Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
2,27 MB
Nội dung
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỘ MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN BÀIGIẢNGHỆQUẢNTRỊCƠSỞDỮLIỆU TÊN HỌC PHẦN : HỆQUẢNTRỊCƠSỞDỮLIỆU MÃ HỌC PHẦN : 17402 TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY DÙNG CHO SV NGÀNH : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HẢI PHÒNG - 2009 MỤC LỤC Chương 1. Giới thiệu 5 1.1. Hệquảntrịcơsởdữliệu Microsoft SQL Server 5 1.2. Các thành phần cơ bản trong Microsoft SQL Server 18 1.3. Ngôn ngữ truy vấn dữliệucó cấu trúc (SQL) 24 Chương 2. Tạo và quản lý cơsởdữliệu 26 2.1. Các tệp tin cơsởdữliệu (Database files) 26 2.2. Tạo cơsởdữliệu (Database) 26 2.3. Quản lý cơsởdữliệu 30 2.4. Xóa cơsởdữliệu 32 Chương 3. Tạo và quản lý các bảng 35 3.1. Tạo bảng (Tables) 35 3.2. Định nghĩa các cột (Columns) 36 3.3. Định nghĩa các ràng buộc (Constrains) 37 3.4. Sửa bảng (ALTER TABLE) 38 3.5. Xóa bảng (DROP TABLE) 39 3.6. Thêm bản ghi mới (INSERT) 39 3.7. Cập nhật bản ghi (UPDATE) 41 3.8. Xóa bản ghi (DELETE) 42 Chương 4. Truy vấn dữliệu 44 4.1. Truy vấn cơ bản 44 4.2. Truy vấn từ nhiều bảng 51 4.2.1. Inner Joins 51 4.2.2. Outer Joins 51 4.3. Truy vấn lồng nhau (Subqueries) 51 Chương 5. Tạo và quản lý các chỉ mục 54 5.1. Các kiểu chỉ mục (Indexes) 54 5.2. Tạo các chỉ mục 54 5.3. Quản lý các chỉ mục 58 5.4. Xóa các chỉ mục 58 Chương 6. Tạo và quản lý khung nhìn 60 6.1. Định nghĩa 60 6.2. Tạo các khung nhìn (Views) 60 6.3. Quản lý các khung nhìn 61 6.4. Xóa các khung nhìn 61 Chương 7. Tạo và quản lý các thủ tục thường trú 62 7.1. Tạo các thủ tục thường trú (Stored procedures) 62 7.2. Thực thi các thủ tục thường trú 64 7.3. Xem và sửa các thủ tục thường trú 64 7.4. Tham số vào và ra (Parameters) 65 7.5. Các thủ tục thường trú của hệ thống 65 Chương 8. Tạo và quản lý hàm người dùng định nghĩa 68 8.1. Các kiểu hàm người dùng định nghĩa (User-defined functions) 68 8.2. Tạo hàm người dùng định nghĩa 68 8.3. Quản lý hàm người dùng định nghĩa 69 Chương 9. Tạo và quản lý các Trigger 70 9.1. Tạo các Trigger thao tác dữliệu (DML Triggers) 70 9.2. Tạo các Trigger định nghĩa dữliệu (DDL Triggers) 70 9.3. Sử dụng các Trigger lồng nhau (Nested Triggers) 71 9.4. Sử dụng các Trigger đệ quy (Recursive Triggers) 74 Một số đề thi mẫu 76 2 Tên học phần: HệquảntrịCơsởdữliệu Loại học phần: 4 Bộ môn phụ trách giảng dạy: Hệ thống Thông tin Khoa phụ trách: CNTT. Mã học phần: 17402 Tổng số TC: 4 Tổng số tiết Lý thuyết Thực hành/ Xemina Tự học Bài tập lớn Đồ án môn học 90 45 30 0 x 0 Học phần học trước: Không yêu cầu. Học phần tiên quyết: Không yêu cầu. Học phần song song: Không yêu cầu. Mục tiêu của học phần: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệquảntrịcơsởdữ liệu; Các chức năng và công cụ cần thiết để quảntrịcơsởdữliệu cho người phát triển hệ thống. Nội dung chủ yếu: Giới thiệu về hệquảntrịcơsởdữ liệu; Tạo và quản lý cơsởdữ liệu; Tạo và quản lý các bảng; Truy vấn dữ liệu; Tạo và quản lý các chỉ mục; Tạo và quản lý các khung nhìn; Tạo và quản lý các thủ tục thường trú; Tạo và quản lý các hàm người dùng định nghĩa; Tạo và quản lý các Trigger. Nội dung chi tiết: TÊN CHƯƠNG MỤC PHÂN PHỐI SỐ TIẾT TS LT BT TH KT Chương 1. Giới thiệu 5 3 2 1.1. Hệquảntrịcơsởdữliệu Microsoft SQL Server (2005) 1.2. Các thành phần cơ bản trong Microsoft SQL Server (2005) 1.3. Ngôn ngữ truy vấn dữliệucó cấu trúc (SQL) Chương 2. Tạo và quản lý cơsởdữliệu 10 6 4 2.1. Các tệp tin cơsởdữliệu (Database files) 2.2. Tạo cơsởdữliệu (Database) 2.3. Quản lý cơsởdữliệu 2.4. Xóa cơsởdữliệu Chương 3. Tạo và quản lý các bảng 15 9 6 3.1. Tạo bảng (Tables) 3.2. Định nghĩa các cột (Columns) 3.3. Định nghĩa các ràng buộc (Constrains) 3.4. Sửa bảng (ALTER TABLE) 3.5. Xóa bảng (DROP TABLE) 3.6. Thêm bản ghi mới (INSERT) 3.7. Cập nhật bản ghi (UPDATE) 3.8. Xóa bản ghi (DELETE) Chương 4. Truy vấn dữliệu 20 12 8 4.1. Truy vấn cơ bản 4.1.1. Mệnh đề SELECT 4.1.2. Mệnh đề FROM 4.1.3. Mệnh đề WHERE 4.1.4. Mệnh đề GROUP BY và HAVING 4.1.5. Mệnh đề ORDER BY 4.1.6. Kết hợp kết quả từ nhiều truy vấn khác nhau 4.2. Truy vấn từ nhiều bảng 4.2.1. Inner Joins 4.2.2. Outer Joins 4.3. Truy vấn lồng nhau (Subqueries) Chương 5. Tạo và quản lý các chỉ mục 5 3 2 3 TÊN CHƯƠNG MỤC PHÂN PHỐI SỐ TIẾT TS LT BT TH KT 5.1. Các kiểu chỉ mục (Indexes) 5.2. Tạo các chỉ mục 5.3. Quản lý các chỉ mục 5.4. Xóa các chỉ mục Chương 6. Tạo và quản lý khung nhìn 5 3 2 6.1. Định nghĩa 6.2. Tạo các khung nhìn (Views) 6.3. Quản lý các khung nhìn 6.4. Xóa các khung nhìn Chương 7. Tạo và quản lý các thủ tục thường trú 5 3 2 7.1. Tạo các thủ tục thường trú (Stored procedures) 7.2. Thực thi các thủ tục thường trú 7.3. Xem và sửa các thủ tục thường trú 7.4. Tham số vào và ra (Parameters) 7.5. Các thủ tục thường trú của hệ thống Chương 8. Tạo và quản lý hàm người dùng định nghĩa 5 3 2 8.1. Các kiểu hàm người dùng định nghĩa (User-defined functions) 8.2. Tạo hàm người dùng định nghĩa 8.3. Quản lý hàm người dùng định nghĩa Chương 9. Tạo và quản lý các Trigger 5 3 2 9.1. Tạo các Trigger thao tác dữliệu (DML Triggers) 9.2. Tạo các Trigger định nghĩa dữliệu (DDL Triggers) 9.3. Sử dụng các Trigger lồng nhau (Nested Triggers) 9.4. Sử dụng các Trigger đệ quy (Recursive Triggers) Nhiệm vụ của sinh viên: Tham dự các buổi học lý thuyết và thực hành, làm các bài tập được giao, làm các bài thi giữa học phần và bài thi kết thúc học phần theo đúng quy định. Tài liệu học tập: 1. Dương Quang Thiện, SQL Server 2000: Lập trình T - SQL, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2007. 2. Ray Rankins, Paul Bertucci, Chris Gallelli, Alex T.Silverstein, Microsoft SQL Server 2005 Unleashed, Sams Publishing, 2007. 3. Brian Knightet al, Professional SQL Server 2005 Administration, Wrox Press, 2007. 