1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố thanh hóa

68 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Công Tác Xét Duyệt Và Cấp Giấy Phép Xây Dựng Trên Địa Bàn Thành Phố Thanh Hóa
Tác giả Đỗ Trang Nhung
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Và Quản Lý Đô Thị
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 215,12 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
  • 2. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (10)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (10)
  • 5. Kết cấu của chuyên đề (11)
  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÉT DUYỆT VÀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG ĐÔ THỊ (12)
    • I. Một số vấn đề về đô thị và cấp phép xây dựng đô thị (0)
      • 1. Các khái niệm cơ bản (12)
        • 1.1. Khái niệm đô thị (12)
        • 1.2. Khái niệm về quy hoạch xây dựng đô thị (13)
        • 1.3. Giấy phép xây dựng và nội dung giấy phép xây dựng (14)
      • 2. Các văn bản pháp luật về công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng (15)
    • II. Quản lý cấp phép xây dựng (16)
      • 1. Mục đích yêu cầu của việc cấp phép xây dựng công trình (16)
      • 2. Đối tượng phải xin cấp phép xây dựng (17)
      • 3. Căn cứ để cấp phép xây dựng (18)
      • 4. Điều kiện cấp phép xây dựng (19)
      • 5. Thủ tục, trình tự xét duyệt và cấp phép xây dựng (20)
      • 6. Thẩm quyền và phân công trách nhiệm trong việc giải quyết cấp giấy phép xây dựng (23)
        • 6.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng (23)
        • 6.2. Đối với các cán bộ, công chức trực tiếp làm thủ tục xin cấp GPXD 21 6.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xin cấp phép xây dựng (25)
    • I. Tổng quan chung về điều kiện TN- KT- XH của thành phố Thanh Hóa 24 1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thanh Hóa (28)
      • 1.1. Vị trí địa lý của thành phố Thanh Hóa (28)
      • 1.2. Quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất đai của thành phố Thanh Hóa (28)
      • 2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội (31)
        • 2.1. Kinh tế - Xã hội (31)
        • 2.2. Dân số (34)
    • II. Quy trình cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (35)
      • 1. Quy trình xét duyệt và cấp phép xây dựng (35)
        • 1.1. Về trình tự thực hiện (35)
        • 1.2. Cách thức thực hiện (37)
        • 1.3. Hồ sơ (37)
        • 1.4. Thời hạn giải quyết (38)
        • 1.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính (38)
        • 1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân (38)
        • 1.7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai (38)
        • 1.8. Phí, lệ phí (38)
        • 1.9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép (38)
        • 1.10. Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính (38)
      • 2. Nhiệm vụ của thành phố Thanh Hóa trong công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng (40)
    • III. Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (41)
      • 1. Một số kết quả của công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng ở thành phố Thanh Hóa (41)
        • 1.1. Công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng (42)
        • 1.2. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm (43)
      • 2. Một số bất cập trong công tác xét duyệt, cấp phép xây dựng và những nguyên nhân chủ yếu (46)
        • 2.1. Khó khăn về mặt thủ tục hành chính (46)
        • 2.2. Khó khăn về phía cơ quan cấp giấy phép (48)
        • 2.3. Do ý thức của người dân (50)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG XÉT DUYỆT VÀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ (28)
    • I. Cơ sở đưa ra giải pháp (52)
      • 1. Mục tiêu của công tác cấp phép xây dựng của thành phố Thanh Hóa 49 2. Mục tiêu tổng quát của thành phố Thanh Hóa trong giai đoạn 2010 - 2015 (52)
      • 3. Mục tiêu, nhiệm vụ công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (54)
    • II. Các giải pháp cụ thể (54)
      • 1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan cấp giấy phép xây dựng (54)
        • 1.1. Tăng cường công tác quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị (54)
        • 1.2. Nâng cao hiệu quả các chính sách, thủ tục hành chính (55)
        • 1.3. Nâng cao trình độ, ý thức và trách nhiệm của cán bộ quản lý cấp phép xây dựng (57)
      • 2. Nhóm giải pháp đối với chủ đầu tư xin cấp phép xây dựng (59)
  • KẾT LUẬN (60)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Đô thị hóa là một tiến trình tất yếu và gắn liền với sự phát triển kinh tế, là một trong những nhiệm vụ chính của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần nâng cao thu nhập quốc dân, tăng chất lượng cuộc sống nhân dân, đẩy nhanh sự phát triển Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, đô thị hóa cũng làm nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp: các vấn đề về nhà ở, tắc nghẽn giao thông, cung cấp các dịch vụ xã hội ngày càng trở nên bức thiết, đòi hỏi phải có sự quản lý đồng bộ, có hiệu quả Một trong những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong quá trình đô thị hoá là quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch.

