ ca và do các dấu thanh Mỗi từ trong Tiếng Việt khi được pháp âm đã có âm điệu trầm bổng riêng, mang tính nhạc Trong mỗi câu văn, thơ cũng có nhịp điệu riêng Trên nền tảng âm điệu, nhạc điệu của thơ dân gian, nhân dân đã xây dựng và phát triển thành những bài dân ca Hay nói cách khác khi ta bỏ những tiếng đệm, tiếng láy, những âm láy, âm đệm đưa hơi… thì những bài dân ca chỉ là những bài thơ dân gian Đó là những bài thơ bốn chữ, năm chữ, lục bát, song thất lục bát, bảy chữ, tám chữ, thơ tự do… được những giọng hát dân gian ở các địa phương “phổ nhạc” trở thành những bài hát ru, điệu hò, điệu lý

Nghệ thuật phổ nhạc vào thơ dân gian có thể tóm tắt trên một số phương pháp như sau:

Đảo lộn hay điệp lại các từ trong thơ gốc

Ví dụ: Câu 6 trong điệu xẩm Huê tình:

Đêm rằm gió gác trăng sân

Trang 9

Khi vào câu hát sẽ là:

Gió gác trăng sân (cái) đêm (hôm) rằm (Nàng ơi) gió gác (cùng là) trăng sân

Đưa những từ mới, nhiều dạng và nhiều chức năng khác nhau Ta có thể phân biệt:

Những âm luyến lay (ơ, a, y…), những tiếng đưa hơi đặc trưng cho lối hát

Ru, Hò (ầu ơ, hò ơ, à ơi, a ơi…)

Những từ đưa đẩy hầu như chỉ có ý nghĩa nhịp điệu (mà thời, mà rằng, ấy mấy, là rằng….)

Những từ đặc trưng cho lối hò lao động (dô ta, dô hò, dô huậy, dô khoan,

hò khoan…)

Những tiếng gọi: ơi nàng ơi, ơi chàng ơi, ơi bậu ơi, cô mình ơi…

Những tiếng tượng thanh nhạc khí phụ họa: tình tính tang, tang tính tình (Cò lả), ố tang tình tang (lý tình tang)

Dùng ngay từ “lý” trong tiếng đệm: qua lý, qua lới (lới = lý), ta lý, ta lới,

ba lý tang tình (Hò ba lý)

Phát triển điệu thơ gốc, biện pháp này thật đa dạng trong thực tế, có thể quy ra các hướng như sau:

Minh họa ý trong thơ:

Ví dụ: Bài hát Lý cây đa – dân ca quan họ Bắc Ninh (Âm nhạc 7)

Thơ gốc: Trèo lên quán dốc ngồi gốc cây đa

Cho đôi mình gặp xem hội đêm rằm

Khi trở thành ca từ trong điệu Lý cây đa:

Trèo lên quán dốc ngồi gốc ới a cây đa Rằng tôi lý ới a cây đa rằng tôi lới ới a cây đa

Ai đem a tình tính tang tình rằng Cho đôi mình gặp xem hội cái đêm hôm rằm Rằng tôi lý ới a cây đa rằng tôi lới ới a cây đa

Như vậy ở đây ta thấy, từ 16 từ trong hai câu thơ gốc “Lý cây đa” dân

ca Quan họ Bắc Ninh chuyển sang lời ca số từ trong câu thứ nhất là 24 từ gấp

Trang 10

3 lần câu gốc, câu thứ hai là 32 từ gấp 4 lần câu gốc

+ Đặc điểm về thang âm điệu thức:

Ngoài ra, giá trị nghệ thuật của dân ca còn được thể hiện ở thang âm điệu thức Dân ca đã kế thừa các dạng thang âm cổ truyền, phổ biến nhất là dạng thang 5 âm

Khúc thức: dân ca Việt Nam rất đơn giản, chủ yếu các bài hát được viết ở thể một đoạn

Trong cuốn “Tìm hiểu dân ca Việt Nam, tác giả Phạm Phúc Minh đã ghi chép: “Trong dân ca Việt Nam có rất nhiều kiểu gam - điệu thức, nhưng phổ biến nhất vẫn là điệu thức 5 cung (ngũ cung), trong đó điệu thức 5 cung là phổ biến nhất trong dân ca người Việt Đặc biệt người Việt ở vùng đồng bằng sông Hồng, điệu thức 5 âm mà ngày xưa kia các cụ gọi là Hồ, Xừ, Xang, Xê, Cống, tương ứng với cách ghi âm sang nhạc 5 dòng là: Đồ, Rê, Fa, Son, La Nếu lần lượt chuyển đổi vị trí âm gốc trong điệu thức thang 5 âm này, thì chúng ta sẽ có một hệ thống điệu thức với 5 kiểu:

Kiểu I: Đồ, Rê, Fa, Son, La

Kiểu II: Rề, Fa, Son, La, Đô

Kiểu III: Fa, Son, La, Đô, Rê

Kiểu IV: Son, La, Đô, Rê, Fa

Kiểu V: La, Đô, Rê, Fa, Son [11, tr.89,90]

Trong các bài hát dân ca người ta thường phối hợp hai hay nhiều điệu thức với nhau để làm cho màu sắc của bài hát được phong phú và đa dạng hơn Ngày nay, những làn điệu dân ca mà chúng ta được nghe và hát không hoàn toàn giống những làn điệu lúc mới được hình thành Những bài bản dân

ca đầu tiên bao giờ cũng có hình thức thô sơ, đơn giản Do thẩm mỹ ngày một phát triển, do giao lưu, do tiếp xúc vơi các thể loại âm nhạc khác hoặc dân ca

từ nơi khác mang đến và do sức sáng tạo của nhân dân mà do đó dân ca cũng

có nhiều sự thay đổi Những bài hát dân ca ngày càng phát triển nhịp nhàng cân đối hơn, lời ca được trau chuốt hơn, nhiều hình ảnh hơn và phù hợp với

Trang 11

tình cảm xúc, cách sống ngày càng phát triển của nhân dân Tính phát triển, thay đổi không ngừng là một trong những bản chất của dân ca

1.2 Vai trò của dân ca trong đời sống và vai trò của cảm thụ âm nhạc

thông qua các bài hát dân ca trong giáo dục Trung học cơ sở

1.2.1 Vai trò của dân ca trong đời sống

Hát dân ca là một sinh hoạt có tập quán lâu đời và phổ biến ở các cư dân trên đất nước ta Dân ca là những tác phẩm được tập thể nhân dân góp phần sáng tạo và biểu diễn phục vụ những nhu cầu tinh thần của chính mình trong đời sống thường ngày cũng như trong các sinh hoạt cộng đồng

Tác giả của các bài dân ca chủ yếu là những người dân lao động bình dị

- thanh niên nam nữ cũng như những người đứng tuổi và các tri thức bình dân Họ thường ứng tác tại chỗ, đặc biệt là phần lời ca, trong những dịp vui gặp gỡ đông người Mặc dù không phải là những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp song trong nhân dân lao động có rất nhiều người có tài năng và

mĩ cảm nghệ thuật cao Những làn điệu dân ca do họ sáng tạo được cộng đồng tiếp nhận và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ địa phương này sang địa phương khác Qua mỗi địa phương, mỗi thế hệ, thậm chí mỗi nghệ nhân chúng được sửa sang, gọt giũa rồi dần trở thành những sáng tạo mang tính tập thể, tính dị bản và không còn ai nhớ được tác giả ban đầu của chúng là ai Vì vậy ngày nay gần như tuyệt đại bộ phận dân ca của chúng ta đều không có tên tác giả

Âm nhạc dân gian Việt Nam là một kho tàng vô cùng phong phú và độc

đáo Nói đến âm nhạc dân gian tức là nói đến các làn điệu như hò “hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy…”, lý “lý huê, lý nam bộ, lý cái mơn…”, các bài

hát như; hát ru, bài chòi, hát xẩm, hát xoan…mà quần chúng nhân dân đã đóng góp và sáng tạo, được sử dụng trong các sinh hoạt ca ngợi tinh thần lao động sản xuất của nhân dân, được truyền miệng lại từ đời này qua đời khác nên được gọi là dân ca

Dân ca là một loại hình nghệ thuật từ bao đời nay đã đi vào đời sống tinh thần, sinh hoạt lao động hàng ngày của nhân dân Dân ca là tiếng nói tâm tình,

Trang 12

là những rung động tâm hồn người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác

Nó trường tồn cùng với con người Việt Nam Dân ca đã gắn bó với con người Việt Nam từ thủa ấu thơ và góp phần tạo sự phong phú trong tâm hồn người Việt

Trải qua bao đời nay, dân ca vẫn tồn tại và phát triển một cách bền vững trong đời sống nhân dân lao động, phản ánh đậm nét truyền thống văn hóa của dân tộc Vì vậy, dân ca Việt Nam đã được phát triển và sáng tạo một cách không ngừng

Dân ca là sản phẩm lao động của nhân dân, là tiếng nói tình cảm, được truyền miệng từ đời này qua đời khác, tồn tại và phát triển cho tới ngày nay với một sức sống mãnh liệt Nó là một minh chứng hùng hồn cho bản sắc văn hóa Việt Nam đó là: ở đâu có người Việt Nam là ở đó có những làn điệu dân

ca Thông qua các ngôn từ, vần điệu chúng ta luôn tìm thấy một cách rõ nét những tình cảm lạc quan yêu đời và lòng chung thủy, kiên định, bất khuất của con người Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hóa hội nhập và mở cửa hiện nay, với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Tất cả các vấn đề giải quyết các nhu cầu của

xã hội đều được giải quyết một cách nhanh chóng Âm nhạc hiện nay cũng đang nằm trong vòng xoáy của thị trường, là một trong những vấn đề mà xã hội cần quan tâm Một thứ âm nhạc tràn lan nó có nguy cơ làm cho giới trẻ quên đi bản sắc văn hóa dân tộc Mà bản sắc quý báu đó đã được ông cha ta hun đúc, chắt chiu và gìn giữ cho đến ngày nay

Vì vậy, hơn lúc nào hết việc triển khai, tuyên truyền và phát huy vốn âm nhạc dân gian góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ XI đã nêu: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”

Khi còn nằm trong nôi, các em đã được nghe bà, nghe mẹ, nghe chị hát

ru bằng những lời ru ngọt ngào trầm bổng thiết tha Từ đỉnh núi cao Việt Bắc,

Trang 13

Tây Bắc, Tây nguyên cho tới miền đồng bằng mênh mông, trên những dòng sông, kênh, lạch vùng Cần Thơ, Cà Mau đến những hải đảo xa xôi… Tiếng hát ru dịu dàng vỗ về trìu mến đưa các em vào giấc ngủ ngon, nuôi dưỡng cho một tâm hồn Việt Nam từ thơ ấu, trau rồi cho các em một tình yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc từ khi sơ sinh

“Ru hời ru hỡi ru hời

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

(Trích: Hát ru – dân ca đồng bằng Bắc Bộ)

Dân ca giúp các em trau rồi được niềm tin, đạo đức Không những thế dân ca còn chứa đựng lòng nhân ái sâu sắc

“U…u ….u…u…u

Em ơi em hãy ngủ cho ngoan

Mẹ đi máng nước về nấu cơm

Em ơi em hãy ngủ cho ngoan

Cha đã kiếm biết bao nhiêu măng non

U…u…u…u u”

(Trích: Ru em- dân ca Gia Lai)

Dân ca là tiếng nói của tình yêu, nó phản ánh sự thủy chung son sắt của tình yêu, nỗi nhớ thương da diết của đôi lứa khi phải xa cách

“Thương ai đứng bụi nấp bờ

Sáng trông thuyền ngược, tối chờ thuyền xuôi

Thuyền ngược anh bỏ sào xuôi

Khúc sông bỏ vắng để người sầu riêng”

(Trích: Hò sông Mã- dân ca Thanh Hóa)

Dân ca Việt Nam còn phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam với những nét đẹp, đạo đức và lối sống mà con người Việt Nam luôn trân trọng

Trang 14

“Còn duyên ngồi gốc cây thông

Hết duyên ngồi gốc cây hồng hái hoa

Có yêu nhau sang chơi cửa chơi nhà

Cho thầy mẹ biết để đuốc hoa định ngày…”

(Trích: Còn duyên- dân ca Quan họ Bắc Ninh)

Hay:

“Đôi bên bác mẹ tiên đề

Anh sang làm rể, em về làm dâu”

(Trích: Bác Mẹ tiên tề - Dân ca QHBN)

“Yêu nhau cởi áo cho nhau

Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay…”

(Trích: Qua cầu gió bay – Dân ca QHBN)

Nghe hát dân ca chúng có thể biết được những suy tư, khát vọng một cuộc sống bình an Dân ca phản ánh đời sống tinh thần, tâm linh của người dân lao động với một quan niệm con người và thế giới tự nhiên là một thể thống nhất đó là các vị thần như: thần đất, thần rừng, thần suối, thần sông… luôn mang đến cho họ những điều tốt lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con người khỏe mạnh…

“Ta khấn vái thần Rừng linh thiêng

Ta đã lỡ phát rẫy trỉa lúa

Khu rừng này chúng tôi thường phát

Suối nước kia tôi thường bắt cá

Ta vô ý chặt phá nhà thần

Ta vô ý đốt cháy bon thần

Nay ta cúng tạ lỗi với thần…”

(Trích Hát khấn- dân ca M’Nông- sưu tầm và dịch- Điểu Câu)

Dân ca gắn bó chặt chẽ với đời sống của nhân dân lao động, qua đó chúng ta cảm nhận một cách dễ dàng những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc: tình yêu tổ quốc, yêu thiên nhiên, nghĩa tình chung thủy, tình bạn bè, tình hiếu thuận với ông, bà, cha, mẹ

Trang 15

Ơ! Ta cùng nhau lên rừng

Ơ! Ta cùng nhau lên nương

Rừng giàu còn đang chờ tay ta

Nương xanh đang đón chờ tay ta

Mau bước lên!

Vui bước lên!

Xây dựng tương lai tươi thắm thêm

Cho quê hương sáng tươi…

(Trích: Gọi bạn- dân ca Êđê)

Hay:

Mấy lời mẹ dặn con thơ

Chữ tình chữ nghĩa con lo cho tròn

Mẹ già cầu chúc cho con

Khoan trường đắc cử thành công con về

Con đi cách trở sơn khê

Áo nâu con giữ tình quê mặn nồng…

Một thương tóc xoã ngang vai

Hai thương đi đứng, vẻ người đoan trang

Ba thương ăn nói có duyên

Bốn thương mở rộng mắt huyền thêm xinh

Năm thương dáng điệu thanh

Sáu thương nón Huế nửa vành nên thơ

Bảy thương những phút mong chờ

Tám thương thơ thẩn bên bờ dòng Hương Giang

Chín thương Bến Ngự song ngang

Trang 16

Mười thương tà áo dịu dàng gió bay…

(Trích: Lý tình tang – dân ca Miền Trung)

Vốn âm nhạc dân gian của chúng ta bao gồm nhiều thể loại Mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc đều có những bài dân ca với nhiều hình thức và sắc thái riêng biệt, nhưng nó đều xuất phát từ tình hình thực tế của quần chúng nhân dân lao động Căn cứ vào nội dung bài bản (rõ nhất là dân ca) tất

cả đều mang đến những hình tượng âm nhạc đẹp đẽ, trong sáng, bình dị, mộc mạc, khi sâu sắc, khi tế nhị, làm cho người nghe khó lòng quên được

Có thể nói, dân ca Việt Nam nói riêng, âm nhạc cổ truyền Việt Nam nói chung là một di sản khổng lồ, một tài sản quý giá, một minh chứng cho lịch

sử sáng tạo âm nhạc của nhân dân ta Vì vậy chúng hãy làm tất cả những gì có thể để những tài sản quý báu ấy được trân trọng, giữ gìn và phát triển cho hôm nay và mãi mai sau

1.2.2 Vai trò của cảm thụ âm nhạc thông qua các bài hát dân ca trong giáo

dục Trung học cơ sở

Cảm thụ âm nhạc là một trong những vấn đề chủ đạo của giáo dục âm nhạc, đã từ lâu được quan tâm nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam Bất kỳ một hoạt động biểu diễn hay sáng tạo âm nhạc nào cũng phụ thuộc một phần lớn vào cảm thụ Cảm thụ âm nhạc là tiền đề của quá trình tiếp nhận, thưởng thức hoạt động và cao hơn là sáng tạo âm nhạc

Xung quanh vấn đề cảm thụ âm nhạc, nhiều nhạc sĩ và các nhà nghiên cứu của âm nhạc đã đưa ra những ý kiến về vai trò của cảm thụ cũng như các yêu tố để giúp mọi người nói chung hay trẻ em nói riêng cảm thụ sâu sắc âm nhạc

Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ đòi hỏi học sinh phải quan sát chú ý nhạy bén Học sinh sẽ phải tập trung nghe nhạc, so sánh các âm thanh tiến hành theo các hướng khác nhau, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của các bài hát đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của các hình tượng âm nhạc Đặc biệt trong dân ca có những đặc điểm âm nhạc về nhịp điệu, tiết tấu, lời ca tính chất âm nhạc lại có những đặc điểm riêng khiến học

Trang 17

sinh phải tò mò, suy nghĩ tại sao lại có sự khác biệt đó giữa dân ca và nhạc mới Bởi trong dân ca có nhiều tiết tấu âm nhạc phức tạp, giai điệu nhiều luyến láy, hay lời ca còn kèm theo các hô từ như: a, i, hò…Từ kích ở học sinh một khả năng cảm thụ về âm nhạc qua các bài hát dân ca và giúp hoc sinh có thể hiểu hơn về cuộc sống của những người nông dân Việt Nam ta ngày xưa diễn ra như thế nào?

