Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
97 KB
Nội dung
CẢI CÁCHHÀNHCHÍNHỞVIỆTNAM GIAI ĐOẠNTỪ2001ĐẾN2010 1. Nội dung cảicáchhànhchínhtừ2001đến 2005 Từ việc xác định những nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng, Đại hội VI đã chỉ rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân là công tác tổ chức và đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cảicách lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tổ chức bộ máy nhà nước đã được sắp xếp lại một bước theo hướng gọn nhẹ, bớt đầu mối. Tuy nhiên, nhìn chung tổ chức và biên chế của bộ máy nhà nước vẫn còn quá cồng kềnh, nặng nề. Đến Đại hội VII, Đảng xác định tiếp tục cảicách bộ máy nhà nước và đề ra những nhiệm vụ về sửa đổi Hiến pháp, cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ, của chính quyền địa phương. Sau Đại hội VII, từ 1992 đến 1995 là giaiđoạn phát triển mạnh tư duy, quan niệm, nhận thức của Đảng về nền hànhchính nhà nước và về cảicáchhành chính. Hội nghị Trung ương 8 khoá VII (l/1995) đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng và phát triển nền hànhchính nhà nước. Cảicách một bước nền hànhchính nhà nước được xác định là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, với mục tiêu là xây dựng một nền hànhchính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Tiếp tục khẳng định cảicáchhànhchính là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) nhấn mạnh yêu cầu tiến hànhcảicáchhànhchính đồng bộ, dựa trên cơ sở pháp luật, coi đó là một giải pháp cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000. Đại hội IX (năm 2001) bên cạnh việc khẳng định mục tiêu xây dựng nền hànhchính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá đã đã ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cảicáchhànhchính thời gian tới như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đưa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách cơ quan hànhchính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cảicách doanh nghiệp nhà nước, tách rõ chức năng quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tiếp tục cảicách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ c- ương, chống quan liêu, tham nhũng. Trong giaiđoạn 2001-2005, nội dung cảicáchhànhchính tập trung vào: * Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế về thị trưởng vốn và tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường lao động, thị trường dịch vụ. www.vanthuluutru.com 1 - Hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính, trước hết là tổ chức và hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp; Xác định rành mạch chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hànhchínhtừChính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tới UBND các cấp; thực hiện xong về cơ bản việc phân cấp chức năng và thẩm quyền về quản lý Nhà nước giữa trung ương và địa phương; giữa các cấp chính quyền địa phương; ban hành xong và áp dụng các quy định mới về phân cấp trung ương - địa phương, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương, tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm của chính quyền trước nhân dân địa phương. Gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ. Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của trung ương và những việc phải thực hiện theo quyết định của trung ương; - Hoàn thiện thể chế về quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân như: Thu thập ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng, trưng cầu dân ý, xử lý các hành vi trái Pháp luật của cơ quan và cán bộ, công chức Nhà nước trong khi thi hành công vụ; thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hànhchính và của Tòa án trong việc giải quyết khiếu kiện của nhân dân: - Hoàn thiện thể chế về thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng; phân biệt rõ quyền của chủ sở hữu, quyền quản lý hànhchính Nhà nước và quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. * Thứ hai, tiếp tục cảicách thủ tục hành chính: - Tiếp tục cảicách thủ tục hànhchính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo đễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mở rộng cảicách thủ tục hànhchính trong tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch, giám định; - Mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc về Sản xuất kinh doanh và đời sống; - Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của dân; xử lý nghiêm người có hành vi sách nhiễu, hách dịch vô trách nhiệm; khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; . - Mở rộng thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hànhchính Nhà nước các cấp. Cơ quan hànhchính các cấp có trách nhiệm giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức phải www.vanthuluutru.com 2 niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, trình tự, lệ phí, lịch công tác tại trụ sở làm việc; - Quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ việc xác định quyền thi hành công vụ. Việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ phải đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức. * Thứ ba, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và cảicáchhành chính: - Sửa đổi, bổ sung hệ thống ngạch, bậc, các quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh cán bộ, công chức. