1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án: Nhà máy sản xuất thuốc và vắc xin thú y

78 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Dự Án: Nhà Máy Sản Xuất Thuốc Và Vắc Xin Thú Y
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,8 MB

Cấu trúc

  • Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (6)
    • 1. Tên chủ dự án đầu tư (6)
    • 2. Tên dự án đầu tư (6)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (7)
      • 3.1. Công suất của dự án đầu tư (7)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (7)
      • 3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (14)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (14)
      • 4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất phục vụ dự án (14)
      • 4.2. Nhu cầu sử dụng nước (17)
      • 4.3. Nhu cầu sử dụng điện (18)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (18)
  • Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (21)
    • 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (21)
    • 2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (22)
  • Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (23)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (23)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (23)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (25)
      • 1.3. Xử lý nước thải (28)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (52)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (57)
      • 3.1. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt (57)
      • 3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn công nghiệp (58)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (59)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (60)
      • 5.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn (60)
      • 5.2. Công trình, biện pháp giảm thiểu độ rung (60)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (60)
      • 6.1. Biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (61)
      • 6.2. Phòng cháy, chữa cháy (61)
      • 6.3. Biện pháp ứng phó sự cố hóa chất (62)
      • 6.4. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khu vực lưu giữ chất thải (63)
      • 6.5. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải (63)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: Không có (63)
    • 8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi: Không có (64)
    • 9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học: Không có (64)
    • 10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (64)
  • Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (66)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (66)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (66)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (67)
    • 4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (68)
    • 5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (68)
  • Chương V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (72)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (72)
      • 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (72)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (74)
      • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (74)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (74)
      • 2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác (74)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (74)
  • Chương VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (75)

Nội dung

MỤC LỤC Trang Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2 1. Tên chủ dự án đầu tư: 2 2. Tên dự án đầu tư: 2 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư: 3 3.1. Công suất của dự án đầu tư: 3 3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: 3 3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư: 9 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 9 4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất phục vụ dự án 9 4.2. Nhu cầu sử dụng nước 12 4.3. Nhu cầu sử dụng điện 13 5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư: 13 Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 16 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 16 2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 17 Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 18 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 18 1.1. Thu gom, thoát nước mưa: 18 1.2. Thu gom, thoát nước thải: 20 1.3. Xử lý nước thải: 22 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 46 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 52 3.1. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt: 52 3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn công nghiệp: 52 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 53 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 54 5.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn 54 5.2. Công trình, biện pháp giảm thiểu độ rung 55 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành: 55 6.1. Biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động 55 6.2. Phòng cháy, chữa cháy 56 6.3. Biện pháp ứng phó sự cố hóa chất 57 6.4. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khu vực lưu giữ chất thải 57 6.5. Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải 57 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: Không có 58 8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi: Không có 58 9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học: Không có 58 10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: 58 Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 61 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 61 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: 61 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 62 4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: 63 5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: 63 Chương V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 66 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 66 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 66 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật. 68 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: 68 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: 68 2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án. 68 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm. 68 Chương VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 69

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tư

Công ty Cổ phần tập đoàn Invet

- Địa chỉ văn phòng: thôn Ngọc Lịch, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ông Nguyễn Văn Năm

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: số 0900462455 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 07/9/2009, đăng ký thay đổi lần 11 ngày 14/02/2022

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Forio được UBND tỉnh Hưng Yên chấp thuận chủ trương đầu tư theo giấy chứng nhận đầu tư số 05101000384 do UBND tỉnh cấp ngày 25/02/2011 chấp thuận cho dự án Nhà máy sản xuất giày vải.

Thông báo số 304/TB-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc điều chỉnh dự án “Nhà máy sản xuất giày vải” đổi thành “Nhà máy sản xuất thuốc và vắc xin thú y” trên địa bàn xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm bởi nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Invet

Dự án được UBND tỉnh Hưng Yên chấp thuận đầu tư theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2021.

Tên dự án đầu tư

"Nhà máy sản xuất thuốc và vắc xin thú y"

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên

- Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 23/03/2022 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy sản xuất thuốc và vắc xin thú y”;

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án nhóm B

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư:

Nhà máy sản xuất thuốc và vắc xin thú y đi vào hoạt động với công suất thiết kế 1.200 tấn sản phẩm/năm

Hiện tại, Công ty có kế hoạch tiến hành sản xuất thuốc bột, thuốc tiêm và thuốc nước Đối với mục tiêu sản xuất vắc xin, Công ty chưa có kế hoạch sản xuất và hoạt động Công ty cam kết lập hồ sơ về môi trường theo đúng quy định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi đi vào hoạt động sản xuất sản phẩm vắc xin.

Bảng 1 Quy mô, Công suất của nhà máy

STT Tên sản phẩm Khối lượng Ghi chú

1 Thuốc bột 600 tấn sp/năm Đang sản xuất sản phẩm mẫu

2 Thuốc tiêm, thuốc nước 450 tấn sp/năm

3 Vắc xin 50 triệu liều ~ 150 tấn sp/năm Chưa sản xuất

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

3.2.1 Quy trình sản xuất thuốc bột:

Máy trộn Đóng gói cấp 1 Đóng gói cấp 2

Nhập kho Kiểm nghiệm TP

Hình 1 Quy trình sản xuất thuốc bột

Thuyết minh quy trình sản xuất thuốc bột:

- Điều kiện môi trường sản xuất: Độ ẩm < 27 o C, nhiệt độ < 75 o C

Quá trình rây nguyên liệu được diễn ra tại máy rây để giúp các tiểu phân có kích thước đối với từng loại sản phẩm và đảm bảo độ đồng nhất của bột Đối với mỗi loại thuốc bột khác nhau thì dụng cụ dùng để rây gồm có: Lưới rây, thản rây, đáy rây và nắp rây Lưới rây được lắp giữa than rây và đáy rây, thuỳ theo đường kính mắt rây hoặc cạnh mắt rây mà có các cỡ rây khác nhau Đường đi của tiểu phân càng dài thì khả năng lọt qua lỗ rây càng lớn Khi rây độ ẩm của bột nên vừa phải để không ảnh hưởng đến khả năng rây.

Cho các nguyên liệu sản xuất vào máy trộn theo công thức Đây nắp, vận hành máy trộn lập phương theo SOP – Quy trình vận hành, vệ sinh, bảo trì với thời gian trộn

30 phút, tốc độ 20 vòng/phút (mức 5).

Kết thúc thời gian trộn, xả vào thùng có lót 2 lớp túi PE, dán nhãn và buộc kín.Tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm bán thành phẩm thuốc

IPC kiểm tra cảm quan, độ ẩm thuốc trộn hoàn tất cho phép: ≤ 3,0 % (cài nhiệt độ sấy ẩm 105 o C)

- Giao nhận BTP và bao bì cấp 1:

Tiến hành giao nhận BTP tại phòng biệt trữ chờ ĐGC1 và bao bì cấp 1 sẽ giao nhận tại khu vực nhận bao bì cấp 1.

Khi giao nhận phải có hai người cùng tham gia nhìn cân đảm bảo nguyên liệu đúng số lượng

Vận hành máy chiết bột tự động theo SOP quy trình vận hành, vệ sinh, bảo trì với thông số tốc độ chiết ở mức 1

Chiết bột đủ khối lượng theo yêu cầu chuyển vào khay chứa, sau đó sử dụng máy hàn chân để hàn túi trong khay

Vận hành máy hàn chân theo SOP quy trình vận hành, vệ sinh, bảo trì.

Lưu ý : Trường hợp gói không đạt độ kín do có nhiều bột thuốc bám lên mép túi thì phải sử dụng khăn sạch lau lại mép trước khi hàn

IPC kiểm tra hình thức gói và độ kín theo quy định.

+ Gói < 100 g, sai số khối lượng không quá ± 5% so với quy cách đóng gói.

