1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Sản Xuất Chế Phẩm Vi Sinh Vật Chịu Mặn Và Ứng Dụng Xử Lý Bùn Đáy Ở Âu Thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng Trong Quy Mô Phòng Thí Nghiệm.pdf

95 9 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 3,2 MB

Nội dung

i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Ninh Thị Lành Mã số học viên 1581440301009 Lớp 23KHMT11 Chuyên ngành Khoa học Môi trường Mã số 608502 Khóa học 23 Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dướ[.]

Trang 1

LOI CAM DOAN

Tên tôi là: Ninh Thị Lành Mã số học viên: 1581440301009

Lop: 23KHMT11

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường _ Mã số: 608502

Khóa học: 23

Tôi xin cam đoan quyền luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của

PGS TS Tang Thi Chính và GS.TS Lê Đình Thành với đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vì sinh vật chịu mặn và ứng dụng xử lý bùn đáy ở Âu thuyén Tho Quang, Da Nang trong quy mô phòng thí nghiệm”

Đây là đề tài nghiên cứu mới, là một phân nghiên cứu trong đê tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam “Nghiên cứu giải pháp tng dụng hệ vũ sinh vật phân hủy nên đáy để xử lý mùi phát sinh do bùn và nước mặt tại khu vực Âu thuyên Thọ Quang thành phố Đà Nẵng” không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó, không phải là bản sao chép của bât kỳ một luận văn nào Nội dung của

luận văn được thể hiện theo đúng quy định Các số liệu, nguồn thông tin trong luận

văn là do tôi điều tra, trích dẫn và đánh giá Việc tham khảo các nguôn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguôn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bảy trong luận văn này Hà Nội, ngày thang nam 2016

NGUOI VIET CAM DOAN

Ninh Thi Lanh

Trang 2

LOI CAM ON

Trước hết, em xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tăng Thị Chính, Trưởng

phòng VI sinh vật môi trường, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; GS TS Lé Đình Thành, Khoa Môi trường, Trường Đại học

Thủy Lợi đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp do thời gian và kiến thức

còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiêu sót Em rất mong nhận được sự

đóng góp ý kiến, chỉ bảo tận tình của quý thây cô để luận văn hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày tháng năm 2016

Học viên

Ninh Thị Lành

Trang 3

i90 1

1 Tính cấp thiết của Để tải G1111 1 1E 111111 1T TT HT ng ng I 2 Mục tiêu đề tài nghiên CỨU - 6 k3 311v E 1S SE ng ng 2 3 Đôi tượng và phạm vi nghiên CỨU -G- 6k3 EšE 3S EềESE SE ExEsEskskrersereeed 2 4 Phirong phap nghién CU — 2

5, Kết quả dự kiến đạt ƯỢC G1 E111 1E 11111 1E 11g ng ngưng 3

CHƯƠNG I TỎNG QUAN CÁC VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU . -< 4

1.1 Hiện trang ô nhiễm nước Âu thuyền Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng 4

1.1.1 Khu vực Âu thuyền ThỌ (HH S111 ve 4

1.1.2 Thực trạng ô nhiễm nước ở Âu thuyên Thọ QuqHg - c5 cscse sec 6 1.1.3 Chất lượng nước và bùn đáy của Âu thuyên Thọ Quang 5: 15

1.2 Tình hình nghiên cứu xử lý thủy vực trên thế giới và trong nước 20

1.2.1 Nghiên cứu trên thể @ilỞi tk kv v11 S SE HT HT gen, 20 Z4 282 8,24 12aaae 21 1.3 Công nghệ vi sinh trong xử lý bùn đáy coooo << SS66669959966668866666666 24 1.3.1 Một số công nghệ điển hÌnh, - + kx St kkSkEEESEEEEEEEEEESEEkrkrrrserkrkrerrees 24 1.3.2 Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý cho Âu thuyên Thọ Quang 28

1.3.3 Giới thiệu về WSW chịu ImẶN 5:55:55 S52 EEEEEEEEESESEEEertersrsre 29

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1 Vật liệu, dụng cụ và hóa chất nghiên cứu . - << << es se ssesesesse 31

BI N/ 6 264 216 ốn cố nee ố.ố 31

2.1.2 Dung cu vat ha chGt nghién CUP ceccccccccccecscseescessesessevsvsssvsctevscevssceevsvevsenees 31 2.2 Phương pháp nghiÊn CỨU ooo << << << 55 6 6 966689 899699999996988669666666999966668666 32 2.2.1 Phương pháp DháH tich CÍHH c1 111 va 32 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực H9 hiỆMH SA 3 xxx 37 2.2.3 Mô hình xử lý bùn đáy ở Au thuyên Thọ Quang, Đà Nẵng trong quy mô J2//2/:-11/78,:24/712//PP E77 Aạạaạaạaảä a ồỒỀỐỀẮẮồ 40

CHUONG 3 KET QUÁ NGHIÊN CỨPU . <5 se se seeesereereeerseree 43

3.1 Kết quả nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật chịu mặn 43 3.1.1 Đánh giá sự đối kháng của các chủng vì sinh vật tuyển chọn 43 3.1.2 Anh hwong cua diéu kién nuôi cây đến khả năng sinh trưởng, phát triển của

l2/171⁄21091811/1/85⁄4/1085/1178//171/5PEEEEPEEPE58A8AAh i41IIII 43

Trang 4

3.1.3 Anh hưởng của các nguôn dinh dưỡng đến sự phát triển của các chủng vi

SỉHnH VẬT CÌ[14 THẶN - -GG C00310 160 160 160 v11 KH KH vu ve 52

3.2 Đánh giá hiệu quả xử lý bùn đáy ở Au thuyên Thọ Quang, Đà Nẵng 67

3.2.2 Chất lượng trẩ fÍCỈ, «Sex 1k E$kEk SE SE S TT TH ng 7]

KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 5< s4 E99 29s 9265 6265: 76 1 KẾT LUU ẬTN . << E1 9050 9050 s5 76

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỎ 2 2-5-5 5S ssesesesssesssse 78

IV 980I9089:7 0.8.9.7 Vc Ô 79 3:108 090 00A ÔỎ 82

Trang 5

DANH MUC HINH VE VA DO THI

Hình 1.1 So d6 Au thuyén Tho Quang cccccccccsssssscscssesescscscscscsvevsvsvevevavavscassssesenens 7

Himh 1.2 Ctra xa $6 1 cecceecccceccscesescececcsceccsceccscescsceccscscacsesecseeacsceesscsecacsesacaceavacesacecaeaceeeas 7 Hình 1.3 Cửa xa $6 2 v.cccecccccccscesescecescscescscescscescsceecscsccscsesacsesacsceesscsecacsesacacasacavsceeeseaeeeas 7 Hình 1.4 Cita xa $6 3 ceeccecccceccscesescecescsceccsceccscescacecsscsccacseeacsesacacsesacsecacseacaceasaceesacacseaeeeees 7 Hình 1.5 Cửa xa 86 4 vecccecccceccecececcecescsceccscescscescscsecscsccacsesecsesecsceccacsecacseeacaceavacacacacaeaeeeeas 7 Hình 1.6 Cita xa $6 5 vocccecccccccecesescecescscescscescscescsceccscsccacsesacseeecsceesscsecscseeacaeasaceevsceacaeaeeeeas 7 Hình 1.7 Cita xa 86 6 cecccecccceccscesescecescscescscescscscscecsscscacsesacseeacacsasscsecacaeeacaceasacevacaeseaeeeeas 7 Hình 1.8 Cita xa $6 7 c.cccecccceccscecescecescscescscescsceccsccsscsccacsesecsceacseeesscsecacsesacaceasacsevacaeaeaceeeas 7

Hình 1.9 Một số thông số về chất lượng nước tai Au thuyén Tho Quang 16

Hình 2.1 Hệ thông lên men 15 lít và 100 lí( ¿-¿-s s E+E+E£E+E+E£EeEeEexexekeereree 3131

Hình 2.2 Mô hình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm .- 5-5555 <<<<<+ 442

Hình 2.3 Chế phẩm vi sinh chịu mặt - - - ¿<< c << E1 E13 E101 E11 3 11 111 1113 13 x4 42

Hình 3.1 Tinh d6i kháng của bốn chủng TB10, TQ12, TS12 và DNI.3 433

Hình 3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh tổng hợp enzyme của các chủng VSV

i2: ccsececcscsseccescevevscsccsvevscscscsevsvacscssvevacsessvavscecssvavacsesevavavacsevsvavasseesavavaceeeesens 45 Hình 3.3 Ảnh hưởng của pH lên sinh tổng hợp enzyme của các chủng VSV chịu mặn i2: ccsececcscsseccescevevscsccsvevscscscsevsvacscssvevacsessvavscecssvavacsesevavavacsevsvavasseesavavaceeeesens 48 Hình 3.4 Anh hưởng của nông d6 NaCl lén sinh tong hợp enzyme ngoại bào của bốn chủng vi khuẩn tuyển chỌn - + 6t x53 138 E5 9311 8 E118 1E 1111 11 1xx 51 Hình 3.5 Ảnh hưởng của nông độ rỉ đường lên khả năng sinh tông hợp enzyme ngoai bào của bốn chủng vi khuẩn tuyển chọn - 6s xxx SE 3v SE EeEsEekrkrereree 55 Hình 3.6 Ảnh hưởng của nông độ rỉ đường đến khả năng sinh enzyme amylaza của các

Hình 3.7 Ảnh hưởng của nông độ BĐT lên khả năng sinh tổng hợp enzyme ngoại bào của bôn chủng vi khuẩn tuyển chỌn - - E63 ESE 3E SEESEEESESEEeESErkekrersererkd 59 Hình 3.8 Anh hưởng của môi trường khoáng bỗ sung đến hoạt tính . - 62

Hinh 3.9 Quy trinh san xuat ché pham vsvẻ chịu mặ m - - - «<< << ssess 66

Hinh 3.10 Két qua thir ngay ngay dau cho ché pham Error! Bookmark not defined Hình 3.11 Kết quả thử nghiệm sau 7 ngày cho chế phẩm - ¿2 2 + +s+x+x+xze£xe: 68 Hình 3.12 Kết quả thử nghiệm sau 14 ngày cho chế phẩm - 5 + + xxx: 68 Hình 3.13 Kết quả thử nghiệm sau 21 ngày cho chế phẩm - ¿+ + + xxx: 68 Hình 3.14 Hiệu quả xử lý COD, BOD trong nước ở 4 mẫu thí nghiệm 69

Hình 3.15 Hiệu quả xử lý NH¿” trong nước ở 4 mẫu thí nghiệm . - 5 5<: 71

Hình 3.16 Hiệu quả xử lý TOC, TN, TP trong trâm tích ở các mẫu thí nghiệm 72 Hình 3.17 Sự biến động của vsv trong trầm tích ở các mẫu thí nghiệm 74

Trang 6

DANH MUC BANG

Bang 1.1 Luong nước thải phát sinh từ các tàu cá cập cảng «<< << <<: 9 Bang 1.2 Đặc trưng nước thái của KCN DVTS Thọ Quang -<<c+2 II