Trong “Tâm lý học sáng tạo văn học” M arnaudop có bàn về giá trị nghệ thuật âm nhạc, đã nhấn mạnh vai trò cảm thụ với tu cách là một trong những ngọn nguồn thực sự của bất kỳ một sự nhận thức nào ở chúng ta Cảm thụ và cảm xúc, tư tưởng hình tượng và tư tưởng trừu tượng, biểu tượng và các cảm giác bắp thịt, có thể được tách bạch về mặt lý thuyết là để phân tích, còn trong thực tế, chúng luôn xuất hiện cùng với nhau và xoắn quyện vào với nhau

Trong bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, khi sự giao thoa

và tiếp thu các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên những trào lưu mới trong xã hội và cũng tạo nên những ảnh hưởng không

ít tới sự hình thành, phát triển những nét tâm lý, tính cách của thế hệ trẻ Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc truyền thống, trong đó có dạy hát dân ca hình thành cho thế hệ trẻ những tình cảm đúng đắn với âm nhạc nói chung với âm nhạc truyền thống nói riêng và để hình thanh nhân cách của con người Việt Nam chân chính

Trong giáo dục thẩm mĩ thì giáo dục âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất nhằm hình thành ở học sinh quan hệ thẩm mĩ đúng đắn với hiện thực và với nghệ thuật Giáo dục thẩm mĩ là giáo dục cái đẹp trong suy nghĩ từ đó có được quan niệm cái đẹp đúng đắn của bản thân để học sinh phân biệt được cái thiện, cái ác, cái chính nghĩa, cái phi nghĩa để rồi hướng tới một nếp sống lành mạnh, tích cực, sống theo quy luật của cái đẹp, biết lắng nghe và hưởng thụ cái đẹp trong cuộc sống từ đó khiếu thẩm mĩ ngày càng được tăng lên

Âm nhạc là ngôn ngữ nghệ thuật âm thanh mang đặc trưng của biểu hiện là ngôn ngữ biểu cảm tình cảm Do đó, âm nhạc cũng là một trong những

Trang 18

môn học quan trọng giúp cho học sinh hình thành nhân cách, có lối sống lành mạnh, tư trưởng đạo đức đúng đắn Các bài hát dân ca có khả năng tác động mạnh mẽ vào tâm tư tình cảm của học sinh, giúp phát triển các phẩm chất tư duy, trí tuệ, những tình cảm đạo đức tốt đẹp và quan trọng hơn hết là hình thành ở học sinh ý thức dân tộc và tình yêu với nền âm nhạc truyền thống Từ

đó học sinh sẽ có ý thức giữ gìn và trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc mình Dạy hát dân ca cho học sinh là nhằm giáo dục cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với văn hóa truyền thống Khi được nghe, học các bài hát dân ca đã dần hình thành trong học sinh tình cảm yêu thích Đó cũng là con đường ngắn nhất nhằm bồi dưỡng thị hiếu và tình cảm đạo đức đúng đắn cho học sinh

Việc đưa dân ca vào trong nhà trường là thực hiện theo chủ trương Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có chú ý, hưởng dẫn để các trường học triển khai đưa dạy và học dân ca vào nhà trường góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của dân ca Phát huy những giá trị truyền thống trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng được phần nào nhu cầu về kiến thức âm nhạc dân gian Bởi dân

ca là tinh hoa văn hoá đặc sắc, là linh hồn của dân tộc, thông qua những điệu

hò, tiếng ru, những câu ca, ví dặm đã hình thành nhân cách của mối chúng ta Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, cùng với sự gìn giữ của dân tộc, dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam Vì thế dân ca có nhiều ý nghĩa, vai trò giáo dục trong nhà trường

1.3 Khả năng cảm thụ âm nhạc

1.3.1 Khái niệm âm nhạc

“Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh để tác động đến thính giác” (Mỹ học – Hegen)

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh Cùng với các phương tiện diễn tả âm nhạc như: Giai điệu, tiết tấu, cường độ, âm sắc, cách cấu tạo, hình thức… bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt và

sự vận động của các tình cảm và ý tưởng tất cả những sắc thái tinh tế nhất (Ngô Thị Nam)

Trang 19

Âm nhạc là sự vận động của âm thanh được kiểm soát trong thời gian,

âm nhạc là chuỗi liên tục của các âm thanh và những kết hợp âm thanh được

tổ chức sao cho gây ấn tượng dễ chịu đến người nghe và có thể hiểu được ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đến trí khôn… Những ấn tượng đó có khả năng tác động đến những huyền bí của tâm hồn của chúng ta và các miền tình cảm của chúng ta Ảnh hưởng này khiến chúng ta sống trong một xứ sở mộng mơ của những ước vọng được lấp đầy hay trong một âm cung mơ mộng

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật kết tinh sự nhạy cảm tinh tế cả tâm hồn và thính giác, thể hiện sự mẫn cảm và tài hoa trong lao động trí tuệ của con người

Âm nhạc là tiếng nói của tình cảm, ở đâu có ngôn ngữ bất lực thì ở đấy bắt đầu có âm nhạc

Âm nhạc có những quy luật riêng, bắt nguồn từ những tính chất đặc biệt của nó Bản chất thời gian là một trong những tính chất tối quan trọng và đặc biệt của âm nhạc

Với rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm phát biểu

về âm nhạc, tựu chung lại có thể hiểu “Âm nhạc là một nghệ thuật lấy âm thanh làm phương tiện biểu hiện để khắc họa cuộc sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người”

1.3.2 Cảm thụ

Nói đến cảm thụ là nói đến dạng thông thường nhất của các nội dung cảm tính, nói đến các ấn tượng, do một sự vật nào đó tác động vào các giác quan của chúng ta gây nên: là hình ảnh tâm lý được tạo nên bởi các giác quan bên trong và các rung cảm thông thường, của bất kỳ một cá nhân nào

Người ta chia cảm thụ ra làm hai loại: cảm thụ bất giác và cảm thụ mang tính chất ý trí Cả hai đều quan trọng đối với một nghệ sĩ thiên bẩm Cách phân loại này liên quan đến cảm thụ chủ dộng và cảm thụ động

Theo tâm lý học cổ điển, khi một đối tượng được cảm thụ thì nó có thể cảm thụ được như một đối tượng bất biến, cho dù có những thay đổi như: Màu sắc, vị trí, khoảng cách, tùy thuộc vào khả năng liên tục tổng hợp kinh

Trang 20

nghiệm quá khứ và những ấn tượng cảm xúc hiện tại Trẻ em có khả năng tiến hành sự tổng hợp này để thích nghi với thế giới xung quanh

Trong tâm lý học Gestal, sự cảm thụ được hiểu không phải do sự phân tích đối tượng riêng lẻ như những cảm xúc đơn độc mà là bằng một cái nhìn toàn thể những cấu hình được tạo ra từ những quá trình tri giác

Ngày nay, trong tâm lý học cũng có những khuynh hướng nhìn nhận chiều sâu cảm thụ như cái thuộc tính bản năng, còn những hành vi cảm thụ thì

có thể được giáo dục

Trong phân loại nếu Geothe đã nói tới khả năng cảm thụ tính sắc bén, nhanh nhạy và chính xác, có thể giữ lại lâu dài trong trí nhớ cũng như ảnh hưởng thuận lời đến sự hồi tưởng của mình thì chúng ta cũng có thể đề cập đến khả năng cảm thụ lý tính, vượt qua mức cảm giác, gắn liền với ý thức