+ 100 g ≤ gói ≤ 200 g, sai số khối lượng không quá ± 3% so với quy cách đóng gói. Độ kín: Gói không bị xẹp khi dùng lực tay ép mạnh lên gói đã hàn trong 1 phút. Chạy thử kiểm tra độ kín của túi, số lô sản xuất, hạn dùng

Lấy mẫu kiểm tra khi có kết quả đạt yêu cầu thì tiến hành đóng đại trà Định kỳ 30 phút kiểm tra khối lượng gói thuốc và ghi vào phiếu theo dõi quá trình đóng gói.

Dán nhãn bằng tay, căn nhãn vào chính giữa và cách mép túi đã hàn khoảng 3 cm Nhãn yêu cầu dán ngay ngắn, không nhăn, rộp, độ lệch giữa mép bên này với mép bên kia cùng cạnh không được quá 2 mm.

Cài đặt và in số lô sản xuất, hạn dùng và ngày sản xuất trên hộp, nhãn thùng.

In thử để kiểm tra Tiến hành in đồng loạt khi đạt yêu cầu.

Vào hộp, đóng kiện: ghi chép thông tin, số lượng Đặt phiếu đóng gói vào thùng đã hoàn thành Ghi tên người thực hiện và kiểm tra.

- Nhập kho: Lấy mẫu lưu mẫu và kiểm tra thành phẩm.

Nước RO Bình pha chế/ Hòa tan

Chiết rót, đậy Đóng xiết nắp nút

Lọ nút đã xử lý

Nhãn đã in date Nước thải

3.2.2 Quy trình sản xuất thuốc tiêm

Hình 2 Quy trình sản xuất thuốc tiêm

Thuyết minh quy trình sản xuất thuốc tiêm:

+ Cho nước cất vào bồn pha Vận hành bình pha chế theo SOP hướng dẫn vận hành hệ thống pha chế.

+ Cho toàn bộ lượng nguyên phụ liệu có trong công thức vào bồn pha Bổ sung nước cất pha tiêm cho đủ thể tích, tiếp tục khuấy trong 5 phút để đồng nhất dung dịch.

+ Lọc: lọc dung dịch qua hệ thống lọc

+ Lấy mẫu kiểm tra BTP (đo PH, định tính, định lượng, soi độ trong)

- Chiết rót và đậy nút cao su

Vận hành máy chiết rót tự động theo SOP quy trình vận hành, vệ sinh với thông số tốc độ chiết ở mức 2 Chiết dịch đủ thể tích theo yêu cầu

Nước RO Bồn pha chế/ Hòa tan

Chai, nắp đã xử lý

IPC kiểm tra thể tích, hình thức lọ và độ kín theo quy định Lấy mẫu kiểm tra khi có kết quả đạt yêu cầu thì tiến hành đóng đại trà. Định kỳ 30 phút kiểm tra thể tích lọ và ghi vào phiếu theo dõi quá trình chiết rót

Dán nhãn bằng tay, căn nhãn vào chính giữa và cách mép túi đã hàn khoảng 3 cm Nhãn yêu cầu dán ngay ngắn, không nhăn, rộp, độ lệch giữa mép bên này với mép bên kia cùng cạnh không được quá 2 mm.

Cài đặt và in số lô sản xuất, hạn dùng và ngày sản xuất trên hộp, nhãn thùng In thử để kiểm tra Tiến hành in đồng loạt khi đạt yêu cầu.

Vào hộp, đóng kiện : Số lượng 01 lọ/hộp x 20 hộp/thùng Đặt phiếu đóng gói vào thùng đã hoàn thành Ghi tên người thực hiện và kiểm tra.

- Nhập kho : Lấy lưu mẫu và kiểm tra thành phẩm.

3.2.3 Quy trình sản xuất thuốc nước

Hình 3 Quy trình sản xuất thuốc nước Thuyết minh quy trình sản xuất thuốc nước :

Cho 60 lít nước RO vào bồn pha Cho Calci có trong công thức vào bồn pha. Khuấy cho đến khi tan hoàn toàn

Bổ sung nước RO cho đủ thể tích 100 lít Tiếp tục khuấy trong 10 phút để đống nhất dung dịch.

Chiết dịch vào chai cho đủ 1 lít : Vặn van chiết theo chiều mở khoá, cho dịch thuốc Calci chảy vào chai đo đủ 1 lít Rồi đậy nắp chai cho kín, nghiêng chai thuốc để kiểm tra độ kín của nắp chai.

Dán nhãn bằng tay, Nhãn yêu cầu dán ngay ngắn, không nhăn, rộp, độ lệch giữa hai mép với cùng cạnh không được quá 2 mm.

Cài đặt và in số lô sản xuất, hạn dùng và ngày sản xuất trên hộp, nhãn thùng In thử để kiểm tra Tiến hành in đồng loạt khi đạt yêu cầu.

Vào hộp, đóng kiện : Số lượng 01 chai x 20 chai/thùng Đặt phiếu đóng gói vào thùng đã hoàn thành Ghi tên người thực hiện và kiểm tra.

- Nhập kho: Lấy mẫu lưu mẫu và kiểm tra thành phẩm.

3.2.4 Quy trình sản xuất vắc xin Điền đầy Đóng chai (Đậy nắp – siết nắp)

Bảo quản, kiểm tra ( 2-8 oC) Đóng gói

Tem, nhãn dán, hộp đóng gói

Nắp – nút, hấp tiệt trùng

Rửa, sấy tiệt trùng (170oC/60 phút)

Nguyên liệu (Kháng nguyên, bảo quản 2-8oC)

Span, Tween, Marcoo, nước cất

Sản phẩm không đạt chất lượng

Hình 4 Quy trình sản xuất vắc xin

- Thuyết minh quy trình sản xuất vắc xin:

Kháng nguyên nhập sau khi được lọc, kiểm tra độ vô trùng xong được nhân viên ghi nhãn thông tin kháng nguyên vào bảo quản tạm thời trong phòng lạnh 2-8 o C.

Tại công đoạn này, kháng nguyên được bổ sung các chất bổ trợ: Span, Tween, Marcol (Pha dầu) được đồng nhất bằng cách sử dụng bể chứa Homogenizer chưa được phân tách, sau đó thêm pha nước vào pha dầu rồi đồng nhất hóa nó (tiền nhũ tương). Sau khi bổ sung các chất phụ trợ xong, kháng nguyên được chuyển vào bể thử, sau đó tiến hành quá trình nhũ hóa với tốc độ 3000 vòng/phút trong 2 giờ Sau khi nhũ hóa xong, kháng nguyên được chuyển sang công đoạn điền đầy, đóng chai.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất phục vụ dự án

Trong quá trình vận hành ổn định giai đoạn hiện tại Nhu cầu sử dụng nguyên liệu cho sản xuất thuốc bột và thuốc nước, thuốc tiêm thú y của Nhà máy như sau:

Bảng 2 Nguyên, vật liệu, hóa chất chính phục vụ sản xuất

TT Mã hàng Tên hàng ĐVT Số lượng

I Thuốc bột, thuốc nước, thuốc tiêm

Amoxoxicilline Micronised (Ấn Độ) pha tiêm kg 2,090

2 NL.AMOXTQMIC Amoxoxicilline Trihydrate micronized (TQ) kg 2,751

4 NL.BOTDA Bột đá ( Canxicacbonat ) kg 28,774

5 NL.CALGLUCO Calcium gluconate (pha tiêm) kg 1,377

6 NL.COLISTIN Colistin sulphate kg 1,323

8 NL.DOXY Doxycycline Hyclate kg 646

10 NL.DUONGKHAN Đường khan kg 19,297

11 NL.DUONGLACTOSE100 Đường Lactose kg 16,822

12 NL.DUONGVANGCHANH Đường vàng chanh kg 5,474

13 NL.ENROBASE Enrofloxaxin base kg 550

16 NL.HSUA Hương sữa kg 850

17 NL.HUTAM Hút ẩm Gói 14,666

18 NL.LYSIN Lysine bột kg 686

19 NL.N-METHYLPROLIDON N-Methyl Prolidon Lít 2,973

20 NL.PARA Paracetamol nguyên liệu kg 1,795

21 NL.PG PG( Propylen Glycon) kg 9,074

22 NL.SAT01 Sắt nước (dextran 10%) kg 2,152

24 NL.SORBITOLLONG Sorbitol Solution(lỏng) kg 4,110

29 NL.WHEYNGOT Whey ngọt kg 1,392

II Sản xuất vắc xin (chưa sản xuất)