4. Paul Turley & Dan Wood, Beginning Transact-SQL with SQL Server 2000 and 2005, Wrox Press, 2006. Hình thức và tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: − Hình thức thi: thi viết hoặc vấn đáp. − Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: căn cứ vào sự tham gia học tập của sinh viên trong các buổi học lý thuyết và thực hành, kết quả làm các bài tập được giao, kết quả của các bài thi giữa học phần và bài thi kết thúc học phần. Thang điểm: Thang điểm chữ A, B, C, D, F. Điểm đánh giá học phần: Z = 0,4X + 0,6Y. Bàigiảng này là tài liệu chính thức và thống nhất của Bộ môn Hệ thống Thông tin, Khoa Công nghệ Thông tin và được dùng để giảng dạy cho sinh viên. Ngày phê duyệt: / / Trưởng Bộ môn 4 Chương 1. Giới thiệu 1.1. Hệquảntrịcơsởdữliệu Microsoft SQL Server 1.1.1.Khái niệm về CSDL và CSDL quanhệ A. Khái niệm về cơsởdữliệu (Database) Cơsởdữliệu là một tập hợp có tổ chức các dữliệucó liên quan luận lý với nhau. Nói cách khác đó là một hệ thống các thông tin có cấu trúc được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ thông tin thứ cấp, ví dụ như: đĩa từ, băng từ, bộ nhớ flash,… nhằm mục đích thỏa mãn yêu cầu tổ chức dữliệu để giúp cho việc khai thác dữliệu được nhanh chóng và chính xác. Cơsởdữliệu phải được thiết kế sao cho có thể cho phép nhiều người dùng và nhiều ứng dụng khác nhau cùng khai thác. Hình 1: Sơ đồ tổng quát về một hệcơsởdữliệu B. Khái niệm về cơsởdữliệuquanhệCơsởdữliệuquanhệ là cơsởdữliệu được tổ chức dựa trên mô hình của đại sốquanhệ (Relational Model). Trong đó, dữliệu được tổ chức thành các bảng dữliệu (tables). Mỗi bảng dữliệu gồm có các cột (column) hay còn gọi là các trường (field) và các dòng (row) hay còn gọi là các bản ghi (record). Ví dụ: Mã Sinh viên Tên Sinh viên Lớp HHA01 Lê Hoàng Long KTB48ĐH1 HHA02 Trần Bình Minh KTB48ĐH1 5 Về phương diện toán học, một bảng dữliệu gồm có n cột: A 1 , A 2 , A 3 …, A n có thể coi là một tập con R của tích Đề các dom(A 1 ) x dom(A 2 )…x dom(A n ): R ⊆ dom(A1) x dom(A2)…x dom(An) Người ta gọi đó là quanhệ R xác định trên tập thuộc tính {A 1 , A 2 ,…, A n }. Trong đó dom(A i ) là ký hiệu miền giá trị (domain) của cột A i . Giữa các cột trong bảng có những mối quanhệ ràng buộc phụ thuộc lẫn nhau gọi là các phụ thuộc hàm. Ví dụ: Trong bảng sinh viên có phụ thuộc hàm: Mã Sinh Viên → Tên Sinh Viên, Lớp Trong một bảng dữ liệu, có thể có một cột (hoặc một số tối thiểu các cột) mà giá trị trên mỗi dòng của nó là duy nhất. Ta gọi đó là khóa (Key). Khi biết giá trị của trường khóa ta có thể suy ra các trường còn lại. Ví dụ: Trong bảng Sinh Viên thì Mã Sinh Viên là khóa. Khi biết Mã Sinh Viên ta có thể tra cứu ra các thuộc tính như Tên Sinh Viên và Lớp. Giữa hai bảng trong cơsởdữliệu cũng tồn tại các mối quanhệ ràng buộc lẫn nhau (bắt nguồn từ mô hình ER): Quanhệ 1 – 1: Một bản ghi thuộc bảng này tương ứng với một và chỉ một bản ghi ở bảng kia và ngược lại. Trong trường hợp này người ta thường nhập 2 bảng vào làm một. Quanhệ 1 – n: Một bản ghi thuộc bảng này tương ứng với n bản ghi ở bảng kia (n ≥ 0) nhưng ngược lại một bản ghi ở bảng kia chỉ tương ứng với không quá 1 bản ghi ở bảng này. Bảng ở phía ứng với ứng số nhiều n gọi là bảng con (child) còn bảng ở phía ứng với ứng số 1 gọi là bảng cha (parents). Bảng cha phải có một trường khóa gọi là khóa chính (PK - Primary Key) còn bảng con phải có một trường tham chiếu đến khóa chính của bảng cha gọi là khóa ngoại (FK - Foreign Key). Hình 2: Quanhệ 1- 1 6 Hình 3: Quanhệ 1 - n Quanhệ n – n: Quanhệ n – n không được biểu diễn tường minh trong CSDL. Người ta thường tách quanhệ n – n về thành các quanhệ 1 – n dựa trên mô hình thực thể liên kết (ER). 