Bang 1.3 Vi tri các dia diém lay mẫu tại Âu thuyên Thọ Quang - 15

Bảng 1.4 Kết quả phân tích chất lượng trầm tích Âu thuyễn s5 +s+c+s+se: 17

Bang 1.5 Kết quả phân tích chất lượng không khí Âu thuyên - +s+sse: 18

Bang 3.1 Mat do tế bào của các chủng VSV chịu mặn ở các mức nhiệt độ khác nhau 44

Bảng 3.2 Mật độ tế bào của các chủng VSV chịu mặn ở các mức pH khác nhau 47 Bảng 3.3 Mật độ tê bào các chủng VSV ở các nông độ muỗi khác nhau 50

Bang 3.4 Mat do tế bào các chủng VSV chịu mặn nuôi cây trong môi trường có nguôn cacbon khác nhau - - c2 {E108 10110111010 1100 111v 1v KT kh vế 53

Bảng 3.5 Mật độ tế bào của các chủng VSV trong môi trường có bồ sung rỉ đường ở các nông độ khác nhau - (E619 539198 E311 98 1 5 11 1E 1111111 11v ng cv, 54

Bang 3.6 Mat do tế bào các chủng VSV chịu mặn nuôi cây trong môi trường có nguôn nitơ khác nhau - cc C20010 S1 SH KH rà 57

Bảng 3.7 Mật độ tế bào của các chủng VSV trong môi trường có bố sung BĐT ở các nông độ khác nhau - G6 tt EE 31t EE 39889 13919 98118 1 911111011 11119 1g ng, 58 Bang 3.8 Cong thitc thi nghiém 2.0.0.0 eeccccccccccceseessssecccceeeeeaaeesseeeececesessuaaaesseeeeeess 61

Bang 3.9 Mat do tế bào các chủng VSV chịu mặn nuôi cây trong môi trường có nguôn

Bảng 3.10 Môi trường tông hợp bồ sung các thành phân . 5 65s sex: 64

Bang 3.11 Anh hưởng của môi trường tong hợp tới mật độ, thời gian cuc dal 64

Trang 7

DANH MUC CAC KY HIEU VA CHU VIET TAT

BOD : Biochemical oxygen Demand- nhu cau oxy sinh hoa COD : Chemical Oxygen Demand- nhu cau oxy hda hoc TOC : Total organic carbon- tong luong chat hữu cơ TN : Tong nito

TP : Tổng photpho

TSS : turbidity & suspendid solids -Téng ran lo limg

MPB : Malt-Peptone-Broth (mơi trường dịch thể)

MPA : Malt-Peptone-Aøar (mơi trường phân lập VSV hiểu khí) OD : Optical density- mat dO quang

CFU/ml: Colony Forming Unit/ml- sé don vi khuan lac trong 1 ml mau

VSV : VỊ sinh vật

KPH : Khơng phát hiện BQL : Ban quản ly

DVTS : Dịch vụ thủy sản

TXLNT : lrạm xử lý nước thải KCN : Khu cơng nghiệp

BDT : Bột đậu tương

Trang 8

MO DAU

1 Tinh cap thiét ctia Dé tai

Hiện nay, ở Việt Nam mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cô găng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước vẫn là vân để rất đáng lo ngại Tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nê đỗi với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ

Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhăm kiểm soát ô nhiễm tại các thủy vực được đề cập

nhiêu hơn Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc thiếu cân bằng khu hệ vi sinh vật nên đáy là một trong những nguyên nhân gây ra su 6 nhiễm thủy vực Vai trò của vi sinh vật trong thủy vực và đặc biệt nên đáy là rất quan trọng Vi sinh vật trong môi trường không những làm chức năng chỉ thị sinh học để đánh giá hiện trạng môi trường mà còn duy trì sự cân băng của tự nhiên

Đã có nhiêu công trình nghiên cứu xử lý các thủy vực nhưng chủ yêu tập trung vào các thủy vực nước ngọt tĩnh (hô, ao) như: sử dụng chế phẩm vi sinh vật kết hợp với thực vật thủy sinh, xử lý nên đáy thủy vực băng cách hút bùn và làm đây thủy vực bằng nước mưa [l1-4], tuy nhiên các công trình nghiên cứu xử lý thủy vực nước lo co dòng chảy lưu thông hạn chế như âu thuyên thì ít được đề cập tới [5]

Âu thuyền là nơi neo đậu của các thuyên bè do đó lượng chất thải đồ vào các Âu thuyền rất lớn Âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng là một trong những Âu thuyén 6 nhiễm điển hình, với diện tích hơn 80 ha, là vũng nước lợ có dòng chảy lưu thông hạn chế nên lượng nước đồ vào bị ứ đọng gây mùi hôi thối Bên cạnh đó, nguôn nước thải từ KCN, DVTS Thọ Quang, chợ cá Thọ Quang, nước thải và chất thải từ các tau thuyền neo đậu và nước thải từ khu dân cư xả ra Âu thuyêền đã gây lên tình trạng ô nhiễm nặng nê, mùi hôi nông nặc, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nẵng nóng, làm ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị, môi trường và sức khỏe của người dân nhiều năm qua Qua phân tích chất lượng nước thải tại Âu thuyền Thọ Quang do Trung tâm công nghệ môi trường Đà Nẵng thực hiện, các thông số ô nhiễm đa số đều vượt quy chuẩn cho

phép Cụ thể, nước thải sau hệ thống xử lý nước thải KCN DVTS có COD vượt 1,97

Trang 9

lần, BOD vượt 2.8 lan[6] Nước thải sau hệ thống xử lý nước thải chợ đầu mỗi có

COD vượt 1,97 lần, BOD vượt 2,8 lân, [7] Trước thực tế đó, tác giả đã thực hiện

nghiên cứu đê tài: “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vì sinh vật chịu mặn và ứng dụng xử lý bùn đáy ở Âu thuyên Thọ Quang, Đà Nẵng trong quy mô phòng thí nghiệm”

2 Mục tiêu để tài nghiên cứu

Nghiên cứu để sản xuất chế phẩm vi sinh vật chịu mặn và ứng dụng xử lý bùn đáy ở Au thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng

3 Đôi tượng và phạm v1 nghiên cứu a Đôi tượng nghiên cứu

- Thời gian thực hiện luận văn: 1/2016 đến 11/2016

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu:

+ Thu thập tài liệu hiện có liên quan đến luận văn

+ Dựa vào các thông tin điều tra khảo sát, các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các nhà khoa học, các chuyên gia và các tài liệu tham khảo dé b6 sung vào luận văn + Kế thừa mẫu nước, mẫu bùn lấy tại Âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng được bảo quản, vận chuyên về phòng thí nghiệm của phòng Vi sinh vật Môi Trường, Viện Công nghệ Môi trường

+ Kế thừa một số kết quả phân tích môi trường nền của Âu thuyền Thọ Quang, Đà Nang do tác giả cùng nhóm nghiên cứu tiên hành phân tích vào tháng 4/2015

- Phương pháp phán tích chung: sử dụng các phương pháp phân tích hóa học theo tiêu

chuẩn dé thu thap cac số liệu thực nghiệm.

Trang 10

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: phần lập vì sinh vật, xác định ảnh hưởng của điều kiện nuôi cây và nguồn dinh dưỡng đến sự sinh trưởng của các chủng VSV

- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Toàn bộ kết quả của quá trình thực nghiệm đều được lây giá trị trung bình, số liệu trình bày trong các bảng biểu và hình được thống kê và vẽ đô thì băng phần mềm Microsoft Excel

5 Kết quả dự kiến đạt được

- Xác định điều kiện nuôi cây (nhiệt do, pH, nông độ mudi) dén kha nang sinh truong,

sinh enzym phân hủy cơ chất của chủng vi sinh vật chịu mặn Do điêu kiện nghiên cứu VSV nên đáy không chịu tác động nhiều của dòng chảy nên có thể không cân xét đến yeu to nay

- Xác định nguôn dinh dưỡng, tỷ lệ dinh duGng (ngu6n cacbon, nguén nito, nguén khoáng) hợp lý để sản xuât chế phẩm vi sinh vật

- Đánh giá hiệu quả xử lý bùn đáy ở Âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng trong phòng thí nghiệm băng chế phẩm VSV

6 Câu trúc luận văn

Ngoài phân mở đâu và kết luận, các nội dung và kêt quả nghiên cứu chính của luận văn được trình bày trong ba chương:

Chương 1: Tổng quan các van dé nghiên cứu Trong chương này chủ yếu trình bày hiện trạng ô nhiễm nước Âu thuyền Thọ Quang từ đó để xuất công nghệ vi sinh xử lý Au thuyên, Thọ Quang

Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Trong chương này chủ yếu trình bày các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày kết quả nghiên cứu các điều kiện nuôi cây (nhiệt độ, pH, nông độ muối) đến khả năng sinh trưởng, sinh enzym phân hủy cơ chất của chủng VSV chịu mặn Nguôn dinh dưỡng (nguồn nito, nguồn cacbon, nguồn khoáng) tỷ lệ dinh dưỡng hợp lý để sản xuất chế phẩm vi sinh vật Từ đó, bước đâu đánh giá hiệu quả xử lý bùn đáy ở Âu thuyền Tho Quang, Da Nang trong phòng thí nghiệm băng chế phẩm VSV

Trang 11

CHUONG I TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU

1.1 Hiện trang 6 nhiễm nước Âu thuyền Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng 1.1.1 Khu vuc Au thuyén Tho Quang

Au thuyén Thọ Quang thuộc dia phận phường Thọ Quang, quận Sơn Trà Đây là trung tâm phát triển ngành thủy sản của thành phố Đà Nẵng Theo Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Quy định quản lý Âu thuyền Thọ Quang thì đây là khu vực

được giới hạn bởi vùng đất, vừng nước thuộc khu trủ bão và neo đậu tàu thuyền, chợ

đầu môi thủy sản và cảng cá Thọ Quang [S]

Địa hình tại khu vực Âu thuyén tuong đối rộng Diện tích toàn bộ mặt nước là 58 ha

được bao bọc bởi tuyến đê bao chăn sóng, phía trong bờ là các tuyên kè chạy dọc từ Bắc xuống Nam song song với đường Ngô Quyên Diện tích mặt đất là 25 ha Vùng nước Âu thuyền có sức chứa từ 700 đến 800 tàu thuyền vào neo đậu với độ sâu theo hồ sơ thiết kế là -3,5 m đến -4,5 m Hiện nay trong vùng mặt nước Âu thuyên có 32 phao neo và 75 trụ neo để ngư dân neo buộc tảu trú tránh bão Hăng ngày có hàng trăm lượt

tàu cá lớn của các địa phương khác như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên,

Bình Định cùng vào trao đối, mua bán hải sản và các dịch vụ nghệ cá cũng như trú, tránh vào mùa mưa bão Các hạng mục công trình chính trong Âu thuyên như sau: - Khu vực Cảng cá được quy hoạch bao gồm 03 câu cảng chữ T với chiêu dài là 200 m/01 câu cảng, phục vụ cho khoảng 50 tàu thuyên cập cảng cùng lúc và đường nội bộ, khu hành chính văn phòng, bãi xe giao nhận hàng

- Chợ đâu mối thủy sản có diện tích hơn 15.000 mí, trong đó diện tích nhà lồng là

6.800 mˆ được đầu tư xây dựng mới và dưa vào hoạt động tháng 12 năm 2010 Hàng

ngày chợ hoạt động thành 02 phiên, phiên chính từ 1h đến 7h sáng và phiên phụ từ 12h đến 15h chiêu Đây là trung tâm phân phối thủy sản đi các chợ bán lẻ trong thành phố

Đà Năng và các địa phương lân cận

- Bao quanh Âu thuyền còn có 12 xưởng sản xuất nước đá, 04 cây xăng dầu và 19 tàu

Trang 12

- KCN DVTS Tho Quang nam tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Năng, được thành lập năm 2001 có diện tích 50,43 ha Theo báo cáo của Công ty phát triển và khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng - đơn vị đang quản lý KCN này, đến nay đã có 34 doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại đây và lưu lượng nước thải thải ra khoảng

2.000mr /ng.đ [7.8]

Các hạng mục trong Au thuyén được thể hiện trong hình 1.1 dưới đây.