1 Span 80 – LQ (dầu nhũ hóa) Nguồn gốc: Singapore kg 350

2 Penreco Drakeol 5 Nguồn gốc: Singapore kg 450

Polysorbate 80) Nguồn gốc: Singapore kg 230

4 Thymerosal (C9H9HgO2S.Na) Nguồn gốc: Singapore kg 230

5 Marcoll (dầu khoáng trắng) Nguồn gốc: Singapore kg 1460

6 a-Tocopherol (C29H50O2) Nguồn gốc: Singapore kg 60

7 Kháng nguyên PCV2 Nguồn gốc: Singapore kg 7650

8 Kháng nguyên Myco Nguồn gốc: Singapore kg 8500

9 Kháng nguyên FMD Nguồn gốc: Singapore kg 6050

(Nguồn: Công ty Cổ phần tập đoàn Invet)

Các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thuốc thú y đều được nhập khẩu từ nước ngoài, công ty cam kết sẽ thực hiện việc nhập khẩu nguyên liệu theo quy định của pháp luật, cụ thể là khi nhập khẩu nguyên liệu sẽ có hồ sơ xin phép Hồ sơ nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y gồm những tài liệu được quy định tại Khoản 7 Điều 22 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT quy định về quản lý thuốc thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Bảng 3 Nhu cầu về bao bì tính cho 1 năm sản xuất ổn định

STT Loại bao bì Khối lượng Đơn vị Số lượng

2 Túi nhôm loại 1kg cái 480,000

II Thuốc tiêm, thuốc nước

3 Chai thủy tinh 100 ml cái 110,000

4 Chai thủy tinh 20 ml cái 75,000

5 Chai thủy tinh 10 ml cái 45,000

III Vắc xin (chưa sản xuất)

3 Lọ thuỷ tinh 2ml cái 50,000,000

(Nguồn: Công ty Cổ phần tập đoàn Invet)

4.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu sử dụng nước của Dự án cho mục đích sinh hoạt và sản xuất như sau:

+ Nhu cầu nước cho sinh hoạt: Khi dự án chính thức đi vào hoạt động ổn định nhà máy sử dụng khoảng 50 lao động trực tiếp (gồm khối văn phòng và khối sản xuất), nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên như sau:

 Lượng nước thải tính theo đầu người: 100 ÷ 120 lít/người.ngày

Do công nhân làm việc đều là người tại địa phương và không ở lại nguyên ngày, nên lượng nước thải tính định mức: 100 lít /ngày.

Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh: 100 lít/người x 50 người = 5m 3 /ngày.

+ Nhu cầu nước cho hoạt động sản xuất: Theo các sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy, nước thải sản xuất chỉ phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa các dụng cụ và thiết bị sản xuất, nước rửa các bao bì nguyên liệu hóa chất… Mỗi ngày nhà máy cần khoảng

5 m³ nước phục vụ nhu cầu sản xuất (ước tính từ kinh nghiệm sản xuất thực tế của chủ dự án) Như vậy tổng lượng nước thải ước tính khoảng 5 × 80% = 4 m 3 /ngày.đêm.

+ Nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động khác:

Nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây, rửa đường Diện tích đất trồng cây xanh là 3.000 m 2 Lấy định mức tiêu chuẩn để tưới cây là 1,5 lít/m 2 thì lượng nước sử dụng là:

QTC = 3.000 x 1,5 = 4.500 lít/ngày = 4,5 m 3 /ngày.đêm

Nhu cầu sử dụng nước cho phòng cháy chữa cháy:

Căn cứ theo QCVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng, lựa chọn lưu lượng nước cấp cho một đám cháy đạt 15l/s, số lượng đám cháy đồng thời xảy ra là 2 thì lưu lượng nước chữa cháy tại dự án đạt:

Coi thời gian dập tắt đám cháy là 3h, hệ số phục hồi của bể dự trữ là 0,5 thì lượng nước dự trữ cho PCCC ngoài nhà đạt: 108 x 3 x 0,5 = 162 m 3

+ Nhu cầu sử dụng nước cho căng tin:

Khi hoạt động, nhà máy bố trí nhà căng tin tại phía cuối nhà máy Lưu lượng nước sử dụng chủ yếu phục vụ cho hoạt động dọn rửa, pha chế khoảng 4 m 2 /ngày.

Nguồn nước cấp cho Dự án được sử dụng từ mạng lưới cấp nước sạch được cung cấp bởi Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hưng Yên, nước sạch qua hệ thống đường ống dẫn vào các nhà xưởng và khu vực văn phòng.

4.3 Nhu cầu sử dụng điện

Dự án sử dụng điện từ mạng lưới cấp điện chung của xã Trưng Trắc, đảm bảo luôn cung cấp nguồn điện ổn định và đầy đủ Nguồn điện sử dụng trong công ty khi đi vào hoạt động chủ yếu phục vụ các mục đích sau:

- Phục vụ cho hoạt động của các máy móc vận hành dây chuyền sản xuất;

- Phục vụ cho nhu cầu của nhân viên, chiếu sáng xung quanh;

- Hiện tại Dự án đã lắp đặt trạm biến áp trung tâm với công suất 560 KVA từ giai đoạn trước.

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

* Quy mô xây dựng của dự án:

Quy mô các hạng mục công trình của dự án đã được xây dựng và lắp đặt hoàn thiện được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4 Các hạng mục công trình của dự án và tình trạng dự án

TT Các hạng mục công trình chính Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ

Hạng mục công trình xây dựng 16.079 100

1 Nhà điều hành (6 tầng) 401,67 2,5 Đã hoàn thiện

2 Nhà xưởng sản xuất số 1 (1 tầng) 3.500 21,76 Đã hoàn thiện

3 Nhà kho (1 tầng) 934,25 5,8 Đã hoàn thiện

4 Nhà ăn công nhân (1 tầng) 960 6,0 Đã hoàn thiện

5 Nhà nghiên cứu và phát triển công nghệ (5 tầng) 1.500 9,3 Chưa xây dựng

6 Khu xử lý kỹ thuật + PCCC 1.150 7,15 Đã hoàn thiện

TT Các hạng mục công trình chính Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ

7 Cổng + Bốt bảo vệ 20 0,125 Đã hoàn thiện

8 Hồ điều hòa + PCCC 300 1,8 Đã hoàn thiện

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Invet)

Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình của dự án được thể hiện tại bản vẽ tổng thể của dự án. Đối với các công trình bảo vệ môi trường, Công ty đã đầu tư so với quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 701/QĐ-UBND ngày 23/03/2022 của UBND tỉnh Hưng Yên, cụ thể như sau:

Bảng 5 Các công trình bảo vệ môi trường của dự án

TT Công trình BVMT Đơn vị

1 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải

1.1 Hệ thống thu gom nước mưa HT 01 01 Không thay đổi

1.2 Hệ thống thu gom thoát nước thải HT 01 01 Không thay đổi

2 Hệ thống xử lý nước thải

2.1 Hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy công suất

Không thay đổi (cải tạo từ hệ thống XLNT cũ)

3 Hệ thống xử lý bụi và khí thải của nhà máy

3.1 Hệ thống điều hòa, lọc không khí đảm bảo tiêu chuẩn GMP HT 01 01 Không thay đổi

4 Công trình xử lý, quản lý CTR và CTNH

4.1 Khu chứa CTR thông thường:

CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp m 2 7,5 7,5 Thay đổi vị trí xây dựng 4.2 Khu lưu giữ CTNH m 2 7,5 7,5 Thay đổi vị trí xây dựng

* Tổ chức quản lý và thực hiện tại cơ sở

Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty như sau:

- Hành chính văn phòng: 10 người

- Bộ phận sản xuất: 40 người

Công ty hoạt động theo nhu cầu cầu của thị trường và đặc tính của sản phẩm. Thời gian làm việc 01 ca/ngày theo chế độ làm theo ca 8 giờ, người lao động được ký hợp đồng lao động theo quy định của Luật lao động, những ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước và của Công ty Tổng số ngày hoạt động của Công ty tuân thủ theo luật lao động

Người lao động tại Công ty được hưởng các chế độ theo luật lao động và theo quy định của nhà nước: được đóng BHXH, BHYT, công đoàn và tham gia các tổ chức xã hội khác.