Trong quản lý xây dựng đô thị thì yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là một vấn đề cự kỳ quan trọng hiện nay ở đô thị nước ta nói chung và thành phố Thanh Hóa nói riêng Một trong những công cụ để quản lý trật tự xây dựng đô thị là cấp giấy phép xây dựng Thực tế đã chứng minh nếu trình tự thủ tục cấp phép khoa học và có tính thực tiễn cao thì sẽ được tuân thủ nghiêm minh hơn góp phần quản lý trật tự xây dựng nói riêng và công tác quản lý đô thị nói chung tốt hơn Nếu việc cấp phép xây dựng được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong thực tế thì việc thực thi pháp luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị sẽ nhanh chóng vào nề nếp góp phần xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Khoảng thời gian hơn 3 tháng thực tập ở Phòng Quản lý đô thị, UBND thành phố Thanh Hóa, em đã được học hỏi các vấn đề liên quan đến công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên lý thuyết thể hiện bằng các văn bản của Nhà nước,quan sát thực tế cán bộ xây dựng xử lý hồ sơ xin cấp phép Qua đó, em đã hiểu rõ hơn về sự cần thiết, tính chất khoa học và những bất cập khó khăn trong công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “ Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của chuyên đề là tập trung nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng, các vấn đề tồn tại, nguyên nhân trong công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa một vài năm trở lại lại đây Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng, đẩy mạnh tiến độ thực hiện công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố, nhằm giúp các nhà quản lý đô thị có được cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng công tác cấp phép xây dựng để sớm có biện pháp tích cực khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong công tác này.

Phương pháp nghiên cứu

▪ Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này giúp thu thập thông tin, số liệu, thực trạng công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa Số liệu sử dụng trong chuyên đề chủ yếu được tổng hợp từ nhiều phòng ban trực thuộc UBND thành phố Thanh Hóa, đặc biệt là phòng Quản lý đô thị.

▪ Phương pháp tổng hợp, phân tích: Trên cơ sở các số liệu, thông tin thu thập được, từ đó tổng hợp lại để đưa ra những kết luận và nhận định.

Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề bao gồm 3 chương:

▪ Chương 1 : Cơ sở lý luận về công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng đô thị

▪ Chương 2: Thực trạng công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

▪ Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÉT DUYỆT VÀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

Quản lý cấp phép xây dựng

1 Mục đích yêu cầu của việc cấp phép xây dựng công trình

◘ Tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ( đối tượng xin giấy phép xây dựng ) thực hiện xây dựng các công trình nhanh chóng, thuận tiện.

◘ Đảm bảo quản lý việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan; Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình kiến trúc có giá trị; Phát triển kiến trúc mới hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc và sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình.

◘ Làm căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công và đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu công trình xây dựng.

2 Đối tượng phải xin cấp phép xây dựng

◘ Các công trình xây dựng trước khi khởi công phải có giấy phép xây dựng (GPXD) theo quy định của Luật xây dựng, Nghi định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 trừ những công trình quy định tại diểm 2 mục này.

◊ Các công trình xây dựng trên các mặt bằng Tái định cư thuộc diện di chuyển giải phóng mặt bằng trước đây quy định là không phải cấp phép, nay quy định phải cấp phép, nếu đã có thiết kế đô thị được duyệt thì trước khi xây dựng phải được thỏa thuận thống nhất của thành phố.

◊ Các công trình thuộc mặt bằng 1/500 được chia lô bán nền đều phải cấp phép xây dựng.