Cảm thụ khác với phân tích và khảo cứu Cảm thụ đặc biệt cần sự tinh

tế, nhạy cảm Bởi vậy, khi nào tâm hồn con người trở nên trai sạn, tư duy đi theo con đường mòn thì khả năng cảm thụ sẽ kém đi

Không chỉ cần sự nhạy cảm, cảm thụ còn cần cả vốn sống Khi có vốn thẩm mĩ về đề tài, lĩnh vực nào đó thì sự cảm thụ sẽ trở nên thuận lợi và sâu sắc hơn Như vậy, cảm thụ sâu sắc hay hời hợt là tùy thuộc vào vốn sống, vốn văn hóa, sự tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn mỗi người

Việc khảo cứu phân tích tác phẩm cung cấp những căn cứ cần thiết để cảm thụ đúng Ví dụ, nhờ sự phân tích của giáo viên, học sinh có thể biết

được bài hát “Lý kéo chài - Âm nhạc 8” là bài hát thuộc thể loại dân ca Nam

Bộ, nội dung thể hiện tinh thần lao động và niềm lạc quan, yêu đời của người dân đánh cá, đó là cốt lõi để cảm thụ sâu sắc

Cảm thụ bao giờ cũng là những rung động rất riêng, là sự gạn lọc và soi sáng cá nhận với vốn sống, vốn hiểu biết, sự nhập tâm và trình độ tưởng tượng…

Vì thế có thể nói cảm thụ là nhận biết cái tế nhị bằng cảm tính tinh vi thông qua việc giác quan tiếp nhận sự khích thích của sự vật bên ngoài

Trang 21

Các tính chất khác nhau của âm nhạc mang lại cho ta cảm giác tương ứng Ví dụ một bài hát có tiết tấu nhanh, giai điệu nhí nhảnh sẽ mang lại cho

ta cảm giác vui tươi phấn khởi và ngược lại một bài hát có nhịp điệu chậm, giai điệu trầm khiến cho ta cảm giác buồn Phương thức chiếm lĩnh đối tượng cảm thụ diễn ra chủ yếu bằng tình cảm, bằng những xúc động mang tính trực quan và bằng sự tham gia của yếu tố trực quan

Cảm thụ âm nhạc liên quan đến trí tưởng tượng và cơ chế liên tưởng Cảm thụ nhanh nhạy, tinh tế là cơ sở của sự tiếp thu dễ dàng bài hát và nội dung bài hát Ngược lại việc tiếp thu tốt bài hát lại làm cho việc cảm thụ trở nên sâu sắc hơn

Cảm thụ là cửa mở cho âm nhạc đi vào tâm hồn con người Cảm thụ

âm nhạc là điều không thể thiếu đối với năng khiếu âm nhạc

Cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cũng là sự sáng tạo và là một quá trình đặc biệt phức tạp Ở đó âm nhạc không chuyển tải ý tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ mà dòng âm nhạc được cụ thể hóa chỉ trong sự cảm thụ của người nghe

Khi nghiên cứu phương pháp dạy học âm nhạc cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở… Tiến sĩ Ngô Thị Nam đã xếp cảm thị âm nhạc là một kỹ năng Theo tác giả “Cảm thụ là một kỹ năng hoạt động âm nhạc rất quan trọng, cả trong dạy học phổ cập và chuyên nghiệp Cảm thụ âm nhạc được phân thành hai kỹ năng bộ phận Đó là cảm thụ toàn bộ (trọn vẹn)

và cảm thụ bộ phận (chi tiết)” Cảm thụ toàn bộ là thể hiện phản ứng, cảm xúc đối với sắc thái chung của tác phẩm âm nhạc (bài hát hay bản nhạc) Trong cảm thụ toàn bộ các em theo dõi sự phát triển của hình tượng âm nhạc trong

Trang 22

một hình thức nhất định, được thể hiện bằng tổng hợp các phương tiên diễn tả

âm nhạc một cách liên tục từ đầu tới cuối tác phẩm Cảm thụ toàn bộ là các

em có được cảm xúc chung về tác phẩm

Cảm thụ bộ phận là kỹ năng phân biệt những đặc trưng của ngôn ngữ

âm nhạc, mỗi phương tiện diễn tả âm nhạc: giai điêu, tiết tấu, nhịp độ, cường

độ, âm sắc, âm khu, kết cấu từng phần, từng câu nhạc, thậm chí từng chi tiết nhạc hay mỗi mô típ âm nhạc

Kỹ năng cảm thụ toàn bộ hay bộ phận luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau Ngay khi cảm thụ trọn vẹn tác phẩm hoạt động cảm thụ chi tiết đã diễn ra một cách tự nhiên Cảm thụ bộ phận sẽ đem lại cho khả năng cảm thụ toàn bộ được đầy đủ và hiệu quả, tạo tiền đề cho việc thể hiện âm nhạc ở mỗi học sinh thêm chất lượng, hình thành ở các em khả năng đồng cảm, xúc động với mọi trạng thái tình cảm trong tác phẩm

Đúng như vậy, ở trường Trung học cơ sở Sa Đéc, khi giáo viên cho học

sinh học các bài hát dân ca chẳng hạn như bài hát “Lý kéo chài” dân ca Nam

Bộ, trong chương trình Âm nhạc lớp 8 Học sinh sẽ được theo dõi sự phát triển hình tượng âm nhạc của bài hát một cách liên tục, từ đầu tới cuối bài hát qua sự biểu diễn của giáo viên hoặc tri giác trọn vẹn bài hát qua băng đĩa có thể kèm theo một vài hình ảnh về những hình tượng hay những hoạt động có trong bài hát Qua đó, học sinh có thể hiểu sâu hơn về nội dung bài hát và có được cảm nhận chung về bài hát, tuy nhiên trong khi tri giác bài hát có thể mỗi học sinh lại chú ý đến một vấn đề khác nhau: em thì chú ý đến lời ca, có

em lại chú ý đến giai điệu, tiết tấu… Hai kỹ năng này đã hỗ trộ cho nhau và được tái hiện lại một cách cụ thể nhất trong quá trình học sinh tái hiện lại bài hát, các em có thể vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu của bài hay các em cũng

có thể hoạt động theo nhóm trình bày bài hát kèm theo các động tác phụ họa theo lời của bài hát khiến cho bài hát trở nên sinh động hơn và giúp các em học sinh nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo, khiến tất cả các em trở nên năng động, chủ động trong quá trình học và hơn nữa giúp các em học sinh trung học cơ sở thêm hứng thú và say mê với bộ môn âm nhạc

Trang 23

1.3.4 Khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh

Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Viện ngôn ngữ học,1994: Khả năng là cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để

có thể làm được việc gì

Kỹ năng là khả năng con người vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế Kỹ xảo là kỹ năng đạt đến mức thuần thục

Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao

Tài năng là năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và sáng tạo một công việc gì đó

Như vậy khả năng là điểm xuất phát, là tiền đè cho kỹ năng, kỹ xảo, năng lực, tài năng… hình thành

Theo từ điển triết học giản yếu – Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1987: “Khả năng là cái hiện chưa có, nhưng đó là cái hiện thực sẽ biến thành trong tương lai khi có điều kiện tương ứng”

Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ em có thể chưa rõ, chưa cao nhưng nếu có những điều kiện nhất định giúp trẻ em, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ em sẽ từng bước được hình thành và phát triển

Theo tiến sĩ Ngô Thị Nam “Những biểu hiện về khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh ở những vùng khác nhau về nhiều mặt: văn hóa, kinh tế, phong tục, miền núi, đồng bằng, thủ đô… chênh lệch nhau không nhiều nên

có thể nói khả năng cảm thụ không hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh”

Cơ sở giáo dục khả năng cảm thụ âm nhạc chính là việc tích lũy dần những ấn tượng, những khái niệm sơ giản, riêng lẻ về âm nhạc, tiến đến ghi nhớ tác phẩm và các phương tiện biểu hiện, hình thành trí nhớ âm nhạc và khả năng tái hiện âm nhạc một cách diễn cảm

Cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cũng là sự sáng tạo và một quá trình đặc biệt phức tạp, đa dạng Ở đó, âm nhạc không chuyển tải ý tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ mà dòng hình tượng âm nhạc chỉ được cụ thể hóa trong sự