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh phù hợp với thực tiễn Việt Nam, với yêu cầu công tác chuyên môn của từng đối tượng, làm căn cứ cho việc đánh giá năng lực của cán bộ, công chức; - Xác định cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý gắn với chức năng, nhiệm vụ trong các cơ quan hànhchính Nhà nước Ở trung ương và Ở địa phương, làm cơ sở cho việc định biên và xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Cải tiến phương pháp định biên làm căn cứ cho việc quyết định về số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với khối lượng và chất lượng công việc Của từng cơ quan hành chính; - Hoàn thiện chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức, thực hiện quy chế mới về định giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức để nâng cao chất lượng hoạt động công vụ. Cơ chế thi tuyển phải bảo đảm tính dân chủ, công khai, chọn đúng người đủ tiêu chuẩn vào bộ máy Nhà nước, chú ý bảo đảm một tỷ lệ thích đáng cán bộ, công chức nữ trong các ngành, lĩnh vực khác nhau; - Xây dựng quy định thống nhất về tinh giảm biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở trung ương và địa phương để thực hiện được việc thường xuyên đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức không đủ năng lực, trình độ, những người vi phạm Pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tạo điều kiện đổi mới, trẻ hóa, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức; - Đổi mới, nâng cao năng lực của các cơ quan và cán bộ làm nhiệm vụ quản lý cán bộ, công chức, công vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; - Sửa đổi việc phân cấp trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức. Mở rộng quyền và trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức của chính quyền địa phương. Phân cấp quản lý về nhân sự đi liền với phân cấp về nhiệm vụ và phân cấp về tài chính; - Đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, xây dựng và triển khai kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong bộ máy hànhchính Nhà nước theo từng loại: Cán bộ, công chức đảm nhiệm vụ tham mưu www.vanthuluutru.com 3 hoạch định chính sách; cán bộ, công chức các ngạch hành chính, sự nghiệp và cán bộ chính quyền cơ sở. Tiếp lục đổi mới nội dung chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng hànhchính cho đội ngũ cán bộ, công chức theo chức trách, nhiệm vụ đang đảm nhận. Mỗi loại cán bộ, công chức có chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng phù hợp. - Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức đào tạo không chính quy, đào tạo trong nước và gửi đi đào tạo ngoài nước. Khuyến khích cán bộ, công chức tự học có sự giúp đỡ của Nhà nước: - Tổ chức lại hệ thống cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức; điều chỉnh sự phân công giữa các cơ sở đào tạo. Tạo điều kiện để Học hiện Hànhchính Quốc gia các trường đào tạo cán bộ của các tỉnh, thành phố có thể chủ động đào tạo một bộ phận nhân lực phục vụ bộ máy hànhchính Nhà nước ở trung ương và địa phương; - Tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ, công chức về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tụy với công việc; - Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước. Thực hiện chế độ kiểm toán và các chế độ bảo vệ công sản và ngân sách Nhà nước. * Thứ tư, về cảicách tài chính công + Cảicách tiền lương theo quan điểm: coi tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và hoạt động công vụ. Những việc chính là: - Nâng mức lương tối thiểu cho cán bộ, công chức; cảicách hệ thống thang lương, bảng lương trên cơ sở xem xét tính chất và đặc điểm lao động của các loại cán bộ, công chức; điều chỉnh bội số và hệ số tiền lương trong các thang, bảng lương; - Thực hiện cảicách cơ bản chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, thực hiện tiền tệ hoá đầy đủ tiền lương, điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội; cảicách hệ thống bảng lương phù hợp mới các đối tượng là cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp: hợp lý hóa ngạch, bậc; áp dụng các chế độ khuyến khích ngoài lương. - Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài tiền lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ, công chức cho cán bộ: công chức làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm, độc hại; - Ban hành và thực hiện chế độ tiền thương đối với cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các chế độ đãi ngộ khác ngoài tiền lương đối với cán bộ, công chức. + Đổi mới cơ chế hoạt động và quản lý tài chính công đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hànhchính công www.vanthuluutru.com 4 quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công, thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân sách. Xác lập tiêu chí mới về xây dựng và phân bổ ngân sách cho cơ quan hànhchính theo kết quả đầu ra và chất lượng hoạt động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao; Thực hiện chế độ khoán chi trong cơ quan hành chính; xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với các tổ chức thực hiện chức năng dịch vụ công và đơn vị sự nghiệp nhằm bảo đảm tính độc lập tương đối và vai trò tự chủ của các tổ chức này trong hoạt động, giảm dần chi từ ngân sách Nhà nước tiến tới thực hiện chế độ tự quản tài chính. 