◘ Những công trình dưới đây không phải xin giấy phép xây dựng:

◊ Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính.

◊ Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua khu đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch chung được duyệt, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Tuy nhiên, trước khi khởi công xây dựng công trình chủ dầu tư phải gửi kết quả thẩm định thiết kế cơ sở cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng để theo dõi, quản lý.

◊ Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải có thiết kế đô thị (đơn vị quản lý dự án phải thỏa thuận xây dựng về cốt nền, cốt tầng, chiều cao công trình với cơ quan quản lý nhà nước)

◊ Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.

◊ Nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.

◊ Các công trình trước khi thi công phải thông báo cho cấp quản lý biết theo quy định phải có báo cáo tiến độ giai đoạn phần móng, tầng 1, tầng 2… cho cơ quan quản lý biết.

◘ Về giấy phép xây dựng tạm:

◊ Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện, chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ về quyền sử dụng đất nếu có nhu cầu xây dựng thì được cấp phép xây dựng tạm với quy mô công trình không quá 2 tầng (chiều cao công trình không quá 8m).

◊ Khi thực hiện giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí phá dỡ công trình, việc bồi thường áp dụng theo quy định hiện hành; riêng phần xây dựng tạm thì không được bồi thường

3 Căn cứ để cấp phép xây dựng

◘ Hồ sơ xin cấp phép xây dựng

◘ Quy hoạch chi tiết được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; các văn bản thỏa thuận chuyên ngành của các cơ quan liên quan.

◘ Quy chuẩn tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm kiến trúc, quy hoạch xây dựng, vệ sinh môi trường, và các văn bản pháp luật có liên quan.

4 Điều kiện cấp phép xây dựng

◘ Phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt

◘ Bảo đảm các yêu cầu về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kế đô thị các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh, đảm bảo hành lang an toàn giao thông thủy lợi, đê điều, khu bảo vệ công trình khác của pháp luật. ◘ Lô đất được phép xây dựng công trình phải có kích thước và vị trí phù hợp với quy hoạch, khoảng cách ly vệ sinh an toàn cho người sử dụng không bị ngập úng thường xuyên, không có nguy cơ ô nhiễm cháy nổ xảy ra tai nạn giao thông và được xử lý cụ thể như sau:

◊ Công trình có diện tích đất xây dựng lớn hơn 30m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 3m, hoặc những lô đất có kích thước hình học đủ điều kiện để xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc thì được cấp phép xây dựng.

◊ Có tiền đặt cọc trước khi xây dựng, giá trị tiền cọc gấp 2 lần giá trị xác định công trình hạ tầng kỹ thuật (diện tích lát hè, hệ thống thoát nước, cấp nước và đường ống kỹ thuật khác) bị ảnh hưởng khi xây dựng nhưng tối thiểu là 5.000.000 đồng.

◊ Có hợp đồng vận chuyển vật tư, vật liệu, phế thải với đơn vị có chức năng, phải đăng ký số xe vận chuyển; Đối với vật liệu phế thải phải có sự thống nhất nơi đổ cụ thể.

◊ Có hợp đồng về tôn lót nền bảo vệ hạ tầng hoặc nếu có, phải chứng minh cụ thể được xác nhận của Đội Kiểm tra quy tắc đô thị thành phố.

◊ Trước khi cấp phép xây dựng phải co hóa đơn thuế xây dựng.

Tổng quan chung về điều kiện TN- KT- XH của thành phố Thanh Hóa 24 1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Thanh Hóa

1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Thanh Hóa

1.1 Vị trí địa lý của thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hóa là Trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Thanh Hóa, nằm trên các trục giao thông quan trọng của Quốc gia như: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 10 sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian sắp tới, là cửa ngõ quan trọng nối liền Nam Bắc Bộ và Bắc miền Trung. Thành phố Thanh Hóa có địa giới: phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Đông Sơn, phía Đông Bắc ngăn cách với huyện Hoằng Hóa bởi con sông Mã, phía Đông và phía Nam giáp với huyện Quảng Xương Xét theo vĩ độ và kinh độ trên mặt địa cầu, thì thành phố Thanh Hóa nằm ở 19 0 47’ vĩ độ Bắc và 105 0 45’ độ kinh đông, cách thủ đô Hà Nội 160km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.600km về phía Nam, cách bờ biển Sầm Sơn 16km về phía Đông và cách biên giới Việt Lào (thuộc địa phận huyện Quan Hóa) 135 km về phía Tây.