Trang 24

cảm thụ của người nghe Hàng ngàn người cùng ngồi nghe một tác phẩm âm nhạc nhưng chiều sâu của tư duy, tâm trạng, sự phong phú ở trí tưởng tượng của mỗi người lại hoàn toàn khác nhau Ở từng người, mức độ hứng thú, say

mê âm nhạc cũng khác nhau Có người chỉ thích nghe một thể loại âm nhạc này, một tác phẩm của một nhạc sĩ nào đó và có những kinh nghiệm nghe của riêng mình

Âm nhạc tác động đến thính giác từ những cảm giác nghe âm thanh của con người Sự phát triển khả năng âm nhạc, được tiến hành trong quá trình hoàn thiện tai nghe và kỹ năng phối hợp các vận động của cơ thể đối với âm nhạc Khả năng cảm thụ âm thanh rất khác nhau Bẩm sinh có người đã có kỹ năng này và có người giường như lại điếc với âm thanh, mọi âm thanh đều vô nghĩa Có người có khả năng khám phá một nốt nhạc đàn sai ở mức rất khó tri giác trong một dàn nhạc đó là ông Arturo Toscanini người Ý

Đối với các em học sinh cũng vậy, cùng một bài hát có em biểu hiện tốt, gây được xúc cảm cho người nghe và ngược lại Khả năng cảm thụ âm nhạc của các em được bộc lộ, chuyển tải qua tiếng hát đến với người nghe Do vậy, khi trình bày một bài hát, một tác phẩm chúng ta có thể thấy được khả năng cảm thụ âm nhạc của các em sâu sắc hay nông cạn, hời hợt, có cảm xúc hay nghèo nàn

Biểu diễn âm nhạc chuẩn xác, diễn cảm là phương pháp giúp các em học sinh làm quen với tác phẩm, rèn luyện khả năng cảm thụ âm nhạc, mang đến cho các em những xúc cảm chân thực mới mẻ, tạo cơ sở để các em nhanh chóng lĩnh hội bài hát chuẩn xác và trọn vẹn Các nhà nghiên cứu tâm lý học của học sinh cho thấy rằng: Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ em đã biết nghe và theo từng tháng tuổi khả năng nghe đó phát triển thêm, từ những phản ứng đầu tiên với âm thanh đến những biểu hiện âm nhạc bằng thái độ, bằng những hành động cụ thể Khả năng nghe nhạc cũng tăng dần theo độ tuổi Những biểu hiện cảm xúc âm nhạc và nhu cầu âm nhạc ở trẻ em cũng lớn dần, ổn định và rõ rệt hơn Vì vậy, các em học sinh ở lứa tuổi trung học cơ

sở có khả năng phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc và có những biểu hiện

Trang 25

hành động và cảm xúc sâu sắc hơn, khả năng phát triển nhanh hơn, các em thuộc nhiều bài hát và có thể hát đúng Các kiến thức hiểu biết về âm nhạc nhiều hơn khiến các em có thể đọc được nhạc, phê phán, nhận xét các cuộc biểu diễn âm nhạc

Nhà tâm lý học A Kormann đã phát vấn nhiều người thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau và rút ra những đặc điểm của khả năng cảm thụ âm nhạc như sau: Có cảm xúc nhịp điệu.Nghe và biết những sự khác nhau tinh tế của độ cao âm thanh Có trí nhớ giai điệu âm nhạc tốt Dễ thích nghi trong biểu diễn nhóm.Có năng lực giải thích rõ các bản nhạc

Như vậy, khả năng cảm thụ âm nhạc là khả năng cảm xúc nhận thức nội dung, hình thức tác phẩm âm nhạc thông qua ngôn ngữ, phương tiện diễn tả và hình tượng nghệ thuật âm nhạc, trên cơ sở đó có thể ghi nhớ tác phẩm và tái hiện lại tác phẩm một cách diễn cảm

Học sinh Trung học cơ sở bao gồm trẻ em từ 11-15 tuổi Lứa tuổi này

là giai đoạn đặc biệt của phát triển nhân cách Các em đã trải qua từ lớp một đến lớp năm ở bậc Tiểu học, bắt đầu cấp học mới có rất nhiều thay đổi khác với

ở cấp Tiểu học Sự xuất hiện nhiều giáo viên trong một lớp cùng với số lượng môn học tăng lên và mức độ các nội dung cũng được nâng cao, cùng với sự thay đổi của thời khoá biểu, thời lượng của mỗi tiết học cũng nhiều hơn

Mặt khác, kết hợp với những kinh nghiệm trẻ tích luỹ được từ những năm ở bậc tiểu học, bước sang trung học cơ sở các em bắt đầu xuất hiện ý thức xem xét mình là một cá nhân, có tính tự lập và có sự tự do hơn trong hành động

và nguyện vọng có được vị trí mới trong quan hệ với người lớn

Ưu điểm của tuổi thiếu niên là sự sẵn sàng trong mọi hoạt động, các

em rất thích các hoạt động tự lập, hoạt động theo nhóm, ưa khám phá bài học bằng những hình thức mới mẻ để qua đó phát huy được tính tích cực trong mọi hoạt động của tư duy Có thể nói lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn rất hiếu động, luôn hăng hái trong mọi hoạt động cũng như sự tìm tòi những cái mới Tuy nhiên, do kinh nghiệm sống của các em còn rất hạn chế, có nhiều lúc các

em thường đánh giá khả năng của bản thân không đúng: đánh giá quá cao

Trang 26

hoặc quá thấp Nếu không có người hướng dẫn và uốn nắn kịp thời thì các em

dễ mắc phải những sai lầm trong cuộc sống

Âm nhạc đối với lứa tuổi học sinh phổ thông Trung học cơ sở có những nét đặc điểm tâm lý riêng khác với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học Phần đông, ở lứa tuổi này vốn tích luỹ và hiểu biết về âm nhạc của các

em đã có nhiều hơn

Khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh ở lứa tuổi này đã mang nhiều tính cách khác nhau và có tính độc lập riêng Sở thích từng thể loại âm nhạc, từng tác phẩm hay phong cách âm nhạc của các em cũng khác nhau, có

sự phân hoá rõ rệt Có em thì thích nghe nhạc có lời, có em lại thích nghe nhạc không lời, có em thích nghe bài này, có em lại thích nghe bài khác Có

em thích phong cách âm nhạc của tác giả này, lại có em thích phong cách âm nhạc của một tác giả khác… Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất lẫn tinh thần của lứa tuổi vị thành niên Sự phát triển của các cơ quan phát

âm, hình thành giọng hát của các em cũng theo cơ thể mà dần hoàn thiện Tầm cữ giọng hát của các em ở lứa tuổi này đã phát triển hơn so với học sinh Tiểu học Các em có thể hát rất dễ dàng trong quãng từ âm La đến âm Đô

Âm vực giọng hát của các em tuy chưa rộng nhưng âm vang rất trong trẻo và

dễ nghe

Học sinh đã có khả năng nhạy cảm về âm thanh, có khả năng nắm được cao độ, trường độ, âm hình tiết tấu…và khả năng phát triển năng khiếu của mình Ở lứa tuổi này các em cũng rất thích tham gia các hoạt động âm nhạc như: múa hát tập thể, hát đơn ca, song ca vv…

Mặt khác, do có tính hiếu động, nôn nóng muốn nhanh chóng có được kết quả nên các em thường bỏ qua những quá trình tập trung chú ý, lắng nghe hay quan sát Trong dạy học âm nhạc ở trường phổ thông thường hay gặp trường hợp các em đã biết bài hát trước nhưng lại hát không chính xác

Lý do là do các em không được học bài hát một cách nghiêm túc, bài bản mà chỉ được nghe thoáng qua vài lần rồi hát theo

Trang 27

Học sinh trung học cơ sở có khả năng phản xạ nhanh, nhạy với âm thanh, nếu được tiếp xúc và rèn luyện tích cực các hoạt động âm nhạc, thì khả năng cảm thụ âm nhạc âm nhạc của các em sẽ ngày một phát triển Ở độ tuổi này các em đã có khả năng ghi nhớ có chủ định, có hệ thống, chú ý vào những điều có nội dung, có ý nghĩa tư duy, trừu tượng của âm nhạc

Học sinh trung học cơ sở rất ham thích các hoạt động âm nhạc, các em cũng có thể thu nhận những cơ sở của giáo dục thẩm mĩ, có thể lưu đọng lại những cảm xúc về những cái đẹp trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng Từ đó các em có thể hiểu và hướng tới sáng tạo về nghệ thuật

1.4 Khái niệm biện pháp dạy học và biện pháp phát triển khả năng

cảm thụ âm nhạc cho học sinh trường Trung học cơ sở Sa Đéc

Biện pháp là cách hành động lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích –

Từ điển Tiếng Việt 1997, Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm, Nhà xuất bản khoa

học xã hội

Theo từ điển giáo dục, Nhà xuất bản từ điển bách khoa: Biện pháp là cách tác động có định hướng, có chủ đích phù hợp với đối tượng giáo dục Biện pháp là một trong những thành tố của quá trình giáo dục, có quan

hệ mật thiết và có tính biện chứng với các thành tố khác, đặc biệt là phương

pháp dạy học Theo Từ điển Tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê

chủ biên (2004) biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể Trong mối quan hệ với phương pháp, thông thường biện pháp được hiểu

là cái nhỏ, phương pháp được hiểu là cái đơn, cái bao trùm trong phương pháp chứa đựng các biện pháp… Nhưng ở một số trường hợp thì biện pháp

có thể là cái lớn hơn bao hàm nhiều hệ thống phương pháp, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện, nhằm đạt được múc đích đề ra

Ví dụ: Biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh Trung học cơ sở thì sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và một số biện pháp cụ thể để giúp các em phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc

Tóm lại, biện pháp là một phạm trù mang tính biện chứng nó không phải

là bất biến mà là thay đổi theo sự thay đổi của thực tiễn để ra

Trang 28

Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh Trung học cơ sở về bản chất là quá trình sư phạm được tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp trẻ pháp triển kiến thức âm nhạc một cách toàn diện Biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh trung học cơ sở là cách làm cách tiến hành các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển khả năng có năng lực

và cao hơn là cả hoạt động, sáng tạo âm nhạc

Trang 29

Tiểu kết chương 1

Trong những năm qua khi nước ta bước sang thế kỉ XXI, sự nghiệp giáo dục được quan tâm và đầu tư hơn bao giờ hết, từ đó môn âm nhạc ở trường trung học cơ sở có điều kiện phát triển cao hơn Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì lợi ích quan trọng của

nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện Hơn vậy việc lồng ghép trong chương trình học hát các bài hát dân ca của từng khối học khiến cho các em học sinh có cho bản thân thêm nhiều hiểu biết về cuộc sống của người Việt Nam của các vùng miền hiểu về các phong tục tập quán, các hoạt động lao động sản xuất, hay cả những địa danh các di tích lịch sử… tất cả đều khiến các em học sinh thêm lòng say mê học tập, nghiên cứu tìm

hiểu và chủ động sáng tạo

Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường trung học cơ sở mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hóa âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật, biết cảm thụ và nhận biết âm nhạc một cách sâu sắc, hình thành

ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách

tư duy sắc xảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em hoàn thiện và cân đối về tâm hồn, trí tuệ, thể chất và làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò

Trang 30

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẢM THỤ ÂM NHẠC

QUA CÁC BÀI HÁT DÂN CA CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SA ĐÉC

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, là một bộ phận của nền giáo dục nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện bao gồm: đạo đức, trí dục, thẩm

mĩ, thể dục, lao động Ở trường THCS, mục tiêu của môn học âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm nhạc nhằm phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo nên một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, từ đó có khả năng cảm nhận âm nhạc, cảm nhận cái đẹp, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ

sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam Tuy nhiên, âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song bằng con đường âm nhạc, ta có thể làm tốt việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, rèn luyện trí nhớ, tư duy sáng tạo cho các em học sinh, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh Từ mục tiêu giáo dục của môn học âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy đó là một hướng đi đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức – Trí - Thể - Mĩ Trong nghệ thuật, nhất là âm nhạc, sự sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng Sáng tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc Học sinh THCS đang trong thời kì phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều suy nghĩ và ước mơ về cuộc sống Trong quá trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy sự sáng tạo của học sinh

Trang 31

2.1 Vài nét khái quát về trường Trung học cơ sở Sa Đéc.

Nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, trung du Thị xã Phú Thọ được thành lập ngày 5 tháng 5 năm 1903 trên cơ sở làng Phú Thọ Ngày nay, thị xã Phú Thọ tuy không phải là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh nhưng với bề dày truyền thống phát triển, đã từng là trung tâm tỉnh lị của Phú Thọ ngay từ đầu thế kỷ XX, là nơi trung chuyển nối liền vùng Tây Bắc với đồng bằng Bắc bộ nên có những tiềm năng dồi dào để bứt phá theo kịp xu thế phát triển chung của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và khu vực nói riêng

Phú Thọ là mảnh đất thiêng liêng cội nguồn của dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử Phú Thọ hiện đang lưu giữ và bảo tồn một khối lượng lớn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc trưng, phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp trong tiến trình lịch sử hình thành

và phát triển của quốc gia, dân tộc Cùng với các giá trị văn hóa vật chất như

hệ thống di tích đình, chùa, đền, miếu và các di tích khảo cổ học, Phú Thọ còn

có những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc như tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật trình diễn, hèm tục, dân ca, truyện kể, thơ ca dân gian, mĩ thuật, nghề thủ công truyền thống, y học dân gian, ẩm thực mang đậm sắc thái cội nguồn dân tộc Trong đó, hệ thống lễ hội dân gian là giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu, chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân vùng Đất Tổ từ bao đời nay Theo thống kê, Phú Thọ có 260 lễ hội các loại, trong đó có 223 lễ hội dân gian, 32 lễ hội lịch sử Cách mạng, 5 lễ hội tôn giáo, 1 lễ hội quy mô cấp quốc gia Hiện tại có 92 lễ hội được bảo tồn, lưu giữ hoàn chỉnh cả phần lễ - hội - trò diễn tại các địa phương; 43 lễ hội được tổ chức thường xuyên hàng năm và trở thành nét văn hóa đặc sắc vùng Đất Tổ Nhiều lễ hội đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, độc đáo như: Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, hội Trò Trám Tứ Xã, hội Phết Hiền quan, hội Bơi chải Bạch Hạc, hội Xoan Kim Đức, Phượng Lâu, hội rước voi Đào

Xá, hội giã bánh dày Mộ Chu Hạ, hội nấu cơm thi Gia Dụ… Trong đó, có nhiều lễ hội mà tầm ảnh hưởng đã lan tỏa trong một vùng rộng lớn như Lễ hội

Trang 32

Đền Hùng mang tính cả nước được kết tinh từ nét đẹp các hội làng của vùng Đất Tổ

Bên cạnh đó, Phú Thọ còn có các loại hình di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng khác như: Xoan, Ghẹo, Trống quân, Ví ống, Trình nghề, Chàm thau, Đâm đuống, múa Tùng dí, múa Mỡi, múa Chuông, múa Chim gâu xúc tép của đồng bào các dân tộc; truyện kể dân gian như Truyền thuyết Hùng Vương, chuyện cười Văn Lang Về ẩm thực có các món ăn đặc sắc của các dân tộc như: xôi ngũ sắc, lợn thui, cá đốt, bánh tai, bánh chưng, bánh dày đã khẳng định thêm một lần nữa những dấu tích văn hóa, tín ngưỡng, cuộc sống, phong tục tập quán vô cùng phong phú của các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh

Ngày 24/11/2011, UNESCO đã công nhận Hát xoan - Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại với những giá trị cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần với hình thức nghệ thuật đa yếu tố, gồm có ca - vũ - nhạc, thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ, một tỉnh trung du Việt Nam Hát xoan còn được gọi là khúc môn đình (hát cửa đình), tương truyền có từ thời các vua Hùng

Tiếp theo, ngày 6/12/2012, UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có

Hiện nay, UBND tỉnh Phú Thọ cùng các sở, ban, ngành có chức năng đang nỗ lực thực hiện các chính sách trong công cuộc bảo tồn gìn giữ, phát huy các thế mạnh văn hóa, đồng thời đẩy mạnh quảng bá hình ảnh nét văn hóa truyền thống cội nguồn với tất cả các quốc gia bè bạn trên toàn thế giới

Trang 33

Nhằm tăng cường giao lưu văn hóa, đẩy mạnh phát triển nền du lịch trong và ngoài nước, phát triển kinh tế vùng, nâng cao đời sống nhân dân

Trường THCS Sa Đéc được tách ra từ phân hiệu của trường cấp II III Hùng Vương vào năm 1958, trở thành trường cấp II đầu tiên của Thị xã Phú Thọ Trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến trống Mỹ cứu nước, tỉnh Phú Thọ kết nghĩa với tỉnh Long Châu Sa Năm 1960, đoàn cán bộ Thị xã Sa Đéc (Tỉnh Đồng Tháp hiện nay) ra thăm Thị xã Phú Thọ và đã đến thăm nhà trường Từ đó, trường được đổi tên thành trường cấp II Sa Đéc

