MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vi DANH MỤC SƠ ĐỒ vii CHƯƠNG I 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1 1.1. Tên chủ dự án đầu tư: 1 1.2. Tên dự án đầu tư 1 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư: 4 1.3.1. Công suất của dự án đầu tư: 4 1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: 5 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 7 1.4.1. Nhu cầu sử nguyên vật liệu phục vụ sản xuất 7 1.4.2. Nhu cầu về điện, nước và một số nguyên vật liệu khác 8 CHƯƠNG II 13 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 13 2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 13 2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 14 CHƯƠNG III 16 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP 16 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 16 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 16 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa 16 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải 17 3.1.3. Xử lý nước thải 18 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 24 3.2.1. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải sản xuất 24 3.2.2. Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác 28 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 29 3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 30 3.3.2. Chất thải rắn công nghiệp 30 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 30 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 32 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 32 3.7. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi 36 3.8. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có): 36 3.9. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 36 CHƯƠNG IV 38 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 38 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 38 4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải 38 4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa: 38 4.1.3. Dòng nước thải: 38 4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 38 4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 39 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 39 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có): không đề xuất. 40 CHƯƠNG V 41 KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNHXỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮCMÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 41 5.1. Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện 41 5.1.1. Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải 41 5.1.2. Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải: 46 5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 50 5.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: Không có. 51 5.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án 51 5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 51 CHƯƠNG VI 53 CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 53 PHỤ LỤC BÁO CÁO 54
Tên chủ dự án đầu tư
Công ty TNHH may YSS
- Địa chỉ văn phòng: Lô D6 bản đồ quy hoạch chia lô Khu công nghiệp
Mỹ Trung xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông JIN NING- Tổng Giám đốc
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án “ Nâng công suất nhà máy sản xuất các loại áo sơ mi nam nữ, các sản phẩm may mặc khác” tại KCN Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, mã số 7637303100 do Ban quản lý các KCN tỉnh cấp cho Nhà đầu tư thứ nhấtCông ty TNHH Smart shirts, nhà đầu tư thứ hai Công ty TNHH Southasia Garment và Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư là Công ty TNHH may YSS.
- Công ty TNHH may YSS đã được Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mã số doanh nghiệp0600368998 đăng ký lần đầu ngày06/11/2006 và đăng ký thay đổi lần 17 ngày 18/02/2020.
Tên dự án đầu tư
“Nâng công suất nhà máy sản xuất các loại áo sơ mi nam nữ, các sản phẩm may mặc khác”
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Lô D6 bản đồ quy hoạch chia lô Khu công nghiệp Mỹ Trung xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Công ty và đơn vị cho thuê nhà xưởng đã được Ban quản lý các khu công nghiệp cấp các giấy phép xây dựng sau:
+ Giấy phép số 01/GPXD ngày 3/1/2007 cấp cho Công ty TNHH TIN đối với công trình nhà máy may và các hạng mục phụ trợ.
+ Giấy phép xây dựng số 04/2012/GPXD ngày 20/4/2012 của Ban quản lý các KCN tỉnh cấp cho Công ty TNHH Youngor Smart Shirts Việt Nam.
+ Văn bản số 94/BQLCKCN-QH ngày 17/4/2017 của Ban quản lý các KCN tỉnh chấp thuận quy hoạch điều chỉnh tổng mặt bằng xây dựng của Công ty CP thép Tân Dân Phú
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM : Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 08/1/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nâng công suất nhà máy sản xuất các loại áo sơ mi nam nữ, các sản phẩm may mặc khác”.
Thông tin chung về Dự án
Công ty TNHH may YSS (sau đây gọi tắt là Công ty) với các tên gọi trước đây là Công ty trách nhiệm hữu hạn T.I.N, Công ty TNHH Youngor Smart shirts Việt Nam và Công ty TNHH Sunrise Smart shirts Việt Nam, có địa chỉ tại
Lô D6 bản đồ quy hoạch chia lô Khu công nghiệp Mỹ Trung xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
Năm 2007, Công ty TNHH Youngor Smart Shirts Việt Namtriển khai dự án “Nhà máy sản xuất các loại áo sơ mi nam nữ và các sản phẩm may mặc khác” và được Sở Tài nguyên và môi trường cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường số 1491/XN-STNMT ngày 12/11/2007, năm 2011 Công ty tiếp tục đầu tư dự án “Nhà máy sản xuất áo sơ mi nam nữ” và được Sở Tài nguyên và môi trường cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường số 01/XN-STNMT ngày 23/2/2011.
Năm 2013, Công ty được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường tại Quyết định số 1168/QĐ-STNMT ngày 05/8/2013, cấp giấy xác nhận số 231/XN-STNMT ngày 02/02/2015 về việc hoàn thành các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.
Năm 2021, Công ty nâng công suất dự án từ 5 triệu sản phẩm/năm lên 15 triệu sản phẩm/năm và đã được UBNDtỉnh Nam Định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nâng công suất nhà máy sản xuất các loại áo sơ mi nam nữ, các sản phẩm may mặc khác” tại Quyết định số 54/QĐ-UBND Ngày 08/01/2021 và Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo kết quả kiểm tra công trình xử lý chất thải để vận hành thử nghiệm Dự án "Nâng công suất nhà máy sản xuất các loại áo sơ mi nam nữ, các sản phẩm may mặc khác" tại Văn bản số 1187/STNMT-CCMT ngày 25/4/2022.
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án có tổng vốn đầu tư là: 629.050.000.000 đồng (Sáu trăm hai mươi chín tỷ không trăm năm mươi triệu đồng) như vậy phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công dự án thuộc nhóm B.
Hiện tại, Công ty đang hoạt động trên tổng diện tích 52.575 m 2 , trong đó:
+ Diện tích 43.772 m 2 do Công ty thuê lại đất của Công ty Cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh (thuê tại 3 thời điểm: tháng 9/2006, tháng 10/2007 và tháng 10/2007) với 5 xưởng sản xuất, gồm 4 xưởng mayvà các công đoạn cắt, kiểm hàng, hoàn thành là A, B, E, F và 01 xưởng giặt G cùng các hạng mục phụ trợ như nhà kho, nhà ăn, trạm xử lý nước thải,…
+ Diện tích 8.803 m 2 do Công ty thuê lại toàn bộ nhà xưởng của Công ty
Cổ phần thép Tân Dân Phú (thời điểm tháng 11/2015 với) bao gồm xưởng C, xưởng D) và các hạng mục phụ trợ khác như văn phòng, nhà để xe, nhà bảo vệ,
… Việc thuê nhà xưởng này cũng đã được Ban quản lý các Khu công nghiệp ra văn bản số 484/BQLCKCN-ĐT về việc cho thuê lại nhà xưởng tại KCN Mỹ Trung, theo đó Công ty TNHH may YSS thuê lại nhà xưởng của Công ty Cổ phần thép Tân Dân Phú để làm kho.
Trong quá trình đi vào hoạt động, Công ty có thay đổi nội dung thực hiện so với báo cáo ĐTM đã được UBND tỉnh phê duyệt như sau :
Bảng 1 : Những nội dung thực hiện thay đổi so với báo cáo ĐTM đã được
TT Nội dung Theo báo cáo ĐTM Phương án điều chỉnh
- Thay đổi quy trình công nghệ của trạm xử lý nước thải tập trung công suất
Nước thải → Bể lưới lọc
→Bể gom nước thải → bể điều hòa + bể phản ứng kết dínhkhử màu→
Bể lắng giữa → Bể axit hóa thủy phân 1+2 → Bể thiếu khí → Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 1 → Bể oxy hóatiếp xúc sinh học 2→ Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 3 → Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 4 → bể lắng cuối → bể chứa nước sạch → Hệ thống lọc → Bểchứa nước thải đầu ra → Hố ga → Cống thu gom nước thải của KCN Mỹ
Công ty bố trí chuyển đổi 01 bể oxy hoá tiếp xúc sinh học 4 thành bể phòng ngừa ứng phó sự cố, quy trình như sau:
Nước thải → Bể lưới lọc →Bể gom nước thải → bể điều hòa + bể phản ứng kết dính khử màu→ Bể lắng giữa → Bể axit hóa thủy phân 1+2 →Bể thiếu khí → Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 1 → Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 2→ Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 3 → bể lắng cuối
→ bể chứa nước sau xử lý→ Hệ thống lọc → Tex chứa nước thải sau xử lý→ Hố ga → Cống thu gom nước thải của KCN Mỹ Trung
Thay đổi vị trí kho CTR công nghiệp
Kho kỹ thuật diện tích 40m 2 Để phù hợp với tình hình thực tế chuyển đổi thành kho chứa chất thải rắn công nghiệp
Chuyển đổi chức năng kho chứa
Kho chứa CTR công nghiệp (diện tích 26m 2 ) Chuyển đổi thành kho CTNH 2
(chứa vỏ thùng hoá chất thải)
4 Thay đổi số lượng lò hơi và điều chỉnh số lượng mẫu khí thải lò
Công ty sử dụng 5 lò hơi:
02 nồi hơi đốt dầu với công suất 1 tấn hơi/nồi;
02 nồi hơi đốt dầu công
- Sử dụng 03 lò hơi tại xưởng F
(02 lò hơi công suất 2,5 tấn/g và
01 lò công suất 1 tấn/h và sử dụng luân phiên).
- Không sử dụng 02 lò hơi tại hơi suất 2,5 tấn hơi/nồi; 01 nồi hơi đốt dầu với công suất 2 tấn hơi/nồi xưởng D
- Lắp đặt bổ sung thêm 20 nồi hơi điện để phục vụ sản xuất
Trên diện tích mặt bằng 52.575m 2 , các hạng mục công trình được Công ty bố trí như sau:
Bảng 2: Các hạng mục công trình chính của Công ty
STT Hạng mục công trình chính
(m 2 ) Thời điểm khởi công Thời điểm hoàn thành
I Hạng mục công trình chính
1 Nhà xưởng số 1 (xưởng may A)
- Tầng 1: may + Dipping (làm phẳng áo) - Tầng 2: Nhà điều hành sản xuất (phòng kế hoạch, phòng cell, )
2 Nhà xưởng số 2 (xưởng may B) - Tầng 1: Cắt;
- Tầng 2: May chi tiết 3.116 Quý II/2006 Quý II/2009
) May chi tiết + hoàn thành 3.945 Quý II/2013 Quý IV/2013
F) May chi tiết 3.945 Quý II/2013 Quý IV/2013
G ) Giặt + Dipping 1.985 Quý II/2013 Quý IV/2013
6 Phần nhà xưởng thuê của
Công ty Cổ phần thép Tân
Kho chứa nguyên phụ liệu 2.720 Quý II/2013 Quý IV/2013
II Hạng mục công trình bảo vệ môi trường
1 Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 500 m 3 /ngày.đêm 142
- Thời điểm cải tạo toàn bộ trạm Tháng 8/2019
2 Kho chứa rác thải sinh hoạt 1 tầng 39 Quý IV/2013
3 Kho chứa rác thải công nghiệp 1 tầng, chuyển đổi từ kho kỹ thuật 40 Tháng 3/2021
4 Kho chứa rác thải nguy hại
5 Kho chứa rác thải nguy hại
1 tầng, chuyển đổi từ kho chứa rác thải công nghiệp 26 Tháng 3/2021
6 Khu lưu chứa bùn thải từ trạm xử lý nước thải Lưu chứa ngay tại trạm 15 Quý IV/2013
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
1.3.1 Công suất của dự án đầu tư:
- Công suất hiện tại của Công ty: 8.000.000 sản phẩm may mặc (áo sơ mi)/năm (đạt 53,3 % công suất tối đa Công suất tối đa của cơ sở là 15 triệu sản phẩm/năm);
- Số lao động hiện tại của công ty: 3.300 người (khi đi vào hoạt động ổn định là 4.200 người).