Trang 13

Như vậy, với việc quy hoạch và đầu tư xây dựng Khu trú bão va neo đậu tàu thuyên, Cảng cá và Cho đâu mỗi thủy sản năm cùng KCN DVTS một cách đồng bộ và hợp lý

đã tạo nhiêu thuận lợi cho hoạt động nghề cá của Đà Năng nói riêng và khu vực miễn Trung nói chung Tuy nhiên, chính vì việc quy tụ quá nhiêu hoạt động tại một khu vực

đã khiến cho Âu thuyén Thọ Quang trở thành điểm nóng về môi trường của thành phố Đà Nẵng Vấn dé kiểm soát chất lượng môi trường tại Âu thuyền vẫn là bài toán nan giải của BQL Âu thuyên nói riêng và chính quyền thành phô nói chung

1.1.2 Thực trạng ô nhiễm nước ở Âu thuyên Thọ Quang

1.1.2.1 Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước khu vực Âu thuyên Thọ Quang

Theo báo cáo của BQL Âu thuyền Thọ Quang và quan sát thực tế, hiện nay có các nguôn gây ô nhiêm tại khu vực Au thuyên như sau:

a Từ các cửa công xả đô vào Áu thuyÊn

Hiện nay có 08 cửa xả đồ vào khu vực Âu thuyên Thọ Quang trong đó có 03 cửa xả ở phía Đông, 03 cửa xả ở phía Nam và 02 cửa xả ở phía lây

Cụ thể thông tin về các cửa xả như sau:

- Cửa xả số I ( đoạn phía Đông Âu thuyên - dưới chân cầu Mân Quang): Nước thải ở cửa xả này đã qua xử lý của TXLNT quận Sơn Trà Nước thải đục, có mùi hôi của bùn vi sinh Nước thải thường xuyên xả vào Âu thuyền với lưu lượng khoảng từ 150 đến

200 mr/ giờ (Hình 1.2)

- Cửa xả sô 2 ( đường vào khu vực Au thuyên — câu cảng sô 01): bao gôm nước thải

sinh hoạt của khu dân cư, nước mưa, nước cá xe Ôô tô, nước thải đã qua trạm xử lý của

Chợ đâu môi thủy sản Nước thải chảy vào Au thuyên với lưu lượng khoảng 30

m/giờ, có màu hơi đục, mùi hôi nhẹ (Hình I.3)

- Cửa xả số 3 ( đường Bình Than vào Âu thuyên sát cây xăng dầu Thái Quang): bao sôm nước thải sinh hoạt của khu dân cư mới và một số hộ dân thuê cửa hàng xăng dâu Thái Quang Nước thải hơi đục, không mùi, lưu lượng chảy vào Âu thuyền hăng ngày

Trang 14

- Cửa xả số 4 ( phía đường Chu Huy Mân): Đây là cửa xả nước thải đã qua xử lý của

TXLNTKCN nước thải ở đây có màu hơi đục, mùi hôi nhẹ, lưu lượng nước thải chảy

vào Âu thuyền khoảng từ 50 đến 80 m/ giờ (Hình 1.5)

- Cửa xả số 5 ( phía đường Chu Huy Mân): Chủ yếu xả nước thải sinh hoạt từ khu dân cư Nại Hiên Đông Nước thải có màu đen đục và mùi hôi không đáng kể Chất thải răn vứt bừa bãi ở trên bờ cũng như ở vùng nước trước cửa xả (Hình 1.6)

- Cửa xả số 6 ( phía đường Chu Huy Mân): Chủ yếu xả nước thải sinh hoạt từ khu dân

cư Nại Hiên Đông Nước thải có màu xanh rêu đậm, mùi hôi hơn so với khu vực cửa

xả số 7 (Hình 1.7)

- Cửa xả số 7 ( phía Tây Au thuyén): Chủ yếu xả nước thải sinh hoạt từ khu dân cư Vịnh Mân Quang Nước thải có màu nâu đục và mùi hôi không đáng kể Xung quanh

khu vực cửa xả có rất nhiêu rác, đa phân là rác thải từ hoạt động sinh hoạt của con

người như vỏ hộp cơm, bao bì mì tôm, túi nilon (Hình 1.8)

- Cửa xả số 8 ( phía Tây Âu thuyền): Chủ yếu xả nước thải sinh hoạt từ khu dân cư Vịnh Mân Quang

Tại các vị trí cửa xả, BỌL Âu thuyền Thọ Quang thường xuyên kiểm tra theo dõi hăng ngày ghi nhật ký và báo cáo định kỳ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở

Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Sơn Trà hoặc khi có sự cô xay ra dé Sở kip thoi chi dao [8]

b Từ các doanh nghiệp đóng, sửa chữa tàu thuyên

Hiện nay, tại bờ lây khu vực Au thuyén có II] doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện

đóng mới, sửa chữa tàu thuyên với hơn 600 lượt chiếc mỗi năm Lượng nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp này là không đáng kế tuy nhiên cân phải kiểm soát chặt chẽ để hạn chế tối đa mức độ gia tang ô nhiễm của Âu thuyền Bên cạnh đó, vẫn chưa có thông tin cụ thể về lưu lượng cũng như thành phân tính chất của nước thải từ nguồn

này [7,8]

c Từ hoạt động của Chợ đâu mồi thủy sản Thọ Quang

Trang 15

Theo số liệu được cung cấp từ BQL Âu thuyên Thọ Quang thì số lượng người tham

gia, hoạt động tại Chợ Đầu môi thủy sản Thọ Quang trung bình từ 3.000 - 5.000

người/ngày Tại đây, sau mỗi phiên chợ, các hộ kinh doanh tiễn hành dọn dẹp, chùi

rửa khu vực kinh doanh của mình Trong chợ, có bô trí các rãnh thu nước kết hợp với

khe chăn rác Tuy nhiên, do kích thước của rác thải cũng như kích thước khe chăn nên rác thải vẫn đi vào hệ thông mương thu Theo số liệu được cung cấp thì lượng nước giéng sử dụng cho vệ sinh Chợ và các dụng cụ mua bán của thương nhân khoảng: 100m /ngày Lượng nước thải phát sinh là khoảng 60 m”/ngày.đêm Nguồn nước thải này có tính chất tương tự nước thải chế biến thủy sản nhưng nông độ các chất ô nhiễm

thường thấp hơn do chỉ sơ chế, rửa hải sản [7,8]

Hiện nay, Ban Quản lý thường xuyên vận hành hệ thông xử lý nước thải của Chợ (công suất thiết kế 300 m”/ngày đêm) với công suất từ 60-80 m /ngày đêm Công tác bô sung vi sinh cho hệ thống, lay mau nước kiểm nghiệm được thực hiện theo quy trình và định kỳ hàng tháng

d Từ hoạt động của cảng cá

Theo số liệu từ Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ, số lượng tàu neo đậu trong khu vực Au

thuyén Tho Quang 1a:

- Ngày bình thường có khoảng 350 - 450 chiếc/ngày

- Những ngày có gió bão, áp thập nhiệt đới có khoảng 800 - 1.000 chiếc Số lượng tàu neo đậu cao nhất từ trước đến nay là 1.255 chiếc (Cơn bão số 3, ngày 14/09/2015) Theo số liệu thu thập được, lượng nước máy sử dụng trong khu vực cảng, kế cả nước máy

cấp cho tàu cá khoảng 2.000 m”/tháng Tại đây, mỗi ngày có khoảng 50 lượt tàu cập cảng bán hàng [Š]

Nước thải này bao gôm nước thải vệ sinh tàu và nước thải sinh hoạt của các thành viên trên tàu Đê biệt được chính xác lượng nước thải từ các tàu cập cảng thải bỏ, nghiên

Trang 16

cứu tiên hành tính toán với lượng tàu thuyền cập cảng tôi đa là 90 lượt tàu/ngày.đêm Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 1.1 dưới đây:

Bang 1.1 Luong nước thải phát sinh từ các tàu cá cập cảng

SỐ Nước thải bình quân | Số lượng tàu cập | Lượng nước

STT | Loại tàu (m /lượt tau/ng.d) | cảng (lượt tàu/ng.đ) | thải (m /ng.đ) 3 ` „ ` ¬<

Đôi với nước thải sinh hoạt, lượng thải ra tương đôi thấp, do ngư dân phải mua nước ngọt giá cao để sử dụng Tuy nhiên, lượng nước này cũng được thải trực tiếp ra Âu thuyên Khu vực này có nhà vệ sinh, do đó nước thải từ quá trình tiểu tiện thải ra Âu thuyén vào ban ngày hâu như không có, chỉ có một số trường hợp vào ban đêm do các

nhà vệ sinh trong khu vực chợ bị khóa

Trong khu vực Âu thuyền Thọ Quang có 03 cầu cảng là Cầu cảng số 01, Cầu cảng số

02 va Cau cang s6 03 Cac hoat động diễn ra tại khu vực câu cảng đều có tác động đến

môi trường chung của khu vực Trong đó đáng chú ý là Câu cảng số 03, môi trường tại

Trang 17

khu vực câu cảng 03 6 nhiễm hơn so với 2 câu cảng còn lại Nước thải từ quá trình rửa xe chở nguyên liệu, nước thải rò rỉ từ xe chảy tràn trên bê mặt sau đó chảy trực tiếp xuống Âu thuyên Dọc hai bên đường vào cảng có hệ thống rãnh thu nước, tuy nhiên do thiết kế cũng như do thời gian nên nước sau khi được thu gom cuối cùng lại đồ

xuong Au thuyén [8]

Tại cầu cảng có đội công nhân quét dọn, tuy nhiên do ý thức của người lao động tại đây, rác thải vẫn thường xuyên “xuất hiện” Bên cạnh đó, rác thải còn được ném xuông

khu vực Âu thuyền, đa phân là rác thải từ hoạt động sinh hoạt Trong đó các rác thải

tái chế được như chai nhựa, lon nước được người dân dùng thuyền để với ce Nguyên nhân khác

Hàng năm, vào mùa mưa, bão lũ không ít rác thải như cây côi, xác động vật đã trôi theo dòng nước vào Âu thuyén

