1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện cụng tỏc kế toỏn chi phớ sản xuất và tớnh giỏ thành sản phẩm xõy lắp tại cụng ty cơ khớ điện thuỷ lợi

72 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Cơ Khí - Điện Thủy Lợi
Trường học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 128,86 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Đặc điểm chung về kinh doanh và quản lý tại công ty cơ khí thuỷ lợi (8)
    • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp (8)
    • 1.1.2. Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp (9)
      • 1.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp (9)
      • 1.1.2.2. Về thị trường của công ty (12)
      • 1.1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất (13)
      • 1.1.2.4. Về tổ chức sản xuất (16)
      • 1.1.2.5. Tổ chức kinh doanh (17)
    • 1.1.3. Đặc điểm về quản lý và tổ chức bộ máy quản lý (18)
      • 1.1.3.1. Chính sách quản lý của công ty (18)
      • 1.1.3.2. Bộ máy quản lý của đơn vị (18)
  • 1.2. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi (20)
    • 1.2.1. Lao động kế toán trong bộ máy kế toán và mô hình bộ máy kế toán (20)
      • 1.2.1.1. Đặc điểm lao động kế toán (20)
      • 1.2.1.2. Bộ máy kế toán (21)
    • 1.2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán của đơn vị (23)
      • 1.2.2.1. Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ kế toán (23)
      • 1.2.2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản kế toán (24)
      • 1.2.2.3. Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán (24)
      • 1.2.2.4. Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo kế toán (27)
  • 2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí - điện thủy lợi (28)
    • 2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất (28)
    • 2.1.2. Đối tượng, kỳ và phương pháp kế toán chi phí sản xuất (29)
    • 2.1.3. Nội dung kế toán các khoản mục chi phí sản xuất (31)
      • 2.1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (31)
      • 2.1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (43)
      • 2.1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (49)
      • 2.1.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (54)
  • 2.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp (58)
  • PHẦN III: MỘT SỔ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ - ĐIỆN THỦY LỢI (8)
    • 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí - Điện thủy lợi (60)
      • 3.1.1. Ưu điểm (60)
      • 3.1.2. Nhược điểm (63)
    • 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi (64)
    • 3.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp với việc tăng cường quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm (66)
  • KẾT LUẬN (69)
    • Biểu 2.1: GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG (35)
    • Biểu 2.2: PHIẾU CHI (36)
    • Biểu 2.3: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (37)
    • Biểu 2.4: PHIẾU NHẬP KHO (38)
    • Biểu 2.5: PHIẾU XUẤT KHO (39)
    • Biểu 2.6: CHỨNG TỪ GHI SỔ (40)
    • Biểu 2.7: SỔ CÁI TÀI KHOẢN (41)
    • Biểu 2.8: SỔ CHI TIẾT HỢP ĐỒNG (46)
    • Biểu 2.9: CHỨNG TỪ GHI SỔ (47)
    • Biểu 2.10: SỔ CÁI TÀI KHOẢN (51)
    • Biểu 2.11: SỔ CHI TIẾT HỢP ĐỒNG (52)
    • Biểu 2.12: CHỨNG TỪ GHI SỔ (0)
    • Biểu 2.13: SỔ CÁI TÀI KHOẢN (0)
    • Biểu 2.14: SỔ CHI TIẾT HỢP ĐỒNG (0)
    • Biểu 2.15: TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT (0)
    • Biểu 2.17: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH Năm 2008 (0)

Nội dung

Đặc điểm chung về kinh doanh và quản lý tại công ty cơ khí thuỷ lợi

Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CƠ KHÍ ĐIỆN THUỶ LỢI

Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp : Tống Ngọc Bảo Địa chỉ: Km10 – QL1A – Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội

Công ty Cơ khí - Điện thủy lợi trực thuộc Tổng Công ty Cơ điện nông nghiệp và thủy lợi.

Tổng công ty Cơ điện Nông Nghiệp và Thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập vào năm 1996 trên cơ sở hợp nhất các công ty cơ khí của ngành thủy lợi và nông nghiệp với nhiệm vụ trọng tâm là chế tạo các máy móc thiết bị phụ vụ cho ngành nông nghiệp và thủy lợi. Đến năm 2003, theo Quyết định số 67/2003/QĐ-TCCB ngày 11/6/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hai công ty chuyên ngành của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cơ điện và xây dựng công trình là Tổng công ty Cơ điện Nông nghiệp và Thủy lợi và Tổng công ty xây dựng Thủy lợi 1 được sáp nhập thành Tổng công ty cơ điện Xây dựng nông nghiệp và thủy lợi (AGRIMECO), tạo nên một tập đoàn kinh tế mạnh, đủ năng lực thực hiện những dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đồng thời đóng vai trò là đơn vị chủ chốt đáp ứng những nhiệm vụ chính trị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Công ty cơ khí điện thủy lợi là nhà máy chuyên ngành của Bộ thủy lợi(nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Tiền thân của Công ty là tập đoàn 19-8 thuộc tổng đội công trình trực thuộc Bộ thủy lợi, đặt trụ sở tại Kim

Năm 1964, xưởng Kim Mã chuyển địa điểm về Xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội lấy tên là nhà máy Cơ khí Thủy lợi Để phù hợp với xu thế phát triển theo cơ chế mới, ngày 6/9/1995 Bộ trưởng Nguyễn Cảnh Dinh đã ký quyết định số 78/QĐ/TCCB đổi tên nhà máy Cơ khí Thuỷ lợi thành công ty Cơ khí điện Thủy lợi trực thuộc Tổng Công ty Cơ điện nông nghiệp và thủy lợi thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trong những ngày đầu, Công ty Cơ khí điện thủy lợi chỉ là một đơn vị sản xuất đơn thuần, mặt hàng đơn giản, sản xuất theo thiết kế có sẵn Đến nay công ty đã có thể đảm nhiệm từ khâu thiết kế, chế tạo đến lắp đặt, sửa chữa các mặt hàng đa dạng phong phú không chỉ phục vụ riêng cho ngành thủy lợi mà còn đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành kinh tế quốc dân Để đạt được điều này, quy mô, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất và con người cũng thay đổi theo từng thời kỳ Khi mới thành lập, công ty chỉ có hơn 100 cán bộ công nhân viên, đa phần là cán bộ, công nhân viên chỉ được học tập, huấn luyện qua một lớp ngắn hạn Đến nay Công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề cao, có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ đấu thầu trong giai đoạn mới Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 750 người, trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là 654 người, số cán bộ công nhân viên gián tiếp là 96 người.

Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty cơ khí điện thuỷ lợi là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tài khoản riêng, có con dấu theo mẫu quy định.

1.1.2.1.Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi kinh doanh trên 2 lĩnh vực chủ yếu là lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực xây lắp.

- Về lĩnh vực sản xuất, sản phẩm chủ yếu của công ty là:

+ Máy đóng mở tay quay, cửa cống các loại, bơm điện thuỷ lợi

+ Các loại máy đóng mở chạy điện từ 10 – 100 tấn, tời điện từ 6 – 10 tấn + Các tủ bảng điện, tủ phân phối, tủ điều khiển, thiết bị tự động sấy động cơ, tủ điều khiển các động cơ lớn từ 200Kw – 320Kw theo kiểu cuộn kháng khô của Nhật nhưng với giá thành chỉ bằng 1/3 nhập ngoại

+ Thiết bị đóng mở các cửa phẳng và cửa cung bằng thuỷ lực.

- Về lĩnh vực xây lắp, công việc chủ yếu của công ty là làm kè chống xói lở sông, biển, trải vải địa kỹ thuật, thả rồng đá Công ty thiết kế, chế tạo, trực tiếp điều khiển thiết bị trải vải và thả rồng đá có thể thả được các rọ có kích thước 10m x 2m x 0,5m (đạt năng suất chất lượng cao nhất từ trước đến nay, được đánh giá là tiên tiến nhất trong cả nước) Trong những năm qua công ty đã tham gia chế tạo và lắp đặt nhiều công trình thuỷ lợi lớn như: Long Xuyên, Cống Lân, Trà Vinh, Núi Cốc, Láng Thé, Bình Triệu, ĐrâyH”Chan,

Ba Hạ, Sơn La…Các trạm bơm La Tiến, Cốc Thành, Cổ Đam, Vân Đình… Các trạm thuỷ điện Cấm Sơn, Trị An, Thông Gót, Kẻ Gỗ…Ngoài ra công ty còn sản xuất thành công cửa hình quạt tự động Cấm Sơn, cửa cung tràn lớn của các công trình Yên Lập, Núi Cốc, Trà Linh 2…, cửa cung công trình phân lũ sông Đáy Sản phẩm của công ty được khách hàng chấp nhận cả về chất lượng và giá cả.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:

- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa thiết bị cơ khí và điện cho các công trình thủy lợi, thủy điện, nông nghiệp và chế biến nông lâm hải sản; lặn khảo sát, thi công, sửa chữa các công trình xây dựng dưới nước (bao gồm cả kè chống xói lở, bảo vệ bờ sông biển).

- Xử lý và tráng phủ chống ăn mòn kim loại, kiểm tra thông số kỹ thuật máy bơm nước, thiết bị điện, kiểm tra mối hàn bằng siêu âm.

- Kinh doanh thiết bị phụ tùng máy nông nghiệp, thủy lợi, thủy điện.

- Gia công, xây lắp nền móng, khung nhà và bao che công trình công nghiệp, gia công lắp đặt thiết bị công nghệ tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn.

- Xây dựng đường dây và trạm điện tới 35kV, lắp đặt điện hạ thế thuộc các trạm bơm, hệ thống đóng mở công trình thủy lợi.- Thiết kế, chế tạo các loại máy bơm nước, máy đóng mở, tời, cầu trục, cửa van, đường ống áp lực và các thiết bị phụ trợ khác thuộc công trình thủy lợi, thủy điện, công nghiệp; thiết kế, chế tạo, lắp đặt các loại kết cấu thép.

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Chỉ tiêu Đầu năm 2008 Cuối năm 2008

2 Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

3 Thuế TNDN nộp ngân sách 315.400.645 332.364.104

Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh (Phụ lục 1.2) ta thấy doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, đây cũng chính là hoạt động chủ chốt của doanh nghiệp hiện nay.

Mặc dù tổng tài sản của công ty cuối năm giảm so với đầu năm nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, lợi nhuận thu được tăng vì vậy thu nhập của người lao động cũng tăng Đây là dấu hiệu tích cực chứng tỏ doanh nghiệp đang trên đà phát triển vững mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng.

1.1.2.2 Về thị trường của công ty

Với phương châm hoạt động “chủ động tìm người mua để bán hàng và tìm nơi có nhu cầu để ký hợp đồng”, trong những năm vừa qua công ty đã có các phòng chức năng và nhiều đoàn cán bộ đi nhiều nơi, đến với khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới để thăm dò nhu cầu ký kết hợp đồng kinh tế. Kết quả là số hợp đồng kinh tế ký kết được tăng lên qua các năm Điều này đã tạo điều kiện cho công ty chủ động điều hành sản xuất và ổn định doanh thu tiêu thụ Tuy nhiên, về việc tiêu thụ sản phẩm của công ty mới chỉ dừng lại ở các hợp đồng kinh tế ký kết được, ngoài ra việc tiêu thụ hết sức khó khăn, bị động, không ổn định Nhìn chung, sản phẩm của công ty hầu như không có một thị trường cố định mà luôn luôn phải thay đổi theo yêu cầu các ngành kinh tế quốc dân mỗi thời kỳ Cụ thể, trong giai đoạn nắm bắt được xu hướng phát triển mạnh các ngành sản xuất thủy điện hiện nay nên công ty đang mở rộng lĩnh vực xây lắp, tham gia thiết kế, chế tạo và lắp dựng nhà máy thủy địên Đăksrông, thi công đường ống áp lực Ekrôngrou…

Hiện nay hầu hết các sản phẩm của công ty làm ra là để phục vụ các công trình thủy điện vừa và nhỏ trải dài từ Bắc vào Nam.

Công ty không chỉ tìm kiếm khách hàng trong ngành thủy lợi mà vươn ra tiếp cận nhiều thị trường khác với các khách hàng trong phạm vi cả nước. Với việc đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường khả năng thiết kế, chế tạo những sản phẩm tiên tiến (thể hiện ở nhiều sản phẩm được đánh giá cao) công ty đã từng bước nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

1.1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất

- Đối với lĩnh vực sản xuất: Công ty tổ chức sản xuất theo từng công đoạn riêng biệt, mỗi sản phẩm được gia công qua từng phân xưởng theo các trình tự khác nhau Mỗi khi nhận được một đơn đặt hàng, Phòng kỹ thuật sẽ đưa ra quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm và chuyển xuống phòng Kinh tế

- Kế hoạch cùng với bản thiết kế kỹ thuật để thực hiện Nhìn chung quy trình chế tạo đều bao gồm các bước sau: Tạo phôi → Gia công cơ khí → Kiểm tra chất lượng → Lắp ráp tổng thể → Kiểm tra chất lượng → Nhập kho, chờ xuất để lắp đặt tại công trình.