2. Cảicáchhànhchínhtừ 2006-2010 Trong giaiđoạn này, ngoài việc tiếp tục các công việc đã thực hiện trong giaiđoạn 2001-2005 thì nội dung cảicáchhànhchính được tập trung vào các nội dung sau: Thứ nhất, về cảicách thể chế + Tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm Pháp luật, khắc phục tính cục bộ trong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản; dề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong quá trình xây dựng thể chế; phát huy dân chủ, huy động trí tuệ của nhân dân để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm Pháp luật. Ban hành các quy định bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào quá trình xây dựng Pháp luật, tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, của những người là đối tượng điều chỉnh của văn bản trước khi ban hành; + Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hànhchính mang tính quan liêu, rờm rà. gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân: hoàn thiện các thủ tục hànhchính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân: + Rà soát rà hệ thống hóa các văn bản quy phạm Pháp luật theo từng lĩnh vực loại bỏ những quy định Pháp luật không còn hiệu lực hoặc chồng chéo. trong lắp. Phát huy hiệu quả của cơ sở dữ liệu quốc gia về Văn bản quy phạm Pháp luật; + Tăng cường năng lực của các cơ quan hànhchính Nhà nước ở trung ương và địa phương trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm Pháp luật Khắc phục tình trạng luật, Pháp lệnh chờ nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành; + Để nâng cao chất lượng và tránh tình trạng thiếu khách quan, cục bộ trong việc xây dựng văn bản quy phạm Pháp luật, cần thiết phải nghiên cứu đổi mới phương thức, quy trình xây dựng Pháp luật từ khâu đầu cho đến khâu Chính phủ xem xét, quyết định hoặc thông qua để trình Quốc hội; www.vanthuluutru.com 5 + Các văn bản quy phạm Pháp luật phải được đvăng Công báo hoặc yết thị, đa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ngay sau khi ký ban hành với công dân và các tổ chức có điều kiện tìm hiểu và thực hiện. Thứ hai, về bộ máy + Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với vêu cầu quản lý Nhà nước trong tình hình mới. Các cơ quan trong hệ thống hànhchính được xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng; chuyển được một số công việc và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan Nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận; + Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đưa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng Pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện. Bộ máy của các Bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõ chức năng phương thức hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công, + Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện chức năng xây dựng, ban hành thể chế, kế hoạch, chính sách, quản lý vĩ mô đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện; + Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân trong cơ quan hànhchính các cấp; + Định rõ vai trò, chức năng và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp phù hợp với yêu cầu đổi mới sự phân cấp quản lý hànhchính gia trung - ương và địa phương, gắn với các bước phát triển của cảicách kinh tế; + Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhiệm để khắc phục những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan hànhchính Nhà nước trực tiếp thực hiện. Thứ ba, về đội ngũ cán bộ, công chức + Tiếp tục cảicách đội ngũ cán bộ, công chức để đếnnăm 2010, đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý chuyên nghiệp, hiện đại. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân; + Đổi mới, nâng cao năng lực của các cơ quan và cán bộ làm nhiệm vụ quản lý cán bộ, công chức, công vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; www.vanthuluutru.com 6 + Sửa đổi việc phân cấp trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức. Mở rộng quyền và trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức của chính quyền địa phương. Thực hiện phân cấp quản lý nhân sự; Phân cấp quản lý về nhân sự đi liền với phân cấp về nhiệm vụ và phân cấp về tài chính. Đánh giá lại, sửa đổi việc phân loại, ban hành tiêu chuẩn cán bộ, công chức; + Tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ, công chức về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tụy với công việc. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cán bộ, công chức. Tôn vinh nghề nghiệp, danh dự của người cán bộ, công chức; + Ban hành và thực hiện nghiêm Quy chế công vụ, gắn với thực hiện Quy chế dân chủ trong các cơ quan hànhchính Nhà nước, thực hiện triệt để nguyên tắc công khai hóa hoạt động công vụ, nhất là trong các công việc có quan hệ trực tiếp với công dân, trong lĩnh vực tài chính, ngân sách; bảo đảm thực hiện ký c- ương của bộ máy, nâng cao trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức; + Đấy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước. Thực hiện chế độ kiểm toán và các chế độ bảo vệ công sản và ngân sách Nhà nước; + Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dương cán bộ, công chức: Xác định noi dung. chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phù hợp, tập trung đào công chức hànhchính và cán bộ chính quyền cơ sở; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, bao gồm kế hoạch chung của Chính phủ, kế hoạch của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương; tổ chức lại hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. công chức trên cơ sở phân công và phân cấp hợp lý, + Xây dựng các công cụ quản lý nguồn nhân lực với sự trợ giúp của công nghệ tin học. Thứ tư, tiếp tục cảicách chế độ tài chính công. + Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của HĐND các cấp, điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc Ở địa phương; quyền quyết định của các Bộ, Sở, Ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách; + Xây dựng quan niệm đúng về dịch vụ công. Nhà nước có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, nhưng không phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan Nhà nước trực tiếp đảm nhận. Trong từng lĩnh vực định rõ những công việc mà Nhà nước phải đầu tư và trực www.vanthuluutru.com 7 tiếp thực hiện, những công việc cần phải chuyển để các tổ chức xã hội đảm nhiệm; + Nhà nước có các chính sách, cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân trực tiếp làm các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dới sự hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hànhchính Nhà nước, + Xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu “xin - cho", ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện như trưởng đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu,v.v. trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chínhtừ ngân sách Nhà nước và phần còn lại do các đơn vị tự trang trải; + Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tài chính mới như: Cho thuê đơn vị sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ sở và trưởng, bệnh viện; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức chuyển từ các đơn vị công lập sang dân lập; cơ chế khuyến khích các nhà đầu t trong nước, nước ngoài đầu t phát triển các cơ sở đào tạo dạy nghề, đại học, trên đại học, cơ sở chữa bệnh có chất lượng cao ở các thành phố, khu công nghiệp; khuyến khích liên doanh và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực này; thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ công cộng như: Vệ sinh đô thị, cấp, thoát nước, cây xanh công viên, nước phục vụ nông nghiệp ; thực hiện cơ chế hợp đồng một số dịch vụ công trong cơ quan hành chính; + Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hànhchính đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước, xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả các chỉ tiêu tài chính đều được công bố công khai. Thứ năm, hiện đại hoá nền hànhchính Nhà nước + Nền hànhchính Nhà nước được hiện đại hóa một bước rõ rệt . . . Hiện đại hóa công sở, bảo đảm trang thiết bị và điều kiện làm việc tương đối hiện đại cho các cơ quan hànhchính phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước kịp thời và thông suốt; + Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hànhchính Nhà nước; áp dụng các công cụ, phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại trong các cơ quan hànhchính Nhà nước. Hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ được đưa vào hoạt động. + Tăng cường đầu tư để đếnnăm 2010, các cơ quan hànhchính có trang thiết bị tương đối hiện đại, cơ quan hànhchính cấp xã trong cả nước có trụ sở và phương tiện làm việc bảo đảm nhiệm vụ quản lý; + ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; Tiếp tục nâng cấp và mở rộng mạng tin học diện rộng của www.vanthuluutru.com 8 Chính phủ đến 4 cấp chính quyền; mạng tin học diện rộng của Chính phủ được thiết lập tới cấp xã. + Chính quyền cấp xã có trụ sở và phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ quản lý 1 . . 