1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất
Khí thải, nhiệt độ Dipping
Ghi chú: Đường sản xuất Đường dòng thải
Sấy khô Máy vắt Giặt (máy giặt) tiếng ồn Bụi,
Kiểm tra nguyên liệu đầu vào Nhập kho
Là hơi Xưởng may Đóng gói sản phẩm
Mẫu mã sản xuất tiếng ồn Bụi,
Khí thải tiếng ồn Bụi,
Nước thải, tiếng ồn, độ rung
Từ nguồn nguyên liệu và hàng mẫu được thiết kế sẵn (do khách hàng gửi về), Công ty sẽ tổ chức thành một dây chuyền sản xuất liên hoàn:
- Khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào: Các nguyên, phụ liệu được kiểm tra xác suất đảm bảo đạt tiêu chuẩn sẽ đưa vào sản xuất đồng loạt.
- Bộ phận thiết kế tạo mẫu của phòng kỹ thuật sẽ tạo mẫu trên hệ thống máy Zac sơ đồ vi tính hiện đại và máy vẽ sơ đồ tự động trên giấy đảm bảo chính xác, tiết kiệm nhất về nguyên vật liệu và đảm bảo lượng vải vụn, giấy bìa vụn phát sinh là ít nhất.
- Khâu cắt và may chi tiết: Vải từ các cây vải được trải thành từng lớp trên bàn cắt, mẫu thiết kế trên giấy được ghim cố định vào bàn trải vải để cắt Sản phẩm sau khi cắt được đưa sang may chi tiết (gọi là bán thành phẩm) Bán thành phẩm này được bộ phận KCS chia thành từng nhóm theo quy trình lắp ráp công nghệ và chuyển cho các tổ may lắp ráp (may hoàn thiện).
- Khâu may (may hoàn thiện): Đây là công đoạn cần nhiều nhân lực nhất, sản phẩm sẽ được lắp ráp để hình thành nên sản phẩm thô.
- Dipping (làm phẳng sản phẩm, chủ yếu là áo sơ mi): Tại công đoạn này, áo được trải trên mặt phẳng, thuốc được phun lên áo, sau đó được ép, sấy (bằng gas) để tạo ly, tạo phẳng trước khi đưa sang giặt.
Công đoạn Dipping: Có sử dụng hóa chất làm phẳng (Các hóa chất đều đạt tiểu chuẩn trong nước và yêu cầu của khách hàng)
Với các sản phẩn may mặc của Công ty là quần áo xuất khẩu, nên tiêu chí sản phẩm không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng đòi hỏi rất khắt khe Do đó, đối với thuốc làm phẳng, Công ty chủ yếu sử dụng các loại thuốc có thành phần gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Công đoạn ép, sấy (bằng điện): Có tác dụng làm ngấm thuốc để giữ độ phẳng cho áo trong suốt quá trình sử dụng.
- Giặt: Quá trình giặt nhằm loại bỏ các chất khoáng (dạng hoà tan, phức chất) và các chất bám bẩn Công đoạn này được thực hiện trên máy giặt kín, trong có trục lô đảo theo 2 chiều làm cho sản phẩm được xua đều trong nước, đảm bảo cho quá trình giặt
- Công đoạn vắt: Trước khi chuyển sang công đoạn sấy, để tăng hiệu quả cho quá trình, người ta thường cho vải qua máy vắt ly tâm để làm mất đi trước một lượng nước đáng kể Sản phẩm sau khi vắt được qua máy sấy để sấy cho nhanh khô (tăng năng suất sản xuất) trước khi đưa công đoạn đóng gói sản phẩm
+ Là: Tạo cho sản phẩm độ mềm mại và phẳng phiu để chuẩn bị cho khâu đóng gói sản phẩm, dùng nồi hơi đốt dầu phục vụ cho việc là hơi
+ Đóng gói sản phẩm: Sản phẩm trước khi đóng gói được nhân viên KCS kiểm tra trước và đưa qua máy dò kim mới đóng vào thùng carton.
Sản phẩm được bao bì đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu trong hệ thống đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường của Hoa Kỳ, EU.
+ Sản phẩm được sản xuất trong môi trường vệ sinh công nghiệp rất cao. Mỗi xưởng may bố trí 02 công nhân vệ sinh công nghiệp liên tục quét dọn nhà xưởng để bảo đảm nhà xưởng luôn luôn sạch sẽ.
+ Trong quá trình sản xuất các chuyên gia nước ngoài được thuê để giám sát chất lượng rất chặt chẽ, đến nay các sản phẩm may mặc của Công ty TNHH may YSS do chất lượng sản xuất và sản phẩm khi xuất xưởng luôn đạt yêu cầu nên đã được khách hàng tin tưởng giao tự quản lý chất lượng, các chuyên gia chỉ kiểm tra xác suất trước khi xuất hàng.
- Phương thức bảo quản và vận chuyển sản phẩm:
+ Hàng hóa được bảo quản theo các tiêu chuẩn đánh giá sản xuất hàng xuất khẩu, nguyên phụ liệu đều có kệ kê chuyên dụng cho từng loại, được bảo quản nơi khô ráo bằng hệ thống quản lý chất lượng hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản ).
+ Công ty có hệ thống kho tàng làm nơi tập kết vật tư, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và sản phẩm trước khi xuất xưởng.
+ Do đặc thù hàng may mặc phải luôn để nơi khô ráo tránh ẩm ướt nên trong kho được trang bị hệ thống giá để hàng theo tiêu chuẩn, được chia thành các lô theo từng chủng loại bảo đảm hàng hoá vật tư luôn gọn gàng.
+ Sản phẩm được bao bì đóng gói theo chỉ định, vận chuyển theo hợp đồng ký kết với khách hàng.
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
1.4.1 Nhu cầu sử nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
- Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án:
Bảng 3: Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án
STT Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất Lượng sử dụng
Hiện tại Khi ổn định
1 Vải các loại 7.500.000m/năm 9.000.000m/năm
2 Phụ liệu (cúc, nhãn, chỉ, thùng cattong,….) 50.000 kg/tháng 150.000 kg/tháng
4 Dầu (sử dụng cho lò hơi) 30.000 lít/ tháng 90.000 lít/ tháng
5 Gas sử dụng cho nấu ăn (loại 45kg/bình ) 0 55 bình/tháng
6 Gas sử dụng cho máy sấy xưởng Dipping
(loại 48kg/bình) 15 bình/tháng 25 bình/tháng
7 Hóa chất dùng cho Dipping: Sof, Cat, Avbq,
8 Hoá chất tẩy giặt: Hồ mềm (sofl), Bột giặt sof, Soda
9 Hóa chất xử lý nước thải (PAM, PAC) 250 kg / tháng 350 kg / tháng
Ghi chú: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu vải không tăng nhiều do Công ty chủ yếu thuê gia công chi tiết (khoảng 60% tổng lượng sảm phẩm, tương đương với khoảng 21.000.000 m vải/năm), do đó nguyên liệu vải sử dụng chủ yếu chuyển trực tiếp về các đơn vị gia công
[Nguồn: Công ty TNHH may YSS]
1.4.2 Nhu cầu về điện, nước và một số nguyên vật liệu khác a Nhu cầu sử dụng điện
- Nhu cầu sử dụng điện: Công suất tiêu thụ điện của Dự án sử dụng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, chiếu sáng, sinh hoạt của nhà máy Một tháng nhà máy làm việc 26 ngày, trung bình 10h/ngày.
- Hiện trạng sử dụng: Dựa theo tình hình sử dụng của công ty, điện năng công ty sử dụng khoảng 1.420.130 kWh/tháng tương đương 54.620,38 kWh/ngày
- Dự án khi đi vào hoạt động đạt công suất thiết kế ước tính điện năng tiêu thụ khoảng 2.028.757 kWh/tháng tương đương 78.029 kWh/ngày. b Nhu cầu sử dụng nước
- Nguồn nước Công ty sử dụng được cung cấp bởi Công ty Cổ phần cấp nước Nam Định.
Căn cứ theo dõi hóa đơn sử dụng nước của Công ty trong 12 tháng năm
2021 và 8 tháng năm 2022 lượng nước sử dụng của công ty được thể hiện trong bảng dưới đây (Hóa đơn đính kèm Phụ lục):
Bảng 4: Lượng nước sử dụng của Nhà máy
TT Tháng Khối lượng sử dụng (m 3 ) Ghi chú
Như vậy, lượng nước sử dụng cao nhất là 8.644m 3 /tháng hay 332 m 3 /ngày, trong đó:
- Lượng nước dùng trong sinh hoạt:
Theo thực tế hoạt động tại Công ty, với lượng CBCNV làm việc tại Công ty là 3.300 người với lượng nước sử dụng khoảng 231 m 3 /ngày (tương đương khoảng 116 lit/người/ngày) Khi Dự án đi vào hoạt động ổn định, tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại Công ty dự kiến là 4.200 người, lưu lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt tối đa trong một ngày ước tính 294 m 3 /ngày.đêm.
- Lượng nước dùng cho sản xuất:
Công ty đang sử dụng:
+ 02 nồi hơi đốt dầu công suất 2,5 tấn hơi/nồi/h;
+ 01 nồi hơi đốt dầu với công suất 1 tấn hơi/nồi/h;
Hiện các nồi hơi này chưa khai thác hết công suất, phục vụ cho việc là hơi với lượng nước sử dụng là 25 m 3 /ngày (1 tấn hơi tương đương với 1m 3 nước)
+ Nước cấp cho việc làm mát nhà xưởng: Với việc dùng hệ thống nhà điều hòa trung tâm (điều hòa cây không dùng nước), lượng nước sử dụng tính tại thời điểm cao nhất khoảng 50m 3 /ngày (công suất hệ thống điều hòa trung tâm được thiết kế công suất tối đa 3 m 3 nước/h) Khi dự án nâng công suất của Công ty đi vào hoạt động ổn định, lượng nước sử dụng cho việc làm mát nhà xưởng của hệ thống điều hòa trung tâm dự kiến hầu như không thay đổi nhiều so với hiện nay.