Diện tích tự nhiên 58,58 km 2 , trong đó, diện tích canh tác 40,78 ha

1.2 Quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất đai của thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hoá có tổng diện tích tự nhiên là: 5789,81 ha, trong đó bao gồm: ◊ Đất nông nghiệp: 2.607,06 ha, chiếm 45,03%.

◊ Đất phi nông nghiệp: 3.091,21 ha, chiếm 53,39%.

◊ Đất chưa sử dụng: 91,54 ha, chiếm 1,58%.

◘ Đất nông nghiệp: Tổng diện tích 2.607,06 ha, bao gồm:

♠ Đất sản xuất nông nghiệp: 2.209,00 ha, chiếm 38,15%.

♠ Đất lâm nghiệp: 229,00 ha, chiếm 3,96%.

♠ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 92,26 ha, chiếm 1,59%.

♠ Đất nông nghiệp khác: 76,80 ha, chiếm 1,33% Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã ngoại thành như Đông Hải, Đông Hương, Quảng Thành, Quảng Hưng, Quảng Thắng, Đông Cương…

Mặc dù chiếm 45,03% tổng diện tích tự nhiên và lao động chiếm khoảng 12% tổng lao động nhưng tỷ trọng thu nhập của ngành nông nghiệp chỉ khoảng 13% thu nhập kinh tế, nhóm đất này sẽ là nguồn phục vụ cho việc mở rộng và phát triển thành phố trong những năm 2015.

Dự kiến đến năm 2015, diện tích đất nông nghiệp của thành phố chỉ còn 1500,00 ha, chủ yếu tập trung cho phát triển quy hoạch đô thị Diện tích đất nông nghiệp còn lại tập trung ở các vùng ven để trồng rau, hoa, cây cảnh, trang trại sinh thái…

Bảng 1: Thực trạng sử dụng đất thành phố Thanh Hoá Đơn vị: ha

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng diện tích đất tự nhiên 5789.81 5789.81 5789.81

A Diện tích đã sử dụng 5587.28 5698.27 5698.27

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 131.49 92.26 91.34

◊ Đất trụ sở CQ, CTSN 33.45 58.24 59.88

◊ Đất quốc phòng, an ninh 28.44 33.76 33.28

◊ Đất mục đích công cộng 1017.85 1266.57 1329.35

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 8.96 8.96 8.96

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 84.65 84.08 81.20

2.5 Đất sông suối và mặt đất chuyên dùng 376.46 405.88 403.56

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0.93 5.71 5.71

B Diện tích chưa sử dụng 200.53 91.54 91.54

◊ Núi đá không có rừng cây 91.54 91.54 91.54

Nguồn: UBND thành phố Thanh Hóa

Việc sử dụng đất nông nghiệp cần phải có sự lựa chọn để tăng hiệu quả sử dụng đất, phấn đấu giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích đạt ở mức cao nhất khi diện tích đất nông nghiệp đang dần hạn hẹp như xã Đông Cương trồng hoa đạt 70 triệu/ha, xã Quảng Thắng, Đông Hải đạt 55 – 60 triệu/ha trồng rau an toàn…

Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015, tỷ trọng kinh tế của ngành nông nghiệp chiếm 10 – 15%, diện tích đất nông nghiệp còn lại tập trung phục vụ phát triển đô thị Toàn thành phố phấn đấu đến năm 2015 có 100,00 ha rau sạch và 150,00 ha chuyên trồng hoa, cây cảnh, cây giống.

◘ Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích 3.091,21 ha, bao gồm:

♠ Đất chuyên dùng: 1.647, 87 ha, chiếm 28,46%.

♠ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 8,96 ha, chiếm 0,15%.

♠ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 84,08 ha, chiếm 1,45%

◘ Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích : 91,54 ha, chiếm 1,58 %

Do mấy năm gần đây kinh tế trang trại phát triển mạnh (toàn thành phố có khoảng 50 trang trại) nên hiện tại không còn đất bằng chưa sử dụng.