Tại khu vực xung quanh Âu thuyên, từ năm 2004 quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ Hàng loạt công trình được xây dựng như khu dân cư, cầu Thuận Phước, cầu Mân Quang khu đô thị sinh thái Mân Quang Các công trình này đã làm thay đổi môi trường tại khu vực Âu thuyền Diện tích Âu thuyền giảm khoảng 10 ha do quá trình san lap dé lay mat bang, lam giảm khả năng pha loãng và tự làm sạch của Âu thuyén ít nhất 0,2 lân Đồng thời dòng chảy từ vịnh Đà Nẵng vào Âu thuyền qua luồng sông Hàn với chiều rộng ban đâu khoảng 60 m cũng bị san lấp và thu hẹp còn 6 m ngay tại công ra, làm thay đổi dòng chảy và giảm khả năng thông thủy, Âu thuyền chỉ còn thông một cửa với vịnh Đà Nẵng thông qua cửa ra vào của tàu thuyền dưới chân cau Man Quang [9]

1.1.2.2 Hiện trạng ô nhiễm nước ở Âu thuyên Thọ Quang a Nước thải từ KCN DVTS Thọ Quang

Theo chủ trương của thành phố, các nhà máy năm trong KCN DVTS Thọ Quang phải xử lý nước thải sơ bộ trước khi đi vào TXLNT tập trung của KCN và không nhà máy nào được phép xả ra ngoài môi trường TXLNT tập trung của KCN DVTS Thọ Quang được thiết kế với công suất 5.000 m”/ngày.đêm Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây

Trang 18

đánh bắt thủy hải sản khi các nhà máy đều nâng công suất, nước thải chưa được xử lý triệt để trước khi xả ra môi trường, gây nên những hậu quả nghiêm trọng, góp phân không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm của khu vực Âu thuyền Thọ Quang

Bang 1.2 Đặc trưng nước thải của KCN DVTS Thọ Quang [9]

doanh nghiệp hoạt động chế biến thủy, hải sản trong KCN DVTS Tho Quang dugc

phát hiện và xử lý Từ năm 2014 đến nay, chỉ phát hiện và xử lý 04 vụ xả lén nước thải công nghiệp Cân phải quản lý chặt chẽ hơn trong công tác xử lý nước thải, nhăm giảm

thiểu tình trạng ô nhiễm tại KCN DVTS Thọ Quang, đặc biệt là tại Au thuyén Tho Quang [10-12]

b Nước thải từ Chợ đâu môi thủy sản Thọ Quang

Nước đá ướp hải sản, nước dội rửa Chợ đâu mỗi thủy sản được thu gom về TXLNT có công suất 300 m /negày.đêm của đơn vị để xử lý trước khi chảy vào Âu thuyền Quá trình vận hành TXLNT bắt đầu từ tháng 01/2011 cho đến nay

Trang 19

- Nam 2013, BOL tién hanh theo déi, phan tich mau nude đầu vào, đầu ra nhăm đánh 1a, tu van vé hiéu quả hoạt động của TXLNT thì kết quả đầu vào COD tôi đa là 1.646 mg/l, con đầu ra dưới 230 mg/I [9]

- Trong năm 2014, BQL đã nao vét, hút bùn của bể điều hòa, thay mới 02 may bom

nước, sửa chữa, bảo hành máy sục khí Tiến hành lây 02 mẫu nước thải đầu ra của Trạm xử lý kiểm tra thì lượng COD là 194 mg/1 va 88,1 mg/I [7]

- Tháng 03 năm 2015 BQL tiến hành sửa chữa, thay thê toàn bộ ông Inox của dàn sục khí băng ông nhựa và bố sung các đĩa phân phôi khí Vào tháng 04 năm 2015 lây mẫu

tại đầu ra của Trạm, kết qua COD la 302 mg/l

Từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2015 , BOL đã lay 08 mau nước thải đầu ra của Trạm

xử lý nước thải đưa đi kiểm nghiệm chỉ tiêu COD để theo dõi hiệu quả hoạt động

nhưng kết quả là trạm xử lý vẫn hoạt động không ốn định, chỉ có 01 lần COD đạt dưới chuẩn vào tháng 07/2015 là 70.6 mgiI

Trong năm 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường đã 02 lần lẫy mẫu nước thải đầu ra của TXLNT Chợ đâu mối thủy sản Thọ Quang, kết quả như sau:

- Lân 1 (05/05/2015): nước thải có thông số ô nhiễm COD vượt 20 lan, BOD; vuot 48 lân, TN vượt 7,7 lần, NH¿Ÿ vượt 26,3 lân

Thời điểm này các Doanh nghiệp chế biến thủy sản mua nguyên liệu từ các khu vực khác về nhiều, các xe đông lạnh chở hàng cho các Doanh nghiệp vào trong Cảng đậu đồ, xả thải không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường

- Lần 2 (06/08/2015): nước thải có thông sô ô nhiễm COD vượt 0,93 lần, BODs vượt 0,54 lan, TN vuot 2,37 lan, NH,* vuot 3,55 lân, TP vượt 1,09 lân

Như vậy có thể kết luận TXLNT Cho dau mỗi thủy sản hoạt động không 6n định va

không hiệu quả Hơn nữa, công tại khu vực lại là công hở, nắp cống là các song thép bồ trí dọc theo mặt băng của chợ nên càng gây mùi hôi [8]

C Nước thải từ các hoạt động tại cảng ca

Trang 20

Nước thải từ tàu cá gồm: nước đá ướp cá, nước la canh sẽ được bơm lên câu cảng cùng với nước dội rửa câu cảng sẽ theo các đường rãnh hai bên cầu cảng thu gom vào hệ thông của BQL hạ tầng ưu tiên dẫn về hệ thông xử lý nước thải tập trung của quận Son Trà trước khi xả vào Âu thuyền Tuy nhiên hiện nay, hệ thống thu gom của Dự án cơ sở hạ tâng ưu tiên chưa đưa vào hoạt đông nên BQL chưa thể tổ chức thu gom nước từ tàu cá Đối với các phương tiện xả nước thải không đúng nơi quy định, đơn vị đã phối hợp với lực lượng Biên phòng lập biên bản xử phạt theo quy định [S]

d Hệ thông công thoát nước mưa

Hệ thống công thoát nước mưa gồm: nước mưa xung quanh Chợ đâu mối, đường nội bộ, bãi xe ô tô được thu gom vào hệ thống công của BQL hạ tâng ưu tiên nhưng hệ

thống này vẫn chưa đưa vào hoạt động nên toàn bộ nước mưa đều chảy vào Au thuyén Thực tế hiện nay, nước mưa tại các khu vực trên đều có nhiễm lẫn nước đá ướp hải sản của xe Ô tô lạnh bị rò rỉ trong quá trình vận chuyển và đậu đồ tại bãi xe,

đậu đỗ bán cá tại Chợ đâu mỗi đã chảy vào đường công thoát nước mưa và chảy trực tiếp vào Âu thuyén

Năm 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường đã 2 lần lẫy mẫu tại công thoát nước mưa này và có kêt quả như sau:

- Lần 1 (05/05/2015): thông số ô nhiễm COD vượt 21,1 lan; BOD; vuot 53,4 lan; TN

vượt 14,1 lần; NH¿' vượt 45,9 lần; Coliforms vượt 91 lân

- Lần 2 (06/08/2015): thông số ô nhiễm COD vượt 8,34 lan; BOD; vuot 1,63 lan; TN

vượt 3,16 lần; NH¿' vượt 6,83 lần; Coliforms vượt 61 lân

Đề khắc phục tình trạng nêu trên, tạm thời BỌL đã cho ngăn dòng nước thải của các

khu vực trên, chuyển hướng chảy vào hệ thống của TXLNT Chợ đầu mỗi Sau khi

hoàn chỉnh việc đấu nối hệ thống nước thải qua TXLNT tại KCN DVTS Thọ Quang,

đơn vị sẽ giải quyết căn cơ việc xử lý toàn bộ nước thải của xe ô tô chở hải sản trong

khu vực [Š]

Trang 21

e Nước thải từ các doanh nghiệp đóng, sửa chữa tau thuyén

Hoạt động đóng mới, sửa chữa tàu thuyên có phát sinh lượng nước thải nhưng không đáng kế Hiện vẫn chưa có thông tin về việc XLNT từ nguồn này

# Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khi tại khu vực Âu thuyên

Một trong những vẫn đề nổi cộm về môi trường tại Âu thuyền Thọ Quang đó là mùi Thông thường mùi hình thành chủ yếu là sự phân hủy các thành phân trong chất thải răn phát sinh từ quá trình lưu trữ, rơi vãi và xử lý, trong đó đặc trưng nhất là thành

phân H;S và NH: Nông độ H›S có thể đạt đến nông do 0,2 - 0,4 mg/m Thém vao đó

là mùi hôi từ khí thải tại Ống khói của các nhà máy nam trong KCN DVTS Tho Quang gây hôi thối cho môi trường xung quanh Chỉ có 2/5 doanh nghiệp có hệ thống xử lý

khí thải chuẩn, 2/5 doanh nghiệp có hệ thống xử lý khí nhưng trang thiết bị không

đông bộ và vận hành còn chưa đảm bảo và 1/5 doanh nghiệp chưa có hệ thông xử lý khí Do toàn bộ doanh nghiệp tại đây sử dụng nhiên liệu đốt từ nguôn có nguy cơ phát thải lớn nếu không có hệ thông đốt và xử lý khí thải phù hợp sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường không khí xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân Người dân sống xung quanh khu vực KCN tại phường Mân Thái và phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà đã nhiêu lần khiếu nại đến cơ quan chức năng, mong muốn thành phô sớm có giải pháp căn cơ xử lý mùi hôi thôi, giúp người dân 6n định cuộc song [8]

Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám déc Trung tam Y té du phong thanh phố, nếu người dân sống trong môi trường bị ô nhiễm do mùi hôi thôi gây ra, thì sẽ bị ảnh hưởng và gây nên các triệu chứng nhức đâu, mất ngủ, kéo theo đó là dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp Trong đó, trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc các triệu chứng bệnh này nhiêu hơn, bởi cơ địa các em yêu hơn so với người lớn Ngoài ra, môi trường ô nhiễm do nước thải thủy hải sản gây ra sẽ sinh ruôi muỗi, dẫn đến nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao

Trang 22

1.1.3 Chất lượng nước và bùn đáy của Âu thuyên Thọ Quang

Tháng 4/2015, tác giả cùng nhóm nghiên cứu đã tiên hành lây mẫu nhăm đánh giá hiện trạng môi trường nên của Âu thuyên Thọ Quang, Đà Nẵng Kết quả quan trắc thu

được:

Bảng 1.3 Vi tri các địa điểm lẫy mẫu tại Âu thuyền Thọ Quang

Mẫu nước và trầm tích Mẫu không khí

N2 Bên trong Au thuyén

N4 Bên trong Au thuyén

Trang 23

1.1.3.1 Chat luong nuoc mat

60.00

40.00 50.00 - 20.00

~ —#—QCVN 08:

'E250000 ¬

=) === Coliform _—

(2o

Hình 1.9 Một số thông số về chất lượng nước tại Âu thuyền Thọ Quang

Trang 24

Kết quả đo một số chỉ tiêu trong nước Âu thuyên được thể hiện ở Hình 1.9

+ Đôi với chỉ tiêu COD, BOD: Tai cac vi tri ctra xa, ham lượng chât hữu cơ đa sô đêu

vượt giới hạn cho phép, trừ cửa xả sô 08 - điểm N13 Điểm N7 có hàm lượng chất hữu cơ cao nhất, tiếp đến là điểm N9 Đây là hai cửa xả nước thải từ các trạm XLNT: trạm