Tùy thuộc từng sản phẩm, phôi có thể được chế tạo bằng cách rèn, đúc, dập, tán hay bằng cách cắt, uốn kim loại Theo cách thứ nhất phôi được chế tạo tại xí nghiệp gia công nóng Theo cách thứ hai, phôi thường do các xí nghiệp lắp máy thực hiện chế tạo.

Công đoạn gia công cơ khí thường chia thành các nguyên công tiện, phay và được thực hiện chủ yếu tại xí nghiệp cơ khí.

Khâu lắp ráp có thể được thực hiện tại các xí nghiệp lắp ráp tùy theo sản phẩm Do yêu cầu sản xuất tự chủ nên tại tất cả các xí nghiệp của công ty đều có bộ phận đảm nhiệm việc lắp ráp sản phẩm.

Có thể thấy việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện khá chặt chẽ, kiểm tra chất lượng bao gồm cả kiểm tra của xí nghiệp và kiểm tra của công ty, mục tiêu là đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra giữ vững uy tín của doanh nghiệp Vì vậy tại từng công đoạn, việc gia công chế tạo các chi tiết phải rất chú ý tới chất lượng sản phẩm Điều này đòi hỏi các xí nghiệp phải có sự bố trí công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo và trình độ tay nghề của công nhân.

Dây truyền sản xuất sản phẩm của công ty (sơ đồ 1.1)

- Đối với lĩnh vực xây lắp: Tuỳ thuộc vào đặc điểm từng công trình, hạng mục công trình mà quy trình công nghệ cũng khác nhau.

Đặc điểm về quản lý và tổ chức bộ máy quản lý

1.1.3.1.Chính sách quản lý của công ty

Công ty đã sắp xếp lại tổ chức, bố trí đúng người, đúng việc nên cán bộ công nhân viên phấn khởi, yên tâm gắn bó với công ty, hai năm một lần công ty mở những lớp đào tạo nâng cao kiến thức quản trị kinh doanh, cử cán bộ đi học kiểm toán, tập huấn thực hiện nghị định 69CP của Chính phủ, một năm tổ chức thi tay nghề cho công nhân Có thể nói rằng đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề là một nguồn vốn vô cùng quý giá, là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc giúp công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và đạt được những mục tiêu đề ra

1.1.3.2 Bộ máy quản lý của đơn vị Để đảm bảo cho việc sản xuất được thực hiện một cách có hiệu quả, công ty cơ khí - điện thủy lợi tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ theo kiểu trực tuyến: Đứng đầu là Giám đốc công ty, trợ giúp cho giám đốc là hai phó giám đốc và hệ thống các phòng ban chức năng như phong tổ chức hành chính, phòng kinh tế - kế hoạch, phòng kỹ thuật và phòng tài chính kế toán.

• Chức năng của từng bộ phận:

- Ban giám đốc: Gồm Giám đốc và hai Phó giám đốc Giám đốc công ty chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đề ra Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty Còn Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực công tác của công

P.Giám đốc kinh doanh P.Giám đốc kỹ thuật

Phòng tài chính kế toán

Phòng kinh tế-kế hoạch

Phòng Tổ chức hành chính ty, do Giám đốc công ty phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công Khi Giám đốc vắng mặt, có một Phó giám đốc được ủy quyền thay mặt Giám đốc điều hành chiụ trách nhiệm về những việc trong thời gian Giám đốc đi vắng.

Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Cơ khí - Điện thủy lợi

- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ nghiên cứu, quản lý việc sử dụng nguồn nhân lực của Công ty, lập ra các định mức lao động, theo dõi quá trình thực hiện các định mức và quỹ tiền lương của cán bộ công nhân viên, đồng thời giúp giám đốc quản lý về việc hành chính, quản trị như quản lý hồ sơ của công ty, văn thư, bảo vệ, lễ tân, hội nghị…

- Phòng Kinh tế - Kế hoạch: Có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất, chuẩn bị để giám đốc ký các hợp đồng kinh tế, giúp giám đốc đề ra nhiệm vụ sản xuất, quản lý kế hoạch vật tư, phương tiện vận tải của công ty, đồng thời hỗ trợ cho giám đốc lập ra các phương án sản xuất kinh doanh, vạch ra hướng đi đúng đắn cho sản xuất…

- Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết kế chế tạo các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng, quản lý mẫu mã các thiết bị, phụ tùng do công ty chế tạo.

- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tham gia tư vấn và giúp việc cho giám đốc công ty trong lĩnh vực kế toán - tài chính Ngoài ra phòng tài chính - kế toán còn có nhiệm vụ phân tích và tổng hợp lập quyết toán tài chính, báo cáo với giám đốc, với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Cục thuế, Công ty kiểm toán Nhà nước,… theo đúng chế độ quy định.

Mỗi quan hệ giữa các bộ phận: Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp là mối quan hệ chặt chẽ, logic không thể tách rời.

Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi

Lao động kế toán trong bộ máy kế toán và mô hình bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán bao gồm những kế toán viên có trình độ đại học và trên đại học, trong đó có những người đã có thâm niên trong nghề, có kinh nghiệm làm việc Bên cạnh đó cũng có những kế toán viên trẻ, mới vào nghề nhưng năng động, sáng tạo, luôn có ý thức học hỏi, trau dồi kinh nghiệm Nhìn chung cơ cấu kế toán của công ty tương đối hợp lý, đồng đều về trình độ chuyên môn Tuy nhiên cũng phải nói rằng số lượng kế toán viên là ít so với khối lượng công việc quá lớn của công ty vì vậy một kế toán viên chịu trách nhiệm về rất nhiều lĩnh vực kế toán khác nhau, áp lực công việc là rất lớn.