3. Những kết quả cảicáchhànhchính a. Những kết quả đạt được Cần lưu ý là nội dung cảicáchhànhchính của hai giaiđoạn là không tách rời. Việc thực hiện cảicáchhànhchínhgiaiđoạn 2001- 2005 sẽ cho chúng ta kinh nghiệm, cơ sở, tiền đề đế thực hiên tiếp giaiđoạn 2006- 2010. Trong giaiđoạn 2001- 2005, cảicáchhànhchínhở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định bao gồm 2 : Thứ nhất, về thể chế Thể chế hànhchính đã từng bước đổi mới trên các lĩnh vực, trước hết là hình thành thể chế kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trưởng định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo nhiều hơn công tác xây dựng hệ thống thể chế trong phạm vi trách nhiệm của mình. Cảicách thể chế, mà trọng tâm là xây dựng và hình thành một hệ thống thể chế kinh tế và hànhchính phù hợp đã thu được nhiều kết quả tích cực. Một khối lượng lớn các văn bản pháp luật bao gồm luật, pháp lệnh do Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua cho đến nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được ban hành. Trong đó có nhiều văn bản pháp luật quan trọng như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Đất đai, Luật Hải quan, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước. Luật Xây dựng, Luật Hợp tác xã, Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi (2003). . . Trong đó, chủ trương xây dựng hệ thống thể chế, đặc biệt là các thể chế kinh tế tạo cho dân, doanh nghiệp, xã hội lòng tin được tự do làm văn bản theo pháp luật những việc đã rõ được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật, việc mới bắt đầu cho làm thí điểm, làm thử, thể hiện một sự tìm tòi, thử nghiệm để cho dân, doanh nghiệp và xã hội phát triển, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục thể thao 3 . 1 Cần lưu ý l nà ội dung cảicách h nh chính cà ủa hai giaiđoạn l không tách rà ời. Việc thực hiện cảicách h nh chínhgiai à đoạn 2001-2005 sẽ cho chúng ta kinh nghiệm, cơ sở, tiền đề để thực hiện tiếp giaiđoạn 2006-2010 2 Tham khảo thêm trang thông tin điện tử: ww.caicachhanhchinh.gov.vn 3 Chỉ tính riêng sự ra đời của Luật Doanh nghiệp cùng với những sửa đổi về thủ tục h nh chính trong cà ấp hép đăng ký kinh doanh. Bãi bỏ khoảng 170 giấy phép các loại không phù hợp, đã cho kết quả, từnăm 2000 đến tháng 7/2003 đã có hơn 17.500 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (gấp 1,6 lần giaiđoạn 1991-1999) với số vốn đăn ký khoảng 9,5 tỷ USD, hơn 15.000 chi nhánh văn phòng đại diện v khoà ảng 80.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh. Trên cơ sở đó đã tạo thêm 2 triệu chỗ l m vià ệc cho người lao đọng, góp phần đáng kể v o sà ự tăng trưởng kinh tế của đất nước. www.vanthuluutru.com 9 Chủ trương đẩy mạnh phân cấp trung ương - địa phương được thể hiện trong Luật tổ chức Chính phủ, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đất đai, Luật Tồ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân… Chủ trương tách cơ quan hànhchính công quyền với tổ chức sự nghiệp được cụ thể hoá thông qua các quy định trong Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, Nghị định về công chức hành chính, Nghị định về viên chức sự nghiệp, Nghị định phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp, cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hànhchính cũng nh cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Chính quyền địa phương các cấp cũng ban hành khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật để thi hành và cụ thể hoá các thể chế do Trung ương quy định. Trọng tâm các văn bản của địa phương trước hết là trong lĩnh vực kinh tế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trong, ngoài nước, các chính sách về đất đai, giải phóng mặt bằng, thu hút nhân tài. Một kết quả khác trong cảicách thể chế thời gian qua là cảicách thủ tục hànhchính gắn với việc triển khai cơ chế "một cửa" trong các cơ quan hànhchính nhà nước Ở địa phương. Công việc này cũng là tiếp tục việc thực hiện Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ từnăm 1994 về cảicách một bước thủ tục hànhchính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Chính phủ đã chỉ đạo tập trung cảicách thủ tục hànhchínhỞ những lĩnh vực bức xúc như đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, đăng ký kinh doanh, hải quan, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh v.v Các nguyên tắc về thủ tục hànhchính đơn giản, công khai hồ sơ, giấy tờ, công khai thời gian giải quyết, công khai phí và lệ phí v.v. . . đã được xác lập và đa vào hoạt động của các cơ quan hành chính. Các bộ, ngành Trung ương đã tích cực chỉ đạo thực hiện rà soát: cảicách thủ tục hành chính, đặc biệt là trên các lĩnh vực trọng điểm như đăng ký kinh doanh, đất đai, xây dựng, nhà ở, xuất nhập khẩu, công chứng vv… Trong lĩnh vực tài chính (gồm cả hải quan, thuế, kho bạc nhà nước) đã cáicách quy trình, thủ tục kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước; triển khai mạnh cơ chế "một cửa", đơn giản thủ tục hànhchính thuế, quy định rõ ràng và công khai thủ tục xét miễn, giảm, hoàn thuế; thực hiện thí điểm cơ chế cơ sở sản xuất kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu được tổ chức lại mộtư cách hoàn chỉnh, độc lập, thống nhất, một cửa, qua đó bỏ được các khâu trung gian. Thông qua cơ chế một cửa", các thủ tục hànhchính đã phần nào được đơn giản hoá, công khai hoá, mối quan hệ giữa cơ quan hànhchính công quyền với người dân được cải thiện, từng bước thể hiện tính chất phục vụ dân, phục vụ xã hội của bộ máy hànhchính nhà nước 4 . 