XLNT Chợ đâu mối (N?) và trạm XLNT KCN DVTS (N9)

+ Đôi với chỉ tiêu NO;, NH¿”: đa số đêu vượt quy chuẩn cho phép, giá trị NOz' vượt

từ 2 — 87 lân, giá trị NH¿ vượt từ 3 - 49 lân

+ Mật độ Coliform: nông độ Coliform đa số vượt mức cho phép của QCVN

08:2008/BTNMT, dao dong tir 1,4 — 25 lân, trong đó cao nhất tại vi tri N10

1.1.3.2 Chat luong tram tich

Bang 1.4 Kết quả phân tích chất lượng trầm tích Âu thuyền

protein kitin bot cellulose

1 NI 17.710 | 840 | 270 | 2,00x10° | 2,30x10* | 1,10x10* | 2,10x10* | 1,70x10° 2 N2 15.230 | 2.340 | 710 | 3,60x10° | 2,50x10* | 7,20x10* | 1,70x10* | 7,10x10° 3 N3 13.920 | 2.350 | 880 | 4,30x10° | 1,90x10* | 7,20x10* | 2,30x10* | 8,90x10° 4 N4 10.960 | 1.910 | 730 | 2,70x10° | 8,00x10° | 3,10x10* | 9,10x10° | 9,10x10° 5 N5 6.510 | 1.460 | 570 | 2,50x10° | 7,80x10° | 1,90x10* | 8,10x10° | 4,50 107 6 N6 14.390 | 980 | 230 | 7,00x10° | 1.90x10* | 3,90x10* | 7,90x10* | 3,90x10° 7 N7 10.810 | 530 | 490 | 2,00x10° | 3,10x10* | 1,90x10* | 2,90x10* | 9.10x10° 8 N8 12.190 | 980 | 525 | 1,50x10° | 4,20x10* | 8,20x10° | 3,30x10* | 7,20x10° 9 N9 18.380 | 17.920 | 8.520 | 3,10x10° | 1,40x10* | 2,10x10° | 4,10x10* | 1,90x10° 10 N10 | 14.490 | 1.050 | 400 | 1,40x10° | 3,20x10° | 3,20x10* | 1,80x10* | 8,10x107 11 N11 | 13.370 | 1.070 | 280 | 1,20x10° | 7,10x10° | 2,80x10* | 2,30x10* | 3,20x10° 12 N12 | 12.970 | 2.620 | 630 | 2,00x10° | 2,80x10* | 2,40x10* | 2,90x10* | 2,50 10° 13 N13 | 14.030} 910 | 370 | 1,80x10° | 1,90x10* | 1,30x10* | 1,50x10° | 1,90«10°

Trang 25

nuôi sông cơ thê và sinh sản, đông thời các chât ô nhiêm sẽ được giảm bớt đáng kê

nông độ, từ đó vừa cải thiện vừa thân thiện với môi trường

Bang 1.5 Kết quả phân tích chất lượng không khí Âu thuyền

Ghi chú: “): QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh ''): QCVN 06:2009/BTNMT — Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

5o sánh với QCVN 05:2013/BTNMT va QCVN 06:2009/BTNMT cho thay môi

trường không khí tại khu vực Âu thuyền có một số các thông số vượt Quy chuẩn, cụ

thé: H.S tai vi tri K3 dat dén 0,126 mg/m”, vuot 3,0 lần; K2 vượt 1,5 lần, K4 vượt 1,9

lan, K5 vuot 1,8 lan va K6 co vuot nhe.; CO tai vi tri K1 dat 47,55 mg/m , vuot 1,6

lan; SO, tai vi tri K2 dat 0,57 mg/m” vuot 1,6 lan

Bên cạnh đó, nông độ của một số khí có mùi như CH:SH, NH:, CH¿ mặc dù năm trong

giới hạn cho phép nhưng cũng cân phải kiểm soát, nêu không môi trường tai Au thuyên sẽ bị ô nhiêm về mùi hôi ngày càng trâm trọng hơn

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Âu thuyên có mùi hôi thối là do ở đây, đã và đang có rất nhiều nguồn phat sinh chat thải: từ KCN DVTS Thọ Quang, nước thải từ TXLNT, từ Chợ đâu môi thủy sản, từ hoạt động của tàu thuyên, từ Cảng cá đa phan các nguôn thải này rất giàu chất hữu cơ Trên bê mặt nước Âu thuyên có vô số rác thải nổi lênh bênh, nước do quá trình vận chuyên, bôc dỡ cá chảy trực tiép xudng Au thuyén;

Trang 26

tôm, cá được” vứt bừa bãi trên đường đi , do các VSV ki khi phat triển mạnh đã

phân hủy bùn đáy thành các khí như H;S, NH:, CH¡

1.1.3.3 Quản lý chất thải rắn tại khu vực Âu thuyên Thọ Quang

Hiện nay, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, sản xuất và chất thải nguy hại tại hầu hết các

doanh nghiệp trong KCN DVTS đều được thực hiện thu gom và xử lý thông qua Công

ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng

Hau hết các Doanh nghiệp đóng, sửa chữa tàu thuyên trong quá trình sửa chữa, vệ sinh tau déu xa rác xuống khu vực Âu thuyền Mặc dù có thu gom, tuy nhiên khối lượng thu gom không đáng kẻ

Lượng chất thải răn phát sinh từ các hoạt động mua bán, trao đổi tại chợ là khoảng

3m /ngày.đêm BQL chợ đã có các biện pháp nhằm hạn chế tối đa những tác động từ rác thải đên môi trường xung quanh

Mặc dù BQL đã đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức của ngư dân băng phương pháp truyền thông qua loa lắp đặt ngay tại câu cảng nhưng tình trạng ngư dân vứt rác bừa bãi vẫn diễn ra khá phố biên Nguyên nhân chính là vì nhiều tàu thuyền neo đậu tại

khu vực từ nơi khác đền

Qua các phân tích cụ thể về các mẫu nước, trầm tích, không khí tại khu vực Âu thuyền Thọ Quang có thể khăng định răng môi trường ở đây đang bị ô nhiễm nghiêm trọng - Môi trường nước đang bị ô nhiễm chât hữu cơ, chất dinh dưỡng, mật độ vi sinh khá

đặc biệt ở các vị trí cửa xả thải từ các TXLNT khiến cho chất lượng nước, bùn đáy bị

suy giam

- Chất thải rắn mặc dù đã có các biện pháp từ BQL Au thuyền Thọ Quang tuy nhiên vẫn còn tôn tại hiện tượng vất rác bê bãi trên mặt Âu thuyền cũng như mặt nước, gây

khó khăn trong việc kiểm soát cũng như dọn dẹp làm sạch Mặt khác, việc các chat

thải răn có chứa các chất hữu cơ ném xuống Âu thuyền sé làm tăng lượng chất ô

nhiễm BOD, COD, các chất dinh dưỡng có chứa N, P làm cho chất lượng nước, bùn

đáy suy giảm

Trang 27

- Không khí đang bi ô nhiễm mùi héi nang né, viéc lay mau quan trac chi mang tinh

chất kiểm chứng lại vì thực tế mọi thời điểm khi đến gần phạm vi Au thuyền thì cảm

thây rất khó chịu vì mùi vô cùng nông nặc, chủ yếu là mùi từ thủy hải sản

1.2 Tình hình nghiên cứu xử lý thủy vực trên thế giới và trong nước 1.2.1 Nghiên cứu trên thể giới

Hiện nay, trên thé giới việc nghiên cứu kiểm soát ô nhiễm tại các thủy vực ở một số

nước ngày càng được đề cập nhiêu hơn đặc biệt đôi với các nước đang phát triển, còn với các nước phát triển thì các nghiên cứu xử lý thủy vực hâu như không được để cập nhiêu Bởi các nguôn nước thải ở các nước phát triển gần như đã được xử lý tại nguôn trước khi đưa và thủy vực, còn ô nhiễm do nước mưa chảy tràn là không dang ké va

thủy vực có thể tự làm sạch được Ở các nước đang phát triển việc kiểm soát xử lý

nước thải tại nguôn chưa chặt chẽ hoặc chưa có, cũng như các doanh nghiệp đôi lúc tìm các xả trôm nước thải chưa xử lý vào thủy vực Chính vì vậy ô nhiễm thủy vực ở các nước đang phát triển đã trở thành van đề bức xúc Sau đây là một số phương pháp

điển hình xử lý ô nhiễm thủy vực trên thế giới:

Dự án cộng đồng cùng bảo vệ Hồ Macquarie, thuộc tiểu bang New South Wales, là hỗ nước mặn ven biến lớn nhất Australia đồng thời là hô nước mặn lớn nhất Nam bán

câu, bao phủ một diện tích hơn T10 km’) Dé nang cao chat lượng nước, cộng đồng đã

trồng các loài thực vật bản địa xung quanh mép nước, việc làm này đông thời cũng øiúp làm đẹp cảnh quan khu vực Kết hợp với trông cây, dự án còn xây dựng các công

trình để tạo ra một hệ thống lọc hiệu quả nhăm cải thiện chat lượng nước trước khi

chảy vào hé Macquarie Hé thông này sẽ xử lý nước mưa chảy vào hô băng cách tạo ra

một loạt các ao nông có thảm thực vật và đồng thời ngăn chặn xói mòn băng sử dụng công nghệ cây tâm Atlantis bên cạnh việc trong thảm thực vat dat ngập nước, sử dụng

đá và xây dựng các ao nông để lưu giữ trầm tích, các chât dinh dưỡng Kỹ thuật mới này tập trung vào việc mô phỏng hệ thông tự nhiên giúp bảo vệ hé Macquarie không bị dư thừa trầm tích và chất dinh dưỡng từ nước mưa chảy vào hồ [13]

Một nghiên cứu của Ying Zhao và cộng sự (2012) xử lý phú dưỡng của hồ Baiyangdian, hồ cạn lớn nhất ở Bắc Trung Quốc, băng australis sdy (cay say) két hop

Trang 28

tác động loại bỏ chất dinh dưỡng và quá trình bốc hơi nước Kết quả nghiên cứu cho thay hiệu quả xử lý TP (tổng photpho) và TN (tổng Ni(o) tăng theo độ tuổi của cây sậy Hiệu quả loại bỏ TN băng sậy hấp thụ trên mặt đất và khử nitơ vùng rễ là 11,2%, 13,8%, 22,6%, 28,4% và 29,6% tương ứng với độ tuôi 20%, 40%, 60%, 80% và

100%, theo thứ tự Tương tự, hiệu quả loại bỏ TP băng sậy trên mặt đất là 1,4%, 2,5%, 4.4%, 7,4% và 7.9% Tuy nhiên, chất lượng nước đạt hiệu quả xử lý tốt nhất khi cây sậy ở độ tuổi 60% (72 cây/m^) Nghiên cứu cho thấy sậy là loài thực hiệu quả đề xử lý

hiện tượng phú dưỡng ở hô nông [14]