+ Nước dùng cho xưởng giặt:
ST T Loại máy giặt Số lượng máy Định mức tiêu hao nước cho 1 mẻ giặt cho
1 máy (m 3 /1 mẻ giặt) Định mức hiện tại (10 giặt/ngày) mẻ Định mức khi đạt công suất tối đa (12 mẻ giặt/ngày)
Máy giặt đứng công suất 100kg (tương đương 16kg sp/1 mẻ giặt hay 100sp/mẻ giặt )
Máy giặt nằm công suất
32kg sp/1 mẻ giặt hay
3 Máy giặt hàng mẫu công suất 09 kg (tương đương 2kg sp/1 mẻ giặt) 03 0,07m 3 /máy x3 máy =
Máy giặt nằm công suất
32kg sp/1 mẻ giặt hay
1,6m 3 0 (do chưa dùng đến) 24 m 3 /ngày
- Thời gian trung bình cho 01 mẻ giặt: 35-40 phút “tính cả thời gian lấy nước và khởi động máy” và tùy từng yêu cầu về độ sạch của mã hàng;
- Số lượng sản phẩm giặt của Công ty:
+ 1 sản phẩm ≈ 150g, 1kg sản phẩm khô = 6kg sản phẩm ướt (khi cho vào giặt);
+ Hiện tại: 11.000 sản phẩm/ngày, tương đương khoảng 3.500.000 sản phẩm/năm (hiện đang giặt toàn bộ tại Công ty);
- Khi đi vào hoạt động ổn định: Chiếm khoảng 70%, tương đương 10.500.000 sản phẩm/năm, trong đó:
Giặt tại Công ty: Chiếm 30% tương đương 4.500.000 sản phẩm/năm
Thuê các đơn vị khác giặt: 40% tương đương 6.000.000 sản phẩm/năm
Bảng 5: Bảng cân bằng lượng nước sử dụng của Công ty
STT Nhu cầu sử dụng nước
Nước cấp (m 3 /ngày) Nước thải (m 3 /ngày) Hiện tại
Hoạt động với công suất tối đa
Hoạt động với công suất tối đa
I Nước dùng trong sinh hoạt 231 294 231 294
II Nước dùng cho sản xuất:
1 Nước dùng cho xưởng giặt 66 99 60 90
2 Nước dùng cho nồi hơi 25 50 0 0
3 Nước cấp cho việc làm mát nhà xưởng 10 50 0 0
+ Đối với nước thải sinh hoạt: Chiếm 100% lượng nước cấp ;
+ Đối với nước thải sản xuất: Chiếm 90% lượng nước cấp(do khả năng thấm hút nước của vải).
+ Nước dùng cho nồi hơi, làm mát nhà xưởng + tưới cây: Không phát sinh nước thải.
- Máy móc thiết bị cơ sở : Máy móc thiết bị cơ sở để phục vụ sản xuất như sau :
STT Tên máy Số lượng Xuất xứ Tình trạng thiết bị
I Danh mục các thiết bị, máy móc đã được đầu tư (giai đoạn từ 2006 đến 2013)
1 Máy cắt tự động 02 cái Trung Quốc 80%
2 Bàn phối hàng 100 cái Việt Nam 80%
3 Bàn kiểm hàng 100 cái Việt Nam 80%
4 Máy may chi tiết 1.955 cái Trung Quốc 80%
5 Máy ráp 446 cái Trung Quốc 80%
6 Hệ thống móc treo 10 HT Trung Quốc 80%
7 Băng chuyền tự động 06 cái Trung Quốc 80%
8 Bàn là đứng 250 cái Trung Quốc 80%
9 Bàn gấp 100 cái Trung Quốc 80%
11 Máy giặt 03 cái Đài Loan 80%
12 Máy vắt 11 cái Đài Loan 80%
13 Máy sấy khô 02 cái Đài Loan 80%
14 Lò hơi 1 tấn hơi/h 01 cái Đài Loan 80%
15 Lò hơi 2,5 tấn hơi/h 02 cái Đài Loan 80%
II Danh mục các thiết bị, máy móc mới được đầu tư (giai đoạn 2014÷2017)
1 Máy may chi tiết 2.604 cái Trung Quốc 80%
2 Máy giặt 04 cái Trung Quốc 90%
3 Máy vắt 02 cái Trung Quốc 80%
4 Hệ thống chuyền treo INA 13 chuyền Trung Quốc 80%
III Danh mục các thiết bị, máy móc sẽ đầu tư giai đoạn 2021
1 Máy ráp 120 cái Trung Quốc 80%
2 Hệ thống chuyền treo INA 5 chuyền Trung Quốc 80%
3 Bàn là đứng 10 cái Trung Quốc 80%
4 Bàn gấp 10 cái Trung Quốc 80%
5 Máy cắt tự động 01 cái Trung Quốc 80%
6 Máy giặt 02 cái Đài Loan 80%
7 Máy vắt 03 cái Đài Loan 80%
8 Máy sấy khô 01 cái Đài Loan 80%
9 Lò hơi điện 20 cái Đài Loan 80% Đối với lò hơi ; Trước đây Công ty có 5 lò hơi nhưng hiện tại chỉ sử dụng
3 lò hơi tại xưởng F, 02 lò hơi tại xưởng D Công ty đã bỏ không sử dụng và thay thể bằng 20 lò hơi điện để phục vụ hoạt động sản xuất.
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển của Thủ tướng chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, cụ thể như sau:
- Mục tiêu của Dự án phù hợp với mục tiêu tổng thể của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng năm
2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2341/QĐ-TTg ngày 02/12/2013 là: Xây dựng nền kinh tế của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng phát triển; mức sống người dân từng bước được cải thiện; môi trường được bảo vệ bền vững, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng Đến năm 2020, Nam Định có trình độ phát triển ở mức trung bình khá và đến năm 2030 đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng sông Hồng.
- Dự án phù hợp với mục tiêu chung của Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệttại Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 17/5/2012 là: Xây dựng ngành công nghiệp Nam Định ngày càng lớn mạnh, hiện đại, thân thiện với môi trường, có khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu vào khu vực và thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân.
- Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 17/5/2012 của UBND tỉnh Nam Định về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-
- Quyết định số 2425/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2018 của UBND tỉnh Nam Định về việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Nam Định, trong đó có cơ cấu quy hoạch sử dụng đất cho KCN MỹTrung Các ngành nghề đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chính trong KCN bao gồm: sản xuất, gia công chế tạo cơ khí; công nghiệp dệt, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp điện tử, đồ gia dụng, công nghiệp gỗ, giấy,
-Quyết định số 1048/QĐ-STNMT ngày 12/9/2011của Sở Tài nguyên vàMôi trường tỉnh Nam Định phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Mỹ Trung.
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
* Hiện trạng hoạt động và quản lý môi trường KCN Mỹ Trung:
KCN Mỹ Trung được thành lập theo Văn bản số 1713/TTg.CN ngày 25/10 2006 của Thủ tưởng Chính phủ với diện tích quy hoạch công trình là 150,68 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 27.03% KCN Mỹ Trung đã được phê duyệt báo cáo ĐTM theo Quyết định số 1048/QĐ-STNMT ngày 12/9/2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Mỹ Trung
Chủ đầu tư: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, uỷ quyền cho Công ty CP CNTT Hoàng Anh thực hiện với tổng số vốn đã đầu tư là 240,4 tỷ đồng.
Do hạ tầng dang dở, hiệu quả thu hút các nhà đầu tư thứ cấp của KCN rất thấp Theo đó, mới chỉ có 13 nhà đầu tư vào thuê đất, trong đó có 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, 11 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 23 triệu USD; vốn đầu tư thực hiện đạt 21 triệu USD (đạt 91%), lao động sử dụng 7.837 người, xây dựng nhà máy trên diện tích hơn 26 ha; hơn 83 ha đất thương mại còn lại cứu KCN nhiều năm nay bị bỏ hoang
- Về Công tác quản lý chất thải rắn, CTNH.
+ KCN quản lý rác thải rắn theo hình thức: Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN tự chủ động hợp đồng với đơn vị có chức năng thuê vận chuyển, xử lý theo quy định.
+ Đối với CTNH phát sinh từ các cơ sở trong KCN: Cơ quan quản lý môi trưởng của KCN sẽ tổ chức hướng dẫn để các cơ sở thực hiện đúng theo các quy định về quản lý CTNH hiện hành Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời đối với CTNH sẽ được các cơ sở tự thực hiện trong phạm vi cơ sở Quá trình vận chuyển, xử lý các cơ sở sẽ hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng theo quy định để thực hiện,
Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp: Hiện tại KCN Mỹ Trung chưa có trạm xử lý nước thải tập trung, nước thải của các Công ty đang hoạt động trong KCN được cơ sở tự thu gom xử lý đạt QCVN40:2011/BTNMT (cột B) (trừ Công ty cổ phần may sông Hồng - xử lý đạtQCVN 40:2011/BTNMT (cột A), sau đó thoát theo đường cống (cống ngầm),dọc trục đường N4 (hay còn gọi là đường gom của khu công nghiệp) tới đầuCông ty Cổ phần Nam Phương Hồng (Cánh diều Vàng) để vào mương thoát nước thải (mương hở) nằm trên đường Ngô Thị Nhậm phường Lộc Hạ.
Tuy nhiên, công thoát nước thải này đang bị người dân lấp do việc tiêu thoát nước của cổng đang không đảm bảo (cos cống nông, lỏng cống hẹp), nên hiện tại các cơ sở sản xuất trong khu đang xả thải xung quanh KCN Mỹ Trung, dẫn đến hiện tượng, khi mùa mưa đến thường xảy ra hiện tượng ủng lụt cục bộ trong khuôn viên các Công ty.
Nhìn chung các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Mỹ Trung cơ bản đã ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động Tuy nhiên có doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có doanh nghiệp sản xuất cầm chừng hoặc chưa hoạt động hết công suất cho thuê nhà xưởng dư thừa.
(Nguồn: Báo cáo Chuyên đề tình hình phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở tỉnh Nam Định)
* Đánh giá sức chịu tải của dự án của Công ty:
Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của dự án là hệ thống tiêu thoát nước của Khu công nghiệp Mỹ Trung qua 01 cửa xả phía Tây Bắc Công ty Hiện nay hạ tầng thoát nước mưa, nước thải của KCN Mỹ Trung đoạn qua Công ty TNHH may YSS chưa hoàn thiện, vì vậy việc tiêu thoát nước mới dừng ở việc xả ra xung quanh các vị trị tiếp giáp nhà máy.Nên căn cứ vào Điều 4, Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017, báo cáo không phải đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước.
Tuy nhiên khi đi vào hoạt động Công ty sẽ tiến hành thu gom xử lý các loại chất thải phát sinh tại nhà máy đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường, cụ thể như sau:
- Đối với nước thải xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi thoát ra hệ thống tiêu thoát nước của KCN phía Tây Bắc dự án.
- Đối với bụi, khí thải được thu gom qua hệ thống xử lý đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNM (cột B)-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Đối với chất thải rắn: bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại được thu gom phân loại và hợp đồng với đơn vịcó chức năng xử lý theo quy định Như vậy với các biện pháp giảm thiểu của Công ty khi dự án đi vào hoạt động sẽ đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường khu vực dự án và phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
Công trình thu gom, thoát nước mưa
- Nước mưa chảy tràn trên mái các nhà xưởng: thu gom đường ống nhựa PVC D110 dẫn xuống hệ thống rãnh trên bề mặt;
- Nước mưa chảy tràn bề mặt được thi công hai bên đường nội bộ theo đường ống hai bên đường, sân nội bộ Trên đường ống cách 25-30m, bố trí 1 hố ga lắng cặn, tổng số 75 hố ga, kích thước mỗi hố ga (0,6x0,6x01,5)m Hố ga được xây bằng gạch, trên đậy tấm thép Nước mưa trong Công ty được thu qua các hố ga và lắng cặn sau đó theo hệ thống đường ống thu gom dốc chảy vào cống thoát nước thải chung của KCN Mỹ Trung tại 5 cửa xả.
Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom nước mưa :
Bảng 6 Tổng hợp thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom, thoát nước mưa
STT Tên hạng mục Số lượng Thông số kỹ thuật
Cống xây BTCT D60x110 01 hệ thống 80m
Cống xây BTCT D60x110 01 hệ thống 90m
Cống xây BTCT D60x110 01 hệ thống 150m
4 Xưởng E, F, G: Đường ống PVC 400 01 hệ thống 700m
Hình 1: Một số hình ảnh hệ thống đường ống, ga thu gom nước mưa
* Công trình thu gom nước thải
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải
Sơ đồ thu gom nước thải của dự án như sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ thu gom nước thải của dự án
- Nước thải khu nhà vệ sinh: Được thu gom và xử lý sơ bộ qua bể tự hoại
3 ngăm sau đó được thu gom theo đường ống D110 đến D200 về trạm xử lý nước thải tập trung công suất 500m 3 /ngày.đêm để tiếp tục xử lý
Về vị trí, thể tích bể tự hoại các khu vực được bố trí như sau:
Cống thoát nước thải của KCN Mỹ Trung (phía Tây Bắc dự án)
Hệ thống xử lý nước thải tập trung 500m 3 /ngđ
STT Vị trí Số lượng Kích thước bể
- Nước thải nhà bếp: Được thu gom và xử lý sơ bộ qua bể tách mỡ (02 bể xây ngầm, có tổng thể tích 15m 3 ) để loại bớt dầu mỡ và các chất tẩy rửa trước khi vào hệ thống bể xử lý nước thải tập trungcông suất 500m 3 /ngày.đêm để tiếp tục xử lý.
- Nguồn nước thải sản xuất:Phát sinh từ xưởng giặt được thu gom bằng đường ống nhựa PVC đường kính D250, đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trungcông suất 500m 3 /ngày.đêm để xử lý.
* Điểm xả nước thải sau xử lý
- Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và QCVN 13-MT:2015/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộmsẽ tự chảy ra môi trường ngoài bằng đường ống D100 phía Tây Bắc nhà máy.
- Tọa độ vị trí xả nước thải: X = 2262782; Y = 0571413 (hệ tọa độ VN
2000, kinh tuyến trục 105 0 30’, múi chiếu 3 0 ).
Sơ đồ tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải được đóng kèm phụ lục II của báo cáo.
* Tính toán nhu cầu phát sinh nước thải
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước sạch của Công ty Theo quy định tại Điều 39, Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước vàxử lý nước thải tính lượng nước thải sinh hoạt bằng 100% lượng nước cấp;lượng nước thải sản xuất tính bằng 80% lượng nước cấp.
Tính toán nhu cầu nước thải phát sinh của Công ty như sau:
STT Nhu cầu sử dụng nước
Nước cấp (m 3 /ngày) Nước thải (m 3 /ngày) Hiện tại
Hoạt động với công suất tối đa
Hoạt động với công suất tối đa
I Nước dùng trong sinh hoạt 231 294 231 294
II Nước dùng cho sản xuất:
1 Nước dùng cho xưởng giặt 66 99 60 90
2 Nước dùng cho nồi hơi 25 50 0 0
3 Nước cấp cho việc làm mát nhà xưởng 10 50 0 0
3.1.3.1 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
* Nước thải nhà vệ sinh được thu gom, xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể tự hoại như sau:
Sơ đồ 3: Cấu tạo bể tự hoại
Nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau: Các chất thải hữu cơ được lắng và phân huỷ kỵ khí ở ngăn số 1, sau đó được lắng đọng tiếp ở ngăn số 2 và ngăn số 3 Qua các ngăn này hầu hết các cặn bã đều được giữ lại, chất hữu cơ bị phân huỷ thành CO2, CH4 và H2O do có bổ sung thêm vi sinh vật, chỉ có nước trong và một phần cặn lơ lửng được dẫn tiếp vào hệ thống thoát nước thải của Công ty rồi chảy về hệ thống xử lý nước thải chung để xử lý trước khi thải ra cống thoát nước thải KCN.
* Nước thải nhà bếp: Được thu gom và đưa về hệ thống bể tách mỡ (02 bể xây ngầm, có tổng thể tích 15m 3 ) để loại bớt dầu mỡ và các chất tẩy rửa trước khi vào hệ thống bể xử lý nước thải tập trung.
Kích thước bể tách dầu mỡ như sau: (3,5 x 1,5 x 1,7)m;
Hình 2: Hình ảnh bể tách dầu
*Nguồn nước thải sản xuất:
Phát sinh chủ yếu từ xưởng giặt Lượng nước này được thu gom bằng hệ thống thu dẫn có cấu tạo bằng ống nhựa PVC đường kính D250, đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Hệ thống xử lý nước thải tập trung
Công ty đã đầu tư ưhệ thống trạm xử lý nước thải tập trung có công suất 500m 3 /ngày.đêm với quy trình xử lý như sau:
Sơ đồ 4 : Trạm xử lý nước thải tập trung 500m 3 /ngày.đêm
Bể sự cố Đường nước thải; Đường hồi nước thải khi xảy ra sự cố
Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 2
Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 4
Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 3
Bể chứa nước sau xử lý
Ng ượ dò c ng bù thả n i
Bể cô đặc bùn thải
Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 1
Nước thải giặt Bể lưới lọc
Bể điều hòa +bể phản ứng kết dính khử màu
Nước thải sau xử lý đạt
Bể lưới lọc: Nước thải giặt chảy vào bể lưới lọc, lưới lọc sẽ ngăn các mảnh rác lớn và chặn các chất trôi nổi trong nước thải và các tạp chất lơ lửng để ngăn không cho vào hệ thống xử lý tiếp theo;
Bể thu gom: Do tải lượng nước thải giặt biến động rất lớn tùy theo thời gian nghỉ ngơi và làm việc, vì vậy cần phải có bể thu gom để tăng cường sự điều tiết công suất và hàm lượng nước thải, đảm bảo tính hiệu quả của các công đoạn xử lý sinh hóa tiếp theo;
Nước thải sau đó được bơm từ máy bơm dâng đến bể điều hòa pH và bể phản ứng kết dính khử (hay còn gọi là bể keo tụ tạo bông) để tiến hành xử lý bằng hóa chất nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình lắng đọng ô nhiễm nước thải, làm sạch, lọc, tách ly tâm v.v Độ pH trong bể được điều chỉnh và sục khí được thêm vào các hóa chất PAM và PAC Chất keo tụ bông và flocculation, gas nước tiếp xúc và xảy ra phản ứng hóa học, rắn và lỏng trong quá trình tách phản ứng, màu sắc hỗn hợp trong nước, chất rắn lơ lửng và các chất gây ô nhiễm khác phản ứng với hóa chất tạo ra chất phèn, có thể loại bỏ màu sắc và tất cả các tạp chất lơ lửng trong nước một cách hiệu quả, đồng thời có thể làm giảm chỉ số COD một cách hiệu quả.
Bể lắng giữa: Sau khi qua xử lý hóa học, nước thải giặt tiếp tục đi vào bể lắng để tiến hành phân tách rắn lỏng Tại bể lắng giữa, thiết bị phân phối nước ra vào đảm bảo hiệu quả lắng đọng cho nước thải trong bể lắng giữa Bùn thải lắng đọng được đưa tới bể cô đặc bùn thải
Bể thiếu khí: Tại đây nước thải được trộn lẫn với bùn thiếu khí tuần hoàn nhờ thiết bị khuấy trộn chìm Máy khuấy trộn chìm đảm bảo nước trong bể được xáo trộn liên tục đồng thời tạo môi trường thiếu khí để vi sinh vật tham gia quá trình khử Nitơ trong nước thải Trong môi trường thiếu ôxy các loại vi khuẩn khử nitrit và nitrat Denitrificans (dạng kị khí tuỳ tiện) sẽ tách ôxy của nitrat (NO3 -) và nitrit (NO2 -) để ôxy hoá chất hữu cơ Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.
NO3 - + 1,08 CH3OH + H + –> 0,065 C5H7NO2 + 0,47 N2 + 0,76 CO2 + 2,44 H2O
NO2 - + 0,67 CH3OH + H+ –> 0,04 C5H7NO2 + 0,48 N2 + 0,47 CO2 + 1,7 H2O
Sau khi nước thải được xử lý bằng bể thiếu khí, nó sẽ chảy vào bể oxy hóa tiếp xúc sinh học Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 1, bể oxy hóa tiếp xúc sinh học
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
3.2.1 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải sản xuất
* Hệ thống xử lý bụi, khí thải sản xuất
- Biện pháp thu gom bụi bông, bụi vải khu vực nhà xưởng: Đối với bụi bông, bụi vải phát sinh trên nền nhà xưởng được công nhân thường xuyên tiến hành vệ sinh công nghiệp Trong môi trường không khí, lượng bụi từ quá trình hoàn thiện sản phẩm (hút đầu chỉ, hút bụi còn sót lại trên sản phẩm) được thu gom bằng hệ thống quạt hút bụi (công suất 50Hp), thu vào túi vải, định kỳ công nhân tới xả túi, thu gom đưa vào kho chứa rác thải công nghiệp (diện tích 39m 2 ), để thuê đơn vị chứa năng đưa đi xử lý theo quy định.