Phần mềm kế toán máy do công ty tự xây dựng có ưu điểm là phù hợp với đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của doanh nghiệp Xuất phát từ các chứng từ gốc, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành nào sẽ do kế

Kế toán vật tư Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Kế toán TSCĐ và thanh toán nội bộ

Kế toán thanh toán với ngân hàng

Kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách

Thủ quỹ toán viên của phần hành đó xử lý Mỗi kế toán sẽ quản lý một máy tính riêng tương ứng với một phần hành kế toán nhất định Kế toán viên nhập số liệu vào máy của mình, định kỳ lập các sổ chi tiết theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Các máy này được kết nối với một mày chủ, nắm giữ toàn bộ thông tin về tất cả các phần hành kế toán khác nhau, định kỳ chương trình sẽ tự động thực hiện các bút toán kết chuyển, khóa sổ để lập ra các sổ tổng hợp theo hình thức “Chứng từ - ghi sổ” Toàn bộ quy trình kế toán đều thực hiện trên máy đã giúp cho công tác kế toán của công ty nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều.

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung Mọi chứng từ, tài liệu kế toán trong công ty được tập trung tại phòng kế toán để xử lý Mọi thông tin kế toán của công ty đều được cung cấp bởi bộ phận này.

Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Bộ phận kế toán của công ty gồm 7 người trong đó có 1kế toán trưởng, 1thủ quỹ và 5 kế toán viên Toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng, kế toán viên phụ trách các phần hành công việc cụ thể như sau:

- Kế toán trưởng: Hướng dẫn, kiểm tra công việc kế toán đối với mỗi nhân viên, thực hiện kế toán tổng hợp Là người tập hợp số liệu từ các phần hành kế toán để ghi vào sổ cái Là người cung cấp thông tin tài chính của công ty cho ban giám đốc Kế toán trưởng là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi thông tin kế toán của công ty Vì đây là công việc khó khăn nên kế toán trưởng thường là những người có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tế và nắm bắt được hoạt động của công ty một cách sâu sắc nhất.

- Kế toán vật tư: Theo dõi biến động về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

- Kế toán thanh toán với ngân hàng: Chịu trách nhiệm theo dõi các khoản thanh toán với các ngân hàng có liên quan Đồng thời theo dõi tài khoản tạm ứng.

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tính lương, thanh toán lương cho công nhân viên, theo dõi các khoản trích theo lương.

- Kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách: Tổng hợp, kê khai hóa đơn thuế, theo dõi, tính toán các khoản thuế phải nộp Nhà nước

- Kế toán TSCĐ và thanh toán nội bộ: Theo dõi các biến động TSCĐ phát sinh trong doanh nghiệp, tính khấu hao TSCĐ, đồng thời theo dõi các khoản thanh toán nội bộ phát sinh.

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi thu chi tiền mặt, cộng sổ chi tiết, lên sổ tổng hợp.

Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán của đơn vị

1.2.2.1 Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán của công ty tuân thủ theo quyết định số 15 của BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006

- Về quản lý: Mọi biến động về tài sản đều được ghi trên chứng từ giúp nhà quản lý quản lý được sự biến động về tài sản trong doanh nghiệp.

- Về kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế được ghi trên chứng từ là cơ sở để ghi sổ kế toán Nếu không có chứng từ thì đều không thể ghi sổ kế toán.

- Về pháp lý: Chứng từ là chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời gắn trách nhiệm vật chất với những người xung quanh.

Hệ thống chứng từ của công ty có nhiều loại, gồm cả chứng từ bên trong (Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho…) và chứng từ bên ngoài (Hóa đơn GTGT và hợp đồng kinh t ế…).

Hệ thống chứng từ được sử dụng trong công ty bao gồm:

• Bảng chấm công làm thêm giờ

• Bảng thanh toán tiền lương

• Bảng thanh toán tiền thưởng

• Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

• Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

• Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

• Giấy đề nghị tạm ứng

• Giấy thanh toán tiền tạm ứng

• Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

• Biên bản giao nhận TSCĐ

• Biên bản thanh lý TSCĐ

• Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH

• Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

1.2.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được xây dựng căn cứ theo quyết định 15 của BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006.

Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà hệ thống tài khoản được xây dựng bao gồm 3 cấp.

Tài khoản 136, 336 (thanh toán nội bộ) được sử dụng là phù hợp với loại hình doanh nghiệp của công ty.

Hệ thống tài khoản trong công ty được xây dựng căn cứ trên hệ thống tài khoản mà nhà nước ban hành.

1.2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán

Hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp vận dụng theo quyết định 15 của BTC ban hành ngày 26 tháng 03 năm 2006.

Hình thức kế toán được sử dụng trong công ty cơ khí-điện thủy lợi là hình thức “Chứng từ - ghi sổ”, hình thức này rất thuận lợi khi hạch toán trên máy

- Sổ kế toán tổng hợp:

+ Chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng loại Khi lập xong chứng từ ghi sổ kèm chứng từ gốc thì chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ kế toán khác.

+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi trình tự thời gian phát sinh của các chứng từ ghi sổ Đồng thời để quản lý chứng từ ghi sổ, điều chỉnh số liệu với bảng cân đối số phát sinh.

+Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tài khoản Sổ cái được mở cho từng tài khoản.

- Sổ kế toán chi tiết: Sổ TGNH; sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ; thẻ kho; thẻ TSCĐ; sổ chi tiết thanh toán với người mua và người bán; Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.

* Trình tự ghi sổ kế toán:

- Căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra, kế toán phân loại chứng từ và lập chứng từ ghi sổ cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng loại (định kỳ) Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên lặp lại như thu, chi tiền mặt thì lập bảng tổng hợp chứng từ, sau đó vào chứng từ ghi sổ

Từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái các tài khoản

- Từ chứng từ gốc vào sổ hay thẻ kế toán chi tiết.Cuối kỳ trên cơ sở số liệu sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh đối chiếu với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân điều chỉnh.

Cuối kỳ trên cơ sở số liệu của sổ cái, bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết để lập các báo cáo kết quả kinh doanh.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Chứng từ - ghi sổ” (Sơ đồ 1.5) Điểm đặc biệt là công ty xây dựng một phần mềm kế toán máy theo hình thức “Chứng từ - Ghi sổ” vì vậy công việc của kế toán được thực hiện hoàn toàn trên máy.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính (Sơ đồ 1.6) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã đựơc kiểm tra và phân loại để nhập dữ liệu vào máy tính, thông tin sẽ được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết liên quan.