Nhà nghiên cứu J]ing Chen cùng các cộng sự, (2015), đã đưa ra giải pháp xử lý ô nhiễm Asen trong hồ Yangzonghai ở Trung Quốc Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã chỉ ra răng phun và phun sương sắt 3 clorua trực tiếp làm giảm nông độ asen và sự ô nhiễm trong hô Yangzonghai, Trung Quốc Mười tàu đã được sử dụng để phun FeCl; trong hỗ mỗi ngày kể từ tháng Mười năm 2009 Sau khi phun, nồng độ trung bình của asen trong hồ Yangzonghai (có diện tích 31 km ˆ độ sâu trung bình 20 m, và khả năng giữ nước của 604 triệu m ”) bắt đầu giảm từ 0,117 mg/I.: Vào ngày 20 tháng 9 năm 2010, mức thấp nhất của asen 0,021 mg L Ì đã đạt được, với tốc độ loại bỏ asen là 82,0% Trong 2 năm xử lý băng FeCla, chất lượng nước không những được cải thiện từ mức V lên mức II-III theo tiêu chuẩn Trung Quốc, mà còn duy trì trong 12

tháng [15]

1.2.2 Nghién cwru frOHĐ Hước

Tại Việt Nam, nghiên cứu về các thủy vực cũng đã được đề cập trong thời gian gần

đây, tuy nhiên các công trình mới chỉ tập trung phân lớn vào các ao hồ tại các đô thị

lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác như Da Nang, Da

Lạt, Hà Nam, Thái Nguyên Các kết quả nghiên cứu từ nhiêu để tài đều có nhận định nguyên nhân chính gây ô nhiễm các thủy vực là do nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, nước thải công nghiệp xử lý chưa triệt để đã thải ra ngoài môi trường và một phân nước thải từ làng nghê, các hộ sản xuất nhỏ tùy tiện thải xuống thủy vực tiếp nhận, nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp Các nguôn ô nhiễm này thường làm tăng nông độ các thành phần hữu cơ, dinh dưỡng và các kim loại nặng Các chất này thường vượt quá ngưỡng cho phép làm cho thủy vực không còn khả năng tự làm

Trang 29

sạch dẫn đên suy thoái chat lượng nước, thiêu hụt oxy tăng lượng trâm tích Đó là

nguyên nhân khiên cho môi trường nước của nhiêu ao hô dục bân, biên thành màu đen,

hệ thống sinh thái bị đe dọa và rối loạn nghiêm trọng [16]

Năm 2006, trước tình hình nước bị ô nhiễm nặng của sông Tô Lịch ảnh hưởng tới sinh hoạt và môi trường sông của người dân, và nước sông là một trong những nguyên nhân làm vùng rau Thanh Trì bị nhiễm độc Trước sự bức súc về môi trường và gây độc rau Viện di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu ra hoạt chất C1, C2 với xúc tác

Fenton dé làm sạch và khử mùi hôi của nước C1 là loại bột khi hòa lẫn trong nước sẽ tạo nên sự tăng đột ngột độ pH và tất cả các kim loại nặng đang hòa tan sẽ chuyển

sang kết tủa C2 giúp lăng nhanh các chất kết tủa đang lơ lửng, xúc tác Fenton là chât oxy hóa nhanh làm nước sạch thêm và mất mùi, cho nước đảm bảo tưới tiêu và sinh

hoạt [16T]

Nam 2008, GS Dang Dinh Kim cùng các cộng sự của Viện Công nghệ Môi trướng đã triển khai thực hiện đê tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hút bùn của CHLB Đức

để ôn định và phục hồi môi trường một số hô Hà Nội (Nghị định thư Đức - Việt)? Đề

tài đã đã phôi hợp với trường Đại học Công Nghệ Dresden, Đức ứng dụng công nghệ hút bùn ngầm Sedi-turtle sử dụng một máy hút bùn đặt dưới lòng hồ Hỗn hợp bùn sau khi hút lên sẽ được tách nước và ép thành bánh, nước tách ra sẽ được xử lý trước khi trở lại hồ Việc nạo vét băng công nghệ này đã được thử nghiệm thành công tại ao cá Bác Hô Sau khi xử lý bùn, hệ sinh vật trong hô không có sự thay đổi lớn, trong khi mật độ vi sinh vật gây bệnh (# col) giảm xuống rõ rệt Việc hút bùn, ép tách nước định kỳ tại hỗ sẽ làm giảm thiểu các dinh dưỡng từ bùn thải ra môi trường nước, ngăn

chặn được hiện tượng tảo nở hoa [3]

Sở TN&MT Hà Nội đã chỉ đạo cải tạo, nạo vét kè bờ các hỗ trong khu vực nội thành

(16 hồ) đồng thời tách công dẫn nước thải không đồ trực tiếp vào hồ để đưa về các

trạm xử lý tập trung Đã đưa vào vận hành trạm xử lý Kim Liên — 2.500m° /ngay dém,

Trúc Bạch — 3.500m°/ngay dém, tram Dong Anh 35.000m°/ngay dém, tram Yén So 200.000m/ngày đêm, trạm công viên Thống Nhất 14.000m /ngày đêm, trạm Hồ Tây 14.000m /ngày đêm Sẽ khởi công xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công

Trang 30

sudt 270.000 m°/ngay đêm (băng nguồn vốn ODA); Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô

công suất 84.000 m /ngày đêm (dự 4n BOT) [17]

Năm 2010, TS Trần Văn Tựa cùng các cộng sự tại Viện Công nghệ môi trường đã triển khai thực hiện nghiên cứu trên nước hô bị phú dưỡng thuộc khu thực nghiệm Cô Nhuẻ, Hà Nội Thực vật thủy sinh dưa vào hệ thống xử lý bao gom những cây non,

khỏe nhu: Béo tay (Eichhornia crassipes)-BT, Ng6 trâu (Enydra fluctuans)-NT, Rau mudéng (Ipomoea aquatica)-RM va Cai soong (Rorippa nasturtium aquaticum)-CS Hé thống xử lý pilot xây dựng gồm 4 mương song song có kích thước dài, rộng, sâu tương

ứng là 4.6m, 0,8m, 0,2m Mỗi mương trồng một loài cây nêu trên và mực nước trong

các mương bình quân là 10cm Nước phú dưỡng từ hồ được bơm lên bể chứa, phân phôi đêu qua các mương Kết quả nghiên cứu cho thây, công nghệ sinh thái sử dụng hệ thống thực vật thủy sinh như NT, BT, CS và RM không chỉ loại bỏ các yêu tố phú

dưỡng môi trường nudc nhu TN, TP, TSS, COD ma con ca vi tao va vi khuẩn lam độc

Về giá trị sử dụng các cây này có thể dùng làm thức ăn cho chăn nuôi như BT và rau xanh trong trường hợp của NT, RM và CS Công nghệ sinh thái sử dụng thực vật thủy

sinh của các nhà khoa học Viện Công nghệ môi trường có nhiêu ưu điểm, không chỉ

thân thiện với môi trường mà còn 6n định, chi phí thấp, mang lại hiệu suất cao Kết quả khả quan thu được ở qui mô pilot là cơ sở để ứng dụng công nghệ này trong xử lý nước phú dưỡng trên diện rộng như: Ứng dụng xử lý nước thải của các trang trại chăn

nuôi lợn đề tài KC 08/11-15, nước thải sau khi qua hệ thông xử lý ky khí, hiểu khí

được đưa qua ao sinh thái chứa thực vật thủy sinh dé một lân nữa loại bỏ đỡ BOD, TN,

TP và một số chất khác trước khi thải vào thủy vực Bên cạnh các đó xử lý thủy sinh cũng được áp dụng ở nhiều hỗ băng cách xây các bè thủy sinh để loại bỏ đỡ một số

chất ô nhiễm trong hô [2]

Cùng với các biện pháp xử lý nước thủy vực Hà Nội đã có các chính sách khuyến

khích cộng đồng tham gia bảo vệ hô như là: xây dựng các mô hình tập thể dục kết hợp với lọc nước hỗ Các mô hình này đã được xây dựng tại hô Ngọc Khánh, hô Thanh Nhàn hô Xã Đàn Các thiết bị tập thể dục lọc nước câu tạo gom 2 phan (may tap thé duc va bé loc nước) Dưới tác động của người tập thể dục nước hô sẽ được hút lên đỗ

vào bề lọc có trồng cây thủy sinh (thủy trúc), đáy bể lọc có dải một lớp cát để giữ lại

Trang 31

các chất ô nhiễm trong nước Sau khi nước chảy qua bể lọc và được lang cặn sẽ theo đường ông chảy lại hô Với sự kết hợp đơn giản như vậy, hàng ngày với hàng nghìn người đi tập thể dục môi trường nước hô cũng dân được cải thiện Mô hình này được

người dân rât ung ho [18]

1.3 Cong nghé vi sinh trong xw ly bin day

1.3.1 Một số công nghệ điển hình

Dé 6n định môi trường thủy vực và giữ gìn mỗi cân băng đó, vai trò của hệ các vi sinh vật phân hủy nên đáy là hết sức to lớn Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra

vai trò của vi sinh vật trong thủy vực và đặc biệt nên đáy là rât quan trọng Sự có mặt

của các nhóm vi sinh vat trong moi trường không những làm chức năng chỉ thị sinh học để đánh giá hiện trạng môi trường mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc

duy trì sự cân băng của tự nhiên Ví dụ như trong nghiên cứu của Atreyee, 2013 [19] và Huiluo Cao 2011 [20] được thực hiện tại Vịnh Jiaozhou phía Bắc Trung Quốc, khu

bảo tôn thiên nhiên Po Mai ven biển của Hông Kông đã cho thấy cấu trúc quân xã của tác nhân oxy hóa amoniac hiểu khí gồm amoniac-oxy hóa Betaproteobacteria (Beta- AOB) và vi khuẩn cỗ oxy hóa amoniac (AOA) và gân đây hơn, tác nhân kị khí oxy hóa amoni (anammox) bởi vi khuẩn có thể thích ứng ở điều kiện môi trường bao gồm

độ mặn, pH, các I1on kim loại, nông độ mitơ vô cơ, TP, ty lệ carbon hữu cơ-nItơ và các

yếu tô trầm tích như kích thước hạt trung bình Những nghiên cứu này đêu chỉ ra những mỗi quan hệ giữa nông độ các chất ô nhiễm và mắt xích vi sinh vật trong vai trò

chuyển hóa chúng trong tự nhiên, tốc độ chuyển hóa các chất ô nhiễm đều phụ thuộc vào nông độ và các yếu tô tác động bên ngoài môi trường và mật độ vi sinh vật có mặt

trong môi trường

Rất nhiều các công trình đã được tổng hợp lại trong các nghiên cứu của các tác giả

nhu: Galloway va cac cong su 2004 [21], Howarth va Marino, 2006 [22] va Seitzinger va cac cong su, 2006 [23] cho biết khử nitơ là con đường chính để loại bỏ nitơ từ các

thủy vực như hô, sông và cửa sông liên quan đến khu hệ vi sinh vật bên trong thủy

vực Việc biên đối địa hóa sinh của nitơ vô co hòa tan thành khí N2 đóng một vai tro

quan trọng trong việc tăng tải lượng xử lý chất dinh dưỡng của thủy vực tiếp nhận và

Trang 32

thông qua các quá trình vật lý và sinh học diễn ra trong các thủy vực cũng giúp con

nguoi tiết kiệm được nhiêu chỉ phí về kinh tế và công nghệ rât nhiều đã được đặt ra trong nghiên cứu của Jordan va cac cong su, 2007 [24], Boynton va cac cong su, 2008 [25] va Kaushal va cac cong su, 2008 [26]