Sơ đồ 5: Biện pháp thu gom bụi nhà xưởng
Hình 3:Hình ảnh thu bụi từ sản phẩm
Vệ sinh công nghiệp (quét dọn)
Bụi từ nền nhà xưởng
Quạt hút (cs 50Hp) Sản phẩm
(áo sơ mi) Đầu hút
* Biện pháp xử lý bụi, khí lò hơi:
Theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt Công ty sử dụng 5 lò hơi đốt dầu DO, tuy nhiên do nhu cầu thực tế hiện nay Công ty chỉ sử dụng 03 lò hơi tại xưởng F và hoạt động luôn phiên nhau; 02 lò hơi tại xưởng D Công ty không dùng nữa mà thay thế bằng 20 nồi hơi điện Mỗi lò hơi có 01 hệ thống xử lý khí thải với quy trình xử lý như sau:
Sơ đồ 6: Sơ đồ xử lý bụi, khí thải lò hơi
Nguyên lý: Khí thải từ khu vực nồi hơi được quạt hút đưa qua lớp vật liệuhấp phụ (bằng sợi thủy tinh), dầy 15cm (chia làm 03 lớp) Lớp vật liệuhấp phụ có tác dụng giữ lại lượng bụi, khí thải trước khi đi vào ống phóng không ra ngoài môi trường Lớp vật liệuhấp phụ được kiểm tra định kỳ (01 lần/tháng) đảm bảo xử lý triệt để nguồn khí thải thoát ra môi trường Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT (cột B)sẽ thải ra ngoài môi trường theo ống phóng không cao 12m (tính từ mặt đất) Định kỳ 01 lần/năm Công ty tiến hành thay sợi thủy tinh để đảm bảo hiệu quả xử lý.
Sàn thao tác lấy mẫu được Công ty bố trí ngay trên nóc nhà xưởng (các mặt đất khoảng 4,5m), Công ty bố trí thang di động để tiến hành bố trí lấy mẫu.
Thiết kế vị trí đặt lỗ kỹ thuật lấy mẫu khí đảm bảo từ điểm thay đổi dòng
≥ 2 lần đường kính ống phóng không theo chiều xuôi dòng khí và ≥ 0,5 lần đường kính ống phóng không theo chiều ngược dòng khí,đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.
Bảng 8: Thông số kỹ thuật lò hơi
Stt Tính năng ĐVT Số lượng
Chiều cao (m) m 12 (tính từ mặt đất) Ống phóng không cao 12m
Khí thải lò hơi Lớp vật liệu hấp phụ
(bằng sợi thủy tinh)Quạt hút Đường kính m 0,45 Đường kính lỗ kỹ thuật phục vụ lấy mẫu mm 110
* Cấu tạo lớp vật liệu hấp thụ sợi thủy tinh:
+ Sợi thuỷ tinh với cấu tạo từ các thành phần hoá học như SiO2= 62-68%, CaO= 26-28%, MgO= 3-8% nên khả năng hấp phụ khí thải tốt.
+ Sợi thủy tinh dài, là một loại bông có hiệu suất nén tốt, ngay cả mức độ nén cao, thì sau đó hình dạng vẫn sẽ không thay đổi, không bị biến dạng và đổ gãy, làm tăng tuổi thọ của bộ lọc
+ Có khả năng chịu nhiệt lên đến 170 0 C; khả năng kháng ẩm có thể lên đến 100%;
+ Có độ đàn hồi tốt, giúp cho việc bắt bụi đạt hiệu quả cao, trong môi trường nhiệt độ cao vẫn có thể đạt hiệu ứng lọc mong muốn (do cấu tạo có tính linh hoạt cao) Có khả năng phục hồi lớn.
+ Bông sợi thủy tinh có khả năng giữ bụi công nghiệp với hiệu quả cao.
Bảng 9: Thông số của lớp vật liệu hấp thụ sợi thủy tinh
STT Tính chất Thông số kỹ thuật
1 Thể giữ lại trung bình 92% -96%
2 Giảm áp suất ban đầu 15Pa
3 Giảm áp suất thức 250 Pa
3.2.2 Các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác
* Biện pháp trồng cây xanh :
Trong khuôn viên nhà máy, Công ty đã trồng các loại cây bưởi, xoài, cọ, sến xanh… và các loại cây khác để đảm bảo diện tích cây xanh đạt 20,1% diện tích đất đã sử dụng của Nhà máy Diện tích cây xanh: 10.568m 2
Hình 4: Hình ảnh cây xanh trong khu vực khuôn viên Công ty
* Biện pháp giảm thiểu đối với bụi, khí thải từ hoạt động giao thông
- Phân luồng rõ khu vực để xe dành cho cán bộ công nhân viên, và các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ra vào Nhà máy cụ thể như sau:
+ Khu vực nhà để xe của cán bộ công nhân viên Nhà máy được quy hoạch phía Bắc gần cổng ra vào thuận tiện cho việc đi lại và hạn chế việc phát tán bụi, khí thải trong khuôn viên Nhà máy.
+ Đối với các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào Nhà máy để khống chế nguồn ô nhiễm áp dụng một số biện pháp:xây dựng chế độ vận hành xe, các phương tiện giao thông ra vào hợp lý, xe khi vào đến Công ty phải chạy chậm với tốc độ cho phép, trong thời gian bốc dỡ nguyên liệu và sản phẩm không được nổ máy.
- Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực tập kết nguyên liệu, khu vực kho và khu vực xe vận chuyển để hạn chế tối đa bụi phát tán từ mặt đất.
- Trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang chống bụi, mắt kính chuyên dùng, găng tay…cho công nhân bốc xếp hàng hoá
* Biện pháp giảm thiểu hơi mùi khí thải từ bếp nấu ăn
- Quá trình nấu ăn, Công ty sử dụng gas do đó khả năng phát sinh khói thải từ quá trình nấu thức ăn không nhiều Để khống chế hơi mùi, khí thải khu vực này Công ty áp dụng các biện pháp sau:
- Đối với hơi mùi khu vực nhà ăn được trang bị hệ thống chụp hút và quạt thông gió để thông thoáng và giảm thiểu hơi mùi.
- Khu nhà bếp của Công ty được thiết kế thông thoáng với không gian rộng nên mùi thức ăn tại đây dễ dàng bị pha loãng.
- Hạn chế tối đa dầu mỡ cháy khét.
- Không sử dụng dầu ăn nấu lại nhiều lần.
- Vệ sinh bếp sau mỗi lần nấu ăn bằng nước nóng Sử dụng các loại nước tẩy rửa, vệ sinh để tiến hành vệ sinh, khử mùi.
* Biện pháp giảm thiểu hơi mùi khu vực hệ thống xử lý nước thải tập trung
Quá trình xử lý nước thải phát sinh hơi mùi do quá trình phân hủy yếm khí, hiếu khí các chất có trong nước thải Tuy nhiên khu vực hệ thống xử lý nước thải được xây dựng có khoảng cách đảm bảo an toàn với các khu vực sản xuất khác, xung quanh khu vực được trang bị quạt thông gió, các hạng mục xử lý được thông thoáng, công nghệ xử lý nước thải hiện đại nên hạn chế phát sinh mùi nước thải.
Các bể thu gom, bể chứa được xây dựng kín và có nắp đậy.
Nước thải phát sinh hàng ngày được thu gom xử lý triệt để không để tồn đọng.
Quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải tuân thủ các quy định từ quá trình bổ sung hóa chất.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Trong quá trình đi vào hoạt động, Công ty đã thực hiện việc phân loại và thu gom các loại chất thải phát sinh như chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp như sau:
Sơ đồ 7.Sơ đồ thu gom và xử lý chất thải rắn của Công ty
Thu gom lưu giữ trong kho diện tích 50 m 2
Công ty TNHH Tứ Hà Đông.
Thu gom lưu giữ trong kho diện tích 26m 2
Thu gom, phân loại lưu giữ trong kho diện tích 39m 2
Công ty cổ phần đầu tư và kỹ thuật tài nguyên
Công ty TNHH kinh doanh và xây dựng Hoàng Long.
Thugom, phân loại chất thải rắn
3.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt bao gồm: thức ăn thừa, túi nilon Căn cứ hoá đơn thanh toán tiền rác thải sinh hoạt năm
2022 thì khối lượng rác thải sinh hoạt khoảng 208.500 kg/năm.
Công ty đã trang bị 20 thùng thu gom rác thải sinh hoạt thể tích 50 lít/thùng, bố trí trong khuôn viên nhà máy để thu gom rác thải sinh hoạt Rác thải phát sinh hàng ngày được nhân viên vệ sinh của Công ty thu gom từ thùng chứa lưu giữ vào kho chứa rác thải sinh hoạt (diện tích 39 m 2 ) và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý theo quy định, tần suất thu gom 2 ngày/lần.
Hiện tại, Công ty đã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt số 01.HM-GV/2021RST ngày 02/01/2021 với Công ty TNHH Tứ Hà Đông.
3.3.2 Chất thải rắn công nghiệp
Căn cứ sổ theo dõi chuyển giao chất thải rắn công nghiệp trong năm 2022 thì Khối lượng rác thải công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất hiện nay của công ty khoảng 299.327 kg/năm chủ yếu là giấy, vải vụn, vỏ thùng carton, túi nilong,… Đối với chất thải công nghiệp Công ty giao cho công nhân (02 người/xưởng, tổng 14 người) chuyên làm nhiệm vụ hàng ngày sau khi kết thúc sản xuất tổ chức quét dọn, thu gom và phân loại đưa vào kho chứa có diện tích
+ Chất thải rắn sản xuất của Công ty bao gồm vải vụn, bông, chỉ cúc thừa,giấy, thùng catton hỏng đối với chất thải loại này sẽ được thường xuyên thu gom bán cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc thuê đơn vị chức năng thu gom đưa đi xử lý Chất thải rắn không tái chế được, Công ty ký hợp đồng với Công tyTNHH kinh doanh và xây dựng Hoàng Long để vận chuyển xử lý theo quy định.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Căn cứ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 và chứng từ CTNH năm 2022, thành phần và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của Nhà máy như sau:
Bảng 10: Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại
Giai đoạn hoạt động ổn định
Giẻ lau, găng tay nhiễm thành phần nguy hại 18 02 01 KS 360 441
2 Bóng đèn huỳnh quang thải 16 01 06 NH 929 1145
3 Dầu bôi trơn tổng 17 02 03 NH 497 344 hợp thải
4 Mực in từ khối văn phòng 08 02 01 KS 10 15
5 Bao bì cứng bằng nhựa 18 01 03 KS 128 192
Sợi thủy tinh thải từ quá trình bảo dưỡng lò hơi 11 06 02 NH 0 82
8 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải 10 02 03 KS 20.626 60.000
Phương án thu gom, lưu giữ chất chải nguy hại
- Chủ dự án bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại có diện tích 81 m 2 , bên trong có thiết kế rãnh thoát nước xung quanh có bề rộng 20cm, sâu 15cm, bố trí 1 hố ga thu gom chất lỏng tập trung phòng ngừa trường hợp đổ tràn chất lỏng ra nền kho Kho chứa đảm bảo các yêu cầu như mặt sàn trong khu vực lưu giữ phải kín, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH.
- Tại khu vực lưu giữ CTNH đã được trang bị biển dấu hiệu cảnh báo theo quy định.
- Công ty trang bị 06 thùng chứa có thể tích 50 lít/thùng, có dán mã CTNH riêng biệt để đựng CTNH, có kẻ vạch vôi phân ô từng loại CTNH Riêng bùn thải từ trạm xử lý, sau khi qua máy ép bùn sẽ được thu gom vào kho chứa bùn (đặt ngay cạnh trạm) có diện tích 15m 2
- Công ty đã tiến hành lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cấp mã số QLCTNH: 36.000787T (cấp lần thứ 4) ngày 16/10/2018.