Sổ, thẻ kế toán chi Bảng tổng hợp tiết chứng từ kế toán cùng loại

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Cuối kỳ, kế toán sẽ thực hiện thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa sổ liệu tổng hợp và số liệu chi tiết luôn được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác Sau đó kế toán có thể in ra giấy để kiểm tra lại.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

- Báo cáo kế toán quản trị

Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

1.2.2.4 Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp được lập theo quy định của quyết định 15 của BTC ban hành ngày 15 tháng 03 năm 2006 Báo cáo tài chính năm gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Phụ lục 1.1)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Phụ lục 1.2)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phụ lục 1.3)

- Thuyết minh báo cáo tài chính.

PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY

CƠ KHÍ - ĐIỆN THỦY LỢI

Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí - điện thủy lợi

Đặc điểm chi phí sản xuất

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt với sản phẩm mang tính chất riêng lẻ, đơn chiếc, với giá trị sản phẩm lớn, thời gian thi công dài Do đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần được tiến hành kịp thời, chính xác, đầy đủ nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp là toàn bộ hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm tạo ra các công trình, hạng mục công trình Việc quản lý chi phí sản xuất trong đơn vị xây lắp tương đối phức tạp do chi phí phát sinh lớn, có thể được theo dõi trong nhiều năm Vì vậy để công tác kế toán chi phí đạt hiệu quả, trước hết công ty cần phân loại các khoản mục chi phí sản xuất một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của công ty Cũng như hầu hết các doanh nghiệp xây lắp khác, công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi phân loại chi phí sản xuất thành các loại chi phí: Chi phí NVL TT, chi phí NCTT , chi phí máy thi công, chi phí SXC.

Tuy nhiên trong công ty cơ khí - điện thủy lợi, khoản mục chi phí máy thi công được theo dõi chung với chi phí sản xuất chung để công việc của kế toán gọn nhẹ hơn Hay nói cách khác, toàn bộ chi phí về máy thi công phát sinh trong kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.

Các công trình, hạng mục công trình thường kéo dài trong nhiều năm do đó việc quản lý chi phí sản xuất là hết sức phức tạp, yêu cầu công ty phải hết sức chú ý đến công tác quản lý chi phí sản xuất sao cho chi phí sản xuất được tính toán chính xác, hợp lý, chặt chẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đối với mỗi công trình, hạng mục công trình, trước khi tiến hành thi công, phòng Kinh tế - kế hoạch và phòng kỹ thuật sẽ phối hợp lập dự toán chi phí, giá thành sản phẩm Trong quá trình thi công, chi phí phát sinh thực tế được theo dõi và so sánh với dự toán, từ đó phát hiện các biến động về giá cả, tìm nguyên nhân và có biện pháp phù hợp để tránh tình trạng thất thoát, lãng phí.

Đối tượng, kỳ và phương pháp kế toán chi phí sản xuất

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong đơn vị xây lắp là công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành hoặc các giai đoạn của công trình có dự toán riêng đã hoàn thành.

Do sản phẩm của công ty là các sản phẩm riêng lẻ, đơn chiếc, giá trị lớn, thời gian thi công dài nên công ty cơ khí - điện thủy lợi sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất Chi phí trực tiếp phát sinh cho công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó Riêng các chi phí gián tiếp, chi phí chung liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì tiến hành phân bổ chi phí đó cho từng công trình, hạng mục công trình theo các tiêu thức thích hợp (thưòng là tiêu thức chi phí NVL TT) Thông thường các chi phí gián tiếp, các chi phí phát sinh chung cho nhiều công trình thường được tập hợp và phân bổ vào cuối niên độ kế toán (tức là vào ngày 31/12 dương lịch).

Riêng các chi phí phát sinh từ các xí nghiệp được kết chuyển về công ty vào giữa niên độ và cuối niên độ kế toán (ngày 30/6 và ngày 31/12 dương lịch)

Mỗi công trình, hạng mục công trình được mở sổ chi tiết chi phí theo từng yếu tố chi phí để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh kể từ khi bắt đầu thực hiện công trình cho đến khi hoàn thành bàn giao (Sổ chi tiết hợp đồng), sổ này được mở cho từng năm một, chi tiết cho từng khoản mục phí, theo dõi từng công trình, hạng mục công trình cụ thể Cuối năm, công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho mỗi công trình, hạng mục công trình trên “Sổ tập hợp chi phí sản xuất”.

Ngoài ra để giúp cho công tác quản lý của công ty đối với từng công trình, hạng mục công trình được tốt hơn, cuối mỗi năm kế toán lập “Bảng phân tích chi phí và tính giá thành các công trình” Bảng này tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ của tất cả các công trình, hạng mục công trình mà công ty đã và đang thực hiện trong năm.

Kế toán chi phí sản xuất được thực hiện theo trình tự sau:

Sơ đồ 2.1: Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Trong đó tổng chi phí phát sinh trong kỳ được xác định như sau:

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ = CP

Bước 3 chính là cơ sở, là tiền đề để kế toán thực hiện công việc tính giá thành của các công trình, hạng mục công trình.

Tập hợp chi phí trực tiếp phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình

Phân bổ các chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình

Tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất của từng công trình và hạng mục công trình

Nội dung kế toán các khoản mục chi phí sản xuất

Thông thường trong các doanh nghiệp xây lắp chi phí sản xuất được theo dõi, phân tích theo 4 khoản mục phí sau: CP NVLTT, CP NCTT, CP máy thi công, CP SXC Tuy nhiên, trong công ty Cơ khí - Điện thủy lợi việc theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp chỉ được chi tiết theo 3 loại khoản mục phí là CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC Riêng chi phí máy thi công được theo dõi chung với khoản mục CP SXC Chính vì vậy khi tìm hiểu nội dung kế toán các khoản mục phí sản xuất của công ty ta cũng chỉ xem xét trên 3 loại khoản mục phí này.

Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, theo đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty chủ yếu sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 621 – Chi phí NVL TT; Tài khoản 622 – Chi phí NCTT; Tài khoản 627 – Chi phí SXC và tài khoản 154 – Chi phí KDDD.

Ngoài ra, công ty còn sử dụng thêm các tài khoản 136, 336 để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các xí nghiệp trực thuộc.

2.1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Do đặc thù của công ty là thực hiện xây dựng các công trình thủy lợi vì vậy nguyên vật liệu sử dụng rất đa dạng và mang những nét đặc thù của ngành Những nguyên vật liệu được sử dụng bao gồm:

- Chi phí NVL chính: Xi măng, sắt, thép, tôn, cát, đá, sỏi, vôi, gạch ngói, rồng đá, vải địa kỹ thuật…

- Vật liệu phụ: Dây, đinh vít, …

- Nhiên liệu: Xăng, dầu dùng để chạy máy.