1.1.2. Khái niệm về hệquảntrịCơsởdữliệu A. Hệquảntrị CSDL là gì? Hệquảntrịcơsởdữliệu là một tập hợp chương trình giúp cho người sử dụng tạo ra, duy trì và khai thác một cơsởdữ liệu. Đó là một hệ thống phần mềm phổ dụng, cung cấp môi trường và công cụ giúp cho việc định nghĩa, xây dựng và thao tác cơsởdữliệu cho các ứng dụng khác nhau một cách dễ dàng. Định nghĩa một cơsởdữliệu là đặc tả các kiểu dữ liệu, các cấu trúc, các ràng buộc cho các dữliệu sẽ được lưu trữ. Xây dựng cơsởdữliệu là lưu trữ dữliệu lên các phương tiện lưu trữ được hệquảntrịcơsởdữliệu kiểm soát. Thao tác trên một cơsởdữliêu là quá trình truy vấn cơsởdữliệu để lấy ra các dữliệu cụ thể, cập nhật cơsởdữ liệu, tạo ra các báo cáo từ dữ liệu. 7 Hình 4: Mô hình Hệquảntrịcơsởdữliệu Mỗi hệquảntrịcơsởdữliệucó một ngôn ngữ định nghĩa dữliệu riêng (DDL - Data Definition Languague). Đây là ngôn ngữ dùng để định nghĩa, khai báo cấu trúc của của cơsởdữ liêu. Những người thiết kế và quảntrịcơsởdữliệu thực hiện các công việc khai báo cấu trúc cơsởdữ liệu. Các chương trình khai báo cấu trúc CSDL được viết bằng ngôn ngữ DDL mà hệquảntrị CSDL cho phép. Các chương trình ứng dụng được viết bằng các ngôn ngữ lập trình C++/C#/Java/Delphi… kết hợp với các ngôn ngữ thao tác dữliệu (DML - Data Manipulation Language) thông qua các thư viện hoặc đối tượng kết nối CSDL được ngôn ngữ lập trình hỗ trợ: ODBC, RDO, ADO,… Các hệquảntrịcơsởdữliệuquanhệ ngày nay phổ biến sử dụng các ngôn ngữ DDL và DML dựa trên ngôn ngữ SQL. Đối với hệquảntrịcơsởdữliệu SQL Server thì ngôn ngữ dùng để tương tác với cơsởdữliệu là T – SQL. Đây là một phiên bản của ngôn ngữ SQL. Ngôn ngữ T – SQL trên SQL Server bao gồm nhiều câu lệnh khác nhau, có thể chia thành 2 nhóm: o Nhóm ngôn ngữ định nghĩa dữliệu DDL : với các lệnh cho phép tạo, thay đổi cấu trúc và xóa các đối tượng CSDL: database, table, view,… o Nhóm ngôn ngữ thao tác dữliệu DML : với các lệnh như SELECT/INSERT/UPDATE/DELETE cho phép lấy về dữliệu cụ thể, thay đổi giá trị của dữ liệu. 8 Hình 5: Tương tác với hệquảntrịCơsởdữliệu B. Hoạt động của hệquảntrịcơsởdữliệu Hình 6: Hoạt động của hệquảntrịcơsởdữliệu Các yêu cầu của chương trình ứng dụng được chuyển tới hệquảntrị CSDL (theo con đường số 1). Tại đây hệquảntrị CSDL sẽ tham khảo các từ điển dữliệu (Meta DataBase) để tìm kiếm các ánh xạ cấu trúc ngoài với cấu trúc quan niệm và cấu trúc vật lý (các ngõ a, b và c). Tại đây hệquảntrị 9 CSDL có thể sẽ tham khảo tới vùng đệm của nó để xác định xem câu trả lời đã có sẵn ở đó chưa, nếu có thì trả lại cho chương trình ứng dụng thông qua con đường số 8b; ngược lại sẽ yêu cầu hệ điều hành truy xuất thông tin theo con đường số 2. Tới đây hệ điều hành sẽ gửi yêu cầu truy xuất thông tin trong CSDL thông qua hệ thống xuất nhập của HĐH (các con đường số 3 và 5). Nếu việc truy xuất không thành công nó sẽ trả lại yêu cầu về cho hệquảntrị CSDL (có thể thông qua các mã lỗi) qua con đường số 6; nếu thành công thì dữliệu sẽ được chuyển vào vùng đệm của hệquảntrị CSDL. Qua xử lý, hệquảntrị CSDL sẽ chuyển dữliệu vào vùng đệm của chương trình ứng dụng đề nó xử lý (qua con đường 8a) và cho ra kết quả trả lời của chương trình ứng dụng qua con đường số 10. 