Với 91,54 ha đất núi đá không có rừng cây (tập trung ở các phường Đông

Vệ, Hàm Rồng và xã Đông Cương) trong tương lai sẽ phục vụ cho việc phát triển các ngành du lịch, khu vui chơi, đặc biệt là du lịch leo núi của thành phố.

2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội

Trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế của thành phố Thanh Hoá đã có mức tăng trưởng đáng kể Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GDP) giai đoạn 2007-2010 tăng bình quân 15,3%/năm, (thời kỳ 2000-2005 là 10,6%/năm) GDP thành phố chiếm 13,76% GDP của tỉnh Thanh Hoá.

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1100 USD, tăng 2,5 lần so với năm

2006 và gấp 3,3 lần so với bình quân chung của cả tỉnh Đặc biệt công nghiệp, xây dựng có tốc độ tăng cao đạt bình quân 20,6%/năm Giá trị sản xuất gấp 2,7 lần so với năm 2006, chiếm tỷ lệ 18,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng toàn tỉnh.

Bảng 2: Một số chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế thành phố Thanh Hoá

1 Tổng GDP (giá CĐ 94) Tỷ đồng 2274 2671 3147 3780

◊ Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 106 109 112 127

◊ Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 1028 1217 1449 1618

2 Tổng GDP (giá HH) Tỷ đồng 4570 5947 7560 9625

◊ Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 206 264 282 300

◊ Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 2055 2665 3492 4574

◊ Công nghiệp và xây dựng % 44.9 44.8 46.1 47.5

4.Tổng GTHH xuất khẩu Triệu USD 43 53.3 95 120 Nguồn: UBND thành phố Thanh Hoá

◘ Về cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Thanh Hoá được thể hiện tương đối rõ và cơ bản đúng hướng, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 44,8% năm 2008 lên 46,1% năm 2009 và lên 47,5% năm 2010; tỷ trọng khu vực dịch vụ không ổn định và có chiều hướng giảm, tuy nhiên năm 2007 vẫn chiếm 50,6% Tỷ trọng nông nghiệp, thuỷ sản trong GDP giảm từ 4,5% năm

Giai đoạn 2007-2010, tỷ trọng khu vực dịch vụ thương mại trong nền kinh tế giảm do tăng trưởng của khu vực này chưa theo kịp với sự gia tăng của các ngành khác, đặc biệt là ngành công nghiệp Năm 2010, ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 47,5% trong GDP, dịch vụ chiếm 49,4% và nông nghiệp chiếm 3,1%.

Trong thời gian tới thành phố cần khai thác tốt các lợi thế cho phát triển với cơ cấu kinh tế hợp lý, góp phần đảm bảo sự phát triển nhanh, ổn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số toàn thành phố là 211,180 nghìn người Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 133,043 nghìn người, chiếm 63% tổng dân số Lao động đang làm việc trong các ngành KTQD là 88,588 nghìn người, chiếm tỷ lệ 42% tổng dân số và 66,6% số lao động qua đào tạo.

Bảng 3: Một số chỉ tiêu về xã hội của thành phố Thanh Hoá

2 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 0.64 0.69 0.7 0.7

3 Tỷ lệ LĐ qua đào tạo % 54 56.5 57.8 63

4 Tỷ lệ hộ đói nghèo % 6.2 4.21 2.98 2

5 Tỷ lệ trẻ em

Ngày đăng: 21/06/2023, 19:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 5: Kết quả công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố - Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố thanh hóa
Bảng 5 Kết quả công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố (Trang 42)
Qua thống kê ở Bảng 9, ta có thể thấy trong các năm từ 2007- 2009, hình thức xử lý vi phạm chủ yếu tập trung vào việc phạt cảnh cáo và vận động chủ đầu tư tự phá dỡ công trình - Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố thanh hóa
ua thống kê ở Bảng 9, ta có thể thấy trong các năm từ 2007- 2009, hình thức xử lý vi phạm chủ yếu tập trung vào việc phạt cảnh cáo và vận động chủ đầu tư tự phá dỡ công trình (Trang 45)
w