Nhân viên được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng hộ lao động cần thiết khi làm việc, Công ty tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên Đồng thời đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho người lao động Ngoài ra, lao động tại công ty còn được đóng bảo hiểm y tế và tham gia các tổ chức xã hội khác.

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

- Theo Quyết định số 450/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 13/4/2022 về việc Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì tầm nhìn và mục tiêu cụ thể như sau:

+ Về tầm nhìn đến năm 2050: Môi trường Việt Nam có chất lượng tốt, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn của nhân dân; đa dạng sinh học được gìn giữ, bảo tồn, bảo đảm cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội hài hòa với thiên nhiên, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp được hình thành và phát triển, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050

+ Về mục tiêu đến năm 2030: Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước Do đó, dự án đầu tư là phù hợp với chiến lược BVMT quốc gia.

- Quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: Hiện nay tỉnh Hưng Yên chưa ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.

- Dự án được thực hiện trên địa bàn xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên địa điểm thực hiện dự án được đánh giá là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện Văn Lâm cũng như tỉnh Hưng Yên

- Địa điểm thực hiện dự án có nhiều nhà máy, xí nghiệp hoạt động.

- Cơ sở hạ tầng về điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc tại địa phương được đầu tư tương đối đầy đủ Do đó dự án đang sử dụng các cơ sở hạ tầng hiện có tại địa phương

- Về quy hoạch đô thị: Địa điểm thực hiện dự án không nằm trong quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng các khu chức năng của tỉnh và huyện Văn Lâm.

Ngoài ra, việc thực hiện dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất sản xuất thuốc và vắc xin thú y” sẽ đáp ứng nguồn cung vắc xin và thuốc thú y cho hoạt động chăn nuôi trong và ngoài nước Mặt khác, hoạt động của dự án đóng góp một phần thuế vào ngân sách của tỉnh Hưng Yên góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Bên cạnh đó, hoạt động của dự án cũng giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động tại địa phương cũng như một số huyện lân cận trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Các tác động tới môi trường của cơ sở phát sinh đã được đánh giá đầy đủ trong giai đoạn thực hiện đánh giá tác động môi trường

Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình vận hành dự án được chủ dự án thu gom, xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án đảm bảo đạt QCĐP 02:2019/HY (Kf =1,2; Khy= 0,85; Kq= 0,9) ở bể khử trùng được theo đường ống PVC D110 đấu nối vào hệ thống cống thoát nước thải chung của khu vực phía Bắc của Dự án.

Hệ thống điều hòa, lọc không khí cho các phòng sạch đảm bảo tiêu chuẩn GMP, tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT, QCVN 27:2010/BTNMT, QCVN 05:2013/BTNMT và các Quy chuẩn môi trường hiện hành khác có liên quan Khí thải phát sinh từ hệ thống lọc gió HVAC đực xử lý bằng hệ thống xử lý khí thải (tháp xử lý) để khí thải đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ.

Vì vậy, hoạt động sản xuất của cơ sở phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường và quy hoạch của địa phương.

Nước mưa chảy tràn bề mặt toàn bộ dự án Nước mưa thu từ mái các hạng mục xây dựng

Hố ga thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước chung

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa: a Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

Toàn bộ nước mưa được thu gom theo hệ thống cống gom như sau:

Hình 5 Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn

Nước mưa bao gồm nước mưa mái, ban công và nước mưa bề mặt:

+ Nước mưa mái được thu gom bằng các phễu thu mưa vào ống đứng PVC D90 tự chảy về rãnh thu nước tầng kỹ thuật, thoát vào đường ống đứng D110 sau đó tự chảy về các ống ngang thu gom các đường trục PVC D160 - D200 tại trần tầng 2 sau đó tự chảy theo đường ống PVC D250 dẫn xuống tầng 1 và ra ngoài bằng hố ga thu gom và tự chảy ra mương thoát nước.

+ Toàn bộ nước mưa được thu gom tự chảy về các hố thu dọc theo dự án và tự chảy theo tuyến cống thoát ra hệ thống tiêu thoát nước mưa của khu vực trước cổng nhà máy.

Các thông số kỹ thuật hệ thống thoát nước mưa của dự án như sau:

Bảng 6 Thông số kỹ thuật hệ thống thoát nước mưa của dự án

STT Hạng mục Thông số kỹ thuật Kết cấu

1 Ống thoát nước mưa mái D90,

D110, D250 - Chiều dài: 280m Vật liệu: Nhựa PVC

1200x1200x600mm: 19 hố 1600x1600x1200mm: 16 hố 1800x1800x1400mm: 02 hố 2000x2000x1600mm: 02 hố

Tường xây gạch chỉ (10,5x6x22)cm, vữa XM mác 100#, phía trong trát vữa XM mác 75# dày 1,5cm; móng đổ bê tông mác 200#, láng nền sàn VXM mác 150# chiều dày 2cm, nắp đậy bằng tấm đan BTCT

Tường xây gạch chỉ (10,5x6x22)cm, vữa XM mác 100#, phía trong trát vữa XM mác 75# dày 1,5cm; móng đổ bê tông mác 250# đá 1x2, láng nền sàn VXM mác 150# chiều dày 2cm, nắp đậy bằng composite để thuận tiện đóng mở kiểm tra

(Nguồn: Bản vẽ hoàn công của Dự án) Để hạn chế mức thấp nhất lượng tạp chất bị cuốn trôi theo nước mưa vào môi trường, Cơ sở đã tiến hành đổ nhựa đường và bê tông hóa toàn bộ đường nội bộ,thường xuyên quét dọn, vệ sinh khu vực nhà xưởng Định kỳ thực hiện nạo vét cặn lắng rãnh thoát nước để đảm bảo cho việc tiêu thoát nước trong quá trình hoạt động.

Nước thải sinh hoạt: Nhà điều hành, nhà ăn, xưởng sản xuất Nước thải sản xuất

Bể tự hoại Hố thu nước thải β- lactam

Hệ thống xử lý nước thải 15m3/ngày đêm

Hố thu nước thải non β- lactam

Hố gom nước thải sinh hoạt

Hình ảnh hố ga, hệ thống thoát nước mưa của cơ sở

(Bản vẽ tổng mặt bằng thoát nước mưa được đính kèm phụ lục)

- Vị trí xả nước mưa: Nước mưa sẽ được thu gom và thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực

Toạ độ vị trí xả nước mưa của Dự án (theo hệ toạ độ VN 2000):

1.2 Thu gom, thoát nước thải: a Hệ thống thu gom, thoát nước thải

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải của dự án được thể hiện như sau:

Hình 6 Quy trình thu gom nước thải của dự án

- Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn sau đó được thu gom dẫn bằng đường ống PVC D140 đưa về hố gom nước thải sinh hoạt trước khi đưa vào hệ thống xử lý tập trung.

- Nước thải của nhà máy bao gồm 5 nguồn:

+ Nguồn số 1: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu nhà điều hành;

+ Nguồn số 2: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu nhà ăn;

+ Nguồn số 3: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu khu vực sản xuất;

+ Nguồn số 4: Nước thải sản xuất non β- lactam;

+ Nguồn số 5: Nước thải sản xuất β- lactam.

Lượng nước thải phát sinh ước tính khoảng 5m 3 /ngày.đêm.

Lượng nước thải sản xuất phát sinh của toàn bộ dự án khoảng 4m 3 /ngày.đêm.

Nước thải của nhà máy sản xuất thuốc và vắc xin thú y có dòng chứa thành phần kháng sinh, cụ thể là các vòng β-lactam, các chất này sẽ tiêu diệt vi sinh vật; nên trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy, chúng ta cần phá bỏ vòng β-lactam bằng ozon.