- Vật liệu khác: Phế liệu, gạch vụn, sắt thép vụn…

Chi phí nguyên vật liệu là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp Vì vậy chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí NVL hay sự cung cấp NVL không kịp thời cũng làm cho quá trình sản xuất thay đổi và làm tăng giá thành sản phẩm.

Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi nguyên vật liệu tồn kho Giá NVL xuất kho tính theo phương pháp giá bình quân gia quyền.

Giá trị NVL thực tế xuất dùng

= GT thực tế tồn đầu kỳ + GT thực tế nhập trong kỳ x

Số lượng thực tế xuất

Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ dùng Đối với các NVL mua về được chuyển trực tiếp sử dụng cho công trình, hạng mục công trình mà không qua kho thì giá được tính như sau:

Giá thực tế NVL xuất cho công trình = Giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí vận chuyển thu mua

Do các công trình thủy lợi có quy mô khác nhau, tỉ lệ các loại NVL được sử dụng cũng khác nhau, giá thành các NVL không ổn định vì vậy chi phí NVLTT cho các công trình, hạng mục công trình khác nhau là hoàn toàn khác nhau Vì vậy không thể so sánh chi phí NVL TT của công trình này với công trình kia để đánh giá tính hợp lý của nó mà phải căn cứ vào định mức, dự toán đã được lập cho mỗi công trình, hạng mục công trình trong từng thời điểm để xem xét tính hợp lý của khoản chi phí đã phát sinh.

• Hợp đồng kinh tế về mua bán NVL

• Biên bản đánh giá vật liệu

• Bảng phân bổ vật liệu

• Các chứng từ thanh toán …

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621- Chi phí NVL TT Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ chi phí nguyên liệu, vật liệu thực tế được sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Bên Nợ: Tập hợp chi phí NVL xuất dùng trực tiếp cho công trình

Bên Có: + Giá trị NVL xuất dùng không hết

+ Kết chuyển chi phí NVL TT Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư.

- Sổ chi tiết: Sổ chi tiết hợp đồng – Tài khoản 621 Sổ này được mở chi tiết theo từng hợp đồng, từng công trình, hạng mục công trình

Sổ này được thiết kế dựa trên cơ sở quyết định sổ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính Tuy nhiên để phù hợp với phần mềm kế toán mà công ty áp dụng, sổ này có một số điểm riêng biệt.

- Quy trình hạch toán: Đối với mỗi công trình, hạng mục công trình, công ty lập dự toán chi phí và giao cho các xí nghiệp thực hiện. Để mô tả một cách rõ ràng, cụ thể hơn về trình tự hạch toán chi phí NVLTT tại công ty Cơ khí - Điện thủy lợi em xin đưa ra ví dụ liên quan đến công trình ĐăksRông.

Ngày 27/1/2008, công trình Đăksrông có nhu cầu về NVL với tổng giá trị ước tính là 40.000.000 đ Người được giao nhiệm vụ đi mua NVL cho công trình sẽ viết giấy đề nghị tạm ứng ( Biểu 2.1)

Giấy này sẽ được các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt thì mới có hiệu lực.

Tiếp đó kế toán lập phiếu chi tiền làm căn cứ để thủ quỹ chi tiền mặt và ghi sổ quỹ (Biểu 2.2).

Căn cứ trên việc tìm hiểu thị trường NVL cần mua, danh mục các nhà cung cấp của công ty, người mua sẽ xem xét, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất để thực hiện giao dịch mua bán.

Căn cứ vào hóa đơn GTGT ngày 30/01/2008 (Biểu 2.3) của cty CP thương mại Citicom, thủ kho và các chuyên viên kỹ thuật sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng, sổ lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của NVL mua về và lập biên bản kiểm nhận, thủ kho lập phiếu Nhập kho (Biểu 2.4)

Ngày 01/02/2008, căn cứ vào phiếu Xuất kho số T19/11( Biểu 2.5) kế toán vào sổ chứng từ ghi sổ - Tk 621(Biểu 2.6)

Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 5 ngày 29/02/2008, kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản 621 (Biểu 2.7)

Song song với quy trình kế toán tổng hợp, khi kế toán nhập các chứng từ kế toán vào máy, phầm mềm kế toán sẽ tự động chuyển thông tin vào trong sổ “Sổ chi tiết hợp đồng – Tài khoản 621” chi tiết cho công trình Đăksrông(Biểu 2.8)

Biểu 2.1 Đơn vị: Công ty Cơ khí - Điện thủy lợi Địa chỉ: Km số 10 - Quốc lộ 1A

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Kính gửi: Giám đốc công ty Cơ khí - Điện thủy lợi

Tên tôi là: Nguyễn Duy Anh Địa chỉ: Phòng kế hoạch – công ty Cơ khí điện thủy lợi Đề nghị tạm ứng số tiền là: 40.000.000

Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi triệu đồng chẵn

Lý do tạm ứng: Mua nguyên vật liệu chính thi công công trình Đăksrông.

Giám đốc Kế toán trưởng Đội trưởng Người đề nghị tạm ứng

Tổng công ty cơ điện XDNN và thuỷ lợi Mẫu số B 01 - DN công ty cơ khí thuỷ lợi (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trởng BTC)

Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Duy Anh Địa chỉ: Phòng kế hoạch – công ty cơ khí điện thủy lợi

Lý do: Chi tiền mua nguyên vật liệu cho công trình Đăksrông

Viết bằng chữ: Bốn mươi triệu đồng chẵn.

Kèm theo: chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) : Bốn mươi triệu đồng chẵn

(ký, họ tên) Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) Người lập phiếu

(ký, họ tên) Thủ quỹ

(ký, họ tên) Người nhận tiền

PHIẾU ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN

Phiếu chi số: T4/35 Ngày 29 tháng 01 năm 2008

Tài khoản nợ Tài khoản có Số tiền

0044723 Đơn vị bán hàng: Cty CP Thương mại Citicom Điạ chỉ:

Số tài khoản: Mã số thuế:0101108440 Điện thoại: 043 561 870

Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Duy Anh Địa chỉ: Công ty Cơ khí - Điện thủy lợi

Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số thuế: 0100102527

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

5 Thép tấm SS400 16ly Kg 603,0 12.663 7.635.789

Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 1.852.581

Tổng cộng tiền thanh toán 38.904.197

Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi tám triệu, chín trăm linh bốn nghìn, một trăm chín bẩy đồng chẵn.