1.1.3. Giới thiệu về SQL Server và mô hình Client/Server 1.1.3.1. Khái niệm về mô hình Client/Server Hình 7: Mô hình Client/Server Mô hình client/server hay còn gọi là mô hình khách/chủ là một mô hình nổi tiếng trong mạng máy tính, được áp dụng rất rộng rãi. Ý tưởng của mô hình này là máy trạm (hay còn gọi là máy khách) gửi yêu cầu (request) cho máy chủ (đóng vai trò người cung ứng dịch vụ), máy chủ sẽ xử lý và trả kết quả về cho máy khách. Client/Server là mô hình mang tính tổng quát. Trên thực tế thì một server có thể được nối tới nhiều server khác nhằm làm việc hiệu quả và nhanh hơn. Khi nhận được 1 yêu cầu từ client, server này có thể gửi tiếp yêu cầu vừa nhận được cho server khác ví dụ như database server vì bản thân nó không thể xử lý yêu cầu này được. Máy server có thể thi hành các nhiệm vụ đơn giản hoặc phức tạp. Ví dụ như một máy chủ trả lời thời gian hiện tại trong ngày, khi một máy client yêu cầu lấy thông tin về thời gian nó sẽ phải gửi một yêu cầu theo một tiêu chuẩn do server định 10 [...]... trên hệ thống mạng Hệ quảntrịcơsởdữliệu phân tán là tập các phần mềm quảntrị một cơsởdữliệu phân tán, làm cho việc phân tán trở nên trong suốt với người dùng Khái niệm trong suốt ở đây được hiểu là chủ đích che dấu sự phân tán đối với người sử dụng, làm cho người sử dụng sử dụng cơsởdữliệu phân tán như là cơsởdữliệu tập trung SQL Server là hệquảntrịcơsởdữliệu hỗ trợ cơsởdữ liệu. .. từ cơsởdữliệu 2 • SQL là ngôn ngữ lập trình cơsởdữ liệu: Các lập trình viên có thể nhúng các câu lệnh SQL vào trong các ngôn ngữ lập trình để xây dựng nên các chương trình ứng dụng giao tiếp với cơsởdữliệu 3 • SQL là ngôn ngữ quảntrịcơsởdữ liệu: Thông qua SQL, người quảntrịcơsởdữliệucó thể quản lý được cơsởdữ liệu, định nghĩa các cấu trúc lưu trữ dữ liệu, điều khiển truy cập cơ sở. .. để tương tác với dữliệu trong các cơsởdữliệu 6 • SQL là ngôn ngữ cơsởdữliệu phân tán: Đối với các hệ quảntrịcơsởdữliệu phân tán, mỗi một hệ thống sử dụng SQL để giao tiếp với các hệ thống khác trên mạng, gởi và nhận các yêu cầu truy xuất dữliệu với nhau Bài tập Câu 1: Trình bày khái niệm về cơsởdữliệuquanhệCơsởdữliệuquanhệcó những điểm khác biệt gì so với hệ thống xử lý file... và truy xuất dữliệu vẫn còn là một trong những chức năng quan trọng của nó SQL được sử dụng để điều khiển tất cả các chức năng mà một hệ quảntrịcơsởdữliệu cung cấp cho người dùng bao gồm: 1 • Định nghĩa dữ liệu: SQL cung cấp khả năng định nghĩa các cơsởdữ liệu, các cấu trúc lưu trữ và tổ chức dữliệu cũng như mối quanhệ giữa các thành phần dữliệu 2 • Truy xuất và thao tác dữ liệu: Với SQL,... lý file truyền thống? 