Ngay tại trong khu vực ven biến của Louisiana, Hoa Kỳ, khu vực này có các hệ thông châu thổ lớn nhất tại cửa sông Mississippi, ở Vịnh Mexico, các nhà khoa học cũng đề cập đến vai trò của các vi sinh vật nền đáy trong nghiên cứu giảm thiểu nông độ các chất ô nhiễm đưa xuống khu vực này [27-30] Tác giả Hugo Ribeiro và các cộng sự 2012 [31] đã đề cập đến ảnh hưởng của lớp trầm tích đến khả năng phân hủy sinh học của nhóm vi sinh vật bầu ré Juncus maritimus Nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan

giữa chat 6 nhiễm với mật độ vi sinh vật tự nhiên trong thủy vực, nêu một trong hai

đâu của môi liên kết này bị phá vỡ thì đều dẫn đến ảnh hưởng lâu dài cho hệ sinh thái

Tai Tay Ban Nha, Andrate va cac cong su [32] va Boorman [33] da cho thay chế độ

thủy triều cũng là một trong những yếu tô có ảnh hưởng lớn đến chức năng của hệ sinh thái nước nhiễm mặn và điều này có thể chứng minh nếu môi trường của các nguôn nước đưa vào thủy vực được kiểm soát tốt thì thủy triều rất ít có ảnh hưởng, còn nếu không được kiểm soát thì ngược lại, khi thủy triều rút nông độ chất ô nhiễm từ các nguồn đưa xuống thủy vực tiếp nhận càng tăng lên, gây lắng đọng xuống đáy va phá vỡ khả năng tự xử lý của hệ sinh thai

Tại Việt Nam, trong chương trình chuẩn bị kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội,

chính quyên thành phô đã xử lý làm sạch các hồ trên địa bàn Theo đó, Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội sẽ có đánh giá tổng thể về chất lượng nước của các hô trên địa bàn Thủ đô Công ty đã thực hiện các giải pháp cải tạo môi trường cho các

hô như trục vớt rác, hút bùn và sử dụng chế phẩm vi sinh vat dé lam sạch một sô hô

Nhưng theo đánh giá của Viện Công nghệ môi trường, hô Thiền Quang, hô Thành Công và hô Giảng Võ, sau khi được cải tạo và làm đây băng nước mưa cùng nước thải pha loãng đều tái ô nhiễm, mặt nước đây váng xanh, cá chết Theo trình tự thời gian, ô nhiễm sông hỗ tại Hà Nội vẫn là vẫn đề làm dau dau các nhà quản lý Năm 2004, một dự án mang tên "Nâng cao chất lượng Hồ Tây băng cây thuỷ sinh" đã được Công ty đâu tư khai thác Hồ Tây “trình làng” Cùng với nó là xử lý nước hồ băng vi sinh vat

Trang 33

Dưới tác động của vi sinh, mùi hôi thôi sẽ được giảm đáng kế ma không phải nạo vét

hoặc thay nước hô như dự án tốn hàng chục triệu USD gây bức xúc dư luận trước đó

Một năm sau, nhà nghiên cứu Nguyễn Lân Dũng cũng đưa ra giải pháp cải tạo hô với nhiều công nghệ đã được áp dụng thành công tại Vũ Hán (Trung Quốc) Rôi đến việc

xử lý nước sông Tô Lịch cũng có nhiêu dự án sẵn sàng thực hiện, trong đó có cả dự án của Nhật Bản [heo ý kiến một số nhà khoa học, nguyên nhân các hô vẫn ô nhiễm là

do chúng ta chưa có giải pháp tổng thể cho việc cải tạo hồ Phân lớn những công nghệ đưa ra giới thiệu từ trước đến nay vẫn là giải quyết lẻ tẻ một phần nao đó trong van dé ô nhiễm [17]

Mô hình sử dụng chê phẩm vi sinh vật và hoá chất thân thiện với môi trường kết hợp

với sử dụng thực vật thuỷ sinh để xử lý và làm sạch ao hô cho kết quả tốt lần đầu tiên

được áp dụng tại hỗ Văn được thực hiện vào thág 5/2008 do Công ty cô phan Xanh và Viện Công nghệ môi trường thực hiện Trong mô hình này đã sử dụng chế phẩm LTH100 (chât ôxy hóa khử - hydro peroxit và axit xitric) để xử lý làm giảm mức độ ô nhiễm trong hô, sau đó bỗ sung chế phẩm vi sinh BIOMIX2 (Sagi BIO 2) (Viện Công nghệ môi trường) để tăng cường hiệu quả phân huỷ các chất hữu cơ ô nhiễm còn lại trong nước và bùn đáy Sau đó sử dụng thực vật thuỷ sinh để hấp thu các chất dinh dưỡng (nitơ, photpho .) do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tạo ra nhăm tránh tái ô nhiễm lại môi trường nước Vào năm 2013, mô hình này cũng được áp dụng để xử lý

ao hỗ ô nhiễm tại Hà Nam do Viện Công nghệ Môi trường - Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án: “Xây dựng mô hình xử lý ao hô bị ô nhiễm do

nước thải sinh hoạt và chăn nuôi ở vùng nông thôn băng chế phẩm vi sinh (Biomix 2), hóa chất thân thiện môi trường và thủy sinh tại Hà Nam” Dự án đã được triển khai, áp

dụng thí điểm tại 5 huyện của tỉnh Hà Nam (Bình Lục, Thanh Liêm, Duy Tiên, Kim

Bảng, Lý Nhân), bước đầu đã cải thiện ô nhiễm môi trường nước mặt vùng nông thôn [1]

Năm 2009, Hà Nội cũng đã cho triển khai xử lý thí điểm một số hồ ô nhiễm bằng một

số công nghệ khác của các Viện nghiên cứu và công ty để lựa chọn được công nghệ

thích hợp phục vụ cho xử lý và làm sạch các ao hô của Hà Nội phuc vu cho dip ky

Trang 34

cao được lựa chọn để xử lý các hô của Hà Nội là công nghệ sử dụng kết hợp hóa chât thân thiện môi trường cùng với chế phẩm vi sinh vật và thực thủy sinh Cụ thể là, Sở TN&MT Hà Nội đã trình UBND thành phô lựa chọn 4 đơn vị tham gia thử nghiệm,

với các công nghệ gôm: “Xử lý giảm thiểu ô nhiễm nước mặt băng công nghệ quản lý tông hợp các thủy vực” của Công ty Cô phần Xanh; “Phục hồi cảnh quan hô băng giải pháp tô hợp sinh học kết hợp phương pháp kết tủa" của Viện Hóa học; “Dùng tổ hợp giải pháp cơ - sinh - hóa học” của Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ môi trường và phát triển bên vững (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên); "Vi sinh IDRABEL -

Vương quốc Bi" của Viện Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Mỹ La tỉnh phối hợp với

Trung tam Tu van và công nghệ môi trường (Tổng cục Môi trường) áp dụng cho những hồ có trầm tích và bùn đáy nhiều, lượng nước thải bố cập ít Trong 2 năm 2009 - 2010, áp dụng các công nghệ sinh học này, việc xử lý ô nhiễm nước đã được 4 đơn vị

thực hiện tại 7 hô sôm: hô Quỳnh, Ngọc Khánh, Xã Đàn, Hai Bà Trưng, Ngọc Hà, hô Dài, Kim Liên và trong năm 2010 - 2012, tiếp tục được triển khai nhân rộng tại 5 hô: Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2B, Đền Lừ, Văn Quán, hồ Võ Kết quả của quá trình xử

lý ô nhiễm nước băng CNSH cho thấy, chất lượng nước tại các hô được cải thiện đáng

kể, hầu hết các chỉ tiêu đã đạt QCVN 08:2008 cột B2 Về cảm quan, nước hô trong, không còn mùi hôi, cảnh quan môi trường các hô sạch - đẹp Hiện tại, Sở TN&MT đã

bàn giao 10/10 hô đã thử nghiệm xử lý ô nhiễm thành công cho các đơn vị đang quản lý để tiếp tục duy trì chất lượng nước [34]

Năm 2010, Sở TN&MT Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền và sử dụng thí điểm chế phẩm sinh học Bio - Catalys để làm sạch nước thải cho hơn 10.000 hộ gia đình tại 4 phường đâu nguôn sông Tô Lịch: Nghĩa Đô, Quan Hoa, Vĩnh Phúc, Công Vi Sau khi sử dụng chế phẩm để xử lý tại nguồn, chất lượng nước sông đã được cải thiện đáng kê Tiếp nối thành công đó, năm 2014, Sở đã phối hợp với đơn vị cung cấp chế phẩm sinh học Bio - Catalys, UBND các quận, phường, các tổ dân phố trên lưu vực sông Tô Lich dé thực hiện tuyên truyền sử dụng chế phẩm làm sạch nước tại hơn 8.000 hộ gia đình trên

lưu vực sông Tô Lịch tại 4 phường: Quan Hoa, Công Vi, Lang Thuong, Kim Giang

Đồng thời, Sở phối hợp với Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội triển khai thả 88

bè thủy sinh trên sông Tô Lịch, nhăm tạo cảnh quan và góp phân cải thiện chất lượng

nước song [35]

Trang 35

Năm 2010, Nguyễn Phú Tuân cùng cộng sự thực hiện Công trình xử lý ô nhiễm nước hô Trúc Bạch năm trong đê tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình tổng hợp và ứng dụng xử lý ô nhiễm nước hồ Trúc Bạch'ˆ, công nghệ hoạt hóa nước mới nhất hiện nay đã được áp dụng dé xử lý kết hợp sử dụng các chế phẩm tổ hợp khoáng tự nhiên thân

thiện với môi trường và chế phẩm vi sinh Dự án này được Bộ KHCN phê duyệt với

tông kinh phí 11.6 tỷ đồng từ ngân sách sự nghiệp khoa học được thực hiện trong 18 tháng Cho tới thời điểm này, nước hồ Trúc Bạch đã được xử lý tốt, không còn bị ô

nhiễm [4]

1.3.2 Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý cho Au thuyén Tho Quang

Trước thực trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng tại Âu thuyên Thọ Quang, chính quyên thành phố Đà Nẵng đã tiễn hành các biện pháp xử lý ô nhiễm như:

- Tai KCN DVTS Tho Quang : toan bộ nước mưa được thu gom vào hệ thông riêng và xả ra khu vực Âu thuyền Nước thải sản xuất và sinh hoạt của khối văn phòng và công

nhân được xử lý bước một cho đạt tiêu chuẩn xả theo quy định của KCN Tùy thuộc

nông độ các chất ô nhiễm (TSS và COD) trong dòng thải đưa vào hệ thông thu gom, trạm xử lý nước thải tập trung sẽ thu phí để trang trải một phân chi phí quản lý vận hành trạm XLNT tập trung Tuy nhiên, trên thực tế khảo sát cho thây lưu lượng nước thải của các doanh nghiệp luôn vượt so với công suất thiết kế Tại các tuyên thu gom tự chảy nhiều hỗ ga đã phải nâng cao độ nắp hỗ ga cao hơn mặt vỉa hè 0,3- 0,5m để giảm thiểu nước thải tràn ra ngoài hệ thông Đây là một trong những nguyên gây ra tình trạng bât hợp lý trong quy hoạch, quản lý và có thể dẫn đến làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước tại KCN có khoảng cách rất gần khu dân cư này [10-12]