Nước thải dòng non β-lactam và dòng β-lactam sau khi được phá vòng thì được bơm sang bể hóa lý, có bổ sung hóa chất keo tụ- tạo bông để giảm hàm lượng COD có trong nước thải.

Nước thải sau khi ra bề lắng thì chảy về hệ thống xử lý sinh học chung cùng với dòng nước thải sinh hoạt.

Toàn bộ nước thải phát sinh được đưa về 2 bể gom tại hệ thống xử lý nước thải tập trung (bể gom nước thải sinh hoạt và bể gom nước thải sản xuất) và xử lý qua hệ thống xử lý Nước thải sau khi được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải ở bể khử trùng theo đường ống PVC D110 đấu nối vào hệ thống cống thoát nước thải chung của khu vực phía trước Dự án.

Bảng 7 Bảng tổng hợp các thông số kỹ thuật hệ thống thu gom, thoát nước thải

Hạng mục Thông số kỹ thuật Chức năng Đường ống

- Vật liệu: Ống nhựa PVC D140;

- Chiều dài: 718,2m.( đường ống thu gom nước thải sinh hoạt khoảng 564,5m; đường ống thu gom nước thải sản xuất khoảng 153,7m)

Thu gom nước thải về hệ thống xử lý nước thải Đường ống

PVC D110 - Vật liệu: Ống nhựa PVC D110;

- Chiều dài: 10m. Đấu nối nước thải sau xử lý vào hệ thống cống thoát nước phía trước dự án

- Kết cấu: Tường xây gạch chỉ (10,5x6x22)cm, vữa XM, phía trong trát vữa XM mác 75# dày 1,5cm; móng đổ bê tông mác 200#, láng nền sàn VXM mác 150# chiều dày 2cm, nắp đậy bằng tấm đan BTCT

Thu gom và lắng cặn nước thải trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải

Nước thải từ bể khử trùng sau xử lý của hệ thống XLNTĐường ống thoát nước của dự án PVC D110Hệ thống thoát nước chung của khu vực dọc theo đường giao thông phía Bắc Dự án

Hạng mục Thông số kỹ thuật Chức năng Điểm xả

- Kết cấu: Tường xây gạch chỉ (10,5x6x22)cm, vữa XM mác 100#, phía trong trát vữa XM mác 75# dày 1,5cm; móng đổ bê tông mác 250# đá 1x2, láng nền sàn VXM mác 150# chiều dày 2cm, nắp đậy bằng composite để thuận tiện đóng mở kiểm tra

Xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước thải của khu vực b Điểm xả nước thải sau xử lý

- Vị trí xả thải: Điểm đấu nối với hệ thống thoát nước chung của khu vực dọc theo đường giao thông phía Bắc dự án trên địa bàn xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Toạ độ vị trí xả nước thải của Dự án (theo hệ toạ độ VN 2000):

- Nguồn tiếp nhận nước thải: Hệ thống thoát nước chung của khu vực dọc theo đường giao thông phía Bắc dự án trên địa bàn xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Hệ thống cống thoát có khả năng tự chảy tương đối tốt không gây ngập úng kéo dài cho khu vực vào mùa mưa.

- Chế độ xả thải: Liên tục 24/24h

- Phương thức xả thải: Tự chảy

Hình 7: Hệ thống thoát nước thải của Công ty

- Nước thải sinh hoạt của Công ty sau khi xử lý được dẫn qua ống nhựa PVC 110 khoảng 10m đấu nối với Hệ thống thoát nước chung của khu vực dọc theo đường giao thông phía Bắc Dự án.

1.3 Xử lý nước thải: a Bể tự hoại 3 ngăn

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

a Đơn vị thiết kế, thi công và giám sát hệ thống điều hòa, lọc không khí và cấp khí tổng

- Đơn vị thiết kế, thi công:

+ Tên đơn vị: Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Hà Anh Vina

+ Địa chỉ liên hệ: số 106, tổ dân cư số 2, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

- Đơn vị giám sát công trình: Công ty Cổ phần tập đoàn Invet b Thuyết minh công nghệ xử lý

Do dự án được thực hiện với mục tiêu sản xuất thuốc thú y nên nhà xưởng sản xuất của dự án phải được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn GMP (quá trình sản xuất được thực hiện trong điều kiện sạch bụi, tiệt trùng và nhiệt độ phòng sạch luôn duy trì trong khoảng 27 0 C) Các phòng đều là các phòng kín, có cửa ra vào riêng và có hệ thống diệt khuẩn trước khi ra vào phòng đồng thời chủ dự án lắp đặt 01 hệ thống cấp, điều hòa và lọc không khí tổng cho các phòng để đảm bảo không khí trong các phòng này là không khí sạch và có nhiệt duy trì trong khoảng 27 0 C Không khí sạch từ hệ thống điều hòa,cấp khí tổng sẽ cấp đến các qua hệ thống đường ống cấp khí và cửa cấp khí bố trí phía trên nóc các phòng Không khí trong phòng sẽ được thu gom lại qua các cửa hút khí bố trí bên trên nóc các phòng,… và dẫn về hệ thống điều hòa, lọc không khí và cấp khí tổng theo lưu trình như sau:

85 % tuần hoàn lại hệ thống trao đổi nhiệt để cấp cho phòng sạch 15 % thải ra ngoài môi trường qua đầu ra ống thoát khí

Màng lọc thô, lọc tinh, lọc HEPA loại bỏ 99,97% bụi và vi khuẩn

Không khí tươi bên ngoài môi trường

Hệ thống trao đổi nhiệt

Không khí sạch có nhiệt độ khoảng 270C cấp cho phòng sạch qua các đầu cấp khí trên nóc các phòng sạch Khí thải từ phòng sạch

Họng hút lắp phía trên nóc các phòng sạch

Màng lọc thô và màng lọc than hoạt tính

Hình 10 Sơ đồ hệ thống HVAC

Các máy móc, thiết bị của hệ thống điều hòa, lọc không khí và cấp khí tại nhà máy được trình bày cụ thể trong bảng sau:

Bảng 12 Thông số kỹ thuật của hệ thống

T Tên thiết bị Số lượng Thông số kỹ thuật

1 Ống hút - - Tiết diện: 200x200mm, 250x250mm,

- Vật liệu: Ống thép mạ kẽm dạng tròn xoắn

- AHU: vỏ ngoài kim loại thép tráng kẽm, bảo ôn polyethylene, bề mặt xử lý photphat phun sơn dạng bột và sơn bóng chống gỉ

Quạt hút về hệ thống HVAC và về tháp xử lý khí

- Quạt hút về hệ thống HVAC: 50 chiếc

- Quạt hút về tháp xử lý khí: 01 chiếc Loại Quạt hút ly tâm gián tiếp – Lưu lượng: 5.500-6000m 3 /h.

3 Đường ống dẫn: ống gió cấp và ống gió hồi

- Vật liệu: Ống thép mạ kẽm dạng tròn xoắn

- Tiết diện: Dao động từ D300mm - D1100mm 300x300mm, 400x400mm, 600x400mm, 700x400mm, 800x400mm, 900x400mm, 1000x400mm, 1100x400mm

- Tháp hình trụ Inox 304 dày 2mm.

- Số lượng Bec phun: 03 cái

- Lớp đệm tạo màng nước: 03 lớp

11 Bơm nước dàn phun 01 chiếc - Công suất: 0,75 kW, IP: 65

(Nguồn: Thuyết minh và bản vẽ hoàn công hệ thống xử lý khí thải)

Một số hình ảnh hệ thống lọc khí và thông gió của Nhà máy c Quy trình vận hành hệ thống lọc gió HVAC, tháp xử lý khí thải

Hệ thống xử lý khí HVAC hay hệ thống điều hòa không khí để kiểm soát các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, giới hạn tiểu phân, giới hạn nhiễm khuẩn và áp suất tại các phân xưởng sản xuất trước khi thải ra môi trường. Đầu tiên, không khí tươi ngoài môi trường được quạt hút của hệ thống điều hòa, lọc khí phòng sạch hút lại và chuyển qua màng lọc thô, màng lọc tinh, màng lọc HEPA để loại bỏ hết các hạt bụi và vi sinh vật có trong không khí với kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,3 àm và hiệu suất lọc của hệ thống màng lọc đạt 99,97% Khụng khớ sạch bụi và vi khuẩn được chuyển tiếp đến hệ thống trao đổi nhiệt.