4 Tính đến tháng 6/2004 cá nước có 34,79% đơn vi cấp sở và 74% đơn vị cấp huyện đã thực hiện cơ chế "một cửa". Mặc dù từ tháng 01/2005 cấp xã mới phái triển khai nhưng cho đến nay đã có 9,4% đơn vị cấp xã thực hiện cơ chế này. www.vanthuluutru.com 10 [...]... hai, cảicách tổ chức bộ máy hành chínhCảicách tổ chức bộ máy hànhchính là đã điều chỉnh được một bước chức năng của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương cho phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trưởng định hướng xã hội chủ nghĩa Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính. .. Mở các khoá đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và theo các ngạch là chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và các ngạch tương đương; - Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc phục vụ nhân dân; - Thực hiện các bước đi trong lộ trình cảicách tiền lương Thứ tư, cảicách tài chính công Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy hiệu quả của cảicách hành. .. tiễn cho thấy hiệu quả của cải cáchhànhchính sẽ thấp nếu có sự tách rời giữa các biện pháp cảicách về tổ chức bộ máy, xây dựng và www.vanthuluutru.com 11 phát triển đội ngũ cán bộ, công chức với các cơ chế tài chính, ngân sách của các cơ quan hànhchính và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công Vì vậy, thời gian qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện cảicách tài chính công thông qua các chủ trương và... thể chế hànhchính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất; thủ tục hànhchính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự, kỷ cương chưa nghiêm; Thứ ba, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hànhchính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; chưa có những cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn... kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ công, vừa tăng thu nhập, cải thiện được đời sống của cán bộ, viên chức Đây là bước đi thích hợp nhằm tách rõ các đơn vị sự nghiệp với cơ quan hànhchính công quyền b Những hạn chế của cải cáchhànhchính Thứ nhất, chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của bộ máy hànhchính trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa chưa được xác định... cấp về quyết định biên chế sự nghiệp của tỉnh v.v… Xây dựng và thực hiện các cơ chế tổ chức, tài chính và nhân sự cho các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp dịch vụ công nhằm mục tiêu phân định Rõ ràng hànhchính với sản xuất kinh doanh, hànhchính với sự nghiệp, làm rõ hoạt động của công chức hànhchính và của viên chức sự nghiệp Thứ ba, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức: Trong thời... định chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và thanh tra, kiểm tra Bộ máy của Chính phủ và chính quyền địa phương đã được sắp xếp gọn hơn; số lượng các đầu mối giảm nhiều so với trước năm2001 Ngoài ra, tổ chức và hoạt động của cơ quan hànhchính được thay đổi thông qua một số các biện pháp như: Phân cấp, uỷ quyền cho địa phương, tạo cơ sở chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính. .. công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong một bộ phận cán bộ, công chức; Thứ năm, bộ máy hành chínhở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó với dân, không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng,... hànhchính cho các cơ quan hành chính; Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu Thông qua thực hiện các cơ chế này, các cơ quan hànhchính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp đã phát huy được tính chủ động trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tiết kiệm trong chi tiêu, năng động trong giải quyết công việc Nhờ vậy, vừa có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao... của 4 cấp chính quyền là Trung ương, tỉnh, huyện và xã; + Công khai hoá các vấn đề như ngân sách, phân bổ ngân sách, vốn xây dựng v.v thông qua một loạt văn bản như quy chế dân chủ, quy chế đấu thầu + Tách rõ cơ chế tài chính cho hoạt động của cơ quan hànhchính với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công, cụ thể là: Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hànhchính cho . CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2001 ĐẾN 2010 1. Nội dung cải cách hành chính từ 2001 đến 2005 Từ việc xác định những nguyên nhân của tình. cách hành chính của hai giai đoạn là không tách rời. Việc thực hiện cải cách hành chính giai đoạn 2001- 2005 sẽ cho chúng ta kinh nghiệm, cơ sở, tiền đề đế thực hiên tiếp giai đoạn 2006- 2010. . dung cải cách h nh chính cà ủa hai giai đoạn l không tách rà ời. Việc thực hiện cải cách h nh chính giai à đoạn 2001- 2005 sẽ cho chúng ta kinh nghiệm, cơ sở, tiền đề để thực hiện tiếp giai đoạn