- Tại chợ đầu mồi thủy sản Thọ Quang: Quá trình vận hành TXLNT bắt dau tir thang 01/2011 cho đến nay, trạm chỉ hoạt dong gan 1/3 công suất (60 -80 m/ngày.đêm) nhưng nhận thấy hoạt động xử lý không ổn định mặc dù luôn được quan tâm, chú trọng đến hiệu quả hoạt động và áp dụng nhiêu giải pháp để nâng cao chât lượng dau ra của trạm xử lý Thời gian qua, BQL Au thuyén đã tiếp tục thực hiện các biện pháp đâu tư, duy tu, bão dưỡng như: nạo vét bùn bể ky khí, tăng cường vi sinh, kiểm soát đâu vào (nạo vét, chăn bùn, rác tại các hỗ ga thu gom nước ) hoàn chỉnh quy trình

Trang 36

mẫu nước thải đầu ra của TXLNT đưa đi kiểm nghiệm chỉ tiêu COlID để theo dõi hiệu

quả hoạt động nhưng kết quả là trạm xử lý vẫn hoạt động không 6n định, chỉ có 01 lần

COD đạt dưới chuẩn vào tháng 07/2015 là 70,6 mg/1 [8]

Trước tình hình trên, các cơ quan chức năng đã nghĩ đên việc dùng chê phâm sinh học thân thiện với môi trường đề xử lý ô nhiễm tại Âu thuyền Thọ Quang

Vi sinh vật là mặt xích quan trọng trong các chu trình chuyển hóa vật chất va năng lượng trong tự nhiên, chúng tham gia vào việc gìn giữ tính bên vững của hệ sinh thái và bảo vệ môi trường Trong bùn đáy các chât hữu cơ không ngừng bị phân hủy bởi vi khuẩn dị dưỡng và nắm mốc Các vi sinh vật này cân các hợp chất hữu cơ để làm thức

ăn Sự phần hủy các chất hữu cơ diễn ra với tốc độ rất khác nhau thứ tự bị phân hủy là

đường và protein, sau đó là tinh bột, chất béo và cuối cùng là chất cao phân tử như

cellulose Trong một hệ sinh thái được cân băng thì toàn bộ các hoạt động diễn ra rât

nhịp nhàng và theo quy luật nhưng khi sự cân băng bị phá vỡ thì tất cả các quy luật và

các mặt xích sẽ bị thay đổi từ đó kéo theo các hệ lụy sẽ là các thảm họa ô nhiễm mà hệ

sinh thái đó phải đôi mặt Đề ôn định môi trường thủy vực và giữ gìn mối cân băng đó, vai trò của hệ các VSV phân hủy nên đáy là hết sức to lớn

Trên cơ sở đó, luận văn đã sử dụng các chủng VSV có hoạt lực phân giải chất hữu cơ cao, phân lập từ bùn đáy Âu thuyén để tạo chế phẩm vi sinh xử lý nước và bùn đáy Âu thuyền Thọ Quang Mục đích là giúp cho chế phẩm hoạt động tốt (bởi các VSV trong

chế phẩm von la chung ban dia) va duy tri su 6n định của khu hệ VSV nên đáy

Thực tế, nước thải đỗ vào Âu thuyền chủ yếu từ chợ đâu mỗi thủy sản, KCN DVTS Thọ Quang, tàu thuyền neo đậu, khu dân có thành phân la protein, lipit, tinh bot, vo

giap xac, Mat khac, thanh phan nước thải đồ vào Âu thuyền quyết định đến thành

phần bùn đáy, do đó nhằm xử lý bùn đáy Âu thuyền Thọ Quang cần bổ sung các

chung vi sinh vat co hoat luc phan giai kitin, tinh bot, cellulose, protein

1.3.3 Giới thiệu về vỉ sinh vật chịu mặn

Ở môi trường nước mặn bao gom hô nước mặn và biến, su phan bố của vi sinh vật

khác hắn so với môi trường nước ngọt do nông độ muối ở những nơi này cao Tuỳ thuộc vào thành phân và nông độ muỗi, thành phan và sô lượng vi sinh vật cũng khác

Trang 37

nhau rat nhiéu Tuy nhién tất cả đêu thuộc nhóm ưa mặn ít có mặt ở môi trường nước

ngọt Có những nhóm phát triển được ở những môi trường có nông độ muỗi cao gọi là nhóm rất ưa mặn Nhóm này có mặt ở cả các ruộng muỗi và các thực phẩm ướp muỗi Đại diện của nhóm này là Halobacterium có thể sống được ở dung dịnh muối bão hoà Có những nhóm ưa mặn vừa phải sống ở nồng độ muỗi từ 5 đến 20%, nhóm ưa mặn yếu sông được ở nông độ dưới 5% Những cơ thể này sống trong môi trường có nồng

độ muối cao (ở biển, ở các mỏ muối), hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu là do chênh

lệch gradient nông độ muỗi tạo ra, quá trình quang hợp ở đây khá đặc biệt nhờ Bacteriorhodopsine, hợp chất liên kết trong màng sinh chất chứ không phải là khuẩn diệp lục tố (bacteriochlorophyll) Ngoài ra có những nhóm chịu mặn sông được ở môi trường có nông độ muôi thâp, đông thời cũng có thê sông ở môi trường nước ngọt Các vi sinh vật sông trong môi trường nước mặn nói chung có khả năng sử dụng chất dinh dưỡng có nông độ rât thấp Chúng phát triển chậm hơn nhiều so với vi sinh vật đât Chúng thường bám vào các hạt phù sa để sông Vi sinh vật ở biển thường thuộc

nhóm ưa lạnh, có thể sống được ở nhiệt độ từ 0 đến 40C Chúng thường có khả năng chịu được áp lực lớn nhât là ở những vùng biên sâu

Trong luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu nhóm VSV chịu mặn là nhóm VSV chịu được

độ mặn nhưng không cân đên muôi đê sinh trưởng, có thê sông được trong môi trường

nước ngọt

Trang 38

CHUONG 2 VAT LIEU VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1 Vật liệu, dụng cu và hóa chat nghiên cứu 2.1.1 Vật liệu nghién cwu

Các chủng VSV chịu mặn có khả năng sinh tổng hợp enzym phân hủy mạnh các hợp

chật hữu cơ cao phan tu: TB10 (Bacillus amyloliquefaciens), TQ12 (Bacillus amyloliquefaciens), TS12 (Bacillus amyloliquefaciens), DN1.3 (Bacillus subtilis) do

phòng Vi sinh vật — Vién céng nghệ môi trường, phân lập từ bùn đáy Âu thuyền Thọ Quang có hoạt lực phân giải chất hữu cơ cao, cung cấp

2.1.2 Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu

2.1.2.1 Dung cu, thiét bi nghiên cứu

- Nồi khử trùng ướt (Tawai), tủ sấy khô (Sellab -Mỹ), tủ âm 6n nhiét (Sellab - MY), tủ lạnh (Hàn Quốc), máy đo pH (Nhật Bản), máy lắc ỗn nhiệt (Sellab-Mỹ), tủ cấy vô

trùng (Singapo), kính hiển vi quang học Olympus (Nhật), máy đo mật độ quang (Shimazu), can phan tich (Nhat), lo vi song, may vortex, may ly tam,

A: hé thong lén men 15 lit B: hé thong lén men 100 lit Hinh 2.1 Hệ thông lên men 15 lit va 100 lit

Trang 39

2.1.2.2 Hóa chát

Hoa chất hữu cơ: thạch, pepton, cao thit, cao nam men, tỉnh bột, glucose, cam gao,

cám ngô, bột đậu tương

Hóa chat v6 cơ: NaCl, NH„CI, KH;PO4, K;HPO¿, MgSO¿, dung dịch Lugol, và một

sô hóa chất khác

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phuong phap phan tich chung 2.2.1.1 Phuong phap phan tich COD

Hoa chat: K»Cr.O,, dung dịch AgSO„/H;SO,, chi thi Ferrion va dung dich chuẩn độ

FAS 0,1M

Cách tiên hành: Lay vào 6ng COD 2,5ml mau; thém 1,5ml dung dich K,Cr,0, 0,01667M;

3,5ml dung dịch AgSO//H;SO¿ Day chat nap dun & 150°C trong 2 gid Sau do dé ngudi vé

nhiệt độ phòng Cho hỗn hợp sang bình chứa lớn hơn để tiến hành chuẩn độ, tráng ống

nghiệm băng nước cất nhiêu lân Trước khi chuẩn độ thêm vào dung dich 0,05 — O,1ml (trong duong | — 2 giot) dung dich Ferroin Chuẩn độ với dung dịch FAS: mau cua dung

dịch chuyền từ xanh lá cây sang nâu đỏ Tính toán:

S000: đương lượng của oxy x 1000mg/]

Trang 40

2.2.1.2 Phuong phap phan tich BOD

Hóa chất: Dung dịch đệm photphat, Magie sunfat heptahidrat 22,5gø/1, Canxi clorua

27, 5g/I, Sat (IT) clorua hexahidrat 0,25¢/l, dung dich axit clohidric (HCI), dung dich natri hidroxit (NaOH), dung dich natri sunfit (Na2SO3), dung dich chuẩn glucd/axit glutamic, dung dich alylthioure (ATU) (C4H8N2S)

Cách tiễn hành:

- Trung hòa mẫu: Nếu pH của mẫu không năm trong khoảng 6 và 8, can dung dung

dịch axit clohidric hoặc natri hidroxit trung hoà mẫu sau khi đã xác định thể tích băng

phép thử riêng Khi trung hoà không cân quan tâm đến kết tủa nếu có tạo thành - Trung hoà clo tự do và clo liên kết có trong mẫu băng dung dich natri sunfit Dùng xi-phông nạp các mẫu đã pha loãng vào các bình ủ, để cho tràn nhẹ

Chia các bình ủ đã nạp thành hai dãy, mỗi dãy gồm các mẫu của mỗi một độ pha loãng và một mâu trăng Đặt một dãy các bình vào buông ủ và đề trong tôi 5 ngày

Đo nông độ oxi hòa tan ở thời điêm không trong môi bình, kê cả mâu trăng, của dãy con lai theo TCVN 5499-1995 (ISO 5813 hoac ISO 5814)

Sau khi u, xac dinh nong do oxi hoa tan trong moi binh, va trong mau trang cua day da đặt trong buông ủ, theo TCVN 5499-1995 (ISO 5813 hoac ISO 5814)

Phép thử kiểm tra : Đề kiểm tra nước pha loãng đã cây vi sinh vật, nước cây và kỹ thuật của người phân tích, tiên hành phép thử kiểm tra băng cách pha loãng 20ml dung dịch chuẩn glucô - axit glutamic với nước pha loãng đã cấy vi sinh vật thành 1000ml và tiên hành như mục 8.4 Kết quả BOD5 sẽ năm trong khoảng 18§0mg/1 và 230 mgil

Xác định xem mâu nào trong sô các mâu thử đạt điêu kiện: 2

“<0 — p,)<— 3 3 (2-2) Trong đó

Ngày đăng: 23/06/2023, 18:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w