Hàng năm, Chủ dự án lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định.
- Công ty đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Đầu tư và Kỹ thuật tài nguyên Môi trường ETC thu gom, xử lý CTNH theo quy định
Hình 5: Một số hình ảnh kho lưu giữa chất thải rắn, CTNH của nhà máy:
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
- Bố trí dây truyền máy móc thiết bị hợp lý tránh gây sự cộng hưởng tiếng ồn khi hoạt động.
- Trong quá trình sản xuất thường xuyên kiểm tra độ cân bằng của máy, độ mài mòn của các chi tiết, tra dầu mỡ và thay thế các chi tiết bị mài mòn.
- Tất cả máy móc thiết bị sản xuất có khả năng tạo rung động lớn đều đúc móng đủ khối lượng, tăng chiều sâu của móng, lắp đặt giá đỡ máy bằng cao su hoặc bê tông và lắp đặt hệ thống giảm ồn.
- Công nhân lao động trực tiếp tại khu vực phát sinh tiếng ồn được trang bị nút tai chống ồn.
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
* Biện pháp phòng ngừa sự cố đối với trạm xử lý nước thải tập trung:Trạm xử lý nước thải của Công ty có thể gặp các sự cố như sau: Hệ thống đường ống bị nghẹt hoặc vỡ; nước thải tăng đột ngột (quá tải trạm),… dẫn đến nước thải không được xử lý hoặc xử lý không đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Khu vực thu gom, lưu giữ chất thải rắn, CTNH
- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố:
- Quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị của bể xử lý nước thải phải tuân thủ theo đúng yêu cầu của thiết kế.
- Phân công cán bộ thường xuyên theo dõi tình hình thu gom và xử lý nước thải tại trạm xử lý nước thảinhằm phát hiện và khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra, tránh rò rỉ nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường.
- Hóa chất sử dụng đúng chủng loại và đúng tỷ lệ quy định
- Vận hành thường xuyên bể xử lý nước thải đảm bảo hệ thống luôn trong trạng thái hoạt động ổn định nhất.
- Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào, đầu ra trạm nhằm kiểm soát lượng nước thải được xử lý qua trạm.
+ Khi gặp sự cố như nước thải sau xử lý không đạt QCCP, Chủ dự án có trách nhiệm dừng ngay công đoạn có phát sinh nước thải và bơm ngược nước thải bể lắng cuối về bể phóng ngừa ứng phó sự cố có thể tích 67m 3 (chuyển đổi từ bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 4) Sau đó cử cán bộ kiểm tra nguyên nhân, khắc phục xong sự cố, nước thải sẽ được bơm trở về bể axit hoá thuỷ phân 1 để tiếp tục xử lý lại Nước thải đảm bảo đạt QCCP mới cho hoạt động sản xuất trở lại.
* Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố lò hơi:
- Trong quá trình vận hành, lò hơi có thể gặp sự cố cháy, nổ Nguyên nhân có thể do:
+ Bơm cấp nước bị hỏng;
+ Van điều khiển bị hỏng;
+ Thiết bị kiểm soát mực nước bị hỏng;
+ Thiết bị kiểm soát mực nước bị chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay do sơ suất Mất áp lực không khí cấp cho hệ thống van dẫn động điều khiển;
+ Phụ tải hơi thay đổi nhiều và đột ngột.
- Khi sự cố lò hơi xảy ra có thể gây cháy, nổ và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của CBCNV vận hành lò hơi, đồng thời gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
* Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải lò hơi.
- Thường xuyên kiểm tra cũng như tiến hành bảo dưỡng định kỳ đối với hệ thống quạt hút.
- Trường hợp hệ thống xử lý khí thải không đạt QCCP ra môi trường ngoài, cơ sở sẽ tạm ngừng hoạt động để sửa chữa, khắc phục đường ống Sau khi sửa chữa xong, khí thải đạt QCCP mới tiếp tục được thải ra môi trường ngoài.
- Định kỳ 01 lần/năm, Công ty sẽ thuê đơn vị có chức năng đến thay thế vật liệu hấp phụ là sợi thủy tinh (được thu gom, quản lý và thuê đơn vị chức năng xử lý như CTNH).
*Biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ:
Công ty TNHH may YSS đã có các văn bản PCCC sau :
- Xưởng A : Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC số 33/TD-PCCC ngày 06/12/2006 của Phòng cảnh sản PCCC – Công an tỉnh Nam Định cấp ;
- Xưởng B : Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC số 12/TD-PCCC (PC66) ngày 29/3/2011 của Phòng cảnh sản PCCC – Công an tỉnh Nam Định cấp ;
- Xưởng E, F, G và canteen: Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC số 10/TD-PCCC (PC66) ngày 16/4/2012 của Phòng cảnh sản PCCC – Công an tỉnh Nam Định cấp ;
- Về phía phần nhà xưởng thuê của Công ty cổ phần thép Tân Dân Phú (xưởng C, D): Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC số 92/TD-PCCC ngày 17/7/2016 của Phòng cảnh sản PCCC – Công an tỉnh Nam Định cấp ;
Các công trình, biện pháp phòng ngừa cháy nổ của Công ty bao gồm:
- Mặt bằng thông thoáng, bảo đảm cho xe cứu hoả có thể kéo vòi nước tới tất cả các công trình khi xảy ra sự cố
- Trang bị đường ống chữa cháy ngoài nhà, các đầu cảm biến tại các khu vực dễ cháy như kho nguyên, phụ liệu,…
- Trang bị bình chữa cháy xách tay (gồm bình bột ABC 4 kg, bình khí
CO23 kg) đặt trong hộp tại các vị trí dễ thấy tại những khu vực phù hợp: trong khu vực sản xuất, liền kề tủ điện,… trong xưởng sản xuất
- Lắp đặt tủ trung tâm báo cháy, các thiết bị bảo vệ an toàn điện cho các thiết bị máy móc sản xuất như hệ thống nối đất, cầu chì, aptomat…
- Trang bị các biển báo cấm lửa, các tiêu lệnh chữa cháy và các thiết bị, phương tiện chữa cháy khác theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy của Công ty khi đưa vào sử dụng đều được đơn vị có chức năng kiểm định theo quy định.
- Thường xuyên kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như trạm ga, thiết bị nâng hạ, thiết bị áp lực, hệ thống chống sét
- Xây dựng nội quy, quy trình vận hành và hồ sơ lý lịch cho các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Nhà xưởng sản xuất, kho chứa,… được thiết kế có cửa thoát hiểm đầy đủ đề phòng khi có sự cố xảy ra.
- Trong khu vực có thể gây cháy, nổ, công nhân không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm, các dụng cụ phát tia lửa điện do ma sát,
- Hàng năm phối hợp với cảnh sát PCCC tỉnh Nam Định tổ chức phối hợp tác chiến diễn tập các phương án PCCC, phương án cứu nạn, phương án thoát hiểm khi có sự cố trên tất cả các khu vực của Công ty.
Hình 6: Một số hình ảnh về trang thiết bị PCCC của Công ty
Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi
Trong quá trình hoạt động Dự án, Công ty phải thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước tiếp nhận như sau:
- Thiết kế hệ thống thu gom nước mưa tách biệt với hệ thống thu gom nước thải Nhờ đó đảm bảo được sự ổn định về lưu lượng và đặc tính của nước thải đặc biệt là vào mùa mưa giúp hệ thống vận hành ổn định đáp ứng được hiệu quả xử lý của hệ thống XLNT
- Kiểm soát chặt chẽ đặc tính và lưu lượng nước thải thu gom về hệ thốngXLNT.
- Định kỳ kiểm tra máy móc thiết bị, các bể xử lý nhằm phát hiện các hư hỏng, từ đó có phương án xử lý kịp thời, hạn chế tối đa khả năng xảy ra những sự cố môi trường mang tính nghiêm trọng.
- Kiểm soát chặt chẽ đơn vị cung cấp hóa chất cho hệ thốngXLNT, đảm bảo nguồn cung đạt chất lượng theo yêu cầu.
- Quá trình vận hành hệ thống XLNT phải đảm bảo có đủ nhân lực theo quy định hoặc có hợp đồng thuê các đơn vị có đủ chuyên môn vận hành.
- Thực hiện quan trắc nước thải định kỳ tại hệ thốngXLNT theo quy định để đánh giá chất lượng nước đầu vào, đầu ra Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả xử lý nước thải, kịp thời khắc phục sự cố khi cần thiết.
Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Căn cứ Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 08/1/2021 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án
"Nâng công suất nhà máy sản xuất các loại áo sơ mi nam nữ, các sản phẩm may mặc khác", Công ty TNHH may YSS có một số thay đổi so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt như sau:
TT Nội dung Theo báo cáo ĐTM Phương án điều chỉnh
1 - Thay đổi quy trình công nghệ của trạm xử lý
Nước thải → Bể lưới lọc →Bể gom nước thải
Công ty bố trí chuyển đổi 01 bể oxy hoá tiếp xúc sinh học 4 thành bể phòng ngừa ứng phó nước thải tập trung công suất
→ bể điều hòa + bể phản ứng kết dínhkhử màu→ Bể lắng giữa →
Bể axit hóa thủy phân 1+2 → Bể thiếu khí →
Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 1 → Bể oxy hóatiếp xúc sinh học 2→ Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 3 → Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 4 → bể lắng cuối
→ Hệ thống lọc → Bểchứa nước thải đầu ra → Hố ga → Cống thu gom nước thải của KCN Mỹ sự cố, quy trình như sau:
Nước thải → Bể lưới lọc →Bể gom nước thải → bể điều hòa + bể phản ứng kết dính khử màu→ Bể lắng giữa → Bể axit hóa thủy phân 1+2 →Bể thiếu khí → Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 1 → Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 2→ Bể oxy hóa tiếp xúc sinh học 3 → bể lắng cuối
→ bể chứa nước sau xử lý→ Hệ thống lọc → Tex chứa nước thải sau xử lý→ Hố ga → Cống thu gom nước thải của KCN Mỹ Trung
Thay đổi vị trí kho CTR công nghiệp:
Kho kỹ thuật diện tích 40m 2 Để phù hợp với tình hình thực tế chuyển đổi thành kho chứa chất thải rắn công nghiệp
Chuyển đổi chức năng kho chứa CTR công nghiệp cũ kho chứa CTR công nghiệp (diện tích 26m 2 ) Chuyển đổi thành kho CTNH 2
(chứa vỏ thùng hoá chất thải)
Thay đổi số lượng lò hơi và điều chỉnh số lượng mẫu khí thải lò hơi
Công ty sử dụng 5 lò hơi: 02 nồi hơi đốt dầu với công suất 1 tấn hơi/nồi; 02 nồi hơi đốt dầu công suất 2,5 tấn hơi/nồi; 01 nồi hơi đốt dầu với công suất 2 tấn hơi/nồi
- Sử dụng 03 lò hơi tại xưởng F
(02 lò hơi công suất 2,5 tấn/g và
01 lò công suất 1 tấn/h và sử dụng luân phiên).