Tại hệ thống trao đổi nhiệt, tùy theo nhiệt độ của không khí bên ngoài môi trường hút vào hệ thống có nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn 27 0 C mà không khí được trao đổi nhiệt với hệ thống trao đổi nhiệt để đưa nhiệt độ của không khí về nhiệt độ 27 0 C Hệ thống trao đổi nhiệt sử dụng điện và khí gas để trao đổi nhiệt gián tiếp với không khí cấp vào hệ thống trao đổi nhiệt.

Sau khi không khí được lọc sạch bụi, vi khuẩn và đưa nhiệt độ về 27 0 C được cấp cho các phòng sạch (phòng cân, phòng phòng rây trộn, phòng sấy, phòng đóng gói…) qua đầu cấp khí sạch lắp đặt phía trên nóc mỗi phòng sạch.

Không khí trong các phòng sạch được các họng hút lắp đặt phía trên nóc phòng sạch thu gom lại và dẫn qua lớp màng lọc thô, màng lọc than hoạt tính Toàn bộ lượng không khí này sẽ được màng lọc thô, màng lọc than hoạt tính lọc sạch hết bụi, mùi có trong không khí.

Không khí sau khi được lọc sạch xong thì 85% lượng không khí được chuyển trở lại hệ thống trao đổi nhiệt để trao đổi nhiệt và tuần hoàn trở lại các phòng sạch giúp giảm điện năng tiêu thụ cho hệ thống còn 15% lượng không khí được thải ra ngoài môi trường qua đầu ra ống thoát khí Lượng khí thải thải đi được cấp bổ sung bằng lượng khí tươi từ môi trường bên ngoài vào để đảm bảo nồng độ oxi trong môi trường không khí sạch của các phòng sạch.

Với việc lắp đặt 01 hệ thống điều hòa, lọc không khí cho các phòng sạch thì các phòng sạch của dự án luôn được đảm bảo tiêu chuẩn GMP để sản xuất các sản phẩm thuốc thú y của dự án.

Tháp xử lý khí được lắp đặt để đảm bảo khử mùi phát sinh từ các phòng ban trong xưởng sản xuất cho 15% khí thoát ra ngoài môi trường đạt tiêu chuẩn GMP. Công suất quạt hút của tháp xử lý khí được lắp đặt là 2.2kW, lưu lượng 5.500 - 6.000 m 3 /h.

Khoang hấp phụ mùi lần 1: Nước sạch được phun dạng mưa vào khoang này và tưới đều lên mặt đĩa tháp, tạo ra một lớp nước mỏng để lọc khí khi đi qua đĩa tháp này và hoà trộn với các bụi mưa nước được phun ra trong khoang này Toàn bộ hiện tượng này tạo ra sự hoà trộn giữa pha khí và pha lỏng, và pha lỏng sẽ lấy đi một phần các phân tử mang mùi và các tạp chất khác > Làm cho khí sau khi qua khoang này được lọc sạch hơn.

Khoang hấp phụ mùi lần 2: Khoang này được lặp lại như ở khoang hấp thụ mùi lần 1, nhưng được tăng cường bằng mặt đĩa tháp dạng kép để tạo ra đường đi của khí thải gặp zíc zắc và sự hoà trộn giữa pha khí và lỏng được tốt hơn Nước sạch cũng được phun dạng mưa vào khoang này và tưới đều lên mặt đĩa kép của tháp, tạo ra 2 lớp nước mỏng để lọc khí khi đi qua tầng đĩa tháp này và hoà trộn với các bụi mưa nước được phun ra trong khoang này Toàn bộ hiện tượng này tạo ra sự hoà trộn giữa pha khí và pha lỏng, và pha lỏng sẽ lấy đi một phần các phân tử mang mùi và các tạp chất khác > Làm cho khí sau khi qua khoang này được lọc sạch hơn nữa.

Khoang hấp phụ mùi lần 3: Khoang này được cán 1 lớp than củi đủ dầy để tạo ra như một lớp màng lọc dạng mao dẫn của than Khí đi qua khoang này sẽ được hấp thụ mùi lần thứ 3 và Làm cho khí được lọc sạch hơn nữa.

Khí thải Tháp xử lý

- Kiểm tra nguồn điện cấp an toàn và đảm bảo.

- Đối với tháp khử mùi:

+ Pha 1,25 kg NaOH tinh thể vào 250 lít nước (có vạch mức) Khuấy đều để NaOH tan hết.

+ Bật bơm để NaOH được phun tạo sương vào tháp.

+ Bật quạt hút để hút khí thải đưa vào tháp xử lý.

+ Khi dung dịch trong bình pha được hút hết, đóng van trên bình pha, mở van bình chứa để bơm hoạt động bình thường.

+ Tiếp tục pha dung dịch NaOH 5% lần 2 Khi NaOH đã hòa tan hết, đóng van bình chứa, mở van bình pha để hút dung dịch vào tháp.

+ Khi dung dịch được hút hết, đóng van bình pha, mở van bình chứa để bơm hoạt động bình thường. d Quy trình khắc phục sự cố

+ Sự cố hệ thống lọc gió HVAC ngừng hoạt động do mất điện lưới thì sẽ khắc phục bằng cách đưa máy phát điện dự phòng đi vào hoạt động và đổi điện nguồn.

+ Trường hợp sự cố hệ thống lọc gió HVAC ngừng hoạt động do hết hạn lớp vật liệu hấp phụ bằng than củi thì biện pháp phòng ngừa bằng cách định kỳ bảo dưỡng và thay thế vật liệu hấp phụ theo quy định của nhà sản xuất.

+ Chuẩn bị một số bộ phận, thiết bị dự phòng đối với một số các bộ phận dễ hư hỏng như: quạt hút, chụp hút…

+ Thường xuyên kiểm tra việc vận hành các thiết bị của hệ thống xử lý;

+ Luôn đảm bảo lượng dung dịch hấp thụ (dung dịch NaOH) dự trữ để thay thế hoặc bổ sung khi cần thiết; e Các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng

- Các loại hóa chất, nguyên liệu dự án sử dụng cho hoạt động của tháp xử lý mùi: Than củi cán, NaOH dạng tinh thể

- Các loại hóa chất, nguyên liệu sử dụng cho hệ thống HVAC: tấm màng lọc bụi và than hoạt tính.

+ Than củi cán: 2 năm/lần.

+ Than hoạt tính: 6 tháng/lần.

+ Tấm màng lọc bụi: 6 tháng/lần.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.1 Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt: a Khối lượng, chủng loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh:

- Thành phần: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu là bao bì, hộp đựng thức ăn, đồ uống bằng nilon, nhựa, thủy tinh,

- Khối lượng phát sinh: Trung bình khoảng 15kg/ngày. b Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý:

+ Công ty bố trí các thùng chứa rác dung tích 200l tại các khu vực như sau: 01 thùng dọc mỗi hành lang của nhà ăn công nhân (tổng 02 thùng); nhà điều hành: 01 thùng; 04 thùng tại khu xưởng sản xuất.

+ Tại 2 bên đường nội bộ của dự án bố trí 4 thùng rác dung tích 30 lít Hàng ngày, nhân viên vệ sinh đến thu gom và vận chuyển về khu lưu giữ rác thải tạm thời. Kho chứa chất thải thông thường có diện tích 7,5m 2 đặt tại khu kỹ thuật phía Bắc

Dự án Kho chứa có mái che nắng, mưa, sàn đổ bê tông kín đảm bảo không để nước mưa rơi xuống, ngấm vào rác tràn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường Kho chứa chất thải thông thường được chia làm 02 ngăn để lưu giữ chất thải rắn xinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp riêng Ngăn chứa CTR sinh hoạt được bố trí 02 thùng chứ bằng nhựa dung tích 200l.

Chủ dự án sẽ kí hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý chất thải và thu mua phế liệu với đơn vị có đủ chức năng và giấy phép để vận chuyển xử lý đúng quy định (Công ty đã ký hợp đồng với Công ty TNHH TM và SX Đại Kim).