25 Câu 2: Trình bày khái niệm về hệquảntrịcơsởdữliệuquanhệ Câu 3: Trình bày về mô hình Client/Server và kiến trúc phân tầng Câu 4: Nêu các thành phần cơ bản của hệquảntrị CSDL SQL Server Câu 3: Trình bày những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ vấn tin SQL 26 Chương 2 Tạo và quản lý cơsởdữliệu 2.1 Các tệp tin cơsởdữliệu (Database files) Trong SQL Server, một user database... và loại bỏ dữliệu trong các cơsởdữliệu 24 3 • Điều khiển truy cập: SQL có thể được sử dụng để cấp phát và kiểm soát các thao tác của người sử dụng trên dữ liệu, đảm bảo sự an toàn cho cơsởdữliệu 1 Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: SQL định nghĩa các ràng buộc toàn vẹn trong cơsởdữliệu nhờ đó đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của dữliệu trước các thao tác cập nhật cũng như các lỗi của hệ thống Như... tổ chức, quản lý và truy xuất dữliệu đuợc lưu trữ trong các cơsởdữliệu SQL là một hệ thống ngôn ngữ bao gồm tập các câu lệnh sử dụng để tương tác với cơsởdữliệuquanhệ Tên gọi ngôn ngữ hỏi có cấu trúc phần nào làm chúng ta liên tưởng đến một công cụ (ngôn ngữ) dùng để truy xuất dữliệu trong các cơsởdữliệu Thực sự mà nói, khả năng của SQL vượt xa so với một công cụ truy xuất dữ liệu, mặc... bảng dữliệu trên các Server khác nhau được kết nối (linked server), thực thi các truy vấn hay chuyển tác phân tán trải dài trên nhiều Server, 14 Hình 10: Mô hình cơsởdữliệu phân tán 1.1.3.6 Kiến trúc đa tầng Hình 11: Mô hình phân lớp hệ thống SQL Server là hệ quảntrịcơsởdữliệu hoạt động trên môi trường mạng theo mô hình client/server, cho nên khi nên khi phát triển các ứng dụng cơsởdữ liệu. .. SQL Server là một hệ quảntrịcơsởdữliệu quan hệ hoạt động trên môi trường mạng theo mô hình khách/chủ Phía máy chủ chạy các dịch vụ cần thiết mà quan trọng nhất là dịch vụ cơsởdữliệu SQL Server Service Máy chủ lắng nghe các yêu cầu kết nối đến từ các máy khách và đáp ứng các yêu cầu này Các ứng dụng phía máy khách kết nối vào các dịch vụ cơsởdữliệucó thể là những phần mềm quản lý được viết... của hệ thống o Data services: lớp truy cập và xử lý dữliệu Hình 12: Kiến trúc nhị tầng Fat Client Trong khi đó, Data Storage (lớp lưu trữ và quản lý dữ liệu) , thường là hệ thống cơsởdữliệu (database system), sẽ được đặt tại server Vì Business services và Data services được thực thi hoàn toàn ở phía client, còn phía server chỉ thực thi các chức năng lưu trữ và quảntrịdữliệu nên sức nặng của hệ . thức cơ bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu; Các chức năng và công cụ cần thiết để quản trị cơ sở dữ liệu cho người phát triển hệ thống. Nội dung chủ yếu: Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu; . về hệ quản trị Cơ sở dữ liệu A. Hệ quản trị CSDL là gì? Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một tập hợp chương trình giúp cho người sử dụng tạo ra, duy trì và khai thác một cơ sở dữ liệu. Đó là một hệ. liệu cụ thể, cập nhật cơ sở dữ liệu, tạo ra các báo cáo từ dữ liệu. 7 Hình 4: Mô hình Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Mỗi hệ quản trị cơ sở dữ liệu có một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu riêng (DDL - Data