- Không sử dụng 02 lò hơi tại xưởng D
- Lắp đặt bổ sung thêm 20 nồi hơi điện để phục vụ sản xuất
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải
- Nguồn 01: Nước thải sinh hoạt
+ Nước thải sinh hoạt từ khu nhà ăn được thu gom, xử lý sơ bộ qua bể tách dầu mỡ về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 500m 3 /ngày.đêm xử lý.
+ Nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh được thu gom, xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó được dẫn về hệthống xử lý nước thải tập trung công suất 500m 3 /ngày.đêm để xử lý.
- Nguồn số 02: Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất được thu gom, dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 500m 3 /ngày.đêm để tiếp tục xử lý;
Toàn bộ nước thải phát sinh từ dự án được thu gom, xử lý sơ bộ sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 500m 3 /ngày.đêm để xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra cống thoát nước thải của KCN Mỹ Trung.
4.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa:
01 dòng nước thải sau khi qua hệ thống xử lý tập trung có công suất xử lý
500 m3/ngày.đêm thải ra cống thoát nước thải của KCN Mỹ Trung.
4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
Giới hạn thông số, nồng độ chất ô nhiễm được phép xả thải theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (áp dụng Cmax =C x
Kq x Kf, trong đó: Kq = 0,9; Kf = 1,1), cụ thể như sau:
Bảng 11 Giới hạn thông số nước thải sau xử lý
STT Thông số Đơn vị
(cột B) Giá trị C Giá trị
2 Nhu cầu oxy sinh hóa
3 Nhu cầu oxy hóa học mg/L 150 148,5
4 Tổng chất rắn lơ lửng
11 Tổng dầu, mỡ khoáng mg/L 10 9,9
4.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải
- Vị trí xả nước thải:
+ Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (áp dụng Cmax =C x Kq x Kf, trong đó: Kq = 0,9; Kf = 1,1), QCVN 13-MT:2015/BTNMT (cột B)sẽ chảy ra môi trường ngoài bằng đường ống D100 phía Tây Bắc nhà máy.
+Tọa độ vị trí xả nước thải:X = 2262782; Y = 0571413 (hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 0 30’, múi chiếu 3 0 ).
- Phương thức xả thải: Nước thải sau xử lý của trạm XLNT tập trung tự chảy ra môi trường ngoài bằng đường ống D100 phía Tây Bắc nhà máy.
- Nguồn tiếp nhận nước thải: cống thoát nước của khu vực KCN Mỹ Trung.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
4.2.1 Nguồn phát sinh khí thải
- Nguồn số 01: khí thải phát sinh từ lò hơi 1 công suất 2,5 tấn/h tại xưởng F (Gọi tắt là lò hơi số 1)
- Nguồn số 2: khí thải phát sinh từ lò hơi 2 công suất 2,5 tấn/h tại xưởng F (Gọi tắt là lò hơi số 2)
- Nguồn số 3: Khí thải phát sinh từ lò hơi số 3 công suất 1 tấn/h tại xưởng F
4.2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa:
- Lưu lượng xả khí thải tối đa lò hơi số 1: 500 m 3 /h
- Lưu lượng xả khí thải tối đa lò hơi số 2: 500 m 3 /h
- Lưu lượng xả khí thải tối đa lò hơi số 3: 500 m 3 /h
Khí thải từ 03 nguồn phát sinh sau xử lý được xả ra môi trường qua 03 ống phóng không cao 12 m (so với mặt đất)
4.2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải
Chất lượng khí thải sau hệ thống xử lý khí thải từ quá trình đốt dầu DObảo đảm các thông số không vượt quá giá trị tối đa cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ Áp dụng hệ số Kv= 1 (do dự án nằm trong KCN Mỹ Trung); Kp = 1,0 (do P ≤ 20.000m 3 /h) Cụ thể như sau:
Bảng 12: Giá trị giới hạn khí thải sau xử lý
TT Thông số Đơn vị Giá trị tối đa cho phép cột B,
4.2.5 Vị trí, phương thức xả khí thải
- Vị trí xả khí thải: Khí thải sau xử lý thoát ra ngoài môi trường qua 03 ống phóng không của hệ thống xử lý khí thải
- Tọa độ vị trí xả khí thải:
+ Toạ độ vị trí xả khí thải lò hơi số 1: 106 o 11’14,2’’E; 20 o 27’16,5’’N
+ Toạ độ vị trí xả khí thải lò hơi số 2: 106 o 11’14,1’’E; 20 o 27’16,3’’N
+ Toạ độ vị trí xả khí thải lò hơi số 3: 106 o 11’14,6’’E; 20 o 27’16,8’’N
- Phương thức xả khí thải: cưỡng bức (bằng quạt hút).
- Chế độ xả khí thải: Gián đoạn, không theo chu kỳ.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có): không đề xuất 40 CHƯƠNG V
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNHXỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮCMÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Dự án “ Nâng công suất nhà máy sản xuất các loại áo sơ mi nam nữ, các sản phẩm may mặc khác ” đang thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo Văn bản số 1187/STNMT-CCMT ngày 25/4/2022 trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành Các công trình xử lý chất thải đang vận hành thử nghiệm là:
- Trạm xử lý nước thải tập trung, công suất 500 m 3 /ngày.đêm.
- 03 Hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt dầu DO;
Công ty TNHH may YSS tổng hợp kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải như sau:
Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện
5.1.1.1 Tên cơ quan đo đạc, lấy mẫu phân tích về môi trường Để phân tích kết quả vận hành hệ thống xử lý nước thải Công ty đã phối hợp với đơn vị quan trắc và phân tích môi trường tiến hành phân tích mẫu nước thải trước xử lý, mẫu nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy.
- Tên cơ quan: Công ty CP Đầu tư công nghệ và môi trường CEC.
- Địa chỉ liên hệ: Lô B06 Tiền Phong – P Phúc Diễn – Quận Bắc Từ Liêm,
5.1.1.2 Phương pháp và thiết bị đo đạc, lấy mẫu và phân tích: a Thiết bị đo đạc lấy mẫu:
+ Bộ lấy mẫu nước theo phương ngang
+ Thiết bị lấy nước theo độ sâu
+ Chai lấy mẫu: chai thủy tinh, chai nhựa PE 1000 ml
+ Hộp bảo quản mẫu, găng tay, khẩu trang, ủng. b Thiết bị phân tích mẫu
Các thiết bị đáp ứng đúng tiêu chuẩn, quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam, cụ thể:
Bảng 13 Thiết bị phân tích mẫu nước thải
Stt Tên thiết bị Đặc tính kỹ thuật Mã hiệu/nước sản xuất
1 Máy đo pH, nhiệt độcầm tay Đo pH, nhiệt độ Hanna HI8314/
Bộ bơm hút chân không
(bao gồm, phễu thủy tinh, bình chứa thủy tinh, bơm hút chân không)
Phân tích TSS Trung quốc
3 Tủ ủ BOD Phạm vi đo (10-65)°C; độ phân giải 0,1°C MJX-250B-02/
4 Bếp phá mẫu COD - ECO 25/Itali
5 Thiết bị đo quang phổ tử ngoại khả kiến UV-
Phạm vi đo 190 – 1100 nm; độ phân giải 0,1 nm UVD-3200 /
6 Bộ bếp, bình cầu chưngcất Chưng cất mẫu Trung quốc
7 Nồi hấp tiệt trùng Phạm vi đo Max 129°C; độ phân giải 1°C BXM-30R
8 Tủ tiệt trùng Tiệt trùng bằng tia UV SK B02/ Hàn Quốc
- Tốc độ lắc tối đa: 3000 vòng/phút
- Chế độ hoạt động: nhấn/ liên tục
- Bảo vệ nước,hạt lỏng theo tiêu chuẩn IP42
10 Nồi hấp tiệt trùng Phạm vi đo Max 129°C; độ phân giải 1°C XFS-280A/TQ
11 Tủ ấm nuôi cấy vi sinh Phạm vị đo max 65 0 C, độ phân giải 0,1°C DH500011/ TQ
12 Tủ ấm nuôi cấy vi sinh Phạm vi đo (0-80)°C; độ phân giải 0,1°C IN110/Memmert- Đức
13 Hệ thống lọc nước khửkhoáng RO Lọc nước dùng cho phân tích Việt nam
14 Tủ sấy Dung tích buồng sấy: 136 101-1A/Trung lítKích thước buồng sấy: 45 x
55 x 55cm Nhiệt độ sấy tiêu chuẩn:
Quốc c Phương pháp lấy mâu, bảo quản mẫu nước thải
- Phương pháp đo tại hiện trường
Bảng 14 : Phương pháp đo tại hiện trường
TT Tên thông số Đơn vị Tên/ số hiệu phương pháp sử dụng Dải đo
2 Lưu lượng m 3 /h SOP-MTKS-ĐN08/01 0-8.000 m 3 /h
- Phương pháp lấy mâu, bảo quản mẫu nước thải
Bảng 15 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu nước thải
TT Loại mẫu Tên/ số hiệu phương pháp sử dụng
- TCVN 6663-1:2011 – Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu- TCVN 6663-3:2008 – Chất lượng nước – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu nước.
- TCVN 6663-10:2011- Chất lượng nước - Phần 10: Hướng dẫn lấy mẫu nước thải d Phương pháp phân tích mẫu, áp dụng đối với phương pháp phân tích mẫu nước thải như bảng sau:
Bảng 16: Phương pháp phân tích mẫu nước thải
TT Thông số Đơn vị Tên/ số hiệu phương pháp sử dụng
4 Tổng dầu mỡkhoáng mg/l SMEWW
5 Sunfua (tínhtheo H2S) mg/l TCVN 6637:2000 0,014 mg/L
TT Thông số Đơn vị Tên/ số hiệu phương pháp sử dụng
8 Tổng Photpho mg/l TCVN 6202:2008 0,007 mg/L
9 Clo dư mg/l TCVN 6225-2:2012 0,026 mg/L
10 Coliforms MPN/100ml TCVN 6187-2:1996 3 MPN/100ml
5.1.1.3 Thời gian và tần suất lấy mẫu Đối với mẫu nước thải toàn bộ công trình xử lý nước thải, mẫu nước thải đầu vào và mẫu nước thải đầu ra là mẫu đơn Các thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về nước thải.