3.2 Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn công nghiệp: a Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp phát sinh:

+ Chất thải rắn công nghiệp phát sinh chủ yếu là bao bì, vỏ túi bị lỗi, thùng carton, chai lọ hỏng, PVC từ hoạt động sản xuất; bìa giấy, chai nhựa, từ hoạt động văn phòng Khối lượng phát sinh khoảng 230kg/năm.

Bảng 13 Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong quá trình vận hành tại dự án

TT Thành phần Đơn vị Khối lượng

1 Chất thải từ quá trình sản xuất (bao bì, bìacarton, nilon, PVC, …) kg/năm 170

2 Chất thải rắn từ hoạt động văn phòng (bìa, thùng giấy, chai nhựa,….) kg/năm 60

Tổng 230 b Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý:

Công ty bố trí các thùng rác 30lit ở các phòng đóng gói, kho nguyên liệu tại xưởng sản xuất, dọc hành lang xưởng sản xuất, hành lang khu văn phòng.

Chất thải công nghiệp (bao bì, vỏ túi lỗi) từ xưởng sản xuất, nhà kho nguyên liệu được thu gom, phân loại và lưu giữ tại khu vực lưu giữ chất thải rắn thông thường có diện tích 7,5m 2 đặt tại khu kỹ thuật phía Bắc Dự án.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

a Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh:

Chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất của Nhà máy phát sinh từ các hoạt động sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất chủ yếu gồm giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ, mực in, vỏ thùng,

Bảng 14 Khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình vận hành tại dự án

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại

Số lượng trung bình (kg/năm)

1 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải Rắn 4,2 16 01 06

2 Dầu thuỷ lực tổng hợp thải Lỏng 0,5 17 01 06

Bao bì kim loại cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH, hoặc chứa áp suất chưa bảo đảm rỗng hoặc có lớp lót rắn nguy hại như amiang) thải

4 Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải Rắn 1,8 18 01 03

Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

Than hoạt tính (trong buồng hấp phụ) đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí thải Rắn 12 12 01 04

7 Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải Bùn 250 03 05 08

Tổng khối lượng CTNH phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án ước tính khoảng 295,1kg/năm b Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý:

Chất thải nguy hại được thu gom, phân loại chất thải nguy hại theo mã CTNH quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Chủ Dự án xây dựng khu chứa CTNH tập chung với diện tích là 7,5m 2 ; nhà kho có mái che nắng, mưa, sàn bổ bê tông.

- Vị trí xây dựng: Cạnh kho chứa CTR thông thường tại góc phía Bắc trong khuôn viên Dự án.

- Trang bị các thiết bị PCCC tại khu nhà kho chứa CTNH và rãnh thu, hố thu gom để phòng ngừa, ứng phó trường hợp rò rỉ, tràn đổ, rơi vãi CTNH ở thể lỏng.

- Bố trí 6 thùng dung tích 100l chứa CTNH riêng biệt, mỗi loại CTNH được chứa vào thùng riêng biệt khác nhau, đặc biệt là các loại CTNH có khả năng phản ứng hóa học, hoặc có thành phần dễ cháy không được để chung với nhau (bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sẽ được hút định kỳ khi thu gom CTNH nên không bố trí thùng đựng). Chủ dự án đã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý chất thải với đơn vị có đủ chức năng, giấy phép vận chuyển xử lý đúng quy định (công ty TNHH Môi trường Sông Công theo Hợp đồng số 892/SC-TĐINVET).

Một số hình ảnh khu vực lưu chứa CTR và CTNH của Nhà máy

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

5.1 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn Để chống ồn, rung tại dự án, chủ dự án sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp sau:

- Ban quản lý thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và bôi trơn máy đối với các thiết bị như thiết bị của máy bơm, máy phát điện, thiết bị văn phòng, thiết bị âm thanh… để đảm bảo không gây tiếng ồn và rung động ảnh hưởng đến nhân viên, cán bộ và chiến sỹ.

- Máy phát điện được đặt trên một bệ đỡ với 4 chân đế được gắn lò xo giảm sốc nhằm giảm chấn động phát sinh Phần cuối của chân đế được gắn với nền bằng lớp đệm cao su dày 5cm Nền nhà chứa có kết cấu bê tông xi măng rắn chắc.

- Lựa chọn các thiết bị tiên tiến, hiện đại, có độ ồn thấp; các thiết bị có cường độ âm lớn được trang bị bộ phận tiêu âm; trang bị cho công nhân thiết bị chống ồn khi làm việc tại các công đoạn có phát sinh tiếng ồn cao.

- Trồng cây xanh: Chủ dự án trồng 45 cây xanh bao quanh toàn bộ diện tích nhà máy, với các loại cây trồng như: cây Cau lùn, cây Sao đen, cây Giáng Hương,… để tạo cảnh quan cho Nhà máy và giảm thiểu các tác động tới khu vực xung quanh.

5.2 Công trình, biện pháp giảm thiểu độ rung

+ Lựa chọn các thiết bị tiên tiến, hiện đại, có độ rung thấp, Lắp đệm cao su và lò xo chống rung cho các máy móc, thiết bị có công suất lớn.

+ Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, tiến hành khắc phục khi máy có hiện tượng lỗi; các thiết bị không sử dụng được tắt giảm thiểu tác động cộng hưởng giữa các thiết bị.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:

6.1 Biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Chủ dự án sử dụng công nghệ sản xuất với các thiết bị máy móc đồng bộ, nếu như công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt những nội quy về an toàn lao động thì dễ bị xảy ra các tai nạn Các tai nạn lao động có thể xảy ra do sự bất cẩn về điện, vận hành máy móc và rơi hàng hóa khi bốc dỡ Xác suất xảy ra các sự cố này không cao nếu công nhân chấp hành nghiêm các nội quy và quy tắc an toàn trong lao động Để tránh tình trạng tai nạn lao động xảy ra Chủ dự án cam kết thực hiện các biện pháp sau:

- Trang bị đủ các phương tiện để đảm bảo an toàn lao động như: nón bảo hộ, quần áo bảo bộ, giày, khẩu trang, bao tay, kính chuyên dùng;

- Huấn luyện cho công nhân về vệ sinh an toàn lao động và hướng dẫn bảo hộ lao động trước khi nhận công tác;

- Công ty thường xuyên tổ chức các lớp học tập, tập huấn và tuyên truyền về pháp luật lao động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm về an toàn lao động và kỷ luật lao động cho cán bộ công nhân viên.

- Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cần thiết để bảo vệ công nhân khi làm việc; Các thiết bị bảo hộ an toàn lao động công nhân được bộ phận kỹ thuật kiểm tra sơ bộ về tiêu chí số lượng, độ nguyên vẹn, màu sắc, thiết kế,… trước khi chuyển giao cho người lao động.

- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng phù hợp với yêu cầu lao động và Tiêu chuẩn vệ sinh lao động nhằm đảm bảo độ sáng theo QCVN 22:2016/BYT về chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.

- Kiểm tra định kỳ các thiết bị an toàn, bảo dưỡng các máy móc thiết bị;

Công ty Cổ phần tập đoàn Invet và đã được cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC số 286/TD-PCCC của Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Hưng Yên và được Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Hưng Yên nghiệm thu theo Cv số 77/NT-PCCC ngày 06/06/2022.

Công tác phòng cháy, chữa cháy sẽ được thực hiện nghiêm túc theo đúng pháp lệnh PCCC Căn cứ vào những yêu cầu về nhà xưởng sản xuất, Công ty được lắp đặt các thiết bị PCCC

Kế hoạch PCCC chung cho toàn Nhà máy được đầu tư đồng bộ gồm:

- Hệ thống báo cháy tự động trang bị cho toàn bộ khu vực của công trình, tủ trung tâm báo cháy tự động địa chỉ 04 Loop, hệ thống chữa cháy bằng nước bao gồm hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, bình chữa cháy MFZ4, bình CO2, bình bột cầu, bình MT35,… Đường nội bộ trong nhà máy và giữa các khu sản xuất đảm bảo thông suốt cho phương tiện chữa cháy thao tác, đảm bảo cho các tia nước từ vòi rồng xe cứu hoả có thể khống chế được bất kỳ lửa phát sinh ở vị trí nào trong nhà máy.