TỔNG CT CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG NN & THỦY LỢI

VP CÔNG TY CƠ KHÍ ĐIỆN THỦY LỢI

Mẫu số 01-VT Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20-03-2006 của BTC

- Họ và tên người giao: Cty CP thương mại Citicom

- Theo… số…ngày….tháng….năm… của………

- Nhập tại kho: Kho công ty Địa điểm:

STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa

Số lượng Đơn giá Thành tiền Chứng từ Thực nhập

Kg Kg Kg Kg Kg

- Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Ba mươi bẩy triệu, không trăm năm mươi mốt nghìn, sáu trăm mười sáu đồng

- Số chứng từ gốc kèm theo:

TỔNG CT CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG NN & THỦY LỢI

VP CÔNG TY CƠ KHÍ ĐIỆN THỦY LỢI

Mẫu số 01-VT Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20-03-2006 của BTC

- Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Duy Anh Địa chỉ: Phòng kế hoạch

- Lý do xuất kho: Xuất thép tấm cho công trình Đăksrông

- Xuất tại kho: Kho công ty Địa điểm:

Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa

Số lượng Đơn giá Thành tiền Chứng từ Thực nhập

Kg Kg Kg Kg Kg

- Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Ba mươi bẩy triệu, không trăm năm mươi mốt nghìn, sáu trăm mười sáu đồng

- Số chứng từ gốc kèm theo:

TỔNG CT CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG NN & THỦY LỢI

VP CÔNG TY CƠ KHÍ ĐIỆN THỦY LỢI

Mẫu số S02a-DN Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20-03-2006 của BTC

Tài khoản: 621 – Chi phí NVL TT

Chứng từ Trích yếu Số hiệu T.K Số tiền Ghi chú

MỘT SỔ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ - ĐIỆN THỦY LỢI

Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí - Điện thủy lợi

Qua thời gian thực tập tại công ty Cơ khí - Điện thủy lợi, em nhận thấy cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thì hoạt động của công ty cũng có những biến đổi để thích ứng Các phòng ban chức năng được tổ chức, sắp xếp lại một cách hợp lý, phù hợp với quy mô hoạt động, phục vụ tốt cho công tác sản xuất kinh doanh Song song với quá trình chuyển đổi đó, bộ máy kế toán với chức năng thực hiện công tác tài chính kế toán cho công ty cũng không ngừng biến đổi cả về cơ cấu lẫn phương pháp làm việc phục vụ tốt cho hoạt động của doanh nghiệp Có thể nhận thấy điều đó thông qua những ưu điểm nổi bật trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hiện nay của công ty như sau:

- Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ, gọn nhẹ và khoa học, quản lý tương đối tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp đặc biệt trong việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, giúp cho việc quản lý chi phí chặt chẽ hơn Đội ngũ nhân viên kế toán của công ty gồm 7 người, mỗi người được phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng nên công việc ít bị trùng lắp, hơn thế còn đảm bảo việc không bỏ sót các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Hơn thế, trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán trong công ty ngày càng được nâng cao, nhân viên kế toán nhiệt tình với công việc, trung thực, có kinh nghiệm trong nghề và được cập nhật và hướng dẫn thường xuyên các chế độ kế toán mới nên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đối với công tác hạch toán và quản lý tài chính của công ty.

Phần mềm kế toán được xây dựng theo hình thức “Chứng từ - ghi sổ” đã giúp công việc của người kế toán đơn giản đi rất nhiều Do các sản phẩm xây lắp của công ty thường kéo dài nhiều năm, công việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường chỉ được thực hiện vào cuối niên độ kế toán nên khối lượng các thông tin cần thu thập , lưu dữ, xử lý là rất lớn vì vậy phần mềm kế toán có vài trò vô cùng quan trọng đối với công tác kế toán của công ty Nhờ có phần mềm kế toán máy, kế toán có thể lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm thông tin một cách dẽ dàng, các thông tin được xử lý tự động đảm bảo tính chính xác cao, tránh nhầm lẫn.

- Về việc vận dụng chế độ kế toán vào kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: Kế toán công ty cập nhật chế độ mới kịp thời, hiện nay công tác kế toán phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp áp dụng đúng theo chuẩn mực kế toán mới ban hành.

+ Hệ thống chứng từ được xây dựng đầy đủ, đúng quy định, hợp pháp, hợp lệ.Các nội dung bắt buộc phải có trên chứng từ theo quy định của Bộ tài chính đều được thể hiện một cách đầy đủ và rõ ràng Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đểu có chứng từ gốc đi kèm giúp kế toán kiểm tra tính hợp lí, hợp lệ Trình tự luân chuyển chứng từ theo đúng chế độ hiện hành, có đầy đủ chữ ký bắt buộc để xác định rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan trong khâu luân chuyển chứng từ.

+ Hệ thống tài khoản sử dụng để theo dõi phần hành tặp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được xây dựng đầy đủ, chi tiết, thuận tiện cho việc theo dõi Ví dụ như CP SXC được công ty theo dõi theo

6 tài khoản chi tiết là : Tk 6271, 6272, 6273, 6274, 6277, 6278.

+ Quy trình và hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” đã tuân thủ đầy đủ theo quyết định số 15 của Bộ Tài chính ban hành ngày

26 tháng 03 năm 2000 Hình thức này tương đối phù hợp với hoạt động, đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty và đặc biệt rất thuận lợi cho việc áp dụng kế toán máy

Các sổ chi tiết hợp đồng được thiết kế tương đối chi tiết gồm các cột phát sinh có, phát sinh nợ, số dư có, số dư nợ giúp kế toán dễ dàng theo dõi , đối chiếu số liệu, kiểm tra tính chính xác của các thông tin kinh tế.

Ngoài ra công ty còng lập thêm một sổ sổ sách ngoài quy định của Nhà nước như: Bảng tập hợp chi phí sản xuất – theo dõi cho từng công trình; Bảng phân tích chi phí và tính giá thành của từng công trình và toàn bộ các công trình đã, và đang thi công trong kỳ kế toán.

+ Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được kiểm toán hàng năm rồi mới được công khai ra bên ngoài làm tăng độ trong sạch, minh bạch của hệ thống báo cáo tài chính của công ty, tăng uy tín của công ty trên thị trường

+ Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là từng công trình, hạng mục công trình phù hợp với đặc điểm kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp Chi phí phát sinh từ công trình nào được tập hợp cho công trình đó, mỗi công trình được mã hoá bằng những ký hiệu riêng Do vậy việc tập hợp chi phí, tính giá thành cho mỗi công trình được máy tính thực hiện tương đối dễ dàng, nhanh chóng và chính xác Hơn thế, nó còn giúp công tác kiểm tra, kiểm soát các chi phí phát sinh liên quan đến từng công trình, tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan, đồng thời dễ dàng cung cấp thông tin cần thiét, cụ thể cho từng công trình, hạng mục công trình khi có yêu cầu.

Phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm là phương pháp trực tiếp,đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với yêu cầu, điều kiện của công ty, giúp cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp chính xác, rõ ràng, xác định đúng kết quả kinh doanh.

+ Về công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Các khoản tiền lương, thưởng và các khoản trích theo lương được tính toán chính xác, đúng theo quy định Việc tính lương dựa trên hệ số lương đã phần nào có tác dụng động viên, khích lệ tinh thần và ý thức lao động của công nhân trong doanh nghiệp.

Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi

- Công ty có thể xem xét thiết lập một hệ thống kế toán tại các xí nghiệp để thực hiện công việc tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ,giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán ở công ty.

- Công ty nên đưa ra các quy định về việc luân chuyển chứng từ từ các xí nghiệp về công ty theo một thời hạn nhất định, việc tập hợp chi phí sản xuất từ các xí nghiệp nên thường xuyên hơn Điều này sẽ làm cho hệ thống thông tin kế toán được cung cấp kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, công việc kế toán không bị dồn lại đến cuối tháng, cuối niên độ.

- Công ty có thể tuyển thêm nhân viên kế toán có trình độ tương xứng để giảm bớt khối lượng, áp lực công việc cho kế toán viên, giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành được thực hiện tốt hơn.

- Đôi với công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, khi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán cần ghi nhận và phản ánh đầy đủ khoản thu về phế liệu thu hồi và tính vào giá thành công trình hoàn thành như sau:

Giá thành công trình hoàn thành = DDĐK + PSTK - DDCK - Giá trị phế liệu thu hồi

- Hệ thống kế toán nên mở thêm tài khoản 623 – Chi phí máy thi công để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy. Việc này vừa tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán hiện hành, đồng thời giúp cho thông tin kế toán được đầy đủ, chi tiết hơn.

Bên Nợ Tk 623: Các chi phí liên quan đến máy thi công Chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ khác phục vụ cho xe, máy thi công.

Bên Có Tk 623: Kết chuyển chi phí sử dụng xe, máy thi công vào bên

Nợ Tk 154 ; Kết chuyển chi phí máy thi công vượt trên mức bình thường vào tài khoản 632

Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ

Phương pháp hạch toán tương tự như tài khoản 621, 622, 627.

- Công ty cũng nên bổ sung tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán để theo dõi phần hành này Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí NVL, CP nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

- Công ty nên bổ sung thêm các chính sách khen thưởng cho các công nhân làm việc tốt, năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm cao Đồng thời có các biện pháp xử phạt, kỷ luật đối với những lao động có ý thức lao động kém Công tác tính lương, thưởng của người lao động cần kết hợp giữa các tiêu thức thời gian làm việc và chất lượng công việc để đạt được hiệu quả trong việc khuyến khích người lao động trong sản xuất.

- Tiến hành trích lập các khoản dự phòng về sửa chữa và bảo hành công trình.

- Công ty có thể xem xét để thay đổi hình thức kế toán “Chứng từ - ghi sổ” bằng hình thức “Nhật ký chung” để công việc của kế toán giảm bớt, phù hợp với kế toán máy hơn Theo hình thức “ Nhật ký chung”, việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dễ cập nhật và theo dõi hơn, sổ sách kế toán đơn giản, dễ hiểu. Đặc điểm chủ yếu của hình thức “Nhật ký chung” là các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã được phản ánh ở chứng từ gốc, căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế của các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quan hệ đối ứng giữa các tài khoản, sau đó từ sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái các tài khoản.

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp với việc tăng cường quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các doanh nghiệp đều hướng đến một mục tiêu duy nhất đó là tối đa hoá lợi nhuận Là một doanh nghiệp xây lắp, công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi cũng có chung một mục tiêu đó Tuy nhiên để đạt được lợi nhuận cao không phải là dễ, và biện pháp được coi là hiệu quả nhất với công ty hiện nay đó là giảm chi phí, giá thành sản xuất Chính vì vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành đã được đơn vị hết sức quan tâm Công tác kế toán phải thực sự tốt thì thông tin kế toán mới phát huy được hết tác dụng của mình Kế toán vừa đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin và kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, vừa là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh không ngừng được mở rộng của mình, công ty cần ngày càng hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập họp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm cung cấp cho nhà quản trị các thông tin cần thiết về các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, giá thành sản phẩm xây lắp Từ đó làm căn cứ để nhà quản trị ra các quyết định hợp lý về giá bán, đồng thời để ra các biện pháp hữu hiệu để tối thiểu hoá chi phí phát sinh.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, khối lượng công việc tương đối lớn, các công trình, hạng mục công trình có thể phải được thực hiện trong nhiều năm Chính vì vậy công tác tập hợp chi phí, tính giá thành công trình là hết sức khó khăn và phức tạp, việc quản lý tốt chi phí sản xuất là yêu cầu quan trọng trong doanh nghiệp.

Nhìn chung, hiện nay công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm trong công ty được thực hiện tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Việc lập dự toán chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình là căn cứ cho các cấp lãnh đạo đánh giá tính hợp lý và kiểm soát tốt các khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ Bên cạnh đó đơn vị còn lập các bảng phân tích chi phí và tính giá thành các công trình hỗ trợ cho nhà quản lý có thể theo dõi, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp.

Tuy nhiên, trong xu thế doanh nghiệp đang ngày càng mở rộng quy mô, lĩnh vực kinh doanh thì đòi hỏi công tác kế toán cũng phải không ngừng hoàn thiện hơn nữa Cụ thể là hiện nay công ty mới chỉ dừng ở việc lập các báo cáo tài chính phục vụ cho việc công bố ra bên ngoài mà chưa chú ý đúng mức đến việc lập các báo cáo quản trị phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp Theo em công ty nên đưa ra các quy định cụ thể về việc lập các báo cáo quản trị này để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm.

Ngày đăng: 29/06/2023, 22:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w