Bảng 17 Vị trí thời gian lấy mẫu nước thải toàn bộ công trình xử lý
TT Vị trí lấy mẫu Thông số Số mẫu
(mẫuđơn) suất lấyTần Ngày lấy Quy chuẩn so sánh
1 Mẫu nước tại bể điều hòa pH; chất rắn lơ lửng; BOD5
Amoni (theo N); Tổng Phôtpho; tổng Nito; Sunfua;
Clo dư; tổng dầu mỡ khoáng; Cr 6+ ; Coliform
40:2011/BTN M: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột B,
Mẫu nước thải đầu ra, tại tec chứa nước sau xử lý
5.1.1.4 Kết quả vận hành hệ thống xử lý nước thải
- Kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải:
Bảng 18: Kết quả phân tích nước thải đầu vào/đầu ra của HTXL nước thải
Stt Thông số Đơn vị
Kết quả phân tích QCVN
3 Nhu cầu oxy mg/ 195 25 26 29 50 49,5 sinh hóa (BOD5) L
4 Nhu cầu oxy hóahọc (COD) mg/
5 Tổng chất rắn lơlửng (TSS) mg/
NT1’:Mẫu nước thải trước hệ thống xử lý nước thải tập trung ngày 13/10/2022.
NT 1: Mẫu nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung ngày 13/10/2022.
NT 2: Mẫu nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung ngày 14/10/2022.
NT 3: Mẫu nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung ngày 14/10/2022.
-Đối với mẫu nước thải trước xử lý:Kết quả phân tích cho thấy có 7/13 thông số vượt quy chuẩn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B, Cmax, Kq= 0,9 ; Kf = 1,1) Cụ thể: BOD vượt 3,9 lần, COD vượt 2,8 lần, TSS vượt 3,6 lần, Amoni vượt 2,4 lần ; Tổng P vượt 1,9 lần, Sunfua vượt 17 lần ; Coliform vượt 4,2 lần.
- Đối với mẫu nước thải sau xử lý:Kết quả phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu trong nước thải sau xử lý của Công ty đều đạt quy chuẩn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B,
Như vậy có thể kết luận hệ thống xử lý nước thải của Công ty đảm bảo yêu cầu xử lý nước thải đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận, hệ thống vận hành ổn định.
5.1.2 Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:
5.1.2.1 Phương pháp và thiết bị đo đạc, lấy mẫu và phân tích
Các thiết bị đo đạc, lấy mẫu và phân tích đáp ứng đúng tiêu chuẩn, quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam, cụ thể:
Bảng 19: Thiết bị đo đạc, lấy mẫu, phân tích khí thải
Stt Tên thiết bị Đặc tính kỹ thuật Mã hiệu/nước sản xuất
1 Máy lấy mẫu bụithải trong khí thải
Phạm vi đo 0-1200 0 C. Độ phân giải 1 0 C.
Tốc độ bơm hút 2,5 m 3 /h Độ phân giải 0,01 m 3 /phút
2 Thiết bị thu mẫukhí thải Phạm vi đo 0,2-4 L/min. Độ phân giải 0,2 L/min
3 Hệ thống sắc ký Mỹ khí ghép nối đầu dò khối phổ GC-
+ Hệ thống sắc ký khí với chương trình điều khiển khí tự động PPC Model: Clarus 560 Chương trình nhiệt độ có bốn bước điều khiển bằng phần mềm, nhiệt độ tối đa đến 450oC Điện áp: 230V, 50/60Hz + Đầu dò khối phổ ghép nối cho máy GC Perkin Elmer (Mass Spectrometer) Model: Clarus 600T - Khoảng quét khối: 1 -1200 amu - Đầu dò:
Nhân quang điện làm kín có tuổi thọ cao - Buồng phân tích: tứ cực với ống tiền lọc 16 x 12mm - Độ ổn định khối: +/- 0.1m/z (sau 48 tiếng) - Nguồn ion hố : 10 _ 100eV - Bơm:
Turbin phân tử (Turbomolecular) làm mát bằng khí 75L/ giây - Nhiệt độ ống dẫn (transfer line): cài đặt được từ 20 – 350oC - Nhiệt độ nguồn ion hóa: cài đặt đến 350oC - Độ phân giải : 0.1 - Tốc độ quét : 12.500 amu/giây có thể điều chỉnh - Nhiệt độ của nguồn ion : có thể điều khiển lên đến 350oC.
- Quét chế độ ion chọn lọc (SIM) lên đến
100 scans/ giây - Khoảng tuyến tính động học: 106-107 tùy thuộc vào tốc độ quét - Giới hạn phát hiện : 1pg Octafluoronaphtalene + Bộ giải hấp nhiệt (Automated Thermal Desorber) Model:
Turbomatrix ATD-150 - Nhiệt độ buồng giải hấp: 50-400oC - Thời gian cài đặt giải hấp:
1-999 phút - Tốc độ gia nhiệt: 5oC/ giây, 20oC/ giây, 40oC/ giây - Ống chuyển mấu đến GC có gia nhiệt (Transfer line) có chiều dài 1070mm hay 1800mm - Khoảng nhiệt độ ống chyển mẫu: 50-300oC ‘- Van điều chỉnh khí tự động, ổn định áp suất cài đặt trong khoảng 0-60psi (0-400kPa) ‘- Tốc độ chia dòng khí: 0-200mL/phút ‘- Tốc độ khí mang:
0-20mL/phút ‘- Tốc độ dòng giải hấp: 0- 200mL/phút
5.1.2.2 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu khí thải
- Phương pháp đo tại hiện trường
Bảng 5 1 Phương pháp đo tại hiện trường
TT Tên thông số Đơn vị Tên/ số hiệu phương pháp sử dụng Dải đo
1 Lưu lượng m 3 /h US EPA Method 2 0÷2.500.000 m 3 /h
- Phương pháp phân tích mẫu, áp dụng đối với phương pháp phân tích mẫu khí thải như bảng sau:
Bảng 20: Phương pháp phân tích mẫu khí thải
TT Tên thôngsố Đơn vị Tên/ số hiệu phương pháp sử dụng
1 Bụi tổng(PM) mg/Nm 3 US.EPA Method 5
3 SO2 mg/Nm 3 US.EPA Method 8
4 NOx(NO2) mg/Nm 3 TCVN 7172:2002
5.1.2.3 Thời gian và tần suất lấy mẫu
Trong giai đoạn hoạt động ổn định: Tiến hành lấy tại các điểm lấy mẫu sau hệ thống xử lý khí thải trong 03 ngày Tần suất lấy mẫu 1 ngày/lần.
Bảng 21: Vị trí thời gian lấy mẫu khí thải toàn bộ công trình xử lý
TT Vị trí lấy mẫu Thông số Số mẫu Tần suất lấy Ngày lấy Quy chuẩn so sánh
1 Hệ thống xử lý khí thải lò hơi
19:2009/BTNMTQCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
5.1.2.4 Kết quả vận hành hệ thống xử lý khí thải
Bảng 22: Kết quả phân tích khí thải sau KTXL khí thải lò hơi ngày 28/6/2022
(áp dụng hệ số Kv=1, Kp=1)
KT YSS1: Khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi số 1
KT YSS2: Khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi số 2
KT YSS 3: Khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi số 3
+ Đơn vị lấy mẫu: Công ty CP quan trắc và xử lý môi trường Thái Dương
+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
Kết quả quan trắc, giám sát khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi ngày 28/6/2022 cho thấy các thông số đều đạt QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
Bảng 23: Kết quả phân tích khí thải sau KTXL khí thải lò hơi ngày 14/9/2022
(áp dụng hệ số Kv=1, Kp=1)
KT YSS1: Khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi số 1
KT YSS2: Khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi số 2
KT YSS 3: Khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi số 3
+ Đơn vị lấy mẫu: Công ty CP quan trắc và xử lý môi trường Thái Dương
+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
Kết quả quan trắc, giám sát khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi ngày14/9/2022 cho thấy các thông số đều đạt QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
Bảng 24: Kết quả phân tích khí thải sau KTXL khí thải lò hơi ngày 19/12/2022
(áp dụng hệ số Kv=1, Kp=1)
KT YSS1: Khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi số 1
KT YSS2: Khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi số 2
KT YSS 3: Khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi số 3
+ Đơn vị lấy mẫu: Công ty CP quan trắc và xử lý môi trường Thái Dương
+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
Kết quả quan trắc, giám sát khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi ngày 19/12/2022 cho thấy các thông số đều đạt QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
5.2 Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật
5.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
5.2.1.1 Chương trình quan trắc môi trường nước thải
Bảng 25: Vị trí, thông số quan trắc môi trường nước thải
TT Vị trí lấy mẫu Thông số quan trắc Tần suất quan trắc Quy chuẩn so sánh
1 01 mẫu nước thải tại bể điều hòa của
HTXL nước thải pH; chất rắn lơ lửng;
Amoni (theo N); Tổng Phôtpho; tổng Nito;
QCVN40:2011/BTNMT(cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật
Sunfua; Clo dư; tổng dầu mỡ khoáng; Cr 6+ ; Coliform
(4 lần/năm) quốc gia về nước thải công nghiệp (áp dụng Cmax
=C x Kq x Kf, trong đó: Kq 0,9; Kf = 1,1) Thông số pH, Coliform thì Cmax= C
01 mẫu nước thải tại tec chứa nước sau xử lý trước khi thoát ra cống thoát nước thải của
KCN Mỹ Trung pH; chất rắn lơ lửng;
Amoni (theo N); Tổng Phôtpho; tổng Nito;
Sunfua; Clo dư; tổng dầu mỡ khoáng; Cr6+;
5.2.1.2 Quan trắc định kỳ bụi, khí thải
T T Vị trí lấy mẫu Thông số quan trắc Tần suất quan trắc Quy chuẩn so sánh
02 lỗ kỹ thuật trên thân ống phóng không, sau hệ thống xử lý bụi, khí thải của lò hơi (03 lò hoạt động luân phiên nhau)
Lưu lượng, bụi tổng, SO2,
(cột B,hệ số Kp=1,0 vàKv= 1)
5.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: Không có.
Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
Bảng 26: Tổng hợp kinh phí quan trắc môi trường
STT Nội dung công việc Đơn tínhvị lượngSố mẫu Đơngiá (VNĐ)
3 Tổng chất rắn lơ lửng Mẫu 8 81270 650.160
12 Tổng dầu mỡ khoáng Mẫu 8 522470 4.179.760
II Môi trường khí thải 18.172.992
Công ty TNHH may YSS xin cam kết:
- Cam kết thực hiện các quy định hiện hành của Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam về bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai và thực hiện dự án: Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, các Luật và văn bản dưới luật có liên quan.
- Cam kết thực hiện đúng Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
+ Nước thải xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, Cmax, Kq= 0,9, Kf 1,1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
+ Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất sẽ được đạt QCVN 19:2009/BTNMT (cột B), Kp =1; Kv =1 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp.
- Cam kết phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại theo đúng Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.
+ Không sử dụng các loại hóa chất, vật liệu nằm trong danh mục cấm; cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
+ Thực hiện các biện pháp an toàn lao động và phòng chống sự cố môi trường.
+ Cam kết bồi thường và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp có sự cố, rủi ro về môi trường.
+ Thành lập bộ phận chuyên trách về môi trường nhằm quản lý tốt các vấn đề môi trường tại công ty.