Thường xuyên kiểm tra an toàn cháy nổ tại khu vực sản xuất, tại khu vực chứa nguyên vật liệu.

Xây dựng các phương án phòng chống cháy nổ và nội quy an toàn cháy nổ Bảng nội quy được treo ở vị trí dễ thấy, có nhiều người qua lại nhất.

Hình ảnh một số thiết bị PCCC được lắp đặt

Một số giải pháp đối với các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao:

+ Khi phát hiện cháy phải báo động khẩn trương cho toàn cơ sở biết.

+ Cắt điện khu vực cháy.

+ Điện báo cho lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo số 114, gọi điện cho lực lượng y tế theo số 115 khi được yêu cầu.

+ Hướng dẫn công nhân thoát nạn, di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.

+ Nhanh chóng sử dụng bình chữa cháy xách tay, họng nước chữa cháy vách tường phun vào khu vực cháy ngăn chặn không cho đám cháy phát triển, dập tắt đám cháy Sau khi lực PCCC chuyên nghiệp triển khai xong thì phối hợp với cán bộ cơ sở trong công tác chữa cháy cũng như cứu nạn, cứu hộ.

- Phòng chống cháy nổ do chập điện

Công ty đã, đang và sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Các thiết bị điện phải tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, phải có thiết bị bảo vệ khi quá tải Những khu vực nhiệt độ cao, dây điện phải đi ngầm hoặc được bảo vệ kỹ.

- Hệ thống dẫn điện, chiếu sáng được thiết kế riêng biệt, tách rời khỏi các công trình khác nhằm dễ dàng trong sửa chữa, chống chập mạch dẫn đến cháy nổ theo phản ứng dây chuyền.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện trong toàn khu vực hoạt động của nhà máy Hộp cầu dao phải kín, cầu dao tiếp điện tốt.

- Tuân thủ quy trình sắp xếp hàng hoá trong kho nguyên liệu và kho sản phẩm.

6.3 Biện pháp ứng phó sự cố hóa chất

Nhà máy sản xuất thuốc và vắc xin thú y không sử dụng các loại hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người Các loại nguyên liệu sử dụng trong giai đoạn sản xuất được Công ty yêu cầu công nhân thực hiện đúng các nội quy, quy định trong quá trình sử dụng, bao bì sau khi sử dụng được lưu giữ đúng nơi quy định.

6.4 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khu vực lưu giữ chất thải

- Kiểm tra định kỳ các thiết bị lưu giữ chất thải để tránh rò rỉ.

- Tập huấn cho công nhân thu gom chất thải đúng nơi quy định, quá trình vận chuyển phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh lao động

- Lập phương án phù hợp để xử lý khi xảy ra sự cố, thực hiện diễn tập và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân Nhà máy.

6.5 Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải

Nước thải phát sinh từ Nhà máy có tính chất ô nhiễm cao có khả năng gây sốc tải, từ đó làm cho nước thải sau xử lý của Nhà máy không đạt quy chuẩn và có khả năng gây ô nhiễm không đáp ứng được khả năng tái tuần hoàn Nhằm phòng ngừa các sự cố hệ thống XLNT, Chủ đầu tư áp dụng các biện pháp sau:

- Khi xây dựng Chủ đầu tư đã tính toán kỹ lưỡng với hệ số an toàn cao, công việc tính toán thiết kế và xây dựng được thực hiện bởi đơn vị có chuyên môn để tránh sự cố rò rỉ, vỡ bể xử lý;

- Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép chắc chắn;

- Bố trí cán bộ chuyên trách có năng lực và chuyên môn để vận hành và bảo trì hệ thống XLNT tập trung của Nhà máy;

- Thường xuyên kiểm tra các bể để kịp thời phát hiện sự cố rò rỉ, những vết nứt trên thành bể để kịp thời sửa chữa;

- Chuẩn bị các bơm, thiết bị sục khí, thiết bị dự phòng khác nhằm thay thế ngay khi các thiết bị này hư hỏng, không làm gián đoạn quá trình xử lý

- Lưu lượng thiết kế cao hơn lưu lượng xả thải tối đa theo tính toán để đảm bảo hệ thống vẫn đáp ứng được khi lưu lượng tăng cao

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: Không có

Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi: Không có

Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học: Không có

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

* Công trình lưu giữ chất thải:

- Theo nội dung ĐTM đã được phê duyệt: Kho chứa chất thải thông thường có diện tích 7,5m 2 (kích thước 3x2,5x2,5m) đặt tại khu kỹ thuật phía Tây Nam Dự án, kho chứa CTNH với diện tích là 7,5m 2 (kích thước 3x2,5x2,5m) đặt bên cạnh kho chứa CTR thông thường.

- Nội dung thay đổi, điều chỉnh: Thực tế trong quá trình xây dựng và triển khai dự án, quy trình sản xuất được tự động hóa, khối lượng chất thải rắn và CTNH của Nhà máy không nhiều, đơn vị bố trí khu vực kho lưu giữ CTR thông thường và CTNH khu hạ tầng kỹ thuật phía Bắc dự án, cạnh trạm XLNT tập trung Kho chứa diện tích 7,5m 2 (kích thước 5x1,5x3m).

* Công trình xử lý bụi, khí thải:

- Theo nội dung ĐTM đã được phê duyệt: 01 hệ thống điều hòa, lọc không khí (HVAC) đảm bảo tiêu chuẩn GMP: Không khí tươi bên ngoài môi trường  Quạt hút

 Màng lọc thô, lọc tinh, lọc HEPA loại bỏ 99,97% bụi và vi khuẩn  Hệ thống trao đổi nhiệt  Không khí sạch có nhiệt độ khoảng 27 0 C cấp cho phòng sạch qua các đầu cấp khí trên nóc các phòng sạch  Khí thải từ phòng sạch  Họng hút lắp phía trên nóc các phòng sạch  Màng lọc thô và màng lọc thanh hoạt tính (85% không khí sạch được tuần hoàn lại hệ thống trao đổi nhiệt để cấp cho phòng sạch)  15% không khí thải ra ngoài môi trường qua đầu ra ống thoát khí Tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT, QCN 27:2010/BTNMT, QCVN 05:2013/BTNMT, không phát sinh khí thải có mùi khó chịu vào môi trường.

- Nội dung thay đổi, điều chỉnh: Khí thải sau khi được lọc qua hệ thống lọc gió HVAC trước khi thải ra ngòai môi trường  Khí thải đạt QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ (cột B;

Kp= 1,0; Kv = 1,0) Vì thế Công ty đã lắp đặt 01 tháp xử lý khí thải phát sinh từ hệ thống lọc gió HVAC công suất 6.000 m 3 /giờ.

* Chương trình giám sát môi trường

- Theo nội dung ĐTM đã được phê duyệt:

+ Giám sát nước thải: 02 mẫu nước thải trước và sau hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra ngoài môi trường.

+ Thông số giám sát: Lưu lượng, màu, pH, TSS, COD, BOD5 , amoni, tổng N, tổng P, tổng dầu mỡ khoáng, As, Hg, Pb, Cd, Coliform.

+ Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.

+ Quy chuẩn so sánh: QCĐP:02:2019/HY.

- Nội dung thay đổi, điều chỉnh:

+ Do dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ ục II, Nghị định 08:2022/NĐ-CP và tổng lưu lượng nước thải phát sinh tại dự án là 15 m 3 /ngày < 500 m 3 /ngày nên theo Phụ lục XXVIII, Nghị định 08:2022/NĐ-CP thì dự án không phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục và định kỳ.

+ Đối với hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ hệ thống lọc gió HVAC: Do dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II, Nghị định 08:2022/NĐ-CP, và lưu lượng tối đa củaHTXL bụi, khí thải phát sinh từ hệ thống lọc gió HVAC của dự án là: 6.000m 3 /giờ

Ngày đăng: 30/06/2023, 07:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w