Dưới mái trường thân yêu này, trong cuộc kháng chiến trống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã có hàng chục giáo viên, hàng trăm học sinh nhập ngũ, nhiều người đã trở thành anh hùng và lớp lớp các thế hệ học sinh đã trưởng thành, trong đó có nhiều người là sĩ quan cao cấp, những nhà khoa học, nhà quản lý giữ nhiều trọng trách trên các lĩnh vực khắp mọi miền Tổ quốc

Chặng đường hơn 55 năm xây dựng và phát triển, trường THCS Sa Đéc luôn luôn duy trì được phong trào dạy tốt, học tốt Trong thời kỳ đầu của cuộc vận động giáo dục đạo đức cho học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường được công nhận là Đơn vị xuất sắc toàn quốc Đặc biệt, nhà trường đã tạo được mô hình mới về công tác Đội và Sao nhi đồng có hiệu quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng rèn luyện và học tập của học sinh Sa Đéc bay cao bay xa, mô hình Đội và Sao của Sa Đéc đã trở thành bài học kinh nghiệm quý báu được triển khai cho tất cả các liên đội trong toàn quốc học tập Liên đội nhà trường đã hai lần nhận Cờ luân lưu mang chân dung của Bác Hồ và rất nhiều Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục

và Đào tạo

Trong những năm gần đây Trường THCS Sa Đéc luôn luôn ở trong tốp đầu của giáo dục thị xã Phú Thọ, liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị điển hình tiên tiến; Đạt chuẩn Quốc gia bậc THCS Có nhiều thầy,

cô giáo dạy giỏi, nhiều học sinh giỏi, được phụ huynh, học sinh tin yêu Hàng năm, tỉ lệ tốt nghiệp THCS đạt 100%, tỉ lệ học sinh giỏi, khá chiếm 75% Cạc

Trang 34

hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao luôn đi đầu trong toàn thị xã Trường đã được nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Trường THCS Sa Đéc luôn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tích cực ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập, thực hiện tốt cuộc vận động

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học, sáng tạo”… tạo nên một môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, hiện đại

Nhà trường hiện có 35 cán bộ, giáo viên, công nhân viên Trong đó cán

bộ quản lý: 02, giáo viên: 30, nhân viên: 03, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đủ ở các bộ môn Trường có 486 học sinh chia thành 15 lớp, trong đó lớp 7A, 7B, 6A thực hiện dạy theo mô hình trường học mới

Để bộ môn âm nhạc đạt được kết quả ngày càng cao thì đối với ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Phú Thọ nói chung và trường Trung học cơ sở Sa Đéc nói riêng cần phải có một cách nhìn đúng đắn và có sự đầu tư thích đáng cho

cơ sở vật chất cũng như phương tiện dạy học phù hợp với môn học đặc thù này Nhưng qua thực tế chúng tôi thấy ở trường Trung học cơ sở Sa Đéc, cơ

sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học, bàn ghế hầu hết đã cũ hoặc bị hỏng nặng, không có phòng học chức năng riêng của bộ môn âm nhạc Phòng học âm nhạc hiện tại lồng ghép với phòng học các bộ môn khác Khuôn viên sân trường quy hoạch chưa hoàn chỉnh, còn hẹp không thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa Các phương tiện như: đầu đĩa CD, bảng kẻ phụ, đàn organ…còn rất thiếu và đã xuống cấp

2.2 Đặc điểm phát triển tâm lý và sinh lý học sinh ở trường trung học

cơ sở

Để đạt được hiệu quả cao trong bộ môn giáo dục âm nhạc ở trường THCS Sa Đéc, người giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý cũng như khả năng âm nhạc của các em học sinh ở từng khối học của trường

Ở độ tuổi các em, khả năng ghi nhớ và tư duy đã có chủ định, dễ bị thu hút bởi những gì có tính kích thích mạnh Vì vậy, trí tưởng tượng, sự nhạy

Trang 35

cảm mang tính sáng tạo hơn, phát triển một cách gắn bó với đời sống hàng ngày và thế giới xung quanh của các em.

Tính chất cảm thụ âm nhạc ở lứa tuổi các em đã có sắc thái riêng, có sự lựa chọn phức tạp hơn Thính giác của các em phát triển, là điều kiện thuận lợi để các em có khả năng nghe nhạc tốt, cảm nhận, nắm bắt được giọng tốt, phân biệt được độ mạnh, nhẹ của âm thanh và các âm hình tiết tấu

Ở độ tuổi cuối cấp 2 (lớp 8, lớp 9) các em bắt đầu vỡ giọng, âm vực bắt đầu thay đổi, âm vực giọng lúc này của các em thường là quãng 8, quãng 9, các em nam có những em có thể đến quãng 10

Giai đoạn này, khả năng tai nghe của các em tốt, nhận biết nhanh, xác định được trường độ, cao độ, tiết tấu của bài hát hoặc đoạn nhạc một cách dễ dàng Giờ học âm nhạc hay các giờ hoạt động ngoại khóa trong trường THCS

mở ra một bầu không khí vui tươi, phấn khởi cho các em Ngôn ngữ tình cảm của âm nhạc sẽ gợi cho các em niềm xúc cảm về cái đẹp tự nhiên của âm nhạc thông qua các hoạt động trong môn nghệ thuật này

2.2.1 Đặc điểm phát triển sinh lý

Sự phát triển của cơ thể thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối

Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ trong đó

sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục

Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ

5 – 6 em, trọng lượng hàng năm có thể tăng từ 2,5 đến 6 kg, tăng vòng ngực

là yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ

Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các xương sống nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế

Sự tăng các khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối thời kì dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt Tuy nhiên, sự phát triển

cơ của các em trai khác biệt nhất định báo hiệu sự hình thành ở các em những nét khác biệt về cơ thể: con trai cao lên, vai rộng ra, con gái tròn trặn dần, xương chậu rộng ra Sự phát triển của cơ thể diễn ra không cân đối, làm cho

Trang 36

các em lúng túng, vụng về, lóng ngóng Xương chân và tay chóng dài nhưng

cơ phát triển chậm hơn và lồng ngực phát triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thân hình dài, hơi gầy và ít nhiều không cân đối

Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối: thể tích tim tăng nhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn Điều này gây nên những rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu

Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng biệt

Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động cảm mạnh, các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh…

Ở tuổi thiếu niên phản xạ có điều kiện với những tín hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn những phản xả có điều kiện đối với những tín hiệu từ ngôn ngữ Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng có những sự thay đổi, các em nói chậm hơn hay nhát gừng, cộc lốc… Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời, khoảng 15 tuổi trở lên hiện tượng này trở nên cân đối hơn

Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của cơ thể thiếu niên Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể của các em xuất hiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang

ở độ tuổi dậy thì

Biểu hiện bên ngoài chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục

ở các em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng kinh nguyệt Tuổi dậy thì của các em gái vào khoảng 12 – 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kết thúc chậm hơn các em gái khoảng 1, 5 – 2 năm Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển của thiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới: cảm giác về tính người lớn thực sự của mình, cảm giác về tình cảm giới tính mới lạ, quan tâm tới người khác giới

2.2.2 Đặc điểm phát triển tâm lý

Đối với tuổi thiếu niên có một số các rối loạn tâm lý mạng tính chất đặc trưng Nếu như có rối loạn phát triển tâm lý từ trước thì đến tuổi thiếu niên,

Trang 37

chúng cũng sẽ có những biến đổi nhất định Tuổi thiếu niên ở vào khoảng từ

11 – 14 tuổi Đây là khoảng thời gian xảy ra rất nhiều những biến đổi ở các mức độ khác nhau trong cơ thể trẻ, sự hình thành nhân cách được hoàn thiện

Ở góc độ nội tiết, sự hoạt hóa của tuyến yên, của tuyến sinh dục, của tuyến thượng thận được tăng cường dẫn đến sự phát triển mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ thể, các dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện Tuy nhiên, người lớn (thầy

cô giáo, cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ) phải chú ý rằng, những phát triển trong cơ thể trẻ lúc này phát triển chưa đồng bộ với diện mạo to cao bên ngoài như vậy, các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức năng bên trong cơ thể Về trí tuệ, ở giai đoạn lứa tuổi này tiếp tục diễn ra sự phát triển của trí nhớ, đặc biệt trí nhớ có ý nghĩa, chú ý có chủ định và vận động tư duy logic và trừu tượng cũng phát triển mạnh Trẻ thiếu niên hoàn toàn cố khả năng tiếp thu các khái niệm Toán học, Vật lý và Triết học trừu tượng

Mặt khác, sự thay đổi trong lĩnh vực động cơ của nhân cách cũng diễn

ra cùng lúc với động cơ học tập, nhu cầu trong giao tiếp với bạn bè, việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị môi trường của thiếu niên cũng bắt đầu diễn ra Trong quan hệ với cha mẹ, xuất hiện các dấu hiệu từ phản ứng, muốn thoát khỏi sự áp đặt quan niệm của người lớn về các vấn đề khác nhau đến việc bỏ trốn khỏi nhà Liên quan tới việc hình thành tính tích cực nhân cách trong giai đoạn này là đẩy nhanh tính chất mạnh mẽ trong hình thành các dặc điểm nhân cách ở trẻ Chính sự đẩy nhanh tốc độ cả về cơ thể lẫn nhân cách là bước chuyển từ trạng thái trẻ em sang người lớn Sự phụ thuộc vào cha mẹ và người lớn dần phải được thay thế định hướng cho trẻ hướng tới tương lai của chính bản thân trẻ Sự chuyển dịch này đã đưa ra yêu cầu khá cao không chỉ đối với hệ thần khinh trung ương mà cả hệ thống, giá trị chuẩn mực, niềm tin vốn đã được hình thành trước đó ở trẻ

Với những trẻ thiểu năng trí tuệ mức nhẹ vào tuổi thiếu niên, việc định hướng cuộc sống, các kỹ năng tự phục vụ và lao động được cải thiện Tuy nhiên một số chức năng vào lúc này cũng không thể bù trừ, chẳng hạn như xâm kích hay thích tham gia vào các nhóm thiếu niên lịch lãm với tư cách là

Trang 38

thành viên Với trẻ phát triển theo kiểu nhi tính hay chậm phát triển tâm lý có thể được bù trừ nhưng nhân cách cũng như đông cơ vẫn không thoát khỏi nhi tính Còn với trẻ thiếu niên, nhi tính do căn nguyên tâm sinh lý thì chậm phát triển tốc độ chín muồi sinh dục vẫn diễn ra Ở các thiếu niên có tổ thương thực thể hệ thần kinh trung ương các rối loạn trí tuệ có thể được phục hồi tương đối, nhưng hiện tượng mệt mỏi và rối loạn hành vi lại tăng cường Nếu trẻ bị động kinh từ nhỏ và không thể chữa trị kịp thời thì vào tuổi thiếu niên các khiếm khuyết trí tuệ, sự thay đổi nhân cách, biểu hiện sự dữ dằn ngày càng tăng hơn

Những nét tính cách tăng đậm: là hiện tượng thường gặp ở trẻ trung

học cơ sở, đây là phương án cực hạn của chuẩn bình thường và khi đó các nét của tính cách được tăng cường và có phần tăng đậm thái quá

Rơi vào trạng thái này ở trẻ thiếu niên xuất hiện tính nhạy cảm tăng cường với một số các tác động gây chấn thương tâm lý xác định, trong khi lại

ổn định với các tác động khác Tính cách phát triển theo nhiều kiểu khác nhau, mỗi kiểu trong đó đều để lại dấu vết về điểm yếu của và đó là dấu hiệu

để phân biệt các dạng phát triển tính cách tăng đậm

Sự phát triển tính cách tăng đậm thường bộc lộ phát triển ở tuổi thiếu niên, cào giai đoạn hình thành tính cách và theo bám tương đối chặt chẽ với các giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ Tính cách phát triển tăng đậm không phải là bệnh lý mà là các phương án phát triển bình thường nhưng rất dễ dẫn đến các hành vi lệch chuẩn và lâu dài, nếu không được uốn nắn sẽ dẫn đến các bệnh thái nhân cách và lúc đó đời hỏi phải có sự tham gia, can thiệp của các nhà tâm lý học

2.3 Thực trạng dạy và học hát dân ca trong chương trình môn âm

nhạc tại trường Trung học cơ sở Sa Đéc

2.3.1 Thực trạng dạy học hát dân ca tại trường Trung học cơ sở Sa Đéc

Như chúng ta đã biết âm nhạc dân tộc là huyết mạch trong mỗi người dân tộc Việt Nam và việc bảo tồn âm nhạc truyền thống là vô cùng cần thiết Nếu quên đi dòng nhạc truyền thống thì tất cả chúng ta sẽ không thể biết rõ về

Trang 39

cội nguồn của dân tộc mình Hiện nay, hầu hết rằng thế hệ trẻ đều có rất ít vốn hiểu biết về âm nhạc dân tộc Nguyên nhân là do nếp sống mới, người mẹ không còn ru con bằng những tiếng ru “ầu ơ” truyền thống nữa, nên không thể reo vào tiềm thức trẻ những nốt nhạc dân tộc Trẻ em không được hát đồng dao mà thay vào đó là những bài hát người lớn đặt ra cho trẻ em, điều đó không phù hợp với tâm hồn trẻ em Những người nông dân đi cấy cày không còn hát hò đối đáp với nhau, mọi người không còn chủ động, năng động nữa

mà bị thụ động trong việc tiếp xúc với âm nhạc Vì vậy, các em học sinh hiện nay không có điều kiện để biết về âm nhạc dân tộc, không hiểu không biết nhiều nên khả năng cảm thụ âm nhạc rất hạn chế và các em hát không chính xác về giai điệu và cũng chính vì vậy mà âm nhạc dân tộc đang dần bị lu mờ, hòa tan

Do điều kiện phát triển nên các em học sinh đã được làm quen từ rất sớm các dòng nhạc hiện đại như hip hop, Rock….mà dần quên đi những giai điệu đằm thắm của dân ca Việt Nam

Xuất phát từ điều kiện gia đình, sự quan tâm về tinh thần từ phía gia đình đối với các em không được đồng đều, sự khập khiễng về ý thức, nhận thức giữa các học sinh cũng gây không ít khó khăn cho các em trong quá trình nhận thức và cảm thụ dòng nhạc dân ca

Trong những năm gần đây giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông trở thành một môn học không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục con người mới Việt Nam phát triển toàn diện Cùng với các môn học khác, môn học Âm nhạc trong chương trình trung học cơ sở nhằm mục đích giáo dục thẩm mĩ, nâng cao đời sống tinh thần cho lớp trẻ nên đã thu hút được sự chú ý của nhà trường của học sinh Sau nhiều năm thay sách giáo khoa, chương trình Âm nhạc ở trường trung học cơ sở đã được triển khai đồng bộ từ lớp 6 đến hết học kì I lớp 9 đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhà trường phổ thông và của xã hội Mặc dù còn một vài ý kiến trái ngược nhau, nhưng nhìn chung chương trình sách giáo khoa Âm nhạc trung học cơ sở đã thể hiện được những tiêu chí giáo dục thẩm mĩ hết sức cụ thể, có tính khoa học và liên

Trang 40

ngành cao Môn Âm nhạc trong trường trung học cơ sở không nhằm đào tạo những người làm nghề Âm nhạc, những diễn viên, nhạc sĩ hay ca sĩ… mà chính là qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với các môn học khác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như của bậc học

Giáo dục âm nhạc phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về những kiến thức văn hóa mà còn phát huy ở các em năng lực cảm thụ âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa tính cách của các em

Cấu trúc chương trình môn âm nhạc gồm ba phân môn:

- Trong mỗi một tiết học như vậy sẽ cho học sinh luôn được làm quen với các hoạt động nghe, hát, rèn luyện tiết tấu và cung cấp cho các em những tri thức về cái đẹp trong âm nhạc để đáp ứng được yêu cầu của chương trình

- Nội dung và hệ thống của chương trình cũng đã đáp ứng được mục tiêu

đề ra Các hoạt động trong giờ học đã được gắn kết với nhau tạo được sự hưng phấn cho học sinh khi tiếp thu môn âm nhạc

Tuy nhiên, với thống kê ở trên thì trong 4 năm học môn âm nhạc ở trường THCS, các em chỉ được học 7 bài hát dân ca các vùng miền cụ thể là:

1 Vui bước trên đường xa, Dân ca Nam Bộ; SGK Âm nhạc - Mĩ thuật

lớp 6

Ngày đăng: 04/07/2023, 22:19

w